Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Tin tặc loan tải hình ảnh đàn áp Thiên An Môn trên truyền hình TQ

 Tin năm 2014, năm nay thì sao?
-Tin tặc loan tải hình ảnh đàn áp Thiên An Môn trên truyền hình TQ
RFA 02.08.2014
Tin tặc chiếm lĩnh một kênh truyền hình Trung Quốc và loan tải hình ảnh về Thiên An Môn lên án đảng cầm quyền một cách mạnh mẽ.
Khán giả thành phố Ôn Châu Trung Quốc đã chứng kiến hình ảnh thật trong sự kiện Thiên An Môn qua kênh truyền hình cáp tại thành phố này cùng với những lời lẽ lên án nặng nề chính phủ Trung Quốc đã đàn áp đẫm máu những sinh viên xuống đường tranh đấu cho tự do dân chủ của Trung Quốc vào năm 1989 tại Bắc Kinh.

Con số người bị quân đội giết chết nằm trước mắt dân chúng gây ra một làn sóng rộng khắp. Đây là lần đầu tiên hình ảnh thật của biến cố đã xuất hiện trên một kênh truyền hình công cộng, nơi nhà nước kiểm soát mọi hình ảnh cũng như lời bình phẩm công khai trước công chúng.
Chính phủ chưa đưa ra lời bình luận nào nhưng người dân biết rằng đây là kết quả của tin tặc chiếm lĩnh và phát tán hình ảnh qua hệ thống computer của đài truyền hình cáp.
Người dân thành phố cho biết họ đã thấy anh thanh niên đứng cản đường trước mũi xe tăng và những hình ảnh khác chiếu liên tục trong vòng 4 tiếng đồng hồ mới bị nhà nước kiểm soát và cắt đứt.
Trước đây một vụ chiếm lĩnh đài truyền hình khác cũng đã xảy ra phát lại hình ảnh của thành viên Pháp Luân Công bị đàn áp tại Trung Quốc.



-Kỷ niệm 22 năm vụ Thảm sát Thiên An Môn (4/6/1989 - 4/6/2011): Thủ tướng Trung Quốc vén màn bí mật sau khi chết
Từ cuộc gặp gỡ những người sinh viên trở về, Tổng bí thư Triệu Tử Dương đã cố gắng thuyết phục các đồng chí của mình rằng, những người biểu tình không hề muốn lật đổ chế độ mà chỉ muốn thực hiện những thay đổi. Không ai nghe ông. Người ta đã quyết định ban hành tình trạng chiến tranh, không có biểu quyết, có nghĩa là bất hợp pháp. Và thảm kịch làm rung động toàn thế giới đã không còn cứu vãn được nữa!


M. Zawadzki – Lê Diễn Đức dịch
Từ cuộc gặp gỡ những người sinh viên trở về, Tổng bí thư Triệu Tử Dương đã cố gắng thuyết phục các đồng chí của mình rằng, những người biểu tình không hề muốn lật đổ chế độ mà chỉ muốn thực hiện những thay đổi. Không ai nghe ông. Người ta đã quyết định ban hành tình trạng chiến tranh, không có biểu quyết, có nghĩa là bất hợp pháp. Và thảm kịch làm rung động toàn thế giới đã không còn cứu vãn được nữa!
Những dòng hồi ký của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, người đã muốn ngăn ngừa thảm kịch Thiên An Môn (Tiananmen), đã làm xáo động dư luận.
Hai tấm hình trên quảng trường Thiên An Môn đã đi vào lịch sử.

Tấm hình thứ nhất

Tấm hình thứ hai
Tấm hình thứ nhất là một người vô danh đơn độc đứng chặn đoàn xe tăng. Hôm đó là ngày 5/06/1989, vài giờ trước đã kết thúc một cuộc sát sinh.
Tấm hình thứ hai là một người lớn tuổi đeo kính, bao bọc xung quanh là những người sinh viên phản loạn. Ông ta nói với họ qua magaphone: “Các bạn còn trẻ, còn biết bao thời gian trước mặt, không giống như chúng tôi, những người già nua. Các bạn dễ dàng bỏ mạng sống như thế sao? Tình hình rất nghiêm trọng, đảng và quần chúng đã hết chịu nổi. Nếu các bạn từ bỏ tuyệt thực, chính phủ sẵn sàng đối thoại với các bạn…”.
Người lớn tuổi đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Triệu Tử Dương (Zhào Ziyáng). Buổi sáng ấy, ngày 19/05/1989, ông Triệu, tuổi 70, vừa mới ra khỏi cuộc họp đêm của các nhân vật chóp bu, mà trong đó quyết định ban hành tình trạng chiến tranh được đưa ra. Chỉ một mình ông Triệu chống lại.
Đến với những người sinh viên, nhà cựu chiến binh 70 tuổi của đảng trở thành một người anh hùng và là kẻ tự sát, giống như con người vô danh mà hai tuần sau đã đứng ngay chỗ của ông để chặn xe tăng. Dĩ nhiên không nhìn thấy điều đó trên tấm hình, khoảnh khắc bi kịch và chủ nghĩa anh hùng của con người cầm megaphone kia nằm sâu kín ở tận phía trong, những người sinh viên đã không hiểu ra, nhiếp ảnh gia không hiểu được, có lẽ chỉ duy nhất một người hiểu – chính bản thân ông Triệu.

Hongkong tổ chức lễ tang cho Triệu Tử Dương tại Công viên Victoria - Ảnh: Reuters
Đây là tấm hình cuối cùng của ông, và cuộc gặp gỡ sinh viên cũng là lần chót ông xuất hiện trước công chúng. Các đồng chí của ông đã gạt ông ra khỏi chính quyền và quản chế ông tại gia.
Ngày 17 tháng 1 năm 2005, khi ông qua đời, tất cả báo chí chính thức của nhà nước chỉ thông báo một dòng vắn tắt “Đồng chí Triệu Tử Dương đã ra đi”. Không một lời nhắc đến, rằng, ông đã từng nhiều năm là Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, Tổng Bí thư Đảng, một trong những nhà tư tưởng của cuộc cải cách mà nhờ nó suốt 30 năm nay, từ một đất nước lạc hậu, Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế. Có vẻ như đảng đã thành công trong việc không bị phê phán và kết tội vì lãng quên.
Nhưng ông Triệu đã cho đảng cú đá hậu. Tại các nhà sách của Hoa Kỳ và Hongkong xuất hiện một cuốn sách hấp dẫn với tựa đề “Người tù nhà nước: Nhật ký mật của Thủ tướng Triệu Tử Dương” (Prisoner of the State: The Secret Journal of Premier Zhao Ziyang)
Triệu phản công sau khi chết
Trong những năm 1999-2000 cựu Bí thư Triệu, bấy giờ đã trên 80 tuổi, vẫn đang bị quản chế tại gia, đã bí mật ghi âm lại các trải nghiệm của mình và chuyển các cuộn băng cho bạn bè. Vài ngày trước khi cuốn sách xuất hiện, thậm chí con gái của ông cũng không biết đến.
30 cuộn băng ghi âm nằm trong tay con trai ông Bảo Đồng, bí thư của ông Triệu, người bị kết án 6 năm tù sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Ông Bảo đã chuyển nó cho phương Tây và cuốn sách ra đời – diễn tiến các cuộc ghi âm được công bố cùng cuốn sách.
Các cuộc ghi âm không dễ dàng, bởi vì ông Triệu phải qua mặt đám an ninh suốt ngày đêm theo dõi. Thoạt đầu ông ghi lại vào những lúc hiếm hoi khi an ninh cho phép đi ra ngoài nhà. Sau đó ông ghi trong nhà mình, bởi vì ở ngoài an ninh còn nhiều và nhạy bén hơn. Tuy vậy chưa bao giờ ông để lộ.
Có thể điều thú vị nhất trong cuốn hồi ký chính là, sau những năm bị quản chế tại gia, cựu Tổng Bí thư trở nên cương quyết hơn cả những người sinh viên mà ông định cứu trong năm 1989. Ông Triệu cho rằng, Trung Quốc cần phải trở thành một nhà nước dân chủ theo mô hình phương Tây, thực hiện tự do ngôn luận, toà án độc lập và loại bỏ sự độc quyền lãnh đạo của Đảng.
Trong các cuốn băng ghi âm ông Triệu giải thích rằng, không có hệ thống trên, đất nước sẽ bị cai quản bởi các giới chính trị, kinh tế và trí thức tinh hoa liên kết và thoả hiệp với nhau trong các quyền lợi, đứng trên cả lợi ích của đất nước, cản trở sự phát triển.
Đảng tức là maphia
Thế nhưng, đa phần nội dung cuốn hồi ký, như nhà phê bình của tờ “Washington Post” viết, bao gồm những sự kiện nóng của mùa xuân 1989. Ông Triệu nhấn mạnh rằng, lúc ấy đảng có thể dễ dàng thoả thuận với sinh viên, nhưng đã quyết định đè bẹp họ bằng xe tăng.
Ông ghi lại diễn biến đi đến quyết định dập tắt cuộc nổi loạn. Đặng Tiểu Bình (Dèng Xiaopíng), nhà lãnh đạo không chính thức lúc bấy giờ, theo ông Triệu, như một Bố Già mà các phe nhóm trong Đảng được ban ân huệ để giành ưu thế. Ông ta không trực tiếp lãnh đạo mà chỉ giải quyết các mâu thuẫn và lựa chọn các ý tưởng của thuộc cấp.
Cho nên, không phải Đặng, như được hiểu một cách phổ cập, là tác giả và là nhà tư tưởng của cuộc cải cách ở Trung Quốc, mà là chính ông – Triệu Tử Dương. Tuy nhiên, ông Triệu thừa nhận rằng, không có sự đồng ý của Đặng, cuộc cải cách không thể nào thực hiện được.
Mặc dù có vẻ như những lời tự khen, nhưng có nhiều yếu tố chứng minh cho nhận định của ông Triệu. Những cải cách của ông tại Tứ Xuyên (Sichuan) những năm 70 trong ba năm ông làm bí thư tỉnh uỷ đã nâng mức sản xuất tăng gần gấp đôi, kích động các nhà lãnh đạo Trung Quốc xúc tiến xây dựng chủ nghĩa tư bản Trung Quốc với bộ mặt của chủ nghĩa cộng sản.
Bố Già Đặng, thích hình tượng Mao trong những năm 80, vào lúc khủng hoảng trên quảng trường Thiên An Môn đã ngả theo nhóm bê-tông dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Lý Bằng (Li Peng). Những người cứng rắn đã lợi dụng chuyến đi thăm Nam Hàn của ông Triệu để lôi kéo Đặng ủng hộ biện pháp sử dụng bạo lực.
Từ cuộc gặp gỡ sinh viên trở về, ông Triệu thuyết phục các đồng chí của mình rằng, những người biểu tình không hề muốn lật đổ chế độ mà chỉ muốn thực hiện những thay đổi. Không ai nghe ông. Người ta đã quyết định ban hành tình trạng chiến tranh, như ông Triệu khẳng định, không có biểu quyết, có nghĩa là bất hợp pháp.
Những người sinh viên, thay vì sợ hãi, như mong đợi của những người cứng rắn, đã trở nên táo bạo và bất tuân hơn.
“Cuộc đối đầu không thể không xảy ra – Những cuốn băng ghi lời của ông Triệu – Vào đêm ngày 3 sang ngày 4 tháng 6, khi đang ngồi cùng gia đình ở nhà, tôi nghe tiếng súng nổ. Thảm kịch làm rung động toàn thế giới đã không còn cữu vãn được nữa”.■
Lê Diễn Đức
Bài của nhà báo Mariusz Zawadzki với tựa đề “Thủ tướng Trung Quốc vén màn bí mật sau khi chết” đăng trên nhật báo Ba Lan "Gazeta Wyborcza" ngày 16/05/2009. Các ảnh trong bài do người dịch minh hoạ.
Nguồn: Blog Lê Diễn Đức

-Trung Quốc - Thiên An Môn: Ghosts of Tiananmen (WP 4-6-11) -- Bài hay của Perry Link- Hàng ngàn người đánh dấu 22 năm vụ thảm sát Thiên An Môn (VOA).  - Hàng chục ngàn người Hongkong biểu tình tưởng nhớ vụ thảm sát Thiên An Môn - Thousands in Hong Kong mark Tiananmen crackdown (The Straits Times). -53 arrested after Tiananmen memorial vigil in Hong Kong

Tổng số lượt xem trang