80.550 tỷ đồng là con số đã được các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước công bố cắt giảm, tính đến cuối tháng 5/2011.
02:02 (GMT+7) - Chủ Nhật, 26/6/2011
Không chỉ băn khoăn về hiệu quả, mà hậu quả của cắt giảm đầu tư công cũng là quan ngại được đề cập tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế Quốc hội thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm, ngày 24/6 vừa qua.
Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách Nhà nước là một trong 6 nhóm giải pháp đã được nêu trong Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.
Từ sau khi nghị quyết nói trên được ban hành, cắt giảm đầu tư công như thế nào cho thực sự hiệu quả là vấn đề được tranh luận tại khá nhiều diễn đàn về kinh tế.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội tại kỳ họp cuối của Quốc hội khóa 12 vào cuối tháng 3 vừa qua, Ủy ban Kinh tế đã kiến nghị Chính phủ giao cụ thể chỉ tiêu cắt giảm vốn đầu tư cho mỗi ngành, mỗi địa phương, việc cắt giảm các dự án cụ thể giao cho ngành và địa phương quyết định, không nên thành lập nhiều đoàn đi rà soát các dự án rồi mới cắt giảm.
Tại phiên họp ngày 24/6 của Ủy ban Kinh tế, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc rà soát, sắp xếp đầu tư công để tập trung vốn cho các công trình quan trọng, cấp bách, hiệu quả được thực hiện đồng bộ trên phạm vi cả nước.
Và, 80.550 tỷ đồng là con số đã được các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước công bố cắt giảm, tính đến cuối tháng 5/2011. Báo cáo cũng cho biết, số tiền này bằng khoảng 9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm nay.
Đáng chú ý, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã cắt giảm 39.212 tỷ đồng tại 907 dự án, số vốn tín dụng kế hoạch năm 2011 giảm 10% là 3.000 tỷ đồng.
Phần hạn chế, tồn tại của bản báo cáo không nhắc đến nội dung cắt giảm đầu tư công. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tại Ủy ban Kinh tế đã chỉ ra khá nhiều vấn đề đi kèm với các quan ngại về hiệu quả và hậu quả.
Theo Chủ nhiệm Hà Văn Hiền, trên thực tế, do hướng dẫn chưa kịp thời, thiếu cụ thể nên một số địa phương rơi vào tình trạng chờ đợi. Không chỉ có dự án mới phải dừng mà ngay cả với một số công trình rất cần thiết cũng không thực hiện được hoặc đã thực hiện rồi dừng thực hiện vì không được giải ngân.
“Có địa phương phản ánh, hiệu quả của việc cắt giảm cũng có, nhưng sự chờ đợi, chậm trễ cũng có”, ông Hiền nói.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm cũng nhìn nhận, luận điểm cắt giảm đầu tư và cách làm hiện nay chưa thống nhất. Nhưng phải chú ý đích cuối cùng là cắt giảm có hiệu quả không, có đem đến tác dụng giảm hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP - PV) hay không? Phải nhìn hậu quả của cắt giảm, ông Kiêm đề nghị. Vì, “thực tế có địa phương hiệu quả chưa thấy, đã thấy hậu quả".
Còn theo đại biểu Mai Ánh Tuyết (An Giang) thì việc triển khai cắt giảm đầu tư công khó khăn do hướng dẫn của cơ quan chức năng không rõ ràng, và sự phối hợp chưa nhịp nhàng.
Vì thế nên mới có tình trạng dự án đang thực hiện kho bạc không cấp tiền và công trình có hiệu quả, đòi hỏi cấp bách cũng không thể tiến hành nhanh.
Trả lời "chất vấn" ngay tại cuộc họp rằng tại sao đã nhìn rõ hệ lụy nhưng vẫn không kịp thời hướng dẫn để tháo gỡ vướng mắc cho địa phương, đại diện Bộ Tài chính cho biết quan điểm của Bộ là không cắt giảm dự án đang thực hiện, dự án mới nhưng đã đấu thầu cũng không thể cắt giảm được.
Nhắc lại ý kiến đã phát biểu nhiều lần tại diễn đàn Quốc hội, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng cắt giảm đầu tư công không nên chỉ dừng lại ở các biện pháp cắt giảm đã nêu, mà cần thay đổi phương thức phân bố đầu tư để tạo một nề nếp mới trong quản lý ngân sách.
Có như vậy mới có biện pháp căn cơ cho thời gian tới, để tránh vòng luẩn quẩn rồi năm sau lại quay lại chuyện này, ông Lịch phát biểu.
Nhắc lại phản ánh của một số địa phương về sự chậm trễ nhận được câu trả lời về các kiến nghị liên quan đến một số dự án trong cắt giảm đầu tư công, Chủ nhiệm Hiền nhấn mạnh "chủ trương đúng nhưng cách làm không hợp lý nên hiệu quả chưa cao".
Ông Hiền cũng đề nghị cần sớm rà soát và kịp thời tháo gỡ khó khăn, chứ nếu chỉ nhất nhất một điều công trình mới không khởi công là rất cứng nhắc, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách Nhà nước là một trong 6 nhóm giải pháp đã được nêu trong Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.
Từ sau khi nghị quyết nói trên được ban hành, cắt giảm đầu tư công như thế nào cho thực sự hiệu quả là vấn đề được tranh luận tại khá nhiều diễn đàn về kinh tế.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội tại kỳ họp cuối của Quốc hội khóa 12 vào cuối tháng 3 vừa qua, Ủy ban Kinh tế đã kiến nghị Chính phủ giao cụ thể chỉ tiêu cắt giảm vốn đầu tư cho mỗi ngành, mỗi địa phương, việc cắt giảm các dự án cụ thể giao cho ngành và địa phương quyết định, không nên thành lập nhiều đoàn đi rà soát các dự án rồi mới cắt giảm.
Tại phiên họp ngày 24/6 của Ủy ban Kinh tế, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc rà soát, sắp xếp đầu tư công để tập trung vốn cho các công trình quan trọng, cấp bách, hiệu quả được thực hiện đồng bộ trên phạm vi cả nước.
Và, 80.550 tỷ đồng là con số đã được các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước công bố cắt giảm, tính đến cuối tháng 5/2011. Báo cáo cũng cho biết, số tiền này bằng khoảng 9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm nay.
Đáng chú ý, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã cắt giảm 39.212 tỷ đồng tại 907 dự án, số vốn tín dụng kế hoạch năm 2011 giảm 10% là 3.000 tỷ đồng.
Phần hạn chế, tồn tại của bản báo cáo không nhắc đến nội dung cắt giảm đầu tư công. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tại Ủy ban Kinh tế đã chỉ ra khá nhiều vấn đề đi kèm với các quan ngại về hiệu quả và hậu quả.
Theo Chủ nhiệm Hà Văn Hiền, trên thực tế, do hướng dẫn chưa kịp thời, thiếu cụ thể nên một số địa phương rơi vào tình trạng chờ đợi. Không chỉ có dự án mới phải dừng mà ngay cả với một số công trình rất cần thiết cũng không thực hiện được hoặc đã thực hiện rồi dừng thực hiện vì không được giải ngân.
“Có địa phương phản ánh, hiệu quả của việc cắt giảm cũng có, nhưng sự chờ đợi, chậm trễ cũng có”, ông Hiền nói.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm cũng nhìn nhận, luận điểm cắt giảm đầu tư và cách làm hiện nay chưa thống nhất. Nhưng phải chú ý đích cuối cùng là cắt giảm có hiệu quả không, có đem đến tác dụng giảm hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP - PV) hay không? Phải nhìn hậu quả của cắt giảm, ông Kiêm đề nghị. Vì, “thực tế có địa phương hiệu quả chưa thấy, đã thấy hậu quả".
Còn theo đại biểu Mai Ánh Tuyết (An Giang) thì việc triển khai cắt giảm đầu tư công khó khăn do hướng dẫn của cơ quan chức năng không rõ ràng, và sự phối hợp chưa nhịp nhàng.
Vì thế nên mới có tình trạng dự án đang thực hiện kho bạc không cấp tiền và công trình có hiệu quả, đòi hỏi cấp bách cũng không thể tiến hành nhanh.
Trả lời "chất vấn" ngay tại cuộc họp rằng tại sao đã nhìn rõ hệ lụy nhưng vẫn không kịp thời hướng dẫn để tháo gỡ vướng mắc cho địa phương, đại diện Bộ Tài chính cho biết quan điểm của Bộ là không cắt giảm dự án đang thực hiện, dự án mới nhưng đã đấu thầu cũng không thể cắt giảm được.
Nhắc lại ý kiến đã phát biểu nhiều lần tại diễn đàn Quốc hội, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng cắt giảm đầu tư công không nên chỉ dừng lại ở các biện pháp cắt giảm đã nêu, mà cần thay đổi phương thức phân bố đầu tư để tạo một nề nếp mới trong quản lý ngân sách.
Có như vậy mới có biện pháp căn cơ cho thời gian tới, để tránh vòng luẩn quẩn rồi năm sau lại quay lại chuyện này, ông Lịch phát biểu.
Nhắc lại phản ánh của một số địa phương về sự chậm trễ nhận được câu trả lời về các kiến nghị liên quan đến một số dự án trong cắt giảm đầu tư công, Chủ nhiệm Hiền nhấn mạnh "chủ trương đúng nhưng cách làm không hợp lý nên hiệu quả chưa cao".
Ông Hiền cũng đề nghị cần sớm rà soát và kịp thời tháo gỡ khó khăn, chứ nếu chỉ nhất nhất một điều công trình mới không khởi công là rất cứng nhắc, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
– Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư: ‘Kinh tế cuối năm vẫn khó khăn’ (VNE)- - Nên kiên định chính sách thắt chặt tiền tệ (PLTP). - Kinh tế 2011 và sự nhức nhối của lạm phát (VnEconomy). -