-
-
-
-
-- Xem phim Trại súc vật (có thuyết minh tiếng Việt) (Chúa cứu thế).
-
-
-
-- Xem phim Trại súc vật (có thuyết minh tiếng Việt) (Chúa cứu thế).
Xem "Trại Súc Vật": https://app.box.com/s/qd7py6mc3lxtqxgxaiy8
-- Tố Hữu có đạo thơ của George Orwell? (Phạm Vũ Lửa Hạ).
-George Orwell - Chế độ toàn trị và văn chương
Ngay trong lần nói chuyện đầu tiên [1] tôi đã nói rằng thời đại chúng ta đang sống không thể gọi là thời đại của phê bình. Đây là thời đại nhập thế chứ không phải xuất thế, vì thế rất khó công nhận giá trị văn học của một cuốn sách nếu ta không đồng ý với các kết luận chứa đựng trong đó. Chính trị, trong nghĩa rộng nhất của từ này, đã xâm chiếm văn chương với một mức độ chưa từng có trong những điều kiện bình thường và đấy chính là lí do vì sao hiện nay chúng ta cảm thấy cuộc tranh chấp thường xuyên giữa cá nhân và cộng đồng lại dữ dội đến như vậy. Chỉ cần suy nghĩ về những khó khăn khi viết một bài phê bình trung thực, không thiên vị trong cái thời như thời của chúng ta là ta sẽ thấy ngay những mối đe dọa đang treo trên đầu văn chương trong một tương lai rất gần.
Thời đại chúng ta đang sống là thời đại cáo chung khái niệm cá nhân độc lập hay đúng hơn phải nói rằng thời đại mà cá nhân không còn ảo tưởng là mình độc lập nữa. Nhưng khi nói về văn chương và nhất là về phê bình thì ta mặc nhiên coi cá nhân là độc lập. Toàn bộ nền văn chương đương đại châu Âu, ý tôi muốn nói nền văn chương được hình thành trong suốt bốn trăm năm qua, được xây dựng trên nguyên tắc trung thực về tri thức, hay có thể nói theo Shakespear: "Hãy trung thực với chính mình". Việc đầu tiên ta đòi hỏi ở nhà văn là không được dối trá, chỉ nói những điều anh ta thực sự nghĩ, thực sự cảm nhận được. Điều tệ hại nhất đối với một tác phẩm nghệ thuật là khi nó bị coi là không thật (insincere). Điều này còn đúng đối với lĩnh vực phê bình hơn là lĩnh vực sáng tác, trong sáng tác thì một ít phô trương, một ít điệu bộ và ngay cả nếu có một phần giả trá thực sự thì điều đó cũng không thật sự quan trọng, miễn là nhà văn trung thực trong những điểm chính yếu. Nền văn học đương đại thực chất là sáng tạo mang tính cá nhân. Hoặc là nó chuyển tải được suy nghĩ và tình cảm của cá nhân hoặc chẳng là gì hết.
Như tôi đã nói, ta coi điều đó là đương nhiên, nhưng chỉ cần ta phát ngôn ý nghĩ đó thành lời thì ta sẽ thấy ngay mối nguy hiểm đang treo trên đầu văn chương. Đây là thời đại của nhà nước toàn trị, một nhà nước không cho, hay phải nói không thể cho cá nhân bất kì một sự tự do nào. Khi nói đến chế độ toàn trị ta thường nghĩ đến nước Đức, nước Nga, nước Ý, nhưng tôi cho rằng ta phải sẵn sàng đối mặt với hiện tượng đang có xu hướng mở rộng ra toàn thế giới này. Rõ ràng là giai đọan của chủ nghĩa tư bản tự do đang cáo chung và ngày càng có nhiều nước áp dụng nền kinh tế tập trung, có thể gọi là chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản nhà nước, tùy khẩu vị từng người. Điều đó đặt dấu chấm hết cho sự tự do về kinh tế của cá nhân và cùng với nó, tự do lựa chọn công việc mình thích, tự do chọn nghề mình thích, tự do đi đến bất cứ nơi nào mình thích cũng sẽ không còn. Cho đến tận thời gian gần đây chúng ta vẫn chưa thấy được hậu quả của những biến đổi đó. Chúng ta chưa thật sự hiểu việc mất tự do về kinh tế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tự do về tri thức. Chủ nghĩa xã hội vẫn được coi là một chế độ tự do được ông Thiện nâng đỡ. Nhà nước sẽ lo cho bạn về kinh tế, tránh cho bạn khỏi nỗi sợ nghèo, sợ mất việc và nhiều nỗi sợ hãi khác, mà sẽ không có nhu cầu can thiệp vào đời sống tinh thần của bạn. Nghệ thuật sẽ nở rộ như thời còn chủ nghĩa tư bản tự do, mà có thể hơn vì người nghệ sĩ không còn bị miếng cơm manh áo thúc bách nữa.
Nhưng sự thật nhãn tiền buộc ta phải nhận rằng đấy là những quan niệm sai. Chế độ toàn trị đã can thiệp vào lĩnh vực tự do tư tưởng ở mức độ chưa từng có trước đây. Điều quan trọng mà ta phải nhớ là nhà nước toàn trị kiểm soát tư tưởng không phải chỉ với mục đích cấm đoán mà cả với mục đích xây dựng nữa. Chế độ ấy không chỉ cấm bạn nói hay viết, thậm chí suy nghĩ, về một số ý kiến nào đó; nó còn chỉ cho bạn điều cần phải suy nghĩ, nó tạo cho bạn một hệ tư tưởng, nó tìm mọi cách kiểm soát đời sống tình cảm của bạn cũng như đặt ra những tiêu chuẩn đạo đức mà bạn phải theo. Nó tìm mọi cách để cách li bạn với thế giới bên ngoài, nó nhốt bạn vào một thế giới giả tạo để bạn không còn tiêu chuẩn nào mà so sánh nữa. Nhà nước toàn trị nhất định sẽ tìm mọi cách để kiểm soát tư tưởng và tình cảm của các thần dân cũng hữu hiệu như kiểm soát hành vi của họ.
Vấn đề quan trọng đối với chúng ta là: Văn chương có sống được trong tình hình như vậy không? Tôi nghĩ rằng ta có thể trả lời một cách ngắn gọn là: không. Nếu chế độ toàn trị trở thành hiện tượng toàn cầu và vĩnh viễn thì cái mà chúng ta vẫn gọi là văn chương sẽ cáo chung. Chẳng nên khẳng định, như ban đầu ta tưởng, rằng sẽ chỉ cáo chung một loại hình văn chương, mà cụ thể là loại do châu Âu tạo ra sau thời Phục Hưng.
Có những sự khác nhau căn bản giữa chế độ toàn trị với tất cả các chế độ chính thống trong quá khứ, cả ở châu Âu và ở phương Đông. Điều đặc biệt quan trọng là các chế độ chính thống trong quá khứ không thay đổi, hay ít nhất cũng thay đổi một cách chậm chạp. Nhà thờ ở châu Âu thời trung cổ buộc bạn vào một tín số điều, nhưng ít nhất nó cũng cho phép bạn giữ những tín điều ấy từ lúc lọt lòng cho đến lúc chết. Nó không bao giờ bảo bạn thứ hai phải tin một điều, thứ ba lại phải tin vào một điều hoàn toàn khác. Tình hình cũng tương tự như vậy đối với các tín đồ đạo Công giáo, đạo Hindu, đạo Phật, đạo Hồi ngày nay. Trong một ý nghĩa nào đó thì tư tưởng của các tín đồ bị giới hạn, nhưng họ sẽ sống suốt đời trong những giới hạn tư tưởng đó. Không ai can thiệp vào lĩnh vực tình cảm của họ.
Chế độ toàn trị hoàn toàn ngược lại. Đặc trưng của nhà nước toàn trị là tuy nó kiểm soát tư tưởng, nhưng nó lại không xác dịnh dứt khoát tư tưởng ấy là gì. Nó đưa ra một số tín điều không được tranh cãi, nhưng các tín điều ấy lại thay đổi hàng ngày. Chế độ cần tín điều vì cần các thần dân phục tùng một cách tuyệt đối, nhưng nó không thể không thay đổi theo các nhu cầu của tầng lớp nắm quyền. Khi tuyên bố là không bao giờ sai lầm, chế độ toàn trị đồng thời vất bỏ ngay chính khái niệm chân lí khách quan. Một thí dụ rõ ràng và đơn giản: cho đến tháng 9 năm 1939 [2] mọi người Đức đều phải coi nước Nga Bolsevich là một chế độ tàn ác và đáng khinh, nhưng sau tháng 9 năm 1939 lại phải coi Nga là đáng phục và đáng yêu. Nếu Nga và Đức đánh nhau, có khả năng là chuyện đó sẽ xảy ra trong một hai năm nữa, thì một sự thay đổi đột ngột ngược lại sẽ xảy ra. Đời sống tình cảm của một người Đức, tình yêu, lòng căm thù của anh ta, khi cần có thể đảo ngược lại hoàn toàn chỉ trong một đêm. Có lẽ chẳng cần phải nói điều đó có ảnh hưởng như thế nào đối với văn chương. Vì sáng tạo trước hết là cảm, mà tình cảm thì không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát được từ bên ngoài. Dễ dàng xác định cách hành xử theo lối đãi bôi đối với hệ tư tưởng chính thống, nhưng một tác phẩm văn chương chỉ có giá trị khi người viết cảm thấy chính sự thật mà anh ta đang viết, không có cái đó thì bản năng sáng tạo cũng sẽ không còn. Kinh nghiệm lại chứng tỏ rằng việc thay đổi tình cảm một cách đột ngột, như các chế độ toàn trị đòi hỏi ở các thần dân, là bất khả thi về mặt tâm lí. Đấy chính là lí do khi tôi giả định rằng nếu chủ nghĩa toàn trị giành được thắng lợi trên toàn thế giới thì cái mà chúng ta vẫn gọi là văn chương sẽ cáo chung. Trong thực tế, cho đến nay chủ nghĩa toàn trị đã tạo ra chính hiện tượng ấy. Ở Ý văn chương đã bị vật cho đến què quặt, còn ở Đức thì gần như không còn. Ngay ở nước Nga, nơi một sự phục hưng văn chương như chúng ta từng kì vọng đã không xảy ra, và xu hướng chính ở đấy đang là: các nhà văn có tiếng hoặc là tự sát hoặc biến mất trong các nhà tù.
Như tôi đã nói, chủ nghĩa tư bản tự do đang cáo chung và như vậy cũng có thể rút ra kết luận là tự do tư tưởng chắc chắn cũng sẽ cáo chung. Nhưng tôi không tin là điều đó nhất định sẽ xảy ra, và để kết luận tôi xin nói tôi tin rằng văn chương sẽ đứng vững ở những nước mà tư tưởng tự do đã ăn sâu, bén rễ, thí dụ như ở Tây Âu, châu Mĩ, Ấn Độ, Trung Quốc. Tôi tin, có thể đấy chỉ là một niềm tin mù quáng, rằng nếu kinh tế tập thể là điều không thể tránh thì các nước đó sẽ học được cách thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa không toàn trị, nơi tự do tư tưởng vẫn còn sau khi cá nhân đã không còn được tự do về kinh tế nữa. Dù sao mặc lòng, đấy cũng là niềm tin duy nhất cho những người yêu quí văn chương có thể dựa vào. Những ai hiểu được giá trị của văn chương, những ai nhìn thấy vai trò chủ đạo của nó trong sự phát triển của lịch sử nhân loại, phải nhận thức được rằng giáng trả chủ nghĩa toàn trị, dù nó được áp đặt từ bên trong hay từ bên ngoài chính là đòi hỏi sống còn.
-- Tố Hữu có đạo thơ của George Orwell? (Phạm Vũ Lửa Hạ).
“Chuyện ở nông trại” (nguyên tác: Animal Farm; tác giả: George Orwell) đang gây xôn xao ở nhiều diễn đàn. Bản dịch mới phát hành này được một số bạn khen là có chất lượng. Bản dịch này được xem là rất uyển chuyển trong tiếng Việt. Ví dụ, trong bài tụng ca Đồng chí Nã Phá Luân (Napoleon), câu “Yes, his first squeak should be” đã được bản địa hóa thành ”Tiếng đầu con éc trên môi“. Chuẩn! (Trong bản dịch “Muông cầm trại” của Hà Minh Thọ, ấn hành ở Đông Âu cả chục năm trước, câu này được dịch là ”Tiếng đầu lòng cháu éc“.)
Chợt giật mình nhớ tới câu thơ của Tố Hữu: “Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!“. Rất có thể, cũng như bao thế hệ học sinh Việt Nam không tài nào thoát được những vần thơ cách mạng của ông Lành, dịch giả chịu ảnh hưởng lớn của thơ Tố Hữu. Trong một bản dịch khác đã phổ biến từ lâu trên mạng (Trại súc vật, Phạm Minh Ngọc dịch), lời dịch bài thơ này cũng mang âm hưởng thơ Tố Hữu, ví dụ “Tên cha tên mẹ tên chồng” (xem thêm ở trích dẫn dưới đây).
Song, đọc kỹ lại bài “Comrade Napoleon” trong tác phẩm của George Orwell và bài “Đời đời nhớ Ông” của Tố Hữu thì thấy có nhiều điểm tương đồng về ý tứ và nhịp điệu. Animal Farm xuất bản lần đầu ở Anh năm 1945. Bài thơ của Tố Hữu sáng tác năm 1953. Mời bà con đối chiếu (nhất là những chỗ tô màu giống nhau) để tự ngẫm xem có chuyện Tố Hữu đạo thơ của George Orwell hay không. Do chưa có điều kiện tiếp cận bản dịch ”Chuyện ở nông trại“, nên ở đây xin trích bản dịch của Phạm Minh Ngọc. (Dịch giả cho biết lời thơ được phóng tác, chứ không bám sát câu chữ.)
Công bằng mà nói, chắc khó có chuyện Tố Hữu (hẳn lúc đó đang ở chiến khu Việt Bắc) được đọc Animal Farm. Có chăng, George Orwell đã quá tài tình khi tiên liệu và nhại được văn phong cúng cụ của văn nghệ sĩ CS.
Comrade Napoleon
Friend of the fatherless!
Fountain of happiness! Lord of the swill-bucket! Oh, how my soul is on Fire when I gaze at thy Calm and commanding eye, Like the sun in the sky, Comrade Napoleon!
Thou art the giver of
All that thy creatures love, Full belly twice a day, clean straw to roll upon; Every beast great or small Sleeps at peace in his stall, Thou watchest over all, Comrade Napoleon!
Had I a sucking-pig,
Ere he had grown as big Even as a pint bottle or as a rolling-pin, He should have learned to be Faithful and true to thee, Yes, his first squeak should be ‘Comrade Napoleon!’ | Đồng chí Napoleon
Người là cha của những đứa trẻ mồ côi,
Là suối nguồn hạnh phúc muôn đời, Là vầng thái dương chiếu sáng bầu trời. Ánh mắt người ấm mãi lòng tôi.
Đồng chí Napoleon!
Người cho tôi bữa ăn lúc đói lòng. Người cho tôi nệm rơm ấm mùa đông. Người ngồi canh, Cho bầy con giấc ngủ yên lành.
Con ơi!
Hạnh phúc muôn đời, Là nhờ Đồng chí Napoleon. Tên cha tên mẹ tên chồng, Con có thể quên. Nhưng tên người, Vầng thái dương chiếu sáng đời đời Con phải nhớ mãi không thôi: Napoleon, Napoleon, người ơi! |
Đời đời nhớ Ông (Tố Hữu)
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã… làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày vò
Có người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người
Con còn bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông!
Thương Ông mẹ nguyện trong lòng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đã khuất không còn
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời.
-George Orwell - Chế độ toàn trị và văn chương
Kỉ niệm 108 năm ngày sinh George Orwell 25.06.1903 – 25.06.2011
Ngay trong lần nói chuyện đầu tiên [1] tôi đã nói rằng thời đại chúng ta đang sống không thể gọi là thời đại của phê bình. Đây là thời đại nhập thế chứ không phải xuất thế, vì thế rất khó công nhận giá trị văn học của một cuốn sách nếu ta không đồng ý với các kết luận chứa đựng trong đó. Chính trị, trong nghĩa rộng nhất của từ này, đã xâm chiếm văn chương với một mức độ chưa từng có trong những điều kiện bình thường và đấy chính là lí do vì sao hiện nay chúng ta cảm thấy cuộc tranh chấp thường xuyên giữa cá nhân và cộng đồng lại dữ dội đến như vậy. Chỉ cần suy nghĩ về những khó khăn khi viết một bài phê bình trung thực, không thiên vị trong cái thời như thời của chúng ta là ta sẽ thấy ngay những mối đe dọa đang treo trên đầu văn chương trong một tương lai rất gần.
Thời đại chúng ta đang sống là thời đại cáo chung khái niệm cá nhân độc lập hay đúng hơn phải nói rằng thời đại mà cá nhân không còn ảo tưởng là mình độc lập nữa. Nhưng khi nói về văn chương và nhất là về phê bình thì ta mặc nhiên coi cá nhân là độc lập. Toàn bộ nền văn chương đương đại châu Âu, ý tôi muốn nói nền văn chương được hình thành trong suốt bốn trăm năm qua, được xây dựng trên nguyên tắc trung thực về tri thức, hay có thể nói theo Shakespear: "Hãy trung thực với chính mình". Việc đầu tiên ta đòi hỏi ở nhà văn là không được dối trá, chỉ nói những điều anh ta thực sự nghĩ, thực sự cảm nhận được. Điều tệ hại nhất đối với một tác phẩm nghệ thuật là khi nó bị coi là không thật (insincere). Điều này còn đúng đối với lĩnh vực phê bình hơn là lĩnh vực sáng tác, trong sáng tác thì một ít phô trương, một ít điệu bộ và ngay cả nếu có một phần giả trá thực sự thì điều đó cũng không thật sự quan trọng, miễn là nhà văn trung thực trong những điểm chính yếu. Nền văn học đương đại thực chất là sáng tạo mang tính cá nhân. Hoặc là nó chuyển tải được suy nghĩ và tình cảm của cá nhân hoặc chẳng là gì hết.
Như tôi đã nói, ta coi điều đó là đương nhiên, nhưng chỉ cần ta phát ngôn ý nghĩ đó thành lời thì ta sẽ thấy ngay mối nguy hiểm đang treo trên đầu văn chương. Đây là thời đại của nhà nước toàn trị, một nhà nước không cho, hay phải nói không thể cho cá nhân bất kì một sự tự do nào. Khi nói đến chế độ toàn trị ta thường nghĩ đến nước Đức, nước Nga, nước Ý, nhưng tôi cho rằng ta phải sẵn sàng đối mặt với hiện tượng đang có xu hướng mở rộng ra toàn thế giới này. Rõ ràng là giai đọan của chủ nghĩa tư bản tự do đang cáo chung và ngày càng có nhiều nước áp dụng nền kinh tế tập trung, có thể gọi là chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản nhà nước, tùy khẩu vị từng người. Điều đó đặt dấu chấm hết cho sự tự do về kinh tế của cá nhân và cùng với nó, tự do lựa chọn công việc mình thích, tự do chọn nghề mình thích, tự do đi đến bất cứ nơi nào mình thích cũng sẽ không còn. Cho đến tận thời gian gần đây chúng ta vẫn chưa thấy được hậu quả của những biến đổi đó. Chúng ta chưa thật sự hiểu việc mất tự do về kinh tế sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tự do về tri thức. Chủ nghĩa xã hội vẫn được coi là một chế độ tự do được ông Thiện nâng đỡ. Nhà nước sẽ lo cho bạn về kinh tế, tránh cho bạn khỏi nỗi sợ nghèo, sợ mất việc và nhiều nỗi sợ hãi khác, mà sẽ không có nhu cầu can thiệp vào đời sống tinh thần của bạn. Nghệ thuật sẽ nở rộ như thời còn chủ nghĩa tư bản tự do, mà có thể hơn vì người nghệ sĩ không còn bị miếng cơm manh áo thúc bách nữa.
Nhưng sự thật nhãn tiền buộc ta phải nhận rằng đấy là những quan niệm sai. Chế độ toàn trị đã can thiệp vào lĩnh vực tự do tư tưởng ở mức độ chưa từng có trước đây. Điều quan trọng mà ta phải nhớ là nhà nước toàn trị kiểm soát tư tưởng không phải chỉ với mục đích cấm đoán mà cả với mục đích xây dựng nữa. Chế độ ấy không chỉ cấm bạn nói hay viết, thậm chí suy nghĩ, về một số ý kiến nào đó; nó còn chỉ cho bạn điều cần phải suy nghĩ, nó tạo cho bạn một hệ tư tưởng, nó tìm mọi cách kiểm soát đời sống tình cảm của bạn cũng như đặt ra những tiêu chuẩn đạo đức mà bạn phải theo. Nó tìm mọi cách để cách li bạn với thế giới bên ngoài, nó nhốt bạn vào một thế giới giả tạo để bạn không còn tiêu chuẩn nào mà so sánh nữa. Nhà nước toàn trị nhất định sẽ tìm mọi cách để kiểm soát tư tưởng và tình cảm của các thần dân cũng hữu hiệu như kiểm soát hành vi của họ.
Vấn đề quan trọng đối với chúng ta là: Văn chương có sống được trong tình hình như vậy không? Tôi nghĩ rằng ta có thể trả lời một cách ngắn gọn là: không. Nếu chế độ toàn trị trở thành hiện tượng toàn cầu và vĩnh viễn thì cái mà chúng ta vẫn gọi là văn chương sẽ cáo chung. Chẳng nên khẳng định, như ban đầu ta tưởng, rằng sẽ chỉ cáo chung một loại hình văn chương, mà cụ thể là loại do châu Âu tạo ra sau thời Phục Hưng.
Có những sự khác nhau căn bản giữa chế độ toàn trị với tất cả các chế độ chính thống trong quá khứ, cả ở châu Âu và ở phương Đông. Điều đặc biệt quan trọng là các chế độ chính thống trong quá khứ không thay đổi, hay ít nhất cũng thay đổi một cách chậm chạp. Nhà thờ ở châu Âu thời trung cổ buộc bạn vào một tín số điều, nhưng ít nhất nó cũng cho phép bạn giữ những tín điều ấy từ lúc lọt lòng cho đến lúc chết. Nó không bao giờ bảo bạn thứ hai phải tin một điều, thứ ba lại phải tin vào một điều hoàn toàn khác. Tình hình cũng tương tự như vậy đối với các tín đồ đạo Công giáo, đạo Hindu, đạo Phật, đạo Hồi ngày nay. Trong một ý nghĩa nào đó thì tư tưởng của các tín đồ bị giới hạn, nhưng họ sẽ sống suốt đời trong những giới hạn tư tưởng đó. Không ai can thiệp vào lĩnh vực tình cảm của họ.
Chế độ toàn trị hoàn toàn ngược lại. Đặc trưng của nhà nước toàn trị là tuy nó kiểm soát tư tưởng, nhưng nó lại không xác dịnh dứt khoát tư tưởng ấy là gì. Nó đưa ra một số tín điều không được tranh cãi, nhưng các tín điều ấy lại thay đổi hàng ngày. Chế độ cần tín điều vì cần các thần dân phục tùng một cách tuyệt đối, nhưng nó không thể không thay đổi theo các nhu cầu của tầng lớp nắm quyền. Khi tuyên bố là không bao giờ sai lầm, chế độ toàn trị đồng thời vất bỏ ngay chính khái niệm chân lí khách quan. Một thí dụ rõ ràng và đơn giản: cho đến tháng 9 năm 1939 [2] mọi người Đức đều phải coi nước Nga Bolsevich là một chế độ tàn ác và đáng khinh, nhưng sau tháng 9 năm 1939 lại phải coi Nga là đáng phục và đáng yêu. Nếu Nga và Đức đánh nhau, có khả năng là chuyện đó sẽ xảy ra trong một hai năm nữa, thì một sự thay đổi đột ngột ngược lại sẽ xảy ra. Đời sống tình cảm của một người Đức, tình yêu, lòng căm thù của anh ta, khi cần có thể đảo ngược lại hoàn toàn chỉ trong một đêm. Có lẽ chẳng cần phải nói điều đó có ảnh hưởng như thế nào đối với văn chương. Vì sáng tạo trước hết là cảm, mà tình cảm thì không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát được từ bên ngoài. Dễ dàng xác định cách hành xử theo lối đãi bôi đối với hệ tư tưởng chính thống, nhưng một tác phẩm văn chương chỉ có giá trị khi người viết cảm thấy chính sự thật mà anh ta đang viết, không có cái đó thì bản năng sáng tạo cũng sẽ không còn. Kinh nghiệm lại chứng tỏ rằng việc thay đổi tình cảm một cách đột ngột, như các chế độ toàn trị đòi hỏi ở các thần dân, là bất khả thi về mặt tâm lí. Đấy chính là lí do khi tôi giả định rằng nếu chủ nghĩa toàn trị giành được thắng lợi trên toàn thế giới thì cái mà chúng ta vẫn gọi là văn chương sẽ cáo chung. Trong thực tế, cho đến nay chủ nghĩa toàn trị đã tạo ra chính hiện tượng ấy. Ở Ý văn chương đã bị vật cho đến què quặt, còn ở Đức thì gần như không còn. Ngay ở nước Nga, nơi một sự phục hưng văn chương như chúng ta từng kì vọng đã không xảy ra, và xu hướng chính ở đấy đang là: các nhà văn có tiếng hoặc là tự sát hoặc biến mất trong các nhà tù.
Như tôi đã nói, chủ nghĩa tư bản tự do đang cáo chung và như vậy cũng có thể rút ra kết luận là tự do tư tưởng chắc chắn cũng sẽ cáo chung. Nhưng tôi không tin là điều đó nhất định sẽ xảy ra, và để kết luận tôi xin nói tôi tin rằng văn chương sẽ đứng vững ở những nước mà tư tưởng tự do đã ăn sâu, bén rễ, thí dụ như ở Tây Âu, châu Mĩ, Ấn Độ, Trung Quốc. Tôi tin, có thể đấy chỉ là một niềm tin mù quáng, rằng nếu kinh tế tập thể là điều không thể tránh thì các nước đó sẽ học được cách thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa không toàn trị, nơi tự do tư tưởng vẫn còn sau khi cá nhân đã không còn được tự do về kinh tế nữa. Dù sao mặc lòng, đấy cũng là niềm tin duy nhất cho những người yêu quí văn chương có thể dựa vào. Những ai hiểu được giá trị của văn chương, những ai nhìn thấy vai trò chủ đạo của nó trong sự phát triển của lịch sử nhân loại, phải nhận thức được rằng giáng trả chủ nghĩa toàn trị, dù nó được áp đặt từ bên trong hay từ bên ngoài chính là đòi hỏi sống còn.
[1]Đây là những buổi nói chuyện của G. Orwell phát trên đài BBC, bắt đàu từ ngày 19 tháng 6 năm 1941.
[2]Đây là nói thời điểm kí hiệp ước hoà bình Xô - Đức, thường gọi là hiệp ước Molotov-Ribentrov.
[2]Đây là nói thời điểm kí hiệp ước hoà bình Xô - Đức, thường gọi là hiệp ước Molotov-Ribentrov.
Nguồn: http://orwell.ru/library/articles/totalitarianism/english/
talawas - Hôm nay 25.6.2010, George Orwell, tác giả của hai tác phẩm văn học lừng danh thế giới: Trại súc vật và 1984, lẽ ra tròn 107 tuổi. Kỉ niệm ngày sinh của ông, tác giả Liêu Thái cho chúng ta biết chút ít về độc giả của ông tại Việt Nam hôm nay.
___________
Bùi Chát gửi cho tôi năm cuốn Trại súc vật của George Orwell [do nhà xuất bản Giấy Vụn ấn hành lần đầu tiên tại Việt Nam kể từ sau 30/4/1975 – trước đó tôi chưa xác định được có nhà xuất bản nào in chưa – vào quý II năm 2010 tại La Hán Phòng, Sài Gòn] có kèm theo một tin nhắn trên điện thoại: “Em nhỏ đọc cho kĩ nhé, nếu thấy thú vị thì viết một bài, anh sẽ trả công một chầu cà phê khi em vào Sài Gòn”. Tôi hồi âm: “Ok em nhỏ, anh sẽ đọc và nghiền ngẫm cái ‘của nợ’ này, xem ra uống cà phê với em hơi ‘đắng’ đó nha!”. Nói thì nói vậy nhưng tôi không biết bao giờ mình viết và viết như thế nào, bắt đầu từ đâu… Nhưng đọc thấy hay, thật sự hay và sốc, vậy là tôi nghĩ ngay đến việc phổ biến nó, chia sẻ nó cho một số người. Tôi tặng bốn cuốn còn lại cho một người làm tổng biên tập một tờ báo tỉnh, một cho người bạn trưởng trạm bảo vệ thực vật và một cho phó tổng biên tập tờ tạp chí ở quê, cuốn thứ tư tôi tặng cho một đứa em đang dạy học ở Đà Nẵng nhưng rồi ngồi nói chuyện một lúc, tôi lại nảy ra ý định phô tô thành hai chục bản, nhờ nó tặng cho các bạn đồng nghiệp của nó và… hãy đợi đấy! Trong lần ghé Đà Nẵng vừa rồi, tôi đã gọi thằng em lại cùng uống cà phê, thăm dò nó đã đọc xong chưa và các bạn nó phản ứng như thế nào sau khi đọc sách, nó nói là có khá nhiều bạn thích thú, chỉ có hai anh và một chị làm cán bộ đoàn trường phản ứng gay gắt, bảo sách lá cải, không đáng đọc, đọc gì ba cái thằng Giấy Vụn tào lao… Tôi cười khoái chí, tôi thách nó gọi tất cả những người đã nhận sách đến uống cà phê nói chuyện nếu nó có đủ “quyền lực đàn ông”. Nó lấy máy ra gọi, khoản hai mươi phút sau, có bảy người bạn xuất hiện, sau đó thêm hai người nữa. Tôi vừa vui vì mình sắp bày ra cuộc chơi nhưng cũng vừa lo có kẻ chực hờ vả mồm mình. Đương nhiên là tôi thủ thế để nếu có gì thì ứng biến.
Vì một số lý do, tôi đã không nói gì trong buổi cà phê ngoài việc hỏi thăm gia đình, vợ con của họ, lương bổng rồi rượu bia, gái gú… Nói chung là khi đã khá cởi mở, tôi mời các huynh đệ đến một quán nhậu bờ biển cho có không khí Lương Sơn Bạc một chút để “mình cùng nói chuyện đường sơn đại huynh cho nó khí thế một chút…”. Cả đám vui vẻ cười xòa sau lời mời của tôi. Một chầu bia bắt đầu, vui. Nhưng tôi phải xin phép dùng những cái tên khác khi bàn đến chuyện về Trại súc vật. Nhóm có chín người, tôi sẽ gọi họ theo thứ tự A, B, C… cho đến người thứ chín. Vì lý do tế nhị và nhạy cảm, có nguy cơ ảnh hưởng đến công việc và đời tư của họ, mong độc giả thông cảm!
Liêu Thái: Trại súc vật là một chuyện kể có tuyến tính từ xã hội học đến chính trị học rồi phân tâm học và nhấn điểm cuối vào triết học. Các bạn có thấy vậy không?
Bạn A: Ok anh, em cũng thấy vậy, nhưng anh nói hơi quá, vì câu chuyện một con heo già để lại một chủ trương, học thuyết, rồi sau đó con heo trẻ, khỏe Napoleon thực hiện di nguyện của con heo già kia, đấu tranh chống lại con người làm chủ nó, cuộc đấu tranh thắng lợi, trại súc vật được thiết lập, thiết chế của trại cũng được thiết lập, dần dần, theo thời gian, những thiết chế thay đổi, thêm đuôi ý nghĩa để phục vụ cho kẻ nắm quyền – heo đực Napoleon cùng dòng họ nhà heo, và qua nhiều cuộc thanh trừng, đặc biệt là thanh trừng Tuyết Tròn rồi sau đó là những con vật có ý hoài nghi vào sự vĩ đại tuyệt đối của thủ lĩnh Napoleon, cuối cùng thì sau một quá trình xây dựng, tái thiết xã hội súc vật, Napoleon hiện rõ bộ mặt tham lam, tiếm quyền và tàn ác của mình trong một ván bài với con người sau buổi tiệc hòa giải hòa hợp giữa heo và người. Đây là vấn đề chính trị và xã hội chứ anh? Em thấy vậy đó!
Bạn gái B: Oh no! Không phải vậy đâu, theo mình thấy thì câu chuyện không đơn giản chỉ là chính trị, xã hội đâu, mình thấy anh Thái có lý, nhưng mình thì lại muốn nhấn mạnh ở chỗ vấn đề tâm lý xã hội và những thứ giống như hiến pháp. Đọc tác phẩm này xong, mình có cảm giác rằng trong một ý nghĩa nào đó hiến pháp chỉ là bản thống kê quyền lợi của giai cấp thống trị được hợp thức hóa và mỹ hóa từ ngữ cho nó hợp gu với nỗi khát khao kí thác của con người thôi! Từ bản hiến pháp của mấy con heo trong tác phẩm, từ sự giả dối, mù mờ, léo hánh và trí trá của tên Chỉ Điểm trong cách hành xử với các con vật trong xã hội loài heo và các con vật khác, từ việc thêm chữ trong điều 4 và điều 2 của bản qui ước mà tạm gọi là hiến pháp của xã hội súc vật làm mình liên tưởng đến điều 4 hiến pháp Việt Nam, làm em nghĩ đến sự mù mờ chữ nghĩa trong lịch sử và văn hóa của dân tộc cũng như sự trá hình của thứ thiết chế mà trong đó phần lớn là nội dung có lợi cho kẻ thống trị, có lợi cho kẻ soạn ra nó.
C: Chu choa! Bạn này ăn nói bạo miệng thế! Bạn không sợ rằng trong đây có người sẽ về tố cáo bạn hoặc chính họ sẽ về thay đổi xiêm y mà đến bắt bạn sao?
B: Úi dào! Mình chả có sợ, nếu sợ mình đã không nói. Bạn thử nghĩ xem ai cũng sợ thì đất nước này sợ đến bao giờ và nó sẽ đi về đâu? Tại sao chúng ta không nhìn thẳng vào sự thật chứ? Bạn làm tôi nhớ đến những con vật, những con gia cầm bị chết khiếp trước khi bị xử tử trong Trại súc vật quá! Hay là… Chúng ta đừng nên biến thực tại của mình trở thành một trại súc vật đích thực vì… Bạn thử xem lại từ lúc bạn biết đọc báo nghe đài xem ti vi đến giờ, có bao giờ bạn nghe chính phủ công khai một khoản nợ nào, chính phủ công khai khoản chi tiêu thường niên, công khai khoản thuế thu được trong nhân dân, tài khoản của quốc gia hay chưa? Vậy thì khác gì cách làm việc của heo Napholeon chứ? Mình nói thật nhé, mình từng biết những quốc gia văn minh trên thế giới đều rất minh bạch về khoản này. Nhà nước chúng ta có được điều ấy chưa? Và bạn thử hỏi tại sao mỗi khi đi xin việc làm, dù là đã tốt nghiệp đại học hẳn hoi vẫn phải thuộc lòng câu “nhất thế nhì tiền”? Do đâu? Vì đâu? Là do thiếu một sự sòng phẳng, minh bạch và tôn trọng khoa học. Những sự thiếu này không do dốt nát, lòng tham thì do thứ gì nữa chứ? Tại sao những công ty lớn trong quốc gia lại rơi vào tay kẻ có thế lực cho dù hắn học hành chẳng ra gì? Tại sao những trí thức trẻ phải phung phí nhan sắc hiến tế cho các quan để tìm chỗ đứng trong xã hội? Do lòng ham muốn quyền lực, do lòng tham tiềm ẩn, do tâm lý sợ hãi bạn ạ! Đất nước có quá nhiều bạn trẻ lo lắng và sợ hãi cho tương lai thì chẳng khác gì mấy một trại súc vật!
D: Gớm, bà này uống mấy ly bia nói hăng dễ sợ! Vậy mà hồi mới yêu nhau, tôi xin hôn bà một cái bà đỏ lừ cả mặt, run rẩy ấp úng thấy mà thương!
B: Không nên nói chuyện riêng tư không đúng lúc, tính dễ dãi cũng là nguyên nhân cho cái xấu lấn lướt!
D: Trời đất, làm nhà triết học hồi nào vậy ta?
E: Ở Việt Nam mỗi người là một nhà thơ và mỗi bà nội trợ là một nhà triết học. Ha ha!
F: Tôi thấy bạn nói đúng đấy, câu chuyện của Orwell làm tôi nhớ đến câu chuyện thời Mao Trạch Đông vào những năm Đại Công nghiệp, gạo thì không có ăn, nhà ăn tập thể chỉ còn lèo tèo vài cọng rau, vài lát sắn, vài cái rá, cái rổ nhưng lúc nào các bản báo cáo cũng đầy ắp thức ăn và sự ấm no, đầy ắp tình người và trách nhiệm của lãnh đạo với nhân dân. Và đặc biệt trong lúc dân đói mốc đói meo, mấy chục triệu người chết đói, mà Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn cho sản xuất gang thép để phục vụ Đại Công nghiệp, mà số gang đúc ra này về sau chẳng biết làm gì, một kế hoạch hết sức mơ hồ chẳng khác mấy chuyện xây cối xay gió của bọn súc vật trong truyện. Và đặc biệt trong lúc người dân đang đói rách như vậy thì Mao Chủ tịch lại cho xây một số biệt thự sang trọng để hưởng thụ, để du hí cùng với đám gái và đám trai hầu hạ. Thì trong truyện cũng có chi tiết những công dân súc vật đói rách mà ông thủ lĩnh heo thì phè phỡn, tính chuyện trồng lúa mạch để nấu bia đấy thôi! Và điều này làm tôi nhớ đến nạn đói năm 1945 ở Việt Nam, nhớ đến chuyện đấu tố, cải cách ruộng đất, chuyện thanh trừng phe phái… Không biết đâu mà nói cho hết! Ông vẫn thấy trong lúc bây giờ nè, có người tìm không ra lấy một chỗ ở cho đàng hoàng thì vẫn có người ném tiền qua của sổ, ngủ một đêm với gái cho mất tỉ bạc, như vậy không bầy đàn thì là gì?
Liêu Thái: Tôi cũng tán thành với bạn F, nhưng bạn vẫn chưa đưa ra lát cắt cụ thể của mình là gì?
F: Thì em đã nói với anh rồi, đó là lát cắt chính trị, xã hội và đạo đức. Em đặt biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức được đề cập trong tác phẩm, dường như ở đây không còn là tập hợp động vật nữa mà là những bóng ma tội ác của động vật… Nhưng không hiểu sao đạo đức của con người trong truyện cũng chẳng khác mấy so với động vật, vì sao? Vì đạo đức bị băng hoại, vì nhân tính bị mất dấu, bị sâu ăn.
G: Tôi thì thấy mỗi mảnh rời trong truyện kể là một miếng thuốc dán mang hình chủ nghĩa cộng sản. Mà thuốc này là dán để gom mủ chứ không phải là đả thương đâu nhé! Nghĩa là Trại súc vật là một bản thu nhỏ của lịch sử chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít cũng như tập đoàn mafia. Có hô hào tự do dân chủ, có ru ngủ bằng lời hứa cơm no áo ấm và có đưa ra những thiên đường, có kêu gọi xây dựng cho chính mình, mỗi người là một chủ nhân tương lai nhưng rồi kết cục là quyền lợi phe nhóm, dân thì chết sống mặc bay. Tôi định viết thêm phần hai cho chuyện này. Khi mà quyền lợi, sự hưởng thụ ngang nhau thì heo và người có thể ngồi lại với nhau chè chén và đến một lúc nào đó, cũng chính vì quyền lợi phe nhóm, heo và người có thể liên kết với nhau tiêu diệt đối thủ và cuối cùng quay ra chém giết nhau tranh giành quyền thống trị thôi! Tôi thấy đây là vấn đề tâm lý và phân tâm học thì đúng hơn, nó đã đào sâu vào đáy bản năng khiếp nhược và mặc cảm cái đói, tác giả đã cố ý xếp các loài lại với nhau nhưng thật ra bên trong con người đều có tất cả tính năng của các loài này. Từ con heo, con gà, con ngựa, con lừa cho đến con chó con mèo con chuột… Khi có một chủ trương phù hợp và đủ sức thuyết phục với tính con gì thì con ấy sẽ trội lên và tìm cách kết bè kết phái với bọn “đồng chất” để thực hiện âm mưu. Và do đâu? Do trong sâu thẳm mỗi con người đều có bản năng của thú, sống trong một tri thức đậm thú tính thì sẽ xử sự với nhau như thú, sống trong tri thức văn minh thì sẽ người hơn. Vậy thôi. Tôi vẫn thích chi tiết đánh bài, chi tiết này nói lên ván bài chính trị và ván bài đạo đức cũng như hệ lụy, định mệnh của thế giới con người và yếu tố dân tộc.
H: Tôi vẫn nhớ nhất và ấn tượng nhất với chi tiết đặt cái hộp sọ của con thủ lĩnh lên cột cờ rồi tất cả các con còn lại chiêm bái, điều này gợi nhắc những xác chết lịch sử. Có nhiều người một khi lỡ nhúng chân vào lịch sử rồi thì đến chết vẫn không có cơ hội rút ra, vẫn phải làm tượng, làm bằng chứng trên bàn thờ chủ nghĩa. Thật là tội nghiệp cho họ nếu như linh hồn họ không siêu thoát được, ám khí trở lại… Khiếp đấy!
K: Còn tôi thấy đây là bản án lịch sử hơn là một truyện kể!
H: Ok anh, tôi cũng thấy vậy!
G: Ừ, nhưng giá như…!
D: Dù sao thì truyện kể này cũng là một tiên đoán! Thì các chủ nghĩa lạc hậu đã sụp đổ rồi đấy thôi.
G: Nói thì nói vậy chứ nó vẫn còn trờ trờ, nó biến tướng, thậm chí sự sụp đổ của trại này chắc gì không có bàn tay ám hại của trại khác? Nga sụp đổ ư? Đôi khi nó lại nằm trong kế hoạch thống trị vùng đất cộng sản của Trung Cộng? Ai mà biết được? Và lúc bấy giờ mượn gió bẻ măng thôi!
D: Bạn nói vậy có nghĩa là hoàn toàn tuyệt vọng sao? Chẳng lẽ…?
G: Ồ không đâu? Một bầy cá trong hồ, đến lúc không còn gì để ăn thì nó tự rỉa nhau. Tôi nhớ ngày xưa tôi nuôi gà công nghiệp, đến mùa dịch, lỗ quá, tôi thả luôn, bạn biết không? Chúng nó đánh mùi vào đít nhau và phát hiện có mùi cám trong đó, vậy là chúng xúm lại mổ đít, lôi ruột từng con một trong chuồng, lôi ruột ra ăn ngon lành. Cho đến lúc còn một con duy nhất và con đó không thể tự mổ đít mình mà cũng không có khả năng tìm mồi. Chết. Đó là chung cục của nó, của chủ nghĩa bầy đàn, của thói quen không tự bươi chải, sống trên lưng và mồ hôi kẻ khác dù đó là con người.
D: Nhưng G dựa trên căn cứ nào để cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô, Đông Âu có bàn tay của Trung Cộng?
Liêu Thái: Hình như mình đang đi lệch về phía chính trị, nhưng không sao, nếu chưa bị bắt thì cứ nói, bị bắt rồi cũng cứ nói!
Cả nhóm cười ồ lên, cô nhỏ tiếp thị mặc váy đỏ đứng gần đó nhìn liếc sang, G nháy mắt nói: “Em công an áo bông ơi, anh biết em là người đàng hoàng, em không nỡ bắt tụi anh đâu há! Mà tụi anh yêu nước, yêu cả em, vì em là mẹ tụi anh mà!”. B nói to: “Trừ tôi ra nhé, tôi không có chịu đâu nhé! Ông nào mê gái thì cứ việc, tui mê bóng đá thôi!”.
D: Có lẽ chúng ta hơi lệch vấn đề một chút. Nhưng tôi dám đoán rằng sự sụp đổ của khối cộng sản Đông Âu là có bàn tay Trung Cộng. Và rồi đây, Trung Cộng lại tự sụp đổ bởi chính bàn tay Trung Cộng luôn. Thế mới hay! Thì trong tác phẩm đã dự đoán chuyện này ở phần cuối rồi đấy, khi các phe ngồi lại đánh bài, vì tranh nhau một con bài, có kẻ gian giở quẻ thì mọi sự lộn tùng phèo lên ngay. Lịch sử mình đang trải nghiệm trên đất nước này vốn là một ván cờ, trong đó có cả heo và người lẫn lộn. Cái khéo của loài heo trong tác phẩm là chúng đào luyện những con chó trung thành với chúng và những con chó mang tính heo suốt cuộc đời, phục tùng heo suốt kiếp vì miếng ăn. Và cái hay của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới là họ có nền giáo dục đặc biệt mang đặc trưng và dấu ấn của hai mươi bốn chữ cái đọc được một nửa hoặc một phần tư để có thể mô phỏng lịch sử bằng số chữ có được. Không què thì cũng chột thôi, chắc chắn là nhìn ra thế giới như lão thầy bói xem voi. Nhưng mà sao tôi thấy cũng lạ! Cái loại chủ nghĩa đã khô máu kia, cái loại học thuyết đã khủng hoảng và đến hồi bế tắc kia vẫn cứ nhờn nhợt như một bóng ma, không tài nào trục nó ra khỏi đầu được! Lạ!
K: Tôi thì khoái nhứt đoạn hát đồng ca và điều 4 trong bản tuyên ngôn của trại súc vật. Đặc biệt là điều 4 sau khi có kẻ lén lút thêm vào mấy chữ: “nếu không có lý do” để biện giải cho hành vi giết hàng loạt, thanh trừng và đánh tráo từ câu: “Loài vật không được giết hại lẫn nhau” thành: “Loài vật không được giết hại lẫn nhau nếu không có lý do”. Như vậy, suy cho cùng, khi đã thực hiện xong công cuộc giết đối thủ, giết kẻ thù [nếu có], khuynh hướng kế tiếp sẽ là cấu cào, ăn thịt đồng loại, ăn thịt đồng bọn để củng cố quyền lực. Dường như lịch sử đã chứng minh quá rõ ràng về điều này, không có gì bàn cãi thêm. Nhưng suy thêm một chút nữa lại có sự trùng hợp đáng ngạc nhiên giữa hiến pháp nước ta hiện thời với điều răn số bốn trong trại súc vật. Lạ nhỉ!
D: Bạn nói sao ấy chứ, tôi thì lại thấy dường như điều 4 trong rất nhiều hiến pháp của các nước cộng sản đều có nội dung na ná nhau. Tôi thấy số 4 là con số chết, một quyền lợi được soạn thảo trên dự cảm và con số của cái chết! Có chăng sự hiệp thông định số ở đây?
Liêu Thái: Và vô hình trung câu chuyện lại đá sang vấn đề triết học. Thật sự là nếu không có đoạn đánh bài cuối truyện thì câu chuyện không thể hiện được tầm vóc của tác giả! Các bạn thấy sách trình bày khá không?
H: Ok, nhà xuất bản Giấy Vụn có kĩ thuật trình bày và thiết kế bìa rất đẹp, nhưng quan trọng hơn hết là họ luôn tiên phong trong vấn đề cập nhật thông tin dân chủ, thông điệp dân chủ, nhân quyền thông qua con đường ấn loát tác phẩm và phát hành tác phẩm, giỏi, mấy tay này quá giỏi và tiến bộ, thức thời!
D: Mọi thứ đều giả tạm, những gì thuộc về lòng dối trá, sự lừa bịp thì càng mau tan và nó sẽ cố đeo bám bằng bạo lực, thủ đoạn, nhưng càng như vậy thì càng mau tan, trừ khi máu con người đổi màu. Còn màu cũ thì kẻ độc tài chẳng bao giờ tồn tại được! Và Trại Súc Nhân như một thông điệp gửi đến cho buổi chiều tàn, buổi bình minh cáo chung của chủ nghĩa mạng đậm chất bầy đàn. Hay, Orwell quá hay!
Câu chuyện còn khá dài nhưng có dấu hiệu lặp lại. Hơn nữa lúc này khách bắt đầu tụ lại trong quán. Chúng tôi chuyển đề tài, ngồi uống một chút nữa rồi ra về. Trời đã chuyển sang chạng vạng.
© 2010 Liêu Thái
© 2010 talawas