Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Bắc Kinh phản hồi tin tên lửa Việt Nam bắn tới Trung Quốc

-Bắc Kinh phản hồi tin tên lửa Việt Nam bắn tới Trung Quốc
VOA Tiếng Việt 07.05.2015
Bộ Quốc phòng Trung Quốc mới lên tiếng trước tin Việt Nam đang trang bị cho đội tàu ngầm tối tân loại tên lửa có khả năng bắn tới các thành phố ven biển của nước này.

Dữ liệu đăng trên trang web của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI) cho thấy Việt Nam đang mua phiên bản dùng để tấn công đất liền của loại tên lửa Klub do Nga chế tạo.

Khi được hỏi về chuyện này, ông Cảnh Nhạn Sinh, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói rằng “quan hệ giữa hai nhà nước và quân đội giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiến triển bình thường”.

Ông Cảnh nói: “Cách đây không lâu, nhà lãnh đạo của Việt Nam [Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng] đã có chuyến thăm hiệu quả tới Trung Quốc, và lãnh đạo của hai nước đã đạt nhiều đồng thuận về việc phát triển mối quan hệ song phương hữu hảo và hợp tác”.

Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng quốc gia đông dân nhất thế giới nói thêm: “Quân đội Trung Quốc và Việt Nam cũng duy trì các cuộc trao đổi gần gũi. Và chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể giữ cho quan hệ song phương cũng như quan hệ quân sự đi đúng hướng. Liên quan tới kế hoạc trao đổi thường niên giữa quân đội hai nước, quân đội Trung Quốc và Việt Nam sẽ tiến hành các chương trình trao đổi và thăm viếng lẫn nhau”.

Tuy nhiên, ông Cảnh Nhạn Sinh cũng cho rằng Philippines và Việt Nam “đã và đang xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo thuộc quần đảo Nam Sa [Việt Nam gọi là Trường Sa] mà họ đã chiếm giữ bất hợp pháp. Trung Quốc hết sức quan ngại và mạnh mẽ phản đối các hoạt động trái phép này”.

Các nhà quan sát tình hình khu vực nhận định rằng việc Hà Nội mua loại tên lửa của Nga là một dấu hiệu nữa cho thấy quyết tâm của Việt Nam nhằm đương đầu với Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh hải leo thang.

Loại tên lửa Klub có tầm bắn khoảng 300 km và vì thế, các thành phố ven biển của Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu trong bất kỳ cuộc xung đột nào.

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trang bị tên lửa tấn công các mục tiêu trên bộ cho đội tàu ngầm.

Việt Nam chưa lên tiếng trước các thông tin về tên lửa Klub của Nga nhưng các quan chức nước này từng nói rằng việc mua sắm các loại vũ khí, trong đó có tàu ngầm, chỉ nhằm mục đích phòng thủ, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế.

‘Chạy đua vũ trang’

Một hợp đồng quân sự lớn nhất của Việt Nam gần đây là việc mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga năm 2009, trị giá khoảng 2 tỷ đôla, và dự kiến sẽ được bàn giao tất cả vào năm 2016.

Mới đây, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế nói rằng chính quyền Hà Nội tiếp tục gia tăng chi tiêu quân sự với mức tăng 9,6% trong năm 2014, lên 4,3 tỷ đôla.

Mức tăng chi tiêu này cao hơn so với mức trung bình 5% của khu vực châu Á và châu Đại Dương.

Theo Viện nghiên cứu này, tính từ năm 2005 tới nay, chi tiêu quân sự của Việt Nam tăng nhanh tới 128%, và điều đó xuất phát từ tình hình căng thẳng với Trung Quốc tại biển Đông.
Tôi nghĩ một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay là nhiều quốc gia thấy sự khó lường của Bắc Kinh và tự hỏi Trung Quốc sẽ làm gì với sức mạnh ngày càng lớn của mình. Điều này đã dẫn tới lo ngại, và các quốc gia trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc đang chi nhiều tiền hơn để vũ trang so với nếu họ không cảm thấy bất an vì Trung Quốc.
Bà Linda Jakobson, học giả tại Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy ở Sydney, Australia, nói.

Năm qua, chính quyền Bắc Kinh, quốc gia hiện có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Việt Nam và một số quốc gia khác trên biển Đông, chi tới 216 tỷ đôla cho quân sự.

Bà Linda Jakobson, một nhà nghiên cứu độc lập và là một học giả tại Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy ở Sydney, Australia, cho rằng các chính sách không đồng nhất của Trung Quốc về vấn đề biển Đông đã làm các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam, lo ngại.

Tác giả của nghiên cứu dài hơn 50 trang về chính sách an ninh hàng hải của Trung Quốc nói với VOA Việt Ngữ: “Tôi nghĩ một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay là nhiều quốc gia thấy sự khó lường của Bắc Kinh và tự hỏi Trung Quốc sẽ làm gì với sức mạnh ngày càng lớn của mình. Điều này đã dẫn tới lo ngại, và các quốc gia trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc đang chi nhiều tiền hơn để vũ trang so với nếu họ không cảm thấy bất an vì Trung Quốc”.

Theo Sách trắng về Quốc phòng của Việt Nam công bố lần gần đây nhất là năm 2009, Việt Nam đã chi hơn 27 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,8% tổng sản phẩm quốc nội, cho ngân sách quốc phòng trong năm 2008.

Cuối tuần trước, hàng nghìn binh sĩ hải quân Việt Nam đã tham gia cuộc diễu binh đánh dấu 60 năm ngày thành lập, trong bối cảnh Trung Quốc đang mạnh mẽ khẳng định chủ quyền trên biển Đông bằng việc bồi đắp, xây các đảo nhân tạo mà giới chức Mỹ nói sẽ tạo nên Vạn lý Trường thành bằng cát.

Ngòai ra, các chiến hạm, tàu tuần tra, tàu ngầm Kilo và nhiều biên đội tàu mặt nước của Hải quân Việt Nam đã duyệt đội hình trên biển tại quân cảng Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Hải quân Việt Nam, được báo chí trích lời nói: “Tình hình trên biển Đông, cũng như các vùng biển nước ta đã và đang diễn ra những diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều động thái mới, ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc”.

Ông nói thêm rằng “sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền đã và đang bước vào một giai đoạn mới, nặng nề và phức tạp hơn”.


********
--Việt Nam 'mua tên lửa đối phó Trung Quốc'
Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm Kilo từ Nga trong hợp đồng trị giá 2,6 tỷ đôla ký năm 2009

Việt Nam đang trang bị cho đội tàu ngầm loại tên lửa có khả năng bắn tới các thành phố ven biển của Trung Quốc, hãng thông tấn Reuters cho biết.


Động thái trên nhiều khả năng sẽ bị Trung Quốc cho là hành động khiêu khích, Reuters nhận định.

Dữ liệu được bổ sung gần đây trên trang web của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy Việt Nam đang mua phiên bản dùng để tấn công đất liền của loại tên lửa Klub, do Nga chế tạo.

Nghiên cứu gia về vũ khí của SIPRI, Siemon Wezeman, nói thông tin này được cập nhật dựa trên hồ sơ đăng ký mà Việt Nam gửi lên Liên Hiệp Quốc hồi năm ngoái về vũ khí thông thường.

Các tùy viên quân sự và giới chuyên gia trong khu vực xem việc trang bị loại tên lửa nói trên thể hiện quyết tâm của Việt Nam nhằm đối phó với sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc.

Đây cũng được xem là một phần trong xu hướng tái vũ trang chung của các nước châu Á nhằm đáp lại căng thẳng chủ quyền đang lên cao trong khu vực.

Loại tên lửa này cũng được cho là gửi đi một thông điệp mạnh mẽ hơn loại tên lửa đối hạm mà Việt Nam dự kiến sẽ mua.

Dù tên lửa đối hạm có thể được sử dụng để tấn công bất cứ chiến hạm hay tàu ngầm nào của Trung Quốc ở Biển Đông, các vũ khí tấn công đất liền có khả năng nhắm chính xác vào các mục tiêu trong cự ly 300km.

Điều này sẽ khiến nhiều thành phố ven biển của Trung Quốc trở thành mục tiêu tiềm năng trong bất cứ xung đột nào.

Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, được Reuters dẫn lời nói động thái mới nhất là một "sự chuyển hướng lớn", khiến bản thân ông cũng phải "ngạc nhiên".

Việt Nam là nước Đông Nam Á đầu tiên trang bị tên lửa tấn công đất liền cho tàu ngầm.

Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn chưa có phản hồi chính thức trước yêu cầu xác nhận thông tin từ phía Reuters.

Các quan chức quốc phòng Việt Nam từng nhiều lần miêu tả việc mua vũ khí, trong đó có tàu ngầm, là nhằm mục đích tự vệ.

Hãng Almaz-Antey, công ty mẹ của nhà sản xuất tên lửa Novator, từ chối bình luận về bất cứ hợp đồng bán vũ khí nào với Việt Nam.
Các mục tiêu tiềm năng


Đó là một khẩu súng được lên đạn, nhưng họ có dám bắn hay khôngTra Đáo Huỳnh, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh

Thay vì liều lĩnh tấn công vào những thành phố như Thượng Hải, Việt Nam có nhiều khả năng sẽ tấn công vào các cảng hoặc sân bay gần hơn, như căn cứ hải quân trên Đảo Hải Nam của Trung Quốc, hoặc các mục tiêu trên những đảo mà Bắc Kinh vừa cải tạo gần đây, giáo sư Thayer nói.

Dù cùng là hai nước cộng sản, Hà Nội từ lâu đã tỏ ra lo ngại trước Trung Quốc, nhất là sau khi nước này tuyên bố chủ quyền với hầu hết vùng Biển Đông.

Việc Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền hồi năm ngoái đã châm ngòi cho các cuộc bạo động chống Trung Quốc cũng như làm cho giới lãnh đạo ở Hà Nội giận dữ.

Trước khi có được loại tên lửa mới nhất, khả năng tấn công đất liền của Hà Nội chỉ gói gọn trong các tên lửa Scud cũ kĩ và các vũ khí từ máy bay Su-30 của Nga.

Hải quân Việt Nam gần đây đã nhận ba tàu ngầm lớp Kilo từ Nga. Chiếc thứ tư sắp được giao và chiếc thứ năm đang được thử nghiệm tại St Petersburg. Chiếc thứ sáu sẽ hoàn thành vào năm 2016.

Các tàu ngầm nói trên được Việt Nam mua từ Nga trong hợp đồng trị giá 2,6 tỷ đôla năm 2009.

Hợp đồng này bao gồm cả 50 tên lửa đối hạm và tấn công đất liền loại Klub, trong đó 28 quả đã được giao cho Việt Nam, theo SIPRI.

Số lượng tên lửa tấn công đất liền đã được giao cho phía Việt Nam vẫn chưa được công bố.
Nga không bán tên lửa Klub cho Trung Quốc

Ông Vasily Kashin, một nhà quan sát từ Moscow, nói các tàu ngầm Kilo mà Nga bán cho Việt Nam hiện đại hơn phiên bản mà nước này bán cho Trung Quốc.

Trong khi đó, Moscow cũng chưa bao giờ từng bán tên lửa tấn công đất liền Klub cho Bắc Kinh.

Trung Quốc đã tự sản xuất loại tên lửa tương tự, Ỵ-18.

Ông Tra Đáo Huỳnh, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, nói động thái mới nhất của Hà Nội là một phần trong xu hướng tái vũ trang của khu vực.

Tuy nhiên ông cũng cho rằng Hà Nội thừa hiểu hậu quả phải hứng chịu nếu dùng loại vũ khí này nhằm vào Trung Quốc.

"Khẩu súng đã được lên đạn, nhưng họ có dám bắn hay không"? ông nói.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa có phản hồi trước yêu cầu bình luận của Reuters.

Ông Trevor Hollingsbee, một cựu phân tích gia tình báo hải quân tại Bộ Quốc phòng Anh, nói Việt Nam đang là 'cơn đau đầu' lớn nhất của Trung Quốc tại Biển Đông.

"Mọi dấu hiệu cho thấy nước này đang học cách sử dụng tàu ngầm khá nhanh chóng ... Đây sẽ là vấn đề rất lớn cho Trung Quốc", ông nói.
-

-Trang bị tên lửa cho tàu ngầm, Việt Nam khiêu khích Trung Quốc ?
-Việt Nam mua tên lửa "chết người" để chống Trung Quốc: Vietnam Buys Deadly New Missiles Capable of Hitting China (Diplomat 30-4-15) Vietnam buys submarine-launched land attack missiles to deter China (Reuters 30-4-15) --"Analysts surprised by assertive weapon choice" GREAT!
-Việt Nam ‘chi 4,3 tỷ đôla’ cho quân sự
VOA – 19.04.2015

Một hợp đồng quân sự lớn nhất của Việt Nam gần đây là việc mua
6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga năm 2009, trị giá khoảng 2 tỷ đôla, và dự kiến sẽ được bàn giao tất cả vào năm 2016.
Chính quyền Hà Nội tiếp tục gia tăng chi tiêu quân sự với mức tăng 9,6% trong năm 2014, lên 4,3 tỷ đôla, trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Đây là công bố của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển.


Mức tăng chi tiêu quân sự của Việt Nam cao hơn so với mức trung bình 5% của khu vực châu Á và châu Đại Dương.


Theo Viện nghiên cứu này, tính từ năm 2005 tới nay, chi tiêu quân sự của Việt Nam tăng nhanh tới 128%, và điều đó xuất phát từ tình hình căng thẳng với Trung Quốc tại biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông).


Năm qua, chính quyền Bắc Kinh, quốc gia hiện có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Việt Nam và một số quốc gia khác trên biển Đông, chi tới 216 tỷ đôla cho quân sự.


Theo tổ chức của Thụy Điển, chi tiêu quân sự trên toàn thế giới năm 2014 đạt mức 1.776 tỷ đôla, chiếm 2.3% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu, tức là giảm 0.4% so với năm 2013.


Trong số 15 quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho quân sự trong năm 2014, Mỹ vẫn đứng đầu, rồi tiếp theo sau là Trung Quốc và Nga.


Ba nước châu Á khác cũng nằm trong danh sách này là Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.


Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế cho biết rằng họ công bố số liệu trên dựa vào các nguồn thông tin mở, bao gồm cả một bản câu hỏi mà tổ chức này gửi tới chính phủ các nước hàng năm.


Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về các thông tin cũng như con số mà Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế đưa ra.


Theo Sách trắng về Quốc phòng của Việt Nam công bố lần gần đây nhất là năm 2009, Việt Nam đã chi hơn 27 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,8% tổng sản phẩm quốc nội, cho ngân sách quốc phòng trong năm 2008.


Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh từng được báo chí trong nước dẫn lời cho biết sẽ công bố Sách trắng về Quốc phòng vào cuối năm ngoái.


Tuy nhiên, cho tới này cuốn sách quan trọng về vấn đề quốc phòng vẫn chưa ra mắt.


Một hợp đồng quân sự lớn nhất của Việt Nam gần đây là việc mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga năm 2009, trị giá khoảng 2 tỷ đôla, và dự kiến sẽ được bàn giao tất cả vào năm 2016.
*********
Nguồn:
-Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển
Báo The Wall Street Journal (WSJ) có bài viết về việc đề phòng Trung Quốc (TQ), Việt Nam xây dựng "địa đạo dưới biển", tức sử dụng tàu ngầm để đối phó. Một Thế Giới xin lược dịch:

Sử dụng tàu ngầm để TQ phải suy nghĩ kỹ 
Các tàu ngầm này, cũng như địa đạo thời chống Mỹ, là ví dụ điểm hình về một cuộc chiến không cân xứng: chúng cho phép một lực lượng yếu hơn tạo sự bất ổn trong trí não của một đối thủ mạnh hơn.


Hợp đồng mua tàu ngầm của Việt Nam minh họa việc các nước trong khu vực Biển Đông không có hy vọng đương cự lại sức mạnh quân sự TQ, đang tìm những phương cách khác để đề phòng tham vọng mở rộng lãnh thổ của TQ.

Việc này làm tăng thêm nhiều động thái mới khó có thể lường trước vào những căng thẳng trên Biển Đông:

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã nói về “một cộng đồng chia sẻ quyền lợi chung” ở châu Á -Thái Bình Dương.

Tại diễn đàn khu vực hôm 28.3, ông hứa sẽ xây dựng một “trật tự khu vực chung có lợi hơn cho châu Á và cho thế giới”.

Nhưng Biển Đông là một lò lửa. Căn cứ tàu ngầm mới xây của TQ ở đảo Hải Nam nhìn thẳng vào một vùng biển kéo dài đến Indonesia, mà TQ ngày càng ngang ngược xem đó là “sân sau” của họ.

Với các nước ven biển như Việt Nam, Malaysia, hoặc quốc đảo như Indonesia, tàu ngầm là cách hiện quả nhất để đương cự sức mạnh TQ.

Tất cả đều cảm thấy bị TQ đe dọa, nhưng không nước nào đủ mạnh để đối đầu trực tiếp với quân sự TQ.

Giáo sư Carl Thayer của Học viện quốc phòng Úc, viết:

“Tàu ngầm lớp Kilo sẽ cho Việt Nam câu hồi âm “khiêm tốn nhưng hiệu nghiệm” với sự đe dọa của hải quân TQ.

Ở Đông Á, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có lực lượng tàu ngầm.

Úc dự tính chi 50 tỷ đô-la Úc (khoảng 40 tỷ USD) để có tàu ngầm mới, mạnh hơn.

Philippines, Thái Lan cùng Myanmar đang xem xét mua tàu ngầm.

Tất cả các nước này sẽ khiến tạo nên một vùng biển chật chội. Nhưng với tàu ngầm, tất cả có được một phương tiện thay thế sự cân bằng lực lượng.

Rất khó phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm, trong khi đòn tấn công từ tàu ngầm nhắm vào tàu nổi luôn có hậu quả tàn phá.

Kết hợp hai yếu tố này khiến tàu ngầm cũng rất bất ổn. Khi tàu ngầm bị phát hiện, chỉ huy của nó phải có những quyết định sống chết, lập tức, về việc nên nã đạn và tạo ra một cuộc xung đột quốc tế hay không ?

Hơn nữa, cuộc tranh đua tĩnh lặng này diễn ra dưới đáy một tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới.
Hơn một nửa khối lượng hàng hóa/năm của thế giới đi qua Biển Đông vốn nối phía tây Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Ai kiểm soát được tuyến đường biển này sẽ có thế lực kiểm soát kinh tế toàn cầu.
Cách phòng thủ tốt nhất: tàng hình và mưu mẹo 

Việt Nam có bờ biển dài, đang ở giữa một cuộc tranh giành địa-chính trị đang hình thành. Dù quân đội Việt Nam mạnh nhất trong 10 nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), họ cũng phải chịu sức ép từ Bắc Kinh:

Nhưng nguy cơ dễ bị tấn công của Việt Nam cũng làm các cường quốc chú ý. Không phải tình cờ khi vào năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ lúc ấy là bà Hillary Clinton, đã dùng một cuộc họp về an ninh châu Á tại Hà Nội, để tuyển bố rằng một giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông là “quyền lợi quốc gia của Mỹ”.

Đó cũng là lý do nhiều cường quốc ủng hộ chương trình tàu ngầm của Việt Nam:

Ấn Độ huấn luyện thủy thủ tàu ngầm Việt Nam, các bác sĩ Nhật bản cung cấp kinh nghiệm chuyên môn xử lý tình huống bị giảm áp suất cho thủy thủ Việt Nam.

Mỹ thì nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam, đang đề nghị giúp Việt Nam tăng cường khả năng do thám đường biển, điều sẽ khiến tàu ngầm Việt Nam hiệu quả hơn.

Trong thế kỷ trước, Mỹ tham chiến ở Việt Nam với học thuyết “domino”, tức nếu Việt Nam rơi vào tay Cộng sản thì các nước khác cũng theo chân.

Nay, các nhà phân tích quốc phòng nói: một logic tương tự khiến các cường quốc giúp tăng cường khâu phòng thủ của Việt Nam:

Nếu Hà Nội rơi hẳn vào quỹ đạo TQ, thì việc chống Bắc Kinh trên Biển Đông sẽ càng khó hơn.

Nhưng Việt Nam biết rõ, rằng họ không thể trông vào sự giúp đỡ của Mỹ hoặc của bất kỳ quốc gia nào khác, nếu xảy ra chiến tranh với TQ.

Đó là lý do chính để Việt Nam mua tàu ngầm. Như trong cuộc chiến chống Mỹ xâm lược, Việt Nam biết rõ cách phòng thủ tốt nhất là tàng hình, là mưu mẹo, điều sẽ tạo nên nguy cơ tại một vùng biển đã nhiều bất ổn.
Trần Trí (lược dịch từ The Wall Street Journal) 

Có thể bạn quan tâm
>> Nga bán tên lửa 'khủng' S-400 cho Trung Quốc
>> Người Mỹ nghĩ gì khi Trung Quốc gắn lon cho sĩ quan Campuchia
>> Doanh nhân Hàn tự tử, để thư tuyệt mệnh tố cáo 8 quan chức chính phủ


-Hai chiến hạm tối tân của Hoa Kỳ cặp cảng Đà Nẵng

-Trong lúc Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev họp báo sau cuộc hội đàm sáng nay 6/4/2015 tại Hà Nội, thì ở miền Trung hai chiến hạm tối tân nhất của Đệ thất Hạm đội Hải quân Hoa Kỳ đã cặp Cảng Đà Nẵng mang theo 350 sĩ quan và thủy thủ trong chuyến viếng thăm thiện chí.


Đây là tàu Khu trục USS Fitzgerald trang bị tên lửa dẫn đường Tomahawk và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth. Đặc biệt là viên chỉ huy hai tàu Hoa Kỳ trong chuyến ghé thăm lần này là một sĩ quan Hải quân người Mỹ gốc Việt, Đại tá Lê Bá Hùng, Phó chỉ huy biên đội tàu khu trục.

Cả hai tàu chiến Hoa Kỳ cặp Cảng Đà Nẵng sáng nay được báo chí Việt Nam mô tả là nằm trong số những tàu chiến hiện đại nhất của Đệ thất Hạm đội Hải quân Hoa Kỳ.-
Việt-Nga mở rộng hợp tác về kinh tế cũng như quân sự

-Thủ tướng Nga thăm VN, xúc tiến ký thỏa thuận thương mại tự do
-Hoa Kỳ đưa chiến hạm vào biển Ðông Nguoi-Viet Online

Xác định ‘quyền tự do hải hành’

WASHINGTON (Google News) - Chiến hạm Mỹ USS Chung-Hoon có trang bị hỏa tiễn được gửi đi để thực hiện chuyến hải hành đơn độc vào vùng biển Ðông và biển Sulu.

Chiến hạm USS Chung-Hoon (bên phải) trong một chuyến hải trình trên Thái Bình Dương tháng 7 năm 2010. Ði bên cạnh là chiếc USS Lassen, khi đó do Hải Quân Trung Tá Lê Bá Hùng làm hạm trưởng. (Hình: John J. Mike/U.S. Navy via Getty Images)

Chiến hạm hiện đang ở giữa Thái Bình Dương, vừa đi ngang qua đảo Midway hôm Chủ Nhật.
Một trong những nhiệm vụ của chiến hạm này là xác định “quyền tự do hải hành.”
Chiếc Chung-Hoon sẽ là một nhắc nhở rõ ràng về quyền tự do hải hành là điều được quốc tế công nhận, cũng như cho thấy sự chú tâm của Mỹ về một giải pháp ôn hòa cho cuộc tranh chấp trong vùng biển Ðông hiện nay.
Chiến hạm USS Chung-Hoon sẽ đi qua các vùng biển mà Mỹ coi là hải phận quốc tế để xác định quyền tự do hải hành.
Mỹ cũng muốn chứng tỏ rằng cộng đồng quốc tế không chấp nhận các tuyên bố của bất cứ quốc gia nào coi đây là hải phận riêng của mình.
Chiếc USS Chung-Hoon (DDG-93), thuộc loại Arleigh-Burke, có trang bị dàn radar tối tân Aegis, được đặt theo tên của Phó Ðề Ðốc Gordon Pai'ea Chung-Hoon (1910-1979), từng được trao tặng Huân Chương Hải Quân (Navy Cross) và Huy Chương Bạc.
Chiến hạm có trọng tải khoảng 9,200 tấn, với thủy thủ đoàn gồm 320 người, trang bị hỏa tiễn chống phi cơ và chống chiến hạm cũng như loại hỏa tiễn bình phi Tomahawk.
Chiếc Chung-Hoon thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và có bến nhà tại Hawaii.
Trên biển Ðông, quần đảo Trường Sa là nơi có nhiều tranh chấp nhất. Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Ðài Loan và Malaysia đã thiết lập các cơ sở quân sự và hành chánh trên các đảo nơi này.
Trung Quốc bị cáo buộc là nổ súng bắn vào tàu Việt Nam và Philippines ở Trường Sa. Phía Trung Quốc đưa ra các “chứng cớ lịch sử” để nói rằng họ có chủ quyền ở nơi đây từ bao đời. Các giới chức chính quyền Trung Quốc còn nói rằng cả những khu vực đang có tranh chấp với Philippines cũng là lãnh thổ của họ.
Các nhà vẽ bản đồ và luật quốc tế thường đưa ra những lằn ranh giới rõ ràng. Tuy nhiên, trong vùng biển Ðông, những lằn ranh này lại thường chồng chéo lên nhau như của Việt Nam, Trung Quốc và Philippines.
Việc thăm dò địa chất để tìm dầu hỏa và các tài nguyên thiên nhiên khác lại làm nguy cơ bộc phát chiến tranh giữa các quốc gia trong vùng này trở thành điều dễ xảy ra hơn.
Các bãi đá ngầm và các hòn đảo nhỏ bé ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện là nơi các quốc gia liên hệ sử dụng tàu và các công sự phòng thủ để đánh dấu chủ quyền của mình.
Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật Biển định rõ việc ấn định lãnh thổ ngoài biển và quanh các hòn đảo, cũng như xác định vùng “đặc quyền kinh tế” (EEZ).
Tuy nhiên, công ước này không cho biết làm cách nào để giải quyết vấn đề EEZ bị chồng chéo lên nhau.
Khu vực EEZ có thể kéo dài ra tới 200 miles (khoảng 320 km) từ bờ biển một quốc gia, và trong khu vực biển Ðông tương đối nhỏ hẹp, điều này thường dẫn đến việc chồng chéo lằn ranh giới.
Khi đưa thêm vấn đề tranh chấp các hòn đảo đã có từ nhiều thế kỷ nay, biển Ðông lại càng là nơi dễ nổi sóng. (V.Giang)

Tổng số lượt xem trang