Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

Biểu tình chống Trung Quốc ở Sài Gòn, Hà Nội

Một số phương tiện truyền thông ở ngoài nước loan tin về việc đã xảy ra "các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc" là thông tin sai sự thật. - TTXVN
-- Một cuộc cách mạng lớn
Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam
Phương Ngạn/Người Việt

VIỆT NAM - Biểu tình là một khái niệm rất quen thuộc ở những nước dân chủ, nhưng ở Việt Nam (kể từ sau năm 1975 ở miền Nam và hầu như kể từ thời phong kiến đến giờ ở miền Bắc) thì đó là một khái niệm ít ai dám nhắc đến, thậm chí người ta tránh nhắc đến.

Hai chữ này như một thứ tai ương cho những ai dính líu đến nó.


Một thanh niên giơ biểu ngữ “Công lý và hòa bình trên biển Ðông” trong cuộc biểu tình ở Sài Gòn. (Hình: Dung Dang)


Với nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chuyện biểu tình đòi tự do dân chủ là chuyện tuyệt đối cấm kỵ, không những thế mà chuyện biểu tình kêu gọi lòng yêu nước của cộng đồng để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc cũng bị dập tắt, hầu như tuyệt đối là vậy.
Chính vì lẽ này, cuộc biểu tình sáng ngày 5 tháng 6 năm 2011 tại Sài Gòn và Hà Nội đóng vai trò một sự kiện lớn, một cuộc cách mạng lớn của người dân Việt Nam.
Vì sao gọi cuộc biểu tình ở Sài Gòn và Hà Nội là sự kiện lớn? Và mang tính chất cuộc cách mạng lớn của người dân Việt Nam?
Ở Hà Nội, số lượng người tham gia biểu tình không đông, theo con số ước lượng thì chưa đến 1,000 người. Và cuộc biểu tình không đạt được những yêu cầu mà người tham gia đã dự đoán.
Ðoàn biểu tình Hà Nội bị chặn ngay từ đầu, sáng sớm các tuyến đường vào Ðại Sứ Quán Trung Quốc ở Hà Nội đã bị phong tỏa bằng barrie, công an, dân phòng và (có thể có cả) chó nghiệp vụ.
Ðoàn người bị công an, cảnh sát 113, bộ đội đặc công đẩy dần ra phía Ðông công viên Lê-Nin... Rồi sau đó bị phân hóa ra các con đường, phân tán đội ngũ, dẫn đến giải tán.
Trong lúc này, ở Sài Gòn, đoàn biểu tình đã lên đến ba, bốn ngàn người. Lực lượng cảnh sát cơ động 113, công an giao thông, quân đội có mặt nhưng không thể ngăn cản đoàn biểu tình tiến về phía Lãnh Sự Quán Trung Quốc.
Barrie là giải pháp của chính quyền lựa chọn để hạn chế số người mới tham gia vào đoàn biểu tình (lúc này người ở trong có thể ra nhưng người bên ngoài không được đi vào khu vực đoàn biểu tình).
Thay vì tụ tập thành đám đông để tiến về trung tâm, đoàn biểu tình ở Sài Gòn đã chọn cách đi bộ, nhóm dần thành số đông nhưng không dừng tại chỗ. Nói cách khác là họ đã dùng thành công “hiệu ứng giao thông” để qua mặt công an. Trong tình huống này, nếu công an có biết thì cũng không có cớ để bắt bớ, sách nhiễu được họ bởi họ không “tụm năm tụm ba.”
Chừng 10 giờ sáng, chính quyền buộc phải bắc một chiếc loa to trước đoàn biểu tình để đưa người đại diện ra thương thuyết. Lúc này, người đại diện gồm các cụ người cao tuổi của thành phố Sài Gòn, một vài cán bộ ngành công an và sĩ quan ngành hải quân đứng ra thuyết trình, yêu cầu đoàn biểu tình đừng gây bạo động...
Phía đoàn biểu tình đã cướp diễn đàn và hô to khẩu hiệu bằng chính chiếc loa của chính quyền.
Cuộc biểu tình tại Sài Gòn diễn ra khá ôn hòa, mặc dù trước đó đã có một số người bị răn đe, cảnh báo không được phép tham gia biểu tình như trường hợp Bùi Chát, các blogger cổ xúy dân chủ, nhân quyền... Và thậm chí có người bị bắt giam như blogger Mẹ Nấm, Người Buôn Gió...


Ðoàn người biểu tình trên đường phố Sài Gòn. (Hình: Ngô Lực)


Thử rút tỉa vài kinh nghiệm

Qua lần biểu tình này, nếu phân tích và đưa ra các tiêu chí về số lượng, qui mô, mức độ và tầm cỡ, có thể nói rằng phía Nam thành công hơn phía Bắc rất nhiều về mọi phương diện.
Về mặt số lượng người tham gia, phía Nam đông gấp nhiều lần phía Bắc bởi do một phần họ đã chọn phương pháp không dừng và tụ tập thành nhóm. Hơn nữa, họ đi từ ngoại vi đến trung tâm, nghĩa là họ có từng nhóm nhỏ tản bộ trên các con đường, sau đó đi dần về một phía và cộng hưởng, tuần hành về nơi tập trung.
Ở phía Nam, thành phần trí thức tham gia biểu tình khá đông. Dù sao đi nữa, họ cũng là những người có khả năng thu hút được những thành phần khác một cách mạnh mẽ nhất.
Lực lượng trẻ, gồm sinh viên các trường đại học là một lực lượng năng động và quả cảm, một khi có sự tham gia của họ thì mọi chuyện trở nên hanh thông và có sức sống hơn. Phía Nam đã thành công nhờ vào điều này rất lớn.
Và hơn hết, mỗi người tham gia biểu tình phải là một nhà tổ chức cho chính bản thân mình và cho cục diện chung. Chỉ có vậy thì bầu không khí mới sinh động, tạo ra những tương tác trí tuệ để đi đến một cộng hưởng cho toàn cục.
Chính yếu tố này sẽ giúp đoàn biểu tình thu hút được người đi đường và tạo được sự ủng hộ ngẫu nhiên rất lớn bởi mối tương tác giữa từng thành viên tham gia biểu tình với bất kỳ người nào họ gặp. Họ tự tin và không bị phụ thuộc vào người đầu lĩnh cũng như không bị chao đảo theo tâm lý đám đông.

Cuộc biểu tình nói lên điều gì?

Sự đông đảo, hùng hậu về lực lượng của đoàn biểu tình ở Sài Gòn cho thấy rằng tinh thần dân chủ, yêu tổ quốc và không sợ đụng chạm với công an, quyết tâm nói lên tiếng nói của một công dân yêu nước ở họ rất cao.
Ðiều đó không có nghĩa rằng người Hà Nội (nói riêng) và miền Bắc (nói chung) không yêu nước. Nhưng họ có một thiệt thòi dễ nhận biết nhất là từ bờ Bắc vĩ tuyến 17 trở ra không có được một kinh nghiệm sống trong thể chế chính trị như người miền Nam từ Ðệ Nhất Cộng Hòa cho đến 30 tháng 4, 1975. Ðiều này có liên quan mật thiết đến thái độ ủng hộ hay bỏ lơ trước những lời kêu gọi biểu tình.
Trừ những trí thức phía Bắc cập nhật thông tin rộng, vượt ra ngoài sự tuyên truyền của nhà nước. Nói cách khác là trừ những người dân và trí thức yêu nước, thức thời.
Và kinh nghiệm biểu tình của người miền Bắc cũng không có nhiều bằng người miền Nam do chính bởi nguyên nhân vừa nêu trên, thậm chí, ngoài những người dân, trí thức thức thời, dường như khái niệm biểu tình còn quá xa lạ đối với họ.
Và trong chừng mực nào đó, dường như chính quyền phía Nam cũng có cách nhìn đồng thuận với những người biểu tình yêu nước, chống Trung Quốc hơn là chính quyền phía Bắc. Bằng chứng là họ chịu đối thoại và không dồn ép người biểu tình vào con đường sợ hãi bạo lực, họ đã chịu giữ không khí ôn hòa. Trong khi đó, phía Bắc dùng cả lực lượng đặc công để trấn áp người biểu tình.
Biểu tình, khái niệm ấy còn tương đối xa lạ với người Việt Nam - một dân tộc đi từ phong kiến sang toàn trị, từ phép tuân thủ của độc tôn sang phép tuân thủ của độc tài. Cả hai loại hình tuân thủ ấy đều không cho con người khai sáng được ý thức dân chủ, không cho con người đủ tự tin để thấy rằng việc mình tập hợp một lực lượng kêu gọi lòng yêu nước, đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình là hợp hiến, hợp lẽ con người.
Chính vì vậy mà mọi cuộc biểu tình đều rơi vào nguy cơ khủng hoảng an ninh cá nhân người tham gia biểu tình (từ an ninh tâm lý cho đến an ninh thân thể, tài sản...). Ý thức biểu tình có thể bị triệt tiêu bất kỳ giờ phút nào cho dù động cơ là chính đáng, yêu nước.
Nhưng dù sao chăng nữa thì cuộc biểu tình với qui mô lớn, quyết tâm cao và số lượng đông đúc, tư thế hùng hậu của ngày hôm nay cũng cho thấy rằng người Việt Nam đang bước vào một cuộc cách mạng mới, tự tin, bất bạo động và yêu chuộng hòa bình, yêu quê hương, đất nước, quyết giữ sự toàn vẹn lãnh thổ, yêu sáng tạo và yêu dân chủ, nhân quyền. Âu đó cũng là tố chất vốn từng có lúc bị ngủ quên của người Việt!
Có thể gọi ngày hôm nay là một ngày cách mạng lớn ở Việt Nam.
mới.-VIỆT NAM: Biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, nhiều nhà báo độc lập Việt Nam bị bắt giam (RFI)- Nhà thơ Bùi Chát bị câu lưu, nhà báo mạng Người Buôn Gió mất tích, blogger Mẹ Nấm bị áp giải về Nha Trang. Trên đây là một số biện pháp gây khó khăn cho giới truyền thông lề trái tại Việt Nam trong bối cảnh xảy ra biểu tình chống thái độ hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông.
“CÒN LẠI TÌNH YÊU”
(NCTG) “Em đi hàng đầu, tay giơ cao quyển sổ mở có hình tấm bản đồ nước CHXHCN Việt Nam - mà em đã dùng bút dạ đỏ khoanh hai trái tim vào quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa - thiêng liêng như đang nâng lá cờ Tổ quốc. Em cứ đi như thế, rất lâu, dưới nắng hè gay gắt làm ai cũng phải nheo mắt lại. Người em gầy, mắt em cận, mặt em nhợt nhạt và nhễ nhại mồ hôi.”
Tin – Yêu lắm, Việt Nam ơi!!!  (Trịnh Tuấn). Rất cảm động! - Bức hình dưới đây cho độc giả N.Q.T. vừa gửi và cho biết: chàng thanh niên giơ cao khẩu hiệu đó đã đứng bất động trước tòa Lãnh sự Trung Quốc, TPHCM, từ 10h45′ đến 12h30′ sáng qua:
- - Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Sài Gòn hôm nay(DCV).  —   - Vietnam Protests Organized On Facebook (All Facebook).
-5/6 (giangle)
Trước hết xin cám ơn các bạn ở HN và SG đã đi biểu tình phản đối hành động của TQ nhằm thôn tín Biển Đông, các bạn đã nói lên ý nguyện của hàng chục triệu người Việt (trong đó có tôi) về vấn đề chủ quyền lãnh hải của VN. Tôi tình cờ thấy bức ảnh dưới đây về cuộc biểu tình, giật mình vì dòng chữ "No trespassing" trên tấm biển của lực lượng cảnh sát VN.
Ở Mỹ và Úc những tấm biển "No trespassing" thường được cắm ở hàng rào của private property cảnh báo người lạ không được tự ý đi vào. "Trespass" theo cách hiểu (của luật phápcảnh sát) ở đây là hành vi vi phạm property right của tư nhân chứ không phải là hành vi cố tình đi vào "Restricted area" công vụ.
Tôi chưa từng thấy biển "No trespassing" của cảnh sát ở nước ngoài, thực ra điều này vô nghĩa vì nếu có mặt cảnh sát thì không cần phải cảnh báo như vậy mà chỉ cần "Restricted area" là đủ. Việc trương ra tấm biển "No trespassing" ngay trước ĐSQ và TLS của TQ có thể làm người ta ngầm hiểm đằng sau tấm biển đó là "private property" của ai đó, rất tế nhị trong hoàn cảnh tranh chấp lãnh thổ hiện tại giữa VN-TQ. Bộ Công an VN cần sửa lại những tấm biển này, đây là một lỗi tiếng Anh không đáng có.




Update: Về khía cạnh ngôn ngữ, biển cảnh báo "No trespassing" ở các nước Mỹ/Úc tương đương như biển "Nhà có chó dữ" ở VN.
-Một buổi sáng Chủ nhật được là mình
Vũ Danh – Phóng viên BVN (Ảnh và bài về cuộc biểu tình chống Tàu xâm lấn biển đảo tại Hà Nội)

clip_image018
Nhận lời với GS Nguyễn Huệ Chi đi chụp ảnh cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngày Chủ nhật 5-6-2011 mà lòng tôi thao thức không yên. Tối hôm 4-6, tôi đến nhà anh, chúng tôi bàn bạc khá lâu và phỏng đoán: Không biết nhà cầm quyền có để yên cho dân chúng xuống đường bày tỏ lòng căm phẫn của mình hay không. Cả anh và tôi hơi có chút hồ nghi, bởi vì trên trang mạng Ba Sàm có đăng tờ thông cáo của ông Đặng Công Tráng Hiệu trưởng Trường đại học Công nghiệp TP HCM từ ngày 1-6-2011 khẩn thiết yêu cầu sinh viên không nghe lời “xúi giục” “lôi kéo” mình làm điều dại dột, lấy lý do cơ quan an ninh đã cho ông ta biết là “tình hình an ninh chính trị diễn biến rất phức tạp”, biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược biển đảo có thể “ảnh hưởng đến an ninh chính trị xã hội”.

Rồi chúng tôi lại nghe rằng kêu gọi biểu tình vào Chủ nhật ngày mai chính là chủ trương ngụy trang của Đảng Việt Tân muốn nhân cơ hội này mà gây ra một “cuộc cách mạng hoa nhài” trên toàn cõi Việt Nam. Chúng tôi càng thấy phân vân khi đọc trên BBC nghe TQ loan tin là ông Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh bên lề hội nghị Shangri-La ở Singapore đã có cuộc họp chớp nhoáng với ông Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt và đã tỏ ý chấp thuận “hội nghị song phương” với Trung Quốc cũng như giữ vững “16 chữ vàng”. Thế thì có vẻ như mọi thứ đã an bài rồi, chắc họ chặn dân chúng không cho đi biểu tình là cái chắc. Nhưng trao đi đổi lại, anh Huệ Chi nói những lời tin tưởng: “Tôi nghĩ, họ chẳng khôn chút nào là điều không cần bàn cãi, nhiều việc làm lâu nay cứ xem cũng đủ thấy. Nhưng hẳn trong số đó cũng còn có người biết rút kinh nghiệm, chứ chưa đến nỗi lại trắng trợn ra tay đàn áp một lần nữa hành động bột phát của mọi tầng lớp dân chúng vì căm thù quân xâm lược như năm 2007, bởi đây là cái quyền thiêng liêng bộc lộ tình cảm yêu nước của người dân, một nước có tư thế đàng hoàng đâu có kẻ cầm quyền nào dám xúc phạm vào chỗ “ban thờ tối linh” ấy. Vả lại, nói cho cùng, đây cũng là cái cột chống duy nhất để họ còn có thể vịn vào mà “đứng dậy”. Tình hình mọi mặt đã xuống đến đáy, không đứng dậy được thì biết đâu thời cuộc chẳng…, có ai mà dám nói trước con đường lịch sử sẽ thế nào. Anh cứ yên tâm, mai dậy sớm đi tham gia cùng mọi người. Còn cái ông Tr. nào đấy thì không cần quan tâm, ông ta không biết thuộc lứa tuổi còn trai trẻ hay đã là trung niên nhưng xem ra cũng chỉ là một vị “quan” nào vào cỡ “dê cỏn” mà thôi. Loại ấy thì soi cho đến tim đen cũng chẳng lấy đâu ra lòng yêu nước, chỉ lo lập công thôi mà”. Thế là tôi yên tâm ra về.
Sáng sớm thức dậy lúc 5 giờ 30, tôi làm rất nhanh các công việc vệ sinh cá nhân, ăn lót dạ rồi đúng 6 giờ hơn thì cầm máy ảnh ra đi. Phải chọn một cái máy ảnh bỏ túi thật gọn nhỡ có chuyện gì còn “cơ động” được. Cũng không mang theo cờ và khẩu hiệu vì mình chỉ là anh phóng viên đi ghi lại hình ảnh sinh hoạt của nhân dân chứ đâu có phải người chủ chốt trong đoàn đi biểu tình.
Đến trung tâm khu Ba Đình, nơi phố Hùng Vương, thấy mọi sự vẫn yên tĩnh, lòng cảm thấy hơi lo lo, không biết có nên cơm cháo gì không đây. Đi vào nữa theo đường Điện Biên Phủ gặp đường Hoàng Diệu nhìn sang tay phải thấy trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc vẫn bình thường. Chỉ có dăm ba công an áo vàng, một số những người đeo băng đỏ, và lực lượng dân phòng đi lại trên sân lát đá ở giữa công viên Lê Nin hoặc đi dọc ngang trên mép bên này đường Hoàng Diệu trước cổng Sứ quán và một nhóm công an thường phục lố nhố phía đối diện sát hàng rào sắt công viên. Rõ ràng đây là đám người đang rải ra để chuẩn bị đối phó với “sự cố” của ngày hôm nay rồi. Tin chắc như vậy mặc dù nhìn quanh vẫn chưa thấy có một đám đông nào, tôi liền cho ngoặt xe trở lại theo đường Điện Biên Phủ đi về phía Lăng Bác, tìm đến một hiệu ảnh quen vào rửa một số ảnh trong chuyến đi dã ngoại cách đây vài tháng, nhân thể cũng thương lượng gửi chiếc xe và uống với chủ nhân một cốc nước trà, nói dăm ba câu chuyện bâng quơ, rồi mới lững thững quay trở lại như một khách bộ hành nhàn rỗi dạo xem phố xá Hà Nội.
clip_image002
Ai ngờ lần này đi ngược về đến gần công viên Lê Nin thì quang cảnh đã thay đổi. Mới chưa đến giáp phố Hùng Vương mà tiếng ồn ào náo nhiệt dội rõ vào tai. Người ở đâu mà kéo đến đây nhanh thế, toàn nam nữ thanh niên, có cả trung niên, lác đác có cả những người tóc đốm bạc, trên con đường Điện Biên Phủ và đường Trần Phú, từ phía Tràng Thi, Hai Bà Trưng, Nguyễn Thái Học đổ về. Họ kéo dần vào công viên Lê Nin, đi lại khẩn trương giữa khoảng sân lát đá và áp dần về phía cổng Đại sứ quán Trung Quốc, dẫm lên trên vườn cỏ mấp mô, túm
clip_image004
tụm lại phía trước hàng rào của công viên dọc theo đường Hùng Vương nhưng không đến được sát mép hàng rào vì công an, dân phòng và lực lượng đeo băng bảo vệ ngăn cản. Và trên con đường Hùng Vương xuyên ngang trước cổng Sứ quán đó, không biết từ đâu ra, những toán cảnh sát cơ động đã đổ xuống, kéo
clip_image008
những hàng rào sắt từ trên các xe cảnh sát mới tới, chắn ngang hai phía đường. Một tín hiệu thấy rõ: khu vực này là “vùng cấm”, ngoài ra ở phía công viên thì cho phép người dân cứ việc tùy nghi. Tôi nhìn vào những khuôn mặt lạnh lùng của đám cảnh sát cơ động tay lăm lăm dùi cui điện mà thầm nhủ mình như vậy. Họ mặc áo màu cứt ngựa, đội mũ bảo hiểm, cả ngực và lưng đều in nổi dòng chữ CSCĐ (cảnh sát cơ động), anh nào cũng ngó bộ gườm gườm.
Bên này, dân chúng biểu tình thì vô cùng nhộn nhịp. Người ta phớt lờ những cảnh sát thường phục đi lại xen lẫn với mình, trong đó có dăm ba chàng đứng dựa vào các gốc cây để tránh nắng và cũng là vị trí thuận lợi để quan sát dân chúng với những đôi kính râm rất đặc trưng và khuôn mặt lầm lỳ không thể nào lẫn được. Tất nhiên dân biểu tình ít ai đến gần họ.
clip_image016

Người ta không nói nhiều, và cũng không hề hô một câu khẩu hiệu nào nhắm vào Trung Quốc như cuộc biểu tình năm 2007. Nhưng đây rõ ràng là một ngày hội để người ta được thể hiện mình là người có quyền tự do yêu nước, thế cũng chẳng đủ hân hoan sung sướng rồi hay sao. Bởi thế, trên mặt ai nấy đều có một sự phấn chấn rất lạ dù nhìn vẻ ngoài vẫn thấy lặng lẽ bình thường.
Người ta mặc đủ thứ áo quần, hầu hết là áo quần thường ngày nhưng cũng có những người mặc chiếc áo phông đỏ, giữa ngực là một ngôi sao vàng chóe. Màu cờ đỏ sao vàng lay động trên tay nhiều người làm đỏ rực cả một vùng và làm cho đám đông như cũng năng động hơn. Lại có người choàng một mảnh vải đỏ để lộ phía trong chiếc áo phông trắng hoặc xanh, tay cầm cờ phất đi phất lại. Người nào không cầm cờ thì cầm một biểu ngữ trên viết đủ thứ khẩu hiệu khác nhau. Có không ít biểu ngữ rất to bằng vải đỏ hai bên kẹp hai thanh gỗ vuông do hai người cầm trương lên rất cao với dòng chữ vàng kẻ rất công phu: Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, hoặc những dòng chữ cả tiếng Việt và tiếng Tàu đan xen ngang rồi dọc, ngoặc vào nhau, nếu đọc không kỹ có thể nhầm: Việt Nam Hồ Chí Minh vĩ đạiTrung Hoa xử sự tầm thường.
clip_image020
Có cả những biểu ngữ rất dài bằng vải trắng tinh, chăng ra có thể từ bên này đường sang bên kia đường, mà những người cầm cứ cố sức chĩa về phía Đại sứ quán để người bên trong đọc thấy: China, hàng xóm to xác, xấu tính! Nhưng đa số trên tay nhiều người là những tấm giấy trắng cỡ A3 in những dòng chữ đen rất đậm, hai tay người nào cũng trịnh trọng cầm giơ lên ngang trán. Tôi đọc được những câu đập vào mắt: Phản đối Trung Quốc gây hấnPhản đối đường lưỡi bò phi phápPhản đối Trung Quốc xâm lược Việt NamTrung Quốc phải chấm dứt gây hấnViệt Nam tinh nhuệ hóa quân đội – Paracel & Spratly belong to Vietnam – Stop Chinese invasion of Vietnam’ slands Có những áp phích là cả một tấm bản đồ Việt Nam to tướng che trùm hết thân thể người đang cầm mà ngoài phần đất liền còn vẽ cả khu vực biển Đông mênh mông với những cụm đảo Hoàng Sa và Trường Sa nổi bật. Tôi để ý thấy có những áp phích trên là câu khẩu hiệu chống Trung Quốc xâm lược còn dưới là hình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trẻ trung sung sức, miệng đang mỉm cười. Có những chiếc áo in hẳn chân dung Hồ Chí Minh ngay trước ngực.
clip_image022
Đoàn biểu tình từ nhiều ngả kéo đến ngày càng đông, đã có khoảng 300 người. Người ta chen lấn nhau để chĩa biểu ngữ vào trong Đại sứ quán ở phía bên kia đường. Người ta bắt đầu hát. Bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng rộn rực âm vang, hát đi rồi hát lại làm lòng người cảm thấy phấn hứng trẻ trung như đang sống lại những ngày đầu tháng Năm năm 1975. Hát hết bài đó đến chán chê người ta bắt sang bài Tiến quân ca trầm hùng và rõ ràng bài hát là cả một sức kích thích đối với con tim rất mạnh. Ai nấy đều gào lên, gắng hát thật khỏe, gửi gắm vào trong tiếng hát cái khí phách đối đầu với kẻ thù nham hiểm đang ẩn núp bên kia những bức tường mà mọi cánh cửa lớn nhỏ đều đóng im ỉm.
Nhưng rồi một sự bất ngờ xảy ra. Ước chừng một tiếng đồng hồ sau thì những chiếc xe cảnh sát liên tiếp kéo đến. Và đủ loại cảnh sát đổ xuống đông đặc hơn. Loại nào cũng tăng số lượng, có khi còn nhiều hơn cả người biểu tình. Vừa đổ xuống là đám người đó bắt tay ngay vào hành động. Họ kéo ra một cuộn dây vàng từ đầu này đến đầu kia dọc theo công viên Lê Nin, cứ cách một mét lại có một cảnh sát cầm lấy. Rồi cứ thế họ tiến dần vào Công viên, đẩy đám đông lùi
clip_image024
lại. Nhiều tiếng nói phản ứng vang lên. Tôi vốn đứng sát gần mép vườn hoa để tác nghiệp nên là một trong những đối tượng bị đẩy lùi bởi cuộn dây mỏng mảnh. Tôi nói với một cậu cảnh sát đứng đối diện với mình: “Các cháu biết không, chú là Thượng tá quân đội, cựu chiến binh đây, hôm nay cũng có mặt ở đây để phản đối Trung Quốc xâm lược. Các cháu không biết rằng đàn áp hành vi yêu nước của nhân dân chính là cách xác nhận mình bán nước sao?” Viên cảnh sát trẻ măng cứ lẳng lặng như không và cứ cầm cuộn dây lấn tới khiến tôi phải lùi dần về phía sau. Đồng thời, một chiếc xe cảnh sát chỉ huy có gắn loa phóng thanh, ở
clip_image026
đâu bò tới bên lề đường, cất giọng lặp đi lặp lại một câu hạ lệnh cho đám đông giải tán và thúc giục các lực lượng chức năng hãy làm tròn nhiệm vụ. Tuy không hề có xô xát, tình thế đã trở nên căng hơn. Có lẽ đây đã là giờ mà “cấp trên” thấy rằng biểu tình như thế là đủ rồi chăng. Chúng tôi đành phải lùi dần, lùi dần, lùi xa dần cổng Sứ quán Trung Quốc mà đến gần sát tượng Lê Nin. Đột nhiên tôi mỉm cười vì thấy ngồ ngộ, cuộc biểu tình bị xua đuổi mà giống như một ước lệ về con đường đi tất yếu của Việt Nam trong cái thế chọn đường hôm nay: Phải rời bỏ Trung Quốc để trở lại với nước Nga – dù nước Nga chưa phải là một quốc gia có đủ mọi ưu thế như nước Mỹ nhưng cũng không khốn nạn như cái anh Tàu. Thì chính chúng ta chẳng đang mua tàu ngầm kilo và các loại vũ khí quân sự hiện đại của Nga là gì!
clip_image028
Thế rồi, đột nhiên 4 chiếc xe bus trờ tới và dừng lại. Có tin chuyền từ người này đến người khác rằng lực lượng cảnh sát sẽ cưỡng chế “hốt” hết đám đông biểu tình lên các xe bus đưa hẳn ra ngoại thành. Mọi người càng nhốn nháo hơn. Người ta bảo nhỏ với nhau nhất quyết không để bị “hốt” lên xe. Người ta đứng trụ lại ở giữa sân công viên một lúc nữa. Người ta vẫn hát, mặc dù mắt thì vẫn lấm lét dè chừng. Và rồi không ai nói với ai mà như có một luồng điện xẹt qua trí óc, người ta đột ngột tìm ra một giải pháp cứu nguy: quay mặt đằng sau, đi hẳn xuống đường Điện Biên Phủ, biến cuộc biểu tình thành một cuộc tuần hành rầm rộ theo hướng Hồ Gươm thẳng tiến. Đoàn người lại cùng nhau phất cờ kéo đi, bỏ lại phía sau lực lượng an ninh với những chiếc xe bus đang chờ “hốt” họ.
clip_image030
Đoàn người nghe nói còn hành tiến rất lâu, đến hơn 11 giờ trưa, chia thành hai đội, một đội tiến thẳng về Hồ Gươm, biểu dương lực lượng một vòng ở Hồ Gươm rồi kéo lên Hàng Gai, Hàng Bông, sau đó vòng trở lại nhà Thủy Tạ để kéo ra ngả Tràng Thi mà đi dần trở lại công viên Lê Nin, đến đối diện với cổng Đại sứ quán Trung Quốc một lần thứ hai, để rồi lại bị lực lượng an ninh ở đây giải tán và lại quay trở về Hồ Gươm một lần nữa; còn một đội thì theo ngả Phùng Hưng đi đến Phan Đình Phùng và không biết có quay trở lại Công viên Lê Nin nữa hay không. Riêng tôi, đến đây, tuy chưa gọi là mỹ mãn nhưng cũng đã tận mắt chứng kiến thế nào là lòng yêu nước của con người Việt Nam, thế nào là sức mạnh của tuổi trẻ, thế nào là sức bật của những gì mà người Việt phải nén kín bao lâu vì bị tước mất quyền yêu nước, nó trở thành niềm vui khôn tả hiện lên trong ánh mắt của biết bao nhiêu chàng trai cô gái lướt qua trước mắt mình. Mặt khác, thấy số lượng ảnh cũng đã tạm đủ cho trang Bauxite Việt Nam bèn không theo đoàn đi xuống Hồ Gươm nữa mà tách ra, trở lại chỗ gửi xe và trở về nhà.
V.D. 


- Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ và chư Tăng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị công an ngăn cấm không cho đến tham gia biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Cộng theo lời kêu gọi của Học sinh – Sinh viên Saigon  
 2011-06-05 | | PTTPGQT

PARIS, ngày 5.6.2011 (PTTPGQT) - Tin từ Viện Hóa Đạo gọi sang Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris lúc 3 giờ sáng, tương đương 8 giờ sáng giờ Việt Nam, cho biết các chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) bị công an phong tỏa, ngăn cấm không cho chư Tăng rời chùa đến nơi biểu tình trước Lãnh sự quán Trung quốc ở số 39 Đường Nguyễn Thị Minh Khai (Hồng Thập tự cũ), Quận 1, Saigon theo lời kêu gọi của giới Học sinh – Sinh viên vào lúc 8 giờ sáng chủ nhật 5.6.2011. Theo lời kêu gọi cuộc biểu tình sẽ ôn hòa, bất bạo động, cốt nói lên phản ứng của người Việt trước sự kiện tàu hải giám Trung quốc xâm nhập hải phận Việt Nam tấn công tàu Việt Nam thăm dò địa chấn thuộc thềm lục địa Việt Nam cách bờ biển Phú yên 120 hải lí.


Tại Thanh Minh Thiền viện, từ sáng tinh mơ đông đảo công an sắc phục và thường phục phong tỏa trước mặt tiền chùa. Hai công an mặc thường phục ngồi ngay trước chánh điện theo dõi các biến động. Trong khi 6 công an mặc sắc phục vào chùa yêu cầu gặp Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ để “làm việc”. Vị tri khách lên tầng trên thỉnh Hòa thượng xuống. Nhưng Hòa thượng từ khước nói rằng : Làm việc gì phải có giấy tờ thông báo trước, nêu rõ lý do, không thể tự nhiên đến làm việc như vậy được.

Đông đảo Công an thường phục và sắc phục đang canh trước cổng Thanh Minh Thiền viện
Đông đảo Công an thường phục và sắc phục đang canh trước cổng Thanh Minh Thiền viện

Công an tại Thanh Minh Thiền viện
Công an tại Thanh Minh Thiền viện

7 giờ rưởi sáng, 5.6, một Đại đức đưa xe taxi đến rước Hòa thượng Thích Quảng Độ ở Thanh Minh Thiền viện. Xe vào đậu ở sân chùa liền bị công an đuổi đi, không cho rước Hòa thượng.

Tất cả các ngôi chùa thuộc GHPGVNTN ở châu quận Saigon đều lâm cảnh tương tự. Đặc biệt chùa Giác Hoa nơi đặt Văn phòng Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo ở Quận Bình Thạnh. Từ sáng sớm công an đã vây kín đường hẻm vào chùa và mặt tiền ngoài phố. Thượng tọa Thích Viên Định, Phó Viện trưởng kiêm Tổng thư ký Viện Hóa Đạo, cùng với hai Đại đức Thích Viên Hỷ và Thích Đồng Minh ra đường hướng về phía Lăng Ông đi bộ chừng mấy trăm thước đón xe taxi, thì một đoàn xe moto phân khối lớn công an thường phục và sắc phục đón đường không cho xe taxi ngừng đón. Công an yêu cầu Thượng tọa trở về chùa vì họ có việc cần hỏi.

Công an thường phục và sắc phục canh trước hẻm vào chùa Giác Hoa. Hẻm còn đầy chật Công an, nhưng không có hình
Công an thường phục và sắc phục canh trước hẻm vào chùa Giác Hoa. Hẻm còn đầy chật Công an, nhưng không có hình

Công an sắc phục và thường phục ngăn cấm Ta xi đón Thượng tọa Thích Viên Định
Công an sắc phục và thường phục ngăn cấm Ta xi đón Thượng tọa Thích Viên Định

Thượng tọa đáp rằng có việc gì phải gửi giấy thông báo trước, nay tôi có công chuyện phải đi không tiếp các ông được. Thượng tọa đón taxi nào cũng bị công an ngăn cấm. Thượng tọa bước thêm mấy trăm mét tới bệnh viện Gia Định đón xe Honda ôm. Công an kẻ trước người sau không cho xe ôm chở. Thượng tọa gọi điện về chùa yêu cầu chư Tăng ra đón, thì lại bị công an trước cổng chùa ngăn chận hỏi giấy tờ xe làm khó. Thượng tọa và các Đại đức đành phải đi bộ về chùa, không thể ra nơi biểu tình như dự tính.

Công an bám sát theo Thượng tọa Thích Viên Định về chùa Giác Hoa. Tại đây yêu cầu được làm việc. Thượng tọa từ chối thì họ bảo rằng chỉ xin hỏi thăm vài câu về việc An cư kiết hạ tại Giác Hoa. Nhưng khi ngồi vào bàn, thì công an không hỏi chuyện An cư kiết hạ mà nói thẳng rằng :

“Việc Biển Đông để Nhà nước lo, chứ người dân không được làm gì, làm là sái nguyên tắc và sẽ ảnh hưởng đến ngoại giao không tốt”. Nghe thế Thượng tọa bảo hôm nay tôi mệt, không nói chuyện được, hẹn hôm khác. Công an lại nói cho hỏi thêm chuyện an cư, Thượng tọa gọi chư Tăng ra hồi đáp rồi bỏ đi.

“Việc Biển Đông để cho Nhà nước lo…” là điệp khúc “Để cho Nhà nước no, nhân dân đừng no” mà người dân Việt đã quá hiểu vì mấy mươi năm nghe đến nhàm chán.

Trong cuộc điện đàm với Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Hòa thượng cho ông Võ Văn Ái biết rằng : “Mình là người Tăng sĩ nhưng cũng là người công dân. Nước mất, đất tổ bị xâm lấn không ai có thể làm ngơ. Tôi tuổi đã cao nhưng rất phấn khởi và tin tưởng khi thấy giới trẻ Học sinh – Sinh viên còn nghĩ tới chuyện nước non, còn kêu gọi biểu tình để cảnh tỉnh lòng người. Nên tôi và chư Tăng muốn ra tham gia hưởng ứng và ủng hộ giới trẻ. Nhưng ai ngờ Nhà nước lại cho công an ngăn cấm lòng yêu nước thương nòi của người dân !?”

Khoảng 10 giờ sáng cùng ngày 5.6, Đại đức Thích Viên Hỷ có việc phải ra ngoài chùa Giác Hoa. Vừa ra khỏi chùa đã thấy 2 Cảnh Sát Giao Thông, một công an Thành Phố tên Xuân, hai công an quận 1 tên Minh và Tốt, một công an phường tên Tùng. Đại đức nghe công an Tốt nói với nhau rằng : “Xin lệnh xếp bắt thằng này cho rồi !”. Tất cả kèm theo bám gót Đại đức Viên Hỷ. Họ cấm Taxi hay Xe ôm không được cho Đại đức đi. Đại đức phản ứng thì họ bảo : Hôm nay Ông không được đi đâu cả. Không được đến chỗ Biểu tình và cũng không được qua các chùa khác. Các chùa đã bị chúng tôi cô lập hết rồi - lời ông Minh, công an quận Bình Thạnh. Trưa nắng gắt, người thì mệt mà không được quyền kêu Taxi đi làm chuyện Phật sự như dự tính, nên Đại đức đành phải quay trở về chùa Giác Hoa.

Trong khi đó, hàng trăm Học sinh – Sinh viên biểu tình trước Đại sứ quán Trung Cộng ở Hà Nội và hàng nghìn Học sinh - Sinh viên tập họp biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Cộng ở đường Nguyễn Thị Minh Khai (Hồng Thập tự cũ), Quận 1, Saigon. Một biểu ngữ viết chữ lớn : “CHINA, HÀNG XÓM TO XÁC, XẤU TÍNH !”. Sau đây là một vài hình ảnh cuộc biểu tình tại Saigon lúc 8 giờ sáng ngày 5.6.2011 :

Tổng lãnh sự Trung Cộng ở 39 đường Nguyễn Thị Minh Khai. Nhiều người biểu tình bình luận : Họ không biết xấu hổ hay sao mà đứng gác nhiều thế !
Tổng lãnh sự Trung Cộng ở 39 đường Nguyễn Thị Minh Khai. Nhiều người biểu tình bình luận : Họ không biết xấu hổ hay sao mà đứng gác nhiều thế !

Một biểu ngữ viết : Đời đời các ngươi bị Quả báo / Đời đời các ngươi bị Nguyền rủa
Một biểu ngữ viết : Đời đời các ngươi bị Quả báo / Đời đời các ngươi bị Nguyền rủa

Đoàn biểu tình đối diện Lãnh sự quán Trung Cộng
Đoàn biểu tình đối diện Lãnh sự quán Trung Cộng

Biểu ngữ trương lên trước Lãnh sự quán Trung cộng
Biểu ngữ trương lên trước Lãnh sự quán Trung cộng

Đoàn biểu tình Sinh viên – Học sinh tiến về Lãnh sự quán Trung Cộng ở đường Nguyễn Thị Minh Khai
Đoàn biểu tình Sinh viên – Học sinh tiến về Lãnh sự quán Trung Cộng ở đường Nguyễn Thị Minh Khai

Chiếc Kéo của Học sinh- Sinh viên Saigon cắt Lưỡi Bò trên Biển Đông của Trung quốc
Chiếc Kéo của Học sinh- Sinh viên Saigon cắt Lưỡi Bò trên Biển Đông của Trung quốc


-Khi lòng yêu nước dâng trào!
(Tường thuật của nhà văn Nguyễn Viện từ Sài Gòn)

Đúng 8g sáng ngày chủ nhật 5.6.20011, cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn và xâm lược Việt Nam đã bắt đầu tại Saigon.
Thật bất ngờ và có lẽ bất ngờ hơn với lực lượng an ninh (?) là sự xuất hiện của Giáo sư – nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, lịch sự với cravate và những nhân vật lừng danh một thời – những “chuyên gia biểu tình” trước 1975 ở Saigon: Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng, Cao Lập, nhà thơ Nguyễn Quốc Thái... bên cạnh đó là nhà sử học Đinh Kim Phúc, nhà thơ Đỗ Trung Quân, Andre Mendras (Hồ Cương Quyết)... ở khu vực đầu nhà thờ Đức Bà.


Từ trái qua phải : ông Đình Vượng, ông Vương Đình Chữ, cụ Nguyễn Đình Đầu, ông Lê Hiếu Đằng, nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh; ông André Mendras Hồ Cương Quyết, ông Huỳnh Tấn Mẫm.
(Ảnh: Cao Lập)

Sau một cuộc tranh luận ngắn giữa ông Cao Lập (đương kim giám đốc Khu du lịch Văn Thánh) và các nhân viên công lực, Andre Mendras đã bung khẩu hiệu ra... Nhân viên công lực nhượng bộ, bắt đầu cho một ngày lịch sử.
Một số các bạn trẻ mai phục sẵn gần đó đã tham gia ngay vào nhóm này. Các tấm biểu ngữ khẩu hiệu được nhóm này phân phát cho các bạn trẻ, cộng thêm các khẩu hiệu do chính các bạn trẻ chuẩn bị trước được giương lên. Họ kéo đến Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai – Phạm Ngọc Thạch. Những tiếng hô đả đảo Trung Quốc, Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam không ngừng vang lên, càng lúc càng to và càng khí thế...

(Ảnh: Cao Lập)

Ông Nguyễn Văn Đua – Phó bí thư thường trực Thành ủy, Ông Nguyễn Thành Tài – Phó chủ tịch UBND cũng có mặt tại “hiện trường” và có cuộc trao đổi với hai ông Huỳnh Tấn Mẫm và Lê Hiếu Đằng. Nội dung cuộc trao đổi này còn trong vòng “bí mật”.
Tiếp đó là một cuộc tuần hành rầm rộ lôi kéo theo những người đi đường. Họ đi một vòng qua đường Lê Duẩn – Pasteur trở lại Nguyễn Thị Minh Khai trước Lãnh sự quán Trung Quốc. Rồi lại đi tiếp qua Đồng Khởi, qua UBND thành phố, chợ Bến Thành, Dinh Thống Nhất, Tổng Lãnh sự Mỹ, qua Văn phòng Hội Cựu Chiến binh ... rồi quay trở lại Tổng Lãnh sự TQ. Lúc này số người tham dự đã lên tới trên 1000 người. Khí thế hừng hực. Một cô bạn trẻ nói với tôi: “Sau hôm nay, nếu có bị bắt thì cũng rất đáng để trả giá”. Khoảng hơn 11g, một vị hiệu trưởng Đại học xuất hiện nói chuyện với người biểu tình, bị các bạn trẻ phản ứng dữ dội. Ông ta nói phải tôn trọng luật pháp. Các bạn trẻ đáp lại, “thày hãy về học luật đi”...

(Ảnh: Cao Lập)

Đám biểu tình bị chia cắt làm 3 khúc. Tôi theo một nhóm và tan hàng sau 12g. Nghe nói một số vẫn còn bám trụ... và hẹn tiếp tục vào chủ nhật tới.
Một điều đáng nói là ngoài các bạn trẻ tham gia, tôi gặp nhiều nhân vật “cộm cán” lề phải với tư cách quan sát, hoặc trực tiếp tham gia biểu tình như: Hồ Thu Hồng (Beo) – Tổng biên tập báo Thể Thao Thành phố, Phạm Xuân Nguyên – Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Thế Thanh – Cựu Phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, Giáo sư Chu Hảo, nhà báo Nguyễn Trọng Chức – cựu Tổng thư ký báo Tuổi Trẻ chủ nhật, Nguyễn Tâm Chánh – Tổng biên tập Sài Gòn Tiếp Thị, nhà báo Huy Đức... và một số nhà văn, nhà thơ... không cần biết lề gì.
Rất tiếc, một số anh em văn nghệ sĩ đã từng tham gia biểu tình năm 2007 đã không thể có mặt, hoặc bị giữ tại công an phường, hoặc bị giữ tại nhà. Bản thân tôi cũng bị canh cửa.
Điều cuối cùng tôi muốn kể về ngày hôm nay là những giọt nước mắt của nhà văn Nguyên Minh, một ông bạn già trên 70, ông đã khóc khi tận mắt chứng kiến lòng yêu nước của người dân dâng trào trước nguy nan của tổ quốc. Điều mà ông nghĩ không thể xảy ra được trong chế độ chúng ta đang sống.

(Ảnh: Cao Lập)

Saigon 5.6.2011


-LÒNG YÊU NƯỚC ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH BẰNG “DÙI CUI” VÀ “CƠ CHẾ XIN CHO” ?






Ghi chép về cuộc biểu dương thái độ của người Hà Nội sáng nay 5/6/2011 trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc…
Phạm Viết Đào.
Sáng nay ngày 5/6/2011, khoảng 7 h 30 lượn một vòng quang vườn hoa Cửa Nam, tạt qua trước cửa Đại Sứ quán Trung Quốc tại 49 Hoàng Diệu; mình thấy người vẫn còn thưa thớt chưa thấy có không khí biểu tình…Chỉ 15 phút sau, khi vòng xe lại, kịp đẩy xe lên vỉa hè phía đường Trần Phú, mình đã thấy khoảng 2000 người dân Hà Nội túa ra từ các quán cóc, quán café xung quang kéo nhau đến đoạn công viên trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc.
Những người kéo đến phần lớn đều là thanh niên trai tráng, có cả nhiều người luống tuổi; nhiều người mặc áo đỏ có ngôi sao vàng năm cánh, mang theo cờ và băng jôn và những biểu ngữ đủ loại chất liệu, trên ghi những dòng chữ biểu thị thái độ dận dữ trước hành vi gây hấn của Trung Quốc thời gian vừa qua trên Biển Đông…
Những người đến đây để bày tỏ thái độ đều có hành vi lịch sự, nhã nhặn từ ăn mặc đển cử chỉ lời nói…Chắc mọi người đều hiểu là cần nên tránh có những hành động quá khích, dễ tạo cớ cho cảnh sát giải tán xua đuổi, không cho tập trung đông trước của Đại sứ quán Trung Quốc…
Theo những người am hiểu về phong thủy Hà Nội thì, khu đất tại 49 Hoàng Diệu là nơi xây dựng Thiên Đàn, Đài Thiên văn hay còn là Đàn kêu trời xưa; Mỗi khi đất nước gặp thiên tai, địch họa thì vua sẽ đến chỗ 49 Hoàng Diệu mà kêu trời, để trời ra tay cứu thế. Có lẽ do biết rõ vị thế của lô đất 49 Hoàng Diệu nên khi 2 nước lập quan hệ ngoại giao, Trung Quốc đòi bằng được lô đất này để lập Đại sứ quán , chắc là để chặn con đường kêu trời của Việt Nam…Việt Nam muốn kêu trời phải qua Đại sứ quán Trung Quốc; Đại sứ Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành ông canh giữ cửa kêu Trời của Việt Nam…
Không khí bắt đầu nóng lên, mặc dù đám đông vẫn giữ được trật tự; bắt đầu bằng việc công an yêu cầu những ai để xe trước khu vực này phải đưa đi nơi khác, chắc sợ chứa đồ khủng bố…Thấy mọi người đến đông, cảnh sát được bổ sung lực lượng cùng với những trật tự viên đeo băng đỏ; nhiều người đoán họ là công an xăng xái chụp ảnh và len lỏi vào số đông để giải thích, yêu cầu mọi người nên giải tán, sơ tán lòng yêu nước đi ra chỗ khác…

Đã bắt đầu đôi co đấu lý giữa những người tham gia bày tỏ thái độ với công an, với những người được giao giữ trật tự. Nội dung xoay quan việc tại sao tôi lại không được đứng đây, đây là công viên cơ mà…Mặc, những người giữ trật tự đã giăng một cái giây xanh đọt chuối, do lực lược 113 xen vào lùa xua đám đông lùi dần về phía tượng ông Lê Nin…Đám đông chỉ hô hào, hát, kêu gọi cảnh sát cho phép người Hà Nội được đứng trong bóng râm để bày tỏ lòng yêu nước, phản đối hành động ngang xương của Trung Quốc nhưng vô hiệu. Họ bị lùa như đàn vịt và cũng không ai có hành động gì để phản kháng, đôi co vì sợ những ông giữ trật tự mặt đằng đằng sát khí kia, họ chỉ đấu, độp lại một vài câu…
Mình quan sát thấy có cả người nước ngoài đến để xem có lẽ họ là nhà báo, một người Nhật và một người phương tây…

Cuối cùng thì lực lượng cầm dùi cui lấn tới, đẩy xô đám đông ra tận đường Điện Biên Phủ, đoạn quảng trường trước tượng ông Lê Nin…Trời bắt đầu nắng gắt, và người biểu tình đành quay lui theo lệnh của dùi cui và sợi giây lùa vịt…Đám đông liền quay ra đi diễu hành hướng về phía Bờ Hồ…Vừa đi vừa hát vang những bài ca yêu nước. Mình lớn tuổi chỉ ngồi ở quán giải khát ở 28 Điện Biên Phủ quan sát từ xa...
Từ bên kia đường Nguyễn Tri Phương, đám đông lại tụ lại trước Bảo tàng quân đội, ước khoảng 500 người; họ lại bị xua, đoạn đường Điện Biên Phủ qua đây cũng bị chặn 2 đầu; mình quan sát thấy có lộn xộn, xô đẩy, nghe mọi người kháo nhau có 2 người bị bắt đẩy lên xe…
Mình chỉ ngồi được một chốc với mấy ông bạn quen; có ông có tới 3 thế hệ tham gia: bố, con và cả cháu nữa…Rồi quán giải khát cũng yêu cầu phải đóng cửa, sắp bàn ghế vào nhà. Mình chứng kiến một ông lớn tuổi, đầu đội mũ bảo hiểm, tay cầm cờ, từ phía Trần Phú tiến tới liện bị chặn lại; thế là mọ người bị dồn lại vài chục người trước quán giải khát…Lại tiếp tục lời đôi co yêu cầu phải ra về và lời đối chất tại sao chúng tôi phải về, tại sao chúng tôi không được bày tỏ thái độ trước hành động ngang ngược của Trung Quốc…
Những công an vẫn mặc kệ, có lẽ vì nhìn thấy nhiều người lớn tuổi xúm lại nên lực lượng công an không dám mạnh tay. Một chị tỏ ra bức xúc phân trần trước lời nói của một vị giữ trật tự nói với chị: Muốn yêu nước thì ra mặt trận mà đánh nhau, không được lôi thôi ở đây…Cáu sườn, ông bạn có 3 thế hệ ra xem biểu tình ngồi cạnh mình xông ra: này cái thằng kia, sau mày ăn nói vô lễ, ngu thế…Thấy thái độ của ông, đám công an tuổi trạc con cái không dám hung hăng…Mọi người cứ cò cưa đứng vậy. Một lúc sau một công an trẻ tuổi tới nhã nhặn: các bác định đứng đây đến bao lâu?
-Ơ kia đây là đất nước của tôi, thành phố của chúng tôi, vỉ hè của chúng tôi, chúng tôi đứng để tỏ thái độ phản đối Trung Quốc chứ có làm gì mất trậ tự đâu…
Không quay sang dọa được đám đông, những người giữ trật tự quay sang bắt nạt chủ quán, yêu cầu đóng cửa quán…Vì trời nắng, mọi người chỉ đứng một chốc rồi cũng tản ra…Một người trẻ tuổi đến rỉ tai mình: Cái cô đứng phía sau nghe ngóng các bên cãi nhau là người Trung Quốc đấy; cháu mấy lần vào Đại sứ Trung Quốc xin viza nên quen mặt. Mình liền tiến lại hỏi: Chị là người Trung Quốc à ? Định hỏi vài câu nhưng cô ta chối và tìm cách lỉnh ra chỗ khác...
Thấy đám đông đã vãn, mình quay xe về nhà để viết bài thì nhận được điện thoại của ông bạn lúc nãy: Ông quay lại ngay, đám đông lại quay lại khu vực vườn hoa Cửa Nam. Mình lại copy vội dữ liệu trong máy ảnh ra; sáng nay chụp và quay hết cả thẻ nhớ…
Lên đến nơi thì thấy đám đông cũng đã bị lùa đi; chỉ thấy công an, cánh sát và số trật tự viên là vẫn còn đứng chật cứng các góc đường…
Tình cảm xưa nay vẫn là thứ khó điều chỉnh, cân đong đo đếm, định lượng được. Quan sát thái độ những người đến để bày tỏ thái độ, tình cảm của mình trước hành động nước lớn của Trung Quốc, mình nhận thấy, ở Việt Nam để điều chỉnh loại tình cảm thiêng liêng và cao thượng, tình cảm yêu nước, các cơ quan chức năng đã huy động một lực lượng chức năng hùng hậu với dùi cui và các công cụ nghề nghiệp để giám sát, canh chừng và xua đuổi.


Đối với những người dân lương thiện, họ yêu nước quả là điều đáng quý; thế nhưng nếu họ muốn bày tỏ lòng yêu nước thì chỉ có thể ở trong nhà, tại các diễn đàn được sắp đặt sẵn theo một kịch bản nào đó; còn nếu họ muốn bày tỏ thật lòng mình tình cảm này thì hình như không có chỗ; tình cảm yêu nước hình như đang bị cái “cơ chế xin-cho” nghiệt ngã siết chặt đến lè cả lưỡi…
Muốn yêu nước anh phải xin tôi, phải được tôi cho phép ?! Nếu không anh đem cái thứ đó đi đâu thìu đi, chớ có làm phiền tôi…
Với cái đà này các cơ quan chức năng rất dễ đi đến chỗ đối đầu với số đông dân chúng đang bị bức xúc vì nhiều nguyên nhận có thật của của sống? Tại sao lai làm mọi cách để ngăn chặn số đông đến đây để bày tỏ thái độ? Nếu họ muốn giữ trật tự, sao không đứng ra tổ chức một số cuộc tại Nhà hát lớn, phát giấy mời cho ai muốn yêu nước, muốn phản đối Trung Quốc thì đến đó mà hát, mà ca…Nếu không họ để cho số đông vào một góc, hạn trong một hai giờ bay tỏ thái độ xong rồi ra về…
Nhiều người đặt dấu hỏi: Phải chăng ông nào đó bị Trung Quốc giật giây ? Hay sợ Trung Quốc ngửa bài ra thì gay nên phải tìm cách không cho dân bày tỏ thái độ của mình ???











P.V.Đ

-
-- Tường thuật biểu tình tại Hà Nội (Paulus Lê Sơn)- MÓN QUÀ TỪ CUỘC BIỂU TÌNH LÒNG YÊU NƯỚC (Nguyễn Trọng Tạo).- Chính phủ VN không cho phép biểu tình chống Trung Quốc(RFA)- Sáng ngày hôm nay 5 tháng 6 năm 2011 theo tinh thần kêu gọi biểu tình trước Tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM thì thanh niên sinh viên sẽ có mặt tại hai nơi này vào lúc 8 giờ sáng giờ Việt Nam.
Hàng trăm người tập hợp trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, cả ngàn người trước tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh, vào hôm nay, 05/06/2011, đông đảo người dân trong nước, đã xuống đường phản đối các hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực Biển Đông.
- Đêm không ngủ- Tuổi trẻ Việt Nam đợi thời khắc xuống đường bày tỏ lòng yêu nước (Vietinfo).

 Biểu tình “hiếm hoi” ở HN: Hundreds of Vietnamese attend rare protest against China following clash in South China Sea.AP-Hundreds of Vietnamese protest China (Straits Times)- HANOI (Vietnam) - HUNDREDS gathered in Vietnam's capital for a rare public protest demanding that China stay out of their waters following a spat involving a Vietnamese oil-drilling research boat in the South China Sea. The group demonstrated on Sunday in front of the Chinese Embassy, many carrying signs that read, 'Stop Chinese invasion of Vietnam's islands.' - Hundreds of Vietnamese protest against China in sea dispute DPA –  Anti-China protests in Vietnam.NHK

- Về việc một số người tụ tập gần ĐSQ Trung Quốc
05/06/2011 | 20:20:00
Ngày 5/6, một số phương tiện truyền thông ở ngoài nước loan tin về việc đã xảy ra "các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc" trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Đó là thông tin sai sự thật.

Trên thực tế, sáng 5/6, có một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh để thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, bày tỏ thái độ phản đối việc các tàu hải giám của Trung Quốc cản trở hoạt động, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Những người này cho rằng, hành động của các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.

Những người này tụ tập một cách trật tự, bày tỏ thái độ một cách ôn hòa, và sau khi được các đoàn thể, các cơ quan chức năng của Việt Nam giải thích, họ đã tự giải tán, ra về./.

(TTXVN/Vietnam+)
-Cuộc đối thoại trước Lãnh sự quán Trung Quốc và trong trụ sở thành đoàn TNCS TP Số 1 Phạm Ngọc Thạch.

Đỗ Trung Quân
Trước tòa Lãnh sự Trung Quốc
Đêm qua tôi bay chuyến cuối cùng từ Đà Nẵng về Sài Gòn. Các Anh Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập, Lê Hiếu Đằng hẹn “Sáng 5-6-20011 ở Sài Gòn”. 6g 30 sáng 5-6: Người đến sớm nhất là anh A. Menras, tên Việt là Hồ Cương Quyết, người Pháp quốc tịch Việt. Hơn 30 năm trước, Menras đã treo cờ mặt trận trên tượng đài Thủy Quân Lục Chiến trước Hạ nghị viên Sài Gòn và giờ này đang ngồi cặm cụi viết biểu ngữ “ Hòa bình và công lý cho Hoàng Sa- Trường Sa & biển Đông”. Lần lượt các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập, Lê Công Giàu, Lê Hiều Đằng, Nguyễn Quốc Thái và Giáo sư sử học ngoài 90 tuổi Nguyễn Đình Đầu, quần áo chỉnh tề, cùng có mặt. Hai chiếc taxi ra Nhà thờ Đức Bà, đồng hồ chỉ 8 giờ kém 15 phút.


Andre Hồ Cương Quyết đang viết biểu ngữ
 Đối thoại trước lãnh sự quán Trung Quốc
 Chúng tôi nhập vào một nhóm người trẻ đến sát Lãnh sự quán Trung Quốc xế bên Nhà Văn Hóa Thanh Niên số 4 Phạm Ngọc Thạch. Khu vực tràn ngập chốt chăn và cảnh sát chìm thường phục nhưng dễ nhận họ ra bằng máy bộ đàm. Nhiếu người thường phục đưa máy ảnh, điện thoại di động lên chỉa về phía chúng tôi. Cuộc đối thoại bắt đầu. Một chiếc áo thường phục hung hăng nhất: “Đề nghị giải tán, hoạt động phải có luật pháp”. Anh Cao Lập, cựu tù Côn Đảo vốn nóng tính, hét to: “Pháp luật là để bảo vệ người dân và bảo vệ đất nước không phải để bảo vệ bọn Trung Quốc!”. Tiếng vỗ tay ầm ĩ. Một người mặc thường phục khác tiến về anh Lê Hiếu Đằng [Cựu Phó Chủ tịch Mặt trận tổ quốc TP], anh Đằng chỉ mặt quát: “Anh đứng về phía nào, Việt Nam hay Trung Quốc?”. Người mặc thường phục phải lùi lại. Anh Huỳnh Tấn Mẫm và tôi băng qua đường sang phía Nhà Văn Hóa Thanh Niên quan sát.
 Trụ sở của Đoàn thanh niên Cộng sản kéo cổng, vắng tanh, trừ những nhân viên an ninh. Trên sân thượng, Camera chỉa xuống thu toàn cảnh. Một người còn trẻ tiến đến nói: “Chú Q., chú Mẫm, khuyên dùm anh em, bày tỏ thế là được rồi, giải tán đi…”. Đấy là một cán bộ thành đoàn tôi không biết tên, anh Huỳnh Tấn Mẫm nói: “Được là sao? lẽ ra Thành đoàn phải tổ chức cho thanh niên, Thành đoàn không dám thì thanh niên họ phải tự làm thôi!”. Bên kia đường, các anh Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu, Cao Lập, A. Menras dương cao các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc. Một vài người lăm lăm dùi cui tiến đến chỉ vào mặt anh Lê Công Giàu, Huỳnh Tấn, Mẫm: “Đề nghị các chú giải tán!”. Anh Lê Hiếu Đằng nói: “Hãy để cái dùi cui vào mặt bọn Trung Quốc. ”. Chắc họ còn trẻ không biết, nhưng camera trên Nhà Văn Hóa Thanh Niên đã biết và báo cho ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư thường trực Thành phố. Một cán bộ Thành đoàn ra, nói: “Anh Ba Đua mời các anh vào nói chuyện”. Anh Lê Hiếu Đằng khoát tay: “Chúng tôi không có chuyện gì để nói?”. Ba mươi phút sau, đích thân ông Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thành Tài xuất hiện, bắt tay và đề nghị chúng tôi vào trụ sở thành đoàn số 1 Phạm Ngọc Thạch để tiếp chuyện. Sau vài phút hội ý anh Lê Công Giàu , Huỳnh Tấn Mẫm ,Lê Hiếu Đằng , Cao Lập… đồng ý vào.

Từ trái qua: Đình Vượng, Vương Đình Chữ, cụ Nguyễn Đình Đầu, cựu “quan chức” Mặt trận Tổ quốc Lê Hiếu Đằng, Nhà thơ Đỗ Trung Quân, Nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh, Andre Hồ Cương Quyết, Huỳnh Tấn Mẫm – có thể khác tuổi tác, tôn giao, dân tộc, quá khứ, thậm chí cả chính kiến … nhưng cùng chung một tình yêu đất nước ( Các ảnh trong bài đều lấy từ Ba Sàm)
 Cuộc đối thoại trong trụ sở Thành đoàn TNCS TP
 Những nhân vật trụ cột của Thành ủy: Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Thị Quyết Tâm… có mặt đủ. Thái độ của ông Nguyễn Văn Đua và các thành viên được ghi nhận là nhã nhặn. Ông Nguyễn Chơn Trung [ Sáu Quang-Nguyên Bí thư Đoàn TNCS TP ] lại không được nhã nhặn, ông đập tay xuống bàn nói với ông Lê Hiếu Đằng : “Các anh muốn gì cũng phải có phương pháp đúng đắn”. Ông Lê Hiếu Đằng [ môi giựt, tay run]: “Anh không phải dạy chúng tôi về phương pháp…”. Ông Cao Lập đứng bật đậy: “Tôi không thể tưởng tượng hôm nay anh Sáu Quang tệ hại đến mức này”.Ông Huỳnh Tấn Mẫm điềm đạm “ Chúng tôi đã bày tỏ xong thái độ.Nếu nhà nước hiểu lòng dân chúng tôi sẽ ủng hộ, nếu không thì chúng tôi tiếp tục bày tỏ thái độ. “ Ông Ba Đua vui vẻ gọi Andre Menras là “ đồng chí “. Andre – Hồ Cương Quyết nói “ đồng chí không có nghĩa là cùng trong đảng. Từ lâu nay tôi đứng về phía Việt Nam trong mọi cuộc chiến đấu chống sự bành trướng và xâm phạm chủ quyền VN, cuộc tuần hành này cũng trong tinh thần ấy…. “Cuộc đối có lúc khá thoại căng thẳng. Họ là những người từng đứng cùng một chiến tuyến chống Mỹ trước 1975. Ông Lê Công Giàu, cựu Phó bí thư thường trực Thành Đoàn, khét tiếng kiên cường trong tù đày, tra tấn. Ông Lê Hiếu Đằng, ngay cả khi đã giữ các trọng trách vẫn không vì phú quý vinh hoa, cứ theo lẽ phải mà đấu tranh. Ông Huỳnh Tấn Mẫm Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn, một người không chỉ nổi tiếng trong nước mà thành tích đấu tranh trước năm 1975 của ông còn làm tốn nhiều giấy mực của báo chí quốc tế.


 Lúc 13g 00, khi tôi rời điểm nóng, cuộc tuần hành vẫn tiếp tục trên các tuyến trung tâm. Trong đám đống ấy tôi nhận thấy những gương mặt “già” quen thuộc: nhà thơ Nguyễn Duy, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, giáo sư Tương Lai, Osin Huy Đức… tùy sức khỏe, người đi hết cả hành trình, người tham gia từng chặng. Buổi sáng ngày 5-6-2011 chắc chắn sẽ làm cho những người ngồi trong tòa nhà Thành đoàn và trong Tổng Lãnh sự Trung Quốc hiểu như thế nào là Việt Nam.
Tác giả gửi cho Quê choa
-Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam

Các cuộc biểu tình chống chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông đã diễn ra sáng Chủ nhật 05/06 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Các nhân chứng cho hay con số người tham gia cuộc biểu tình hiếm khi xảy ra ở Hà Nội là 'hàng trăm người', trong khi con số ở TP Hồ Chí Minh được biết là đông đảo hơn.
Người biểu tình mang cờ Việt Nam và các biểu ngữ phản đối hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam cũng như yêu sách đường chín đoạn của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Đã nhiều lần kế hoạch biểu tình chống Trung Quốc bị ngăn cản, nhưng lần này các cuộc tuần hành đã diễn ra tại cả hai đô thị lớn nhất nước, dường như đã có sự nhân nhượng ngầm của chính quyền.
Biểu tình trước cửa đại sứ quán TQ
Người biểu tình mang cờ Việt Nam và các biểu ngữ phản đối hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam cũng như yêu sách đường chín đoạn của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Một nhân chứng
Tại Hà Nội, nhân chứng nói đám đông đa phần là thanh niên đã tụ tập từ sáng sớm trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc trên phố Hoàng Diệu.
Nhiều người mặc áo T-shirt màu đỏ có sao vàng, mang theo các khẩu hiệu 'Phản đối Trung Quốc gây hấn' và 'Trung Quốc gãy chấm dứt việc xâm lược biển đảo của Việt Nam'.
Một số người mang cờ Trung Quốc có hình sọ người của hải tặc.
Đám đông tụ họp chừng nửa tiếng, tới khoảng 8:45 phút sáng thì bị công an giải tán.
Từ vị trí trên đường Hoàng Diệu , đoàn người đã tiến về hướng Hồ Hoàn Kiếm, hát vang quốc ca Việt Nam và kêu gọi phản đối Trung Quốc.
Tại TP Hồ Chí Minh, đám đông tiến về Lãnh sự quán Trung Quốc qua các ngả Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, với con số người đông đảo hơn Hà Nội, mà nhân chứng nói cao điểm có thể hàng nghìn.
Nhiều người mang khẩu hiệu đòi Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại cho Việt Nam trong các vụ gây hấn và sách nhiễu.
Bên ngoài tòa lãnh sự quán Trung Quốc trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, thanh niên cũng hát quốc ca và một số bài hát cách mạng.

Phản ứng chính quyền

Hai cuộc tuần hành tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được biết đã kết thúc trong buổi sáng.
Lời kêu gọi tổ chức biểu tình ôn hòa chống chính sách của Trung Quốc đối với lãnh thổ Việt Nam đã được lưu truyền nhiều ngày nay trên internet và các diễn đàn cũng như mạng liên kết xã hội.
Cuộc tuần hành theo tôi được biết đã diễn ra bình tĩnh, trật tự, không cản trở giao thông và cũng không mang các biểu ngữ mang tính kích động.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Viịnh
Lúc đó đã có nhận xét rằng cuộc tuần hành có thể sẽ được phép diễn ra, vì sức ép của sự bức xúc lớn trong xã hội sau việc ngày 26/05 tàu hải giám Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam chưa có phản ứng gì trước hoạt động biểu tình và báo chí chính thống cũng chưa có tường thuật về sự việc này.
Tuy nhiên, bên lề diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La tại Singapore, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh nói với BBC rằng ông "được biết đã có nhiều người dân tụ tập phản đối" chính sách của Trung Quốc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Ông Vịnh nói: "Đây là hành động tự phát của người dân".
Ông thứ trưởng cho hay ông được thông báo qua điện thoại rằng sau khi các địa phương vận động giải thích, đám đông đã tự động giải tán.
"Cuộc tuần hành theo tôi được biết đã diễn ra bình tĩnh, trật tự, không cản trở giao thông và cũng không mang các biểu ngữ mang tính kích động."
Thế nhưng Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói quan điểm của riêng ông đối với các hoạt động biểu tình như trên là "không nên, dù đây là bắt nguồn từ lòng yêu nước".
"Người dân phải tin rằng Nhà nước sẽ có giải pháp, có đủ trách nhiệm để vừa giữ chủ quyền lãnh thổ, vừa duy trì hòa khí và quan hệ với Trung Quốc."
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội

Dư luận bức xúc

Năm 2007-2008 đã có một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc cũng tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
Sau đó hoạt động này bị chính quyền ngăn cản, vì không muốn quan hệ với nước lớn láng giềng bị ảnh hưởng, cũng như ngăn chặn việc "các thế lực xấu" lợi dụng lòng yêu nước của người dân.
Đã có cáo buộc đảng Việt Tân tại hải ngoại có thể tham gia kích động chống chính quyền trong nước, khiến tổ chức này phải lên tiếng giải thích.
Việt Tân hôm thứ Bảy ra thông cáo nói họ "tôn trọng vị trí độc lập ... của mọi đoàn thể, tập hợp người Việt yêu nước khác" và bác bỏ 'sự hiểu lầm' nói trên.
Trước cuộc tuần hành nhiều cá nhân, tổ chức của Việt Nam bằng cách này hay cách khác cũng đang tìm cách bày tỏ thái độ của mình trước hành xử "ngang ngược" của Trung Quốc.
Từ nhiều ngày nay, liên tục có các cáo buộc tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải của Việt Nam, uy hiếp ngư dân và các tàu thuyền của Việt Nam.
Sinh viên Việt Nam tại Australia và c̣ông đồng người Việt ở Los Angeles cũng đã có các cuộc biểu tình trước cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc trước các cuộc tuần hành ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc

Tổng số lượt xem trang