không hiểu nổi nữa??? Cũng không rõ có phải bài của bà Thủy không???? Bài này thật là lạ !!!
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy ra khỏi đảng Việt Tân
Trần Khải Thanh Thủy
Cười ra nước mắt...
Hóa ra, con người là một sự biệt hóa đến vô cùng, người nọ khác người kia một trời, một vực là vậy. Cho nên tuy cùng có chân trong tổ chức, cùng là vụ trưởng vụ quốc nội (ở hai thời điểm khác nhau) mà hai cách điều hành khác hẳn nhau, như câu chuyện tiếu lâm trong kho tàng dân gian Việt Nam được Cử Tạ biến báo thành thơ vậy:
Sống chung trong khu rừng
Tình bạn rất trong sáng
Thắm thiết đến vô cùng
Thường ngày thì gà mái
Giặt giũ và nấu ăn
Còn thỏ thì vác súng
Vào trong rừng đi săn
Ở nhà cơm gần chín
Gà nhảy lên miệng nồi
“Rặn” vào một quả trứng
Đợi thỏ về cùng xơi
Thỏ ăn cơm với trứng
Miệng tấm tắc khen ngon
Hỏi gà cách tạo trứng
“Rặn” làm sao cho tròn?
Gà thật thà bày cách:
“… Cứ thế, cứ thế thôi
Mình cứ chờ cơm cạn
Rồi nhảy lên miệng nồi…”
Thỏ nghe chừng thích chí
Hôm sau đòi ở nhà
Giặt giũ và nấu nướng
Đi săn - phần bạn gà
...Thỏ rình cơm cạn nước
Cố làm theo lời gà
Cong mông lên và “rặn”
Một “quả trứng” kỳ khôi
Gà vừa về đến ngõ
Thỏ chạy ra lôi vào
Rồi nhanh tay mở nắp
Khoe món “trứng” tuyệt vời
Vừa nuốt được nửa miếng
Gà rú lên thất thanh
Và ói ra liên tục
Cả mật vàng, mật xan
h Qua lần kinh hãi ấy
Thỏ , Gà vĩnh biệt nhau
Không bao giờ chung sống
Kể từ đó về sau!
Khi “gà mái” bực tức bỏ đi khỏi “cánh rừng” Việt Tân rồi, thời của mình cũng chấm dứt. Nồi cơm – là các bài viết của mình không được “gà mái” đẻ vào quả trứng vàng thơm phức cho cộng đồng nữa mà thay vào đó là một gã thỏ đực... cong mông rặn...
Bà Trần Khải Thanh Thủy bị người của công an hành hung vỡ đầu ngày 8 tháng 10, 2009 nhưng lại bị kết án tù vì “cố ý gây thương tích.” (Hình do gia đình cung cấp)
Bà Trần Khải Thanh Thủy bị người của công an hành hung vỡ đầu ngày 8 tháng 10, 2009 nhưng lại bị kết án tù vì “cố ý gây thương tích.” (Hình do gia đình cung cấp)
Đời trớ trêu là vậy, mình ngạc nhiên và luống cuống biết bao nhiêu khi nhận được lá đơn xin ra khỏi đảng cũng là khỏi chức vụ ủy viên trung ương đảng của anh...Vì nhân cách bị tổn thương, vì niềm tin đổ vỡ, anh vứt bỏ hết cả quãng đời 30 năm tuổi đảng cùng đồng lương khó nhọc sau nửa cuộc đời cống hiến và hy sinh (đến mức mất cả vợ và con), để lặng lẽ ra đi, đầu không ngoảnh lại, mặc sau lưng mình khóc vơi đầy.
Mình bắt đầu có ý thức “phản kháng” từ ngày đó, đêm không ngủ của anh cũng là những đêm trăn trở, trằn trọc của mình đến sáng. Rõ ràng , chỉ vì sự sai và “trật” của các “chém” hữu (cứ khăng khăng công khai hóa Việt Tân trong quốc nội), đến nỗi cả một loạt đảng viên bị bắt. Không cam tâm nhìn các hạt vàng, thóc giống do tổ chức mất bao nhiêu công sức vun vén tạo dựng được, rơi vào tay đảng cộng sản, anh “ngậm một nỗi oán hờn trong tim óc” để bỏ mình lại, sau bảy năm trời gắn bó, khăng khít. Một cây lớn rời đi, cả khoảng trời trống vắng, dù bao nhiêu cây nhỏ bên cạnh cũng không lấp kín được khoảng trống trong lòng mình do anh để lại.
Tư tưởng là hạt giống của hành động , khi mầm “phản kháng” đã cựa quậy, gặp môi trường thuận lợi sẽ phát triển thành mầm, nảy chồi, đâm rễ rồi thành cây xum xuê tươi tốt. Bằng cảm nhận , linh giác nhạy bén và nhanh tắp lự , mình biết sớm muộn rồi mình cũng có ngày theo anh. Chỉ không ngờ là nó đau đến thế.
Có lẽ trong tình yêu, phải có chất ảo người ta mới say nhau được. Khi tình yêu biến thành hôn nhân, bị những viên đá thực tế ném xuống khiến lớp men hạnh phúc mỏng manh tan vỡ, lập tức người ta buộc phải nhìn thẳng vào sự thực và một điều không tránh khỏi là các cuộc cãi vã, lục đục, không hài lòng nổ ra, khiến mầm phân rã theo thời gian (thông qua các sự kiện đau lòng), tăng vọt. Mình cũng vậy, 7 năm trời trong nước, thử thách, thể hiện lòng chung thủy, tin tưởng rạng ngời của mình qua ngọn lửa đấu tranh, cũng là qua hàng nghìn trang viết, hàng trăm cuộc trả lời phỏng vấn lớn nhỏ, để thể hiện tình yêu của mình với tổ quốc, với nhân dân. Bị cộng sản hành đủ mọi thứ, mà sức một người khó vượt nổi (nếu không có sự yểm trợ từ phía cộng đồng, tổ chức) ... mình đã được cả đại gia đình Việt Tân yêu quý, nâng đỡ, tiếp sức, hy vọng mình sẽ thành quả bom tấn nổ giữa lòng cộng sản để tạo thanh danh cho đảng... Về “nhà chồng” rồi, vừa chân ướt, chân ráo, mắt nhắm mắt mở, chưa kịp làm quen với hai bên nội ngoại và các thành viên trong nhà, thì hai ông anh cả (hai ủy viên trung ương đảng) là anh Nguyễn Hải và bác sĩ Nguyễn Trọng Việt đã bỏ đi, còn trước đó - 53 chiến hữu cốt cán của đảng (những con người thực sự tài cao, đức trọng) cũng lặng lẽ ra đi (Chưa kể lần vỡ đảng lớn nhất từ 1987 do anh Phạm văn Liễu “đầu têu”. Tưởng không một hồi âm, tiếng vọng mà thực sự là vết dao cào trong ký ức mỗi đảng viên Việt Tân hiện tại, đặc biệt là người nhạy cảm như mình.
Tái tê nhất là trong lần ra mắt bà con đầu tiên ở Nam Cali, nghe mình trịnh trọng cám ơn Việt Tân, một số hàng ghế phía sau bị bỏ trống. Buổi tối, vào phòng ghi hình của báo người Việt, phóng viên Ngọc Lan hỏi:
- Xin chị xác nhận lại, chị có phải là thành viên của đảng Việt Tân không?
Mình tự tin lật bông hoa mai màu xanh cài trên cổ áo (Biểu tượng của Việt Tân ) chĩa về phía ống kính đáp:
- Vâng, Việt Tân là sự lựa chọn của tôi,..
. Ngay sáng hôm sau, anh Tuyển – trưởng ban bạn đọc, người chuyên nhận bài viết cũng như chuyển tiền, thư cho mình, gọi điện thoại hẹn gặp rồi dúi vào tay mình một phong bì và bảo:
- Đây sẽ là tháng lương cuối cùng của cô, tôi làm ở đây tôi biết.
Người Việt không thích dây dưa với đảng phải, đặc biệt là Việt Tân.
Cả khoảng trời mênh mông huyền ảo đổ ập trước mặt, đường xá như lộn ngược, quay mòng mòng: Lẽ nào đây lại là sự thực ? Từ đầu tháng 2 /2008, khi mình vừa rời khỏi nhà tù nhỏ lần thứ nhất, được chị Bích Huyền kê ghế cho ngồi, mình đã được hưởng lương 400 USD một tháng( cao gấp đôi Việt Tân). Hơn một năm sau, mải mê với lý tưởng của mình, viết bài cho trang nhà Việt Tân rồi VNN, dân lên tiếng, tin tức hàng ngày (cũng của Việt Tân) viết cho người Việt chỉ là phụ, đối phó, nên chỉ còn 200 $ (Cho đến khi ngồi tù vẫn được hưởng khoản lương này). Cứ tưởng ra tù có cơ hội trả cái ơn sâu nặng của người Việt với mình suốt 21 tháng trời, ai ngờ ...
Sau đó , biết bao nhiêu bàn tay thân thiết trong Cộng đồng xòe ra vẫy gọi, cho ăn ở miễn phí, cho hưởng mọi đặc quyền đặc lợi, từ chi phí chữa bệnh, xe cộ v.v chỉ với điều kiện duy nhất: “Ra khỏi Việt Tân” ... Khiến mình giận tím mặt, cắt phăng mối quan hệ (khiến người ta phải lạ lùng vì cách cư xử “có một không hai” của mình ):
“Hôm trước chị chị, em em,
Hôm sau đã lại chẳng xem ra gì”.
Cả ông anh rể mình cũng vậy, lần đầu sang Houston, hai chị em gặp nhau mừng mừng tủi tủi, trước đó chị đã tự hào về sự bừng ngộ chuyển biến trong tâm hồn mình bao nhiêu (khi làm trong hãng, những người bạn của chị cứ nhắc tới tên mình với một sự ngạc nhiên xen lẫn cảm kích, thương yêu quý trọng), coi mình như một bông hoa mọc giữa rừng gươm giáo dùi cui của cộng sản, nên háo hức lắm, vừa nghe tin mình đến đã lặn lội tìm gặp. Hai chị em ôm nhau sau 10 năm trời xa cách, chị tíu tít mời mình về nhà bằng được... Chỉ vì câu nói “hớ hênh” của anh rể: “Việt Tân là em việt cộng” làm cảm xúc tâm hồn mình tụt xuống tận...đất, nhiệt tình xuống dưới độ âm, lạnh tanh máu huyết, kiên quyết không thèm về nhà chị nữa mà ở lại sinh hoạt cùng anh chị em luôn, làm chị hụt hẫng, hờn lẫy (vì đã sắm sửa giày dép, quần áo, quà cáp đón mình từ mấy hôm trước ) ...
Bây giờ người xúc phạm đến lý tưởng cao cả, sáng ngời của mình lại chính là các... chém hữu, cấp trên của mình, những người chẳng hiểu quái gì về văn chương chữ nghĩa, cũng như cách quản lý, điều hành, thiếu cả cái tâm, cái tầm và sự trung thực, dũng cảm khiến những thành kiến của cộng đồng về Việt Tân và sự ra đi của bao nhiêu người trong tổ chức cứ loang ra mãi, trở thành một vết thương không bao giờ thành sẹo trong hồn cũng không sao gột bỏ được khỏi tâm trí mình.
Thay vì bỏ đi như bao người bất lực, ngao ngán khác , mình không thể cứ chống mắt nhìn gã “thỏ đực” cong mông rặn ... nên đã phát vào mông nó một cái đau điếng, hy vọng nó tỉnh ngộ, đừng bậy vào niêu cơm của người khác như thế (hoặc đã trót bậy rồi phải biết cải chính, xin lỗi). Không ngờ nó oai như cóc, ra lệnh đóng cửa rừng, mặc cả cánh rừng ù xọe, tan hoang như gặp bão, người bênh, kẻ trách, người bảo:
- Bài của bà Thủy chẳng có gì để các ông phải đánh cả, phía quần chúng chỉ có phản hồi tốt đẹp, gửi tiền về hỗ trợ cho bà Nguyễn thị Nga , bà Ngô Thị Lộc , dân oan, rồi Cù Huy Hà Vũ, Đỗ thị Minh Hạnh v.v. cả mấy ngàn bạc, như thế là qúa tốt, có lợi cho tổ chức biết bao nhiêu? Biết sai thì phải sửa, sao bỗng dưng xóa password của người ta để cái xảy nảy thành cái ung lớn...
Người bảo:
- Bà ấy láo, từ xưa đến nay, dù đúng dù sai, không ai dám phát vào mông thượng cấp cả, để bà ấy đi cho lãnh đạo Việt Tân khỏi phải giật mình... trước những cái sai của mình. Như người dân Việt Nam mượn thơ dân gian nói:
Một sai làm chẳng nên non
Ba sai chụm lại thành hòn núi sai...
Cứ sai sai lại sai thế này, làm gì Việt Tân chả thành việt teo, thành tổ chức hội họp bù khù với nhau cho vui, cho nhuốm vẻ yêu nước thôi chứ canh tân, đấu tranh gì?
Trần Khải Thanh Thủy
-Trần Khải Thanh Thủy: ‘Khoảng khắc tự do lạc bước đến quá nhanh’ Ngọc Lan/Người Việt
WESTMINSTER (NV) - Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy trả lời phỏng vấn báo Người Việt sau khi được Việt Nam phóng thích nhờ sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ cùng sự vận động của Dân Biểu Loretta Sanchez và một số dân cử khác.
Cũng nhờ sự vận động đó, bà Trần Khải Thanh Thủy đã được đến Mỹ định cư tị nạn cùng với cô con gái út 14 tuổi.
Bà Trần Khải Thanh Thủy, 50 tuổi, bị nhà cầm quyền Hà Nội dàn dựng một vụ đánh nhau trước nhà ở Hà Nội năm 2009. Bà bị đưa ra tòa kết án tù 3 năm rưỡi tháng 2 năm 2010.
Giới quan sát nhận định vụ án đánh nhau chỉ là cái cớ để bỏ tù bà Trần Khải Thanh Thủy vì các hoạt động chính trị của bà.
Bà Trần Khải Thanh Thủy nói chuyện với Ngọc Lan báo Người Việt trong bài phỏng vấn dưới đây.
Trần Khải Thanh Thủy: Mấy hôm nay đi máy bay ngồi bó gối không ngủ được, vừa xuống khách sạn thấy computer là lao vào xem quên hết thời gian, ngồi gần cả chục tiếng đồng hồ bên máy computer vì bao nhiêu tháng trời rồi, giờ lên xem coi có ai còn nhớ mình không, hay tên mình đã bị khuất lấp rồi.
NV: Ngồi trên máy bay chị không ngủ được vì nôn nao hay vì lý do gì?
Trần Khải Thanh Thủy: Tâm trạng bàng hoàng lắm vì khoảnh khắc tự do lạc bước đến với tôi quá nhanh, quá ngỡ ngàng. Tâm trạng tôi vẫn còn xáo trộn, đầu óc vẫn còn lâng lâng. Ở tuổi này thì bất cứ niềm vui quá độ hay nỗi đau quá độ đều gây ra những phấn khích cao độ khiến mình khó thích nghi ngay.
NV: Chị có thể diễn tả lại cảm xúc lúc bước xuống phi trường San Francisco không?
Trần Khải Thanh Thủy: Nói chung là không tin được đó là sự thực, là nước Mỹ đã hiện hình trước mắt mình rồi hay sao! Không tin được. San Francisco là thành phố của nhân quyền, trong khi 48 tiếng trước đó mình còn là người bị mất tự do hoàn toàn bị cấm đoán trong mọi mối quan hệ, bị coi như súc vật nói tiếng người. Nên khi đến phi trường vẫn còn không tin là mình đã được tự do.
NV: Xin vui lòng kể lại hành trình chị đã đến Mỹ như thế nào?
Trần Khải Thanh Thủy: Mình nhớ là họ giữ bí mật đến phút chót. Trước đó công an còn yêu cầu mình viết cảm tưởng về những ngày ở trong tù. Sau đó, tức Thứ Ba ngày 22 tháng 6, họ chính thức thông báo là cách đó một tiếng ông trưởng trại và nhiều người nữa, cả một đoàn, kéo nhau lên Hà Nội đến đại sứ quán Mỹ để chính thức giao mình cho phía Mỹ. Ðến sáng Thứ Tư mình sẽ ra tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa để gạch tên bãi miễn trách nhiệm hình sự của mình. Nếu may mắn thì đến cuối tuần mình sẽ đi được, còn chậm nhất là sang đầu tuần sau. Họ chỉ nói như vậy.
Nhưng đùng một cái thì chiều hôm sau, tức Thứ Tư, lúc khoảng 3 giờ rưỡi, lúc mình còn đang ngồi trong buồng giam nóng nực đến 38, 39 độ, còn đang mặc quần cụt và áo thun ba lỗ, thì một ông cán bộ trại đến bảo “chị Thủy mặc quần áo trại vào đi ra ngoài gặp cán bộ”.
Mình đi theo ra tưởng gặp cán bộ bình thường. Nhưng khi ra thì gặp cả bọn an ninh ở Hà Nội về. Mình nghĩ điệu này chắc là đi rồi. Rồi chúng bảo “thủ tục đã xong, chị vào chuẩn bị rồi chúng tôi sẽ đưa chị ra sân bay để bay thẳng đi luôn”. Mình rất ngỡ ngàng.
Nếu nói diễn tả tâm trạng lúc ấy thì bàn chân đi như không trọng lượng, bàn chân bước cứ lâng lâng như tỉnh như say. Không ngờ hạnh phúc lạc bước đến với mình nhanh như thế. Họ cho mình 5 phút chuẩn bị. Mình gấp các thứ rồi chạy ra phía ngoài cho họ kiểm tra đồ đạc.
Ðiều bực tức nhất là họ cướp trắng hết công sức lao động của mình suốt 21 tháng trời ở tù: 50 bài thơ, hàng chục bài viết, bao nhiêu ý tưởng mình đã gói ghém vào trong quyển sách của mình. Cả quyển truyện Kiều của Nguyễn Du mình chép lại, hiệu đính lại những từ cổ. Lợi dụng lúc mình đi thay đồ chúng đã lấy mất hết của mình.
NV: Lúc đó họ đưa chị đi luôn?
Trần Khải Thanh Thủy: Ừ, họ có mua sẵn cho bộ quần áo dân thường để mình mặc. Những người được tự do sẽ được mặc quần áo thường đi từ trong ra ngoài. Ðằng này có lẽ chúng không muốn ồn ào, nên chúng đã lừa mọi người đi lao động hết ngoài xưởng ngoài đồng, trong trại chỉ còn ít người ốm thôi, mà ngay từ sáng sớm thì chúng cũng đã cách ly mình với những người đó.
Mình rời khoảng đó lúc 4 giờ kém 10, lên ô tô. Chúng đón tiếp mình trịnh trọng như nguyên thủ quốc gia, có cả bác sĩ y tế đi kèm, có cả cán bộ nhưng không mặc quần áo cảnh sát mà mặc thường phục. Không kể lưc lượng an ninh của thành phố xuống, thì cũng đã là 3, 4 xe, cả một đoàn dài. Vừa chạy vừa hú còi ầm lên, có công an hú còi dẹp đường cho “đoàn công tác đi qua”. Long trọng quá!
NV: Lúc đó chị đã bình tĩnh lại chưa? Hay vẫn cảm xúc lâng lâng?
Trần Khải Thanh Thủy: Vẫn cảm xúc lâng lâng, nhưng chưa tin hoàn toàn vào bọn công an lếu láo này. Vì trong tù mình rất thích câu nói trong tác phẩm “Người Tù khổ sai” là “bây giờ tôi đã rút ra kết luận là chớ có tin bọn quản giáo, bọn công an” nên mình cũng cảnh giác cao độ.
NV: Tức là chị vẫn không tin 100% là mình sẽ được đi, được tự do?
Trần Khải Thanh Thủy: Vẫn sợ là có một biến cố nào đó chăng thì nó lại giữ mình lại.
4 giờ kém 10 đi một lèo đến 8 giờ kém 10 thì đến sân bay Nội Bài. Rồi nó đưa mình lên phòng khách rất sang trọng. Bọn an ninh Việt Nam thay nhau mấy đợt đến quay phim. Rồi gia đình mẹ mình, em trai, em dâu, chồng mình, cả bà chị dâu, các cháu cũng đến. Chúng cho gặp khoảng 30 phút, trong sự giám sát của chúng nó. Trong lúc đó chúng vẫn quay camera liên tục. Rồi chụp ảnh, đến mức con bé lớn con mình hỏi “quay để đưa lên ti vi à?” Thì có một cô bé trả lời là “quay để làm tư liệu”.
NV: Mấy giờ thì chị bắt đầu rời khỏi sân bay Nội Bài?
Trần Khải Thanh Thủy: Ngồi chờ rất lâu. Sau khi đó thì có một phiên dịch người Việt ở đại sứ quán Mỹ và một ông Mỹ đến nói chuyện các thứ với mình và bọn công an Việt Nam. Khi đó có một tay sếp công an đến nói mình được đi là do chính sách nhân đạo của nhà nước chứ không phải là do bị Mỹ ép. Khi đó, với công an vây xung quanh, thì ông Mỹ cũng nói đánh giá cao sự hợp tác giữa hai bên Mỹ và Việt Nam. Nhưng sau khi tụi nó tản đi thì ông ấy nói là ông ấy buộc phải nói thế vì còn nhiều trường hợp như mình cần được giải thoát. Người đưa mình đi sang Mỹ đã nói trong chặng đường bay là suốt cả 7, 8 tháng trời giằng co, rất vất vả, bọn chúng nhất định không chịu nhả mình. Ðến khi đồng ý thì chỉ trong vòng 9 ngày làm hộ chiếu là bay.
NV: Lúc họ báo cho chị biết tin sẽ đi qua Mỹ thì chị có bất ngờ không hay chị đã biết trước rồi?
Trần Khải Thanh Thủy: Vẫn rất bất ngờ. Mình biết được thông tin Mỹ can thiệp là từ trước Tết cơ. Khi chúng đưa mình ra khỏi trại giam Hỏa Lò là đi trong đêm mà, nên không ai biết hết. Khi đó em trai mình phải lùng khắp các trại tìm ra mình để báo tin là “chắc chúng chỉ giam chị đến hết năm nay thôi, chứ bên ngoài đấu tranh cho chị mạnh lắm”. Thế là mình có niềm tin hy vọng từ đó.
Ðến khoảng cuối tháng giêng, em mình lại đến thăm báo rằng có lẽ chị sẽ bay trong tháng này, chúng chẳng thể giữ chị lâu đâu. Mình lại nuôi hy vọng.
Nhưng mãi đến tận 23 tháng 3 thì một tay tên Khải vào báo mình sẽ được đi xuất cảnh ra nước ngoài và nó khuyên mình nên đi “vì tương lai con cái mình hơn nữa là chị sẽ chữa được bệnh”. Thì mình nhất trí thôi.
Nhưng mãi đến mấy tháng chờ đợi khắc khoải, chờ đợi đến tận 12 tháng 6 thì chúng nó mới quay trở lại kêu mình khai tờ đơn làm hộ chiếu. Ðến chiều lại có một bà đại diện phía Mỹ đến gặp mình trong trại khoảng 30 phút. Sau đó thì mình biết là cơ hội sẽ đến với mình.
Mình cứ nghĩ mình sẽ được ở lại Hà Nội vài hôm vì buổi chiều lúc chúng đưa mình ra sân bay, tuyên bố tha bổng mình. Trong tờ giấy tuyên bố tha bổng có ghi “phải có mặt tại Hà Nội trước ngày 29 tháng 6”. Cứ ngỡ sẽ được ở lại vài ngày ai ngờ bọn chúng bảo phải đi ngay.
NV: Gia đình chị được công an thông báo cho biết trước đó bao lâu?
Trần Khải Thanh Thủy: Công an thì chẳng thông báo gì cả. Chỉ có đại sứ quán Mỹ thông báo đến cho gia đình từ hôm Thứ Bảy rằng Thứ Tư mình sẽ bay nên gia đình đã có chuẩn bị trước.
NV: Theo chị hiểu thì việc chị có mặt tại Mỹ được xem là hành động trục xuất hay là tị nạn chính trị?
Trần Khải Thanh Thủy: Cả hai khái niệm đó đều đúng cả. Thì chúng trục xuất mình ra khỏi Việt Nam thì mình sang Mỹ xin tị nạn chính trị. Nhưng mà nó lại đặt dưới chiêu bài cộng sản là do sự nhân đạo khoan hồng của chính phủ Việt Nam nên mình được đi chữa bệnh. Chúng yêu cầu mình là không được chống đối, coi như phải thay đổi quan niệm các thứ đi, chúng cho đi vì tinh thần nhân đạo chứ không phải vì phía Mỹ ép buộc.
NV: Chồng chị không được đi cùng chị sao?
Trần Khải Thanh Thủy: Thực ra Mỹ chấp nhận cho cả gia đình mình đoàn tụ bên Mỹ, ông xã được phép đi theo vợ. Nhưng có điều ông ấy nhận thức chưa đầy đủ. Ông ấy sợ sang đây bất đồng ngôn ngữ, vì không biết tiếng Anh, sợ thất nghiệp nên ông ấy muốn ở lại thu xếp công việc nhà cửa, không đi. Lại thêm ông ấy sợ kéo cả bầu đoàn thê tử đi thì phía Mỹ sẽ kéo dài thời gian làm hồ sơ hơn, nên ông ấy vì thương vợ nên bảo thôi để ông ấy ở lại, 2 mẹ con đi. Nhưng suy nghĩ ấy rất sai lầm. Khi sang đây mình biết là ông ấy đã bỏ mất một cơ hội quý báu rồi. Giờ muốn đoàn tụ thì cũng phải 2 năm sau.
NV: Ðến giờ chị nghĩ như thế nào về những gì chị đã làm, đã viết? Chị vẫn sẽ tiếp tục chứ?
Trần Khải Thanh Thủy: Mình cũng sẽ vẫn như thế. Bởi vì mình có được một chút hiểu biết về xã hội, mình không chịu đánh mất nhân cách trong một xã hội dối trên lừa dưới. Mình vẫn tiếp tục nói thật. Vẫn chống chúng tới cùng nếu chúng cứ tiếp tục giở những trò mị dân đê tiện, làm chậm bước tiến của xã hội Việt Nam. Mình không có gì ân hận cả, mà vẫn sẽ tiếp tục con đường tranh đấu cho nhân quyền.
NV: Chị có muốn chia sẻ thêm điều gì cùng độc giả nhật báo Người Việt không?
Trần Khải Thanh Thủy: 13 tháng ở trại và 6 tháng 21 ngày ở Hỏa Lò có rất nhiều điều mình muốn chia sẻ với mọi người. Trước hết là phải vực sức khỏe lên bởi sức khỏe như con thuyền giúp mình vượt qua đại dương cuộc đời. Khi có sức khỏe rồi mình sẽ bắt tay lại viết những điều đang ôm ấp...
Suốt những ngày trong trại mình biết ơn báo Người Việt ghê lắm vì đã không bỏ rơi mình trong những lúc khó khăn, nếu không có sự tiếp sức ấy thì có khi mình đã ngã quỵ trong tù rồi.
NV: Thay mặt báo Người Việt xin gửi đến chị lời chúc sức khỏe. Chúc chị sớm hòa nhập vào cuộc sống để sớm thực hiện những ước mơ của mình.
-Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy trả lời phỏng vấn RFA ngay khi đến Mỹ 2011-06-24Ngay sau khi được Việt Nam trả tự do và trục xuất sang Hoa Kỳ, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đã dành cho Đài Á Châu Tự Do một cuộc phỏng vấn đặc biệt.
– Bà Trần Khải Thanh Thủy nói về ‘cảm giác tự do’ — (BBC).Từ California, bà Thủy cho BBC hay qua điện thoại rằng bà như 'từ địa ngục đến thiên đường' và vẫn còn 'lâng lâng chưa tin' rằng đã được tự do.
Bà cho hay "Họ giữ bí mật đến phút chót" về việc thả bà ra từ nhà tù tại Thanh Hóa:
"Họ cho tôi mặc bộ quần áo trại, đội chiếc nón mê. Đến khi ra cửa thấy rất nhiều an ninh mới biết có chuyện gì đó. Rồi họ đọc lệnh tha bổng."
Bà nói bà bị đưa ngay ra sân bay, không kịp qua nhà riêng.
Bà nói "Tôi không tin được dù đó là sự thật. Nhiều lúc đang ngủ vẫn mơ ngỡ như mình vẫn trong tù, có cảm giác bị canh gác,"
Bà cho hay bà ở cùng trại tù số 4 ở Lam Sơn, trong khu giam nữ, nơi hiện nhà đấu tranh Phạm Thanh Nghiên cũng bị giam.
Tuy nhiên bà cho hay cô Phạm Thanh Nghiên không ở chung phòng tại một nơi người tù gọi là 'lam sơn chướng khí'.
Khi được hỏi về các thông tin bên ngoài lọt vào nhà tù, bà cho hay chỉ mới được nghe về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, vì báo chí gửi vào trại giam không hề đăng các chuyện đó.
Cảm ơn những người đấu tranh cho bà được tự do, bà Trần Khải Thanh Thủy nói:
"Tôi được như thế này là một thắng lợi không chỉ cho phe dân chủ Việt Nam, mà còn nhờ sự đấu tranh lâu dài của mọi người ở hải ngoại."
Bà cũng cho hay sau 21 tháng tù, nay bà sẽ "đấu tranh cho dân chủ gấp đôi gấp ba" giai đoạn trước đây.
Trong một tuyên bố ngắn gọn, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: "Trần Khải Thanh Thủy đã được thả và sang Mỹ định cư vì các lý do nhân đạo."
Bà Trần Khải Thanh Thủy ra khỏi tù hôm thứ Tư và được đưa lên máy bay sang Hoa Kỳ, một viên chức giấu tên từ Bộ Công An cho biết.
Được biết đây là lần đầu tiên kể từ nhiều năm qua việc thả người như vậy được thực hiện.
Tôi được như thế này là một thắng lợi không chỉ cho phe dân chủ Việt Nam, mà còn nhờ sự đấu tranh lâu dài của mọi người ở hải ngoại
Bà Trần Khải Thanh Thủy
Nay phát ngôn nhân Beau Miller của Bộ Ngoại giao hoan nghênh việc trả tự do cho bà.
Ông nói: "Việc hợp tác trong vấn đề nhân đạo vẫn là một vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương. Chúng tôi tiếp tục thúc giục chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền con người đã được quốc tế công nhận."
Được biết bà Thủy và con gái đã tới San Francisco.
Vinh danh
Bà Trần Khải Thanh Thủy, 50 tuổi, là một trong số ít các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam cổ súy cho hệ thống đa đảng, vốn không được chính quyền cộng sản chấp nhận.
Bà bị kết án hồi năm ngoái với tội danh "tấn công hai người" trong vụ cãi cọ vặt về va chạm giao thông ở bên ngoài nhà.
Phiên tòa phúc thẩm đã giữ nguyên mức án ba năm rưỡi tù giam, nhưng các nhóm nhân quyền quốc tế cáo buộc vụ va chạm là do các đối tượng du côn được cảnh sát chìm sử dụng để tấn công bà Thủy, qua đó kiếm cớ bỏ tù nhằm trừng phạt các hoạt động chính trị của bà.
Sau vụ bắt giữ hồi tháng Mười 2009, tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội nói họ quan ngại về việc bà "bị đánh đập và bị bắt giữ" và Washington đã gây sức ép để Hà Nội trả tự do cho bà.
Tôi rất vui mừng khi được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đã được đoàn tụ an toàn với người con gái của bà tại thành phố San Francisco.
Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez
"Cùng với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, tôi hân hoan chào đón Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy về với tự do.
"Nhưng chúng ta hãy nhớ rằng sự giam giữ bất công của nhà tranh đấu dân chủ ôn hoà Trần Khải Thanh Thủy trong hai năm vừa qua không nên bao giờ xảy ra, khi bà phải đối đầu với những ngày tháng lao tù không có sự chăm sóc y tế cần thiết.
"Tôi rất vui mừng khi được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đã được đoàn tụ an toàn với người con gái của bà tại thành phố San Francisco, California, nơi mà tiếng nói và niềm tin của bà sẽ được tôn trọng."
Hồi năm 2007, bà Thủy cũng từng bị bắt giữ vài tháng.
Bà bắt đầu có hoạt động bất đồng chính kiến kể từ năm 2006, khi bà tổ chức giúp đỡ các công nhân và nông dân bị mất đất.
Bà Thủy, từng làm việc nhiều năm trong hệ thống truyền thông nhà nước, sau đó đã viết bài cho một tờ báo mạng ủng hộ dân chủ, và duy trì một trang blog riêng.
Hồi năm ngoái, tổ chức theo dõi nhân quyền có trụ sở tại New York, Human Rights Watch, đã vinh danh bà cùng năm cây bút Việt Nam khác bằng giải thưởng thường niên Hellman/Hammet vì sự dũng cảm trong việc dám đương đầu với sự đàn áp chính trị.
Tổ chức Ân xá Quốc tế, Amnesty International, nói rằng hàng chục nhà chỉ trích chính trị ôn hòa đã bị bỏ tù dài hạn kẻ từ khi Việt Nam tiến hành trấn áp tự do ngôn luận, cuối năm 2009.
VN trục xuất bà Trần Khải Thanh Thủy (BBC 24-6-11) -- Vietnam releases pro-democracy dissident to US (AP 24-6-11) - Freed Vietnam dissident to wage democracy fight - (ajc). – Jailed writer in Vietnam to be admitted to US (m&g/DAP). - Vietnam releases pro-democracy dissident to US (CBS). - Vietnam releases pro-democracy dissident writer on humanitarian grounds, deports her to US (Newser). - Vietnam releases pro-democracy dissident to US (Forbes). - Vietnam releases pro-democracy dissident to US (Taiwan News).
- VN trục xuất bà Trần Khải Thanh Thủy - Jailed writer in Vietnam to be admitted to US DPA
- Vietnam frees dissident to US, officials say (Straits Times)- HANOI - A DISSIDENT Vietnamese author has been freed from prison and will be admitted to the United States, officials from the two countries said on Friday. 'Tran Khai Thanh Thuy has been freed and left for the US for settlement because of humanitarian reasons,' Hanoi's Ministry of Foreign Affairs said in a brief statement.
-Việt Nam sợ Mỹ!
Cách đây hơn 3 tháng tôi từng đặt câu hỏi "Việt Nam sợ Mỹ?" nhân trường hợp ông Nguyễn Đan Quế được tại ngoại sau khi bị câu lưu vì tội hoạt động lật đổ chính quyền. Lúc đấy tôi từng đưa ra tiêu chí: nếu trong vòng 3 tháng mà không thấy có khởi tố, truy tố ông Nguyễn Đan Quế ra tòa thì có thể kết luận nhà nước Việt Nam sợ Mỹ. Thời gian 3 tháng đã hết và kết luận của tôi bây giờ có thể vứt đi dấu hỏi và thay bằng dấu chấm than.
Chuyện nhà nước Việt Nam sợ Mỹ hay đang ve vãn Mỹ có lẽ không phải điều tôi muốn nói tới. Điều tôi muốn nói là nhà nước Việt Nam có phải là một nhà nước pháp quyền, nơi mà mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật? Một đất nước không thể có những công dân mà luật pháp không động được đến vì có ô dù, bất kể là ô dù của Mỹ, của Tàu hay của Bộ Chính trị. Vậy vụ ông Nguyễn Đan Quế như thế nào? Có phải ông Nguyễn Đan Quế hoạt động lật đổ chính quyền không? Nếu phải sao không khởi tố? Nếu không phải sao không công bố kết luận điều tra ông Nguyễn Đan Quế không hoạt động lật đổ chính quyền? Một vụ việc đã xảy ra, liên quan mật thiết đến nền tư pháp của đất nước, không thể xử lý theo kiểu "chìm xuồng" hay "để lâu cứt trâu hóa bùn", "hòa cả làng". Một nhà nước chỉ dám bắt nạt những người dân cô thế, còn đối với những kẻ có ô dù thế lực thì sợ một phép, chắc chắn không phải là nhà nước của dân, càng không phải là nhà nước vì dân. Một nhà nước như thế là một nhà nước đáng xấu hổ và đáng khinh bỉ!
-Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đến Mỹ tị nạn
SAN FRANCISCO (NV) - Nhà văn, nhà báo tự do Trần Khải Thanh Thủy được nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích nhờ sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ và Dân Biểu Loretta Sanchez và một số dân cử khác.
Cũng nhờ sự vận động đó, bà Trần Khải Thanh Thủy đã được đến Mỹ định cư tị nạn cùng với cô con gái út 14 tuổi. Ông chồng là Ðỗ Bá Tân vẫn còn ở lại Việt Nam.
Theo bản thông cáo báo chí của văn phòng bà Dân Biểu Loretta Sanchez, bà nói rằng: “Tôi rất vui mừng khi được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đã được đoàn tụ an toàn với người con gái của bà tại thành phố San Francisco, California, nơi mà tiếng nói và niềm tin của bà sẽ được tôn trọng.”
“Tôi cũng muốn cùng với người dân Việt Nam và cộng đồng Việt Nam trên toàn thế giới nói lên mối quan tâm của họ trong vấn đề tranh chấp Biển Ðông của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tôi kêu gọi nhà nước Việt Nam nên tôn trọng các quyền căn bản của tự do ngôn luận và hội họp vì mỗi người dân Việt Nam đều có quyền bày tỏ mối quan tâm của họ đối với vấn đề của đất nước.”
Cô Lyly Ngọc Hiếu Nguyễn, đại diện văn phòng bà Sanchez tại quận Cam California cho hay bà Thanh Thủy và con gái tới phi trường quốc tế San Francisco sáng ngày Thứ Năm, 23 tháng 6.
Bà Trần Khải Thanh Thủy, 50 tuổi, bị nhà cầm quyền Việt Nam dàn dựng một vụ đánh nhau trước nhà ở Hà Nội ngày 8 tháng 10, 2009 rồi bắt giam vì bà đã từ Hà Nội xuống Hải Phòng theo dõi vụ xử án nhóm 6 người chống Trung Quốc, chống tham nhũng đòi dân chủ ở Hải Phòng.
Bà bị đưa ra tòa kết án tù 3 năm rưỡi ngày 25 tháng 2, 2010.
Các luật sư biện hộ cho vợ chồng bà Thủy ở phiên tòa ở thẩm cũng như phúc thẩm ngày 16 tháng 4, 2010 đã trình bày cho thấy vợ chồng bà là nạn nhân của một vụ hành hung lại bị biến thành “hung thủ,” tính chất của một vụ dàn dựng rất vụng về. Các chứng cứ đưa ra đều bị bác, các chứng cớ ngụy tạo lại được chấp nhận.
Tháng 10 năm ngoái, ông Tân cho báo Người Việt hay là bà vợ ông đã bị đánh trong tù.
Nhờ các nỗ lực vận động của bà Dân Biểu Sanchez với bà Ngoại Trưởng Clinton suốt hơn một năm qua và Bộ Ngoại Giao Mỹ áp lực lại Hà Nội mà mẹ con bà Thanh Thủy mới được trả tự do và đi tị nạn. (TN)