Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, tướng cấp dưới từng đập chết Thứ trưởng thường trực Bộ CA

-Dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, tướng cấp dưới từng đập chết Thứ trưởng thường trực Bộ CA
Mặc dù BCT đã nhất trí không có vùng cấm vụ Dương Chí Dũng, song công tác điều tra đã bộc lộ nhiều cản trở do tính chất cực kỳ nghiêm trọng của vụ việc. Nếu chứng minh được tướng Ngọ cầm 1,6 triệu đô như ông Dũng khai thì chắc chắn tướng Ngọ sẽ đối mặt với mức án tử hình và đây là lần đầu tiên VN tử hình một Ủy viên TƯ. Ngay từ đầu, Cơ quan An ninh Bộ Công an đã “bó tay” không thể điều tra ra nổi người dích tin mặc dù ông Dũng khai rất rõ trước tòa rằng người điện thoại dích tin chính là tướng Ngọ và có đưa cho đ/c này tổng cộng 1,6 triệu đô. Về mặt nghiệp vụ, ngành Công an có thừa “võ” để làm án. Vấn đề là ai sẽ làm mà thôi. Hãy xem vụ đánh án cách đây 20 năm trong đó một tướng cấp dưới “rất quèn” được sử dụng để hạ cấp trên là Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ CA đang có cơ lên Bộ trưởng.
Thực ra Bộ lúc đó là Bộ Nội vụ. Một ngày Hà Nội mùa thu đẹp trời năm 1994. Đồng chí Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục CSND (lúc đó Bộ Nội vụ chỉ có 3 Tổng cục: XDLL, An ninh ND và Cảnh sát ND) được cơ sở là đặc tình Hạnh “sự” báo tin cho biết có một đường dây chuyên trấn tiền của đám buôn xe ô-tô Phnom Penh – TPHCM – Cao Bằng – Trung Quốc. Người cầm đầu đường dây trấn tiền là Đại úy Phạm Xuân Liên, đội trưởng một đội CSGT của Công an HN, con trai Trung tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Nội vụ Phạm Tâm Long.
Nếu vào tay người khác thì có lẽ thông tin này đã bị bỏ qua. Cần lưu ý, Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp là tay nam chinh bắc chiến rất lão luyện, tôi rèn nghiệp vụ ở thành phố dệt Nam Định, được thử thách bản lĩnh trong khói lửa của những năm chiến tranh ác liệt tại miền Bắc. Ngay sau 30/4, tình hình trật tự trị an tại Sài Gòn hết sức rối ren, Trung tá Trịnh Thanh Thiệp được trên tin cậy điều vào làm Trưởng Phòng Cảnh sát Hình sự tại đây và là sếp trực tiếp của các tay SBC nổi tiếng một thời như Ba Tung, Sáu Ngọc. Chính ông là người có công lớn nhất phá vụ án sát hại nữ nghệ sỹ Thanh Nga năm 1978. Sau khi lập được nhiều thành tích, ông được điều ra HN làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Nhân dân.
Sau khi được tin về đường dây trấn tiền, bằng độ nhạy bén nghề nghiệp, đồng chí xin báo cáo riêng (vượt cấp) với đ/c Ba Ngộ (Bộ trưởng). Đ/c Ba không khỏi phân vân. Đánh thì sẽ gây tiếng rất lớn về chính trị. Không đánh thì không hoàn thành trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Mà dùng ai để đánh đây khi mà đ/c Tâm Long phụ trách toàn bộ mảng cảnh sát, là Ủy viên Trung ương Đảng, là Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Công an Trung ương, là một lãnh đạo uy tín cao và đã nằm trong quy hoạch vào Bộ Chính trị, lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Cả quy trình về đảng và về chính quyền đều buộc công tác phá án phải được báo cáo và xin ý kiến đồng chí này. Suy đi, tính lại, đ/c Ba Ngộ xin gặp riêng Tổng Bí thư Đỗ Mười.
Đ/c Mười nhấn mạnh về trách nhiệm trước Đảng, trước dân. Đánh là để nâng cao uy tín cho Đảng nên không sợ tổn hại về chính trị. Vấn đề là cách làm. Quy trình chỉ đạo, báo cáo cũng có thể thay đổi cho phù hợp với tính chất và đặc thù vụ việc, theo đó đ/c Trịnh Thanh Thiệp được phép tham mưu và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Bí thư.
Ngay sau đó, đ/c Trung tướng Thứ trưởng thường trực Phạm Tâm Long được Bộ Chính trị cử đi công tác tại một nước Đông Âu. Để chuyến đi thêm dài ngày, đoàn được phép đi qua ngả Paris. Ngay trong ngày họp đầu tiên của Thứ trưởng tại nước bạn thì ở nhà một số trinh sát được tin cẩn tuyển chọn trong lực lượng của Tổng cục CSND đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Đại úy Phạm Xuân Liên, con trai Trung tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Nội vụ Phạm Tâm Long, người đang có uy tín rất cao trong ngành và vừa trước đó ít lâu được quy hoạch vào Bộ Chính trị để sẽ thay thế đ/c Ba Ngộ làm Bộ trưởng.



- – Dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, tướng cấp dưới từng đập chết Thứ trưởng thường trực Bộ CA (Cầu Nhật Tân). – Động trời, chuyện đệ tử tướng Ngọ thứ trưởng Bộ Công an (Cầu Nhật Tân). - Khai người mật báo, tai họa hay hy vọng cho Dương Chí Dũng? (NĐT). - “Thông tin Dương Chí Dũng đưa ra chắc phải có căn cứ!” (DT). - Thủ trưởng Cơ quan ANĐT, Trung tướng Hoàng Kông Tư nói về lời khai của Dương Chí Dũng (TTVH). – “Có thể thành lập cơ quan điều tra độc lập” (Infonet). – Dương Chí Dũng thoát án tử nhờ khai người mật báo? (KT).

- 18 năm sau, còn ai nhớ đến Dương Tự Trọng? (PT).

- Lời khai và trận chiến cuối cùng mang tên Dương Chí Dũng (Han Times). “Những lời khai của Dương Chí Dũng dường như cho ta thấy đây là trận chiến danh dự và quyết định của ông ta. Dũng kiên quyết không buông tha cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ khi liên tục lôi ra những bằng chứng, nhân chứng về vụ quà biếu 500k Mẽo kim với viên Thượng tướng này“.- Trung tướng Hoàng Kông Tư: Chưa đủ căn cứ kết luận về lời khai của Dương Chí Dũng (TN). - Khai ra “VIP mật báo”, Dương Chí Dũng có thể thoát án tử hình? (Soha). - Vụ lộ mật qua lời khai Dương Chí Dũng: Xác minh không khó, thẩm quyền thuộc VKSND Tối cao (LĐ). - “Chiêu” trốn án tử của Dương Chí Dũng (KT). - Tiết lộ nhật ký của Dương Chí Dũng (ĐV). - VKSND Tối cao sẽ điều tra vụ án làm lộ bí mật nhà nước (MTG). - Tầm cỡ tập đoàn trong lời khai của Dương Chí Dũng (KT). - Bi kịch anh em Dương Chí Dũng gặp nhau tại tòa (Infonet). - Lời khai chấn động của Dương Chí Dũng: Chưa có tiền lệ khởi tố vụ án tại tòa? (TN). - Làm rõ số tiền 20 tỉ đồng bà Lan – Vạn Thịnh Phát đưa cho Thứ trưởng Ngọ (MTG).

- TP.HCM kiến nghị chưa nên bỏ án tử hình với tội tham nhũng (MTG).
- Việt Nam sớm có lãnh đạo cấp cao bị tử hình liên quan đến nhận hối lộ, tham nhũng? (FB Tin Không Lề). - Anh em Dương Chí Dũng và những bất ngờ tại tòa (VNN). - Lời khai chấn động của những bị cáo ở “phút 89″ (VNN). - Lời khai rút ruột gây sốc của Dương Chí Dũng và những tiết lộ rúng động của các tử tù (DV). - Anh em họ Dương và những phút giây “hội ngộ” chốn công đường (DV). - ĐBQH nói về khởi tố “mật báo” cho Dương Chí Dũng (Infonet). - Suy ngẫm về lời khai của Dương Chí Dũng cho Tướng Phạm Quý Ngọ (PT). - Hé lộ về tập đoàn được nhắc đến trong lời khai của Dương Chí Dũng (Soha). - Lời “thú thật” của chủ tọa phiên xử Dương Tự Trọng (MTG). - “Làm rõ ai đã góp phần làm cho sai phạm của Dương Chí Dũng phình to” (GDVN). - ‘Nhận 500.000 USD từ Dương Chí Dũng có thể bị tử hình’ (Soha). - Vụ Dương Chí Dũng sẽ “xuất hiện” trong Táo quân 2014? (DT).

- Khởi tố vụ án lộ bí mật nhà nước (BBC). – Audio phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: ‘Chi tiết mới phải được xem xét đến cùng’. – Audio phỏng vấn Luật sư Trần Vũ Hải: ‘Rất khó điều tra cáo buộc Tướng Ngọ’. – Xã hội VN qua lời khai ‘chạy án’. TS Nguyễn Quang A: “… Chỉ có một cách giải quyết tận gốc rễ là đến năm 2016 này Đảng Cộng sản Việt Nam có đại hội và nếu họ khôn thì họ thay đổi đường lối của họ”.

- Khía cạnh pháp lý trong lời khai của Dương Chí Dũng (RFA). – Vụ Dương Chí Dũng : Khởi tố vụ án “làm lộ bí mật Nhà nước” (RFI). – Nhà bình luận Phạm Chí Dũng: “Nhóm lợi ích” sẽ bị ảnh hưởng ra sao từ lời khai Dương Chí Dũng ?.

- Sau lời khai của Dương Chí Dũng về Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ: Khởi tố vụ án làm lộ thông tin tuyệt mật của Nhà nước (TN). – Bộ luật hình sự quy định thế nào về tội làm lộ bí mật Nhà nước?Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an: Lời khai của Dương Chí Dũng chưa đủ căn cứ kết luận (SGGP).- - Quy Trình Tư Pháp Vốn Lời (Đinh Tấn Lực).

-- Dương Tự Trọng – Một con người, hai hình ảnh (DLB). – Để Tự Trọng không chỉ cần Chí Dũng? (Xuân Bình).

- Thủ trưởng Cơ quan ANĐT nói về lời khai của Dương Chí Dũng (CP). – Cơ quan An ninh sẽ phối hợp điều tra lời khai của Dương Chí Dũng (VnEco). – Làm rõ nhiều vụ nhận hối lộ (NLĐ). – Xóa vùng cấm. – Video: Tuyên án vụ Dương Tự Trọng và đồng phạm (VTV). – Điểm nhấn ngày xét xử thứ 2 em trai Dương Chí Dũng (ĐV). – Phóng sự ảnh Dương Tự Trọng: Từ đại tá công an tới vòng lao lý (TN). – Nguyên phó giám đốc công an TP Hải Phòng bị 18 năm tù (RFA).

Vì sao Thượng tướng Thứ trưởng Bộ CA Phạm Quý Ngọ đột ngột “đổ bịnh”?

Bằng quyết định phút chót sau cuộc họp bất thường rất gay gắt của Bộ Chính trị hôm Chủ Nhật, số phận Thượng tướng bất đắc dĩ Phạm Quý Ngọ coi như đã được định đoạt. Trong cuộc họp, một số ý kiến đề nghị chỉ xử lý khoanh vùng nhưng cuối cùng tập thể BCT đã quyết là công khai hết, không có vùng cấm. Như vậy, việc khởi tố và bắt tạm giam Thượng tướng Thứ trưởng Bộ CA này chỉ là vấn đề thời gian. Trước đó, chức vụ Thủ trưởng Cơ quan Điều tra Bộ CA đã bị tước từ tay tướng Ngọ trao sang tay tướng Lê Quý Vương. Hồi 2006 vụ PMU18, chức này bị tướng Ngọ đoạt từ tay tướng Cao Ngọc Oánh. Mới cách đây ít ngày, người ta còn thấy Thượng tướng rất hăng hái đi chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ mà giờ Thượng tướng đã đột ngột “đổ bịnh”. Tuy nhiên, ngay chiều nay, khi được phóng viên phỏng vấn về lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa thì Thượng tướng tỏ ra vô cùng minh mẫn và cãi rất khỏe.
Chuyện Thượng tướng (lúc đó vẫn là Trung tướng) dích tin cho họ Dương chạy trốn thì ai cũng đã rõ. Việc đó xảy ra lâu rồi, nhưng nay mới lần được tới tướng Ngọ. Còn cái cụ trên cả tướng Ngọ sao chưa thấy nói tới. Chuyện về tướng Ngọ be bét như vậy mà sau đó Đảng ủy Công an Trung ương vẫn trình thủ tục lên để Chủ tịch nước thăng quân hàm Thượng tướng cho đồng chí Ngọ hôm 22/7 năm trước. Tuy nhiên, có cái sạn mà anh nào tinh ý nhận ra ngay. Thăng thì cứ thăng vậy thôi, chứ lúc cử 1 ông ra thề bồi thì các chú định đưa tướng Ngọ lên nhưng bị Chủ tịch nước bác và Đ/c Lê Quý Vương phải lên đóng thế. Nghe nói là có một cụ khác nữa rất toa đứng trên cả Đảng ủy CA Trung ương ép tướng Ngọ vào danh sách thăng Thượng tướng, chứ lúc đầu là không có đ/c Ngọ mà là 1 đồng chí khác.
Làm sáng tỏ tên tuổi mặt mũi cụ này ra sao không khó. Cứ đập Dương Chí Dũng thật mạnh là lòi ra Thượng tướng. Đập mạnh Thượng tướng là lòi ra cụ kia ngay. Chẳng phải nói thì từ nay đến Đại hội 12 chắc cũng bị lôi ra hết. Nghe mấy đồng chí cán bộ lão thành bên Bộ CA nói để lo lót cái vụ Thượng tướng kia cũng tốn cỡ đôi triệu kim ngân (USD). Tiền này toàn doanh nghiệp nó “đấu” cho. Biết đâu trong đó chẳng có tiền triệu của Dương Chí Dũng. Thế cho nên kết án Dương Chí Dũng tử hình không đơn giản đâu. Nó liên quan nhiều ông nhớn lắm. Riêng về mạng lưới làm ăn ngầm (liên quan hàng trăm doanh nghiệp, dự án tổng trị giá hàng chục tỉ USD) mà phu nhân Trần Thị Nhạ (vợ đ/c Ngọ) tham dự điều hành (cùng nhiều đại phu nhân khác) thì quá khủng, không dám viết vì nó toàn liên quan đến các đại gia tư bản đỏ và nhiều cụ rất rất nhớn.
-Nụ cười Dương Tự Trọng-



Dương Tự Trọng khi còn là đại tá, Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng - Ảnh: ANHP
Vụ Dương Chí Dũng - Dương Tự Trọng: Khía cạnh pháp lý trong lời khai của Dương Chí Dũng (RFA 8-1-14) Dương Chí Dũng khai gì về những lần hối lộ người của Bộ Công an? (GD 8-1-14)   -- Khởi tố vụ án liên quan đến lời khai “đưa đồng chí Ngọ 510.000 đôla và 20 tỉ đồng“ (MTG 8-1-14) -- Hi vọng tất cả các báo sẽ noi gương báo này mà luôn luôn viết rõ "đồng chí" trước tên của ông Phạm Quý Ngọ! Không như Phạm Chí Dũng (vì xin ra khỏi đảng mà bị khai trừ!!!), đồng chí Phạm Quý Ngọ vẫn còn là đảng viên của "Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh muôn năm". Bộ Công an lên tiếng trước lời khai chấn động của Dương Chí Dũng (MTG 8-1-14) -- “Người mật báo cho Dũng trốn, nếu là cán bộ cấp cao càng phải xử nặng" (GD 8-1-14) -- Ý kiến tướng Nguyễn Quốc Thước Nhật ký Dương Chí Dũng ghi lại nhiều điều (VNN 8-1-14) -- Dương Tự Trọng "nạt" vợ con không được khóc (DT 8-1-14) -- Hãy cho ông ta thêm 3 tháng tù về tội nạt vợ! Phóng sự ảnh Dương Tự Trọng: Từ đại tá công an tới vòng lao lý (TN 8-1-14) -- Bài này có ảnh Dương Tự Trọng chỉ huy cưỡng chế đất của Đoàn Văn Vươn (khép lại vòng tròn nhân quả!)



-Tòa tuyên Dương Tự Trọng 18 năm tù, khởi tố vụ làm lộ bí mật nhà nước(PetroTimes) ­- Sau hai ngày làm việc, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên mức án đối với bị cáo Dương Tự Trọng và đồng phạm về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài theo Điều 275 - Bộ Luật Hình sự”.
Mở đầu phiên xét xử chiều 8/1, Chủ tọa Trương Việt Toàn công bố lý lịch các bị cáo và nội dung vụ án tổ chức cho Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) trốn sang Campuchia.
Sau 2 ngày xét xử, Chủ tọa Trương Việt Toàn đã tuyên bố mức án đối với các bị cáo trong vụ án "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”.
Chủ tọa Trương Việt Toàn khẳng định, việc khởi tố bị cáo Dương Tự Trọng, Vũ Tiến Sơn theo Khoản 3- Điều 275 Bộ Luật Hình sự và Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh, Trần Văn Dũng, Phạm Minh Tuấn, Đồng Xuân Phong theo Khoản 1 Điều 275 Bộ Luật Hình sự là đúng người đúng tội, có cơ sở.
Vụ án có tổ chức, có người chỉ huy, có người thực hiện. Quá trình thực hiện, các bị cáo sử dụng thủ đoạn tinh vi để đánh lạc hướng cơ quan chức năng trong quá trình truy bắt. Các bị cáo đã nhận chỉ đạo của Dương Tự Trọng rồi tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn sang Campuchia theo đường bộ. Lộ trình bỏ trốn từ Hà Nội đi Quảng Ninh rồi từ đây vào Tây Ninh theo Quốc lộ 1. Ngoài ra, lời khai các bị cáo không có mâu thuẫn, Dương Tự Trọng là bị cáo chính trong vụ án, người chỉ huy các bị cáo đưa anh mình trốn ra nước ngoài.
Bị cáo Dương Tự Trọng là cán bộ cấp cao trong trong ngành công an, biết sai nhưng vẫn làm. Quá trình giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn, bị cáo này đã trực tiếp phân công nhiệm vụ cho từng bị cáo khác và áp dụng thủ đoạn tinh vi, gây khó khăn trong công tác điều tra. Mặc dù bị cáo có nhiều thành tích trong công tác nhưng cần phải áp dụng hình phạt nặng để răn đe.
Đúng 16h, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên mức án đối với bị cáo Dương Tự Trọng và đồng phạm:
1. Bị cáo Dương Tự Trọng (53 tuổi, nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội, Tổng cục VII, Bộ Công an) bị tòa tuyên phạt mức án 18 năm tù.
2. Bị cáo Vũ Tiến Sơn (48 tuổi, nguyên Phó Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự xã hội, Công an TP Hải Phòng) bị tòa tuyên phạt mức án 13 năm tù.
Dương Tự Trọng được dẫn giải ra khỏi phòng xét xử.
3. Bị cáo Hoàng Văn Thắng (44 tuổi, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Môi trường, Công an TP Hải Phòng) bị tòa tuyên phạt mức án 5 năm tù.
4. Bị cáo Nguyễn Trọng Ánh (29 tuổi, ở quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát Điều tra về Trật tự xã hội, Công an TP Hải Phòng) bị tòa tuyên phạt mức án 6 năm tù.
5. Bị cáo Đồng Xuân Phong (40 tuổi, ở Hải Phòng, nguyên cán bộ Cục Hải quan TP Hải Phòng) bị tòa tuyên phạt mức án 7 năm tù.
6. Bị cáo Trần Văn Dũng (tức Dũng “Bắc Kạn” 46 tuổi, ở quận Hải An, TP Hải Phòng) bị tòa tuyên phạt mức án 8 năm tù.
7. Bị cáo Phạm Minh Tuấn (53 tuổi, nguyên Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng) bị tòa tuyên phạt mức án 5 năm tù.
Ngoài ra, quyết định khởi tố vụ án hình sự "Làm lộ bí mật Nhà nước" - Theo điều 263 Bộ Luật Hình sự.

- Dương Tự Trọng 18 năm tù, khởi tố vụ án lộ bí mật công tác (TT). - Sự nghiệp Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ- Trưởng ban chuyên án Vinalines (Soha). - Bộ Công an lên tiếng trước lời khai chấn động của Dương Chí Dũng (MTG). - Dương Chí Dũng sẽ thêm tội nếu khai man về “ông anh cao cấp” (Soha). - Khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước, điều tra “người mật báo” (NLĐ). - Dương Chí Dũng dùng tiền cho con du học Mỹ để chạy tội (VNN). - Dương Tự Trọng “nạt” vợ con không được khóc (DT). - “Người mật báo cho Dũng trốn, nếu là cán bộ cấp cao càng phải xử nặng” (GDVN). - Phỏng vấn nóng chủ tọa phiên xử em trai Dương Chí Dũng (VNN). - Tiết lộ áp lực duy nhất đối với chủ tọa phiên xử Dương Tự Trọng (Soha). - Nhật ký Dương Chí Dũng ghi lại nhiều điều (VNN).




Bộ Công an lên tiếng trước lời khai chấn động của Dương Chí Dũng
Trước lời khai của Dương Chí Dũng về việc Thứ trưởng bộ Công an "mật báo" cho mình bỏ trốn, Phó chánh văn phòng bộ Công an cho biết sẽ chờ kết quả xử lý của tòa.
Trao đổi với Báo điện tử Một thế giới, Thiếu tướng Đàm Văn Tâm, Phó Chánh văn phòng bộ Công an cho biết về lời khai của Dương Chí Dũng tố cáo thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ trong phiên tòa xét xử em trai mình trước hết sẽ do tòa án làm rõ.
"Vụ án hiện vẫn đang thuộc thẩm quyền quyết định của tòa nên có trả lại hồ sơ, khởi tố vụ án mới hay không là trách nhiệm của tòa án. Việc xác định lời khai của ông Dũng đúng hay sai sẽ trước tiên phải để HĐXX làm rõ. Sau đó, cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm vào cuộc”, thiếu tướng Tâm nói.
Tương tự, Trung tướng Nguyễn Danh Cộng, Chánh văn phòng Bộ Công an cho hay, hiện tòa đang xét xử thì trách nhiệm thuộc về tòa án.
Khi được hỏi, bộ Công an sẽ vào cuộc thế nào nếu tòa trả lại hồ sơ, yêu cầu điều tra lại vụ án hay khởi tố vụ án làm lộ bí mật điều tra, Trung tướng Cộng từ chối trả lời.
Trước đó, sáng 7.1, tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và 6 đồng phạm về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, Dương Chí Dũng đã khai rằng thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ chính là người báo tin mình sẽ bị khởi tố. Ông Dũng cũng cho rằng ông Ngọ khuyên mình nên tạm lánh đi một thời gian và tắt điện thoại.
Ngoài ra, ông Dũng còn tố cáo ông Ngọ nhận của mình 1 lần 10 ngàn USD, một lần 500 ngàn USD để giúp đỡ trong quá trình Dũng bị điều tra về vụ án tại ở Vinalines. Ông Dũng cũng cho rằng mình đã đưa 1 triệu USD của một doanh nghiệp trong TP.HCM cho ông Ngọ để ông Ngọ tạo điều kiện cho họ làm ăn với Cảng Sài Gòn.
Ngoài ra, ông Dương Chí Dũng khai rằng mình đưa tiền cho nhiều cán bộ công an với số tiền từ 2000 đến 20 ngàn USD. Trong đó, ông Dũng khai có đưa cho  ông Thanh là cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48), 20 ngàn USD và một chai rượu quý.
Trong phần luận tội, từ lời khai của Dương Chí Dũng, đại diện VKS đã đề nghị tòa kiến nghị các quan chức khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác. Về việc ông Dũng khai đưa cho ông Ngọ 500 ngàn USD có dấu hiệu của tội đưa nhận hối lộ nên VKS đề nghị tòa ghi nhận vào bản án. 
Nam Phong
Ảnh: Thiếu tướng Đàm Văn Tâm - Phó Chánh VP Bộ Công an


“Nếu là cán bộ cấp cao mà dính líu tới vụ này thì phải xử nghiêm hơn nữa”


Trao đổi với PV, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (nguyên tư lệnh quân khu 4, đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX, X) cho biết, ông cũng mới nghe được thông tin.
Ông Thước khẳng định, với chủ trương của Bộ chính trị và Ban bí thư lần này, dù là cán bộ cấp cao nào chắc chắn cũng sẽ bị xử lí nghiêm. 
Theo ông, hiện tại chưa thể biết được lời khai của Dũng có đúng sự thực hay không. Tuy nhiên nếu có việc cán bộ cấp cao nào đó của Bộ Công an bao che, “ô dù” cho Dũng trong vụ việc thì quả là điều đáng buồn và đáng tiếc.
“Nếu là cán bộ cấp cao mà dính líu tới vụ này thì rất buồn nhưng lại càng phải xử nghiêm hơn nữa” – tướng Thước cho biết.
Tướng Thước khẳng định lại quan điểm, ông cho rằng đã là luật pháp thì phải nghiêm minh. Nghiêm là nghiêm từ trên xuống dưới, nghiêm trên trước, nghiêm dưới sau.
“Tôi nghe lãnh đạo Đảng, Nhà nước bàn về nghị quyết của Đảng lần này rồi, luật pháp là luật pháp, không trừ một ai đâu. Tôi nghĩ, các đồng chí trong Bộ Chính trị đã tuyên bố như vậy thì cơ quan luật pháp cứ theo tinh thần đó mà làm cho nghiêm túc. Có như vậy Nghị quyết Trung ương 4 mới trở thành hiện thực và Đảng, Nhà nước ta mới trong sạch được” – tướng Thước nói.
Theo giaoduc.net.vn

Dương Chí Dũng tìm gặp Chủ tịch nước nhưng không được tiếp

Ông Dương Chí Dũng khai cả bộ trưởng Trần Đại Quang


Video: Lời khai của ông Dương Chí Dũng liên quan đến thứ trưởng bộ CA Phạm Quý Ngọ và bộ trưởng Trần Đại Quang (Nguồn: Tuổi Trẻ Online

CTV Danlambao - Báo Tuổi Trẻ Online vừa công bố một đoạn clip khá đầy đủ về lời khai của ông Dương Chí Dũng trong phiên tòa ngày 7/1/2014. Trong vai trò nhân chứng, ông Dũng đã cung cấp thêm nhiều thông tin, bằng chứng về các khoản hối lộ lên 1,5 triệu đô-la cho thứ trưởng bộ công an Phạm Quý Ngọ. Ngoài ra, một số nhân vật đang giữ các vị trí quan trọng trong bộ công an và cả giới tài phiệt cũng đã được nêu đích danh tên tuổi, chức vụ.

Đáng chú ý, bộ trưởng bộ công an Trần Đại Quang cũng xuất hiện trong lời khai của ông Dương Chí Dũng liên quan đến khoản hối lộ 20 tỷ, tức 1 triệu đô-la Mĩ cho tướng Ngọ. Bộ trưởng Quang được nói là người đã 'nêu ý kiến với anh Ngọ' để 'anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho danh nghiệp'.

Trong lời khai tiếp theo, ông Dương Chí Dũng kể lại buổi tiếp xúc và trao đổi riêng với ông Trần Đại Quang tại nhà bộ trưởng. Tuy nhiên, khi đang nói tiếp những vấn đề liên quan đến bộ trưởng công an Trần Đại Quang thì phía hội đồng xét xử lập tức lên tiếng cắt lời.

Dưới đây là nội dung lời khai của ông Dương Chí Dũng tại tòa có liên quan đến tướng Phạm Quý Ngọ và bộ trưởng Trần Đại Quang:

*

Ông Dương Chí Dũng: Kính thưa hội đồng xét xử

Tôi nói những điều như trước khi tôi nói, tôi đã gần như tuyên thệ rồi. Tôi nói những điều thật nhất, bởi vì tôi là anh, tôi không thể nói những điều oan cho ai cả.

Việc tôi đưa cho anh Ngọ 20 tỷ là tiền của chị Lan, chứ không phải của tôi. Chị Lan chuyển cho một người khác. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là: “Sẽ có người ở Hà Nội chuyển cho anh, gặp người đó thì anh đừng trao đổi về số tiền này dùng để đưa cho ai, hoặc làm gì”

Chị còn dặn tôi như thế. Và anh Tiệp là người đưa cho tôi. Tức là có 2 người biết việc, chứ không phải một mình tôi. Đấy là cái thứ nhất, tức là có 2 người biết.

(* Chú Thích: 'Chị Lan' tức là bà Trương Mỹ Lan là giám đốc công ty TNHH Vạn Thịnh Phát.)

Còn một việc nữa mà hôm nay tôi mới nói, anh Tiệp có đưa tiền cho tôi 2 lần, sau đó anh Tiệp còn còn điện thoại hẹn tôi một lần để nói chuyện.

Anh Tiệp có nói là “Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - bộ trưởng bộ công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa”.

Sau đó một thời gian, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Khi ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo với anh Quang là “Anh Ngọ có giới thiệu công ty... (không nghe rõ) như thế, em hiện nay thì...” 

Anh Quang bảo: “Chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả”

- Tiếng một người trong hội đồng xét xử cắt lời: Thôi thôi... trình bày rồi

Ông Dương Chí Dũng nói tiếp: Vâng, riêng cái tiền ấy (20 tỷ – CTV) thì có ít nhất 2 người biết, thế rồi tôi gặp chị Lan qua anh Minh – tổng giám đốc Cảng Sài Gòn bố trí cho tôi và chị gặp.

Còn cái tiền 500 nghìn đô tôi đưa sau này, khoảng 6-7 giờ tối ngày mùng 2/5, chú lái xe tôi chở đi. Đây là tiền tôi vay của mấy người, tôi khai lúc còn ở Sài Gòn tôi báo cáo với... (tiếng gõ vào micro cắt lời).

- Tiếng người trong hội đồng xét xử: Thôi anh Dũng ạ, anh dừng ở đây.



Tiết lộ chấn động: Tướng CA Phạm Quý Ngọ đã mật báo để Dương Chí Dũng trốn thoát

Nghe lời khai của ông Dương Chí Dũng về việc được tướng CA Phạm Quý Ngọ mật báo để bỏ trốn

CTV Danlambao - Sáng ngày 7/1/2014, tòa án Hà Nội đã mở phiên xử đối với phó giám đốc công an Hải Phòng, ông Dương Tự Trọng về hành vi 'tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài'. Người được ông Trọng tổ chức đưa đi trốn thoát là ông Dương Chí Dũng, anh trai ông Trọng, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines.

Trong vai trò nhân chứng, ông Dương Chí Dũng đã khai trước tòa một thông tin gây chấn động: Chính thượng tướng, thứ trưởng bộ CA Phạm Quý Ngọ là nhân vật đã mật báo để ông Dương Chí Dũng bỏ trốn trước khi quyết định khởi tố được ban hành.

Dương Chí Dũng khai đưa 500 ngàn USD để chạy án (MTG)
Chiều 7.1: Dương Chí Dũng khai gì về tướng Ngọ và tiền “chạy việc” (DV)
Dương Chí Dũng khai đem 500.000 USD tới nhà Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ (TN)
Dương Chí Dũng khai ông Phạm Quý Ngọ gọi điện mật báo (TT)
Dương Chí Dũng khai tướng Phạm Quý Ngọ mật báo, tướng Ngọ phủ nhận (MTG)
Tướng Phạm Quý Ngọ: Tôi không liên quan đến việc bỏ trốn của Dương Chí Chí Dũng (MTG)
Tướng Ngọ phủ nhận lời khai của Dương Chí Dũng (Infonet)
Cuộc điện thoại với tướng Phạm Quý Ngọ sau lời khai của Dương Chí Dũng (DV)

Ngày mai cựu Đại tá-Phó Giám đốc Công an Hải phòng ra tòa (RFA)
Triệu tập Dương Chí Dũng đến phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng (VOV)
Lật lại hành trình Dương Tự Trọng giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn (TT)

- Dương Chí Dũng khai Thứ trưởng Công an đã mật báo để ông bỏ trốn (RFI). – Dương Chí Dũng khai Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ đã báo tin (RFA). – Nghe Dương Chí Dũng khai việc ông Phạm Quý Ngọ mật báo (TT). – Thơ con cóc: …“Một ông anh” (FB Mạnh Quân).

- Ông Dương Chí Dũng ‘khai tên của Thứ trưởng Bộ Công an’ (VOA). – Thứ trưởng công an VN bị tố (BBC). –Dương Chí Dũng khai thứ trưởng ‘mật báo’. – Dương Chí Dũng ‘đưa ông Ngọ 500.000 đô’. – Luật sư nói về cáo buộc với ông Ngọ. – Dương Tự Trọng giữ thái độ lấp lửng trước toà (TTXVN). – Nguyên Cục trưởng Cục cảnh sát chống tham nhũng nói ‘không liên quan’ đến Dương Chí Dũng (TN).

- Vì sao Thượng tướng Thứ trưởng Bộ CA Phạm Quý Ngọ đột ngột “đổ bịnh”? (Cầu Nhật Tân).

Can vua cứu giám mã (Hiệu Minh).

- Đoán trúng phóc (Lương Kháu Lão). “Nhưng có một điều rất lạ là trong khi ‘nằm trên thớt’ như vậy mà Phạm Quý Ngọ lại được đề bạt lên Thượng tướng thì thật là khó hiểu ? Nhưng nghĩ cho kĩ thì cũng chả có gì là không thể giải thích được. Một là để cho anh chàng này chủ quan yên chí vụ làm ăn này chót lọt rồi . Hai là anh này đã bỏ ra 40 tỉ để chạy hàm Thượng tưóng qua một nhân vật tầm cỡ tứ trụ triều đình mà các trang mạng đang kháo nhau“. – PHẠM QUÍ NGỌ – THƯỢNG TƯỚNG 40 TỶ (HL).

- Một tiền lệ đau đầu cho làng báo (FB Xênho nvp/ Phước Béo). – Đâu rồi khí phách báo CA, QĐ và Petrotimes?(Người Buôn Gió). “Nhưng nếu tinh ý chúng ta nhận thấy những tờ báo hăng hái hàng đầu, có khi còn đi trước cả phiên tòa trong việc luận tội, bàn định như các tờ QĐND, CAND, Lao Động, Petrotimes lại im lặng hoặc đưa tin không đầy đủ… Thường thì bọn bồi bút hay trở cờ nhanh nhất. Có khi trước tình cảnh thế lực nuôi dưỡng bị suy yếu, chúng sẽ nhanh chóng trở cờ quay ra ca tụng thế lực đang nắm phần thắng. Hoặc chúng im lặng giữ mình chờ chủ nhân mới“.

- Facebooker Osin HuyDuc: “Chỉ riêng việc đang chỉ đạo án mà tiếp xúc liên tục với đối tượng điều tra cũng đã đáng bị cách chức. Dương Chí Dũng đã khai ra Phạm Quý Ngọ tại cơ quan điều tra mà cơ quan điều tra không khởi tố Phạm Quý Ngọ thì cơ quan điều tra rất đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về việc ‘không truy cứu trách nhiệm hình sự người có (dấu hiệu phạm) tội’.”

- Facebooker Xê Nho Nvp: “Nghe lời khai của Dương Chí Dũng toàn là 10.000 USD, 20.000 USD rồi 100.000 USD, nửa triệu USD… lại nhớ đến những mẩu tin cấm giao dịch bằng ngoại tệ, cấm niêm yết bằng đô-la Mỹ, cấm giao dịch bằng tiền mặt trong nhiều trường hợp thì thấy rõ ràng luật lệ là dành cho dân đen còn quan chức xài giấy bạc xanh thoải mái. Ngay cả mấy anh cảnh sát giao thông không biết có ngậm ngùi nhớ lại cái lệnh không được mang theo người quá 100.000 đồng khi tuần tra?“

- HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 136): Sự kiện hot nhất 2013 (!) (Nhật Tuấn). “Thượng tướng, Thứ trưởng, Trưởng ban chuyên án mà còn ăn tiền của nghi phạm thì …ĐM …cái Bộ công an này còn ra cái đéo gì ? Vậy mà Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền dám nịnh thối là công an VN giỏi nhất thế giới“.


- Người mật báo là một Thứ trưởng Bộ Công an (TN). - Dương Chí Dũng hối hận, Dương Tự Trọng chấp nhận tất cả (VNN). - Ông Dương Tự Trọng và đường quan lộ lận đận (DV). - Xử vụ Dương Tự Trọng: Anh khai hết, em không biết! (Infonet). - Đằng sau sự sụp đổ của ông Dương Tự Trọng (TP). - Dương Chí Dũng khai rõ người báo tin để chạy trốn (TP). - Dương Chí Dũng khai gửi đơn tố cáo tới ông Bá Thanh (ĐV). - “Tòa án có quyền khởi tố người mật báo cho Dương Chí Dũng bỏ trốn” (GDVN). - Cái chết của bệnh quyền lực (LĐ). - “Lời khai của Dương Chí Dũng về người mật báo là có cơ sở” (MTG). - Dương Chí Dũng khai gì về những lần hối lộ người của Bộ Công an? (GDVN).

- Dương Tự Trọng: Mong HĐXX xem xét các tình tiết khoan hồng (TN). - Dương Tự Trọng mong người đời khoan dung, vị tha với anh trai (DT). - Lời nói sau cùng của Dương Tự Trọng (VNN). - Luật sư đề nghị dừng phiên tòa xử Dương Tự Trọng vì tình tiết “có người mật báo” (LĐ). - Dương Tự Trọng sẵn sàng chấp nhận mức án dành cho mình (KTĐT). – Dương Chí Dũng không được cho phép phát biểu khi tranh luận (DV). - Dương Tự Trọng bày tỏ tình cảm, bị cáo Ánh chúc mừng năm mới (Soha). - Những lời khai chấn động của Dương Chí Dũng tại tòa (MTG). - Đàn em Dương Chí Dũng nói gì trước giờ tuyên án? (MTG). - Nói lời sau cùng, các bị cáo vụ Dương Tự Trọng mong hưởng sự khoan hồng (LĐ). - LS kêu án Dương Tự Trọng “quá nặng”: VKS đối đáp? (Infonet).






-Dương Tự Trọng thông báo việc Chí Dũng sẽ bị khởi tố, bắt giam(NLĐO)- Dương Tự Trọng, lúc còn là Phó Giám đốc CA Hải Phòng, đã gọi điện cho các thuộc cấp để thông báo về việc Dương Chí Dũng sẽ bị khởi tố, bắt giam nên phải tìm cách đưa anh trai mình đi trốn ở nước ngoài.

Nguồn tin ngày 7-11 cho biết Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 7 bị can trong vụ tổ chức do Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) trốn đi nước ngoài.

Các bị can bị truy tố về hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, gồm: Dương Tự Trọng (nguyên Đại tá, nguyên Phó giám đốc Công an TP Hải Phòng); Vũ Tiến Sơn và Vũ Trọng Ánh (nguyên Phó phòng và cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Hải Phòng); Hoàng Văn Thắng (nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP Hải Phòng); Trần Văn Dũng (nghề tự do); Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng) và Phạm Minh Tuấn (ngụ quận Hồng Bàng, Hải Phòng).

Theo đánh giá của Viện KSND Tối cao, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, trong đó Dương Tự Trọng, là em trai của Dương Chí Dũng, có vai trò chủ mưu cầm đầu, Vũ Tiến Sơn là người tổ chức thực hiện.

Theo cáo trạng, chiều ngày 17-5-2012, trước khi bị khởi tố về hành vi cố ý làm trái, Dương Chí Dũng đã bỏ trốn đến nhà bạn gái ở phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

Sau đó, Dương Tự Trọng là em trai Dương Chí Dũng đã gọi điện Vũ Tiến Sơn, Hoàng Văn Thắng đến thông báo việc Dũng sẽ bị khởi tố, bắt giam nên phải tìm cách đưa Dũng đi trốn ở nước ngoài. Tiếp đến, Dương Chí Dũng được các đối tượng đưa xuống Quảng Ninh nhằm trốn qua Trung Quốc.


Dương Chí Dũng đã trốn tới nhà bạn gái trước khi khởi tố

Để che giấu hành vi, Dương Tự Trọng và Vũ Tiến Sơn thống nhất giao cho Sơn liên lạc chỉ đạo. Sơn đã gọi điện cho Đồng Xuân Phong và Trần Văn Dũng là đối tượng giang hồ chuẩn bị xe và đưa Dương Chí Dũng vào TP HCM rồi qua Campuchia theo đường tiểu ngạch vào tối 23-5-2012.

Sau khi đào thoát sang Campuchia, Đồng Xuân Phong mua vé máy bay cùng Dương Chí Dũng sang Singapore để cho Dũng làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ.

Tuy nhiên, Dương Chí Dũng không thể nhập cảnh vì có lệnh truy nã quốc tế của Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) nên phải quay trở lại Campuchia.

Gần 3 tháng ở trên đất Campuchia, Dương Chí Dũng đã hai lần thay đổi nơi ở, đồng thời được các đối tượng “tiếp tế” 24.000 USD để chi tiêu.

Trong quá trình lẩn trốn, các đối tượng liên tục thay đổi phương tiện và dùng sim điện thoại rác liên lạc với nhau.

Đến ngày 4-9-2012, Dương Chí Dũng đã bị cơ quan công an Việt Nam và Campuchia phối hợp bắt giữ. Ngay sau đó, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã khám phá ra đường dây tổ chức cho bị can Dương Chí Dũng bỏ trốn, bắt giữ hàng loạt đối tượng.

Nguyễn Quyết


- Yêu cầu điều tra việc Dương Chí Dũng biết trước sẽ bị khởi tố (TT).
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài, truy tố 7 bị can liên quan.

Các bị can bị truy tố gồm Dương Tự Trọng (em trai Dương Chí Dũng - nguyên phó giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên cục phó Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an); Vũ Tiến Sơn (nguyên phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - PC45, Công an Hải Phòng); Hoàng Văn Thắng (nguyên cán bộ Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an Hải Phòng); Nguyễn Trọng Ánh (nguyên cán bộ PC45 Công an Hải Phòng); Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Hải quan Hải Phòng, đối tượng truy nã của Công an TP.HCM); Trần Văn Dũng (Dũng “Bắc Kạn”, trùm giang hồ cộm cán tại các tỉnh phía Bắc); Phạm Minh Tuấn (giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng, Hải Phòng).
Theo cáo trạng, chiều 17-5-2012 Dương Chí Dũng biết rằng mình sẽ bị bắt nên thông báo cho em trai là Dương Tự Trọng về việc này. Trọng hướng dẫn anh trai trốn đến nhà bạn gái của mình tại phố Nguyễn Khánh Toàn, Hà Nội. Trọng đã gọi Vũ Tiến Sơn và Hoàng Văn Thắng đến phòng làm việc, thông báo việc Dũng sẽ bị khởi tố, bắt tạm giam và bàn bạc việc tổ chức cho anh trai trốn ra nước ngoài. Ngay sau đó Trọng cùng Sơn, Nguyễn Trọng Ánh và một người khác lên đường đi Hà Nội. Đồng thời, Trọng giao một ôtô cho Thắng đi đón Phạm Minh Tuấn, hẹn gặp nhau ở Phố Nối, Hưng Yên.
Tại điểm hẹn, Trọng yêu cầu Tuấn cùng Thắng đến đón Dũng tại nhà bạn gái mình và chạy thẳng xuống thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Để giữ liên lạc, Trọng đã đưa một điện thoại dùng sim rác để giao cho Dũng. Khoảng 21g30 ngày 17-5-2012, Tuấn và Thắng đón được Dũng, chạy thẳng đến thị trấn Quảng Hà vào khoảng 2g sáng 18-5-2012. Tại đây, cả hai đưa bị can Dũng vào nhà người quen ở nhờ.
Cũng trong quá trình này, Trọng và Sơn đã bàn bạc, thống nhất giao Sơn liên lạc, chỉ đạo, phân công các bị can để tổ chức cho Dũng trốn đi nước ngoài. Thực hiện chỉ đạo, Sơn đã gọi Đồng Xuân Phong và Dũng “Bắc Kạn” để bàn bạc. Trưa 19-5, nhóm này gặp nhau tại nhà bố mẹ đẻ của Sơn, thống nhất tổ chức cho Dũng trốn sang Campuchia theo đường tiểu ngạch tại khu vực biên giới cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh. Sau khi sang được Campuchia sẽ tiếp tục tổ chức cho Dũng trốn đi Mỹ.
Chiều 20-5-2012, Dương Tự Trọng và Vũ Tiến Sơn lợi dụng việc được cử đi công tác đã bay từ Hải Phòng vào TP.HCM trực tiếp chỉ đạo việc đưa Dũng trốn đi nước ngoài. Khoảng 19g ngày 21-5-2012, xe đến khu vực cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Dũng “Bắc Kạn” và Phong thuê xe ôm chở Dũng sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch, gặp nhau tại casino Mộc Bài. Tại đây, Dũng “Bắc Kạn” đã nhờ nhân viên casino mang hộ chiếu Dương Chí Dũng đi đóng dấu nhập cảnh vào Campuchia. Sau đó, cả ba thuê ôtô đi đến Phnom Penh, thuê khách sạn ở, chuẩn bị trốn đi Mỹ. Đến trưa 24-5-2012, Phong mua vé máy bay cùng Dương Chí Dũng bay từ Campuchia sang Singapore để Dũng làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ. Tuy nhiên, do không được phép nhập cảnh vào Mỹ nên Dũng phải quay về Campuchia ẩn náu. Đến ngày 4-9-2012, cơ quan chức năng VN đã phối hợp với Campuchia bắt giữ được Dương Chí Dũng, di lý về VN để điều tra, xử lý.
Cáo trạng của Viện KSND tối cao nêu rõ vào chiều 17-5-2012, Dương Chí Dũng biết được thông tin sẽ bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Do đó, về lời khai của Dương Chí Dũng liên quan đến việc biết được thông tin mình sẽ bị khởi tố nên bỏ trốn, Viện KSND tối cao yêu cầu Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra theo quy định của pháp luật.
Nguồn Tuổi trẻ

-

- Hải quan đã cho Vinalines nhập khẩu trái phép ụ nổi 83M như thế nào? (GDVN)
(GDVN) - Cơ quan điều tra xác định, nếu các cán bộ hải quan thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao thì Vinalines không thể nhập khẩu được ụ nổi 83M. Hiện ụ nổi này chỉ là một đống sắt thép rỉ, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không sử dụng được vào việc gì.
Như đã đưa tin, ngày 27/6/2007, Dương Chí Dũng với tư cách là Chủ tịch HĐQT Vinalines đã ký quyết định phê duyệt chủ trương xây dựng dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía nam với tổng mức đầu tư là 3.854 tỷ đồng. Trong đó có chủ trương cho phép mua, lắp đặt 1 ụ nổi để phục vụ sửa chữa tàu.
Hợp đồng mua ụ nổi 83M giữa Vinalines với Công ty AP được ký vào ngày 15/7/2008. Đến ngày 28/5/2008, ụ nổi 83M được vận chuyển từ cảng Nakhodka, Liên Bang Nga về Việt Nam bằng tàu nâng nặng của Công ty Dock Wisi, Hà Lan. Ngày 6/6/2008, ụ nổi 83M được đưa về đến cảng Vân Phong, Khánh hòa và được Chi cục Hải Quan Vân Phong, Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa làm thủ tục thông quan, nhập khẩu.
Chi cục Hải quan Vân Phong tiếp nhận hồ sơ nhập khẩu ụ nổi 83M của Vinalines. Trong đó có hợp đồng mua ụ nổi, hóa đơn thương mại do Công ty AP phát hành. Nội dung các tài liệu này thể hiện ụ nổi 83M là tàu biển, tên gọi riêng là ụ nổi 83M, sản xuất năm 1965. Tại thời điểm tháng 6/2008 tuổi ụ nổi 83M là 43 năm.
Mặc dù nhận tài liệu và biết ụ nổi 83M là tàu biển, khi làm thủ tục thông quan, nhập khẩu ụ nổi 83M, các các bộ hải quan vẫn làm theo quy trình như sau: Sau khi tiếp nhận kiểm tra sơ bộ và đăng ký hồ sơ nhập khẩu ụ nổi 83M do ông Võ Hồng Phú (cán bộ Vinalines) nộp, ông Nguyễn Văng Thọ (công chức bước 1 Chi cục Hải quan Vân Phong) báo cáo đề xuất kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế ụ nổi (mức 3) và được Huỳnh Hữu Đức, Phó Chi cục trưởng duyệt, chuyển hồ sơ cho Lê Ngọc Triện (công chức bước 2) thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ.
Dù biết rõ ụ nổi 83M trong tình trạng xấu, không đủ điều kiện nhập khẩu nhưng một số cán bộ hải quan vẫn ký các giấy tờ cho phép thông quan nhập khẩu. (Ảnh: Thanh Niên)
Khi kiểm tra hồ sơ thấy ụ nổi 83M không đủ điều kiện nhập khẩu nhưng Triện không kiến nghị với lãnh đạo mà chỉ tính thuế và chuyển cho Lê Văn Lừng (công chức bước 3). Lừng tiến hành kiểm tra thực tế thấy ụ nổi 83M đã cũ, han rỉ, hư hỏng nhiều, máy phát điện không hoạt động, không đủ điều kiện nhập khẩu nhưng vẫn báo cáo đề nghị Huỳnh Hữu Đức cho thông quan. Khi xem xét hồ sơ, Huỳnh Hữu Đức biết rõ ụ nổi 83M không đủ điều kiện nhập khẩi theo qui định tại Nghị định 49/2006/NĐ-CP của Chính phủ nhưng Đức vẫn ký cho thông quan.
Trước đó, như đã đưa tin, trước khi mua và vận chuyển ụ nổi 83M về Việt Nam, vào ngày 27/7/2007, Vinalines có văn bản đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam cử một đăng kiểm viên đi cùng đoàn công tác của Vinalines đến Liên Bang Nga để khảo sát tình trạng kỹ thuật của ụ nổi 83M, làm cơ sở cho việc xem xét mua ụ nổi. Cục Đăng Kiểm đã cử Lê Văn Dương, Giám định viên cao cấp tiến hành khảo sát tình trạng ụ nổi tại Liên Bang Nga.
Sau khi đoàn khảo sát trở về nước, trên cơ sở chỉ đạo của Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc thì Trần Hữu Chiều và Trần Hải Sơn trực tiếp gặp Lê Văn Dương đề nghị giúp Vinalines hợp thức thủ tục mua ụ. Dương đồng ý và lập biên bản kiểm tra giám định ngày 8/8/2007, trong đó phản ánh không đúng thực tế tình trạng kỹ thuật ụ nổi, không ghi rõ ụ nổi ở trạng thái xấu vào phần kết luận theo mẫu B10 của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Sau khi có biên bản kiểm tra giám định của Dương, Sơn và Khang dự thảo báo cáo kết quả khảo sát để Trần Hữu Chiều ký. Nội dung báo cáo không đúng tình trạng kỹ thuật ụ nổi so với thực tế. Cụ thể, ụ nổi đã cũ, hư hỏng nhiều, không còn hoạt động được nhưng báo cáo khảo sát vẫn thể hiện ụ nổi ở trạng thái hoạt động bình thường, Công ty AP là người bán…
Căn cứ vào báo cáo kết quả khảo sát, biên bản kiểm tra giám định, các tờ trình do Chiều và Phúc Ký, ngày 8/10/2007, Dương Chí Dũng ký quyết định số 1003/QĐ-HĐQT phê duyệt đầu tư dự án mua ụ nổi 83M với tổng mức đầu tư là 14,136 triệu USD, phương thức mua sửa chữa tại Nga và lai dắt về Việt Nam.
Truy nhiên, sau đó Chiều và Phúc lại đề nghị và ngày 15/2/2008 Dương Chí Dũng đã ký quyết định phê duệt điều chỉnh phương thức mua từ sửa chữa ụ tại Nga, lai dắt về Việt Nam sang vận chuyển ụ nổi bằng tàu nâng nặng, tự tổ chức sửa chữa tại Việt Nam, nâng tổng mức đầu tư từ  14,136 triệu USD lên 19,5 triệu USD, trong đó giá mua ụ là 9 triệu USD qua Công ty AP.
Dương Chí Dũng là chủ mưu trong việc nhập khẩu trái phép ụ nổi 83M. (Ảnh: VTC News)
Trong quá trình điều tra, để xác định ụ nổi 83M là tàu biển hay phưuơng tiện khác, Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh, thu thập tài liệu tại một số cơ quan, đơn vị như Interpol Matxcova, Cục Hàng hải Việt Nam…
Theo tài liệu do Văn phòng Interpol Matxcova, Liên Bang Nga cung cấp qua Interpol Việt Nam thì trước khi bán cho Vinalines, ụ nổi 83M thuộc quyền sở hữu của Công ty Nakhodka. Được đăng ký là tàu biển do Cục Đăng kiểm Liên Bang Nga quản lý.
Tại biên bản làm việc ngày 23/4/2013 giữa Cơ quan điều tra với Cục Hàng hải Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về các phương tiện hàng hải, cũng xác nhận ụ nổi 83M thuộc loại phương tiện tàu biển.
Chi cục Hàng hải Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, tại biên bản làm việc với Cơ quan điều tra vào ngày 2/12/2013 cũng xác nhận ụ nổi 83M là tàu biển. Chi cục Hàng hải Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh cũng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển cho ụ nổi 83M vào ngày 25/3/2011.
Trong khi đó, Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam thuộc Tổng cụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học & Công nghệ cũng xác nhận: Theo danh mục tiêu chuẩn Việt Nam do Cụ Đăng kiểm thống kê có trong hồ sơ tiêu chuẩn TCVN 6274:1997 thì Quy phạm Ụ nổi thuộc hệ thống Quy phạm tàu biển.
Sau khi xác định ụ nổi 83M là tàu biển, căn cứu vào các quy định của pháp luật về việc thông quan nhập khẩu tàu biển, Cơ quan điều tra kết luận: Mặc dù biết rõ ụ nổi 83M là tàu biển, sản xuất năm 196, thời điểm làm thủ tục nhập khẩu tuổi ụ nôi là 43 năm, đã cũ nát, hư hỏng nặng, không hoạt động được, không đủ điều kiện nhập khẩu nhưng một số cán bộ thuộc Chi cục Hải quan Vân Phong không báo cáo lãnh đạo Chi cục mà vẫn làm thủ tục đề nghị cho thông quan, nhập khẩu.
Việc làm này là trái quy trình thủ tục hải quan ban hành kèm theo quyết định số 874/QĐ-TCHQ ngày 15/5/2006 của Tổng Cục Hải quan; trái Điều 8, Nghị định 49/2006/NĐ-CP của Chính Phủ, trách nhiệm thuộc về Huỳnh Hữu Đức, Phó Chi cục trưởng, người ký cho thông quan; Lê Ngọc Triện, cán bộ kiểm tra chi tiết hồ sơ, tính thuế; Lê Văn Lừng, cán bộ kiểm hóa.
Việc làm của các cán bộ hải quan nêu trên đã giúp Vinalines nhập khẩu được ụ nổi 83M trái quy định. Nếu cán bộ hải quan thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao từ ngày 6/6/2008 thì Vinalines không nhập khẩu được ụ nổi và Vinalines không ký 3 ủy quyền ghi nợ tài khoản chuyển 8,1 triệu USD cho Công ty AP được.
Theo Cơ quan điều tra, hành vi của các cán bộ hải quan bao gồm: Lê Văn Dương, Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng gây thiệt hại 82.417.220.942 đồng. Các bị can này phạm vào tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong khi đó, Dương Chí Dũng là người đã ký quyết định phê duyệt đầu tư dự án nhà máy; chỉ đạo Chiều, Sơn, Khang lập báo cáo khảo sát ụ nổi 83M không đúng thực tế để hợp thức thủ tục mua; ký quyết định phê duyệt mua ụ nổi 83M, gây thiệt hại 335.418.103.073 đồng, phạm vào tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với vai trò chủ mưu.

Cùng với Dũng, Cơ quan điều tra cũng đề nghị truy tố Mai Văn Phúc về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với vai trò chủ mưu. Chiều, Sơn, Khang bị khởi tố về tội danh này với vai trò là những đồng phạm giúp sức.

.- Sao vụ bầu Kiên, Dương Chí Dũng để lâu? (VNN).Sao vụ bầu Kiên, Dương Chí Dũng để lâu? (VNN 24-10-13) 'Bồ nhí' của Dương Chí Dũng là một tiếp viên nhà hàng (NĐT 24-10-13) -"Vốn là người có nhan sắc nên T. cũng được nhiều người để ý." Ahem!


- Thế khó cho Vinalines, ‘biển dữ’ cản đường hồi phục (VNN).


- Bắt 3 đội phó thanh tra giao thông Hải Phòng (TN).


- Vinashin vẫn đau đáu khoản lãi 1 triệu đô/ngày (VNN). - Vinashin đâu bằng Vina… cho! (NLĐ). - Vực dậy suy thoái đạo đức mất cả thế hệ (VNN).

- Các kế hoạch điện hạt nhân của Việt Nam có quá nhiều tham vọng? (VOA).- 11 lý do để phản đối sử dụng và phát triển năng lượng hạt nhân (NI&RS/ TCPT).

Chính phủ nợ Vinashin?


- ‘Nổ’ như VietJet Air (Người Việt).
“Nên xây đường sắt cao tốc để chở khách”

Vụ tham nhũng tại ALCII: Rút tiền nhà nước sao quá dễ!
-

- Vì đâu quan chức mua xe công vô tội vạ? (KT).

- EVN xây sân tennis: Sẽ công khai kết quả xử lý thanh tra (VOV).


- Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước: Để xứng đáng là “quả đấm thép” (ĐĐK). – Phan Châu Thành: Lòng vòng chuyện nợ nần… (Alan Phan).


- Vụ ông Huỳnh Uy Dũng: Còn một sự thật đằng sau báo cáo gửi Thủ tướng (LĐ).- Đã báo cáo Thủ tướng vụ kiện của ông Dũng “lò vôi” (ĐT).

- Bị sỉ nhục, Dũng ‘lò vôi’ bật lại Chủ tịch Bình Dương (VNN).


- Nữ phó phòng ‘quậy’ ủy ban tỉnh không đến dự tòa (VNE).

- Cà Mau: Điều tra vụ ‘trần như nhộng’ tắm cùng vợ người khác (VNN). - Hai công an huyện bị tố “hư hỏng” (TT).

- Bắt thêm hàng loạt cán bộ ngân hàng tại ĐBSCL (TT). - Bắt tiếp cán bộ ngân hàng vì vụ Thủy sản Phương Nam (VnEco).- Vụ vỡ nợ 1.600 tỉ đồng của đại gia thủy sản Phương Nam: Thêm nhiều cán bộ ngân hàng bị khởi tố (TN).


- 5 cổng chào tiền tỷ trên 21 km đường (TP).

. - Mới chạm tới ngọn, bỏ qua phần gốc (DV). - Ra quyết định gây lãng phí phải bị xử lý (PLTP). – Tiết kiệm, chống lãng phí: Cần rõ trách nhiệm cá nhân (TP).- Tham ô, lãng phí, “Quốc hội luôn tự cho mình là vô can” (VnEco). - ĐBQH Dương Trung Quốc: Quốc hội phải liên đới nếu thất thoát ngân sách (LĐ).- Bộ trưởng KH-ĐT: Số liệu thống kê cơ bản chấp nhận được (VOV). - Kinh tế năm nay tăng hơn thì đáng ngờ (ĐV)- Nêu thẳng thực trạng nền kinh tế (NNVN). - Nếu không đổi mới, chắc chắn sẽ khó khăn (TT). - Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư: ‘Không tô hồng tăng trưởng GDP’ (VOV).


- Đình chỉ hoạt động của “Vedan phiên bản 2″ (DT).

- Chưa có đồng nào về quỹ phát triển rừng sau thủy điện (ĐV). - Ngang nhiên tàn phá rừng phòng hộ (TP). - Nghịch lý ở U Minh Hạ – Bài 2: “Trói” nông dân bằng cơ chế “xin-cho” (PLTP).- Phải khai thác tối đa hiệu quả đường Hồ Chí Minh (TN).

- Thành lập SBIC – Lộ trình tái cơ cấu Vinashin (Tầm nhìn). - Tái cơ cấu – SBIC sẽ đi đúng hướng.


- DNNN: Mô hình phát triển nào? (DĐDN).

- Môi trường kinh doanh Đông Á – Thái Bình Dương 2014: Việt Nam cải cách nhiều nhất nhưng vẫn xếp hạng 99 (SGTT). - Khấp khểnh môi trường kinh doanh (ĐĐK).

- Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Chỉ là chuyển giao ‘mầm bệnh’ ? (TN).


Kinh tế nhà nước là kinh tế nào? Bài 1 : Trọng tài cũng là cầu thủ (NĐT MTG 26-10-13) Bài 2 : Mục tiêu hay công cụ, phương tiện?(NĐT 26-10-13) -- Bài của Võ Trí Hảo

Góc khuất của nền kinh tế (Petrotimes 25-10-13)

Sân bay Long Thành: Kiểu gì cũng không khả thi về tài chính (ĐV 26-10-13) -- Ý kiến Nguyễn Xuân Thành. (Khi bàn về những chuyện này, nên nhớ tỷ lệ chi phí cho các dự án lớn ở TQ (và Việt Nam) theo nhà báo Úc Rowan Callick: 20% là tổn phí xây cất thực sự, 40% là lợi nhuận cho các đại gia nhà thầu, 40% là vào túi các quan)

'Không phải việc xảy ra là nghĩ ngay từ chức' (VNN 26-10-13) -- Đồng ý. Nhưng bà Tiến đâu phải chỉ có một vụ này?Bộ trưởng Thăng đã thực sự nghĩ gì? (MTG 26-10-13) -- Một cuốn phim mới về nhà thám hiểm/khảo cỗ Indiana Jones do Harrison Ford đóng. Indiana Jones đi khắp thế giới để tìm ý nghĩ của Đinh La Thăng. Nghe một bộ lạc ở Amazon đồn là đã có lần thấy ý nghĩ ấy ở một khu rừng già. Indiana lặn lội qua Nam Mỹ, leo núi, vượt suối... đến nơi thì thấy một bãi tha ma, lốm đốm vài nấm mộ. Chửi thề quá trời. THE END.
- Bỏ dự định cấm cho tặng ngoại tệ (VNE). - Ngân hàng Nhà nước: “Dùng ngoại tệ để cho, tặng là hợp lý”(VnEco).



- Việt Nam mong muốn tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LĐ).

Kinh tế Việt Nam đi về đâu? (RFI 28-10-13) -- P/v Phạm Chí Dũng◄


Kiểm soát ngoại tệ: Vì tránh H5N1 nên cấm nuôi gà? (VnE 6-11-13)

Hà hơi tiếp sức cho "xác chết biết đi"? (ĐV 6-11-13) -- Có ý kiến của TS Lê Đăng Doanh
Nghe ông Cao Sĩ Kiêm kể chuyện vượt “bão lạm phát” (MTG 7-11-13) -- Khi nào rỗi rảnh, THD sẽ kể chuyện đi săn hưou, bắn vượn cho mà nghe! 

- TS Cao Sỹ Kiêm: Chưa hiệu quả thì lại đưa vốn vào (ĐĐK). - Tái cơ cấu DNNN: Trở đi mắc vốn, trở lại mắc lương (ĐT).

- Ông Cao Sỹ Khiêm: Ngân hàng nước ngoài cũng phải tái cơ cấu (TP). - NHNN dự trữ đủ tiền cho tăng trưởng tín dụng cuối năm (VOV).

- “Tây” không còn được gửi tiết kiệm ngoại tệ tại Việt Nam? (VnEco).


Một số người nguyên lãnh đạo Vinashin rất… nghèo! (CAND 7-11-13) -- Bởi thế, khi đi chùa hoặc nhà thờ, nên bố thí các người ăn mày ngoài cổng: Trong số họ hẳn có nhiều nguyên lãnh đạo Vinashin.

Đại gia Đặng Thành Tâm và những phát ngôn "để đời" (ĐS&PL 7-11-13)
- Hà Nội chơi sang xây hàng loạt nhà vệ sinh tiền tỷ (SM).

- Cao tốc dài nhất VN ‘trầy trật’ tiến độ vì thầu ngoại (VNN).- VPBank tăng trưởng tín dụng mạnh, lãi vẫn “ngót” sâu (DT). - “Rút dây động rừng” tại Eximbank? (VnEco). - Dường như “rừng đang động” tại Eximbank (GDVN). - 3 cán bộ ngân hàng bị bắt tạm giam, Vietcombank nói gì? (GDVN). - Ngân hàng An Bình lên tiếng vụ bắt giám đốc chi nhánh Bạc Liêu (Infonet).

-Nỗi đau "xã góa phụ" (NNVN 7-11-13)

Thương hiệu 'Cô Ba Sương' (TVN 7-11-13)

80% các website của Chính phủ Việt Nam dễ dàng đánh sập (VTC 7-11-13) -- Nhưng các "thề lực thù địch" không đánh phá, vì để yên thì có lợi cho chúng hơn!

- Đại biểu Quốc hội được dặn không phát biểu về tham nhũng: - Phòng chống tham nhũng: Nói nhiều rồi, làm đi thôi! (TT). - Quốc hội thảo luận chống tham nhũng: “Làm thôi, đừng nói nữa” (SGTT).

- Cảnh báo tham nhũng của Đại biểu Quốc hội (LĐ). – Không cho bị can, bị cáo có thời gian chạy án (TN). - Chống tham nhũng: Dàn trận lớn bắt chuột con? (TP). - Phòng chống tham nhũng: “Bắt chuột phải giữ được mâm cỗ” (DV). - Tội ác của tham nhũng không chỉ là phá tiền (DT).

- Đại biểu QH-LS Trương Trọng Nghĩa: Cán bộ phải gương mẫu chấp hành luật (PLTP). - Quan chức đi họp sẽ bị hạn chế “kính thưa” và không được “nhận quà”! (PLĐS). - “Cấm tặng quà” khác nào bắt CEO trùm đầu bịt mắt bắt tay đối tác! (Infonet). - “Nợ xấu” lòng tin và “tồn đọng” trách nhiệm (LĐ).


Nguyên tổng giám đốc Vinalines bị truy nã
Hôm nay, cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã ông Dương Chí Dũng (55 tuổi), nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines - người đã vắng mặt bất thường tại cơ quan, nơi cư trú.

> Nguyên Chủ tịch Vinalines bị khởi tố


Ngày 18/5, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng ông Vương Chí Dũng để điều tra về hành vi Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, trong thời gian ông này làm Chủ tịch HĐQT Vinalines.

Tuy nhiên, khi cảnh sát khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông Dũng thì ông này vắng mặt bất thường. Theo lịch công tác sáng 18/5 của Cục Hàng hải ông Dũng làm việc bình thường tại cơ quan, không có kế hoạch công tác đột xuất. Lãnh đạo cục Hàng hải cũng như văn phòng không nhận được thông báo nghỉ, cũng như không thể liên lạc được với ông Dũng trong suốt ngày 18/5.

Ngày 19/5, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đối với ông Dương Chí Dũng - người vừa bị đình chỉ chức Cục trưởng Hàng hải.
Trước đó, cơ quan điều tra cùng khởi tố, bắt giam ông Mai Văn Phúc, Vụ phó Vụ Vận tải (nguyên tổng giám đốc Vinalines); ông Trần Hữu Triều (phó tổng giám đốc Vinalines) về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Dương Chí Dũng (55 tuổi) được bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam vào tháng 2 năm nay. Trước đó, ông này nhiều năm là Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines. Trước khi được điều chuyển giữ chức Vụ phó Vụ Vận tải, ông Phúc từng có 2 năm làm Tổng giám đốc Vinalines dưới thời ông Dũng làm Chủ tịch HĐQT.
Quyết định bắt ông Dũng, Phúc, Triều được cho là có liên quan đến kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc quản lý và sử dụng vốn của Vinalines trong giai đoạn 2007-2010. Theo đó, Tổng công ty Hàng hải đã có nhiều khuyết điểm như mua sắm tàu cũ không phù hợp với kế hoạch được phê duyệt, quản lý sử dụng thiếu hiệu quả, dẫn tới kết quả kinh doanh yếu kém… Phần lớn những khuyết điểm này được xác định có trách nhiệm tập thể lãnh đạo Vinalines cùng Chủ tịch HĐQT(ông Dương Chí Dũng) và Tổng giám đốc các công ty thành viên thời kỳ 2005 - 2010.
Điển hình của các vụ mua sắm kể trên là ụ nổi No83M, được Vinalines mua phục vụ Nhà máy sửa chữa tàu phía Nam. Mặc dù được sản xuất tại Nhật từ năm 1965 nhưng tổng chi phí cho dự án này lên tới 26,3 triệu USD (gấp đôi dự toán ban đầu). Hiện chi phí duy trì, bảo dưỡng cho thiết bị này vẫn rất lớn. Riêng với trường hợp này, Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để tiếp tục xem xét, làm rõ.

Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;


d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Nam Anh


http://www.baomoi.com/Home/PhapLuat/vnexpress.neti

----------------------------

Sai phạm tại Vinalines dưới thời ông Dương Chí Dũng
Trong giai đoạn 2006 - 2008, nhờ sự hưng thịnh của vận tải biển quốc tế, hoạt động của Vinalines khá “thuận buồm, xuôi gió”. Tuy nhiên, khi kinh tế khó khăn, nhiều sai phạm trong điều hành mới bắt đầu lộ rõ.

Có mặt tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ đầu tháng 8/2010, thời điểm cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình bị cơ quan công an khởi tố, ông Dương Chí Dũng được giao nhiệm vụ làm rõ hơn về quá trình tiếp nhận các đơn vị được chuyển giao khi Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy tiến hành tái cơ cấu. Trả lờiVnExpress.net tại thời điểm đó, cựu Chủ tịch Vinalines từng khẳng định "chúng tôi sẽ có cách làm bài bản hơn", "chỉ nhận nợ sau khi đã kiểm toán"...






Ông Dương Chí Dũng từng cho biết mức lãi 1.200 tỷ năm 2010 của Vinalines có thể bị giảm mạnh khi tiếp nhận các đơn vị từ Vinashin. Ảnh: Nhật Minh


Là người làm việc lâu năm trong ngành hàng hải, ông Dũng khi đó đã phân tích khá thấu đáo những nhược điểm trong việc mua lại và khai thác tàu Hoa Sen của Vinashin như tốn nhiên liệu, không phù hợp để hàng hải tuyến dài, chỉ phù hợp để làm tàu du lịch... Ông hứa: "Vinalines sẽ có cách khai thác phù hợp, hiệu quả hơn".


Tuy vậy gần 2 năm trôi qua, trong kết luận của Thanh tra Chính phủ được phát đi giữa tháng 4 vừa rồi, tàu Hoa Sen một lần nữa lại được đưa ra làm ví dụ về những sai phạm trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước thiếu hiệu quả tại Vinalines. Theo thanh tra, do việc chậm nộp bảo lãnh 4,15 triệu USD để giải quyết tranh chấp trước đó của Vinashinlines (đơn vị quản lý trực tiếp tàu Hoa Sen, chuyển từ Vinashin sang) nên Tổng công ty Hàng hải để xảy ra liên tiếp 4 vụ bắt tàu. Bản thân tàu Hoa Sen sau đó cũng bị đối tác hủy hợp đồng, không được bồi thường và nằm phơi bãi.


Ông Dương Chí Dũng nhận công tác tại Tổng công ty Hàng hải từ tháng 8/2005 với cương vị Tổng giám đốc. Trong thời gian nêu trên, theo Thanh tra Chính phủ, Vinalines đã mắc nhiều sai phạm, trong đó tập trung vào 4 vấn đề: mua nhiều tàu cũ, để xảy ra nhiều vụ bắt tàu gây thiệt hại lớn, đầu tư xây dựng vội vàng - ngoài quy hoạch và đầu tư tài chính sai nguyên tắc.





Vinalines Mighty - một trong những con tàu được coi là lớn và hiện đại nhất của Vinalines. Ảnh: V.T



Để phát triển vận tải, trong giai đoạn 2005 - 2010, số liệu thanh tra cho thấy, Vinalines đã mua tổng cộng 73 tàu với giá trị hơn 22.850 tỷ đồng (đồng thời bán đi 55 tàu) nhưng đa phần trong số này là mua của nước ngoài, đã qua sử dụng. Chủng loại tàu (đa phần là tàu hàng khô, trọng tải lớn) cũng được đánh giá là không phù hợp với chiến lược phát triển, chưa chú ý đến các loại tàu chuyên dụng.


Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo Vinalines từng lý giải việc chỉ mua tàu cũ, tàu hàng dời là do năng lực tài chính cũng như khả năng khai thác hàng hóa chuyên dụng còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành lại cho rằng việc doanh nghiệp chỉ “thích” mua tàu cũ chẳng qua vì mập mờ, không có giá rõ ràng như tàu mới.


Do khả năng khai thác còn hạn chế, trong thời gian qua, phần lớn trong số đội tàu gần 150 chiếc của Vinalines được cho thuê định hạn. Việc không thể quản lý trực tiếp là nguyên nhân chính dẫn tới hàng loạt vụ bắt tàu mà Hoa Sen hay Vinalines Global chỉ là những ví dụ nổi tiếng. Thiệt hại của Vinalines trong những vụ việc này được tính bằng nhiều triệu USD (Vinalines Global phải chi phí, nộp phạt trên 1,8 triệu USD, riêng tiền bảo lãnh cho tàu Hoa Sen là 4,5 triệu USD).


Về xây dựng, trong giai đoạn 2007 - 2010, kết luận thanh tra cho thấy Vinalines đã góp vốn đầu tư vào 3 cơ sở sửa chữa tàu biển (Nhà máy sửa chữa tàu Vinalines phía Nam, Nhà máy Nosco - Vinalines, Nhà máy Đông Đô) nhưng đều không có trong kế hoạch phát triển được Thủ tướng phê duyệt trước đó.


Cá biệt trong số các hạng mục đầu tư vào Nhà máy Vinalines phía Nam, lãnh đạo tổng công ty mà đứng đầu là ông Dương Chí Dũng đã phê duyệt vụ mua sắm ụ nổi No83M, vốn được sản xuất tại Nhật từ năm 1965 với giá lên tới 26,3 triệu USD (gấp đôi dự toán ban đầu). Hiện chi phí duy trì, bảo dưỡng cho thiết bị này vẫn rất lớn. Riêng với trường hợp này, Thanh tra Chính phủ xác định có dấu hiệu làm trái quy định pháp luật về đầu tư.






Vinalines đầu tư vào 12 cảng biển trong giai đoạn ông Dũng làm Chủ tịch. Ảnh minh họa: Nhật Minh



Ngoài những công trình nêu trên, trong thời gian ông Dũng làm Chủ tịch, Vinalines cũng tiến hành đầu tư lớn vào việc xây dựng 12 cảng biển, một cảng sông và một cảng cạn. Nổi bật trong số này là cảng Vân Phong, Sài Gòn - Hiệp Phước, CMIT, Cái Mép - Thị Vải, Cái Lân… Mặc dù các dự án này đều đúng chủ trương, có trong quy hoạch, nhưng trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp vẫn xuất hiện nhiều sai phạm như chậm tiến độ, phê duyệt không đúng thẩm quyền…


Riêng việc quản lý tài chính, giống như nhiều tập đoàn, tổng công ty khác trong giai đoạn 2007 - 2010, hoạt động đầu tư của Vinalines được đánh giá là khá dàn trải khi góp vốn vào 158 doanh nghiệp và nảy sinh nhiều bất cập. Doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích gần một nửa số tiền 1.000 tỷ đồng vốn trái phiếu được phép phát hành năm 2010, cho vay công ty con mà không tính lãi, chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế ở một số đơn vị… Đặc biệt là để nợ đọng khoản tiền khó đòi lên tới hơn 23.000 tỷ đồng.


Trong hầu hết các hạn chế, sai phạm nêu trên của Vinalines, Thanh tra Chính phủ xác định trách nhiệm của Tập thể lãnh đạo Công ty, đứng đầu là ông Dương Chí Dũng với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị (nay là Chủ tịch Hội đồng thành viên), Tổng giám đốc và các lãnh đạo liên quan, lãnh đạo các công ty thành viên… Thanh tra cũng đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông hướng dẫn, lãnh đạo Tổng công ty Hàng hải tiến hành kiểm điểm, tự kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với các sai phạm. Riêng với vụ mua ụ nổi No83M, cơ quan này đã chuyển hồ sơ cho Bộ Công an tiếp tục xem xét xử lý.




Bên cạnh những sai phạm được chỉ ra, thực tế trong giai đoạn 2005 - 2010, Tổng công ty Hàng hải cũng đã có những bước phát triển. Từ con số 3.200 tỷ đồng năm 2005, vốn điều lệ của Vinalines đã tăng lên mức 8.180 tỷ vào năm 2010. Cùng với đó, số lượng tàu cũng như năng lực vận tải của doanh nghiệp cũng tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đó (từ 1,25 triệu tấn năm 2005 lên 2,8 triệu tấn năm 2010). Lợi nhuận báo cáo hàng năm dao động trong khoảng 550 - 1.600 tỷ đồng.


Tuy nhiên, con số lợi nhuận nêu trên còn là điều cần xem xét bởi theo báo cáo của Vinalines, trong các năm 2007 - 2010, doanh nghiệp này lãi lần lượt 861, 1.600, 857 và 1.241 tỷ đồng. Trong khi đó, kết quả làm việc của Thanh tra Chính phủ lại cho thấy Vinalines chỉ có lãi trong các năm 2007 và 2008. Đến năm 2009 và 2010, doanh nghiệp này lần lượt lỗ hơn 412 tỷ và gần 1.274 tỷ đồng.


Doanh thu và lợi nhuận báo cáo của Vinalines (2003 - 2011)





Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: Vinalines



Nhật Minh


http://vnexpress.net/


 -Chưa có tài liệu cho thấy Dương Chí Dũng bỏ tiền để lấy thông tin thoát thân
(TNO) Hôm nay 27.7, trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm cho biết, đến thời điểm này vẫn chưa có tài liệu nào cho thấy có việc lọt thông tin vụ Vinalines. Và cũng chưa có thông tin, tài liệu về việc ông Dũng mất nhiều tiền để có thông tin trước và thoát thân.

Trung tướng Phan Văn Vĩnh cho biết, chưa có tài liệu nào cho thấy Dương Chí Dũng bỏ nhiều tiền lấy thông tin để thoát thân - Ảnh: Thái Sơn

Ông Vĩnh cũng cho biết thêm, ngay sau khi có phê chuẩn, CQĐT đã khẩn trương tổ chức bắt nhưng Dương Chí Dũng đã bỏ trốn trước đó. Xác định Dũng bỏ trốn, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Cơ quan điều tra đã chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp được pháp luật cho phép để truy bắt Dũng.

Theo ông Vĩnh, vụ án Vinalines gây thất thoát nhiều tài sản nhà nước. Sau khi có đủ căn cứ xác định Dương Chí Dũng và những người liên quan phạm tội thì theo quy định của pháp luật, CQĐT phải làm các thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam… chuyển Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn.

Cũng theo trung tướng Phan Văn Vĩnh, tuy chưa bắt được Dương Chí Dũng nhưng những tài liệu mà CSĐT thu thập được, lời khai của những người có liên quan và của chính Dương Chí Dũng là những bằng chứng quan trọng trong việc xác định nội dung vụ án.



Dương Chí Dung đang bị truy nã - Ảnh: Lê Quân

Trước đó, cũng trả lời các cơ quan báo chí, đại tá Trần Duy Thanh, Cục trưởng cục cảnh sát điều tra về tham nhũng, cho biết vụ án tham nhũng ở Vinalines được khởi tố từ tháng 2.2012.

"Hiện chưa có thông tin gì về nguyên nhân động cơ thúc đẩy ông Dũng bỏ trốn. Trước khi khởi tố bị can đã nhiều lần làm việc với ông Dũng, hiện chúng tôi chưa có thông tin phản ánh có lộ lọt thông tin hay không. Việc này sẽ làm sáng tỏ khi bắt được bị can", ông Thanh nói.

Tuy nhiên đến thời điểm này ông Dương Chí Dũng vẫn chưa bị bắt dù Interpol Việt Nam đã phát lệnh truy nã nhiều tháng qua.

Thái Sơn - Lê Quân

 -Chưa có tài liệu cho thấy Dương Chí Dũng bỏ tiền để lấy thông tin thoát thân

TTO - Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với bà Nguyễn Thị Bích Loan, nguyên Kế toán trưởng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và một số cán bộ.
Theo quyết định ngày 25-7, bà Loan và Mai Văn Khang, cán bộ ban quản lý dự án của Vinalines; Lê Văn Dương, đăng kiểm viên; Huỳnh Ngọc Đức, Chi cục phó Chi cục Hải quan Tân Phong, tỉnh Khánh Hòa và Lê Ngọc Tiệm, Lê Văn Lừng (đều là cán bộ Hải quan Vân Phong) bị khởi tố về hành vi “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Vinalines mua ụ nổi No83M về phải sửa chữa đầu tư đến nay tổng số tiền lên đến 489,6 tỉ đồng, nhưng hiện vẫn nằm “đắp chiếu” tại cảng Gò Dầu (Đồng Nai) - Ảnh: TTO

Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng khởi tố bổ sung đối với bị can Trần Hải Sơn (nguyên giám đốc công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, bị can trong vụ án bị khởi tố về hành vi tham ô tài sản) về hành vi trên.
Trong số này, bị can Mai Văn Khang được tại ngoại, còn lại đều bị bắt tạm giam để điều tra hành vi phạm tội.
Được biết, các bị can bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình đầu tư ụ nổi 83M. Theo đó, bà Nguyễn Thị Bích Loan đã có hành vi cố ý làm trái khi để nhóm bị can Trần Hải Sơn, Trần Văn Quang - Trưởng phòng kế hoạch công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines thông đồng với Trần Bá Hùng, cán bộ Hyundai Vinashin và Phạm Bá Giáp, Giám đốc công ty Nguyên Ân - Nha Trang sử dụng pháp nhân của công ty Nguyên Ân thực hiện hành vi lập 2 bộ hồ sơ hợp đồng, chứng từ quyết toán khống khối lượng sửa chữa phần đáy ụ nổi và gửi giá 10.000 đồng/kg thép hàn vào hợp đồng để chiếm đoạt tiền của Vinalines chia nhau.
Trong đó, các cán bộ thuộc công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines được chia 2,543 tỉ đồng, Trần Hải Sơn chiếm hưởng 900 triệu đồng, số còn lại Trần Văn Quang sử dụng và chiếm hưởng.
Vì vậy, ngày 1-2-2012, cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án tham ô tài sản, khởi tố và bắt tạm giam 4 bị can trên.
Đến nay cơ quan chức năng đã kết luận các bị can đã nâng khống, gửi giá chiếm đoạt, gây thiệt hại số tiền 2,9 tỉ đồng. Các bị can thuộc nhóm cán bộ Hải quan bị xem xét điều tra về những vi phạm trong quá trình cho nhập khẩu ụ nổi 83M về Việt Nam.
 @ tt-Bắt tạm giam nguyên Kế toán trưởng Vinalines

- Vì sao Bộ trưởng Đinh La Thăng chọn giải pháp “im lặng”? (Infonet) Sau hàng loạt những phát ngôn gây chú ý, thời gian gần đây dư luận và báo chí rất ngạc nhiên trước sự im hơi, lặng tiếng của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng. Vì sao vậy?
Chỉ sau một năm nhậm chức, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã để lại dấu ấn riêng của mình với hàng loạt những phát ngôn và hành động rất ấn tượng. Những phát ngôn nổi tiếng được cả triệu người dân biết đến như: “làm tư lệnh ngành phải có toàn quyền tự quyết”, “trảm tướng” ngay tại sân bay Đà Nẵng, hứa “sẽ đi làm bằng xe buýt”, “tôi đã làm phải quyết liệt”, “đóng phí là yêu nước”…hay gần đây nhất là phát ngôn “bổ nhiệm ông Dũng để cứu Vinalines”.
Một năm làm Bộ trưởng, người đồng tình cũng lắm, người phản đối cũng nhiều. Nhưng gần đây dư luận đều tỏ ra ngạc nhiên vì trong nhiều tháng nay không hề thấy vị Bộ trưởng này đăng đàn, phát ngôn trên báo chí, truyền hình.
Sự im lặng của Bộ trưởng Bộ GTVT có lẽ được bắt đầu sau chủ trương thu phí phương tiện cá nhân. Sau những phát ngôn đình đám, báo chí và dư luận, trong đó có cả các đại biểu Quốc hội đều kịch liệt phản đối chủ trương thu phí của Bộ Giao thông và cá nhân Bộ trưởng. Kết quả là Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tạm hoãn thu phí bảo trì đường bộ đến đầu năm 2013 mới ban hành (loại phí này được Bộ GTVT đề xuất áp dụng từ tháng 6/2012), bên cạnh đó phí hạn chế phương tiện cá nhân cũng đã bị rơi vào quên lãng.
Vì sao Bộ trưởng Đinh La Thăng chọn giải pháp `im lặng`?
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng.
Lần gần đây nhất, Bộ trưởng Đinh La Thăng xuất hiện là để thanh minh trên một số tờ báo về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Lần thanh minh đó rơi vào thời điểm Quốc hội đang diễn ra. Chủ đề về Bộ GTVT và cá nhân vị Bộ trưởng nhiều năm hoạt động phong trào đoàn được “săn” nhiều hơn cả. Thậm chí trong giờ giải lao Quốc hội, có phóng viên còn phô tô bài báo, chuyển cho một số đại biểu đọc.
Còn nhớ tại kỳ họp Quốc hội trước, ngay sau khi nhậm chức Bộ trưởng Bộ GTVT vào đầu tháng 8 năm 2011, người gây ấn tượng đầu tiên là Bộ trưởng Đinh La Thăng với một phát ngôn kinh điển về quyền hạn của một “tư lệnh” ngành là phải được “toàn quyền tự quyết”.
Vì thế trong kỳ Quốc hội diễn ra vào dịp tháng 5, tháng 6 vừa qua, người đầu tiên phóng viên báo chí tìm đến cũng là Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng. Vừa giải lao trong ngày khai mạc Quốc hội, hàng chục phóng viên đã đổ xô đến “quây” Bộ trưởng Thăng.
Tưởng ngày mai trên mặt báo sẽ lại có một chủ đề “hót”, nào ngờ vị “tư lệnh” ngành giao thông đã từ chối trả lời phỏng vấn thẳng thừng. Phóng viên đứng sững sờ nhìn nhau với ánh mắt khó hiểu, còn Bộ trưởng Thăng thì nhanh chóng hòa mình vào đám đông.
Có lẽ Bộ trưởng Đinh La Thăng (và các cộng sự) đã lên kế hoạch “im lặng là vàng” với báo chí. Vì thế trong suốt cả tháng trời Quốc hội, Bộ trưởng Đinh La Thăng không trả lời bất kỳ một tờ báo nào.
Vì sao Bộ trưởng Đinh La Thăng chọn giải pháp `im lặng`?
Từ nhiều tháng nay, nhất là sau sự việc ở Vinalines và việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng, Bộ trưởng Đinh La Thăng ít xuất hiện trên báo chí.
Cùng thời điểm đó, hai Bộ Nội vụ và Bộ GTVT đã tổ chức họp báo, nội dung chính cũng chỉ xoay quanh vấn đề bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Những tưởng Bộ trưởng Đinh La Thăng sẽ tham dự, nhưng lần này người chịu trách nhiệm trả lời trước báo chí và dư luận chỉ là các Thứ trưởng, còn Bộ trưởng Thăng thì không xuất hiện.
Không chỉ có vậy, trong rất nhiều sự kiện quan trọng khác như lễ động thổ, hay khánh thành những công trình lớn, Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ nhìn giấy phát biểu, chứ tuyệt nhiên không có màn…trả lời phỏng vấn như trước đây.
Một điều ngạc nhiên khác, trong nhiều tháng nay, Bộ GTVT cũng không mời báo chí đến họp báo định kỳ hàng tháng như thường lệ. Dân làng báo kháo nhau, bây giờ Bộ trưởng Thăng “không dàn trải như trước nữa”, mà chỉ “chọn mặt gửi vàng” một vài tờ báo.
Gần đây nhất người dân thấy Bộ trưởng Đinh La Thăng là dịp trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội trong tháng 6 về những rắc rối tại tập đoàn Vinalines và việc Bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Trái với suy nghĩ của nhiều người, lần này “tư lệnh” ngành giao thông chỉ giải thích ngắn gọn và xin nhận trách nhiệm trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Mỗi khi ống kính truyền hình chĩa vào Bộ trưởng Thăng với vẻ mặt buồn, nhiều người cũng cảm thông với vị Bộ trưởng giàu nhiệt huyết này.
Dù thế nào đi chăng nữa, trong một năm qua, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã để lại những dấu ấn đậm nét, hiếm thấy của một chính trị gia một thời làm doanh nghiệp. Vì sao Bộ trưởng Thăng lại chọn giải pháp “im lặng”? Điều này chỉ Bộ trưởng Đinh La Thăng mới biết tỏ tường. Tuy nhiên, hai chữ “im lặng” không phải lúc nào cũng có thể được coi là “vàng”.

Tổng số lượt xem trang