DCVOnline - Tin Reuteurs
HAVANA - Trung Quốc chuẩn bi khai thác dầu khí cùng với Cuba ngay cả ở những giếng dầu trong Vịnh Mễ Tây Cơ (Gulf of Mexico) sau khi Phó Chủ tịch Xi Jinping (Tập Cận Bình) ký kết một số hiệp ước thương mại trong chuyến thăm Cuba tuần này.
Nội dung của những thoả hiệp chưa được công bố, nhưng dường như qua đó Trung Quốc sẽ trở thành đối tác quan trọng với nước cộng sản anh em, điều này đã gây quan tâm nhiều trong chính giới Hoa Kỳ.
Công ty dầu khí quốc gia của Trung Quốc (CMCP) thứ Tư tuần này cho biết thoả hiệp vưa ký cho phép Trung Quốc dùng toàn lực kỹ năng chuyên môn để giúp Cuba nâng cấp sản xuất dầu khí cũng như phát triển hợp tác với Cubapetroleo để khai thác dầu khí trên biển cũng như trong đất liền.
Tức thời người ta chưa rõ có phải Trung Quốc đã thuê nhừng vùng trong vịnh Mexico để khai thác; tuy nhiên, Jorge Pinon, một nghiên cứu sinh chuyên về dầu khí Cuba ở Đại học Florida cho hay trước đây Cuaba đa tuyên bố sẽ đàm phán về việc cho TQ thuê 5 trong 59 mỏ dầu ngoài khơi; Pinon nói với Reuteurs, “những mảng rời của bài toán đố đang rơi vào vị trí.”
Hai trong những mảng rời đó là các thoả ước buộc hai quốc gia vào đàm phán kế ước để nâng cấp một xưởng lọc dầu của Cuba tại thành phố Cienfuegos, và công trình xây dựng dự án khí hoá lỏng tại xưởng lọc dầu.
Xi Jinping và Raul Castro (Havana, Cuba) Nguồn ảnh: china.org.cn |
Cùng ký tên vào ba thoả hiệp thương mại còn có Tổng Giám đốc CNPC, Jiang Jiemen, cho thấy đây không phải chỉ là nhừng lời hứa suông. Phó Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Cuba, Raul Castro, dã tham dự buổi lễ ký kết vào Chủ Nhật vưa qua tại Havana. Tập Cận Bình được coi là người sẽ gthay thế Hu JIntao vào năm 2013.
Dàn khoan công nghệ cao carabeo 9 theo dự đính sẽ vào vùng biển của Cuba vào cuối tháng Chín hay đâu tháng Mười năm nay và bắt đâu khoan những giếng đâu tiên theo dự án của những công ty như Repsolcủa Malaysia và một nhánh của công ty dầu Ấn Độ, ONGC.
Giếng đâu tiên của Repsol sẽ chỉ cách Florida 100 Km – hai lần gần hơn các hãng dầu khí được chính phủ lien bang phép khai thác.
Thero Havana, Cuba có thể có 20 tỉ thùng dâu trong dự trữ nhưng theo Cu/c đo đạc địa chất Mỹ thì Cuba có khoảng 5 tỉ thùng dầu.
Khả năng Cuba khai thác dầu đã gây chống đối trong khối lập pháp ở Florida, họ cho rằng khai thác như thế sẽ đe doạ môi trưởng của tiểu bang và trợ giúp cho chính quyền Cuba mà cộng đông người Cuba lưu vong ở đây rất thù ghét.
Dân biểu tiểu bang Florida đã đưa ra nhưng dự thảo luật nhằm dẹp bỏ những vụ khoa dầu ngoài khơi bằng cách phạt vạ những công ty nước ngoài và cá nha6n tham gia vào dự án đào mỏ của Cuba.
Các công ty dầu hoả của Mỹ không được phép hợp tác vớiCuba vì luật cấm vận của Mỹ với quốc gia này từ lâu nay.
Đại diện công ty Repsol đã gặp Bộ trưởng Nội Vụ, Kem Salaza, và trấn an bằng cách cho hay họ có phương án bảo đảm an toàn nếu có tai nạn xay ra như tại giếng dầu BP ở Lousiana hồi năm ngoái.
Phil Peters, chuyên gia về Cuba tại Viện Lexington ở Virginia cho biết, “Chính phủ Mỹ dường như đang cố gắng tìm cách hợp tác với Repsol, và như thế là đúng với quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ.”
“Florida muốn có tiêu chẩn môi trường cao và Florida cũng muốn Mỹ không bang giao với Cuba. Không ai có thể ăn cả hai đang được,” ông Peters nói thêm.
Sự có mặt của TQ trong vùng biển Cuba lại là một nhân tố mơi trong cuộc tranh cãi về quan hệ giũa Hoa Kỳ và Cuba.
Cựu Phó Tổng thống Dick Chenney đã lầm lâN khi tuyên bố trong năm 2008 là TQ đã khoan dầu các Florida 98 Km và cho rằng Hoa Kỳ cần xúc tiến ngay việc khai thác dầu cho chính mình.
Nhưng sự có mặt của TQ có thể là một lý cớ khác để khối lập pháp dung đó để ủng hộ cho một thái độ cứng rắn với dự án khia thác dầu của Cuba.
Năm 2005, công ty Chinese National Offshore Oil Corp. (CNOOC) đã có ý định mua hãng dầu Unocal của California nhưng đã gặp chống đối dữ dội từ quốc hội Mỹ với lý do an ninh quốc gia.
Ông Pinon nói CNOOC đã rút lại ý định nua Unocal và học được bài học về độ nhạy cảm của Mỹ trước nhũng hoạt động (trong vùng) của TQ
© DCVOnline
Nguồn:China poised to play major role in Cuban oil development. Reuteurs, June 8, 2011.