Có lẽ đây là bài thứ hai sau TTXVN đề cập tới cuộc biểu tình liên tục chống TQ tại HN và SG, và hơn TTXVN không gọi là nhóm nhỏ tụ tập và nói thẳng là biểu tình. ttngbt bổ sung thêm là sinh viên TQ đã biểu tình chống VN tại Canberra.-Sinh viên trung quốc biểu tình phản đối việc chiếm giữ Trường Sa ( bản dịch của phamdinhtan)
Sinh viên Trung Quốc và công dân giai đoạn một cuộc biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Việt Nam vào ngày mai để kêu gọi chính phủ hành động mạnh mẽ hơn trong chủ quyền của hòn đảo ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Khoảng 20 người biểu tình dự kiến sẽ tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Việt Nam tại O’Malley tại 14:00 để nói lên mối quan tâm về những gì họ cho là sự chiếm đóng bất hợp pháp đất của Trung Quốc và nước.
Tổ chức sự kiện John Zhang, một sinh viên 19 tuổi của Trung Quốc đang nghiên cứu các nghiên cứu nền tảng tại ANU College, cho biết ông đã tổ chức phản đối vì ông muốn để đấu tranh cho quyền lợi của nước ông.
“Chính phủ Trung Quốc nên có một chính sách rõ ràng hơn về vấn đề này và cố gắng nói chuyện với Chính phủ Việt Nam, và có một cuộc họp để giải quyết vấn đề,” ông nói.
Các tranh chấp biên giới biển giữa Trung Quốc và Việt Nam đã leo thang trong những tháng gần đây.
Một phát ngôn viên Đại sứ quán Việt cho biết cô đã biết được tin phản đối, nhưng sẽ không cung cấp bình luận thêm.
- Cảnh giác với những chiếc bẫy kích động và chia rẽ
QĐND - Những năm gần đây, trong các thủ đoạn tiến hành chiến lược "diễn biến hòa bình", các lực lượng chống phá cách mạng Việt Nam không ngừng kích động tâm lý tình cảm của người dân Việt Nam xung quanh các vấn đề biên giới, lãnh thổ, cũng như xuyên tạc các nỗ lực ngoại giao, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông mà Việt Nam đang thực hiện, hòng làm suy giảm niềm tin, gieo rắc sự nghi ngờ đối với chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, gây chia rẽ dân tộc.
Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng của bất cứ quốc gia-dân tộc nào trên thế giới, đặc biệt là đối với Việt Nam, một dân tộc có lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh kiên cường, bất khuất bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự thống nhất đất nước. Bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ đã trở thành tư tưởng thường trực trong mỗi người dân Việt, được hun đúc thành lòng yêu nước và trở thành nền tảng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Điều đó đặc biệt được nhân lên mạnh mẽ kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Ý thức được vấn đề này, Đảng ta đã sớm nỗ lực giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ với các nước láng giềng và đã đạt được những thành quả mang tính lịch sử, trước hết là phân giới cắm mốc đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia. Sau khi hoàn thành phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền với Trung Quốc, Việt Nam đang phối hợp tôn tạo và tăng dày các mốc giới trên biên giới Việt-Lào và đang tích cực hoàn thành phân giới cắm mốc trên biên giới với Cam-pu-chia theo các hiệp định, hiệp ước đã được ký kết. Dự kiến đến cuối năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam nằm vào số ít quốc gia có biên giới pháp lý trên đất liền đầy đủ trên hiệp ước, bản đồ, ngoài thực địa và các thỏa thuận hợp tác, quản lý đường biên giới hòa bình, hữu nghị với ba nước láng giềng có chung biên giới trên bộ. Trên biển, sau khi phân định xong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, Việt Nam đang nỗ lực giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông với mục tiêu bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc.
Tuy nhiên, cần thấy rõ một thực tế là việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông không đơn giản, nhiều khó khăn, phức tạp và chắc chắn sẽ phải mất nhiều thời gian, nên nhiều người tỏ ra băn khoăn, sốt ruột và muốn thúc đẩy nhanh, nhất là những năm gần đây Trung Quốc đã có những động thái làm tình hình trở nên ngày càng phức tạp, khiến các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế lo ngại.
Trong khi dư luận khu vực và quốc tế có nhiều quan điểm, ý kiến chân thành, nghiêm túc và đầy trách nhiệm khi kêu gọi Trung Quốc và các bên liên quan giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông, kiềm chế để tránh một cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra, thì cũng có không ít những thông tin nhiễu, những ý kiến kích động, chia rẽ, tạo sự nghi ngờ đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam trong nỗ lực giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, thậm chí gây nghi ngờ Việt Nam lôi kéo các nước khác chống Trung Quốc. Thực sự đó là những chiếc bẫy kích động và chia rẽ cần hết sức cảnh giác.
Đầu năm nay, có một người Trung Quốc đặt ra câu hỏi với một học giả Việt Nam rằng, có phải Việt Nam đang liên kết với nước ngoài để chống Trung Quốc? Câu hỏi được đặt ra trong khi các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông diễn ra phức tạp và trong khi Việt Nam chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Mỹ. Câu trả lời của học giả Việt Nam là nếu Trung Quốc tin như vậy thì chính Trung Quốc đang bị nước ngoài “lừa”. Nêu lại câu chuyện này để bạn đọc có thể phần nào nhận thấy rằng, rất nhiều thông tin ở bên ngoài hiện nay đang hướng tới sự chia rẽ quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Còn nhớ, tháng 8 năm ngoái, vào thời điểm khá nhạy cảm thì một nhóm tàu chiến Mỹ đến thăm Việt Nam theo chương trình trao đổi giữa hai bên được hoạch định trước nhằm tăng cường quan hệ song phương, xây dựng lòng tin. Trong chuyến thăm đó đã diễn ra một số cuộc trao đổi kinh nghiệm trong một số lĩnh vực an ninh phi truyền thống như diễn tập cứu hộ, cứu nạn... Thế mà hàng loạt hãng thông tấn và báo chí nước ngoài đồng loạt đưa tin Việt Nam mời hải quân Mỹ tới Đà Nẵng tập trận. Và người ta cũng không quên suy luận rằng, mục tiêu của “các cuộc tập trận này” không thể là gì khác ngoài việc phối hợp ngăn chặn Trung Quốc trên Biển Đông. Chuyến thăm hằng năm của 3 tàu hải quân Mỹ tới Đà Nẵng vừa diễn ra từ 15 đến 21-7-2011 cũng bị một số cơ quan báo chí nước ngoài bình luận xuyên tạc như vậy. Lại có những việc suy diễn rất gượng gạo, mang tính gán ghép. Chẳng hạn, Chính phủ ta công bố Nghị định quy định công dân thuộc diện làm nghĩa vụ quân sự được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến, thì một số tờ báo cho rằng Việt Nam đang chuẩn bị đưa đất nước vào tình trạng chiến tranh(!). Tương tự như vậy, đầu năm nay, người ta tung tin Việt Nam cử người tham gia cuộc tập trận Hổ Mang Vàng ở Thái Lan do Mỹ và Thái Lan tổ chức, mà trên thực tế Việt Nam chưa có ý định tham dự vào sự kiện này… Những thông tin kiểu đó vừa không trung thực vừa gây nghi ngờ lẫn nhau.
Bằng những bài báo thiếu chính xác, những lời bình luận chủ quan, phiến diện, nặng về suy diễn, rất nhiều tờ báo nước ngoài, trong đó có cả một số tờ báo của Trung Quốc, đang có những lời lẽ kích động trong giải quyết tranh chấp biển đảo. Mấy tuần nay, trên các trang mạng của báo chí nước ngoài, thậm chí cả nhiều blog cá nhân thường xuyên “treo” trên trang chủ những tin, bài, ảnh chỉ trích Việt Nam “nhu nhược” với Trung Quốc, nhưng lại “trấn áp” người Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong khi đó, một số tờ báo của Trung Quốc đăng tải những bài báo mang tính đe dọa, cảnh báo Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, thậm chí dọa sẽ “dạy Việt Nam một bài học…".
Tất nhiên những thông tin như vậy không tốt cho việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông đã đành mà còn làm cho sự nghi kị ngày càng tăng thêm. Thái độ đúng đắn lúc này là có một quan điểm tư duy sáng suốt và tỉnh táo: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là vấn đề vô cùng nghiêm túc, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo, bình tĩnh, nghiên cứu kỹ thông tin và những lời đe dọa ấy cùng những động thái đằng sau nó. Chúng ta không "mắc bẫy" thông tin, tự mình làm rối thêm tình hình, có những ứng xử không chuẩn xác, nghi ngờ nhau và phá vỡ đoàn kết dân tộc. Nếu chúng ta rơi vào trạng thái đó thì có nghĩa là trúng kế của các thế lực muốn trở thành “ngư ông đắc lợi”.
Một nhà ngoại giao kỳ cựu và có uy tín của chúng ta gần đây đã viết: “Mọi hành vi, cho dù xuất phát từ những động cơ rất trong sáng, nhưng vô hình trung tạo ra sự phân tâm hoặc bất ổn xã hội, gây trở ngại cho việc củng cố tiềm lực, triển khai chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa đều có thể làm cho sức mạnh dân tộc bị suy yếu, chỉ có lợi cho những người muốn thấy một nước Việt Nam yếu và chia rẽ. Đó là chưa kể một số kẻ mưu toan “đục nước béo cò”, lợi dụng nhiệt huyết của các tầng lớp nhân dân để phục vụ cho những tính toán riêng của họ”. Cũng như vậy, một nhà nghiên cứu của ta đã đưa ra lời khuyên: “Sự hèn nhát cũng như sự liều lĩnh không phải là giải pháp để có được hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ”.
Nguyễn Kim
-Nguồn: QĐND: Cảnh giác với những chiếc bẫy kích động và chia rẽ