Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Chính quyền Đà Nẵng tăng sức ép cưỡng chế giáo xứ Cồn Dầu


Từ năm 2010 đến nay, giáo dân Cồn Dầu bị áp lực của chính quyền bán rẻ đất đai cho một công ty địa ốc. Hệ quả của biện pháp đàn áp là một người chết, một số bị xử án tù, nhiều giáo dân phải chạy sang Thái Lan tỵ nạn. Trong những ngày gần đây, công an hăm dọa những gia đình quyết tâm bám trụ và ra lệnh cấm linh mục giảng đạo trong vòng ba tháng. Công luận nghi ngờ có bàn tay của Mafia.
Hãng tin Công giáo Asia News.it cho biết giáo xứ Cồn Dầu, huyện Cẩm Lệ, tỉnh Đà Nẵng chuẩn bị đón chờ một đợt trấn áp mới.

Công an đe dọa sẽ dùng vũ lực trục xuất những ai chống lại lệnh cưỡng chế nhường 10 mẫu đất cho một công ty địa ốc xây dựng khu du lịch.
Trong những ngày qua, cán bộ chính quyền và công an đã đến tận nhà những giáo dân từ chối thi hành lệnh cưỡng chế ban hành cách nay hai năm.
Vào năm 2010, chính quyền Đà Nẵng ra lệnh phá hủy nhà thờ Cồn Dầu và nghĩa trang của giáo xứ thành lập cách nay 135 năm để xây khách sạn và khu giải trí.
Tin theo lời hứa đền bù và giúp tái định cư của chính quyền, và do bị sức ép, khoảng 200 gia đình đã chấp thuận ra đi. Nhưng theo nguồn tin từ giáo xứ thì hai năm qua họ vẫn chưa có đất, chưa có nhà.
Do vậy, 100 gia đình còn lại nhất định không ra đi đâu hết.
Giáo dân cho Asia News biết thêm là trong thánh lễ Chủ nhật vừa qua, linh mục Nguyễn Tấn Lực đã phải thông báo với giáo dân là có lẽ ông phải ký giấy « di dời thánh giá », sau đó, xe ủi đất sẽ san bằng mồ mả.
Giáo dân cũng tỏ ra lo lắng cho linh mục chủ chăn. Họ đặt nghi vấn phải chăng Đức Giám Mục Châu Ngọc Tri bị « sức ép » phải ủy quyền cho linh mục Nguyễn Tấn Lực giải quyết với chính quyền ? Hay là có những nguyên nhân sâu xa nào khác ?
Theo bản tin trên mạng « Nữ Vương Công Lý », tập đoàn chủ đầu tư xây khu du lịch tại Cồn Dầu có nhiều công ty con « chuyên đánh hàng lậu » qua đường dây « xã hội đen Việt Nam tại Ukraina ».
Tuy tranh chấp với giáo dân chưa kết thúc, đất Cồn Dầu đã được rao bán lại với giá cao gấp 30 lần tiền bồi thường cho nạn nhân bị cưỡng chế.


Hôm 26-6, 150 hộ dân của Giáo xứ Cồn Dầu đã làm đơn kêu cứu gửi đến Giám mục Nguyễn Thái Hợp để xin cứu những hộ giáo dân đang bị chính quyền Đà Nẵng uy hiếp, buộc phải di dời bằng nhiều hình thức khác nhau.

Photo courtesy of giaophandanang.org
Giáo dân xứ Cồn Dầu - Đà Nẵng.

Khánh An hỏi chuyện một số người dân tại Cồn Dầu và được biết tình hình hiện nay:

Hoảng sợ và lo lắng

Thật sự bây giờ người ta chỉ với tính cách vận động là chính, ngoài vận động thì người ta có sự bắt buộc, bắt buộc phải nhận tiền nhà và phải đập nhà, giao mặt bằng. Người ta đã gửi giấy thông báo là nếu không đi đến cơ quan của Ban Dự án số 2 nhận tiền, người ta sẽ lấy số tiền đó đưa vào Ngân hàng Nhà Nước và người ta sẽ tính chuyện cưỡng chế. Tất cả chi phí về vấn đề cưỡng chế sau này người chủ nhà phải chịu trách nhiệm. Hiện nay, tất cả các thông báo đó người ta đã gửi cho toàn dân ở đây rồi.
Một trong số 150 hộ dân của Giáo xứ Cồn Dầu cho biết tình hình căng thẳng trên đã khiến cho các giáo dân ở đây rơi vào tình trạng hoảng sợ, lo lắng:
“Hắn làm cho người dân bây giờ rất hoảng sợ, thứ nhất là vấn đề áp lực, thứ hai là người ta cũng có một nguyện vọng rất chính đáng từ khi bắt đầu công việc giải tỏa. Vì đây là một giáo xứ tôn giáo (Công giáo) hết, có cuộc sống tổ tiên ở đây từ hơn 135 năm, họ có một ước muốn rất chính đáng mà tôi tin là tất cả những người có lương tâm, có tấm lòng nhiệt huyết chắc chắn sẽ can thiệp giúp cho người dân ở đây, bởi vì lý do chính đáng của người ta, thứ nhất là địa phương này từ 135 năm nay là người Công Giáo hoàn toàn. 
Thứ hai, thánh đường này được tạo dựng lên bởi người Công Giáo ở đây cũng như những người Công Giáo ở khắp nơi quan tâm đến đã giúp xây dựng ngôi thánh đường này. Vậy tại sao giáo dân ở đây phải mất nhà, mất đất, mất đi đời sống kinh tế của họ, buộc họ phải đi nơi khác, không phải là quê hương của họ? 
Hơn nữa, đi đến nơi khác thì họ làm gì để sống? Mà nếu chấp nhận 2 điều kiện đó thì ít ra người ta còn tình quê hương, tôn giáo của họ. Nếu buộc người dân phải đi nơi khác, không có nơi thờ phượng, mà đất này lại bán cho những người không tôn giáo được ở trên đất này, như vậy giáo xứ này có tồn tại được hay không? 
Điều đó là một vấn đề quan tâm đối với họ, nhưng cái quan trọng nhất là người ta sống bằng cách nào và dùng phương tiện gì để đi nhà thờ nhà thánh? Khó cho các cụ già và rất khó khăn cho các em thơ.”
Sau khi vụ việc giáo dân giáo xứ Cồn Dầu quyết chôn một giáo dân trong nghĩa trang của giáo xứ vào tháng 5/2010 vừa qua, chính quyền Đà Nẵng đã ra tay đàn áp khiến cho 1 người thiệt mạng sau đó, 6 người bị truy tố và nhiều người dân phải bỏ trốn khỏi quê hương. Trong thời gian hơn 1 năm qua, giáo dân Cồn Dầu liên tục gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chính quyền và giáo hội Việt Nam để xin can thiệp hoặc có giải pháp khác để được ở lại xung quanh nhà thờ, nhưng tất cả mọi nỗ lực của họ đều không thành công. 

Nguyện vọng của giáo dân

Những người ký tên trong các lá đơn kiến nghị, cầu cứu sau đó còn bị chính quyền mời lên làm việc hoặc gây khó dễ. Chính vì vậy, trong số 400 hộ dân nay đã quá nửa chấp nhận nhận tiền và dời đi để được yên ổn, chỉ còn lại 150 hộ cương quyết bám trụ lại mảnh đất của tổ tiên.

Một chị giáo dân còn ở lại cho biết:
“Oan ức lắm chị ơi! Oan ức lắm, nuốt không được! Thấy ép dân dễ sợ, ước nguyện xin được ở lại đây mà không được. Họ cứ tới hù chừng chừng, rớt được ai thì rớt. Còn đất nghĩa đây thì không chôn được nhưng (giáo dân) cũng có nguyện vọng là làm khu di tích mà chừ đến ngày 10/7 này là họ đến họ dời bàn thờ đi rồi họ ký, họ đập, mà dân thì chỉ dám đứng xa mà ngó thôi chứ không dám nói. Buồn lắm chị ơi, thấy mà chẳng biết nói răng chi hết trơn!” 
Theo đơn kêu cứu hôm 26/6 của giáo dân Cồn Dầu, mục đích chính của chính quyền trong việc giải tỏa, di dời nghĩa trang và toàn bộ các hộ dân xung quanh nhà thờ Cồn Dầu là nhằm xóa sổ giáo xứ. Người dân ở đây cho biết, đất của họ được nhà nước đền bù với giá rẻ mạt, khác xa với giá thị trường. Cụ thể, đất ruộng được bồi thường với giá 50.000 đồng/m2, tức một sào ruộng 500m2 chỉ nhận được 25 triệu tiền bồi thường, riêng đất thổ cư được bồi thường với giá 350.000 đồng/m2. Nhưng điều vô lý là hiện nay đất của những hộ đã di dời lại được rao bán lại trên thị trường với giá 1 tỷ đồng/lô đất 100m2 và những người dân của giáo xứ lại không được phép mua lại đất rao bán trên:
“Mình quê ở đây mà nói mua là họ không bán, họ không cho mình tái định cư tại đây. Chừ mình nói bằng mọi giá mình mua mà họ không cho, họ cứ biểu mình đi thôi chứ không cho mình ở lại. Quê ở Cồn Dầu là họ không cho mình mua.”
Với nguyện vọng chính là được ở lại xung quanh nhà thờ, giữ lại giáo xứ nên các hộ giáo dân Cồn Dầu đã đề nghị chính quyền cho tái định cư tại chỗ, tức là được quyền mua lại chính mảnh đất của họ với giá mới, nhưng đề nghị này cho đến nay vẫn chưa được chấp thuận. Một trong các giáo dân cho biết:
“Chuyện đất đai thì không phải chỉ tôi mà tất cả mọi người họ đều không đồng tình. Bây giờ từ đất đai, nhà cửa, nghĩa địa, nhà thờ thì người dân đều không đồng tình, nhưng tiếng của người dân, họ thấp cổ bé miệng nói không thấu trời, cô ơi. Bây giờ nguyện vọng của người dân là cũng giống như cái đơn là họ xin được định cư tại chỗ, sau thời gian gửi thì anh em tụi tui bị công an kêu lên kêu xuống nhiều lần lắm rồi, nhưng đâu có được gì đâu.”
Bây giờ nguyện vọng của người dân là cũng giống như cái đơn là họ xin được định cư tại chỗ, sau thời gian gửi thì anh em tụi tui bị công an kêu lên kêu xuống nhiều lần lắm rồi, nhưng đâu có được gì đâu.
Một giáo dân
Hiện nay, tất cả số hộ còn lại của giáo xứ Cồn Dầu đã nhận được thong báo về hạn chót nhận tiền bồi thường và giao mặt bằng. Tuy nhiên, nhiều hộ dân ở đây cho biết, ngay cả khi chính quyền áp dụng lệnh cưỡng chế và xung số tiền bồi thường vào kho bạc nhà nước, thì họ vẫn cương quyết bám trụ lại cho đến khi các yêu cầu được thỏa mãn.
“Nếu xảy ra thì tiền họ dâng cho ngân hàng thì họ dâng thôi, chứ người dân đâu có quyền chi đâu, nhưng chúng tôi là chúng tôi không chịu. Tôi vẫn giữ vững lập trường là nếu cái chi thỏa mãn dân thì tôi nghe, còn không thì tụi tôi vẫn đứng nguyên. Riêng bản thân gia đình tôi là vậy đó, không thỏa mãn thì chúng tôi trụ tại chỗ. Quyết tâm!”

Hoang mang, thất vọng

Vào ngày 19/6, sau khi Giám mục Giáo phận Đà Nẵng Châu Ngọc Tri chính thức lên tiếng khuyên bảo giáo dân nên hợp tác với chính quyền, chấp nhận tiền đền bù và mau chóng di dời cũng như đưa mồ mả ông bà đi nơi khác cho kịp tiến độ thi công thì các hộ giáo dân còn lại của giáo xứ rất hoang mang, thất vọng và bức xúc. Họ đã gửi thư kêu cứu đến Hội đồng Giám mục Việt Nam và Ủy ban Công lý và Hòa Bình như một nỗ lực cuối cùng để giữ lại giáo xứ. Một giáo dân nói:
“Vấn đề áp lực chính quyền là một sự đau đớn. Chính bản thân tôi và nhiều người khác rất đau đớn trong việc này. Nhiều người bị bắt bớ, tù đày, đau khổ, rồi nhiều phải bỏ quê hương, cha mẹ ở lại mà ly tán, không biết ngày mai, ngày mốt của họ sẽ ra sao. Nhưng cái đau đớn nữa là hôm nay, vị giám mục của giáo phận Đà Nẵng là người tiếp tay trong việc này. Ngày 19/6, ông về đây và nói với giáo dân nên giao mặt bằng sớm cho dự án để tiến độ thi công tốt đẹp, đừng để người chết làm phiền người sống, tức là ông muốn (giáo dân) hốt mả mồ để giao đất chứ không để làm trì trệ. 
Thật ra dân rất bức xúc, nguyện ước của họ là bao lá đơn gửi lên Trung ương, gửi đến Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, mà cũng không được giúp đỡ. Tất cả đều nằm trên giấy. Bây giờ vị giám mục này lại đem đến đau khổ cho dân, người ta rất bức xúc!”
Vấn đề áp lực chính quyền là một sự đau đớn. Nhưng cái đau đớn nữa là hôm nay, vị giám mục của giáo phận Đà Nẵng là người tiếp tay trong việc này.
Một giáo dân
Hiện vẫn chưa có câu trả lời từ phía Giáo hội Việt Nam về lá đơn kêu cứu trên của các giáo dân Cồn Dầu, nhưng trong các lần trả lời trước đây trên các phương tiện truyền thông, quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho rằng việc khiếu kiện đất đai đang xảy ra ở khắp nơi trên đất nước và để giải quyết vấn đề, nhà nước cần phải thay đổi Luật đất đai. 
Riêng trong vụ Cồn Dầu, trong một lần trả lời phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình nói rằng có nhiều điểm chưa được sáng tỏ trong vấn đề giá cả đền bù và các chính sách liên quan đến việc thu hồi đất đai. 
----------------

Cồn Dầu kêu cứu - LTCG (26.06.2011) – Đà Nẵng – Chúng con  là những người dân GX Cồn Dầu đang đứng trước một tình cảnh rất là bi đát và đau thương. Sau những gì mà chúng con đã trải qua: áp bức,đánh đập, tù tội…vv, lý do dễ hiểu vì chúng con không chấp nhận chương trình giải tỏa trắng của Chính quyền TP ĐN. Giờ đây, còn lại một số gia đình [trên 150 hộ] đang đứng trước nguy cơ sẽ vĩnh viễn mất quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn mà cha ông chúng con đã dày công tạo dựng hơn 135 năm qua.



*****

ĐƠN KÊU CỨU CỦA GIÁO DÂN CỒN DẨU

Kính gửi : HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

Kính gửi: ĐGM NGUYỄN THÁI HỢP- CHỦ TỊCH UB CÔNG LÝ VÀ HOÀ BÌNH

Kính gửi:CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA KHẮP THẾ GIỚI

Kính thưa toàn thể quý vị!

Kể tử mấy tháng nay, khi cơn bão truyền thông về Cồn Dầu tạm lắng xuống thì chính quyền Đà  Nẵng bắt đầu thực hiện tiếp chương trình xóa tên giáo xứ Cồn Dầu dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của ĐGM Đà Nẵng nhắm bức tử giáo xứ CD cho chóng để dễ dàng cướp toàn bộ nhá cửa. đất dai của tất cả giáo dân kiên trung gìn giữ mảnh đất tổ tiên của mình.

Chúng con  là những người dân GX Cồn Dầu đang đứng trước một tình cảnh rất là bi đát và đau thương. Sau những gì mà chúng con đã trải qua: áp bức,đánh đập, tù tội…vv, lý do dễ hiểu vì chúng con không chấp nhận chương trình giải tỏa trắng của Chính quyền TP ĐN. Giờ đây, còn lại một số gia đình [trên 150 hộ] đang đứng trước nguy cơ sẽ vĩnh viễn mất quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn mà cha ông chúng con đã dày công tạo dựng hơn 135 năm qua. Có thể nói tình thế rất cấp bách, nguy cơ bị tẩy trắng GXCD đang treo lơ lững trên đầu. Chúng con xin được tỏ bày nỗi đau thương mà chúng on đang gặp và chẳng biết kêu cứu với ai đây. Những gì đã và đang xảy ra chúng con đã cho mọi người biết rồi và chúng con cũng đã nhiều lần kêu cứu mà vẫn chưa có sự can thiệp nào có kết quả. Nhưng lần này chúng con xin được nói rõ cho mọi người biết tình cảnh hiên nay của GX và nếu không có được sự can thiệp ngay thì nguy cơ xóa sổ GXCD đang được tính từng giờ.

Sau khi đạt được mục đích là kiểm định được tất cả gia đình trong GX, chính quyền đã dùng đủ mọi phương thế: vận động dụ dỗ,áp bức,đe dọa,mời lên Phường hay Quận…vv  , để rồi có một số lớn gia đình trong GX nhận tiền, nhận đất để di dời, riêng về mồ mả ông bà cũng vậy. Có thể nói phần đông giáo dân họ không hiểu được âm mưu tẩy trắng Cồn Dầu của chính quyền ĐN bằng mọi giá. Nhưng điều đó cũng chưa đau cho bằng thái độ tích cực hợp tác  của Giáo Quyền mà đặc biệt là ĐC Châu ngọc Tri, Ngài đồng thuận với sự xóa trắng GXCD của chính quyền qua những lời nói và bài viết của Ngài được đưa ra trên mạng. ĐC đã tỏ thái độ rất rõ ràng về vấn đề này. Ngài đã không nhìn nhận giáo xứ CD tồn tại trong địa phận nhà. Dưới mắt Ngài Giáo xứ CD đã là món hàng được đổi chác vì quyền lợi của cá nhân. Đã rất nhiều lần ,Ngài đã thay mặt chình quyền yêu cầu giáo dân CD phải chấp hành mọi mệnh lệnh của chính quyền như là ý Chúa, dù những mệnh lệnh này đi ngược với quyền lợi về xã hội ,về đời sống cũng như về tín ngưỡng tâm linh của giáo dân.

Và cũng vì thất vọng với việc làm của GQ[ ĐC Tri] về GXCD nên phần đông giáo dân họ muốn tìm sự yên ổn cho mình bằng cách: nhận tiền nhận đất làm nhà theo sự sắp xếp của chính quyền, mặc dù sự sắp xếp này không làm đúng như lời đã thỏa thuận với dân; có người đã và đang làm nhà, nhưng có người đập nhà bàn giao mặt bằng mà chưa có đất[ chỉ có trên bản đồ] họ phải đi thuê nhà hay tạm che chắn sơ sơ lại ở và chui rúc như con vật. Và như vậy chúng ta thấy được chính quyền đã không làm đúng như điều đã nói: có đất làm nhà mới, về nhà mới xong rồi mới bàn giao mặt bằng [ đập nhà cũ]. Và sự hứa hẹn cho người dân Cồn Dầu ở cùng một chỗ [ khu phố Cồn Dầu] có nhà nguyện là những lời nói hão huyền vì hiện nay những người Cồn dầu đi trước đang làm nhà phần nhiều trên đất mả mồ của Lỗ Giang vùng C [ vùa mới hốt đi] và ở lung tung với những người dân làng chung quanh. Và đây xin nói thêm cũng có một số giáo dân bán nhà cửa đi tìm nơi khác ở, vậy nguy cơ không còn GXCD là không xa. Hôm nay , đứng trước những tình cảnh đó số giáo dân còn bám trụ lại phải gặp những thách đố vô cùng lớn: áp lực của chính quyền từng ngày từng giờ trên họ. Chính quyền kêu lên từng gia đình một gây sức ép buộc họ phải nhận tiền di dời mồ mã, di dời nhà cửa, nhận đất nhận lô… họ dùng đủ mọi cách dụ dỗ, vận động, đe dọa, hứa hẹn có thưởng..vv  họ tiến hành cho xe đổ đất bao vây nhà dân với ý đồ là sẽ nhận chìm người dân trong nước trong mùa mưa bão sắp tới. Nếu có ai về nơi đây GXCD này, sẽ thấy được mưu đồ của họ,đất đai đổ lổ chổ, chỗ có chỗ không , chỗ chưa làm tới cũng đem đỗ đại đỗ bừa. Có thể nói đây là một sự uy hiếp người dân, cố ý đẩy người dân vào một tình cảnh khốn đốn cuối cùng người dân chịu không nỗi phải cắn răng nhận lấy những đồng bạc rẻ mạt và di dời cho rồi. Rồi về mồ mả, ai đã nhận tiền họ bắt hốt cho bằng được, và hiện nay họ đã biến nghĩa địa Cồn Dầu thành một bãi tha ma lồi lõm, nham nhở, ý của họ là muốn làm như vậy để người dân thấy mà phải di dời mồ mả đi.

Cha nht ngày 19/6/2011 va qua, li dng vic thêm sc cho tr em ,Ngài lên tiếng yêu cu mi giáo dân CD là không được chm tr và dây dưa trong vic đáo m m ông bà mang đi ch khác đ cho chính quyn kp tiến đ thi công.Cũng như Ngài  đã khuyến cáo người dân phi nhn tin đn bù r mt  ca chính quyn đ cho vic đp phá nhá ca, giao mt bng li cho các  nhà đu tư được mau chóng thc hin.Ngài cnh cáo người dân rng, nếu bt tuân thì s có nhng cnh t hi hơn đám tang bà c H Nhu xy ra hi tháng năm năm ngoái(2010).Ngài còn li thêm mt câu làm cho mi người nghe càng đau khhơn. Đng đ người chết gây đau kh cho người sng na,Có l trong cái nhìn ca Ngài,người giáo dân CD  gi đã chết ri, ging như t tiên ca h đã nm xung ri thì đng có làm phin đến chc v chăn thuê ca Ngài na. “Xin đ tôi được yên” Ngài li mt ln na li có nhng li phát biu và nhng yêu cu ai nghe được cũng ngao ngán, không hiu Ngài là ông Giám mc hay ông Mt trn ca TP ĐN. Và như vây người dân x Cn không còn biết bám víu vào đâu, không có mt v linh mc nao trong Đa phn lên tiếng bênh vc cho giáo dân Cn du, tt c nhng v ch chiên đu b mc đàn chiên “ sng chết mc bây” có th Cn Du đã đến ngày cáo chung. Đa phn ĐN s không còn GXCD. Chung quanh nhà thờ sẽ dành cho những người có tiền , có quyền , và là những người vô thần đến ở, còn giáo dân thì bị đẩy đi xa.Không hiểu ĐC Tri có thấy điều đó không , hay là ông ta muốn vậy để sau này bán luôn nhà thờ cho bọn người vô thần ở chung quanh đó. Tại sao đất của Cha ông chúng con tạo dựng lai không cho chúng con ở , tai sao người có đạo bị đẩy ra khỏi xa nhà thờ, chính quyền lấy đất của chúng con bán cho kẻ khác lại còn đẩy chúng con xa nhà thờ để cho những người không tôn giáo gần nhà thờ, như vậy có hợp lý và hợp pháp không? Chúng con vô cùng bức xúc khi nói lên điều này, và có lẽ đường cùng chúng tôi cũng phải gạt nước mắt nuốt hận mà ra đi khi không còn ai nâng đỡ can thiệp. Giờ thì chỉ còn biết bám víu vào Chúa xin Ngài ra tay cứu vớt., mong muốn sự kêu cứu này đến được với hết mọi người trên thế giới : xin hãy giúp đỡ và cầu nguyện cho chúng con.. chúng tôi đang nằm giữa hai gọng kềm là chính quyền và giáo quyền, chúng con còn biết trông nhờ ai ngoài Chúa và lời cầu nguyện cũng như sự giúp đỡ từ những ai có từ tâm thương đến số phận của những kẻ thấp cổ bé miệng như chúng con.

Nguyện xin lòng thương xót của Chúa và lòng từ ái của Mẹ Maria cứu lấy giáo xứ chúng con.

Giáo dân CD đồng kính!

Xin chuyển giùm lá thư này đến trang cúa HĐGMVN và trang của UB CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH.

Xin chân thành cám ơn

Nguồn: VNRs

Tổng số lượt xem trang