Tại Nga có hai tiêu chí xét nghèo: số mét vuông nhà ở và khoản thu nhập tính bằng tiền. Những người thuộc diện quá nghèo không có cả nhà lẫn thu nhập ổn định hoặc chỉ có một trong hai thứ. Diện này chiếm 16% dân số.
Những đối tượng thuộc diện khó khăn chỉ sở hữu 18 m2 căn hộ/người và có thu nhập lớn gấp ba lần mức sống tối thiểu (gần 20.000 rúp theo tỷ giá gần 28 rúp đổi 1 USD). Tại Nga có 40% số người thuộc diện này.
Nga có 37% số người có mức sống dưới tầng lớp trung lưu. Họ có diện tích nhà ở từ 18 đến 30 m2/người và thu nhập tính theo đầu người bằng 7 lần mức sống tối thiểu, tương đương 40.000 rúp).
Thuộc giai cấp trung lưu là những ai có diện tích nhà ở từ 30 đến 60 m2/người và thu nhập từ 7 đến 11 lần mức sống tối thiểu. Còn thuộc diện giàu là những ai có mức sống trên giai cấp trung lưu.
Như vậy là những người quá nghèo, sống khó khăn và dưới mức của giai cấp trung lưu chiếm số lượng rất lớn ở Nga.
Dưới đây là bức tranh về những người nghèo ở Trung Quốc. Nước này có 300 triệu nông dân rời quê ra thành phố tìm việc làm thời vụ. Họ làm việc không có ngày nghỉ cuối tuần, không có ngày nghỉ phép năm và hưởng tiền công mỗi tháng 60 tệ (khoảng 6,5 tệ đổi 1 USD), được ăn và ở miễn phí. Họ thuộc diện quá nghèo.
Những người giàu theo quan điểm của chính quyền Trung Quốc là các đối tượng có thu nhập mỗi tháng 3.500 tệ. Những ai có thu nhập 8.000 tệ thì thuộc diện quá giàu và phải chịu mức thuế thu nhập đặc biệt.
Tại Nga có chương trình “Chiến lược – 2020” với nhiệm vụ biến Nga thành quốc gia có đời sống dễ chịu, hấp dẫn, nói cách khác là tăng thu nhập cho người dân. Nhưng từ “chiến lược” đến thực tế còn một khoảng cách khá xa. Giáo sư Evgeni Gontmakher, thành viên ban lãnh đạo Viện Phát triển đương đại, cho rằng muốn tăng thu nhập của người dân thì phải hiện đại hóa sản xuất. Song hiện tại Nga chỉ xuất sang Trung Quốc dầu thô trong khi 15 năm trước Nga từng bán máy móc, thiết bị sang đất nước láng giềng đông dân ở phía Đông.
Cũng theo Giáo sư Gontmakher, chương trình bố trí 25 triệu việc làm mới mà Thủ tướng Nga Vladimir Putin đưa ra không có tính khả thi bền vững. Những người vừa nhận được việc làm sẽ nhanh chóng trở thành thất nghiệp do sản xuất đình đốn.
Nguồn-Tầm Nhìn: Người nghèo ở Nga và Trung Quốc Những đối tượng thuộc diện khó khăn chỉ sở hữu 18 m2 căn hộ/người và có thu nhập lớn gấp ba lần mức sống tối thiểu (gần 20.000 rúp theo tỷ giá gần 28 rúp đổi 1 USD). Tại Nga có 40% số người thuộc diện này.
Nga có 37% số người có mức sống dưới tầng lớp trung lưu. Họ có diện tích nhà ở từ 18 đến 30 m2/người và thu nhập tính theo đầu người bằng 7 lần mức sống tối thiểu, tương đương 40.000 rúp).
Thuộc giai cấp trung lưu là những ai có diện tích nhà ở từ 30 đến 60 m2/người và thu nhập từ 7 đến 11 lần mức sống tối thiểu. Còn thuộc diện giàu là những ai có mức sống trên giai cấp trung lưu.
Như vậy là những người quá nghèo, sống khó khăn và dưới mức của giai cấp trung lưu chiếm số lượng rất lớn ở Nga.
Dưới đây là bức tranh về những người nghèo ở Trung Quốc. Nước này có 300 triệu nông dân rời quê ra thành phố tìm việc làm thời vụ. Họ làm việc không có ngày nghỉ cuối tuần, không có ngày nghỉ phép năm và hưởng tiền công mỗi tháng 60 tệ (khoảng 6,5 tệ đổi 1 USD), được ăn và ở miễn phí. Họ thuộc diện quá nghèo.
Những người giàu theo quan điểm của chính quyền Trung Quốc là các đối tượng có thu nhập mỗi tháng 3.500 tệ. Những ai có thu nhập 8.000 tệ thì thuộc diện quá giàu và phải chịu mức thuế thu nhập đặc biệt.
Tại Nga có chương trình “Chiến lược – 2020” với nhiệm vụ biến Nga thành quốc gia có đời sống dễ chịu, hấp dẫn, nói cách khác là tăng thu nhập cho người dân. Nhưng từ “chiến lược” đến thực tế còn một khoảng cách khá xa. Giáo sư Evgeni Gontmakher, thành viên ban lãnh đạo Viện Phát triển đương đại, cho rằng muốn tăng thu nhập của người dân thì phải hiện đại hóa sản xuất. Song hiện tại Nga chỉ xuất sang Trung Quốc dầu thô trong khi 15 năm trước Nga từng bán máy móc, thiết bị sang đất nước láng giềng đông dân ở phía Đông.
Cũng theo Giáo sư Gontmakher, chương trình bố trí 25 triệu việc làm mới mà Thủ tướng Nga Vladimir Putin đưa ra không có tính khả thi bền vững. Những người vừa nhận được việc làm sẽ nhanh chóng trở thành thất nghiệp do sản xuất đình đốn.
Trần Quang Vinh (theo Digest.subscribe.ru)
Người nghèo ở VN:
Có ý kiến cho rằng nên thống nhất một thời điểm tăng lương, nếu tăng vào hai thời điểm thì tạo hiệu ứng tăng giá cả sinh hoạt hai lần - Ảnh: NLĐ.
21:10 (GMT+7) - Thứ Tư, 6/7/2011
Ngày 6/7, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến về phương án điều chỉnh lương tối thiểu trước lộ trình.
Theo phương án được Bộ này đề xuất, dự kiến phương án trình Chính phủ, mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh tăng theo 4 vùng và sẽ sáp nhập lương tối thiểu trong tất cả các loại hình doanh nghiệp (không phân biệt loại hình doanh nghiệp trong nước và FDI như trước đây).
Cụ thể, lương tối thiểu đối với người lao động tại vùng 1 sau khi điều chỉnh sẽ là 1,9 triệu đồng/tháng, cao hơn mức hiện hành từ 350.000 - 550.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI; tại các vùng 2, 3 và 4, mức lương tối thiểu sẽ lần lượt được điều chỉnh lên 1,73 triệu, 1,55 triệu và 1,4 triệu đồng/tháng.
Điều chỉnh càng sớm càng tốt
Đó là ý kiến chung của phần lớn các đại biểu đại diện cho các sở lao động địa phương, các khu chế xuất, khu công nghiệp tham dự Hội nghị nói trên.
Ông Ngô Chí Hùng, Phó ban quản lý Khu công nghiệp chế xuất Hà Nội cho biết, 6 tháng đầu năm 2011, tại các khu công nghiệp Hà Nội xảy ra 34 cuộc đình công, chủ yếu là để đòi tăng lương. 257 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hầu như chỉ chấp hành đúng khung bậc lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Phần lớn họ bám vào mức lương tối thiểu để thực hiện và cho rằng mình đã thực hiện đúng pháp luật, ngoài ra không hề có một khoản trợ cấp nào.
Ông Hùng lấy ví dụ, tại Công ty Yamaha Nội Bài sử dụng hơn 4.000 lao động đều áp dụng mức lương tối thiểu, không hề có một chút trợ cấp thâm niên nào. Sau khi lao động ở công ty này đình công, mức lương của họ mới được nâng lên được vài trăm nghìn và họ vẫn không đủ sống.
Ông Hùng cho biết, hầu hết công nhân khu công nghiệp phải làm thêm, không có công nhân nào làm 8 tiếng/ngày vì không có tiền làm thêm giờ, công nhân đói.
Cùng quan điểm trên, ông Bùi Hồng Mai, Phó ban quản lý Khu công nghiệp Bắc Ninh cũng cho rằng 6 tháng đầu năm Bắc Ninh có 14 cuộc đình công, nội dung chỉ đòi tăng lương. Ông Mai cho rằng, lương tối thiểu cần được điều chỉnh càng sớm càng tốt vừa đảm bảo được đời sống công nhân, lại ngăn ngừa được thực trạng tranh chấp lao động giữa các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Còn theo đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh, mức lương tối thiểu hiện nay đang mất ý nghĩa, chỉ để doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động. Còn để thu hút, giữ được lao động, nhiều doanh nghiệp đã trả lương cao hơn mức tối thiểu rất nhiều.
Vị đại diện đến từ Quảng Ninh cũng đề xuất một điểm cần chú ý: nên thống nhất một thời điểm tăng lương đối với doanh nghiệp, nếu tăng vào hai thời điểm thì tạo hiệu ứng tăng giá cả sinh hoạt hai lần.
Riêng đại diện Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, ông Trần Văn Tư, Trưởng phòng Cơ chế chính sách, Ban chính sách pháp luật, lại đưa ra quan điểm rằng mức đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xa hội nói trên bị xem là lạc hậu so với mức chi trả của doanh nghiệp và lao động chưa thể tiếp cận được với mức sống tối thiểu.
Ông Tư cho biết, theo khảo sát của cơ quan này thì tiền lương bình quân thấp nhất của người lao động làm việc trực tiếp tại Hà Nội và Tp.HCM trong khoảng từ 2,2 đến 2,5 triệu đồng/tháng. Ở một số địa phương khác, mức này dao động từ 1,8 đến 2,0 triệu đồng/tháng. Như vậy, theo ông Tư, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra mức đề xuất thấp nhất là 1,6 triệu cho vùng 4 và 2,2 triệu cho vùng 1.
Doanh nghiệp phải “oằn mình”?
Trong khi đại diện sở lao động các địa phương, các tổ chức công đoàn đều thống nhất quan điểm mức điều chỉnh lương tối thiểu mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất là hợp lý và cần phải điều chỉnh ngay, thì đại diện các doanh nghiệp lại cho rằng thời điểm này, phải tăng dù chỉ một đồng cho chi phí đầu vào cũng là vô cùng khó khăn đối với họ.
Bà Đặng Phương Dung, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành đang sử dụng số lao động lên đến 60.000 người, cho rằng, nếu Chính phủ quyết thì buộc lòng doanh nghiệp phải theo. “Tuy nhiên, tôi xin đề xuất không phải là lúc này, bởi đây là thời điểm khó khăn nhất của doanh nghiệp”.
Bà Dung giải thích, lạm phát, giá cả tăng cao, trong lúc các yếu tố đầu vào tăng thì đầu ra lại dẫm chân tại chỗ. Đối với doanh nghiệp các ngành khác có thể “dễ thở” hơn, riêng ngành dệt may, trong thời buổi kinh tế khó khăn, may mặc chưa phải là thứ hàng thiết yếu. Con người không thể nhịn ăn nhưng họ có thể nhịn mua sắm quần áo mới.
Cùng quan điểm tăng lương doanh nghiệp gặp khó, ông Nguyễn Văn Tiến, giám đốc một doanh nghiệp chế biến thực phẩm chia sẻ: “Đồng ý là lạm phát tăng cao, mức lương hiện tại khó có thể đáp ứng được cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên, hiện các chi phí đầu vào của chúng tôi đã tăng khoảng 20%, cộng thêm lãi suất ngân hàng hiện khoảng 25%, bây giờ mà tăng lương nữa chúng tôi không chịu nổi. Đấy là chưa kể đến việc, nếu doanh nghiệp khó khăn quá, sẽ không thực hiện được mục tiêu của Chính phủ là kiềm chế lạm phát”, ông Tiến nói.
Đồng cảm với doanh nghiệp, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng cho rằng, tăng lương, có thể các doanh nghiệp FDI bị ảnh hưởng ít nhưng số doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước chịu áp lực rất lớn do chi phí đầu vào tăng.
Đại diện này cũng đưa ra quan điểm, doanh nghiệp trong nước không thể chạy theo doanh nghiệp FDI thì rất vất vả vì doanh nghiệp tư nhân hiện chiếm số lượng lớn (80%) nhưng quy mô sản xuất nhỏ. Vì vậy nếu được, nên để thành 2 khối riêng.
Trong khi đó, theo tính toán sơ bộ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, với phương án điều chỉnh trên thì chi phí (do tăng lương và bảo hiểm xã hội) của những doanh nghiệp lâu nay vẫn bám vào mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may và da giầy tăng khoảng 1,8% đến 2,0%. Những doanh nghiệp còn lại có mức độ ảnh hưởng thấp hơn.
Trong khi đó, đại diện một doanh nghiệp phát biểu rằng, “với tác động này, nhiều doanh nghiệp thực sự phải “oằn mình” tính toán, tiết kiệm các chi phí khác để chia sẻ lợi ích với người lao động”.
Tăng lương tối thiểu: Người lao động và DN cùng kêu khổ
-
Lao động: chưa đủ sống
Tiền lương tối thiểu chung hiện tại đang được quy định là 650.000 đồng/tháng cho bản thân người lao động và một người ăn theo. Mức lương tối thiểu chung được dùng để làm căn cứ tính lương tối thiểu của bốn vùng khác nhau trên cả nước.
Trong lương tối thiểu vùng lại được chia ra làm hai loại: lương tối thiểu vùng cho doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước (bao gồm doanh nghiệp nhà nước và tư nhân). Lương tối thiểu chung sẽ được tăng lên 730.000 đồng/tháng vào ngày 1/5 tới.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Minh Hào, phó vụ trưởng vụ Lao động - tiền lương, mức lương tối thiểu chung hiện nay quá thấp, không đảm bảo đủ mức sống tối thiểu cho người lao động. So sánh với chuẩn nghèo được ban hành từ năm 2005 thì mức lương tối thiểu này đang khiến người lao động sống cận nghèo.
“Theo chuẩn nghèo cho hai người được ban hành thì ở đô thị là 520.000 đồng/tháng và ở nông thôn là 400.000 người/tháng. Như vậy chưa tính trượt giá từ năm 2005 tới nay thì lương tối thiểu đang cận nghèo”, ông Hào nói.
Nếu tính theo chuẩn nghèo quốc tế đối với các nước đang phát triển là 1 USD/ngày tương đương với 30 USD/tháng và 60 USD/tháng cho hai người thì mức lương tối thiểu chung phải tương đương với khoảng 1,08 triệu đồng/tháng.
“Trong khi đó theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì lương tối thiểu chỉ có thể thấp hơn mức lương trung bình đủ sống khoảng 25 - 30%, nhưng ở nước ta thấp hơn là 40%”, ông Hào cho biết.
Lương tối thiểu thấp, không được điều chỉnh kịp thời và linh hoạt xuất phát từ sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Mỗi khi xác định mức lương tối thiểu, các nhà làm chính sách thường căn cứ vào khả năng chi trả của ngân sách đối với lao động khu vực nhà nước, hơn là nhìn vào thực tế đời sống người lao động.
Doanh nghiệp: tăng chi phí
Theo Tây Giang
Báo SGTT
---
Từ 1-5, tăng mức lương tối thiểu: Mức sống có tăng? | ||
08/02/2010 | ||
PV: Thưa ông, từ 1-5-2010 sẽ bắt đầu triển khai tăng mức lương tối thiểu chung từ 650.000 đồng lên 730.000 đồng, nghĩa là tăng thêm 80.000 đồng/tháng. Nhưng dư luận cho rằng mức lương tối thiểu chung như vậy là quá thấp, không đủ đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động, ông có nhận định ra sao về vấn đề này? -
Trong khi đó mức độ lạm phát năm 2006 là 8,2%, năm 2007 là 12,7%, năm 2008 là 19,8% năm 2009 là 7% và dự kiến năm 2010 là khoảng 10%. Tổng mức độ lạm phát thời gian đó là 57,7%. Như vậy rõ ràng tốc độ tăng lương tối thiểu thời gian qua vẫn nhanh hơn tốc độ lạm phát. Phải nói rằng tiền lương của cán bộ công nhân viên trong thời gian qua đã được cải thiện một bước. Tuy nhiên, nếu so sánh với một số mặt hàng thiết yếu như giá thuê nhà, giá điện, giá lương thực, thực phẩm thì với mức độ tăng lương tối thiểu như trên, đời sống của người lao động cũng không được cải thiện là bao, nhất là các lao động làm việc ở một số doanh nghiệp thuộc ngành dệt may, da giày... Nếu tính theo chuẩn nghèo quốc tế đối với các nước đang phát triển là 2USD/người/ngày tương đương với 60USD/người/tháng, (nghĩa là hiện tại mức lương tối thiểu của quốc tế phải là 1.080.000 đồng/tháng). Nếu theo tính toán đó mức lương tối thiểu của chúng ta tụt quá xa so với mức chuẩn nghèo quốc tế. Ý kiến của ông thế nào? - Hiện nay thu nhập bình quân đầu người của nước ta ở mức 1000 USD/người/năm trong khi đó thu nhập bình quân đầu người của Hồng Kông là 44.000 USD/người/năm, Nhật Bản là 34.000 USD/người/năm, Đài Loan là 30.000 USD/người/năm... Với mức thu nhập trên Việt Nam vẫn là một nước nghèo và cách khá xa so với các nước đang phát triển, vì vậy ta không thể lấy chuẩn nghèo của quốc tế để so sánh với nước ta được. Theo quy định, chuẩn nghèo của khu vực nông thôn Việt Nam là 300.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị là 390.000 đồng/người/tháng. Như vậy, tiền lương tối thiểu chung vẫn cao hơn chuẩn nghèo khu vực nông thôn 2,4 lần và cao hơn khu vực thành thị 1,8 lần. Nếu so sánh giữa chuẩn nghèo với lương tối thiểu của doanh nghiệp theo khu vực thì mức độ chênh lệch còn cao hơn. Cụ thể mức lương tối thiểu khu vực I của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1.310.000 đồng chia cho chuẩn nghèo khu vực thành thị là 390.000 đồng thì gấp 3,35 lần. Chính vì vậy, chúng ta cần phải so sánh mối tương quan giữa lương tối thiểu chung và chuẩn nghèo trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam. Tình trạng mức lương tối thiểu chung của nước ta chưa thể đáp ứng đời sống của người lao động trong tình trạng trượt giá của nền kinh tế như hiện nay, phải chăng là do mỗi khi xác định mức lương tối thiểu, các nhà làm chính sách thường căn cứ khả năng chi trả của ngân sách đối với người lao động hơn là nhìn vào thực tế đời sống người lao động? - Đúng ra khi xác định và điều chỉnh mức lương tối thiểu phải căn cứ vào mức độ chi phí tối thiểu để người lao động có thể tái tạo sức lao động và hàng loạt các chi phí cho lương thực, thực phẩm, nhà ở, đi lại, học hành, khám chữa bệnh, nuôi con... Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta hiện nay việc xác định và điều chỉnh mức lương tối thiểu chủ yếu vẫn dựa vào 2 yếu tố là mức độ trượt giá hay nói cách khác là chỉ số CPI và khả năng chi trả của ngân sách. Với cách điều chỉnh lương tối thiểu như vậy có thể nói là lương tối thiểu chỉ có thể đảm bảo cho người lao động tái tạo sức lao động chứ chưa nói gì đến tái tạo sức lao động mở rộng của họ. Theo nghiên cứu mới nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 70% người lao động làm ở các khu công nghiệp, khu chế xuất mới chỉ nhận được mức lương tối thiểu, ngoài ra không còn khoản thu nhập nào khác. Với mức thu nhập như vậy, theo ông làm gì để cải thiện, đảm bảo mức sống của họ? - Đúng như vậy. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh căn cứ vào mức lương tối thiểu do nhà nước công bố để làm căn cứ trả tiền lương cho người lao động. Tuỳ theo thời gian người lao động làm việc tại doanh nghiệp họ được cộng thêm 5%, 10% hoặc 15%... như vậy là họ không vi phạm quy định của Nhà nước về việc trả lương không thấp hơn lương tối thiểu. Hiện có rất ít doanh nghiệp xây dựng được thang bảng lương, vì vậy người lao động rất thiệt thòi kể cả thời điểm họ đang làm việc và sau này khi nghỉ hưu, mức lương hưu của họ cũng rất thấp do mức lương để làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã thấp rồi. Để ngăn chặn tình trạng này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải xây dựng thang bảng lương và đăng ký với cơ quan lao động địa phương, tuy nhiên trong thực tế các doanh nghiệp vẫn phớt lờ với quy định đó và họ cũng không bị xử phạt hay có bất cứ một hình thức răn đe nào. Một trong những biện pháp nữa để yêu cầu các doanh nghiệp phải trả lương tương xứng với sức lao động của người lao động là nâng cao vị thế của công đoàn ở cấp cơ sở. P.Thảo (thực hiện) |