Mùa Hè năm nay đánh dấu 36 năm ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ, 16 năm ngày Mỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, và 14 năm ngày Mỹ mở đại sứ quán ở Hà Nội. Ngày nay, hai nước này tự thấy mình có cùng chung quan điểm về nhiều vấn đề hơn bao giờ hết. Hơn nữa, các nhà ngoại giao thậm chí đã đề cập tới một "quan hệ đối tác chiến lược" đang phát triển giữa Hà Nội và Washington.
Các nhà hoạch định chính sách ở cả hai thủ đô bằng sự tự hào và hăng hái đề cập một cách chính đáng về những thành tựu của họ, cũng như tiềm năng lớn tồn tại để phát triển một mối quan hệ thậm chí còn mạnh mẽ hơn trong những năm tới. Phát biểu hôm 31/5 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell đã đề cập tới "mong muốn và ý định cải thiện để mối quan hệ này phát triển" của Washington.
Thế nhưng, trong khi cả hai bên đều muốn ngày càng gần gũi nhau hơn, mặc dù vẫn chưa có sự cải thiện trong các vấn đề nhân quyền và tự do chính trị ở Việt Nam, Chính quyền Barack Obama đã tiến hành can dự với Chính phủ Việt Nam xa tới mức có thể mà vẫn không làm cho công chúng và Quốc hội Mỹ cảm thấy khó chịu. Mặc dù vẫn còn những điểm mà cả hai phía cần thích nghi và điều chỉnh hơn nữa, gánh nặng giờ đây trực tiếp nằm ở phía Hà Nội để thỏa hiệp với Mỹ bằng cách theo đuổi các cải cách chính sách trong nước, đặc biệt là trong những lĩnh vực tự do chính trị và quyền dân sự. Việc giải quyết hữu hiệu những vấn đề trong nước của Việt Nam, điều mà Campbell coi là một "nhân tố hạn chế" trong quan hệ sẽ tạo cho Chính quyền Obama một khả năng lớn hơn để làm việc với Việt Nam và cho phép mối quan hệ tiến triển lên một tầm cao mới.
Từ khi lên cầm quyền, ông Obama đã dùng hết năng lượng và vốn liếng chính trị của mình vào việc theo đuổi các quan hệ mạnh mẽ với Đông Nam Á. Sau tám năm Mỹ sao lãng với Đông Nam Á, khi lên nắm quyền, Obama đã nhanh chóng tăng cường sự can dự của Mỹ vào khu vực quan trọng này, làm cho sự can dự của Mỹ với Việt Nam đã phát triển đặc biệt nhanh, từ một cơ sở thấp, tới một cấp độ sôi động chưa từng thấy khi Tổng thống Bill Clinton đến thăm Hà Nội năm 2000 và có bài phát biểu đầu tiên của một nhà lãnh đạo nước ngoài được phát sóng trực tiếp trên khắp Việt Nam.
Để theo đuổi các quan hệ mạnh mẽ hơn với Đông Nam Á và bảo vệ các lợi ích hàng hải của Mỹ, Mỹ đã làm cho Bắc Kinh nổi giận khi Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Hội nghị các bộ trưởng ngoại giao Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ở Hà Nội hồi tháng 7/2010 đã nêu lên những lo ngại về những tuyên bố chủ quyền trên biển đầy tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông và kêu gọi có "một tiến trình ngoại giao tập thể của tất cả các bên tuyên bố chủ quyền".
Những hành động như vậy của Mỹ đã nhận được sự hoan nghênh nồng nhiệt ở một Hà Nội vốn muốn thúc đẩy sự hội nhập chính trị và kinh tế của chính họ với thế giới và ngày càng đề phòng Trung Quốc. Hơn nữa, đề nghị gần đây của Mỹ cuối cùng có thể cũng làm cho hầu hết những người trong ban lãnh đạo Việt Nam thoát khỏi khái niệm rằng Oasinhtơn tìm cách sắp đặt một "sự diễn biến hòa bình" khỏi sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự hoan nghênh nhiệt tình của Việt Nam hồi tháng 8/2010 đối với việc chiến hạm USS George Washington đến bờ biển Việt Nam và việc khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain ghé thăm cảng Đà Nẵng ngay sau đó cho thấy tầm quan trọng mà Hà Nội giờ đây đặt vào các quan hệ an ninh vững mạnh với Mỹ. Tương tự, quyết định của Việt Nam tham gia đàm phán về Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), điều đang lặng lẽ nổi lên trên diễn đàn được Oasinhtơn quan tâm liên quan đến châu Á-Thái Bình Dương, Hà Nội càng cho thấy mong muốn hội nhập chính trị và kinh tế lớn hơn với một nước Mỹ vững mạnh can dự sâu sắc vào Đông Nam Á.
Thế nhưng Việt Nam lại vẫn có những hành động ở trong nước khiến cho các nhà quan sát của Mỹ phải xa lánh và làm cho kiểu quan hệ gần gũi mà Hà Nội mong muốn trở nên không thể đối với Chính quyền Obama. Những điều đó có nghĩa là cần có một bước tiến mạnh mẽ từ phía Hà Nội. Cùng với việc những căng thẳng trên Biển Đông chưa cho thấy dấu hiệu nguội đi nào trong thời gian trước mắt, và cùng với việc các khả năng của hải quân Trung Quốc tiếp tục tăng lên, một quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ và Việt Nam phù hợp với những lợi ích của cả hai bên (mặc dù có một thực tế không thể tránh được của động lực sức mạnh toàn cầu và an ninh châu Á rằng Mỹ có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam hơn là Việt Nam đối với Mỹ). Đề nghị của Chính quyền Obama đối với Việt Nam chỉ ở mức tối thiểu có thể chấp nhận được đối với xã hội dân chủ và các giá trị của Mỹ, và đây là lúc để Hà Nội có bước tiến tiếp theo. Chỉ có bằng việc làm như vậy thì cả Hà Nội và Washington mới có thể phát triển được mối quan hệ mạnh mẽ mà cả hai đều đang cố gắng tìm kiếm./.
-Nguồn: QNCBĐ
Các nhà hoạch định chính sách ở cả hai thủ đô bằng sự tự hào và hăng hái đề cập một cách chính đáng về những thành tựu của họ, cũng như tiềm năng lớn tồn tại để phát triển một mối quan hệ thậm chí còn mạnh mẽ hơn trong những năm tới. Phát biểu hôm 31/5 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell đã đề cập tới "mong muốn và ý định cải thiện để mối quan hệ này phát triển" của Washington.
Thế nhưng, trong khi cả hai bên đều muốn ngày càng gần gũi nhau hơn, mặc dù vẫn chưa có sự cải thiện trong các vấn đề nhân quyền và tự do chính trị ở Việt Nam, Chính quyền Barack Obama đã tiến hành can dự với Chính phủ Việt Nam xa tới mức có thể mà vẫn không làm cho công chúng và Quốc hội Mỹ cảm thấy khó chịu. Mặc dù vẫn còn những điểm mà cả hai phía cần thích nghi và điều chỉnh hơn nữa, gánh nặng giờ đây trực tiếp nằm ở phía Hà Nội để thỏa hiệp với Mỹ bằng cách theo đuổi các cải cách chính sách trong nước, đặc biệt là trong những lĩnh vực tự do chính trị và quyền dân sự. Việc giải quyết hữu hiệu những vấn đề trong nước của Việt Nam, điều mà Campbell coi là một "nhân tố hạn chế" trong quan hệ sẽ tạo cho Chính quyền Obama một khả năng lớn hơn để làm việc với Việt Nam và cho phép mối quan hệ tiến triển lên một tầm cao mới.
Từ khi lên cầm quyền, ông Obama đã dùng hết năng lượng và vốn liếng chính trị của mình vào việc theo đuổi các quan hệ mạnh mẽ với Đông Nam Á. Sau tám năm Mỹ sao lãng với Đông Nam Á, khi lên nắm quyền, Obama đã nhanh chóng tăng cường sự can dự của Mỹ vào khu vực quan trọng này, làm cho sự can dự của Mỹ với Việt Nam đã phát triển đặc biệt nhanh, từ một cơ sở thấp, tới một cấp độ sôi động chưa từng thấy khi Tổng thống Bill Clinton đến thăm Hà Nội năm 2000 và có bài phát biểu đầu tiên của một nhà lãnh đạo nước ngoài được phát sóng trực tiếp trên khắp Việt Nam.
Để theo đuổi các quan hệ mạnh mẽ hơn với Đông Nam Á và bảo vệ các lợi ích hàng hải của Mỹ, Mỹ đã làm cho Bắc Kinh nổi giận khi Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Hội nghị các bộ trưởng ngoại giao Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ở Hà Nội hồi tháng 7/2010 đã nêu lên những lo ngại về những tuyên bố chủ quyền trên biển đầy tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông và kêu gọi có "một tiến trình ngoại giao tập thể của tất cả các bên tuyên bố chủ quyền".
Những hành động như vậy của Mỹ đã nhận được sự hoan nghênh nồng nhiệt ở một Hà Nội vốn muốn thúc đẩy sự hội nhập chính trị và kinh tế của chính họ với thế giới và ngày càng đề phòng Trung Quốc. Hơn nữa, đề nghị gần đây của Mỹ cuối cùng có thể cũng làm cho hầu hết những người trong ban lãnh đạo Việt Nam thoát khỏi khái niệm rằng Oasinhtơn tìm cách sắp đặt một "sự diễn biến hòa bình" khỏi sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự hoan nghênh nhiệt tình của Việt Nam hồi tháng 8/2010 đối với việc chiến hạm USS George Washington đến bờ biển Việt Nam và việc khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain ghé thăm cảng Đà Nẵng ngay sau đó cho thấy tầm quan trọng mà Hà Nội giờ đây đặt vào các quan hệ an ninh vững mạnh với Mỹ. Tương tự, quyết định của Việt Nam tham gia đàm phán về Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), điều đang lặng lẽ nổi lên trên diễn đàn được Oasinhtơn quan tâm liên quan đến châu Á-Thái Bình Dương, Hà Nội càng cho thấy mong muốn hội nhập chính trị và kinh tế lớn hơn với một nước Mỹ vững mạnh can dự sâu sắc vào Đông Nam Á.
Thế nhưng Việt Nam lại vẫn có những hành động ở trong nước khiến cho các nhà quan sát của Mỹ phải xa lánh và làm cho kiểu quan hệ gần gũi mà Hà Nội mong muốn trở nên không thể đối với Chính quyền Obama. Những điều đó có nghĩa là cần có một bước tiến mạnh mẽ từ phía Hà Nội. Cùng với việc những căng thẳng trên Biển Đông chưa cho thấy dấu hiệu nguội đi nào trong thời gian trước mắt, và cùng với việc các khả năng của hải quân Trung Quốc tiếp tục tăng lên, một quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ và Việt Nam phù hợp với những lợi ích của cả hai bên (mặc dù có một thực tế không thể tránh được của động lực sức mạnh toàn cầu và an ninh châu Á rằng Mỹ có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam hơn là Việt Nam đối với Mỹ). Đề nghị của Chính quyền Obama đối với Việt Nam chỉ ở mức tối thiểu có thể chấp nhận được đối với xã hội dân chủ và các giá trị của Mỹ, và đây là lúc để Hà Nội có bước tiến tiếp theo. Chỉ có bằng việc làm như vậy thì cả Hà Nội và Washington mới có thể phát triển được mối quan hệ mạnh mẽ mà cả hai đều đang cố gắng tìm kiếm./.