Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Thương mại và nhu cầu điện có thể hạn chế rạn nứt Việt – Trung

-Thương mại sẽ làm dịu bớt căng thẳng Việt Nam-Trung Quốc?
Do vấn đề lãnh hải, mối quan hệ Việt Nam -Trung Quốc đang căng thẳng nhất kể từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng quan hệ kinh tế đang ngày càng phát triển giữa hai nước có thể góp phần dịu bớt căng thẳng.
[title]
Một cảnh chợ tại Việt Nam. Từ nhiều năm qua, hàng hóa của Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường Việt Nam. (ABC)

Đã từ lâu vấn đề lãnh thổ và lãnh hải là nguyên gây gây ra tình trạng căng thẳng giữa Việt nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng mối quan hệ kinh tế ngày càng gia tăng giữa hai nước sẽ có thể ngăn được sự bùng nổ xung đột.
Phóng viên Cameron Wilson của Đài Úc đã có cuộc phỏng vấn ông Ben Bland, phóng viên tờ Financial Times tại Hà Nội về vấn đề này.
Ông Ben Bland: “Trong thời gian gần đây liên tiếp xảy ra sự cố giữa hai nước như vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Chúng đã được Việt Nam chính thức công bố trước công luận (trước đây, những vụ việc như vậy thường không được loan báo). Điều đó khiến cho mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng hơn”.
PV: Những cuộc biểu tình tại Việt Nam có phải bất thường hay không, thưa ông?
Ông Ben Bland: “Có. Trước đó đã diễn ra một số cuộc biểu tình về đất đai hoặc có liên quan đến những vấn đề khác ở địa phương và nhìn chung, chúng nhanh chóng bị công an dập tắt”.
“Tuy nhiên, gần đây, người dân Việt Nam có thể diễu hành trên đường phố với những biểu ngữ hoặc khẩu hiệu chống Trung Quốc”.
PV: Ông đã viết là có ý kiến cho rằng sự phát triển trong mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam có thể giúp ngăn tình trạng căng thẳng bùng nổ. Xin ông cho biết cụ thể hơn về mối quan hệ đó?
Ông Ben Bland: “Sau khi Việt Nam và Trung Quốc đối đầu nhau trong cuộc chiến tranh tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1979, mọi quan hệ giữa hai bên đã bị cắt đứt hoàn toàn. Cho tới đầu thập niên 1990, khi quan hệ thương mại được khôi phục thì mối quan hệ giữa hai nước đã khá hơn trước”.
“Rõ ràng Trung Quốc là nước lớn hơn Việt Nam rất nhiều về lãnh thổ và nền kinh tế. Do vậy, Trung Quốc đã xuất khẩu rất nhiều hàng hóa sang Việt Nam khiến cho Việt Nam bị thâm thủng mậu dịch lớn với nước này. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các nguyên liệu thô như dầu thô, cà phê, hạt điều... chưa qua chế biến và nhập khẩu rất nhiều sản phẩm ‘tinh’ như xăng dầu, máy móc từ Trung Quốc với giá cao gấp nhiều lần.
PV: Trung Quốc cũng có vai trò rất quan trọng trong vấn đề an ninh năng lượng đối với Việt Nam?
Ông Ben Bland: Cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển tại Châu Á, mức cầu về năng lượng Việt Nam cao trong khi cung không đủ đáp ứng. Chính phủ Việt Nam cho biết hiện nay Việt Nam đang nhập khẩu điện trực tiếp từ Trung Quốc để thỏa mãn khoảng 6% nhu cầu năng lượng của nước này. Điều quan trọng hơn nữa là các ngân hàng chính sách và phát triển Trung Quốc đang cung cấp cho Việt Nam rất nhiều các khoản vay với lãi suất thấp để triển khai các dự án năng lượng. Nhiều nhà thầu Trung Quốc đã kí hợp đồng thi công với phía Việt Nam để xây dựng trạm phát điện. Mục tiêu của những ngân hàng này là giúp các công ty Trung Quốc có thể bành trướng tại các nước đang phát triển như Việt Nam”.
PV: Như vậy liệu mối quan hệ kinh tế đang ngày càng phát triển giữa hai nước sẽ góp phần giải quyết tình trạng căng thẳng đã có từ lâu?
Ông Ben Bland: “Việc phát triển quan hệ thương mại, kinh tế sẽ giúp làm dịu bớt phản ứng của Việt Nam. Trên phương diện kinh tế - thị trường, Việt Nam không phải là thị trường quan trọng nhất của Trung Quốc. Là một nước có nền kinh tế hùng mạnh, Trung Quốc có thể bán các trạm sản xuất điện khắp nơi trên thế giới. Trong khi đó, Việt Nam cần sự giúp đỡ của Trung Quốc. Theo tôi, Việt Nam sẽ không từ bỏ đòi hỏi tuyên bố chủ quyền các hải đảo trong vùng Biển Đông nhưng tôi biết chắc chắn Việt Nam sẽ tìm cách giải quyết tranh chấp một cách hòa bình vì Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng đối với Việt Nam trong việc cung cấp máy móc và năng lượng trong tương lai”.
PV: Như vậy Việt Nam sẽ bị bắt buộc phải ‘ngoan ngoãn’ và ‘dễ bảo’ hơn hay sao?
Ông Ben Bland: “Dĩ nhiên là có ý kiến cho rằng Việt Nam đã quá ‘ngoan ngoãn’ và ‘dễ bảo’. Do đó, họ kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc. Tuy nhiên điều này không thực tế. Nói một cách thẳng thừng thì hàng hóa Trung Quốc tràn ngập tại các siêu thị, cửa hàng ở Việt Nam cũng như ở nhiều nơi trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam hiện vẫn ở thế yếu vì cần thu hút sự đầu tư từ Trung Quốc”.
PV: Tại sao Việt Nam không tìm sự đầu tư từ các nước khác?
Ben Bland: “Dĩ nhiên là Việt Nam có thể và hiện vẫn có sự đầu tư từ nước khác như Hoa Kỳ, EU, Úc”.
“Tuy nhiên, Trung Quốc là nước láng giềng và có chung đường biên giới dài cả ngàn km với Việt Nam. Điều quan trọng là nhiều nhà kinh tế cho rằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc hiện được định giá dưới mức giá trị thực của nó. Trong khi đó Đồng Việt Nam lại được định giá cao hơn giá trị thực. Vì thế, hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn hàng hóa Việt Nam rất nhiều và Việt Nam phải vất vả nhiều để cạnh tranh”.
“Một điểm nữa cần lưu ý là hai nước có nhiều điểm tương đồng về chế độ và hệ thống chính trị. Vì vậy, các công ty Trung Quốc dễ dàng hoạt động hơn tại Việt Nam và đã ‘cắm rễ’ chắc hơn tại nước này so với các công ty Úc, hoặc Hoa Kỳ”.

--
Nhu cầu điện có thể hạn chế rạn nứt Việt – Trung-Anh: france24.com

Với cuộc tranh chấp hàng hải lâu dài giữa Trung Quốc và Việt Nam đe dọa lên cao trào một lần nữa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gần đây cảnh báo, Việt Nam sẽ “kiên quyết chống lại những hành động vi phạm chủ quyền”.
Tuy nhiên, phản ứng của Việt Nam trước nhận thức về hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông dường như phải dịu lại bởi thực tế rằng, Bắc Kinh ngày càng gia tăng vai trò dẫn dắt kinh tế của Việt Nam. Khi Việt Nam phải đối mặt với một năm khác của việc cắt giảm cung cấp điện và chính phủ thì vật lộn chống lại những khó khăn tài chính, thì Trung Quốc xuất hiện.
Khi Việt Nam không thể sản xuất đủ nguồn điện để đáp ứng nhu cầu, đang gia tăng khoảng 15%/năm, thì các tỉnh phía bắc đã nhập khẩu điện từ Trung Quốc - 6% tổng nguồn cung của cả nước - theo thống kê của Điện lực Việt Nam.
Quan trọng hơn nữa là vai trò của Trung Quốc tròn việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đáp ưng nhu cầu năng lượng tương lai của Việt Nam. Hà Nội đã giữ giá điện thấp hơn nhiều so với các nước láng giềng Campuchia, Trung Quốc và Lào, và gây khó khăn cho hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển các dự án điện sinh lời.
Tuy nhiên, với nguồn tài chính mạnh, các ngân hàng chính sách Trung Quốc như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Trung Quốc đã cung cấp hàng tỉ USD cho các khoản vay ưu đãi với những nhà máy điện mới tại Việt Nam.
Đổi lại, các tập đoàn năng lượng lớn của Trung Quốc như Điện lực Đông phương, Thiết bị Điện Cáp Nhĩ Tân và Điện lực Thượng Hải đã giành được những hợp đồng hấp dẫn để cung cấp thiết bị và xây dựng các nhà máy điện khắp Việt Nam.
Việc cho vay của CDB và Eximbank Trung Quốc là một phần nỗ lực thực thi trên phạm vi toàn cầu của Bắc Kinh nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu phương Tây và mở rộng tầm với thương mại tới các quốc gia đang phát triển.
Các công ty năng lượng Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc từ lâu đã quan tâm tới lĩnh vực điện kém phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, họ lại ngày càng không địch nổi với khả năng vô song của Bắc Kinh khi ném tiền vào những nhà khổng lồ công nghiệp đang trỗi dậy của mình.
Nhà điều hành thuộc một tập đoàn điện khá lớn của Nhật nói rằng, rất khó để cạnh tranh với các công ty Trung Quốc khi những công ty này đưa ra mức giá thấp và sẵn sàng tiếp cận nguồn tín dụng nhà nước giá rẻ.
Tuy vậy, khá trớ trêu là, giờ đây Trung Quốc đang tìm kiếm để cạnh tranh chính sách Nhật Bản từ 20 năm trước đây, khi họ mang công nghệ và tài chính cho các dự án điện ở Indonesia, Mark Hutchinson - giám đốc nghiên cứu IHS CERA - một cơ quan tư vấn năng lượng tại Singapore cho biết.
Mặc dù xảy ra tranh chấp lãnh thổ và có lịch sử đối đầu lâu dài, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc khá sâu sắc (tuy không đồng đều). Việt Nam có mức thâm hụt thương mại 11,6 tỉ USD với Trung Quốc trong năm ngoái. Xuất khẩu chủ yếu là các hàng hóa giá trị thấp như dầu thô, cao su, thủy sản trong khi nhập khẩu là những hàng hóa đã gia công như máy móc, hóa chất và điện tử.
Các nhà phân tích ở Citigroup, ngân hàng đầu tư, lập luận trong một báo cáo gần đây rằng, những lợi ích kinh tế mạnh mẽ Trung - Việt có thể ngăn chặn căng thẳng leo thang xung quanh vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát Việt Nam lo ngại rằng, sự phụ thuộc của đất nước họ vào người láng giềng phía bắc có thể sẽ gây nguy hiểm nếu như quan hệ hai bên bị xói mòn. "Nếu bạn quá phụ thuộc vào một đối tác, họ có thể sử dụng mọi cách để gây ra nhiều vấn đề với nền kinh tế của chúng ta", Nguyễn Quang A - một chuyên gia kinh tế có tiếng nhận định.
Song cho dù hiện tại Hà Nội đang trải thảm đỏ cho các công ty năng lượng Trung Quốc, nhưng nếu bị chèn ép, các nhà lãnh đạo thực tế của Việt Nam sẽ đặt chủ quyền quốc gia lên trên hết, theo lập luận của Ernest Bower - giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington.
"Tôi ngờ rằng, nếu người Việt Nam nhận thấy Trung Quốc có quá nhiều thị phần, các chính sách về năng lượng sẽ bắt đầu dịch chuyển theo hướng chuẩn mực thế giới để các công ty quốc tế có thể đầu tư tài chính và xây dựng những nhà máy điện có khả năng cạnh tranh ở Việt Nam", ông nói.


  • Nguyễn Huy (Theo Financial Times)


Electricity demands could limit Beijing-Hanoi rift (FT 3-7-11)

Tổng số lượt xem trang