Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Lời bịa đặt : “ Thanh niên biểu tình chống Trung Quốc là do bị kích động bởi thế lực phản động hải ngoại”

--Nghe phỏng vấn ông Nguyễn Thế Sự - (BBC)
 -
Mới đây, một bài phỏng vấn đăng trên trang mạng Phượng Hoàng của Trung Quốc đã gây chú ý trên các diễn đàn của người Việt Nam.
Bài phỏng vấn được cho là của Tề Lỗ Văn báo với ông Nguyễn Thế Sự, giáo viên tiếng Trung của Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (đã về hưu), thực hiện ngày 23/06 và được đưa lên mạng ngày 02/07.
Trong bài phỏng vấn, nhiều người đặt câu hỏi về những chi tiết như khi ông Nguyễn Thế Sự nói việc thanh niên Việt Nam biểu tình gần đại sứ quán Trung Quốc “là do phái phản động ở Việt Nam gây ra”.
Ông Sự thì nói bài phỏng vấn đã bị cắt xén và chắp vá. Tuy nhiên, ông hiểu tại sao lại có những chỉ trích như vậy hướng về phía ông.


- Phát ngôn & Hành động:“Của Xeda…” và những cái ác nhân danh (TVN).
Số phận đất nước, số phận những người dân lành vẫn là những lát cắt bi tráng và bi phẫn mà Phát ngôn và hành động tuần này xin gửi đến quý bạn đọc. Cũng là gióng lên tiếng chuông đau mong muốn cả xã hội cùng nhìn về một hướng, bảo vệ an ninh đất nước, bảo vệ người dân lành. Bởi có dân mới làm nên dân tộc.

"Của Xeda, trả về Xeda"
Trong những ngày tháng 6 nóng bỏng này, cũng xảy ra một "câu chuyện cảnh giác". Báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), mới đây đăng bài phỏng vấn GS Nguyễn Thế Sự, nguyên Trưởng Khoa tiếng Trung (ĐH Hà Nội- Thanh Xuân, HN), trong đó có đoạn GS Nguyễn Thế Sự phát ngôn về sự kiện "thanh niên Việt Nam biểu tình gần Đại sứ quán Trung Quốc".
Nguyên văn bài báo: ...Ông Nguyễn Thế Sự nói: "Đây (cuộc biểu tình- KD) đều là do Phái phản động của Việt Nam gây ra". Việt Nam cũng có phái phản động chủ yếu là tổ chức người Việt ở hải ngoại, ví dụ như Đảng Việt Tân ở Pháp. Bọn họ rất ghét Đảng Cộng sản Việt Nam hơn nữa lại khiêu khích mối quan hệ Việt - Trung".
Khỏi phải nói, làn sóng người Việt căm phẫn và bất bình với người phát ngôn câu nói đó ra sao. Tuy nhiên, mới đây, GS Nguyễn Thế Sự có gửi một lá thư đến bạn đọc đăng trên blog Non sông gấm vóc.
Theo đó, GS Nguyễn Thế Sự cho biết những câu trả lời của ông đã bị "lắp ghép, nhào nặn, chế biến ra một cuộc phỏng vấn với nội dung xuyên tạc, phục vụ cho ý đồ tuyên truyền có lợi cho phía Trung Quốc", do một thanh niên Trung Quốc trẻ, 30 tuổi, đến tận nhà, tự xưng là phóng viên tờ báo Tề Lỗ vãn hóa của tỉnh Sơn Đông.
GS Nguyễn Thế Sự cực lực phản đối và bác bỏ những trích dẫn xuyên tạc những ý kiến của ông đăng trên một số báo mạng Trung Quốc.
Nếu tất cả đó là sự thực, thì việc làm của truyền thông Trung Quốc một lần nữa, cho thấy bụng dạ khôn lường, mưu mẹo thâm độc của bản tính người Trung Quốc. Còn nếu đúng GS Nguyễn Thế Sự đã phát biểu như vây, chắc chắn ông ta phải chịu trách nhiệm trước đồng bào mình, vì những suy nghĩ hàm hồ, vô căn cứ, xúc phạm lòng yêu nước của người dân Việt.  Nó cũng cảnh báo cho bất cứ ai là người Việt Nam, khi phát ngôn trước công luận về Tổ quốc, về đồng bào, phải tỉnh táo và đặt lợi ích của đất nước lên trên hết.
Con tim yêu vốn vậy. Con tim với Đất nước càng cần vậy, rõ ràng và minh bạch.
Của Xeda phải trả về Xeda!

 http://www.defendmusic.com/artists_files/thebiglie/big_lie_logo.gif
Nói láo và lưu manh Nguyen Van Tuan
Hôm kia đọc trên mạng thấy có bài trả lời phỏng vấn của Gs Nguyễn Thế Sự cho phóng viên báo Trung Quốc tôi hơi sốc. Sốc vì trong đó có những câu trả lời rất … khó nghe. Nhiều người đã lập tức phản đối bằng nhiều từ ngữ cũng không kém khó nghe. Đang phân vân chưa biết nói gì thì thấy bài đính chính của bác Sự dưới đây. Thế là rõ: báo Trung Quốc phịa ra những câu trả lời của bác ấy. Nhưng sự nói láo của báo Trung Quốc không có gì đáng ngạc nhiên.

THƯ ÔNG NGUYỄN THẾ SỰ GỬI BẠN ĐỌC
Hà Nội, ngày 07/07/2011

Kính gửi bạn đọc
Tôi vừa đọc những bài viết và ý kiến rất gây gắt của mọi người có liên quan đến tôi, xung quanh bài báo được cho là “ Bài trả lời phỏng vấn” của tôi đăng trên tờ “Tề Lỗ vãn báo” tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, sau đó đăng lại trên mạng Phượng Hoàng và Hoàn Cầu TQ ngày 2/7/2011. Tôi hoàn toàn hiểu được phản ứng gay gắt của mọi người khi đọc bài báo đó nếu đúng tôi nói như vậy. Nhưng sự thực không phải như thế. 
Trước hết tôi xin được cải chính: đấy không phải là một cuộc phỏng vấn. Tôi không trả lời một cuộc phỏng vấn nào. 
Sự thực là như thế này: 

Tôi nhớ sáng hôm đó là một ngày cuối tháng 6, trời mưa rất to, có một sinh viên cũ (tôi không nhớ tên) đưa một thanh niên TQ bằng xe máy đến nhà, giới thiệu với tôi là phóng viên tờ “Tề Lỗ vãn báo” tỉnh Sơn Đông, TQ. Anh này có nói là muốn tìm hiểu phản ứng của nhân dân Việt Nam về quan hệ Trung – Việt hiện nay, và đề nghị tôi giới thiệu nơi có thể đến để tìm hiểu. Tôi có giới thiệu anh ta đến vài cơ quan, tổ chức mà tôi biết. Lúc ấy trời vẫn đang mưa to. Nhìn anh phóng viên còn rất trẻ, có lẽ chưa đến 30 tuổi, nên tôi cũng muốn nhân dịp này bày tỏ cho anh ta biết một số ý kiến của mình về quan hệ Việt – Trung với tư cách là một người dân, một nhà giáo đã về hưu. 
Tôi có nói với anh ta, tôi là người có nhiều tình cảm với nhân dân Trung Quốc nhưng tôi không đồng tình với những việc làm của Trung Quốc đối với Việt Nam. Ví dụ năm 1979 Trung Quốc dựng lên chuyện Việt Nam xua đuổi người Hoa, khiêu khích ở biên giới phía Bắc để kiếm cớ đánh Việt Nam. Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên cuộc chiến tranh này. Rồi năm 1974, Trung Quốc lợi dụng lúc quân đội Việt Nam Cộng hòa đang suy yếu đã huy động hải quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến năm 1988 lại đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 
Tôi nói với anh ta rằng tình hình Biển Đông hiện nay hết sức căng thẳng là do Trung Quốc gây nên. Tàu của Trung Quốc đã hơn hai lần quấy nhiễu, cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, khi các tàu này đang tác nghiệp sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tôi nói với PV này là từ khi TQ đưa ra bản đồ có hình “ lưỡi bò” chín đoạn , yêu sách chủ quyền đối với hơn 80% diện tích Biển Đông, tình hình càng trở nên phức tạp, đây là yêu sách hết sức ngang ngược , không nước nào chấp nhận được.
Tôi còn dẫn những tư liệu trong “Phú biên tạp lục” của Lê Quý Đôn để chứng minh với anh ta rằng Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo mà người Việt Nam đã phát hiện, khai thác và thực hiện chủ quyền trên 2 quần đảo này từ thế kỷ 16-17.Tôi nói với anh ta rằng Việt Nam là một dân tộc trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên rất quý trọng hòa bình và mong muốn sống hữu nghị với tất cả các dân tộc, nhất là với các dân tộc láng giềng. Việt Nam vừa thoát khỏi danh sách các nước nghèo trên thế giới nên phải tập trung sức lực xây dựng đất nước, thực hiên công cuộc đổi mới, mở cửa. Việt Nam vẫn phải đối phó với những âm mưu phá hoại, diễn biến hòa bình của các thế lực phản động. Đảng Việt Tân là đảng phản động thành lập ở nước ngoài bị Việt Nam coi là tổ chức khủng bố vẫn luôn tìm cách quấy rối. Bây giờ Trung Quốc lại gây hấn ở Biển Đông làm cho Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Việc làm của Trung Quốc làm tổn hại đến tình cảm của nhân dân Việt Nam, ngay cả những người có nhiều tình cảm với Trung Quốc cũng rất phẫn nộ. Việt Nam là nước nhỏ không bao giờ lại đi gây chuyện với nước lớn TQ, TQ đừng có bức Việt Nam phải ngả về phía Mỹ…
Tôi có nói với anh phóng viên này là, anh nên viết bài nói với nhân dân Trung Quốc những sự thật đó.
Khi phóng viên này hỏi tôi có biết những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội? Tôi nói là có biết và cho đó là phản ứng của người dân trước những hành động quá đáng của phía Trung Quốc. Tôi không hề nói “…những thanh niên đi biểu tình chủ yếu là do phái “phản động” Việt Nam kích động gây ra.”
Bây giờ đọc kỹ bài báo, hồi tưởng lại cuộc nói chuyện hôm đó…tôi cảm thấy tôi đã bị lợi dụng. Việc phóng viên này đến tận nhà hỏi thăm, trao đổi, xin chụp ảnh, rồi hỏi về gia cảnh… sau này mô tả cách bài trí căn phòng…là việc làm có ý đồ đã chuẩn bị trước. Rõ ràng phóng viên này đã cố tình tạo ra một cuộc gặp gỡ, trao đổi có thật, hết sức thân tình tại gia với một người có thật, rất cụ thể để rồi sau đó lắp ghép, nhào nặn, chế biến ra một “cuộc phỏng vấn” với nội dung xuyên tạc, phục vụ cho ý đồ tuyên truyền có lợi cho phía Trung Quốc.
Tôi xin cam đoan những gì tôi trình bày trên đây là những ý kiến tôi đã bày tỏ với phóng viên Trung Quốc với tư cách một công dân Việt Nam.
Tôi xin cực lực bác bỏ những trích dẫn xuyên tạc những ý kiến của tôi đăng trên báo và một vài trang mạng của Trung Quốc ngày 2/7/2011.

Nguyễn Thế Sự – Nhà giáo đã nghỉ hưu.
Thư này ông Sự gửi trực tiếp cho Non sông gấm vóc


-Giáo sư chư hầu
Nguyễn Mai (danlambao) - Đây là bài trả lời phỏng vấn của giáo sư Nguyễn Thế Sự nguyên Trưởng khoa tiếng Trung trường Đại học Hà Nội (Thanh Xuân Hà Nội) được đăng trên báo Phượng Hoàng (Hong Kong) ngày 2/7/2011. Các bạn biết tiếng Trung thì vào  địa chỉ này: http://www.ifeng.com/  sau đó tra tên 阮世事 bằng tiếng Trung bạn sẽ thấy bài phòng vấn vị giáo sư này vào ngày 2/7/2011. Mình xem xong bức xúc quá nên gửi cho mọi người cùng xem. Đây là bản dịch bằng tiếng Trung của mình dịch có thể chưa được chính xác lắm nên mong các bạn đối chiếu lại. Các bạn có thể đối chiếu với bản gốc trong http://www.ifeng.com


 南教授:青年反华示威是受海外反对派煽动

Giáo sư Việt nam: “ Thanh niên biểu tình chống Trung Quốc là do bị kích động bởi thế lực phản động hải ngoại”


2011年07月02日 12:34
12 giờ 34 Ngày 2/7/2011
来源:齐鲁晚报 作者:阮世事
Nguồn: Tề Lỗ Vãn báo ; Tác giả: Nguyễn Thế Sự

本报记者与阮世事(左)合影。

Nhà báo chụp chung với ông Nguyễn Thế Sự ( bên trái)

本报特派记者蔡旭超
最 近一段时间以来,中越之间的关系因为南海问题变得紧张起来。中越这两个社会主义国家会不会再次开战?越南青年到中国驻越使馆附近示威到底是怎么回事?对 此,越南河内大学中文系退休教授阮世事对记者表示,越南不会轻易开战。而所谓的青年示威,主要是越南“反动派”挑拨所致。

Thời gian gần đây, quan hệ Việt Trung vì vấn đề nam hải (biển đông) trở lên căng thẳng. Hai nước xã hội chủ nghĩa Trung-Việt sẽ lại đánh nhau 1 lần nữa không? Thanh niên Việt Nam đến gần đại sứ quán Trung Quốc biểu tình cuối cùng là vì sao? Đối với vấn đề này, Nguyễn Thế Sự giáo sư đã về hưu của khoa Trung văn Trường đại học Hà Nội nói, Việt Nam không dễ gì khai chiến. Hơn nữa những thanh niên đi biểu tình chủ yếu là do phái “phản động” Việt Nam kích động gây ra.

1992年曾经到北大留学

今 年62岁的阮世事是越南河内大学中文系退休教授,他与中国的关系非常密切。1991年中越关系正常化,1992年阮世事就作为第一批留学生来到北大留学, 后在北外、对外经贸大学教授越南语。他的儿子曾在中山大学读国际关系专业,现为越南驻华大使馆工作人员。6月23日,阮世事在家中接受了本报记者的采访。
阮世事的家里充满了非常浓厚的中国气息,墙壁上挂着他2005年在人民大会堂参加“世界汉语大会”的合影照片,以及印有“迎春纳福”、“荣华富贵”等字样的刺绣,桌子上摆着一本《中国成语解析》。

Năm 1992 ông đã từng lưu học tại Trường đại học Bắc Kinh.

Ông Nguyễn Thế Sự năm nay 62 tuổi là giáo sư đã về hưu khoa Trung Văn Trường  Đại học Hà Nội. Ông có quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Năm 1991 quan hệ Trung Việt bình thường hóa, năm 1992 ông Nguyễn Thế Sự trở thành khóa lưu học sinh đầu tiên sang lưu học tại đại học Bắc Kinh. Sau đó dạy tiếng Việt tại Trường Đại học Kinh tế Đối ngoại Bắc Kinh. Con trai của ông học chuyên ngành quan hệ Quốc Tế tại Trường Đại học Trung Sơn. Hiện nay là nhân viên đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc. Ngày 23/6 ông Nguyễn Thế Sự đã tiếp đón cuộc thăm viếng của ký giả bản báo tại nhà riêng.

Trong nhà ông Nguyễn Thế Sự được bài trí mang phong cách Trung Quốc, trên tường treo bức ảnh chụp ông tham gia cuộc thi “Đại hội Thế giới Hán ngữ” tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh năm 2005, và cả ảnh thêu “Nghênh xuân nạp Phúc”; “Vinh Hoa Phú Quý”; trên bàn còn bầy 1 quyển sách: “Giải thích thành ngữ Trung Quốc”.

越南珍视现在的和平
“中越两国山水相连、文化相通、理想相同、利益相关。”阮世事引用了胡锦涛2005年在越南国会上的演讲来评价中越关系,“越中人民之间的关系很友好,越南也很重视与中国的友谊。”
阮世事介绍说,越南的大学大多都设有中文系,每年高考也有非常多的人报考中文系,以河内大学为例,中文系是仅次于英文系的第二大院系,而河内大学最多的时候拥有700多名中国留学生。

“每逢中国的节日,比如国庆节、中秋节,河内大学的学生也会举办中国文化节来庆祝,他们做中国菜、唱中国歌、办中国图片展,很多学生都会来参加。”
关 于紧张的南海局势,阮世事告诉记者:“我反对用战争的方式来解决南海问题。我不敢说100%,但起码90%以上的越南人是反对战争的。越南是一个饱受战争 之苦的国家,到如今才有几十年的和平发展时期,我们非常珍惜现在的和平。越南牢记1979年的事情,不会轻易跟中国开战。”

Hiện tại Việt Nam rất trân trọng hòa bình

Hai nước Trung Việt núi sông gần nhau, văn hóa tương đồng, lý tưởng tương đồng, lợi ích tương quan. Nguyễn Thế Sự trích dẫn lời thuyết trình của chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Quốc hội Việt Nam năm 2005 đánh giá về quan hệ Việt Trung: “Quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt Trung rất tốt đẹp, Việt Nam cũng rất coi trọng tình hữu nghị với Trung Quốc.

Ông Nguyễn Thế Sự nói, các trường đại học ở Việt nam đa số đều có khoa tiếng Trung. Mỗi năm các kỳ thi đại học rất nhiều người đăng ký thi vào khoa Trung. Lấy trường đại học Hà Nội làm ví dụ: Khoa Trung văn là khoa lớn thứ hai sau khoa tiếng Anh hơn nữa có những đợt có đến 700 lưu học sinh Trung Quốc. Mỗi dịp lễ Tết Trung Quốc như: lễ Quốc khánh, tết Trung thu… sinh viên trường Đại học Hà Nội đều tổ chức ngày lễ Tết để chúc mừng: các em làm món ăn Trung Quốc, hát bài hát Trung Quốc, triển lãm tranh Trung Quốc… có rất nhiều học sinh đến tham gia.

Về tranh chấp Nam hải (Biển Đông - ghi chú người dịch) gần đây, ông Nguyễn Thế Sự nói: “Tôi phản đối dùng chiến tranh để giải quyết vấn để Nam Hải (Biển Đông). Tôi không dám nói 100%, nhưng ít nhất trên 90% người Việt Nam phản đối chiến tranh. Việt Nam là 1 nước chịu nhiều khổ đau trong chiến tranh, đến nay mới có mười mấy năm hòa bình và phát triển, chúng tôi rất coi trọng hòa bình. Nhớ lại sự kiện năm 1979, Việt Nam không phải dễ dàng khai chiến với Trung Quốc.

“反动派”挑拨越中关系
谈到越南青年在中国驻越南大使馆附近示威一事,阮世事
说这都是越南“反动派”的所作所为。阮世事说,越南也有“反动派”,主要是由旅居海外的越南人组成,比如在法国的“越新党”,他们敌视越南共产党,并且挑拨越中之间的关系。
如今越中关系一紧张,他们就跳出来煽动越南青年闹事,而越南警察在30分钟内赶到并驱散了游行示威人群。学校也会阻止一些激进分子参加游行示威,而南部一些想来参加游行的渔民也被阻止了。
“我们年纪大的人不太喜欢美国,但是青年人很推崇美国的生活方式。”阮世事评价越南与美国的关系时说道,“总体来说,越南更重视与周边国家的关系。”“中国不要逼越南倒向美国!”阮世事提高了自己的声调最后说道。http://www.ifeng.com/http://www.ifeng.com/

Phái phản động khiêu khích mối quan hệ Việt – Trung.

Nói đến việc thanh niên Việt Nam đến biểu tình gần đại sứ quán Trung Quốc, ông Nguyễn Thế Sự nói: “Đây đều là do Phái phản động của Việt Nam gây ra”. Việt Nam cũng có phái phản động chủ yếu là tổ chức người Việt ở hải ngoại, ví dụ như Đảng Việt Tân ở Pháp. Bọn họ rất ghét Đảng Cộng sản Việt Nam hơn nữa lại khiêu khích mối quan hệ Việt - Trung.

Như hiện nay quan hệ Việt- Trung trở lên căng thẳng, họ nhảy vào kích động thanh niên Việt Nam làm loạn. Hơn nữa công an Việt Nam trong vòng 30 phút đã giải tán đoàn biểu tình. Trường học cũng ngăn cản một số phần tử quá khích tham gia biểu tình. Ở phía nam một số ngư dân muốn tham gia cũng bị ngăn cản.

Ông Nguyễn Thế Sự khi đánh giá về quan hệ Việt - Mỹ có nói: “Người lớn ở thế hệ như chúng tôi không thích Mỹ nhưng thanh niên bây giờ rất sùng bái lối sống Mỹ. Nói tóm lại: Việt nam  rất coi trọng quan hệ với các nước láng giềng.

Ông Nguyến Thế Sự cao giọng khi nói câu cuối cùng: “Trung Quốc đừng ép Việt nam quá. Không thì Việt Nam sẽ đi theo Mỹ.”

*

Sau khi đăng bài phỏng vấn vị giáo sư này các báo Trung Quốc đã đưa tin biểu tình của Việt Nam nhưng đều trích dẫn lời của vị giáo sư này."Đây chủ yếu là do phái phản động của Việt nam gây ra" một vị chuyên gia ở Hà Nội đã nói như vậy.

Đây là tin tức trên báo mạng Hoàn Cầu đăng ngày 4/7/2011

越南连续第五周爆示威活
环球网视频报道,据法新社7月3日消息,越南首都河内连续第5周爆发反华示威活动,整个示威活动有约100人参加。
警察封堵道路 示威者仍法穿警戒线
报 道称,当日,大量便衣警察和安全人员赶到中国驻越大使馆周围,封堵了周围的道路,但仍有约40名示威者穿过警戒线,聚集在距离使馆不远的地方。这些人随后 集结后便向河内市中心前进,防暴警察及其它安全人员则跟随其后。在示威人群从使馆周围向市中心前进的途中,又有更多人加入,这些人边走边高喊“南沙和西沙 群岛属于越南”之类的口号。
示威者或受到越南海外政治
对于越南青年在中国使馆附近示威一事,河内有专家认为,青年示威主要是越南旅居海外的“反动派”挑拨所致,比如在法国的“越新党”。环球网视频 综合报道


Tổng số lượt xem trang