Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Quân đội VN kinh doanh gỗ lậu từ Lào?

 - click to zoom imageRừng nguyên sinh ở Lào đang ngày càng ít dần
Tin liên quan:Con đường gỗ Việt-Lào
-"Không có việc Quân đội VN buôn lậu gỗ từ Lào"



 -Một tổ chức bảo vệ môi trường tố cáo quân đội Việt Nam buôn lậu gỗ
Báo cáo của Cơ quan Điều tra về Môi trường (EIA) được công bố hôm nay (28/7) tố cáo quân đội Việt Nam đóng một « vai trò then chốt trong các vụ kinh doanh » gỗ lậu từ Lào và hoạt động này khiến tốc độ phá rừng ngày càng gia tăng, qua đó đe dọa trực tiếp đến đời sống của hàng triệu dân Lào. Bản báo cáo nói trên nêu đích danh Tổng Công ty Hợp tác Kinh Tế COECCO trực thuộc quân đội Việt Nam.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga đã lập tức lên tiếng bác bỏ cáo buộc trên. Bà nhấn mạnh « quân đội Việt Nam không tham gia vào các hoạt động kinh doanh hay phá rừng trên lãnh thổ Lào » và Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ rừng.
Cơ quan Điều tra về Môi trường EIA, có trụ sở tại Anh Quốc, tố cáo quân đội Việt Nam đóng một vai trò then chốt trong các hoạt động mua bán gỗ lậu và tổ chức này đòi quân đội Việt Nam phải đứng ngoài các vụ phá rừng ở Lào. Theo EIA, diện tích rừng tại Lào trong những thập niên qua đã bị thu hẹp lại đến mức báo động : năm 1940, rừng chiếm tới 70 % diện tích của nước Lào tỷ lệ đó chỉ còn là 41 % vào năm 2002 và theo dự báo của EIA thì đến năm 2020 thì chỉ còn là 30 %.
Đại diện của tổ chức bảo vệ môi trường này lấy làm tiếc là, lệnh cấm xuất khẩu gỗ đã được chính quyền Vientiane ban hành không được tuân thủ do hiện tượng tham nhũng tràn lan, đặc biệt là trong hàng ngũ các nhân viên có trách nhiệm quản lý rừng. Tháng 6/2011, thủ tướng Lào đã ban hành một đạo luật để củng cố các biện pháp chống buôn lậu gỗ.
Theo Cơ quan Điều tra về Môi trường, hàng năm có ít nhất 500 000 mét khối gỗ lậu, trị giá khảng 150 triệu đô la được chuyển qua biên giới giữa Lào với Việt Nam. Khối lượng gỗ này được dùng vào việc sản xuất hàng nội thất và sau đó được đem xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu.
EIA nhấn mạnh : Việt Nam gần như đã thôn tính nhiều vùng đất của Lào để phục vụ cho nền công nghiệp sản xuất đồ gỗ đang phát triển mạnh, cho dù có rất nhiều hãng sản xuất của Việt Nam sử dụng gỗ có ghi rõ nguồn gốc.


BBC : Quân đội VN kinh doanh gỗ lậu từ Lào?
Một tổ chức vận động bảo vệ môi trường quốc tế vừa ra phúc trình cáo buộc quân đội Việt Nam tham gia mạng lưới kinh doanh trị giá nhiều triệu đôla nhằm mua gỗ lậu từ Lào.
Tổ chức Điều tra Môi trường (Environmental Investigation Agency - EIA), trụ sở chính tại Anh quốc, nói lĩnh vực mua bán gỗ lậu đầy rẫy tham nhũng tại cả các cấp chính phủ.
Kết quả là tốc độ phá rừng ngày càng nhanh chóng ở Lào.

Chất gỗ lên xe ở Sekong, Lào (ảnh của EIA)Phúc trình của EIA được đưa ra trong lúc Liên hiệp châu Âu đang xem xét dự luật nhằm siết chặt quy định về nhập khẩu và kinh doanh gỗ và hàng làm từ gỗ.
Đại diện của một trong số các công ty Việt Nam bị cáo buộc là mua và vận chuyển lậu gỗ từ Lào trong khi đó lên tiếng bác bỏ hoàn toàn cáo buộc.
Ông Trần Xuân Hòa từ Tổng công ty Hợp tác Kinh tế (thuộc Quân khu 4 - Bộ Quốc phòng) nói các tố giác của tổ chức môi trường EIA là 'hoàn toàn không đúng sự thật'.
Ông cũng nói công ty của ông "hoạt động theo đúng các thỏa thuận đạt được giữa hai chính phủ, tuân thủ pháp luật và không làm gì trái phép".

Điều tra bí mật

Các điều tra viên của EIA đã hoạt động bí mật tại Lào và Việt Nam từ tháng 10/2010-5/2011 để đưa ra các kết luận đăng trong phúc trình có tên 'Crossroads', vừa ra mắt hôm thứ Năm 28/07.
Những người này đã bám theo con đường vận chuyển gỗ từ các tỉnh Attapeu và Sekong ở miền Nam Lào, tới các nhà máy chế biến gỗ và sản xuất hàng nội thất ở Quy Nhơn, Hà Nội và các nơi khác, cũng như tới tận cảng Đà Nẵng.
Họ nói đã phát hiện ra tuy rằng Lào đã có luật cấm xuất khẩu gỗ chưa chế biến nhưng luật này thường xuyên bị vi phạm. Các quan chức bị nói đã ăn hối lộ để cấp giấy phép cho doanh nghiệp mua bán gỗ.
EIA nói đa số gỗ khai thác tại Lào được vận chuyển trái phép qua biên giới sang Việt Nam để phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ đang phát triển mạnh tại đây.
Năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu 3,4 tỷ đôla tiền đồ gỗ xuất khẩu, chủ yếu tới Mỹ và châu Âu.
Trong số các công ty Việt Nam bị cáo buộc đã mua gỗ tận nguồn và chuyển gỗ trái phép về Việt Nam là Công ty Hợp tác Kinh tế, một doanh nghiệp quân đội.
EIA nói việc kinh doanh gỗ này là trái pháp luật và kẻ thủ lợi đầu tiên là quan chức chính quyền hai bên cũng như các doanh nhân có quan hệ với chính phủ.
Tổ chức này kêu gọi nhà nước Việt Nam và Lào phải có biện pháp để chấm dứt nạn buôn bán gỗ lậu nhằm bảo vệ những cánh rừng hiếm hoi còn sót lại ở Lào.
EIA cũng kêu gọi EU thúc đẩy kiểm soát nguồn gốc hàng từ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.
BBC sẽ có tường thuật chi tiết về cáo buộc của tổ chức môi trường EIA, mời quý vị đón theo dõi.

-Nguồn: BBC : Quân đội VN kinh doanh gỗ lậu từ Lào?

Các bài liên quan

--

VIETNAMESE ARMY NAMED AS TIMBER SMUGGLER
Press Release: 28 Jul 11
VIETNAMESE ARMY NAMED AS TIMBER SMUGGLER
Press Release: 28 Jul 11
VIETNAMESE ARMY NAMED AS TIMBER SMUGGLER
-
Military a key player in illegally transporting raw timber from Laos


BANGKOK: A new report released today (July 28, 2011) exposes the pivotal role played by the Vietnamese military in a multi-million dollar operation which is smuggling threatened timber over the border from the shrinking forests of neighbouring Laos.

Laos has some of the Mekong region’s last intact tropical forests, but the London-based Environmental Investigation Agency (EIA) report Crossroads: The Illicit Timber Trade Between Laos and Vietnam reveals its export ban on raw timber is routinely flouted on a massive scale to feed the ravenous timber processing industries of Vietnam, China and Thailand.

During undercover operations in 2010 and 2011, EIA agents posing as timber buyers tracked a trail of corruption and inadequate enforcement back from the busy furniture factories and ports of Vietnam to its border with Laos and beyond.

The forests of Laos support the livelihoods of millions of rural and indigenous people but are seriously threatened by over-exploitation; such is the volume of illegal timber flowing through Laos’ porous borders that its furniture manufacturing industry is finding it cannot supply orders due to a lack of raw materials,.

Through investment in logging, plantations and hydropower projects, Vietnamese firms have appropriated large swathes of Lao forests, yet the only winners in Laos are corrupt Government officials and well-connected businessmen. Meanwhile, Vietnamese logging companies and furniture factories are booming on the back of the illegal trade, exporting billions of dollars worth of finished wood products to the major markets of the USA and European Union.

And EIA’s investigations revealed that one of the biggest loggers in Laos is a company owned by the Vietnamese military.

Investigators first encountered the Vietnamese Company of Economic Cooperation (COECCO) in October 2010 during a visit to Qui Nhon port, documenting huge piles of logs bearing green paint marks and tagged with yellow labels bearing a Vietnamese name which translated into Company of Economic Cooperation – Ministry of Defence (or COECCO). A port worker said 95 per cent of the logs had come from Laos and most were owned by the Vietnamese military; specifically Military Zone 4.

Similarly marked logs were observed in a huge storage area between the two formal checkpoints at the Bo Y border crossing and EIA was eventually able to confirm that most of them had come from logging operations linked to the construction of a nearby hydropower dam.

To uncover more details of the company’s operations, EIA investigators travelled to COECCO’s headquarters in Vinh City, Vietnam, in May 2011 and learnt COECCO has been in the timber trade and logging business in Laos for more than 20 years, that it sources most of its logs from Lao dam clearance sites and that it is one of a handful of companies permitted to carry out logging in these areas.

A well-connected Lao company is also making a fortune trading logs to Vietnam; the Phonesack Group, the boss of which is connected with the Lao Government, prefers to send logs across the border while its own wood processing struggles to get supplies of raw material.

EIA Head of Forest Campaign Faith Doherty said: “EIA first exposed the illicit log trade between Laos and Vietnam in 2008, and our latest investigations reveal that sadly nothing has changed.

“The governments of Vietnam and Laos urgently need to work together to stem the flow of logs and curb the over-exploitation of Laos’ precious forests before it’s too late, and the Vietnamese military must be excluded from logging operations in Laos.

“With a new Timber Regulation coming into force within European markets in 2013, both Vietnam and Laos have a lot at stake and urgently need to work with the European Union.”


URGENT CALL TO ACTION – FROM EIA

1. THE GOVERNMENT OF LAOS SHOULD:
• Enforce its log export ban
• Publish details of all logging quotas and the selection process
• Clarify rules for converting forest land for plantations

2. THE GOVERNMENT OF VIETNAM SHOULD:
• Respect the policies of the Lao Government by blocking log imports from the country
• Hold bilateral talks with the Government of Laos over illicit wood trade between the two countries
• Work with Vietnamese wood industry associations to exclude Lao logs from its supply chain
• Exclude military businesses from carrying out logging operations in Laos

3. THE EUROPEAN UNION SHOULD:
• Ensure that any VPA discussions with Vietnam and Laos address the issue of log trade between the two countries
• Ensure that VPA talks include the full range of stakeholders
• Promote forest governance lessons from FLEGT into the development of REDD+, specifically in terms of displaced deforestation

4. COMPANIES AND CONSUMERS SHOULD:
• Obtain proof that wood products sourced from Vietnam are not derived from logs imported from Laos


Interviews are available on request: please contact Julian Newman at juliannewman@eia-international.org or telephone +44 (0)7966 171191 / 020 7354 7960, or Faith Doherty at faithdoherty@eia-international.org .

Copies of the full Crossroads report, stills and footage are available on request from EIA Press Officer Paul Newman at paulnewman@eia-international.org or phone 020 7354 7960.


EDITORS’ NOTES

1. The Environmental Investigation Agency (EIA) is a UK-based Non Governmental Organisation and charitable trust (registered charity number 1040615) that investigates and campaigns against a wide range of environmental crimes, including illegal wildlife trade, illegal logging, hazardous waste, and trade in climate and ozone-altering chemicals.

2. Read more about EIA’s 2008 Vietnam investigation and download the resulting report Borderlines: Vietnam’s Booming Furniture Industry and Timber Smuggling in the Mekong Region here http://www.eia-international.org/cgi/reports/reports.cgi?t=template&a=160


Environmental Investigation Agency
62-63 Upper Street
London N1 0NY
UK
www.eia-international.org
Tel: +44 207 354 7960
Fax: +44 207 354 7961


ends




FILE DOWNLOADS


VIETNAMESE ARMY NAMED AS TIMBER SMUGGLER
PDF File [3.53 MB]   DOWNLOAD

Tổng số lượt xem trang