Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Tại sao Trung Quốc phải xuống nước về vấn đề quần đảo Trường Sa

Tại sao Trung Quốc phải xuống nước về vấn đề quần đảo Trường Sa (Philippine Inquirer 3-7-11)  -- Một độc giả của viet-studies dịch giùm bài  Why China has to Climb Down on the Spratlys Issue (Phil Inquirer 3-7-11)
Walden Bello
(Thời báo Hoàn cầu của Chính phủ Trung Quốc gần đây đã liên lạc với tác giả thực hiện một cuộc phỏng vấn bằng thư điện tử về vụ tranh cãi dai dẳng Trường Sa - Biển Tây Philippines  Sau khi tôi gửi bài trả lời, tôi không nhận được hồi báo hay thông tin liên lạc thêm nữa từ tờ,.có thể vì các câu trả lời tôi đã không theo đúng ý thích của tờ báo Theo nguyên tắc không bao giờ để cho một bài phỏng vấn tốt bị bỏ phí,. tôi in lại nó như là một bài viết của tôi ở đây.)

 
Bạn thấy cuộc khủng hoảng ở Biển Nam Trung Quốc hiện nay ra sao? Nó sẽ tiếp tục leo thang?
Vâng, tôi sợ rằng căng thẳng sẽ tăng lên và có thể vuột ra khỏi tầm tay, và  lỗi không nằm ở Philippines và các nước Đông Nam Á khác.
Đối với vấn đề Biển Nam Trung Hoa, Trung Quốc đã được luôn luôn ủng hộ nguyên tắc gác tranh chấp và cùng hợp tác phát triển, theo ý kiến của bạn, đó là một cách thích hợp để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông?
Cùng phát triển mà không có  phân định rõ ràng về biên giới là một công thức cho các cuộc xung đột trong tương lai.
Cách thích hợp để giải quyết vấn đề là thông qua đàm phán đa phương liên quan đến tất cả các bên có đòi hỏi chủ quyền trong khu vực.  UNCLOS (Công ước của LHQ về Luật biển) được xây dựng nguyên tắc các nước có các vùng đặc quyền kinh tế  200 hải lí, và ở những nơi mà các các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)  này chồng lấn nhau và ở những nơi có khu vực tranh chấp thì các cuộc đàm phán đa phương là giải pháp duy nhất khả thi cho trường hợp có nhiều nước đòi hỏi chủ quyền.  Đây là một vị thế rất hợp lí.  Tuy nhiên, Trung Quốc từ chối giải pháp này, và thay vào đó cố giải quyết vấn đề một cách đơn phương bằng cách xâm nhập các EEZ 200-hải lí của các nước khác, hoặc xây dựng một số kiến trúc trong những khu vực này, như trong một số bộ phận của quần đảo Trường Sa trong EEZ của Philippines.  Chẳng hạn, Mischief Reef (Panganiban Reef) nơi mà Trung Quốc chiếm đóng trước sự phản đối của Philippines, cũng là nằm ngay trong EEZ  200 hải lí của Philippines cách xa hơn 1.000 hải lí từ bờ biển Trung Quốc.  Hơn nữa, Trung Quốc đã chính thức đưa ra yêu sách cho toàn bộ biển này tiến sát khu vực tiếp giáp 24 hải lí hoặc các giới hạn lãnh thổ 12-hải lí của các nước khác trong khu vực, hoàn toàn không để ý đến EEZ của những nước khác và thực tế là vùng biển và đảo Trung Quốc đòi hỏi thì cách xa vài trăm hoặc thậm chí một nghìn hải lí hay hơn nữa ngoài biên giới lãnh thổ Trung Quốc.  Đó là cách hành xử của một siêu cường, và ở đây tiếc thay Trung Quốc mô phỏng các ví dụ của thực dân châu Âu và Hoa Kỳ.
Một số người dự đoán rằng một cuộc chiến tranh ở Biển Nam Trung Hoa là không thể tránh khỏi, bạn có đồng ý không?
Không, tôi không nghĩ như vậy, mặc dù có các va chạm về hải quân, chẳng hạn như cuộc chạm trán bi thảm vào năm 1988 giữa Trung Quốc và Việt Nam, mà khoảng 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng, là một khả năng.  Trung Quốc thực sự phải xuống nước từ tư thế hung hăng của nó, nếu không, một chuỗi các sự kiện có thể phát sinh từ đó sẽ đi ra ngoài tầm kiểm soát. Hãy nhớ rằng, chiến tranh thế giới I là một cuộc chiến ngoài ý muốn, một cuộc chiến mà không ai mong muốn, nhưng một khi tiến hành động binh lẫn nhau thì khó có thể đưa mọi thứ vào trong tầm kiểm soát.  Ngoại giao đa phương cho một giải pháp toàn diện về vấn đề biển Tây Philippines là cách tốt nhất để tránh một cuộc xung đột không mong muốn như thế.
Trung Quốc đã phát triển quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với nhiều nước ở Đông Nam Á bao gồm cả Philippines và duy trì quan hệ tốt với các nước này, tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines đến mức độ nào ?
Những quan hệ kinh tế có thể chua đi nếu các nước Đông Nam Á nhận thức rằng Trung Quốc đang bắt đầu hành xử giống như một nước chủ quân sự kiêu ngạo.  Các nước có thể trở nên lo lắng nhiều hơn rằng quân đội Trung Quốc  - hoặc sự đe dọa sử dụng nó - có thể được dùng để bảo vệ hoặc thúc đẩy đầu tư và các lợi ích kinh tế khác của Trung Quốc trong  ãnh thổ của các nước này và bắt đầu áp đặt các hạn chế thương mại và đầu tư trên  các luồng vốn và thương mại đổ vào Trung Quốc . Trung Quốc trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào đất nông nghiệp ở Đông Nam Á để sản xuất lương thực cho dân số mình vào tài nguyên của Đông Nam Á để nuôi ngành công nghiệp của mình, các nước chúng tôi sẽ lo lắng về những dấu hiệu của quyền bá chủ quân sự Trung Quốc.  Người ta nhớ rằng Nhật Bản viện đến vũ lực để giành quyền kiểm soát đất đai và tài nguyên của Đông Nam Á 70 năm trước đây.  Họ cũng nhớ rằng thương nhân Nhật Bản, các nhà đầu tư, và người định cư bắt đầu đi vào các quốc gia khác nhau của khu vực trước khi quân đội Nhật Bản đến. Tất nhiên, Trung Quốc không phải là đế quốc Nhật, nhưng các bạn không thể đổ lỗi cho người dân trong khu vực Đông Nam Á nếu họ trở nên lo lắng bởi những dấu hiệu của quyền bá chủ quân sự phô ra bởi một cường quốc Đông Bắc Á khác.
Bạn thấy vai trò của Mỹ trong tranh chấp Biển Nam Trung Hoa thế nào?   Mỹ sẽ ảnh hưởng đến tranh chấp ra sao?
Tất cả các nướckí kết UNCLOS cam kết bảo vệ tự do hàng hải trong các tuyến đường thủy chính của thế giới, chẳng hạn như biển Tây Philippines. Philippines phải dựa vào ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) như là đồng minh then chốt của mình trong việc giải quyết vấn đề biển Tây Philippines với Trung Quốc.  Tôi không đồng ý với chiến lược Philippines và Việt Nam lôi kéo Mỹ như một phương kế đầu tiên.  Kéo Mỹ vào mang theo nguy cơ chuyển cuộc khủng hoảng thành một cuộc xung đột giữa các siêu cường.  Tuy nhiên, tôi thực sự không thể trách hai chính phủ này thực hiện tiến trình hành động đó.  Tôi trách hành vi hung hăng của Trung Quốc. Cách tốt nhất để tránh sự can thiệp của Mỹ trong tranh chấp lãnh thổ ở biển Tây Philippines đối với Trung Quốc là ngưng cách hành xử hung hăng lại và đi đến bàn ngoại giao.  Một giải pháp ngoại giao tránh sự can thiệp quân sự của Mỹ là vì lợi ích tốt nhất của cả Trung Quốc và Philippines.
Liệu Biển Đông một cơn nhức đầu dài hạn cho các nước có liên quan và cho an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương? Điểm đột phá để giải quyết vấn đề là gì?
Vâng, nó sẽ là một cơn đau đầu lâu dài nếu chúng ta không giải quyết vấn đề thông qua ngoại giao đa phương sớm.  Một  biển Tây Philippines phi quân sự trong đó biên giới biển được thoả thuận theo cùng một cách mà Vịnh Bắc Bộ và biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc đã được giải quyết bởi Việt Nam và Trung Quốc là sự bảo đảm tốt nhất cho hòa bình trong khu vực. Nếu Trung Quốc có thể giải quyết một cách hòa bình các đường biên giới với Việt Nam, tại sao nước này không làm điều tương tự trong các cuộc thảo luận đa phương với các nước giáp với biển Tây Philippines?
 
(Bài dịch giữ nguyên cách gọi biển Đông của người hỏi và người trả lời )

Tổng số lượt xem trang