Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Quyền và lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông có bị ảnh hưởng bởi vụ kiện PCA Phi-Trung Quốc ?

--Quyền và lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông có bị ảnh hưởng bởi vụ kiện PCA Phi-Trung Quốc ?
Nhan Tuan Truong
Bài viết trên BBCcó tựa đề « Vụ kiện Phi-Trung và quyền lợi của Việt Nam » cho rằng vụ xử ở Tòa PCA sẽ đưa VN vào thế « tiến thoái lưỡng nan » và « mâu thuẩn quyền lợi ».

Theo tôi, trước khi kết luận VN như vậy, một số điều cơ bản cần được minh bạch : Thẩm quyền của Tòa PCA là gì ? Nội dung những yêu cầu của Phi là gì ? Nội dung những bảo lưu của VN trước Tòa là gì ?

Tùy theo nội dung các việc này mà « quyền » và « lợi ích » của VN ở Biển Đông, như vùng biển (lãnh hải, hải phận kinh tế độc quyền EEZ), thềm lục địa, (nếu có) của các đảo (mà Việt Nam có yêu sách hoặc đang chiếm đóng), hay các việc khai thác khoáng sản, ngư sản… của phía VN trong khu vực các đảo này có thể bị ảnh hưởng bới vụ xử hay không.

Bài viết trên BBC, tác giả không nói đến những giới hạn về thẩm quyền của Tòa, cũng không nhắc đến những bảo lưu của VN gởi đến Tòa qua Tuyên bố của Bộ Ngoại giao ngày 5-12-2014. Trong khi tình trạng pháp lý của các thực thể địa lý của những chủ thể liên quan (đá Tốc Tan, đá Núi Le, đá Tiên nữ) là nguồn sinh ra các « quyền » cũng không được tác giả nhắc đến.

Lập luận của tác giả vì vậy thiếu sót, do đó kết luận không thuyết phục. 

1/ Về thẩm quyền của Tòa PCA, thông cáo báo chí của Tòa PCA ngày 13-7-2015 ghi rõ :

« Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII có thẩm quyền xem xét một tranh chấp giữa các Quốc gia Thành viên Công ước trong phạm vi tranh chấp đó liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước. »

Ngoài ra Tòa PCA còn nhìn nhận những hạn chế thẩm quyền xét xử của Tòa, đến từ việc bảo lưu của Trung Quốc. Gồm các việc : chủ quyền lãnh thổ và phân định ranh giới biển.

Tức là, thẩm quyền của Tòa chỉ giới hạn trong các việc « giải thích và cách áp dụng công ước » với điều kiện việc này không thuộc về, hay không liên quan đến những « tranh chấp chủ quyền » hay quá trình « phân định ranh giới biển ».

Thẩm quyền của Tòa vì vậy rất hạn hẹp, khó có thể có những phán quyết làm thiệt hại đến quyền và lợi ích của VN ở khu vực.

2/ Bảo lưu của VN trước Tòa sơ lược lại. (Theo nội dung Phán quyết Sơ thẩm của Tòa ngày 29-10-2015, từ đoạn 47 đến đoạn 67).

Ngày 12-4-2014 Bộ Ngoại giao Việt Nam viết công hàm gởi Tòa PCA cho rằng « quyền và lợi ích hợp pháp của VN có thể bị ảnh hưởng » bởi vụ xử, do đó yêu cầu Tòa cho phép VN tham khảo mọi đơn từ và tất cả những hồ sơ, tài liệu đính kèm của các bên liên quan đến vụ án. Ngày 24-4, Phi chấp nhận yêu cầu của VN (trong khi phía TQ thì im lặng). Kể từ đó Tòa cho phép VN tham khảo những hồ sơ liên quan đến vụ án.

Ngày 5-12-2014, Bộ Ngoại giao VN gởi đến Tòa bản Tuyên Bố của Việt Nam. Nội dung gồm một số điều : a) VN chủ trương tôn trọng và áp dụng các thủ tục và qui tắc của công ước. VN nhấn mạnh lập trường cho rằng Tòa có thẩm quyền xét xử. b) bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của VN. c) ghi nhận rằng Phi không có yêu cầu Tòa xét xử những điều không thuộc thẩm quyền của mình (điều 288, liên quan đến chủ quyền và phân định biển). e) kiên quyết phản đối và bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc trên bản đồ 9 đoạn. f) Hỗ trợ thẩm quyền của Tòa để giải thích các điều 60, 80, 194, 206, 293 của Công ước và các công cụ khác liên quan. Việt Nam bảo lưu quyền (đề nghị) được can thiệp nếu thấy thích nghi và phù hợp với các nguyên tắc về luật quốc tế, cũng như các qui định liên quan của Công ước.

Yêu cầu của VN qua bản Tuyên bố được Phi nhìn nhận. Ý kiến của Phi là Tòa có thẩm quyền can thiệp và chấp nhận các tuyên bố của Việt Nam cũng như lấy những quyết định cần thiết về các thông tin mà VN đã yêu cầu.

Như vậy những bảo lưu của VN được Tòa chấp thuận. Điều quan trọng là VN bảo lưu quyền « được can thiệp » khi thấy có liên quan, nếu việc này không trái với luật lệ.

Tức là, giả sử Tòa quyết định một phán quyết có thể làm thiệt hại đến quyền và lợi ích của mình, Việt Nam có thể xin « được can thiệp » để các quyền và lợi ích đó được các bên tôn trọng.

3/ Tác giả nói lên sự lo ngại nếu Tòa tuyên bố cho Phi thắng ở các yêu cầu 4 và 5 :

« Mặc dù Philippines không kiện Việt Nam và không đề cập đến những thực thể này, nếu chúng đúng là bãi lúc nổi lúc chìm và nếu Philippines thắng Trung Quốc ở điểm 4 và 5, hệ quả lô gíc sẽ là không nước nào được đòi chủ quyền trên những thực thể này, chúng sẽ thuộc về EEZ của họ, và khi đó nếu họ muốn thì Việt Nam sẽ phải bàn giao lại cho họ. Việt Nam có sẵn sàng chấp nhận hệ quả này không? »

Các « thực thể này », theo ý của tác giả, gồm các đá Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây và Đá Xu Bi, đá Tiên Nữ, đá Núi Le và đá Tốc Tan.

Nội dung hai điều yêu cầu 4 và 5 là :

« Điểm 4 của hồ sơ Philippines cho rằng Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây và Đá Xu Bi là những bãi lúc nổi lúc chìm, do đó không những không có lãnh hải mà còn không nước nào có thể đòi chủ quyền. Điểm 5 cho rằng Đá Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây là thuộc EEZ và thềm lục địa của Philippines. »

Theo nội dung Phán quyết Sơ thẩm của Tòa ngày 29-10-2015, điểm 4 Tòa tuyên bố có thẩm quyền xét xử, còn điều 5 thì bảo lưu.

Điều 4 gồm hai phần : 1/ Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây và Đá Xu Bi là những bãi lúc nổi lúc chìm 2/ không nước nào có thể đòi chủ quyền.

Phần 1 Tòa hoàn toàn có thẩm quyền phân xử, vì nội dung không quan hệ đến « chủ quyền » và « phân định ranh giới biển ».

Nhưng phần 2, theo tôi Tòa không có thẩm quyền xét xử, hay ít nhứt Tòa chỉ có thể tuyên bố « không có ý kiến », vì nội dung yêu cầu có liên quan đến « chủ quyền ».

Cũng thử giả sử Tòa có thẩm quyền xét xử. Thì cũng sẽ không có luật lệ, án lệ hay tập quán quốc tế nào cho phép Tòa tuyên bố rằng các thực thể lúc nổi lúc chìm, được hay không được quyền chiếm hữu.

Một số án lệ, như vụ Tòa CIJ năm 2008 xử Mã Lai- Singapour về tranh chấp chủ quyền các đảo, hay vụ Tòa CIJ năm 2001 xử Qatar và Bahreïn, ý kiến của Tòa :

 « Luật quốc tế im lặng về vấn đề các thực thể lúc chìm lúc nổi có phải là « lãnh thổ » hay không. Tòa cũng nhìn nhận là không hiện hữu một thể thức hành sử quốc gia có tính đại chúng để trở thành một tập quán quốc tế, theo đó cho phép hay loại trừ việc chiếm hữu những thực thể địa lý lúc chìm lúc nổi ». 

Có thể nào Tòa PCA trong vụ xử Phi-Trung Quốc kỳ này lại ra một phán quyết xác định các bãi lúc chìm lúc nổi là (hay không là) « một lãnh thổ » ?

Thẩm quyền của Tòa đã nói trên, rất hạn hẹp. Theo tôi, Tòa chỉ nhắc lại các phán lệ của các phiên Tòa trước, xem đó là ý kiến của mình.

Điểm 5, Phi yêu cầu Tòa phán rằng Đá Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây là thuộc EEZ và thềm lục địa của Philippines.

Theo nội dung Phán quyết sơ thẩm 29-10-2015, Tòa tuyên bố « bảo lưu » ở yêu cầu số 5.

Thử đặt giả thuyết rằng Tòa có thẩm quyền xét xử.

Thì không hề hiện hữu một điều luật nào, hay một án lệ, một phán lệ nào, Tòa có thể qui chiếu vào đó để phán rằng các thực thể địa lý mang tên Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây và Đá Xu Bi thuộc về vùng Kinh tế Độc quyền (EEZ) của Phi (tức các cấu trúc này thuộc quyền tài phán của Phi).

Tình trạng pháp lý các thực thể địa lý lúc chìm lúc nổi được qui định ở điều 13 bộ Luật Biển 1982. Theo đó, nếu các thực thể này thuộc lãnh hải của quốc gia thì chúng có thể sử dụng để làm điểm cơ bản để tính bề rộng lãnh hải. Luật Biển 1982 không hề nói đến trường hợp khi các thực thể này nằm trong vùng EEZ.

Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây, Đá Xu Bi, đá Tóc Tan, đá Tiên Nũ, đá Núi Le không nằm trong lãnh hải (12 hải lý) của bất kỳ một vùng lãnh thổ nào của Phi.

Luật quốc tế không cấm, mà cũng không cho phép, việc chiếm hữu các thực thể lúc chìm lúc nổi.
Luật không cấm, VN có thể xây dựng trên các Đá Tốc Tan, Đá Núi Le và Đá Tiên Nữ những công trình như đen pha, trạm thời tiết hay trạm quan sát. Cũng không có luật nào cấm VN yêu sách chủ quyền tại các Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây và Đá Xu Bi.

Lo ngại của tác giả, VN phải trả các thực thể như Đá Tốc Tan, Đá Núi Le và Đá Tiên Nữ cho Phi là không có cơ sở.  

4/ Tác giả nêu lo ngại :

« Điểm 9 của hồ sơ Philippines khiếu nại rằng Trung Quốc đã, một cách bất hợp pháp, không ngăn chặn công dân của mình khai thác thủy sản trong EEZ của Philippines. Mặc dù Philippines chỉ kiện Trung Quốc, không kiện Việt Nam, nếu Tòa công nhận rằng một khu vực nào đó là EEZ của Philippines, và việc công dân Trung Quốc khai thác hải sản trong khu vực đó là bất hợp pháp, hệ quả lô gíc của phán quyết đó sẽ là việc Việt Nam đơn phương khai thác hải sản trong khu vực đó cũng sẽ là bất hợp pháp. »

Điểm 9 Tòa tuyên bố bảo lưu, vì lý do có thể có những vùng chồng lấn đến từ hiệu lực của một đảo mà TQ yêu sách chủ quyền.

Tòa chỉ có thể phân xử yêu cầu số 9 của Phi nếu Phi chứng minh được rằng các đảo trong khu vực mà TQ yêu sách không phải là đảo theo nội dung điều 121 của Bộ Luật Biển 1982. Tức là phải chứng minh được điều : các đảo (mà TQ yêu sách) không có đảo nào có thể tạo được một đời sống tự tại.
Mà điều này không dễ.

Trong khi dó VN còn bảo lưu quyền can thiệp nếu thấy lợi ích của mình bị xâm phạm.

Nhưng cũng giả sử rằng Tòa phán các đảo ở TS đều là « đá », không có hiệu lực EEZ.

Trong trường hợp này VN có lý do gì để yêu sách các quyền (khai thác) trong vùng biển kinh tế độc quyền của Phi ?

Không có lý do nào hết cả.


Lo ngại mà tác giả nêu ra rõ ràng là không hợp lý.


-Việt Nam cử đoàn dự phiên tranh tụng vụ kiện biển Đông
Việt Nam đã cử đoàn với tư cách quan sát viên đến dự phiên tranh tụng đang diễn ra của vụ kiện liên quan đến Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình - Ảnh: Dương Ngọc

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 26-11, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước phiên tranh tụng đang diễn ra tại Tòa Trọng tài Thường trực của LHQ trong vụ kiện Philippines - Trung Quốc liên quan đến biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở biển Đông, lập trường nhất quán của Việt Nam là luôn theo đuổi và ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Trên tinh thần đó, Việt Nam đã tiếp tục cử đoàn với tư cách quan sát viên đến dự phiên tranh tụng về nội dung thực chất của vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc diễn ra từ ngày 24 đến 30-11.
Một phiên tranh tụng tại PCA - Ảnh PCA
Được biết, vòng đầu tiên của phiên tranh tụng vụ Philippines kiện Trung Quốc ở biển Đông diễn ra từ ngày 24 đến 30-11 sau khi Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) tháng trước ra phán quyết rằng Tòa có quyền pháp lý để xét xử vụ việc này dù phía Trung Quốc nhiều lần tuyên bố không tham gia vào vụ kiện và thể hiện quan điểm PCA không có đủ thẩm quyền để xét xử.
Chính phủ Philippines cho biết phái đoàn nước này tham gia tranh tụng có “tổng cộng 48 người, bao gồm 6 Đại sứ của nước này tại các nước châu Âu , các luật sư, chuyên gia, các nhân chứng và các nhân viên khác”, do Ngoại trưởng Albert del Rosario dẫn đầu.
Cộng đồng quốc tế cũng đang theo sát diễn biến vụ việc bởi đây là lần đầu tiên diễn ra phiên tranh tụng về tính pháp lý của yêu sách đường 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra nhằm “nuốt trọn” biển Đông. Phán quyết cuối cùng dự kiến sẽ được đưa ra vào năm 2016.
Cũng tại buổi họp báo chiều 26-11, phản ứng trước việc Trung Quốc vừa điều tàu hậu cần mới nhất và lớn nhất để tiếp tế hậu cần cho các khu vực mà nước này chiếm đóng và xây dựng trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn nói: "Chúng tôi luôn quan tâm theo dõi mọi hoạt động của các bên ở biển Đông và cho rằng các hoạt động này phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS 1982 cũng như Tuyên bố Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

-Philippines thắng kiện Trung Quốc vòng 1
Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye tuyên bố họ có thẩm quyền để xử lý vụ kiện liên quan đến các tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines do Manila khởi kiện từ đầu năm 2013.


Đại diện Philippines điều trần trước Tòa Trọng tài Thường trực (PCA)


Tòa Trọng tài Thường trực đã bác bỏ lập luận của Trung Quốc cho rằng tòa PCA không có thẩm quyền xét xử vụ kiện của Philippines vì bản chất của vụ kiện là giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước.

Thắng lợi ban đầu này có nghĩa là tòa PCA có thể tiếp tục thụ lý vụ kiện Biển Đông của Philippines và đưa ra phán quyết cuối cùng vào năm 2016.

Trong một thông cáo báo chí phát đi đêm 29/10, PCA tuyên bố, họ sẽ mở phiên xử tranh chấp trên Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc do cả hai nước đều ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, do đó “đều bị ràng buộc bởi các điều khoản của UNCLOS về giải quyết các tranh chấp”.

Cũng theo PCA, họ có quyền tài phán đối với 7/15 vấn đề Philippines đưa ra, theo đó Manila yêu cầu tòa xác định “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc vin vào để xác định giới hạn yêu sách với “quyền lịch sử”, không có cơ sở nào theo luật quốc tế, cũng không phù hợp với UNCLOS.

Thông cáo của PCA khẳng định “Việc Trung Quốc không tham gia quá trình tố tụng không ảnh hưởng đến quyền xét xử của tòa. Quyết định đơn phương khởi kiện của Philippines không vi phạm thủ tục giải quyết tranh chấp theo UNCLOS”.

Thông cáo của PCA về việc quyết định xử tiếp vụ kiện liên quanh đến tranh chấp trên Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc


Sau khi đã cạn kiệt các biện pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông, Philippines đã phải dùng tới biện pháp hòa bình cuối cùng là khởi kiện lên tòa PCA. Kể từ đó đến nay, không chỉ Manila mà cả cộng đồng quốc tế đều thúc giục, khuyến khích Trung Quốc nên chấp nhận cơ chế trọng tài, dựa trên luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp căng thẳng giữa nước này và các nước láng giềng Đông Nam Á trên Biển Đông.

Tuy nhiên, Bắc Kinh cương quyết bác bỏ toàn bộ quá trình phân xử trọng tài, thậm chí còn “tố” ngược Manila khơi mào một cuộc khủng hoảng không cần thiết bằng việc quốc tế hóa những gì mà Trung Quốc xem là tranh chấp lãnh thổ song phương, cần được giải quyết chủ yếu thông qua các kênh ngoại giao.

Thắng lợi ban đầu của Philippines trong vụ kiện Biển Đông có thể nói là một sự khích lệ rất lớn đối với các nước nhỏ trên hành trình đi tìm công lý trong các bất đồng với các nước ỷ lớn hiếp nhỏ, ỷ mạnh hiếp yếu.

Mỹ - đồng minh của Philippines đã hoan nghênh quyết định của PCA.

"Quyết định của PCA cho thấy sự liên quan giữa luật pháp quốc tế với những bất đồng trên Biển Đông. Nó cũng cho thấy những tuyên bố về chủ quyền không phải là thứ mà chúng ta không thể phản đối. Xét xử những vấn đề như vậy theo luật pháp và thông lệ quốc tế là cách bền vững để kiểm soát, hay thậm chí giải quyết, những bất đồng về lãnh thổ", Reuters trích bình luận của một quan chức giấu tên thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.
Tòa Trọng tài Thường trực tuyên bố có thẩm quyền xử vụ kiện đường lưỡi bò
(GDVN) - Quyết định của tòa đã giáng một đòn mạnh vào Trung Quốc, đồng thời tiếp thêm sức mạnh cho Philippines chống lại hành vi bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông-


Luật sư Paul Reichler đại diện cho Philppines trong một phiên điều trần của PCA về vụ kiện đường lưỡi bò. Ảnh: Peso Peserve.


Reuters ngày 29/10 đưa tin, Trung Quốc đã phải chịu một thất bại (về pháp lý, dư luận) hôm Thứ Năm khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan tuyên bố tòa có thẩm quyền xét xử vụ Philippines khởi kiện yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông (vận dụng, giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của các nước khác).

Tòa án cho biết phiên tòa tiếp theo sẽ được tổ chức để xét xử những nội dung Philippiné khởi kiện. Một số quan chức quốc phòng cấp cao Hoa Kỳ đã hoan nghênh quyết định của tòa án, điều đó chứng minh vai trò của luật pháp quốc tế đối với các tranh châp phức tạp ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kirby cho biết, theo các điều khoản của UNCLOS thì phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực sẽ là ràng buộc pháp lý đối với cả Philippines lẫn Trung Quốc.

Bình luận về quyết định này của PCA, Financial Rivew ngày 30/10 cho rằng, quyết định của tòa đã giáng một đòn mạnh vào Trung Quốc, đồng thời tiếp thêm sức mạnh cho Philippines chống lại hành vi bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Tuyên bố của PCA hôm Thứ Năm cho biết: "Xem xét khiếu nại của Philippines, tòa bác bỏ lập luận của Trung Quốc rằng 'tranh chấp thực sự là về chủ quyền các đảo ở Biển Đông và do đó vượt thẩm quyền của tòa án'". Thay vào đó PCA phán quyết vụ kiện của Philippines là tranh chấp giữa 2 quốc gia liên quan đến giải thích hoặc áp dụng UNCLOS.-





-
Ảnh VTV1Dân luận phát hiện một tấm ảnh khác không có đường lưỡi bò cũng tại phòng họp của TT NTD. Thật đáng ngờ tại sao lại thay vào đó tấm bản đồ lưỡi bò?
Bản đồ đường lưỡi bò được bày... trong phòng họp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Còn đây là một tấm ảnh khác chụp cùng một góc độ vào ngày 22/1/2014, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với nhóm chuyên gia tư vấn Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia.


-Văn phòng thủ tướng sử dụng bản đồ đường lưỡi bò?
Trong chương trình thời sự tối nay, 17/3/2014, kênh VTV1 và sau đó là VTV4 đã đưa tin về cuộc điện đàm giữa thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak. Bản tin cho biết, thủ tướng Malaysia đã ngỏ lời cám ơn và khen ngợi những nỗ lực của Việt Nam trong vụ tìm kiếm máy bay MH 370 vừa rồi.

Ngay sau đó, trên các trang mạng xã hội lan truyền bức ảnh được cho là cắt từ chương trình thời sự của VTV1, trong đó, phía bên phải bức ảnh là tấm bản đồ Việt Nam với đường lưỡi bò Trung Quốc. Bức ảnh ngay lập tức nhận được nhiều bình luận chê trách, phẫn nộ.

Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam sai sót trong vấn đề nhạy cảm liên quan tới Trung Quốc. Trước đó, rất nhiều vụ việc đã được phát hiện, như đón Tập Cận Bình bằng cờ Trung Quốc 6 sao, in cờ Trung Quốc cho học sinh học trong sách giáo khoa lớp 1, in bản đồ thiếu 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hay không giảng dậy về chủ quyền 2 quần đảo trong sách giáo khoa…
2011-07-31
Nếu không chú ý, tất cả mọi sự kiện chỉ là điều nhỏ nhặt và rất bình thường. Vào buổi sáng ngày 25 tháng 7, người dân Việt Nam tìm thấy trên tờ báo Tuổi trẻ một bản tin hết sức bình thường, thậm chí là có vẻ hoàn toàn là "lề phải". Bản tin có tên là "Đường lưỡi bò trong sách Việt Nam".


Photo courtesy of hoangsa.org
Bản đồ "đường lưỡi bò của Trung Quốc" in trong sách “Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa”.

Hậu trường chuyện đường lưỡi bò

Bản tin này nói về chuyện cộng đồng mạng trong nước phát hiện và chuyền tay nhau hình ảnh của quyển sách “Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa” có in bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc, đã tồn tại trên thị trường suốt sáu năm nay. Ngay cả trong cách đưa tin, ban biên tập báo Tuổi Trẻ cũng dè dặt nói rằng "cộng đồng mạng xôn xao", chứ không dám nói lên cảm giác của mình.
Nguyên văn bản tin, ghi rằng "Sách bao gồm các bài khóa, hướng dẫn cách đọc tiếng Trung Quốc, qua đó người học làm quen với một số thông tin về đời sống học sinh, khí hậu các vùng, thói quen du lịch, các quan hệ giao tiếp, lễ kỷ niệm... của Trung Quốc. Nhưng tại trang 274, thuộc chủ điểm 2 của bài 17, phần giới thiệu các thông tin cơ bản của quốc gia Trung Quốc, sách in kèm một hình vẽ bản đồ Trung Quốc với cả đường lưỡi bò (đường chữ U đứt đoạn) thể hiện như một đường biên bao trùm các đảo".
Tại sao một cuốn sách bình thường như vậy, lại có thông tin hết sức chính xác về đường lưỡi bò từ năm 2006, do nhà xuất bản Thanh Niên cấp giấy phép cho một doanh nghiệp in, phát hành sách có tên là Thành Nghĩa.
Trong khi đó, tin tức về đường lưỡi bò, chỉ được Chính quyền CSVN "phát hiện" chính thức từ giữa năm 2010.
Tin từ nội bộ báo Tuổi Trẻ cho biết, ngay chiều hôm đó, ban biên tập của tờ báo này đã bị Ban Tuyên Giáo TP chỉ trích nặng nề, và nói rằng việc tin như vậy, có thể làm cho phía Trung Quốc "tức giận".
luyen-ky-nang-trung-quoc-180.jpg
Bìa sách “Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa”. Photo courtesy of hoangsa.org.
Tin từ một nguồn hành lang khác, nói rằng ông Huỳnh Thanh Hải, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy, đã giận dữ nói rằng hành động của Báo Tuổi Trẻ như vậy, nếu phía Trung Quốc biết được, sẽ làm khó Việt Nam.
Vài tờ báo trong Saigon, hưởng ứng bản tin này bằng bài viết, đưa lại tin...v.v cũng đã bị gọi trực tiếp từ Ban tuyên giáo Thành Ủy, đả kích nặng nề.
Vài ngày sau đó, trong sự chống cự yếu ớt của ngành làm báo bị kiểm duyệt, báo Tuổi Trẻ đưa thêm một bản tin nữa, có tên gọi là “Sách in đường lưỡi bò lưu hành bất hợp pháp”.
Theo bản tin này, báo Tuổi Trẻ như người chết chìm, bám vào cái phao của Cục Xuất bản - Bộ Thông tin và truyền thông. Theo đó, Cục Xuất bản cho biết đã kiểm tra lại giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản số 316/1528 CXB cấp ngày 9-9-2005 thì "thấy rõ đây là số của tên xuất bản phẩm khác".
Ðồng thời Cục Xuất bản tiến hành "tra cứu tư liệu lưu chiểu nhưng không tìm thấy cuốn sách trên". Cục Xuất bản cũng nhận được báo cáo của Nhà xuất bản Thanh Niên rằng "cho đến nay chưa tìm thấy cuốn sách này trên thị trường". Trên cơ sở đó, Cục Xuất bản khẳng định "cuốn sách Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa là xuất bản phẩm lưu hành bất hợp pháp".
Nhìn kỹ vào vấn đề, có thể thấy rõ hành trình "chạy thuốc" của báo Tuổi Trẻ trước sự kiện đưa tin về sách có in đường lưỡi bò. Từ góc độ của một tờ báo có chính kiến, chỉ trích hành động mờ ám bán đứng tổ quốc, ông Phạm Đức Hải, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ đã rúr chân, nép về phía lề phải và dừng ở mức độ tố cáo nạn xuất bản bất hợp pháp.
Nhiều người tin rằng ông Hải cũng đã có một cuộc gọi cầu cứu đến ông tân chủ tịch Trương Tấn Sang, người mà ông Hải đã hết sức phục vụ bằng cách tổ chức loạt bài chống Vinashin và Bauxite để nhằm hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng vào năm ngoái.

Ai đồng lõa, ai im lặng?

ma-chien-huu-250.jpg
Bìa sách "Ma chiến hữu". Photo courtesy of dunglepower.blogspot.com.
Câu hỏi là chính quyền CSVN đã biết những thông tin về đường lưỡi bò từ lúc nào, và tại sao lại lặng im trước một sự kiện đại hệ trọng tới quốc gia như vậy?
Một nhân viên an ninh giấu tên, cho biết là Trung Quốc chính thức đưa vào sách giáo khoa để dạy bậc tiểu học từ cuối năm 2004. Và Hà Nội cũng bắt đầu biết và ý thức sự nguy hiểm của đường lưỡi bò chín đoạn này từ 2005, nhưng đã dặn nhau im lặng vì sợ trái ý Bắc Kinh, tổn hại đến 16 chữ vàng.
Vốn là một nhà xuất bản tư nhân, và không kiểm soát kỹ càng - thậm chí cũng không hiểu đường lưỡi bò là gì vào thời điểm lấy sách dạy tiếng Hoa để in, nhà sách Thành Nghĩa, ở quận 5, Saigon, đã vô tình để lại một dấu tích quan trọng là Trung Quốc đã chính thức công khai phát triển lý luận chủ quyền lưỡi bò từ năm 2004 - 2005, mà không thể nói rằng Hà Nội, với một hệ thống ngoại giao, an ninh, tình báo...v.v như vậy lại có thể nói là không biết gì.
Nhưng đâu chỉ cuốn sách tiếng Hoa đó. Mới nhất, người ta đang chuyền tay nhau thông tin về cuốn sách Tuyển dịch thơ Đường của tác giả Mai Lăng, xuất bản tháng 8/2008, do nhà xuất bản Văn Học, số ISBN 219559, dày 666 trang. Ở trang 651 và 652, lại có lời tố cáo bản đồ in hình lưỡi bò ngang nhiên và công khai.
Tôi thà làm con chó của Đảng, thấy điều lạ là sủa, vẫn còn tốt đẹp hơn bọn phản động.
GĐ TT Nghiên cứu Quốc học Mai Quốc Liên
Nhà xuất bản này, được các blogger nhắc lại là trước đây cũng từng in cuốn sách ca ngợi lính Trung Quốc đánh vào Việt Nam năm 1979, có tên là Ma Chiến Hữu, của một nhà văn quân đội Trung quốc có tên là Mạc Ngôn.
Điều đáng ngạc nhiên là người giới thiệu cho cuốn sách này là một cây bút lừng danh về tuyên truyền của Nhà nước, ông Mai Quốc Liên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc học. Tương truyền rằng trong giới trí thức tuyên truyền của Đảng, ông Mai Quốc Liên từng có câu nói lừng danh là "Tôi thà làm con chó của Đảng, thấy điều lạ là sủa, vẫn còn tốt đẹp hơn bọn phản động". Lần này, quả là những điều "lạ" nhất của tổ quốc, ông Liên lại dường như thấy "quen", nên không lên tiếng.
Nếu nhìn vào các sự kiện, có thể thấy trò công khai chống lại đường lưỡi bò vào năm 2010 của Đảng CSVN, dường như chỉ là đòn phép chính trị của các phe phái nội bộ của Đảng, nhằm thanh trừng lẫn nhau. Và nhân dân chỉ được biết đến số phận của tổ quốc, của bản thân mình khi các quan thầy của Bộ chính trị CSVN muốn sử dụng sự thật như một thứ quuyền lợi của bản thân mình.
Phan Nguyễn Việt Đăng (Saigon 31-07-2011)
-Nguồn: —  (RFA)

- Sách in đường lưỡi bò lưu hành bất hợp pháp (TT). 
TT - Ðó là thông báo của Cục Xuất bản - Bộ Thông tin và truyền thông sau khi báo Tuổi Trẻ ngày 25-7 đưa tin "Ðường lưỡi bò trong sách Việt Nam!" liên quan đến quyển sách Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa.
Theo đó, Cục Xuất bản cho biết đã kiểm tra lại giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản số 316/1528 CXB cấp ngày 9-9-2005 thì "thấy rõ đây là số của tên xuất bản phẩm khác". Ðồng thời Cục Xuất bản tiến hành "tra cứu tư liệu lưu chiểu nhưng không tìm thấy cuốn sách trên". Cục Xuất bản cũng nhận được báo cáo của Nhà xuất bản Thanh Niên rằng "cho đến nay chưa tìm thấy cuốn sách này trên thị trường". Trên cơ sở đó, Cục Xuất bản khẳng định "cuốn sách Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa là xuất bản phẩm lưu hành bất hợp pháp".

LAM ĐIỀN


-Đường lưỡi bò trong sách Việt Nam!-TT - Cộng đồng mạng đang xôn xao về trường hợp quyển sách Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa "có in bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc", đã tồn tại trên thị trường suốt sáu năm nay.
Thông tin này gây bất bình trong nhiều người. Ðây là quyển sách dạy tiếng Hoa, tác giả: Ngọc Huyên, do doanh nghiệp sách Thành Nghĩa liên kết xuất bản với Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành từ quý 4-2005 (giấy CNKHXB 316/1528 CXB cấp ngày 9-9-2005).
Hình ảnh trong sách đang gây phẫn nộ cho cộng đồng mạng - Ảnh: L.Điền
Sách bao gồm các bài khóa, hướng dẫn cách đọc tiếng Trung Quốc, qua đó người học làm quen với một số thông tin về đời sống học sinh, khí hậu các vùng, thói quen du lịch, các quan hệ giao tiếp, lễ kỷ niệm... của Trung Quốc. Nhưng tại trang 274, thuộc chủ điểm 2 của bài 17, phần giới thiệu các thông tin cơ bản của quốc gia Trung Quốc, sách in kèm một hình vẽ bản đồ Trung Quốc với cả đường lưỡi bò (đường chữ U đứt đoạn) thể hiện như một đường biên bao trùm các đảo.
Giới quan sát cho rằng đây là cách làm việc cẩu thả và tắc trách của người soạn sách và lãnh đạo Nhà xuất bản Thanh Niên - nơi cấp phép và chịu trách nhiệm nội dung sách này.
Xét trong bối cảnh quan hệ các bên ở biển Ðông, việc công bố bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc đang bị Việt Nam và các bên liên quan phản đối. Báo Tuổi Trẻ cũng từng dẫn lời thạc sĩ Hoàng Việt khẳng định đường lưỡi bò của Trung Quốc là "vô căn cứ" (Tuổi Trẻ ngày 3-9-2009). Do vậy, việc ấn phẩm của một nhà xuất bản Việt Nam lại thể hiện hình vẽ bản đồ đường lưỡi bò trong nội dung là đi ngược lại chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Và tại khoản 4, điều 10 Luật xuất bản Việt Nam năm 2004 có quy định những nội dung "xuyên tạc sự thật lịch sử" là một trong những hành vi bị cấm trong xuất bản.
LAM ĐIỀN

Tổng số lượt xem trang