Tình hình có vẻ căng:
Biển Đông: Biển Đông là tương lai của xung đột (Phạm Vũ Lửa Hạ 10-9-11) -- Bản dịch hay nhất, đầy đủ nhất, bài The South China Sea Is the Future of Conflict (Foreign Policy Sept/Oct 2011) ◄
Biển Đông là tương lai của xung độtChiến trường đặc trưng của thế kỷ 21 sẽ là trên biển.
Tác giả: Robert D. Kaplan, Tạp chí Foreign Policy, Tháng 9 / 10 năm 2011
Nhìn Châu Âu thấy đất, nhìn Đông Á thấy biển. Từ đó có một khác biệt quan trọng giữa thế kỷ 20 và 21. Những khu vực bị tranh chấp nhiều nhất trên địa cầu trong thế kỷ trước nằm trên đất liền ở châu Âu, đặc biệt là trên vùng bình địa khiến cho những biên giới phía đông và phía tây của Đức trở nên giả tạo và trơ mình gánh chịu bước chân hành quân không thương tiếc của các lực lượng lục quân. Nhưng trong vòng mấy chục năm, trục dân cư và kinh tế của Trái Đất đã chuyển đáng kể sang đầu bên kia của khu vực Âu-Á, nơi mà những khoảng không gian giữa các trung tâm dân số quan trọng chủ yếu là biển.
Do cách địa lý soi rọi và xác lập các thứ tự ưu tiên, những địa hình đặc thù này của Đông Á tiên đoán một thế kỷ hải quân – hải quân ở đây được hiểu theo nghĩa rộng để bao gồm những đội hình chiến đấu cả trên biển lẫn trên không mà nay ngày càng không thể tách rời nhau. Lý do? Đó là Trung Quốc; quốc gia này đang tiến hành một cuộc bành trướng hải quân không thể chối cãi được, đặc biệt là khi mà các biên giới đất liền của nước này hiện nay vững chắc hơn bất cứ lúc nào kể từ thời kỳ đỉnh cao của triều đại nhà Thanh vào cuối thế kỷ 18. Chính bằng sức mạnh trên biển mà về mặt tâm lý Trung Quốc sẽ xóa sạch hai thế kỷ bị ngoại bang xâm lấn lãnh thổ của họ – buộc tất cả các nước xung quanh họ phải phản ứng.
Tham chiến trên bộ và trên biển khác nhau vô cùng, với những ý nghĩa quan trọng cho các đại chiến lược cần có để thắng – hoặc để tránh – cuộc chiến. Những cuộc chiến trên bộ lôi kéo cả thường dân vào cuộc, trên thực tế khiến cho nhân quyền trở thành một thành tố chính của các nghiên cứu về chiến tranh. Những cuộc chiến trên biển xem xung đột như một vấn đề phân tích lý thuyết và kỹ thuật, trên thực tế biến chiến tranh chỉ còn là một phép toán, trái ngược hẳn với những cuộc đấu trí vốn là đặc trưng của những cuộc xung đột trước kia.
Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai là cuộc đấu tranh luân lý chống lại chủ nghĩa phát xít, cái ý thức hệ dẫn tới sát hại hàng chục triệu thường dân. Chiến Tranh Lạnh là cuộc đấu tranh luân lý chống lại chủ nghĩa cộng sản, một ý thức hệ không kém phần áp bức mà qua đó đặt ách thống trị lên những vùng lãnh thổ bao la bị Hồng Quân đánh chiếm. Thời kỳ ngay sau Chiến Tranh Lạnh trở thành cuộc đấu tranh luân lý chống lại nạn diệt chủng ở vùng Balkan và Trung Phi, hai nơi mà chiến tranh trên bộ và các tội ác chống lại nhân loại không thể nào tách rời nhau. Gần đây hơn, cuộc đấu tranh luân lý chống lại Hồi giáo cực đoan đã kéo Mỹ lún sâu vào những địa hình núi non khép kín của Afghanistan, nơi mà việc đối xử nhân đạo với hàng triệu thường dân có ý nghĩa trọng yếu cho thành công của cuộc chiến. Trong tất cả những nỗ lực này, chiến tranh và chính sách đối ngoại đã trở thành những vấn đề không chỉ cho binh lính và giới ngoại giao, mà còn cho cả giới hoạt động nhân đạo và giới trí thức. Thực vậy, hoạt động chống chiến tranh du kích thể hiện cực điểm của cái có thể xem là sự liên kết giữa các quân nhân và các chuyên gia nhân quyền. Đây là kết quả của việc chiến tranh trên bộ phát triển thành chiến tranh toàn diện trong thời hiện đại.
Đông Á, hay chính xác hơn khu vực Tây Thái Bình Dương, hiện đang nhanh chóng trở thành trung tâm mới của thế giới về hoạt động hải quân, báo trước một thế cục khác căn bản. Có thể sẽ có tương đối ít những thế tiến thoái lưỡng nan về luân lý kiểu như những trường hợp chúng ta đã quen trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, với một ngoại lệ nổi bật nhưng khó xảy ra là chiến tranh trên bộ ở Bán đảo Triều Tiên. Khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ đưa các vấn đề quân sự trở lại phạm trù hạn hẹp của các chuyên gia quốc phòng. Sở dĩ như vậy không chỉ vì chúng ta đang bàn tới một phạm trù hải quân, trong đó vắng mặt thường dân. Mà cũng bởi vì bản chất của chính các nước ở Đông Á, mà, giống như Trung Quốc, có thể rất độc tài nhưng trong phần lớn các trường hợp lại không phải là tàn bạo hay quá độc ác.
Cuộc đấu tranh giành thế thượng phong ở khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ không nhất thiết sẽ có đánh nhau; phần lớn những gì xảy ra sẽ diễn ra lặng lẽ và ở phía chân trời giữa biển cả mênh mông, với một nhịp độ chậm lừ đừ như băng trôi phù hợp với tiến trình thích nghi từ từ, đều đặn với sức mạnh kinh tế và quân sự ưu việt mà các nước đã trải qua trong lịch sử. Chiến tranh không phải là tất yếu cho dù cạnh tranh là điều hẳn nhiên. Và nếu Trung Quốc và Mỹ xử lý thành công cuộc chuyển giao sắp đến, Châu Á, và thế giới, sẽ là nơi an ninh và thịnh vượng hơn. Còn gì có thể luân lý hơn thế? Nên nhớ: chính chủ nghĩa hiện thực nhằm phục vụ lợi ích quốc gia – với mục tiêu là tránh chiến tranh – trong quá trình lịch sử đã cứu nhiều mạng người hơn sự can thiệp nhân quyền.
ĐÔNG Á LÀ MỘT KHU VỰC MÊNH MÔNG BAO LA trải dài gần như từ Bắc cực tới Nam cực – từ Quần đảo Kuril xuống phía nam tới New Zealand – và có đặc điểm là một chuỗi không liền lạc các bờ biển tách biệt và những quần đảo dàn trải. Ngay cả khi tính đến chuyện khoa học kỹ thuật đã giảm đáng kể khoảng cách, bản thân biển cả vẫn là một rào cản cho việc xâm lấn, ít nhất là trong chừng mực mà đất liền không phải là rào cản. Khác với đất liền, biển tạo ra những biên giới xác định rõ ràng, khiến nó có tiềm năng giảm xung đột. Rồi còn phải kể đến tốc độ. Ngay cả những tàu chiến nhanh nhất cũng đi tương đối chậm, chẳng hạn 35 hải lý, làm giảm xác suất tính toán sai và giúp cho các nhà ngoại giao có thêm nhiều giờ – thậm chí nhiều ngày – để xem lại các quyết định. Hải quân và không quân không thể chiếm đóng lãnh thổ như cách của lục quân. Chính vì các vùng biển xung quanh Đông Á – trung tâm của hoạt động sản xuất toàn cầu cũng như chi tiêu mua sắm quân sự ngày càng tăng – mà thế kỷ 21 có cơ may lớn hơn thế kỷ 20 để tránh những cuộc đại xung đột quân sự.
Dĩ nhiên Đông Á đã gặp nhiều cuộc đại xung đột quân sự trong thế kỷ 20 mà các vùng biển không ngăn chặn được: Chiến Tranh Nga-Nhật; gần nửa thế kỷ nội chiến ở Trung Quốc diễn ra với sự sụp đổ từ từ của nhà Thanh; nhiều cuộc chinh phạt của đế quốc Nhật mà tiếp theo đó là Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai ở Thái Bình Dương; Chiến Tranh Triều Tiên; các cuộc chiến tranh ở Cam Bốt và Lào; và hai cuộc chiến ở Việt Nam có dính líu đến người Pháp và người Mỹ. Chuyện địa lý của Đông Á chủ yếu là biển chẳng có tác động gì tới những cuộc chiến tranh đó vốn dĩ cốt lõi là những cuộc xung đột nhằm thống nhất quốc gia hay giải phóng dân tộc. Nhưng thời kỳ đó nhìn chung đã lùi vào quá khứ. Các quân đội Đông Á, thay vì tập trung vào đất liền với các binh chủng lục quân kỹ thuật thấp, đang tập trung ra ngoài khơi với hải quân và không quân kỹ thuật cao.
Nhiều người so sánh giữa Trung Quốc hiện nay và Đức trước lúc xảy ra Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất, nhưng so sánh đó sai lầm: Trong khi Đức chủ yếu là một quyền lực trên đất liền do địa lý của Châu Âu, Trung Quốc sẽ chủ yếu là một quyền lực trên biển do địa lý của Đông Á.
Đông Á có thể được chia thành hai khu vực tổng quát: Đông Bắc Á, nổi bật là Bán Đảo Triều Tiên, và Đông Nam Á, nổi bật là Biển Đông. Đông Bắc Á xoay quanh vận mệnh của Bắc Hàn, một nhà nước chuyên chế, cô lập với những viễn cảnh mờ mịt trong một thế giới chịu sự chi phối của chủ nghĩa tư bản và thông tin liên lạc điện tử. Nếu như Bắc Hàn bùng nổ từ bên trong, các lực lượng lục quân Trung Quốc, Mỹ, và Nam Hàn có thể gặp nhau ở phía bắc của bán đảo này với những can thiệp nhân đạo ở quy mô lớn khủng khiếp, ngay cả khi họ tạo ra những vùng ảnh hưởng cho chính mình. Các vấn đề hải quân sẽ là thứ yếu. Nhưng nếu cuối cùng hai nước Triều Tiên thống nhất, thì những vấn đề hải quân sẽ nhanh chóng được đưa lên hàng đầu, với Đại Hàn, Trung Quốc, và Nhật nằm trong thế cân bằng tế nhị, được tách biệt bởi Biển Nhật bản và các biển Hoàng Hải và Bột Hải. Tuy nhiên vì Bắc Hàn vẫn tồn tại, giai đoạn Chiến Tranh Lạnh của lịch sử Đông Bắc Á vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, và sức mạnh trên đất liền rất có thể vẫn chiếm lĩnh thời sự ở đó trước khi sức mạnh trên biển lên ngôi.
Ngược lại, Đông Nam Á đã bước sâu vào giai đoạn hậu Chiến Tranh Lạnh của lịch sử. Việt Nam, chi phối bờ phía tây của Biển Đông, là một cỗ xe khổng lồ băng băng lao tới theo chiều hướng tư bản bất chấp hệ thống chính trị của họ, đang muốn thắt chặt quan hệ quân sự gần gũi hơn với Mỹ. Trung Quốc, được Mao Trạch Đông củng cố thành một nhà nước mang tính triều đại sau nhiều thập niên hỗn loạn và được các chính sách tự do hóa của Đặng Tiểu Bình biến thành nền kinh tế năng động nhất thế giới, đang dùng hải quân của mình để lấn dần ra ngoài tới cái mà nước này gọi là “chuỗi đảo đầu tiên” trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Quốc gia Hồi giáo khổng lồ Indonesia, sau khi đã cam chịu và cuối cùng chấm dứt hàng thập niên ách cai trị quân phiệt, đang sẵn sàng trỗi dậy thành một Ấn Độ thứ hai: một nền dân chủ mạnh mẽ và ổn định với tiềm năng phô trương sức mạnh nhờ nền kinh tế lớn mạnh của mình. Singapore và Malaysia cũng đang tiến nhanh về kinh tế, nhiệt thành theo đuổi mô hình “nhà nước đô thị kiêm nhà nước thương mại” và bằng nhiều sắc thái khác nhau pha trộn giữa dân chủ và chế độ độc tài. Bức tranh tổng hợp thể hiện một cụm gồm những nước tuy vẫn còn trĩu nặng những vấn đề về tính chính đáng cúa thể chế trong nước và xây dựng đất nước nhưng đã sẵn sàng thúc đẩy những quyền lãnh thổ do tự họ cảm nhận vượt ra khỏi bờ biển của chính họ. Lực đẩy tổng hợp ra biển khơi này nằm trong vùng tranh chấp dân số của địa cầu, vì chính Đông Nam Á, với 615 triệu người, là nơi 1,3 tỉ dân của Trung Quốc hội tụ với 1,5 tỉ người của tiểu lục địa Ấn Độ. Nơi gặp nhau về mặt địa lý của những nước này và quân đội của họ là trên biển: Biển Đông.
Biển Đông nối các nước Đông Nam Á với khu vực Tây Thái Bình Dương, có chức năng như nút cổ chai của các tuyến đường biển toàn cầu. Đây là trung tâm của vùng biển khu vực Âu-Á, bị chia cắt bởi các eo biển Malacca, Sunda, Lombok, và Makassar. Hơn phân nửa trọng tải tàu thương mại hàng năm của thế giới đi qua những nút thắt chật hẹp này, và một phần ba của toàn bộ lưu lượng giao thông đường biển qua đây. Lượng dầu hỏa được chuyên chở qua Eo biển Malacca từ Ấn Độ Dương, trên đường tới Đông Á qua Biển Đông, là gấp sáu lần lượng dầu đi qua Kênh Suez và gấp 17 lần lượng dầu chở qua Kênh Panama. Khoảng hai phần ba nguồn cung cấp năng lượng của Nam Hàn, gần 60 phần trăm nguồn cung cấp năng lượng của Nhật và Đài Loan, và khoảng 80 phần trăm lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Biển Đông. Ngoài ra, Biển Đông đã chứng tỏ có trữ lượng dầu 7 tỉ thùng và ước tính 900 ngàn tỉ bộ khối khí đốt tự nhiên, một kho báu khổng lồ.
Không chỉ vị trí và trữ lượng năng lượng hứa hẹn khiến cho Biển Đông có tầm quan trọng địa chiến lược lớn lao, mà còn do những cuộc tranh chấp lãnh thổ tàn khốc từ lâu đã diễn ra xung quanh các vùng biển này. Nhiều cuộc tranh chấp liên quan đến Quần đảo Trường Sa, một quần đảo ở phía đông nam của Biển Đông. Việt Nam, Đài Loan, và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc phần lớn Biển Đông, cũng như toàn bộ Quần đảo Trường Sa và Quần đảo Hoàng Sa. Đặc biệt, Bắc Kinh khẳng định một đường lịch sử: Họ tuyên bố chủ quyền tới tận trung tâm của Biển Đông trong một đường vòng khổng lồ (thường được gọi là “đường lưỡi bò”) từ Đảo Hải Nam của Trung Quốc ở đầu cực bắc của Biển Đông kéo dài suốt 1.200 dặm xuống phía nam đến gần Singapore và Malaysia.
Kết quả là tất cả chín nước tiếp giáp với Biển Đông ít nhiều đều dàn trận chống lại Trung Quốc và do đó dựa vào Mỹ để được ủng hộ về ngoại giao và quân sự. Những tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn này có thể sẽ càng gay gắt hơn vì các nhu cầu năng lượng tăng dần của Châu Á – mức tiêu thụ năng lượng dự kiến đến năm 2030 sẽ tăng gấp đôi, trong đó Trung Quốc chiếm phân nửa mức gia tăng đó – khiến cho Biển Đông thành nhân tố càng trọng yếu hơn để bảo đảm cho sức mạnh kinh tế của khu vực. Hiện Biển Đông đã ngày càng trở thành một trại vũ trang khi mà các nước giành chủ quyền tăng cường và hiện đại hóa hải quân của họ, ngay cả khi việc tranh giành các đảo và bãi đá ngầm trong những thập niên gần đây hầu như đã chấm dứt. Tính đến nay Trung Quốc đã chiếm giữ 12 vị trí địa lý, Đài Loan một, Việt Nam 25, Philippines tám, và Malaysia năm.
Chính địa lý của Trung Quốc định vị nước này theo hướng Biển Đông. Trung Quốc nhìn về hướng nam tới một vùng biển được định hình, theo chiều kim đồng hồ, bởi Đài Loan, Philippines, đảo Borneo được phân tách giữa Malaysia và Indonesia (cũng như quốc gia bé tí Brunei), và bờ biển dài ngoằn ngèo của Việt Nam: tất cả đều là nước yếu, so với Trung Quốc. Giống như Biển Caribbe, bị chia cắt bởi nhiều đảo quốc nhỏ và bao quanh bởi Mỹ có kích thước bằng cả lục địa, Biển Đông là một đấu trường hẳn nhiên để phô trương sức mạnh của Trung Quốc.
Thực vậy, vị trí của Trung Quốc ở đây về nhiều mặc giống như vị trí của Mỹ đối với khu vực Caribbe có kích thước tương tự trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Mỹ đã nhận ra sự hiện diện và các tuyên bố chủ quyền của các cường quốc Châu Âu trong vùng Caribbe, thế nhưng vẫn tìm cách thống lĩnh khu vực này. Chính Chiến Tranh Tây Ban Nha – Mỹ 1898 và việc đào Kênh Panama từ năm 1904 đến 1914 đã đánh dấu việc Mỹ trở thành một cường quốc thế giới. Hơn nữa, việc thống lĩnh khu vực đại Lưu vực Caribbe thực sự đã trao cho Mỹ quyền kiểm soát Tây Bán cầu, cho phép họ có ảnh hưởng đến cán cân quyền lực ở Đông Bán cầu. Và ngày nay Trung Quốc thấy mình ở trong một tình thế tương tự ở Biển Đông, một tiền sảnh dẫn vào Ấn Độ Dương, nơi mà Trung Quốc cũng muốn có sự hiện diện hải quân để bảo vệ các nguồn cung năng lượng Trung Đông của mình.
Tuy nhiên có một điều sâu xa hơn và cảm tính hơn địa lý thúc đẩy Trung Quốc tiến tới vào Biển Đông và vươn ra Thái Bình Dương: đó là việc chính Trung Quốc bị các cường quốc phương Tây chia cắt một phần trong quá khứ tương đối gần đây, sau khi đã là một cường quốc vĩ đại và một nền văn minh thế giới trong mấy ngàn năm.
Trong thế kỷ 19, khi nhà Thanh trở thành con bệnh của Đông Á, Trung Quốc mất phần lớn lãnh thổ của mình về tay Anh, Pháp, Nhật, và Nga. Trong thế kỷ 20 xảy ra những vụ tiếp quản đẫm máu của Nhật đối với Bán đảo Sơn Đông và Mãn Châu. Đâu chỉ có những sự kiện này; Trung Quốc còn chịu bao nhục nhã ê chề do các thỏa thuận đặc quyền ngoại giao trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, qua đó các nước phương Tây giành giật quyền kiểm soát một số phần của các thành phố Trung Quốc – những cái gọi là “cảng hiệp ước”. Đến năm 1938, như sử gia Jonathan D. Spence thuộc Đại học Yale thuật lại trong cuốn The Search for Modern China (Đi tìm Trung Quốc hiện đại), do những cuộc cướp bóc này cũng như Nội Chiến Trung Hoa, thậm chí có một nỗi sợ ngấm ngầm rằng “Trung Quốc sắp bị chia cắt, rằng nó sẽ không còn tồn tại như một quốc gia, và rằng bốn ngàn năm lịch sử được ghi nhận của nó sẽ đột ngột chấm dứt.” Nỗi khát khao bành trướng của Trung Quốc là lời tuyên ngôn cho biết rằng họ không bao giờ có ý định để cho người nước ngoài lợi dụng họ lần nữa.
CŨNG NHƯ ĐẤT CỦA NƯỚC ĐỨC tạo thành tiền tuyến quân sự của Chiến Tranh Lạnh, vùng nước của Biển Đông có thể tạo thành tiền tuyến quân sự của những thập niên sắp tới. Khi hải quân của Trung Quốc trở nên mạnh hơn và khi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông mâu thuẫn với tuyên bố chủ quyền của những nước ven biển khác, những nước khác này sẽ buộc phải tăng cường năng lực hải quân của họ. Họ cũng sẽ giữ thế cân bằng với Trung Quốc bằng cách ngày càng dựa vào Hải quân Mỹ với sức mạnh có lẽ đã đạt tới đỉnh cao xét về tương đối, ngay cả khi Mỹ phải chuyển hướng khá nhiều nguồn lực sang Trung Đông. Tính đa cực toàn cầu đã là một đặc điểm của ngoại giao và kinh tế học, nhưng Biển Đông có thể cho ta thấy tính đa cực thực sự nghĩa là gì về mặt quân sự.
Không có gì viễn vông về trận tuyến mới này, dù cho nó không có những cuộc đấu tranh luân lý. Trong các cuộc xung đột hải quân, trừ phi có nã pháo lên bờ, không có nạn nhân, cũng không có kẻ thù triết lý để đối đầu. Có thể sẽ không xảy ra chuyện gì cỡ như thanh trừng sắc tộc trong vũ đài xung đột trung tâm này. Tuy vẫn còn những người đối lập chịu đau khổ, Trung Quốc chưa tới mức để được xem là mục tiêu bị phẫn nộ về luân lý. Chế độ Trung Quốc thể hiện chủ nghĩa độc tài chuyên chế chỉ ở mức độ thấp, với một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và chẳng có là bao ý thức hệ cai trị để bàn tới. Hơn nữa, Trung Quốc có thể trở thành một xã hội mở, chứ không khép kín trong tương lai. Thay vì chủ nghĩa phát xít hay chủ nghĩa quân phiệt, Trung Quốc, cùng với những nước khác ở Đông Á, ngày càng được đặc trưng bởi tính bền bỉ của chủ nghĩa dân tộc kiểu cũ: đương nhiên là một quan niệm, nhưng không phải là một quan niệm còn hấp dẫn đối với giới trí thức kể giữa thế kỷ 19. Và ngay cả khi Trung Quốc trở nên dân chủ hơn, chủ nghĩa dân tộc của họ có thể chỉ càng tăng mạnh hơn, như có thể thấy rõ nếu chỉ cần điểm sơ qua các quan điểm của những công dân mạng tương đối được tự do của họ.
Ta thường nghĩ tới chủ nghĩa dân tộc như một cảm nghĩ phản động, một di tích của thế kỷ 19. Nhưng chính chủ nghĩa dân tộc truyền thống là động lực chính thúc đẩy chính trị ở Châu Á, sẽ còn tiếp tục như thế. Chủ nghĩa dân tộc đó đang không ngại ngùng dẫn tới sự tăng cường quân sự trong khu vực – đặc biệt là hải quân và không quân – để bảo vệ chủ quyền và tuyên bố chủ quyền đối với những tài nguyên thiên nhiên bị tranh chấp. Hoàn toàn không có sức hấp dẫn triết lý ở đây. Chỉ là lô gíc lạnh lùng của cán cân quyền lực. Nếu như chủ nghĩa hiện thực không ủy mị, được liên kết với chủ nghĩa dân tộc, có một ngôi nhà địa lý, đó chính là Biển Đông.
Vì thế, bất cứ vở kịch luân lý nào thực sự diễn ra ở Đông Á cũng sẽ dưới dạng chính trị quyền lực khắt khe theo kiểu khiến nhiều tri thức và nhà báo bàng quan. Như Thucydides thuật lại rất đáng nhớ chuyện người Athens cổ đại chinh phục đảo Melos, “Kẻ mạnh làm chuyện họ có thể làm, và kẻ yếu chịu đựng những gì họ phải chịu đựng.” Trong phiên bản của thế kỷ 21, với Trung Quốc trong vai trò của Athens như một quyền lực trên biển ưu việt trong khu vực, kẻ yếu vẫn sẽ quy phục – nhưng chỉ vậy thôi. Đây sẽ là chiến lược không công bố của Trung Quốc, và những nước nhỏ ở Đông Nam Á rất có thể đi cùng với Mỹ để tránh số phận như người Melos. Nhưng sẽ không có cảnh tan xương nát thịt.
Biển Đông báo trước một hình thức xung đột khác với những cuộc xung đột mà chúng ta xưa nay đã quen. Kể từ đầu thế kỷ 20, chúng ta đã đau lòng trước một mặt là những cuộc chiến trên bộ to lớn theo quy ước, và một mặt khác là những cuộc chiến bẩn thỉu, nhỏ không theo quy ước. Bởi vì cả hai loại chiến tranh đều gây ra thương vong lớn cho thường dân, chiến tranh xưa nay là đề tài cho giới hoạt động nhân đạo cũng như giới tướng lĩnh. Nhưng trong tương lai chúng ta có thể chứng kiến một hình thức xung đột tinh khiết hơn, chỉ giới hạn trong lĩnh vực hải quân. Đây là một kịch bản tích cực. Không thể loại trừ hoàn toàn xung đột ra khỏi thế gian. Trong tác phẩm Discourses on Livy (Bàn về Livy) của Machiavelli, có một chủ đề cho rằng xung đột, nếu được kiểm soát đúng mức, có khả năng dẫn tới tiến bộ cho nhân loại hơn là tình trạng ổn định cứng nhắc. Một vùng biển đông đúc tàu chiến không mâu thuẫn với một kỷ nguyên đầy hứa hẹn cho Châu Á. Tình trạng bất an sinh ra tính năng động.
Nhưng liệu xung đột ở Biển Đông có thể được kiểm soát đúng mức hay không? Lập luận của tôi cho tới đây giả định trước rằng sẽ không bùng nổ chiến tranh lớn trong khu vực này, mà thay vì thế, các nước sẽ hài lòng với việc giành giật ưu thế bằng các tàu chiến ngoài khơi xa, trong khi tranh nhau tuyên bố chủ quyền đối với các tài nguyên thiên nhiên và có lẽ thậm chí thỏa thuận một cách phân phối công bằng các tài nguyên này. Nhưng nếu Trung Quốc, bất chấp mọi xu hướng rõ rệt, xâm lược Đài Loan thì sao? Chuyện gì xảy ra nếu Trung Quốc và Việt Nam với lịch sử kình địch khốc liệt từ lâu nay lại đánh nhau như hồi năm 1979, nhưng lần này với vũ khí hiệu nghiệm hơn? Vì không chỉ Trung Quốc mà cả các nước Đông Nam Á cũng mạnh tay xây dựng quân đội của mình. Ngân sách quốc phòng của họ đã tăng khoảng một phần ba trong thập niên vừa qua, trong khi ngân sách quốc phòng của Châu Âu đã giảm. Lượng nhập khẩu vũ khí vào Indonesia, Singapore, và Malaysia đã tăng lần lượt 84%, 146%, và 722% kể từ năm 2000. Khoản chi tiêu này dành cho các hệ thống hải quân và không quân: tàu chiến trên mặt biển, tàu ngầm với các dàn tên lửa tối tân, và máy bay chiến đấu tầm xa. Gần đây Việt Nam chi 2 tỉ đô-la mua sáu chiếc tàu ngầm hạng Kilo thượng hạng của Nga và 1 tỉ đô-la mua máy bay chiến đấu của Nga. Malaysia vừa mới mở một căn cứ tàu ngầm trên đảo Borneo. Trong khi Mỹ đang bị phân tâm bởi những cuộc chiến tranh trên bộ ở khu vực đại Trung Đông, quyền lực quân sự đã và đang lặng lẽ chuyển từ Châu Âu sang Châu Á.
Mỹ hiện tại bảo đảm hiện trạng rối rắm ở Biển Đông, giữ cho sự xâm lấn của Trung Quốc bị hạn chế chủ yếu trên bản đồ của họ và đóng vai trò kìm hãm đối với giới ngoại giao và hải quân của Trung Quốc (mặc dù như vậy không phải để nói rằng Mỹ là trong sáng trong hành động của mình và Trung Quốc đương nhiên là kẻ ác). Mỹ mang đến cho các nước thuộc khu vực Biển Đông sức mạnh thô, chứ không hẳn là giá trị dân chủ. Chính cán cân quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc rốt cuộc sẽ giúp cho Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Singapore, và Malaysia được tự do, có thể buộc hai đại cường quốc kình giữ nhau. Và trong không gian tự do đó, chủ nghĩa khu vực có thể nổi lên để tự thân nó là một quyền lực, dưới dạng Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên tự do đó không thể được xem là đương nhiên. Bởi thế cân bằng tiếp tục căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc – bao trùm một loạt vấn đề từ thương mại tới cải cách tiền tệ, từ an ninh mạng tới do thám tình báo – có nguy cơ rốt cuộc sẽ chuyển hướng có lợi cho Trung Quốc ở Đông Á, chủ yếu là do vị trí địa lý trọng tâm của Trung Quốc đối với khu vực này.
BẢN TÓM TẮT TOÀN DIỆN NHẤT về bức tranh địa chính trị Châu Á mới không xuất phát từ Washington hay Bắc Kinh, mà từ Canberra. Trong một bài viết dài 74 trang xuất bản năm ngoái có tựa đề “Power Shift: Australia’s Future Between Washington and Beijing” (Chuyển đổi Quyền lực: Tương lai của Úc giữa Washington và Bắc Kinh), Hugh White, giáo sư nghiên cứu chiến lược ở Đại học Quốc gia Úc, đã mô tả đất nước của ông là quyền lực “hiện trạng” thuần túy – vốn thiết tha muốn tình hình ở Châu Á giữ y nguyên như hiện nay, với Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng để Úc có thể giao thương ngày càng nhiều hơn, trong khi Mỹ vẫn là “quyền lực mạnh nhất ở Châu Á”, để là “người bảo vệ cuối cùng” của Úc. Nhưng như giáo sư White viết, vấn đề là ở chỗ cả hai điều này không thể tiếp tục như vậy. Châu Á không thể tiếp tục thay đổi về kinh tế mà không thay đổi về chính trị và chiến lược; con khủng long kinh tế Trung Quốc đương nhiên sẽ không hài lòng với thế thượng phong quân sự của Mỹ ở Châu Á.
Trung Quốc muốn gì? GS White cho rằng người Trung Quốc có thể muốn ở Châu Á có một đế chế kiểu mới giống như kiểu mà Mỹ đã gầy dựng ở Tây Bán cầu sau khi Washington đã nắm chắc vị thế thống lĩnh đối với Lưu vực Caribbe (vì Bắc Kinh hy vọng họ sẽ có được vị thế đó đối với Biển Đông). Theo lời của GS White, đế chế kiểu mới này đã có nghĩa là các nước láng giềng của Mỹ “ít nhiều cũng được tự do cai quản đất nước của họ”, ngay cả khi Washington nhất quyết đòi hỏi rằng những quan điểm của Mỹ phải “được cân nhắc thấu đáo” và được ưu tiên hơn quan điểm của các quyền lực bên ngoài. Trở ngại của mô hình này chính là Nhật, mà có lẽ sẽ không chấp nhận bá quyền Trung Quốc, cho dù có mềm đến đâu chăng nữa. Như vậy là chỉ còn lại mô hình Hòa hợp Châu Âu, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Mỹ, và có lẽ một hoặc vài nước khác sẽ ngồi chung bàn quyền lực Châu Á với vai trò bình đẳng. Nhưng liệu Mỹ có chấp nhận một vai trò khiêm tốn như vậy, vì xưa nay họ đã gắn sự thịnh vượng và ổn định của Châu Á với thế thượng phong của họ? GS White cho rằng trong bối cảnh quyền lực Trung Quốc đang tăng lên, sự thống lĩnh của Mỹ có thể từ nay dẫn tới bất ổn cho Châu Á.
Sự thống lĩnh của Mỹ dựa trên quan niệm cho rằng bởi vì Trung Quốc độc tài chuyên chế trong nước, họ sẽ hành động “không chấp nhận được ở nước ngoài”. Nhưng có thể không phải như vậy, GS White lập luận. Theo cách Trung Quốc tự nhìn nhận về mình, họ là một cường quốc ôn hòa, không bá quyền, không can thiệp vào những triết lý quốc nội của những nước khác như cách của Mỹ với kiểu luân lý bao biện. Vì Trung Quốc tự xem mình là Vương quốc Trung tâm, nền tảng cho sự thống lĩnh của Trung Quốc là vị thế trọng tâm vốn có của họ đối với lịch sử thế giới, chứ không phải bất kỳ kiểu chế độ nào mà họ muốn xuất khẩu.
Nói cách khác, Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, có thể là vấn đề trong tương lai. Chúng ta có thể thực tình quan tâm quá nhiều về bản chất nội tại của chế độ Trung Quốc và mong muốn hạn chế sức mạnh của Trung Quốc ở nước ngoài bởi vì chúng ta không thích những chính sách quốc nội của họ. Thay vì thế, mục tiêu của Mỹ ở Châu Á nên là giữ thế cân bằng, chứ không phải thống lĩnh. Cũng chính vì quyền lực cứng vẫn là thiết yếu cho quan hệ quốc tế mà chúng ta phải chừa chỗ cho một Trung Quốc đang vươn lên. Mỹ không cần phải tăng sức mạnh hải quân của mình ở Tây Thái Bình Dương, nhưng Mỹ không thể giảm đáng kể sức mạnh đó.
Việc giảm bớt một đội tiêm kích từ hàng không mẫu hạm Mỹ ở Tây Thái Bình Dương do cắt giảm ngân sách hay tái triển khai sang Trung Đông có thể gây nên những thảo luận căng thẳng trong khu vực về sự suy tàn của Mỹ, và từ đó dẫn tới nhu cầu cần phải làm lành và thỏa thuận bên lề với Bắc Kinh. Tình thế tối ưu là sự hiện diện không quân và hải quân của Mỹ ít nhiều vẫn ở mức hiện nay, ngay cả khi Mỹ nỗ lực hết mức trong khả năng của mình để gượng gạo giữ những quan hệ thân tình và dễ tiên đoán với Trung Quốc. Bằng cách đó Mỹ có thể dần dần điều chỉnh thích ứng với hải quân có khả năng tác chiến ngoài khơi xa (blue-water navy) của Trung Quốc. Trong quan hệ quốc tế, đằng sau những câu hỏi về luân lý đạo đức luôn có những câu hỏi về sức mạnh. Việc can thiệp nhân đạo ở vùng Balkan đã khả thi chỉ vì chế độ Serbia yếu, chứ không phải như chế độ Nga có những hành động tàn bạo ở quy mô tương tự ở Chechnya trong khi phương Tây chẳng làm gì cả. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương trong những thập niên sắp đến, luân lý có thể nghĩa là từ bỏ một số trong những lý tưởng chúng ta hằng ấp ủ để đổi lấy ổn định. Còn cách nào khác nữa để chúng ta chừa chỗ cho một Trung Quốc bán độc tài chuyên chế khi quân đội của họ mở rộng? Bản thân cán cân quyền lực, thậm chí hơn cả những giá trị dân chủ của phương Tây, thường là cách bảo vệ tự do tốt nhất. Đó cũng sẽ là một bài học của Biển Đông trong thế kỷ 21 – một bài học mà những người lý tưởng không muốn nghe.
Robert D. Kaplan là nghiên cứu viên cao cấp ở Center for a New American Security, thông tín viên quốc gia cho tờ Atlantic, và là ủy viên Hội đồng Chính sách Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Mỹ. Ông là tác giả của cuốn sách Monsoon: The Indian Ocean and the Future of American Power (Gió mùa: Ấn Độ Dương và Tương lai của Quyền lực Mỹ).
Dịch: PVLH, Blog lên đông xuống đoài, http://phamvuluaha.wordpress.com
Bản tiếng Anh: The South China Sea Is the Future of Conflict
-Biển Đông - Tranh Chấp: The South China Sea Is the Future of Conflict (Foreign Policy Sept/Oct 2011) -- Bài rất quan trọng, vừa mới ra trên tạp chí hàng đầu của Mỹ. Biển Nam Trung Hoa là tương lai của xung đột (1)!◄◄BBC dịch: Khả năng xung đột ở Biển ĐôngThe 21st century's defining battleground is going to be on water.
- Tàu ngầm Việt Nam - một nguy cơ mới cho quân xâm lược (viet-studies 16-8-11) -- Một bài độc đáo nữa của Lê Ngọc Thống! ("Đối phương phát hiện ra (tàu ngầm) Kilo của Việt Nam chỉ khi đã phải ôm phao cứu sinh" Hết sẩy!) ◄◄
Việt Nam mua của Nga sáu tàu ngầm hạng Kilo-'Tàu ngầm VN đe dọa Trung Quốc' --Việt Nam mở cửa căn cứ tàu ngầm bbc -Đi thăm chiến sĩ tàu ngầm VN-đoàn M96 hải quân - đơn vị tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam-
Tin liên quan: - Căn cứ tàu ngầm Việt Nam vô hiệu hóa căn cứ Hải Nam
Bước hòa hoãn của VN chăng??
- Đồng chí Vương Gia Thụy tiếp đồng chí Hồ Đức Việt (CRI). -Mạng Trung Quốc:' Việt Nam lo lắng trước tàu sân bay?'
- Tàu ngầm Việt Nam - một nguy cơ mới cho quân xâm lược (viet-studies 16-8-11) -- Một bài độc đáo nữa của Lê Ngọc Thống! ("Đối phương phát hiện ra (tàu ngầm) Kilo của Việt Nam chỉ khi đã phải ôm phao cứu sinh" Hết sẩy!) ◄◄
Lịch sử các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta luôn luôn chịu một bất lợi, đó là địch lúc nào cũng chiếm ưu thế về số lượng. Tổ tiên, ông cha có lẽ vì thế nên phải sáng tạo ra một lối đánh thích hợp: Lấy ít địch nhiều. Trải qua ngàn đời, đời cha truyền lại cho đời con lối đánh đó được nâng lên thành nghệ thuật. Đặc biệt trong hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ, Việt Nam không những bất lợi về số lượng mà còn bất lợi rất lớn về chất lượng vũ khí trang bị. Chính qua hai cuộc chiến tranh này, nghệ thuật lấy ít địch nhiều được nâng lên tầm cao mới: Nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong bảo vệ Tổ quốc.
Một điều thú vị là nếu như từ quy luật chiến tranh ông cha ta đã nắm bắt để tạo nên nghệ thuật chiến tranh phù hợp thì nghệ thuật chiến tranh mà ông cha ta sáng tạo ra đó có lẽ cũng bắt đầu từ quy luật thiên nhiên: Bão tố. Khi bão từ biển Đông tràn vào bờ thì rất khủng khiếp, nhưng sức khủng khiếp sẽ giảm hẳn và tan khi vào sâu trong đất liền. Chống giặc ngoại xâm cũng thế, không dưới 8 lần giặc phương Bắc tràn xuống. Ông cha ta chưa một lần chặn đứng được chúng từ biên giới (biết thế nên ông cha ta chỉ đánh ghìm chân chiến thuật chúng thôi), và khi chúng vào sâu trong lãnh thổ thì… như thế nào chúng ta đã biết.
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân trong bảo vệ Tổ quốc là nghệ thuật siêu đẳng, không một kẻ xâm lược nào có thể hóa giải. (Tất nhiên nó phải lấy dân làm gốc, còn dân không theo thì vô nghĩa). Tính đặc biệt của Nghệ thuật chiến tranh nhân dân Bảo vệ Tổ quốc thì nhiều, ở đây ta chỉ quan tâm một vấn đề thôi, đó là: Tạo nên những lối đánh độc đáo và do đó có cách sử dụng vũ khí sáng tạo.
Tàu ngầm Việt Nam – Coi chừng không giống ai!
Trung Quốc có 12 chiếc Kilo, Ấn Độ, Indonesia.... đều có, Việt Nam cứ tạm coi có 6 chiếc. Tính năng kỹ chiến thuật của Kilo giống nhau, nhưng khi sử dụng thì do tính chất cuộc chiến của hai bên tham chiến khác nhau nên họ sẽ khai thác, sử dụng và phát huy tính năng kỹ chiến thuật của tàu ngầm Kilo khác nhau. Nếu anh đi xâm lược thì tàu ngầm Kilo thực hiện chức năng chủ yếu là tìm, vận động tiếp cận mục tiêu (mà không để đối phương phát hiện) để tiêu diệt. Vì thế bài toán về “tìm” như thế nào; “vận động tiếp cận” mục tiêu ra sao để đối phương không phát hiện bắt buộc phải đặt ra. (Có lẽ vì thế nên Kilo trở nên nguy hiểm vì tiếng ồn mà nó gây ra khi “săn” là nhỏ nhất so với các loại tàu ngầm khác.)
Tàu ngầm chỉ thực sự nguy hiểm khi nó giữ được yếu tố bí mật, còn khi mà đi đâu đối phương biết đấy thì đó là mục tiêu dễ tiêu diệt nhất. Bản thân tàu ngầm là bí mật, nếu sử dụng tàu ngầm trong hình thái tác chiến bí mật như phục kích, phòng ngự thì nó sẽ trở thành một phương tiện, vũ khí rất cực kỳ nguy hiểm.
Tất cả từ chiến lược cho đến vũ khí trang bị của Việt Nam đều phục vụ cho mục đích phòng thủ đất nước nên khi lãnh hải bị xâm phạm thì phạm vi và không gian xảy ra tác chiến thường trong vùng biển của ta. Vì thế tàu ngầm Kilo của Việt Nam chủ yếu nằm đợi giặc đến. Di chuyển ngầm dưới nước hay nổi, di chuyển độc lập hay bên cạnh tầu nổi… trong vùng biển của ta thì ta tùy chọn. Nằm đợi giặc ở đâu, phục kích vị trí nào, dưới, sau dãy đá ngầm san hô hay cạnh một hòn đảo nào đó vv…vv mấy ông ở Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam thừa sức biết. Và với những cách sử dụng đó, đối phương phát hiện ra Kilo của Việt Nam chỉ khi đã phải ôm phao cứu sinh.
Ưu điểm vượt trội của Kilo là ít tiếng ồn nhưng trong tay Việt Nam thì tiếng ồn của Kilo sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất hơn nữa có khi bằng 0. (Dân Việt sẽ “kéo” nó đến chỗ cần thiết thì tiếng ồn chẳng phải là 0. Chuyện không tưởng? Điện Biên Phủ, pháo binh Việt Nam có trên núi cao, chuyện không tưởng. Cuối cùng ông chỉ huy trưởng pháo binh Tập đoàn cứ điểm Pháp – Trung tá Pirot phải tự sát bằng lựu đạn vì chuyện không tưởng này. Trong cuộc chiến từ 1965 – 1975 cũng có rất nhiều chuyện không tưởng. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc luôn là tác giả độc quyền của những chuyện không tưởng.)
Như vậy trong tay Việt Nam tàu ngầm hoạt động rất ít giống với quy ước, nó được sử dụng, biến đổi thành rất nhiều chiêu thức nguy hiểm. Nhà sản xuất cũng không nghĩ ra là có lúc nó sẽ như thế. Cũng là giống Hổ, Hổ ở châu Phi có cách săn mồi với những pha rượt đuổi đầy ngoạn mục nhưng Hổ ở Việt Nam không săn mồi như thế vì không có đồng cỏ rộng để rượt đuổi, không có hàng trăm con mồi mà tha hồ lựa chọn. Hổ Việt Nam chỉ rình mồi ở những vị trí mà con mồi hay đi qua và bắt buộc phải đi qua. Và khi con mồi đã trong “tầm vồ” thì ... mới gọi là Chúa sơn lâm.
Hiện nay việc bố trí, kết hợp các loại vũ khí hiện đại trong phòng thủ biển với nhau là rất quan trọng. Nếu bố trí hợp lý, khoa học các loại vũ khí hiện đại với nhau thì chúng sẽ triệt tiêu các điểm yếu hệ thống mà bất kỳ loại vũ khí nào dù tinh xảo đến đâu cũng mắc phải nhưng đồng thời nó phát huy tối đa uy lực từng loại. Với tàu ngầm chỉ cần 3 chiếc Kilo trong tình trạng luôn luôn sẵn sàng tác chiến (kết hợp với các loại vũ khí khác) là quá đủ đáng gờm để làm nguội đi không ít những cái đầu nóng hiếu chiến. Khả năng bảo vệ vững chắc vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc là hiện thực. Tuy nhiên bảo vệ lãnh thổ phải là ưu tiên hàng đầu. Không nên để bọn chúng hút về hướng biển rồi bất ngờ lật cánh vào trên bộ. Trên bộ là nguy cơ nhất. Mất lãnh thổ thì không còn gì hết. Nếu có xảy ra chiến tranh thì trên bộ là trọng điểm của quân xâm lược. Xung đột trên biển có xảy ra trước đi nữa cũng chỉ là mũi nghi binh.
Quốc phòng là toàn dân. Bài viết này với mục đích chỉ trình bày ý tưởng của người dân trong bảo vệ Tổ quốc. Biết đâu có một trong hàng ngàn ý tưởng đánh giặc của dân được quan tâm nó trở thành cơ sở khoa học thực tiễn. Bài viết này không phải là để phản ứng với một số “cư dân mạng” Trung Quốc bình luận về tàu ngầm Việt Nam...... vì họ không phải là đối tượng của tác giả bài viết quan tâm.
Lê Ngọc Thống
Cựu sỹ quan Hải quân VN
-Biển Đông - Tranh Chấp: The South China Sea Is the Future of Conflict (Foreign Policy Sept/Oct 2011) -- Bài rất quan trọng, vừa mới ra trên tạp chí hàng đầu của Mỹ. Biển Nam Trung Hoa là tương lai của xung đột (1)◄◄
Chiến trường quyết định của thế kỷ 21 là ở trên mặt nước.
Tác giả: Robert D. KAPLAN /Foreign Policy
Lê Quốc Tuấn - XCafeVN chuyển ngữ
Châu Âu là một bức địa cảnh(landscape); Đông Á là thủy cảnh (seascape). Ý nghĩa đó, trải ra một sự khác biệt chủ yếu giữa các thế kỷ 20 và 21. Những khu vực tranh chấp nhất của toàn cầu trong thế kỷ vừa qua nằm trên vùng đất đai khô cằn ở châu Âu, đặc biệt trong sự mở rộng mặt bằng khiến hình thành những biên giới giả tạo ở phía đông và phía tây của nước Đức và phơi ra trước những bước tiến không mủi lòng của quân đội. Nhưng trong khoảng thời gian của nhiều thập kỷ, trục kinh tế và nhân khẩu học của địa cầu đã thay đổi đáng kể đến cực tận cùng bên kia của lục Á-Âu, nơi không gian giữa những trung tâm dân cư chủ yếu là các đại dương.
Nguyên nhân từ cách thức mà địa lý học soi tỏ và hình thành các ưu tiên cùng những đường nét vật lý của khu vực Đông Á tiên đoán được một thế kỷ của ngành hải quân - hải quân được xác định ở đây theo nghĩa rộng bao gồm cả các cấu hình chiến tranh trên biển và trên không mà hiện nay đã trở nên ngày càng nan giải. Tại sao? Vì Trung Quốc, vốn giờ đây đang đặc biệt an toàn trên biên giới đất liền hơn bất cứ thời nào kể từ đỉnh cao của triều đại nhà Thanh vào cuối thế kỷ 18, đang tham dự một cách không thể chối cãi được vào việc bành trướng ngành hải quân. Chính từ việc thông qua sức mạnh trên biển mà Trung Quốc sẽ xóa bỏ về mặt tâm lý hai thế kỷ các tội ác nước ngoài trên lãnh thổ của mình - để bắt buộc tất cả các nước xung quanh mình phải đáp trả lại.
Các giao chiến quân sự trên đất liền và trên mặt biển rất là khác nhau, với những tác động lớn đối với các chiến lược lớn cần thiết để giành chiến thắng - hoặc để tránh né - chúng. Những cuộc giao chiến trên đất liền ân thường liên quan đến dân số dân sự, với hiệu quả là khiến nhân quyền trở thành một yếu tố tín hiệu của các nghiên cứu về chiến tranh. Những cuộc giao chiến trên biển tiếp cận xung đột như một vụ việc có tính lâm sàng và kỹ trị, có hiệu lực giảm thiểu chiến tranh thành môn toán học, trong mối tương phản rõ rệt với những trận chiến trí tuệ đã giúp xác định các cuộc xung đột trên mặt đất.
Đệ nhị Thế Chiến là một cuộc đấu tranh có tính đạo đức chống lại chủ nghĩa phát xít, hệ tư tưởng chịu trách nhiệm về cái chết của hàng chục triệu người không tham chiến. Chiến tranh Lạnh là một cuộc đấu tranh về đạo đức chống lại chủ nghĩa cộng sản, một hệ tư tưởng áp bức tương tự mà từ đó đã cai trị các vùng lãnh thổ rộng lớn bị Hồng quân chiếm đoạt. Thời kỳ Chiến tranh lạnh ngay sau đó đã lập tức trở thành một cuộc đấu tranh về mặt đạo đức chống lại tội ác diệt chủng trong khu vực Balkan và Trung Phi Châu, hai nơi mà các cuộc chiến tranh trên đất liền và và tội ác chống lại nhân loại không thể được tách rời. Gần đây, một cuộc đấu tranh đạo đức chống lại cực đoan Hồi giáo đã lôi kéo Nước Mỹ kẹt sâu cứng trong các góc rừng núi của Afghanistan, nơi việc cư xử nhân đạo với hàng triệu người dân thường là rất hệ trọng cho thành công của cuộc chiến. Trong tất cả những nỗ lực này, chiến tranh và chính sách đối ngoại đã trở thành các chủ đề không chỉ đối với các quân nhân và các nhà ngoại giao, mà còn cho cả các nhà nhân văn và trí thức. Thật vậy, kỹ thuật chống du kích đại diện cho đỉnh cao của các loại kết hợp giữa nhân viên mặc đồng phục và các chuyên gia về nhân quyền. Đây là Kết quả cuối cùng của loại chiến tranh trên mặt đất phát triển thành loại chiến tranh tổng thể trong thời đại hiện đại.
Đông Á, hay chính xác hơn là vùng Tây Thái Bình Dương, khu vực đang nhanh chóng trở thành tâm điểm mới của các hoạt động hải quân thế giới, báo trước một động lực khác nhau về cơ bản. Khu vực này sẽ có khả năng tạo ra một số tình huống khó xử về đạo đức của thể loại mà chúng ta đã từng sử dụng trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, với khả năng từ xa của cuộc chiến tranh trên đất liền của bán đảo Triều Tiên là một ngoại lệ đáng chú ý. Khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ giao trả các công việc quân sự về lĩnh vực hạn hẹp của các chuyên gia quốc phòng. Điều này không chỉ đơn thuần bởi vì chúng ta đang đối phó với một lĩnh vực vềhải quân, trong đó không có sự hiện diện của giới thường dân. Mà còn bời vì bản chất của bản thân các nước ở Đông Á, như Trung Quốc, có thể là một nước độc tài mạnh nhưng trong nhiều khả năng, không phải là một nước quá chuyên chế hoặc vô nhân đạo.
Cuộc đấu tranh cho người cầm đầu ở khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ không nhất thiết phải liên quan đến chiến sự, bởi vì phần lớn những gì xảy ra sẽ diễn biến trong lặng lẽ trên đường chân trời trong không gian biển trống vắng, với nhịp độ băng giá thích hợp với sự điều tiết chắc chắn, chậm rãi đến quyền lực kinh tế và quân sự siêu cấp mà các quốc gia đã từng thực hiện trong suốt lịch sử. Ngay cả khi sự tranh dành cho phép, chiến tranh cũng không thể xảy ra. Và nếu Trung Quốc và Hoa Kỳ giải quyết thành công được cuộc bàn giao sắp tới, châu Á và thế giới sẽ được là một nơi chốn thịnh vượng và an toàn hơn. Còn điều gì đạo đức hơn thế ? Xin nhớ rằng: Chính là chủ nghĩa hiện thực trong việc phục vụ lợi ích quốc gia với mục tiêu tránh khỏi chiến tranh - đã cứu sống nhiều sinh mạng trong thời gian của lịch sử nhiều hơn so với chủ nghĩa can thiệp nhân đạo.
Đông Á là một khu vực rộng mở toang hoác kéo dài từ gần Bắc Cực tới Nam Cực - từ quần đảo Kuril phía nam New Zealand - và đặc trưng bởi một mảng vỡ của bờ biển bị cô lập cùng hai quần đảo bao la trải rộng. Dù tính đến công nghệ đã cô nén khoảng cách hiệu quả đến đâu, tự bản thân biển cả vẫn hoạt động như một rào cản đến sự xâm lược, ít nhất ở một mức độ mà đất liền không thể có được. Biển, không như đất liền, tạo ra những biên giới được xác định rõ ràng, cho phép biển cả có được khả năng làm suy giảm xung đột. Rồi còn phải cân nhắc đến tốc độ nữa. Ngay cả những tàu chiến chạy nhanh nhất cũng di chuyển tương đối chậm, chẳng hạn như 35 hải lý, sẽ làm giảm đi cơ hội tính toán sai lầm và cho các nhà ngoại giao thêm nhiều giờ - thậm chí nhiều ngày hơn để xem xét lại các quyết định. Các lực lượng hải quân và không quân đơn giản là không chiếm lấy các lãnh thổ bằng phương cách như quân đội thực hiện. Chính là nhờ các vùng biển chung quanh khu vực Đông Á - trung tâm sản xuất cũng như nơi gia tăng mua hàng quân sự toàn cầu- mà thế kỷ 21 có một cơ hội tốt hơn so với thế kỷ 20 để tránh được các xung đột lớn về quân sự.
Tất nhiên là trong thế kỷ 20 Đông Á đã chứng kiến các xung đột quân đội lớn, mà các vùng biển đã không ngăn chặn được: cuộc chiến tranh Nga-Nhật, cuộc nội chiến gần nửa thế kỷ ở Trung Quốc đi kèm với sự sụp đổ chậm chạp theo của các triều đại nhà Thanh, những cuộc chinh phục khác của đế quốc Nhật Bản, tiếp theo sau là chiến tranh thế giới thứ lần thứ Nhì ở vùng Thái Bình Dương, chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến tranh ở Cam-pu-chia và Lào và hai cuộc chiến tại Việt Nam liên quan đến Pháp và Mỹ. Thực tế là vị trí địa lý chủ yếu về hàng hải của khu vực Đông Á có rất ít ảnh hưởng đến những cuộc chiến tranh như thế, vốn cốt lõi của chúng là những xung đột về giải phóng hoặc thống nhất quốc gia. Nhưng thời đại ất phần lớn đã nằm phía sau chúng ta. Các lực lượng quân đội Đông Á, thay vì tập trung vào bên trong với quân đội công nghệ thấp, hiện đang tập trung ra bên ngoài với các lực lượng hải, không quân công nghệ cao cấp.
Còn việc so sánh giữa Trung Quốc hiện tại với nước Đức vào đêm trước của Thế chiến thứ nhất mà nhiều người từng làm, là thiếu sót: Trong khi Đức, do vị trí của châu Âu, chủ yếu là một quyền lực trên đất liền, Trung Quốc sẽ chủ yếu là một sức mạnh về hải quân, do tính địa lý của khu vực Đông Á.
Đông Á có thể chia thành hai khu vực chính: Đông Bắc Á, bị chi phối bởi bán đảo Triều Tiên và khu Đông Nam Á, thống trị bởi Biển Nam Trung Hoa. Vùng Đông Bắc Á trụ trên số phận của Bắc Triều Tiên, một nhà nước cô lập, độc tài toàn trị với tương lai mờ nhạt trong một thế giới chi phối bởi chủ nghĩa tư bản và truyền thông điện tử. Nếu Bắc Triều Tiên nổ tung, Trung Quốc, Mỹ và các lực lượng quân đội trên đất liền của Nam Hàn có thể đáp ứng được một nửa phía bắc của bán đảo trong việc sản sinh ra tất cả các cuộc can thiệp có tính nhân đạo, ngay cả khi họ phải chia lục địa này ra những khu vực ảnh hưởng cho chính mình. Các vấn đề về hải quân sẽ là thứ yếu. Tuy nhiên, một cuộc thống nhất cuối cùng của Hàn Quốc sẽ sớm mang các vấn đề hải quân trở nên nổi bật, với một Hàn Quốc lớn hơn, Trung Quốc và Nhật Bản trong sự thăng bằng mỏng manh, cách nhau bằng biển Nhật Bản, biển Hoàng Hà và Bột Hải. Tuy nhiên, bởi vì Bắc Triều Tiên vẫn còn tồn tại, giai đoạn Chiến tranh Lạnh của lịch sử Đông Bắc Á chưa chấm dứt được và quyền lực đất liền cũng có thể đi đến việc thống trị các tin tức trước khi các thông tin về quyền lực biển cả thế chỗ.
Ngược lại, Đông Nam Á, đã ở sâu trong giai đoạn hậu chiến tranh lạnh của lịch sử. Việt Nam, nước chiếm ưu thế trên bờ phía tây của Biển Nam Trung Hoa, mặc dù với hệ thống chính trị của mình, vẫn là một lực lượng tư bản chủ nghĩa khủng khiếp, đang tìm kiếm các mối quan hệ gần gũi hơn với quân đội Hoa Kỳ. Trung Quốc, vững chắc như một nhà nước của nhà vua Mao Trạch Đông sau nhiều thập kỷ của hỗn loạn, đã trở nên một nền kinh tế năng động nhất của thế giới nhờ các chính sách giải phóng của Đặng Tiểu Bình, đang hối hả vươn ra bên ngoài với lực lượng hải quân của mình đến những gì họ gọi là "chuỗi đảo đầu tiên" ở Tây Thái Bình Dương. Chàng khổng lồ Hồi giáo của Indonesia, đã phải chịu khổ đau và cuối cùng phải kết thúc những thập kỷ của chế độ quân sự, để sẵn sàng nổi lên như một nước Ấn Độ thứ hai: một nền dân chủ sôi động và ổn định với tiềm năng phóng tỏa quyền lực bằng phương cách của nền kinh tế đang phát triển của mình. Singapore và Malaysia cũng tăng tiến về kinh tế, trong lòng tận tụy với mô hình thành quốc - kết hợp - kinh doanh nhà nước (city-state-cum-trading-state model) và thông qua các hỗn hợp khác nhau của dân chủ và độc tài. Bức tranh tổng hợp là một cụm các quốc gia, với những vấn nạn về việc xây dựng đất nước và tính hợp pháp trong nước sau lưng mình, đã sẵn sàng để nâng cao nhận thức về các quyền lãnh thổ vượt ra bên ngoài bờ biển của mình. Sức đẩy tập thể chung ra phía ngoài này nằm trong buồng lái của ngành nhân khẩu học thế giới, bởi vì đó là khu vực Đông Nam Á, với 615 triệu người của khu vực này, nơi có 1,3 tỷ người của Trung Quốc với 1,5 tỷ người của tiểu lục địa Ấn Độ. Và nơi gặp gỡ địa lý của các nước này cùng quân đội của họ, là hàng hải: là vùng biển miền Nam Trung Hoa.
Biển Nam Trung Hoa nối các quốc gia Đông Nam Á với Tây Thái Bình Dương, có chức năng như một cái yết hầu của các tuyến đường biển toàn cầu. Đây là trung tâm hàng hải của Á-Âu, nhấn mạnh bởi các eo biển Malacca, Sunda, Lombok, và Makassar. Hơn một nửa trọng tải hàng năm của đội tàu thuyền thương mại thế giới và một phần ba của tất cả các đưòng giao thông hàng hải phải đi qua các điểm nghẽn này. Dầu hỏa vận chuyển thông qua eo biển Malacca từ Ấn Độ Dương, trên đường đi đến khu vực Đông Á thông qua Biển Nam Trung Hoa, nhiều hơn sáu lần so với số lượng đi qua kênh đào Suez và 17 lần hơn số lượng đi qua kênh đào Panama. Khoảng hai phần ba nguồn cung cấp năng lượng của Hàn Quốc, gần 60% nguồn cung cấp năng lượng của Nhật Bản, Đài Loan, và 80% lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đi qua biển Nam Trung Hoa. Hơn nữa, vùng biển Nam Trung Hoa đã được chứng minh có trữ lượng mỏ dầu của 7 tỷ thùng và một ước tính khoảng 900 nghìn tỷ feet khối khí thiên nhiên, một phần thưởng tiềm năng rất lớn.
Không phải là chỉ vị trí và dự trữ năng lượng hứa hẹn mang lại tầm quan trọng địa chiến lược cho vùng Biển Nam Trung Hoa, mà còn có những cuộc tranh chấp lãnh thổ tàn nhẫn từ lâu từng vây quanh vùng biển này. Một số tranh chấp có liên quan đến quần đảo Trường Sa, một quần đảo nhỏ bé ở phía đông nam của Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Việt Nam, Đài Loan, và Trung Quốc từng khẳng định chủ quyền trên tất cả hay hầu hết vùng Biển Nam Trung Hoa, cũng như tất cả các nhóm đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Đặc biệt, Bắc Kinh khẳng định một truyền thống lịch sử: Họ đã đặt ra đòi hỏi đến tận trung tâm của Biển Nam Trung Hoa trong một vòng cung lớn nổi tiếng như một cái "lưỡi bò" các từ đảo Hải Nam ở cuối phía bắc biển Nam Trung Hoa suốt đến tận 1200 dặm phía nam gần Singapore và Malaysia.
Kết quả là tất cả chín nước tiếp xúc với vùng biển Nam Trung Hoa ít nhiều đã dàn trận chống lại Trung Quốc do đó dựa vào Mỹ để được hỗ trợ về ngoại giao và quân sự. Những mâu thuẫn này có thể trở nên gay gắt hơn khi nhu cầu năng lượng leo thang ở châu Á - việc tiêu thụ năng lượng dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030, với Trung Quốc chiếm một nửa số tăng trưởng ấy - khiến cho vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) trở nên một bảo đảm trọng tâm hơn cho sức mạnh kinh tế của khu vực . Thực thế, biển Nam Trung Hoa đã ngày càng trở thành một trại vũ trang, các bên tranh chấp xây dựng và hiện đại hoá lực lượng hải quân của họ, ngay cả khi việc tranh giành các hải đảo và các rạn san hô đã gần như chấm dứt trong trong những thập kỷ gần đây. Cho đến nay, Trung Quốc đã chiếm 12 đặc điểm địa lý, Đài Loan chiếm 1, Việt Nam 25, Philippines 8 và Malaysia 5 điểm.
Trung Quốc định hướng địa lý của mình theo hướng của Biển Nam Trung Hoa. Trung Quốc nhìn về phương nam hướng tới một lưu vực nước được hình thành, trong chiều kim đồng hồ, từ Đài Loan, Philippines, đảo Borneo chia tách giữa Malaysia và Indonesia (cũng như nước Brunei nhỏ bé), bán đảo Malay chia tách giữa Malaysia và Thái Lan, và bờ biển dài như rắn lượn của Việt Nam: tất cả là các một nưóc yếu so với Trung Quốc. Tựa như vùng biển Caribê, nhấn mạnh bởi các đảo quốc nhỏ và được bao bọc bởi một nước Hoa Kỳ có kích thước lục địa, biển Nam Trung Hoa rõ ràng là một vũ đài cho việc phóng tỏa quyền lực của Trung Quốc.
Thật vậy, trong nhiều phương diện, vị trí của Trung Quốc ở đây giống như vị trí mặt đối mặt của Mỹ với Caribbean có kích thước tương tự trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Hoa Kỳ công nhận sự hiện diện và các đòi hỏi của những cường quốc châu Âu tại vùng biển Caribbean, nhưng đã vẫn tìm cách để thống trị khu vực. Chính cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha năm 1898 và việc đào con kênh Panama từ 1904 đến 1914 đã báo hiệu Hoa Kỳ như một cường quốc thế giới. Hơn nữa, việc thống trị các lưu vực Caribbean lớn hơn, giúp Hoa Kỳ kiểm soát hiệu quả vùng Tây bán cầu, cho phép đất nưóc này ảnh hưởng đến cán cân quyền lực ở bán cầu phía Đông. Và ngày nay Trung Quốc tìm thấy chính mình trong tình huống tương tự ở vùng Biển Nam Trung Hoa, một tiền sảnh của Ấn Độ Dương, nơi Trung Quốc cũng thèm muốn một sự hiện diện hải quân để bảo vệ nguồn cung cấp năng lượng từ Trung Đông của mình.
Tuy nhiên, một điều gì đó sâu sắc và tình cảm hơn là nguyên nhân vị trí địa dư đang thúc đẩy Trung Quốc tiến đến biển Nam Trung Hoa vào Thái Bình Dương: đó là, cuộc rạn nứt một phần của Trung Quốc bởi các quyền lực phương Tây trong quá khứ tương đối gần đây, sau khi đã có được một sức mạnh vĩ đại và một nền văn minh thế giới trong thiên niên kỷ.
Trong thế kỷ 19, khi triều đại nhà Thanh trở thành kẻ bệnh tật của vùng Đông Á, Trung Quốc bị mất nhiều lãnh thổ của mình vào tay Anh, Pháp, Nhật Bản và Nga. Trong thế kỷ 20 lại đến Nhật Bản thôn tính đẫm máu bán đảo Sơn Đông và Mãn Châu. Tất cả những điều này là sự sỉ nhục lên đến đỉnh cao bởi sự ép buộc Trung Quốc bằng các thỏa thuận về đặc quyền ngoại giao của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 - cái gọi là "các hiệp ước về cửa khẩu"(treaty ports) - theo đó các nước phương Tây giành kiểm soát của các phần của những thành phố Trung Quốc. Vào năm 1938, như sử gia Jonathan D. Spence của Đại học Yale đã cho chúng ta biết trong cuốn The Search for Modern China , chính vì cuộc chiến tranh dân sự ở Trung Quốc cũng như từ những điều cướp bóc này, thậm chí còn tiềm ẩn một nỗi sợ hãi rằng: "Trung Quốc đã sắp bị phanh thi, khiến sẽ không còn tồn tại được như một quốc gia và 4.000 năm lịch sử của họ sẽ đi đến một kết thúc choáng váng. Sự hối hả bành trướng của Trung Quốc là một lời tuyên bố rằng họ không bao giờ muốn để cho người nước ngoài lợi dụng mình một lần nữa.
(còn tiếp phần 2)
Hệt như lãnh thổ Đức đã hình thành mặt trận tiền phương của cuộc Chiến tranh Lạnh, các vùng biển của Biển Nam Trung Hoa có thể tạo thành một mặt trận tương tự cho những thập kỷ tới. Khi hải quân Trung Quốc trở nên mạnh mẽ hơn và khi những đòi hỏi của Trung Quốc trên vùng biển Nam Trung Hoa mâu thuẫn với những đòi hỏi của các quốc gia khác trong vùng ven biển, các nước khác sẽ buộc phải tiếp tục phát triển khả năng hải quân của mình. Họ cũng sẽ cân bằng với Trung Quốc bằng cách ngày càng nương dựa nhiều hơn vào Hải quân Mỹ, lực lượng vốn có sức mạnh đạt đến đỉnh cao trong những điều kiện tương đối, ngay cả khi phải chuyển hướng nguồn lực đáng kể tới vùng Trung Đông. Đa cực đã là một đặc điểm trong ngoại giao và kinh tế trên toàn thế giới nhưng vùng Biển Nam Trung Hoa có thể cho chúng ta thấy đa cực trong một ý nghĩa quân sự thực sự sẽ như thế nào.
Mặt trận mới này, chẳng có gì lãng mạn và không có ý nghĩa như những cuộc chiến đấu về đạo đức. Các cuộc xung đột hải quân, không hề có nạn nhân, trừ khi có pháo kích trên bờ và cũng không cần phải có một kẻ thù triết học để mà đối đầu.
Không có gì trên quy mô thanh lọc sắc tộc có thể có khả năng xảy ra trong rạp hát chính của cuộc xung đột mới này. Mặc dù những người bất đồng chính kiến vẫn phải đau khổ, Trung Quốc chỉ đơn giản là không bị đánh giá như một đối tượng của cơn giận dữ về đạo đức. Chế độ Trung Quốc chỉ minh chứng cho một phiên bản có hàm lượng calori thấp của chủ nghĩa độc tài, với kinh tế tư bản chủ nghĩa và một chút tư tưởng được quản lý để mà nói đến. Hơn nữa, tromng những năm tới Trung Quốc có thể sẽ trở nên một xã hội cởi mở hơn chứ không phải đóng kín. Thay vì chủ nghĩa phát xít hay chủ nghĩa quân phiệt, Trung Quốc, cùng với các quốc gia khác ở Đông Á, đang ngày càng được xác định bởi sự tồn tại của chủ nghĩa dân tộc kiểu cũ: một ý tưởng, chắc chắn, không phải là một loại từng hấp dẫn trí thức từ giữa thế kỷ 19. Và ngay cả nếu Trung Quốc có trở nên dân chủ hơn, chủ nghĩa dân tộc của họ chỉ có khả năng tăng lên, như ngay chính một cuộc khảo sát ngẫu nhiên về quan điểm cư dân mạng tương đối tự do của họ từng tỏ rõ.
Chúng ta thường nghĩ về chủ nghĩa dân tộc như một tình cảm phản động, một di tích của thế kỷ 19. Tuy nhiên, chính chủ nghĩa dân tộc đã thúc đẩy chính trị ở châu Á và sẽ tiếp tục thúc đẩy như thế. Chủ nghĩa dân tộc ấy đang lãnh đạo một cách không cần biện giải đến sự tăng trưởng của quân đội trong khu vực - đặc biệt là các lực lượng hải và không quân - để bảo vệ chủ quyền và khẳng định các nguồn tài nguyên đang tranh chấp. Không hề có niềm quyến rũ triết học nào ở đây. Tất cả là từ cái hợp lý lạnh lùng của cán cân quyền lực. Đến mức độ của chủ nghĩa hiện thực không ủy mị, vốn là sự liên minh với chủ nghĩa dân tộc, có một nơi chốn địa lý cho nó, đó chính là vùng Biển Nam Trung Hoa.
Bất cứ thảm kịch về đạo đức nào từng đã xảy ra ở Đông Á cũng đều mang hình thức chính trị quyền lực khắc khổ của các loại từng khiến nhiều nhà trí thức và các nhà báo phải bị tê liệt. Như Thucydides đã giải thích rất đáng nhớ trong chuyện kể của ông về cuộc nô dịch đảo Melos của những người Athens cổ đại, "Kẻ mạnh hành động những gì họ có thể và kẻ yếu chịu đựng những gì họ phải chịu". Trong câu chuyện kể lại của thế kỷ 21, với Trung Quốc trong vai trò của Athens, sức mạnh ưu thế trong vùng biển khu vực và kẻ yếu vẫn sẽ cam chịu - nhưng chỉ có thế thôi. Đây sẽ là chiến lược không tuyên bố của Trung Quốc và các nước nhỏ hơn của khu vực Đông Nam Á có thể sẽ gia nhập với Hoa Kỳ để tránh số phận của Melians. Tuy nhiên, sẽ không có những giết chóc.
Vùng biển Nam Trung Hoa báo trước một hình thức khác nhau hơn so với những cuộc xung đột mà chúng ta từng biết đến. Từ đầu thế kỷ 20, chúng ta, một mặt đã bị tổn thương bởi những cuộc tham dự lớn có tính quy ước trên đất liền, mặt khác còn là những cuộc chiến tranh bẩn thỉu, bất thường. Vì cả hai loại chiến tranh này đều mang đến các thương vong lớn về dân sự nên chiến tranh đã trở nên một chủ đề chung và về nhân đạo. Nhưng trong tương lai, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một hình thức tinh khiết hơn của xung đột, giới hạn trong lĩnh vực hải quân. Đây là một kịch bản tích cực. Xung đột không thể hoàn toàn bị loại bỏ khỏi hoàn cảnh của con người. Một chủ đề trong Các luận bàn về Livy (Discourses on Livy) của Machiavelli là sự xung đột, khi được kiểm soát hợp lý, sẽ có nhiều khả năng dẫn dắt đến tiến bộ cho nhân loại hơn là sự ổn định cứng nhắc. Một vùng biển đông đúc các chiến hạm không hề mâu thuẫn với kỷ nguyên của một hứa hẹn tuyệt vời cho châu Á. Sự bất an thường nuôi dưỡng tính năng động.
Nhưng xung đột trong vùng Biển Nam Trung Hoa có thể kiểm soát được không ? Đến đây, lập luận của tôi giả thiết rằng chiến tranh lớn sẽ không bùng nổ trong khu vực và thay vì thế là các loại thỏa mãn với những mánh khoé tranh dành vị trí cho các tàu chiến của mình trên các vùng biển khơi, trong khi vẫn đòi hỏi cạnh tranh các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thậm chí còn có thể đồng ý với một loại phân chia công bằng. Nhưng nếu Trung Quốc, đi ngược lại tất cả các chiều hướng có chứng cớ, để xâm chiếm Đài Loan thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc và Việt Nam, hai nước hiện đang có cạnh tranh dữ dội bắt nguồn từ sâu xa trong lịch sử, sẽ đi đến chiến tranh như họ đã từng trong năm 1979, với các loại vũ khí gây chết người nhiều hơn trong thời gian này thì sao ? Bởi vì không phải chỉ một mình Trung Quốc xây dựng quân sự đáng kể của mình, các nước Đông Nam Á cũng gia tăng nữa. Trong thập kỷ qua, ngân sách quốc phòng của họ đã tăng lên khoảng 1/3, ngay cả khi ngân sách quốc phòng châu Âu đã giảm xuống. Các vũ khí nhập khẩu vào Indonesia, Singapore và Malaysia tăng lên đến 84%, 146%, 722% từ năm 2000. Các cuộc chi tiêu đều nhằm vào nền tảng hải quân và không quân: chiến hạm trên mặt nước, tàu ngầm với các hệ thống tên lửa tiên tiến và các máy bay chiến đấu tầm xa. Việt Nam gần đây đã chi 2 tỷ cho sáu chiếc tàu ngầm Kilo-class tối tân thượng hạng và 1 tỷ cho các máy bay chiến đấu của Nga. Malaysia đã mở một căn cứ tàu ngầm trên đảo Borneo. Dù đang bị phân tâm bởi các cuộc chiến tranh trên đất liền ở vùng Trung Đông rộng lớn, sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ cũng đã vẫn được lặng lẽ chuyển từ châu Âu đến châu Á.
Hoa Kỳ hiện đảm bảo cho nguyên trạng khó chịu ở vùng biển Nam Trung Hoa, hạn chế xâm lược của Trung Quốc, chủ yếu trên các bản đồ, phục vụ như một sự kiểm tra lực lượng hải quân và các nhà ngoại giao của Trung Quốc (mặc dù điều này không phải để nói rằng Mỹ rõ ràng thuần túy trong hành động của mình và Trung Quốc tự động là một kẻ ác). Những gì Hoa Kỳ mang đến cho các nước trong khu vực biển Nam Trung Hoa là kém sự thực về dân chủ đạo đức hơn sức mạnh cơ bắp của mình. Chính sự cân bằng quyền lực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cuối cùng đã giữ cho Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Singapore và Malaysia được tự do, có khả năng để vận dụng được quyền lực lớn này chống lại những quyền lực lớn khác. Và trong không gian tự do đó, chủ nghĩa khu vực có thể nổi lên như một sức mạnh riêng của mình, trong hình thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, một loại tự do như vậy không thể tự nhiên mà có. Đối với các bế tắc đang diễn ra căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc - vốn gia tăng lên thành một mảng phức tạp của các chủ đề từ thương mại đến cải cách tiền tệ, an ninh mạng đến kiểm soát tình báo - cuối cùng các mối đe dọa chuyển đến sự chú trọng của Trung Quốc đến vùng Đông Á, chủ yếu là vì tính cách địa lý trung tâm đến khu vực của Trung Quốc.
Tổng kết toàn diện nhất của cảnh quan địa chính trị châu Á đã từng có được không đến từ Washington hay Bắc Kinh, nhưng từ Canberra. Trong một bài viết dài 74 trang được công bố vào năm ngoái, "Dịch chuyển quyền lực: Nước Úc trong tương lai giữa Washington và Bắc Kinh" (Power Shift: Australia's Future Between Washington and Beijing), Hugh White, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia, đã diễn tả đất nước của mình như một quyền lực "nguyên trạng" tinh túy - một loại quyền lực hết sức cần đến tình hình ở Châu Á được duy trì chính xác như thế, với Trung Quốc tiếp tục phát triển để từ đó Úc có thể mua bán ngày càng nhiều với họ, trong khi Mỹ vẫn là "quyền lực mạnh nhất ở Châu Á" để vẫn là "người bảo vệ tối hậu" của Úc. Tuy nhiên, như White viết, vấn đề là cả hai điều này không thể tiếp tục được nữa. Khu vực châu Á không thể tiếp tục thay đổi về kinh tế mà không thay đổi về chính trị và chiến lược; một nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc tự nhiên sẽ không hài lòng với sự ưu việt về quân sự của Mỹ ở châu Á.
Trung Quốc muốn gì? White khẳng định rằng Trung Quốc có thể mong muốn một loại đế chế mới theo phong cách mà Hoa Kỳ từng thiết lập nên ở Tây bán cầu ở châu Á, khi Washington đã từng bảo đảm được thống trị trong vùng lòng chảo Caribbe (như Bắc Kinh hy vọng họ sẽ thống trị được trên vùng biển Nam Trung Hoa). Đế chế theo phong cách mới này, theo diễn giải của White, có nghĩa là các nước láng giềng của Mỹ "ít nhiều sẽ có được tự do cai trị đất nước của riêng mình, ngay cả dù cho Washington có khẳng định rằng quan điểm của mình nên được "xem xét đầy đủ" và được ưu tiên so với quan điểm của các quyền lực bên ngoài khác. Vấn nạn của mô hình này là Nhật Bản, có lẽ sẽ không chấp nhận quyền bá chủ Trung Quốc dù là mềm mỏng. Điều này khiến Bản Hòa tấu của mô hình châu Âu, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ và có lẽ một hoặc hai nước khác nữa sẽ ngồi xuống bàn thương nghị của các cường quốc châu Á ngang bằng nhau. Nhưng liệu Hoa Kỳ có chấp nhận vai trò khiêm tốn như thế, vì Hoa Kỳ từng có quan hệ đến tịnh vượng và ổn định của châu Á với tính ưu việt riêng của mình hay không? White cho thấy rằng trong khi đối diện với sức mạnh gia tăng của Trung Quốc, từ nay trở đi, sự thống trị của Mỹ có thể có nghĩa là sự bất ổn định cho châu Á.
Sự thống trị của Mỹ được xác định trên quan niệm cho rằng vì Trung Quốc là một chế độ độc tài trong nước, họ sẽ hành động theo một phương cách "không thể chấp nhận được ở nước ngoài". Nhưng có thể không là như vậy, White lập luận. Quạn niệm về chính mình của Trung Quốc là quan niệm về một quyền lực lành tính, không bá quyền, không can thiệp vào những triết lý trong nước của các nước khác như Hoa Kỳ đang can thiệp với loại đạo đức bao đồng của mình. Bởi vì Trung Quốc tự nhìn mình như là một Vương quốc Trung gian, cơ sở của họ về thống trị là vị trí trung tâm vốn có của họ với lịch sử thế giới, chứ không phải là bất kỳ hệ thống nào họ muốn tìm cách xuất khẩu.
Nói cách khác, Hoa Kỳ, chứ không phải Trung Quốc, có thể là vấn đề trong tương lai. Có thể chúng ta thực sự quan tâm quá nhiều về bản chất nội bộ của chính quyền Trung Quốc và tìm cách hạn chế quyền lực của Trung Quốc ở nước ngoài vì chúng ta không thích các chính sách trong nước của họ. Thay vì thế, mục tiêu của Mỹ ở châu Á nên được cân bằng, chứ không phải là thống trị. Chính xác bởi vì quyền lực cứng vẫn là chìa khóa cho các mối quan hệ quốc tế và chúng ta phải nhường chỗ cho một Trung Quốc đang lên. Hoa Kỳ không cần phải tăng cường sức mạnh hải quân của mình ở Tây Thái Bình Dương, nhưng cũng không thể suy giảm đáng kể sức mạnh này.
Việc mất đi một đội hàng không mẫu hạm mang phi cơ chiến đấu của Mỹ ở vùng Tây Thái Bình Dương do hậu quả cắt giảm ngân sách hoặc tái bố trí đến Trung Đông có thể gây ra những cuộc thảo luận căng thẳng trong khu vực về sự suy giảm của Mỹ và những hậu quả cần thiết phải sửa đổi các thỏa thuận với Bắc Kinh. Tình hình tối ưu là hiện diện của lực lượng hải không quân Hoa Kỳ nên ở mức độ tương đương như hiện tại, ngay cả khi Hoa Kỳ phải xử dụng hết sức mạnh của mình để dựng lên các mối quan hệ gần gũi, có thể đoán trước được với phía Trung Quốc. Bằng cách đó, qua thời gian, nước Mỹ có thể điều chỉnh với một để một lực lượng hải quân Trung Quốc. Trong các vấn đề quốc tế, đằng sau tất cả các vấn đề đạo đức là quyền lực. Can thiệp nhân đạo tại khu vực Balkan có thể chỉ bởi vì chế độ Serbia đã yếu, không giống như chế độ Nga, từng phạm tội ác dưới một quy mô tương tự như ở Chechnya, trong lúc phương Tây đã không hề hành động gì. Trong những thập kỷ tới, ở vùng Tây Thái Bình Dương, đạo đức có thể có nghĩa là việc từ bỏ một số lý tưởng thân thương của chúng ta cho lợi ích của sự ổn định. Chúng ta có thể làm gì khác được để có chỗ cho một Trung Quốc hầu như độc tài mở rộng quân sự của mình? Bản thân việc cân bằng quyền lực, ngay cả nhiều giá trị dân chủ hơn của phương Tây, thường là bảo vệ tốt nhất cho tự do. Đó cũng sẽ là một bài học của vùng biển Nam Trung Hoa trong thế kỷ 21 - một bài học mà các những người lý tưởng không muốn nghe đến.
Nguồn: Foreign Policy
BBC dịch: Khả năng xung đột ở Biển Đông
Tạp chí Chính sách Ngoại giao vừa có bài phân tích về khả năng xảy ra xung đột ở Biển Đông, và vai trò của các nước trong vùng cũng như của Hoa Kỳ.
Bài mang tựa đề Bấm "Biển Nam Trung Hoa là xung đột của tương lai" nói các tranh chấp ở Châu Âu trong thế kỷ trước diễn ra trên các vùng đất liền, trải dài từ biên giới phía đông và phía tây của Đức.
Sang thế kỷ 21, tác giả Robert D. Kaplan nói trọng tâm dân số và kinh tế đã chuyển sang Châu Á và các trung tâm dân cư lớn được ngăn cách bởi lãnh hải hơn là lãnh thổ.
Ông Kaplan, chuyên gia cao cấp của Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới và cũng là thành viên của Ủy ban Chính sách Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, nói chiến tranh trên đất liền ảnh hưởng tới dân thường trong khi xung đột trên biển có thể chỉ đơn giản là những phép tính toán học về cán cân giữa các bên.
Chuyên gia này nói sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương đang giúp giữ nguyên hiện trạng trên biển nhưng Hoa Kỳ thực hiện điều này chỉ do "sức mạnh cơ bắp" chứ không phải bằng các giá trị dân chủ.
Tác giả Kaplan cũng nhấn mạnh căng thẳng trên Biển Đông không nhất thiết sẽ dẫn tới xung đột và ông nói các nước trong vùng, bao gồm cả Trung Quốc, cho dù có độc đoán nhưng không phải là những nước tàn bạo và vô cùng nhẫn tâm.
Ông viết: "Cuộc đấu tranh giành ưu thế ở Tây Thái Bình Dương không nhất thiết liên quan tới xung đột vũ trang mà gần như sẽ xảy ra một cách thầm lặng trên những vùng biển trống với tình trạng lạnh lùng chấp nhận sức mạnh kinh tế và quân sự tăng chậm và chắc mà các nhà nước có được trong suốt quá trình lịch sử."
Ông Robert Kaplan nhận định vùng biển rộng lớn ở Đông Á cũng là rào cản đối với các cuộc chiến khi mà tốc độ nhanh nhất của tàu chiến hiện chỉ đạt 35 hải lý. Ông nói đây là điều khiến thế kỷ 21 có nhiều cơ hội tránh được đại chiến so với thế kỷ 20.
Ông Kaplan thừa nhận những vùng biển mênh mông đã không ngăn được cuộc chiến Nga-Nhật, nội chiến ở Trung Quốc, cuộc chiến Triều Tiên hay các cuộc chiến ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
Nhưng ông nói thời kỳ của các cuộc xung đột có yếu tố giải phóng dân tộc hay củng cố quốc gia đã qua và quân đội của các nước Đông Á đang phát triển theo hướng hướng ngoại với lực lượng không quân và hải quân kỹ thuật cao.
Trữ lượng dầu khí
Tạp chí Foreign Policy nói Biển Đông là cửa ngõ của hàng hải toàn cầu và hơn một nửa lượng hàng hóa thương mại chuyên chở bằng đường biển đi qua vùng biển này.
Trong khi đó hai phần ba nguồn năng lượng của Hàn Quốc, 60% của Đài Loan và Nhật Bản, và 80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Biển Đông.
Ngoài ra Biển Đông có trữ lượng dầu được xác định ở mức bảy tỷ thùng và gần 25.000 tỷ m3 khí đốt.
Tác giả Robert Kaplan nói đường lưỡi bò trải dài từ Đảo Hải Nam của Trung Quốc xuống gần Singapore và Malaysia đã khiến cho chín nước giáp Biển Đông gần như đã đứng về một phía trong cuộc đối chọi với Trung Quốc.
Về việc chiếm hữu các đảo hay bãi đá nổi hoặc ngầm trên Biển Đông, Foreign Policy nói Trung Quốc có 12, Đài Loan 1, Việt Nam 25, Philippines 8 và Malaysia 5.
Tạp chí này so sánh vị trí của Trung Quốc ở Biển Đông với vị trí của Hoa Kỳ ở vùng Biển Caribe hồi thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20:
"Hoa Kỳ thừa nhận sự hiện diện và đòi [chủ quyền] của các nước Châu Âu ở Caribe nhưng vẫn tìm cách thống trị vùng này.
"Chính Cuộc chiến Hoa Kỳ - Tây Ban Nha hồi năm 1898 và việc đào Kênh Panama từ năm 1904 tới năm 1914 đã ghi dấu vị trí siêu cường thế giới của Hoa Kỳ.
"Sự thống trị tại khu vực Biển Caribe còn cho phép Hoa Kỳ kiểm soát Tây Bán cầu và qua đó ảnh hưởng tới cán cân lực lượng ở Đông Bán cầu.
"Ngày nay Trung Quốc đang ở tình thế tương tự trên Biển Đông, sân sau của Ấn Độ Dương, nơi Trung Quốc cũng muốn có sự hiện diện hải quân để bảo vệ đường vận chuyển nhiên liệu từ Trung Đông."
Bảo vệ tự do
Ông Robert Kaplan cũng nói những toan tính của Trung Quốc còn có nguồn gốc lịch sử khi mà họ bị Anh, Pháp, Nhật và Nga chiếm đất hồi thế kỷ 19 dưới thời nhà Thanh sau hàng ngàn năm ở vị trí siêu cường và có tư cách một nền văn minh của thế giới.
"Sự thôi thúc mở rộng [bờ cõi] của Trung Quốc còn là tuyên bố họ sẽ không bao giờ để cho người ngoại quốc lợi dụng họ," ông Kaplan viết.
Ông nói mặc dù không tuyên bố, nhưng Trung Quốc sẽ theo phương châm "Kẻ mạnh làm những gì họ đủ sức làm và kẻ yếu phải hứng chịu những gì họ phải hứng chịu".
Nhưng với sự hiện diện của Hoa Kỳ và bản chất toàn trị ở mức độ thấp của Trung Quốc, ông Kaplan tin rằng sẽ không xảy ra một cuộc chiến với nhiều thương vong.
Chuyên gia này nói những tranh chấp trên Biển Đông không hề mang tính triết lý mà chỉ đơn giản là logic tương quan lực lượng và đặc biệt là chủ nghĩa dân tộc.
Ông cũng nhận định sự hiện diện của nhiều tàu chiến trên Biển Đông không nhất thiết là sự đe dọa cho kỷ nguyên đầy hứa hẹn của Châu Á vì "xung đột mà được kiểm soát đúng mức dễ dẫn tới tiến bộ của loài người hơn là sự ổn định chặt chẽ" và "bất ổn thường đẻ ra sự năng động".
Foreign Policy nói trên thực tế các nước trong vùng Đông Nam Á đều tăng ngân sách quốc phòng trong lúc các nước Châu Âu giảm chi tiêu quân sự.
Nhập khẩu vũ khí của Indonesia tăng 84%, Singapore tăng 146%, Malaysia tăng 722% kể từ năm 2000.
Malaysia cũng vừa khánh thành căn cứ tàu ngầm ở Borneo.
Việt Nam đã chi hai tỷ đôla để mua sáu tàu ngầm hạng Kilo và một tỷ đôla để mua máy bay chiến đấu của Nga.
Nhưng chuyên gia của Foreign Policy nhận định Hoa Kỳ sẽ vẫn giúp đảm bảo hiện trạng "không dễ dàng" tại Biển Đông trong thời gian trước mắt và "giới hạn sự hung hăng của Trung Quốc ở mức chủ yếu trên bản đồ".
Tác giả Robert Kaplan cũng trích một nghiên cứu của học giả Australia, ông Hugh White, nói rằng sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và sự thống trị của Hoa Kỳ ở Châu Á lại có thể là nguồn gây bất ổn khi hai siêu cường này có xung đột về lợi ích.
Ông Kaplan khuyến cáo Hoa Kỳ nên hướng vai trò của họ ở Châu Á tới sự cân bằng, thay vì áp đảo.
"Hoa Kỳ không cần tăng cường sức mạnh hải quân tại Tây Thái Bình Dương nhưng cũng không thể giảm đáng kể [sự hiện diện của hải quân].
"...Sự cân bằng sức mạnh, hơn cả các giá trị dân chủ của phương Tây, thường vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ tự do."The 21st century's defining battleground is going to be on water.
Chiến trường quyết định của thế kỷ 21 là ở trên mặt nước.
Tác giả: Robert D. KAPLAN /Foreign Policy
Lê Quốc Tuấn - XCafeVN chuyển ngữ
Châu Âu là một bức địa cảnh(landscape); Đông Á là thủy cảnh (seascape). Ý nghĩa đó, trải ra một sự khác biệt chủ yếu giữa các thế kỷ 20 và 21. Những khu vực tranh chấp nhất của toàn cầu trong thế kỷ vừa qua nằm trên vùng đất đai khô cằn ở châu Âu, đặc biệt trong sự mở rộng mặt bằng khiến hình thành những biên giới giả tạo ở phía đông và phía tây của nước Đức và phơi ra trước những bước tiến không mủi lòng của quân đội. Nhưng trong khoảng thời gian của nhiều thập kỷ, trục kinh tế và nhân khẩu học của địa cầu đã thay đổi đáng kể đến cực tận cùng bên kia của lục Á-Âu, nơi không gian giữa những trung tâm dân cư chủ yếu là các đại dương.
Nguyên nhân từ cách thức mà địa lý học soi tỏ và hình thành các ưu tiên cùng những đường nét vật lý của khu vực Đông Á tiên đoán được một thế kỷ của ngành hải quân - hải quân được xác định ở đây theo nghĩa rộng bao gồm cả các cấu hình chiến tranh trên biển và trên không mà hiện nay đã trở nên ngày càng nan giải. Tại sao? Vì Trung Quốc, vốn giờ đây đang đặc biệt an toàn trên biên giới đất liền hơn bất cứ thời nào kể từ đỉnh cao của triều đại nhà Thanh vào cuối thế kỷ 18, đang tham dự một cách không thể chối cãi được vào việc bành trướng ngành hải quân. Chính từ việc thông qua sức mạnh trên biển mà Trung Quốc sẽ xóa bỏ về mặt tâm lý hai thế kỷ các tội ác nước ngoài trên lãnh thổ của mình - để bắt buộc tất cả các nước xung quanh mình phải đáp trả lại.
Các giao chiến quân sự trên đất liền và trên mặt biển rất là khác nhau, với những tác động lớn đối với các chiến lược lớn cần thiết để giành chiến thắng - hoặc để tránh né - chúng. Những cuộc giao chiến trên đất liền ân thường liên quan đến dân số dân sự, với hiệu quả là khiến nhân quyền trở thành một yếu tố tín hiệu của các nghiên cứu về chiến tranh. Những cuộc giao chiến trên biển tiếp cận xung đột như một vụ việc có tính lâm sàng và kỹ trị, có hiệu lực giảm thiểu chiến tranh thành môn toán học, trong mối tương phản rõ rệt với những trận chiến trí tuệ đã giúp xác định các cuộc xung đột trên mặt đất.
Đệ nhị Thế Chiến là một cuộc đấu tranh có tính đạo đức chống lại chủ nghĩa phát xít, hệ tư tưởng chịu trách nhiệm về cái chết của hàng chục triệu người không tham chiến. Chiến tranh Lạnh là một cuộc đấu tranh về đạo đức chống lại chủ nghĩa cộng sản, một hệ tư tưởng áp bức tương tự mà từ đó đã cai trị các vùng lãnh thổ rộng lớn bị Hồng quân chiếm đoạt. Thời kỳ Chiến tranh lạnh ngay sau đó đã lập tức trở thành một cuộc đấu tranh về mặt đạo đức chống lại tội ác diệt chủng trong khu vực Balkan và Trung Phi Châu, hai nơi mà các cuộc chiến tranh trên đất liền và và tội ác chống lại nhân loại không thể được tách rời. Gần đây, một cuộc đấu tranh đạo đức chống lại cực đoan Hồi giáo đã lôi kéo Nước Mỹ kẹt sâu cứng trong các góc rừng núi của Afghanistan, nơi việc cư xử nhân đạo với hàng triệu người dân thường là rất hệ trọng cho thành công của cuộc chiến. Trong tất cả những nỗ lực này, chiến tranh và chính sách đối ngoại đã trở thành các chủ đề không chỉ đối với các quân nhân và các nhà ngoại giao, mà còn cho cả các nhà nhân văn và trí thức. Thật vậy, kỹ thuật chống du kích đại diện cho đỉnh cao của các loại kết hợp giữa nhân viên mặc đồng phục và các chuyên gia về nhân quyền. Đây là Kết quả cuối cùng của loại chiến tranh trên mặt đất phát triển thành loại chiến tranh tổng thể trong thời đại hiện đại.
Đông Á, hay chính xác hơn là vùng Tây Thái Bình Dương, khu vực đang nhanh chóng trở thành tâm điểm mới của các hoạt động hải quân thế giới, báo trước một động lực khác nhau về cơ bản. Khu vực này sẽ có khả năng tạo ra một số tình huống khó xử về đạo đức của thể loại mà chúng ta đã từng sử dụng trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, với khả năng từ xa của cuộc chiến tranh trên đất liền của bán đảo Triều Tiên là một ngoại lệ đáng chú ý. Khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ giao trả các công việc quân sự về lĩnh vực hạn hẹp của các chuyên gia quốc phòng. Điều này không chỉ đơn thuần bởi vì chúng ta đang đối phó với một lĩnh vực vềhải quân, trong đó không có sự hiện diện của giới thường dân. Mà còn bời vì bản chất của bản thân các nước ở Đông Á, như Trung Quốc, có thể là một nước độc tài mạnh nhưng trong nhiều khả năng, không phải là một nước quá chuyên chế hoặc vô nhân đạo.
Cuộc đấu tranh cho người cầm đầu ở khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ không nhất thiết phải liên quan đến chiến sự, bởi vì phần lớn những gì xảy ra sẽ diễn biến trong lặng lẽ trên đường chân trời trong không gian biển trống vắng, với nhịp độ băng giá thích hợp với sự điều tiết chắc chắn, chậm rãi đến quyền lực kinh tế và quân sự siêu cấp mà các quốc gia đã từng thực hiện trong suốt lịch sử. Ngay cả khi sự tranh dành cho phép, chiến tranh cũng không thể xảy ra. Và nếu Trung Quốc và Hoa Kỳ giải quyết thành công được cuộc bàn giao sắp tới, châu Á và thế giới sẽ được là một nơi chốn thịnh vượng và an toàn hơn. Còn điều gì đạo đức hơn thế ? Xin nhớ rằng: Chính là chủ nghĩa hiện thực trong việc phục vụ lợi ích quốc gia với mục tiêu tránh khỏi chiến tranh - đã cứu sống nhiều sinh mạng trong thời gian của lịch sử nhiều hơn so với chủ nghĩa can thiệp nhân đạo.
Đông Á là một khu vực rộng mở toang hoác kéo dài từ gần Bắc Cực tới Nam Cực - từ quần đảo Kuril phía nam New Zealand - và đặc trưng bởi một mảng vỡ của bờ biển bị cô lập cùng hai quần đảo bao la trải rộng. Dù tính đến công nghệ đã cô nén khoảng cách hiệu quả đến đâu, tự bản thân biển cả vẫn hoạt động như một rào cản đến sự xâm lược, ít nhất ở một mức độ mà đất liền không thể có được. Biển, không như đất liền, tạo ra những biên giới được xác định rõ ràng, cho phép biển cả có được khả năng làm suy giảm xung đột. Rồi còn phải cân nhắc đến tốc độ nữa. Ngay cả những tàu chiến chạy nhanh nhất cũng di chuyển tương đối chậm, chẳng hạn như 35 hải lý, sẽ làm giảm đi cơ hội tính toán sai lầm và cho các nhà ngoại giao thêm nhiều giờ - thậm chí nhiều ngày hơn để xem xét lại các quyết định. Các lực lượng hải quân và không quân đơn giản là không chiếm lấy các lãnh thổ bằng phương cách như quân đội thực hiện. Chính là nhờ các vùng biển chung quanh khu vực Đông Á - trung tâm sản xuất cũng như nơi gia tăng mua hàng quân sự toàn cầu- mà thế kỷ 21 có một cơ hội tốt hơn so với thế kỷ 20 để tránh được các xung đột lớn về quân sự.
Tất nhiên là trong thế kỷ 20 Đông Á đã chứng kiến các xung đột quân đội lớn, mà các vùng biển đã không ngăn chặn được: cuộc chiến tranh Nga-Nhật, cuộc nội chiến gần nửa thế kỷ ở Trung Quốc đi kèm với sự sụp đổ chậm chạp theo của các triều đại nhà Thanh, những cuộc chinh phục khác của đế quốc Nhật Bản, tiếp theo sau là chiến tranh thế giới thứ lần thứ Nhì ở vùng Thái Bình Dương, chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến tranh ở Cam-pu-chia và Lào và hai cuộc chiến tại Việt Nam liên quan đến Pháp và Mỹ. Thực tế là vị trí địa lý chủ yếu về hàng hải của khu vực Đông Á có rất ít ảnh hưởng đến những cuộc chiến tranh như thế, vốn cốt lõi của chúng là những xung đột về giải phóng hoặc thống nhất quốc gia. Nhưng thời đại ất phần lớn đã nằm phía sau chúng ta. Các lực lượng quân đội Đông Á, thay vì tập trung vào bên trong với quân đội công nghệ thấp, hiện đang tập trung ra bên ngoài với các lực lượng hải, không quân công nghệ cao cấp.
Còn việc so sánh giữa Trung Quốc hiện tại với nước Đức vào đêm trước của Thế chiến thứ nhất mà nhiều người từng làm, là thiếu sót: Trong khi Đức, do vị trí của châu Âu, chủ yếu là một quyền lực trên đất liền, Trung Quốc sẽ chủ yếu là một sức mạnh về hải quân, do tính địa lý của khu vực Đông Á.
Đông Á có thể chia thành hai khu vực chính: Đông Bắc Á, bị chi phối bởi bán đảo Triều Tiên và khu Đông Nam Á, thống trị bởi Biển Nam Trung Hoa. Vùng Đông Bắc Á trụ trên số phận của Bắc Triều Tiên, một nhà nước cô lập, độc tài toàn trị với tương lai mờ nhạt trong một thế giới chi phối bởi chủ nghĩa tư bản và truyền thông điện tử. Nếu Bắc Triều Tiên nổ tung, Trung Quốc, Mỹ và các lực lượng quân đội trên đất liền của Nam Hàn có thể đáp ứng được một nửa phía bắc của bán đảo trong việc sản sinh ra tất cả các cuộc can thiệp có tính nhân đạo, ngay cả khi họ phải chia lục địa này ra những khu vực ảnh hưởng cho chính mình. Các vấn đề về hải quân sẽ là thứ yếu. Tuy nhiên, một cuộc thống nhất cuối cùng của Hàn Quốc sẽ sớm mang các vấn đề hải quân trở nên nổi bật, với một Hàn Quốc lớn hơn, Trung Quốc và Nhật Bản trong sự thăng bằng mỏng manh, cách nhau bằng biển Nhật Bản, biển Hoàng Hà và Bột Hải. Tuy nhiên, bởi vì Bắc Triều Tiên vẫn còn tồn tại, giai đoạn Chiến tranh Lạnh của lịch sử Đông Bắc Á chưa chấm dứt được và quyền lực đất liền cũng có thể đi đến việc thống trị các tin tức trước khi các thông tin về quyền lực biển cả thế chỗ.
Ngược lại, Đông Nam Á, đã ở sâu trong giai đoạn hậu chiến tranh lạnh của lịch sử. Việt Nam, nước chiếm ưu thế trên bờ phía tây của Biển Nam Trung Hoa, mặc dù với hệ thống chính trị của mình, vẫn là một lực lượng tư bản chủ nghĩa khủng khiếp, đang tìm kiếm các mối quan hệ gần gũi hơn với quân đội Hoa Kỳ. Trung Quốc, vững chắc như một nhà nước của nhà vua Mao Trạch Đông sau nhiều thập kỷ của hỗn loạn, đã trở nên một nền kinh tế năng động nhất của thế giới nhờ các chính sách giải phóng của Đặng Tiểu Bình, đang hối hả vươn ra bên ngoài với lực lượng hải quân của mình đến những gì họ gọi là "chuỗi đảo đầu tiên" ở Tây Thái Bình Dương. Chàng khổng lồ Hồi giáo của Indonesia, đã phải chịu khổ đau và cuối cùng phải kết thúc những thập kỷ của chế độ quân sự, để sẵn sàng nổi lên như một nước Ấn Độ thứ hai: một nền dân chủ sôi động và ổn định với tiềm năng phóng tỏa quyền lực bằng phương cách của nền kinh tế đang phát triển của mình. Singapore và Malaysia cũng tăng tiến về kinh tế, trong lòng tận tụy với mô hình thành quốc - kết hợp - kinh doanh nhà nước (city-state-cum-trading-state model) và thông qua các hỗn hợp khác nhau của dân chủ và độc tài. Bức tranh tổng hợp là một cụm các quốc gia, với những vấn nạn về việc xây dựng đất nước và tính hợp pháp trong nước sau lưng mình, đã sẵn sàng để nâng cao nhận thức về các quyền lãnh thổ vượt ra bên ngoài bờ biển của mình. Sức đẩy tập thể chung ra phía ngoài này nằm trong buồng lái của ngành nhân khẩu học thế giới, bởi vì đó là khu vực Đông Nam Á, với 615 triệu người của khu vực này, nơi có 1,3 tỷ người của Trung Quốc với 1,5 tỷ người của tiểu lục địa Ấn Độ. Và nơi gặp gỡ địa lý của các nước này cùng quân đội của họ, là hàng hải: là vùng biển miền Nam Trung Hoa.
Biển Nam Trung Hoa nối các quốc gia Đông Nam Á với Tây Thái Bình Dương, có chức năng như một cái yết hầu của các tuyến đường biển toàn cầu. Đây là trung tâm hàng hải của Á-Âu, nhấn mạnh bởi các eo biển Malacca, Sunda, Lombok, và Makassar. Hơn một nửa trọng tải hàng năm của đội tàu thuyền thương mại thế giới và một phần ba của tất cả các đưòng giao thông hàng hải phải đi qua các điểm nghẽn này. Dầu hỏa vận chuyển thông qua eo biển Malacca từ Ấn Độ Dương, trên đường đi đến khu vực Đông Á thông qua Biển Nam Trung Hoa, nhiều hơn sáu lần so với số lượng đi qua kênh đào Suez và 17 lần hơn số lượng đi qua kênh đào Panama. Khoảng hai phần ba nguồn cung cấp năng lượng của Hàn Quốc, gần 60% nguồn cung cấp năng lượng của Nhật Bản, Đài Loan, và 80% lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đi qua biển Nam Trung Hoa. Hơn nữa, vùng biển Nam Trung Hoa đã được chứng minh có trữ lượng mỏ dầu của 7 tỷ thùng và một ước tính khoảng 900 nghìn tỷ feet khối khí thiên nhiên, một phần thưởng tiềm năng rất lớn.
Không phải là chỉ vị trí và dự trữ năng lượng hứa hẹn mang lại tầm quan trọng địa chiến lược cho vùng Biển Nam Trung Hoa, mà còn có những cuộc tranh chấp lãnh thổ tàn nhẫn từ lâu từng vây quanh vùng biển này. Một số tranh chấp có liên quan đến quần đảo Trường Sa, một quần đảo nhỏ bé ở phía đông nam của Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Việt Nam, Đài Loan, và Trung Quốc từng khẳng định chủ quyền trên tất cả hay hầu hết vùng Biển Nam Trung Hoa, cũng như tất cả các nhóm đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Đặc biệt, Bắc Kinh khẳng định một truyền thống lịch sử: Họ đã đặt ra đòi hỏi đến tận trung tâm của Biển Nam Trung Hoa trong một vòng cung lớn nổi tiếng như một cái "lưỡi bò" các từ đảo Hải Nam ở cuối phía bắc biển Nam Trung Hoa suốt đến tận 1200 dặm phía nam gần Singapore và Malaysia.
Kết quả là tất cả chín nước tiếp xúc với vùng biển Nam Trung Hoa ít nhiều đã dàn trận chống lại Trung Quốc do đó dựa vào Mỹ để được hỗ trợ về ngoại giao và quân sự. Những mâu thuẫn này có thể trở nên gay gắt hơn khi nhu cầu năng lượng leo thang ở châu Á - việc tiêu thụ năng lượng dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030, với Trung Quốc chiếm một nửa số tăng trưởng ấy - khiến cho vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) trở nên một bảo đảm trọng tâm hơn cho sức mạnh kinh tế của khu vực . Thực thế, biển Nam Trung Hoa đã ngày càng trở thành một trại vũ trang, các bên tranh chấp xây dựng và hiện đại hoá lực lượng hải quân của họ, ngay cả khi việc tranh giành các hải đảo và các rạn san hô đã gần như chấm dứt trong trong những thập kỷ gần đây. Cho đến nay, Trung Quốc đã chiếm 12 đặc điểm địa lý, Đài Loan chiếm 1, Việt Nam 25, Philippines 8 và Malaysia 5 điểm.
Trung Quốc định hướng địa lý của mình theo hướng của Biển Nam Trung Hoa. Trung Quốc nhìn về phương nam hướng tới một lưu vực nước được hình thành, trong chiều kim đồng hồ, từ Đài Loan, Philippines, đảo Borneo chia tách giữa Malaysia và Indonesia (cũng như nước Brunei nhỏ bé), bán đảo Malay chia tách giữa Malaysia và Thái Lan, và bờ biển dài như rắn lượn của Việt Nam: tất cả là các một nưóc yếu so với Trung Quốc. Tựa như vùng biển Caribê, nhấn mạnh bởi các đảo quốc nhỏ và được bao bọc bởi một nước Hoa Kỳ có kích thước lục địa, biển Nam Trung Hoa rõ ràng là một vũ đài cho việc phóng tỏa quyền lực của Trung Quốc.
Thật vậy, trong nhiều phương diện, vị trí của Trung Quốc ở đây giống như vị trí mặt đối mặt của Mỹ với Caribbean có kích thước tương tự trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Hoa Kỳ công nhận sự hiện diện và các đòi hỏi của những cường quốc châu Âu tại vùng biển Caribbean, nhưng đã vẫn tìm cách để thống trị khu vực. Chính cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha năm 1898 và việc đào con kênh Panama từ 1904 đến 1914 đã báo hiệu Hoa Kỳ như một cường quốc thế giới. Hơn nữa, việc thống trị các lưu vực Caribbean lớn hơn, giúp Hoa Kỳ kiểm soát hiệu quả vùng Tây bán cầu, cho phép đất nưóc này ảnh hưởng đến cán cân quyền lực ở bán cầu phía Đông. Và ngày nay Trung Quốc tìm thấy chính mình trong tình huống tương tự ở vùng Biển Nam Trung Hoa, một tiền sảnh của Ấn Độ Dương, nơi Trung Quốc cũng thèm muốn một sự hiện diện hải quân để bảo vệ nguồn cung cấp năng lượng từ Trung Đông của mình.
Tuy nhiên, một điều gì đó sâu sắc và tình cảm hơn là nguyên nhân vị trí địa dư đang thúc đẩy Trung Quốc tiến đến biển Nam Trung Hoa vào Thái Bình Dương: đó là, cuộc rạn nứt một phần của Trung Quốc bởi các quyền lực phương Tây trong quá khứ tương đối gần đây, sau khi đã có được một sức mạnh vĩ đại và một nền văn minh thế giới trong thiên niên kỷ.
Trong thế kỷ 19, khi triều đại nhà Thanh trở thành kẻ bệnh tật của vùng Đông Á, Trung Quốc bị mất nhiều lãnh thổ của mình vào tay Anh, Pháp, Nhật Bản và Nga. Trong thế kỷ 20 lại đến Nhật Bản thôn tính đẫm máu bán đảo Sơn Đông và Mãn Châu. Tất cả những điều này là sự sỉ nhục lên đến đỉnh cao bởi sự ép buộc Trung Quốc bằng các thỏa thuận về đặc quyền ngoại giao của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 - cái gọi là "các hiệp ước về cửa khẩu"(treaty ports) - theo đó các nước phương Tây giành kiểm soát của các phần của những thành phố Trung Quốc. Vào năm 1938, như sử gia Jonathan D. Spence của Đại học Yale đã cho chúng ta biết trong cuốn The Search for Modern China , chính vì cuộc chiến tranh dân sự ở Trung Quốc cũng như từ những điều cướp bóc này, thậm chí còn tiềm ẩn một nỗi sợ hãi rằng: "Trung Quốc đã sắp bị phanh thi, khiến sẽ không còn tồn tại được như một quốc gia và 4.000 năm lịch sử của họ sẽ đi đến một kết thúc choáng váng. Sự hối hả bành trướng của Trung Quốc là một lời tuyên bố rằng họ không bao giờ muốn để cho người nước ngoài lợi dụng mình một lần nữa.
(còn tiếp phần 2)
Hệt như lãnh thổ Đức đã hình thành mặt trận tiền phương của cuộc Chiến tranh Lạnh, các vùng biển của Biển Nam Trung Hoa có thể tạo thành một mặt trận tương tự cho những thập kỷ tới. Khi hải quân Trung Quốc trở nên mạnh mẽ hơn và khi những đòi hỏi của Trung Quốc trên vùng biển Nam Trung Hoa mâu thuẫn với những đòi hỏi của các quốc gia khác trong vùng ven biển, các nước khác sẽ buộc phải tiếp tục phát triển khả năng hải quân của mình. Họ cũng sẽ cân bằng với Trung Quốc bằng cách ngày càng nương dựa nhiều hơn vào Hải quân Mỹ, lực lượng vốn có sức mạnh đạt đến đỉnh cao trong những điều kiện tương đối, ngay cả khi phải chuyển hướng nguồn lực đáng kể tới vùng Trung Đông. Đa cực đã là một đặc điểm trong ngoại giao và kinh tế trên toàn thế giới nhưng vùng Biển Nam Trung Hoa có thể cho chúng ta thấy đa cực trong một ý nghĩa quân sự thực sự sẽ như thế nào.
Mặt trận mới này, chẳng có gì lãng mạn và không có ý nghĩa như những cuộc chiến đấu về đạo đức. Các cuộc xung đột hải quân, không hề có nạn nhân, trừ khi có pháo kích trên bờ và cũng không cần phải có một kẻ thù triết học để mà đối đầu.
Không có gì trên quy mô thanh lọc sắc tộc có thể có khả năng xảy ra trong rạp hát chính của cuộc xung đột mới này. Mặc dù những người bất đồng chính kiến vẫn phải đau khổ, Trung Quốc chỉ đơn giản là không bị đánh giá như một đối tượng của cơn giận dữ về đạo đức. Chế độ Trung Quốc chỉ minh chứng cho một phiên bản có hàm lượng calori thấp của chủ nghĩa độc tài, với kinh tế tư bản chủ nghĩa và một chút tư tưởng được quản lý để mà nói đến. Hơn nữa, tromng những năm tới Trung Quốc có thể sẽ trở nên một xã hội cởi mở hơn chứ không phải đóng kín. Thay vì chủ nghĩa phát xít hay chủ nghĩa quân phiệt, Trung Quốc, cùng với các quốc gia khác ở Đông Á, đang ngày càng được xác định bởi sự tồn tại của chủ nghĩa dân tộc kiểu cũ: một ý tưởng, chắc chắn, không phải là một loại từng hấp dẫn trí thức từ giữa thế kỷ 19. Và ngay cả nếu Trung Quốc có trở nên dân chủ hơn, chủ nghĩa dân tộc của họ chỉ có khả năng tăng lên, như ngay chính một cuộc khảo sát ngẫu nhiên về quan điểm cư dân mạng tương đối tự do của họ từng tỏ rõ.
Chúng ta thường nghĩ về chủ nghĩa dân tộc như một tình cảm phản động, một di tích của thế kỷ 19. Tuy nhiên, chính chủ nghĩa dân tộc đã thúc đẩy chính trị ở châu Á và sẽ tiếp tục thúc đẩy như thế. Chủ nghĩa dân tộc ấy đang lãnh đạo một cách không cần biện giải đến sự tăng trưởng của quân đội trong khu vực - đặc biệt là các lực lượng hải và không quân - để bảo vệ chủ quyền và khẳng định các nguồn tài nguyên đang tranh chấp. Không hề có niềm quyến rũ triết học nào ở đây. Tất cả là từ cái hợp lý lạnh lùng của cán cân quyền lực. Đến mức độ của chủ nghĩa hiện thực không ủy mị, vốn là sự liên minh với chủ nghĩa dân tộc, có một nơi chốn địa lý cho nó, đó chính là vùng Biển Nam Trung Hoa.
Bất cứ thảm kịch về đạo đức nào từng đã xảy ra ở Đông Á cũng đều mang hình thức chính trị quyền lực khắc khổ của các loại từng khiến nhiều nhà trí thức và các nhà báo phải bị tê liệt. Như Thucydides đã giải thích rất đáng nhớ trong chuyện kể của ông về cuộc nô dịch đảo Melos của những người Athens cổ đại, "Kẻ mạnh hành động những gì họ có thể và kẻ yếu chịu đựng những gì họ phải chịu". Trong câu chuyện kể lại của thế kỷ 21, với Trung Quốc trong vai trò của Athens, sức mạnh ưu thế trong vùng biển khu vực và kẻ yếu vẫn sẽ cam chịu - nhưng chỉ có thế thôi. Đây sẽ là chiến lược không tuyên bố của Trung Quốc và các nước nhỏ hơn của khu vực Đông Nam Á có thể sẽ gia nhập với Hoa Kỳ để tránh số phận của Melians. Tuy nhiên, sẽ không có những giết chóc.
Vùng biển Nam Trung Hoa báo trước một hình thức khác nhau hơn so với những cuộc xung đột mà chúng ta từng biết đến. Từ đầu thế kỷ 20, chúng ta, một mặt đã bị tổn thương bởi những cuộc tham dự lớn có tính quy ước trên đất liền, mặt khác còn là những cuộc chiến tranh bẩn thỉu, bất thường. Vì cả hai loại chiến tranh này đều mang đến các thương vong lớn về dân sự nên chiến tranh đã trở nên một chủ đề chung và về nhân đạo. Nhưng trong tương lai, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một hình thức tinh khiết hơn của xung đột, giới hạn trong lĩnh vực hải quân. Đây là một kịch bản tích cực. Xung đột không thể hoàn toàn bị loại bỏ khỏi hoàn cảnh của con người. Một chủ đề trong Các luận bàn về Livy (Discourses on Livy) của Machiavelli là sự xung đột, khi được kiểm soát hợp lý, sẽ có nhiều khả năng dẫn dắt đến tiến bộ cho nhân loại hơn là sự ổn định cứng nhắc. Một vùng biển đông đúc các chiến hạm không hề mâu thuẫn với kỷ nguyên của một hứa hẹn tuyệt vời cho châu Á. Sự bất an thường nuôi dưỡng tính năng động.
Nhưng xung đột trong vùng Biển Nam Trung Hoa có thể kiểm soát được không ? Đến đây, lập luận của tôi giả thiết rằng chiến tranh lớn sẽ không bùng nổ trong khu vực và thay vì thế là các loại thỏa mãn với những mánh khoé tranh dành vị trí cho các tàu chiến của mình trên các vùng biển khơi, trong khi vẫn đòi hỏi cạnh tranh các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thậm chí còn có thể đồng ý với một loại phân chia công bằng. Nhưng nếu Trung Quốc, đi ngược lại tất cả các chiều hướng có chứng cớ, để xâm chiếm Đài Loan thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc và Việt Nam, hai nước hiện đang có cạnh tranh dữ dội bắt nguồn từ sâu xa trong lịch sử, sẽ đi đến chiến tranh như họ đã từng trong năm 1979, với các loại vũ khí gây chết người nhiều hơn trong thời gian này thì sao ? Bởi vì không phải chỉ một mình Trung Quốc xây dựng quân sự đáng kể của mình, các nước Đông Nam Á cũng gia tăng nữa. Trong thập kỷ qua, ngân sách quốc phòng của họ đã tăng lên khoảng 1/3, ngay cả khi ngân sách quốc phòng châu Âu đã giảm xuống. Các vũ khí nhập khẩu vào Indonesia, Singapore và Malaysia tăng lên đến 84%, 146%, 722% từ năm 2000. Các cuộc chi tiêu đều nhằm vào nền tảng hải quân và không quân: chiến hạm trên mặt nước, tàu ngầm với các hệ thống tên lửa tiên tiến và các máy bay chiến đấu tầm xa. Việt Nam gần đây đã chi 2 tỷ cho sáu chiếc tàu ngầm Kilo-class tối tân thượng hạng và 1 tỷ cho các máy bay chiến đấu của Nga. Malaysia đã mở một căn cứ tàu ngầm trên đảo Borneo. Dù đang bị phân tâm bởi các cuộc chiến tranh trên đất liền ở vùng Trung Đông rộng lớn, sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ cũng đã vẫn được lặng lẽ chuyển từ châu Âu đến châu Á.
Hoa Kỳ hiện đảm bảo cho nguyên trạng khó chịu ở vùng biển Nam Trung Hoa, hạn chế xâm lược của Trung Quốc, chủ yếu trên các bản đồ, phục vụ như một sự kiểm tra lực lượng hải quân và các nhà ngoại giao của Trung Quốc (mặc dù điều này không phải để nói rằng Mỹ rõ ràng thuần túy trong hành động của mình và Trung Quốc tự động là một kẻ ác). Những gì Hoa Kỳ mang đến cho các nước trong khu vực biển Nam Trung Hoa là kém sự thực về dân chủ đạo đức hơn sức mạnh cơ bắp của mình. Chính sự cân bằng quyền lực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cuối cùng đã giữ cho Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Singapore và Malaysia được tự do, có khả năng để vận dụng được quyền lực lớn này chống lại những quyền lực lớn khác. Và trong không gian tự do đó, chủ nghĩa khu vực có thể nổi lên như một sức mạnh riêng của mình, trong hình thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, một loại tự do như vậy không thể tự nhiên mà có. Đối với các bế tắc đang diễn ra căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc - vốn gia tăng lên thành một mảng phức tạp của các chủ đề từ thương mại đến cải cách tiền tệ, an ninh mạng đến kiểm soát tình báo - cuối cùng các mối đe dọa chuyển đến sự chú trọng của Trung Quốc đến vùng Đông Á, chủ yếu là vì tính cách địa lý trung tâm đến khu vực của Trung Quốc.
Tổng kết toàn diện nhất của cảnh quan địa chính trị châu Á đã từng có được không đến từ Washington hay Bắc Kinh, nhưng từ Canberra. Trong một bài viết dài 74 trang được công bố vào năm ngoái, "Dịch chuyển quyền lực: Nước Úc trong tương lai giữa Washington và Bắc Kinh" (Power Shift: Australia's Future Between Washington and Beijing), Hugh White, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia, đã diễn tả đất nước của mình như một quyền lực "nguyên trạng" tinh túy - một loại quyền lực hết sức cần đến tình hình ở Châu Á được duy trì chính xác như thế, với Trung Quốc tiếp tục phát triển để từ đó Úc có thể mua bán ngày càng nhiều với họ, trong khi Mỹ vẫn là "quyền lực mạnh nhất ở Châu Á" để vẫn là "người bảo vệ tối hậu" của Úc. Tuy nhiên, như White viết, vấn đề là cả hai điều này không thể tiếp tục được nữa. Khu vực châu Á không thể tiếp tục thay đổi về kinh tế mà không thay đổi về chính trị và chiến lược; một nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc tự nhiên sẽ không hài lòng với sự ưu việt về quân sự của Mỹ ở châu Á.
Trung Quốc muốn gì? White khẳng định rằng Trung Quốc có thể mong muốn một loại đế chế mới theo phong cách mà Hoa Kỳ từng thiết lập nên ở Tây bán cầu ở châu Á, khi Washington đã từng bảo đảm được thống trị trong vùng lòng chảo Caribbe (như Bắc Kinh hy vọng họ sẽ thống trị được trên vùng biển Nam Trung Hoa). Đế chế theo phong cách mới này, theo diễn giải của White, có nghĩa là các nước láng giềng của Mỹ "ít nhiều sẽ có được tự do cai trị đất nước của riêng mình, ngay cả dù cho Washington có khẳng định rằng quan điểm của mình nên được "xem xét đầy đủ" và được ưu tiên so với quan điểm của các quyền lực bên ngoài khác. Vấn nạn của mô hình này là Nhật Bản, có lẽ sẽ không chấp nhận quyền bá chủ Trung Quốc dù là mềm mỏng. Điều này khiến Bản Hòa tấu của mô hình châu Âu, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ và có lẽ một hoặc hai nước khác nữa sẽ ngồi xuống bàn thương nghị của các cường quốc châu Á ngang bằng nhau. Nhưng liệu Hoa Kỳ có chấp nhận vai trò khiêm tốn như thế, vì Hoa Kỳ từng có quan hệ đến tịnh vượng và ổn định của châu Á với tính ưu việt riêng của mình hay không? White cho thấy rằng trong khi đối diện với sức mạnh gia tăng của Trung Quốc, từ nay trở đi, sự thống trị của Mỹ có thể có nghĩa là sự bất ổn định cho châu Á.
Sự thống trị của Mỹ được xác định trên quan niệm cho rằng vì Trung Quốc là một chế độ độc tài trong nước, họ sẽ hành động theo một phương cách "không thể chấp nhận được ở nước ngoài". Nhưng có thể không là như vậy, White lập luận. Quạn niệm về chính mình của Trung Quốc là quan niệm về một quyền lực lành tính, không bá quyền, không can thiệp vào những triết lý trong nước của các nước khác như Hoa Kỳ đang can thiệp với loại đạo đức bao đồng của mình. Bởi vì Trung Quốc tự nhìn mình như là một Vương quốc Trung gian, cơ sở của họ về thống trị là vị trí trung tâm vốn có của họ với lịch sử thế giới, chứ không phải là bất kỳ hệ thống nào họ muốn tìm cách xuất khẩu.
Nói cách khác, Hoa Kỳ, chứ không phải Trung Quốc, có thể là vấn đề trong tương lai. Có thể chúng ta thực sự quan tâm quá nhiều về bản chất nội bộ của chính quyền Trung Quốc và tìm cách hạn chế quyền lực của Trung Quốc ở nước ngoài vì chúng ta không thích các chính sách trong nước của họ. Thay vì thế, mục tiêu của Mỹ ở châu Á nên được cân bằng, chứ không phải là thống trị. Chính xác bởi vì quyền lực cứng vẫn là chìa khóa cho các mối quan hệ quốc tế và chúng ta phải nhường chỗ cho một Trung Quốc đang lên. Hoa Kỳ không cần phải tăng cường sức mạnh hải quân của mình ở Tây Thái Bình Dương, nhưng cũng không thể suy giảm đáng kể sức mạnh này.
Việc mất đi một đội hàng không mẫu hạm mang phi cơ chiến đấu của Mỹ ở vùng Tây Thái Bình Dương do hậu quả cắt giảm ngân sách hoặc tái bố trí đến Trung Đông có thể gây ra những cuộc thảo luận căng thẳng trong khu vực về sự suy giảm của Mỹ và những hậu quả cần thiết phải sửa đổi các thỏa thuận với Bắc Kinh. Tình hình tối ưu là hiện diện của lực lượng hải không quân Hoa Kỳ nên ở mức độ tương đương như hiện tại, ngay cả khi Hoa Kỳ phải xử dụng hết sức mạnh của mình để dựng lên các mối quan hệ gần gũi, có thể đoán trước được với phía Trung Quốc. Bằng cách đó, qua thời gian, nước Mỹ có thể điều chỉnh với một để một lực lượng hải quân Trung Quốc. Trong các vấn đề quốc tế, đằng sau tất cả các vấn đề đạo đức là quyền lực. Can thiệp nhân đạo tại khu vực Balkan có thể chỉ bởi vì chế độ Serbia đã yếu, không giống như chế độ Nga, từng phạm tội ác dưới một quy mô tương tự như ở Chechnya, trong lúc phương Tây đã không hề hành động gì. Trong những thập kỷ tới, ở vùng Tây Thái Bình Dương, đạo đức có thể có nghĩa là việc từ bỏ một số lý tưởng thân thương của chúng ta cho lợi ích của sự ổn định. Chúng ta có thể làm gì khác được để có chỗ cho một Trung Quốc hầu như độc tài mở rộng quân sự của mình? Bản thân việc cân bằng quyền lực, ngay cả nhiều giá trị dân chủ hơn của phương Tây, thường là bảo vệ tốt nhất cho tự do. Đó cũng sẽ là một bài học của vùng biển Nam Trung Hoa trong thế kỷ 21 - một bài học mà các những người lý tưởng không muốn nghe đến.
Nguồn: Foreign Policy
BBC dịch: Khả năng xung đột ở Biển Đông
Bài mang tựa đề Bấm "Biển Nam Trung Hoa là xung đột của tương lai" nói các tranh chấp ở Châu Âu trong thế kỷ trước diễn ra trên các vùng đất liền, trải dài từ biên giới phía đông và phía tây của Đức.
Sang thế kỷ 21, tác giả Robert D. Kaplan nói trọng tâm dân số và kinh tế đã chuyển sang Châu Á và các trung tâm dân cư lớn được ngăn cách bởi lãnh hải hơn là lãnh thổ.
Ông Kaplan, chuyên gia cao cấp của Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới và cũng là thành viên của Ủy ban Chính sách Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, nói chiến tranh trên đất liền ảnh hưởng tới dân thường trong khi xung đột trên biển có thể chỉ đơn giản là những phép tính toán học về cán cân giữa các bên.
Chuyên gia này nói sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương đang giúp giữ nguyên hiện trạng trên biển nhưng Hoa Kỳ thực hiện điều này chỉ do "sức mạnh cơ bắp" chứ không phải bằng các giá trị dân chủ.
Tác giả Kaplan cũng nhấn mạnh căng thẳng trên Biển Đông không nhất thiết sẽ dẫn tới xung đột và ông nói các nước trong vùng, bao gồm cả Trung Quốc, cho dù có độc đoán nhưng không phải là những nước tàn bạo và vô cùng nhẫn tâm.
Ông viết: "Cuộc đấu tranh giành ưu thế ở Tây Thái Bình Dương không nhất thiết liên quan tới xung đột vũ trang mà gần như sẽ xảy ra một cách thầm lặng trên những vùng biển trống với tình trạng lạnh lùng chấp nhận sức mạnh kinh tế và quân sự tăng chậm và chắc mà các nhà nước có được trong suốt quá trình lịch sử."
Ông Robert Kaplan nhận định vùng biển rộng lớn ở Đông Á cũng là rào cản đối với các cuộc chiến khi mà tốc độ nhanh nhất của tàu chiến hiện chỉ đạt 35 hải lý. Ông nói đây là điều khiến thế kỷ 21 có nhiều cơ hội tránh được đại chiến so với thế kỷ 20.
Ông Kaplan thừa nhận những vùng biển mênh mông đã không ngăn được cuộc chiến Nga-Nhật, nội chiến ở Trung Quốc, cuộc chiến Triều Tiên hay các cuộc chiến ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
Nhưng ông nói thời kỳ của các cuộc xung đột có yếu tố giải phóng dân tộc hay củng cố quốc gia đã qua và quân đội của các nước Đông Á đang phát triển theo hướng hướng ngoại với lực lượng không quân và hải quân kỹ thuật cao.
Trữ lượng dầu khí
Tạp chí Foreign Policy nói Biển Đông là cửa ngõ của hàng hải toàn cầu và hơn một nửa lượng hàng hóa thương mại chuyên chở bằng đường biển đi qua vùng biển này.
Trong khi đó hai phần ba nguồn năng lượng của Hàn Quốc, 60% của Đài Loan và Nhật Bản, và 80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Biển Đông.
Tác giả Robert Kaplan nói đường lưỡi bò trải dài từ Đảo Hải Nam của Trung Quốc xuống gần Singapore và Malaysia đã khiến cho chín nước giáp Biển Đông gần như đã đứng về một phía trong cuộc đối chọi với Trung Quốc.
Về việc chiếm hữu các đảo hay bãi đá nổi hoặc ngầm trên Biển Đông, Foreign Policy nói Trung Quốc có 12, Đài Loan 1, Việt Nam 25, Philippines 8 và Malaysia 5.
Tạp chí này so sánh vị trí của Trung Quốc ở Biển Đông với vị trí của Hoa Kỳ ở vùng Biển Caribe hồi thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20:
"Hoa Kỳ thừa nhận sự hiện diện và đòi [chủ quyền] của các nước Châu Âu ở Caribe nhưng vẫn tìm cách thống trị vùng này.
"Chính Cuộc chiến Hoa Kỳ - Tây Ban Nha hồi năm 1898 và việc đào Kênh Panama từ năm 1904 tới năm 1914 đã ghi dấu vị trí siêu cường thế giới của Hoa Kỳ.
"Sự thống trị tại khu vực Biển Caribe còn cho phép Hoa Kỳ kiểm soát Tây Bán cầu và qua đó ảnh hưởng tới cán cân lực lượng ở Đông Bán cầu.
"Ngày nay Trung Quốc đang ở tình thế tương tự trên Biển Đông, sân sau của Ấn Độ Dương, nơi Trung Quốc cũng muốn có sự hiện diện hải quân để bảo vệ đường vận chuyển nhiên liệu từ Trung Đông."
Bảo vệ tự do
Ông Robert Kaplan cũng nói những toan tính của Trung Quốc còn có nguồn gốc lịch sử khi mà họ bị Anh, Pháp, Nhật và Nga chiếm đất hồi thế kỷ 19 dưới thời nhà Thanh sau hàng ngàn năm ở vị trí siêu cường và có tư cách một nền văn minh của thế giới.
Ông nói mặc dù không tuyên bố, nhưng Trung Quốc sẽ theo phương châm "Kẻ mạnh làm những gì họ đủ sức làm và kẻ yếu phải hứng chịu những gì họ phải hứng chịu".
Nhưng với sự hiện diện của Hoa Kỳ và bản chất toàn trị ở mức độ thấp của Trung Quốc, ông Kaplan tin rằng sẽ không xảy ra một cuộc chiến với nhiều thương vong.
Chuyên gia này nói những tranh chấp trên Biển Đông không hề mang tính triết lý mà chỉ đơn giản là logic tương quan lực lượng và đặc biệt là chủ nghĩa dân tộc.
Ông cũng nhận định sự hiện diện của nhiều tàu chiến trên Biển Đông không nhất thiết là sự đe dọa cho kỷ nguyên đầy hứa hẹn của Châu Á vì "xung đột mà được kiểm soát đúng mức dễ dẫn tới tiến bộ của loài người hơn là sự ổn định chặt chẽ" và "bất ổn thường đẻ ra sự năng động".
Foreign Policy nói trên thực tế các nước trong vùng Đông Nam Á đều tăng ngân sách quốc phòng trong lúc các nước Châu Âu giảm chi tiêu quân sự.
Nhập khẩu vũ khí của Indonesia tăng 84%, Singapore tăng 146%, Malaysia tăng 722% kể từ năm 2000.
Malaysia cũng vừa khánh thành căn cứ tàu ngầm ở Borneo.
Việt Nam đã chi hai tỷ đôla để mua sáu tàu ngầm hạng Kilo và một tỷ đôla để mua máy bay chiến đấu của Nga.
Nhưng chuyên gia của Foreign Policy nhận định Hoa Kỳ sẽ vẫn giúp đảm bảo hiện trạng "không dễ dàng" tại Biển Đông trong thời gian trước mắt và "giới hạn sự hung hăng của Trung Quốc ở mức chủ yếu trên bản đồ".
Tác giả Robert Kaplan cũng trích một nghiên cứu của học giả Australia, ông Hugh White, nói rằng sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và sự thống trị của Hoa Kỳ ở Châu Á lại có thể là nguồn gây bất ổn khi hai siêu cường này có xung đột về lợi ích.
Ông Kaplan khuyến cáo Hoa Kỳ nên hướng vai trò của họ ở Châu Á tới sự cân bằng, thay vì áp đảo.
"Hoa Kỳ không cần tăng cường sức mạnh hải quân tại Tây Thái Bình Dương nhưng cũng không thể giảm đáng kể [sự hiện diện của hải quân].
"...Sự cân bằng sức mạnh, hơn cả các giá trị dân chủ của phương Tây, thường vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ tự do."
BY ROBERT D. KAPLAN | SEPT/OCT 2011
Europe is a landscape; East Asia a seascape. Therein lies a crucial difference between the 20th and 21st centuries. The most contested areas of the globe in the last century lay on dry land in Europe, particularly in the flat expanse that rendered the eastern and western borders of Germany artificial and exposed to the inexorable march of armies. But over the span of the decades, the demographic and economic axis of the Earth has shifted measurably to the opposite end of Eurasia, where the spaces between major population centers are overwhelmingly maritime.
Because of the way geography illuminates and sets priorities, these physical contours of East Asia augur a naval century -- naval being defined here in the broad sense to include both sea and air battle formations now that they have become increasingly inextricable. Why? China, which, especially now that its land borders are more secure than at any time since the height of the Qing dynasty at the end of the 18th century, is engaged in an undeniable naval expansion. It is through sea power that China will psychologically erase two centuries of foreign transgressions on its territory -- forcing every country around it to react.
Military engagements on land and at sea are vastly different, with major implications for the grand strategies needed to win -- or avoid -- them. Those on land enmesh civilian populations, in effect making human rights a signal element of war studies. Those at sea approach conflict as a clinical and technocratic affair, in effect reducing war to math, in marked contrast with the intellectual battles that helped define previous conflicts.
World War II was a moral struggle against fascism, the ideology responsible for the murder of tens of millions of noncombatants. The Cold War was a moral struggle against communism, an equally oppressive ideology by which the vast territories captured by the Red Army were ruled. The immediate post-Cold War period became a moral struggle against genocide in the Balkans and Central Africa, two places where ground warfare and crimes against humanity could not be separated. More recently, a moral struggle against radical Islam has drawn the United States deep into the mountainous confines of Afghanistan, where the humane treatment of millions of civilians is critical to the war's success. In all these efforts, war and foreign policy have become subjects not only for soldiers and diplomats, but for humanists and intellectuals. Indeed, counterinsurgency represents a culmination of sorts of the union between uniformed officers and human rights experts. This is the upshot of ground war evolving into total war in the modern age.
East Asia, or more precisely the Western Pacific, which is quickly becoming the world's new center of naval activity, presages a fundamentally different dynamic. It will likely produce relatively few moral dilemmas of the kind we have been used to in the 20th and early 21st centuries, with the remote possibility of land warfare on the Korean Peninsula as the striking exception. The Western Pacific will return military affairs to the narrow realm of defense experts. This is not merely because we are dealing with a naval realm, in which civilians are not present. It is also because of the nature of the states themselves in East Asia, which, like China, may be strongly authoritarian but in most cases are not tyrannical or deeply inhumane.
The struggle for primacy in the Western Pacific will not necessarily involve combat; much of what takes place will happen quietly and over the horizon in blank sea space, at a glacial tempo befitting the slow, steady accommodation to superior economic and military power that states have made throughout history. War is far from inevitable even if competition is a given. And if China and the United States manage the coming handoff successfully, Asia, and the world, will be a more secure, prosperous place. What could be more moral than that? Remember: It is realism in the service of the national interest -- whose goal is the avoidance of war -- that has saved lives over the span of history far more than humanitarian interventionism.
EAST ASIA IS A VAST, YAWNING EXPANSE stretching nearly from the Arctic to Antarctic -- from the Kuril Islands southward to New Zealand -- and characterized by a shattered array of isolated coastlines and far-flung archipelagos. Even accounting for how dramatically technology has compressed distance, the sea itself still acts as a barrier to aggression, at least to a degree that dry land does not. The sea, unlike land, creates clearly defined borders, giving it the potential to reduce conflict. Then there is speed to consider. Even the fastest warships travel comparatively slowly, 35 knots, say, reducing the chance of miscalculations and giving diplomats more hours -- days, even -- to reconsider decisions. Navies and air forces simply do not occupy territory the way that armies do. It is because of the seas around East Asia -- the center of global manufacturing as well as rising military purchases -- that the 21st century has a better chance than the 20th of avoiding great military conflagrations.
Of course, East Asia saw great military conflagrations in the 20th century, which the seas did not prevent: the Russo-Japanese War; the almost half-century of civil war in China that came with the slow collapse of the Qing dynasty; the various conquests of imperial Japan, followed by World War II in the Pacific; the Korean War; the wars in Cambodia and Laos; and the two in Vietnam involving the French and the Americans. The fact that the geography of East Asia is primarily maritime had little impact on such wars, which at their core were conflicts of national consolidation or liberation. But that age for the most part lies behind us. East Asian militaries, rather than focusing inward with low-tech armies, are focusing outward with high-tech navies and air forces.
As for the comparison between China today and Germany on the eve of World War I that many make, it is flawed: Whereas Germany was primarily a land power, owing to the geography of Europe, China will be primarily a naval power, owing to the geography of East Asia.
East Asia can be divided into two general areas: Northeast Asia, dominated by the Korean Peninsula, and Southeast Asia, dominated by the South China Sea. Northeast Asia pivots on the destiny of North Korea, an isolated, totalitarian state with dim prospects in a world governed by capitalism and electronic communication. Were North Korea to implode, Chinese, U.S., and South Korean ground forces might meet up on the peninsula's northern half in the mother of all humanitarian interventions, even as they carve out spheres of influence for themselves. Naval issues would be secondary. But an eventual reunification of Korea would soon bring naval issues to the fore, with a Greater Korea, China, and Japan in delicate equipoise, separated by the Sea of Japan and the Yellow and Bohai seas. Yet because North Korea still exists, the Cold War phase of Northeast Asian history is not entirely over, and land power may well come to dominate the news there before sea power will.
Southeast Asia, by contrast, is already deep into the post-Cold War phase of history. Vietnam, which dominates the western shore of the South China Sea, is a capitalist juggernaut despite its political system, seeking closer military ties to the United States. China, consolidated as a dynastic state by Mao Zedong after decades of chaos and made into the world's most dynamic economy by the liberalizations of Deng Xiaoping, is pressing outward with its navy to what it calls the "first island chain" in the Western Pacific. The Muslim behemoth of Indonesia, having endured and finally ended decades of military rule, is poised to emerge as a second India: a vibrant and stable democracy with the potential to project power by way of its growing economy. Singapore and Malaysia are also surging forward economically, in devotion to the city-state-cum-trading-state model and through varying blends of democracy and authoritarianism. The composite picture is of a cluster of states, which, with problems of domestic legitimacy and state-building behind them, are ready to advance their perceived territorial rights beyond their own shores. This outward collective push is located in the demographic cockpit of the globe, for it is in Southeast Asia, with its 615 million people, where China's 1.3 billion people converge with the Indian subcontinent's 1.5 billion people. And the geographical meeting place of these states, and their militaries, is maritime: the South China Sea.
The South China Sea joins the Southeast Asian states with the Western Pacific, functioning as the throat of global sea routes. Here is the center of maritime Eurasia, punctuated by the straits of Malacca, Sunda, Lombok, and Makassar. More than half the world's annual merchant fleet tonnage passes through these choke points, and a third of all maritime traffic. The oil transported through the Strait of Malacca from the Indian Ocean, en route to East Asia through the South China Sea, is more than six times the amount that passes through the Suez Canal and 17 times the amount that transits the Panama Canal. Roughly two-thirds of South Korea's energy supplies, nearly 60 percent of Japan's and Taiwan's energy supplies, and about 80 percent of China's crude-oil imports come through the South China Sea. What's more, the South China Sea has proven oil reserves of 7 billion barrels and an estimated 900 trillion cubic feet of natural gas, a potentially huge bounty.
It is not only location and energy reserves that promise to give the South China Sea critical geostrategic importance, but also the coldblooded territorial disputes that have long surrounded these waters. Several disputes concern the Spratly Islands, a mini-archipelago in the South China Sea's southeastern part. Vietnam, Taiwan, and China each claim all or most of the South China Sea, as well as all of the Spratly and Paracel island groups. In particular, Beijing asserts a historical line: It lays claim to the heart of the South China Sea in a grand loop (widely known as the "cow's tongue") from China's Hainan Island at the South China Sea's northern end all the way south 1,200 miles to near Singapore and Malaysia.
The result is that all nine states that touch the South China Sea are more or less arrayed against China and therefore dependent on the United States for diplomatic and military support. These conflicting claims are likely to become even more acute as Asia's spiraling energy demands -- energy consumption is expected to double by 2030, with China accounting for half that growth -- make the South China Sea the ever more central guarantor of the region's economic strength. Already, the South China Sea has increasingly become an armed camp, as the claimants build up and modernize their navies, even as the scramble for islands and reefs in recent decades is mostly over. China has so far confiscated 12 geographical features, Taiwan one, Vietnam 25, the Philippines eight, and Malaysia five.
China's very geography orients it in the direction of the South China Sea. China looks south toward a basin of water formed, in clockwise direction, by Taiwan, the Philippines, the island of Borneo split between Malaysia and Indonesia (as well as tiny Brunei), the Malay Peninsula divided between Malaysia and Thailand, and the long snaking coastline of Vietnam: weak states all, compared with China. Like the Caribbean Sea, punctuated as it is by small island states and enveloped by a continental-sized United States, the South China Sea is an obvious arena for the projection of Chinese power.
Indeed, China's position here is in many ways akin to America's position vis-à-vis the similar-sized Caribbean in the 19th and early 20th centuries. The United States recognized the presence and claims of European powers in the Caribbean, but sought to dominate the region nevertheless. It was the 1898 Spanish-American War and the digging of the Panama Canal from 1904 to 1914 that signified the United States' arrival as a world power. Domination of the greater Caribbean Basin, moreover, gave the United States effective control of the Western Hemisphere, which allowed it to affect the balance of power in the Eastern Hemisphere. And today China finds itself in a similar situation in the South China Sea, an antechamber of the Indian Ocean, where China also desires a naval presence to protect its Middle Eastern energy supplies.
Yet something deeper and more emotional than geography propels China forward into the South China Sea and out into the Pacific: that is, China's own partial breakup by the Western powers in the relatively recent past, after having been for millennia a great power and world civilization.
In the 19th century, as the Qing dynasty became the sick man of East Asia, China lost much of its territory to Britain, France, Japan, and Russia. In the 20th century came the bloody Japanese takeovers of the Shandong Peninsula and Manchuria. This all came atop the humiliations forced on China by the extraterritoriality agreements of the 19th and early 20th centuries, whereby Western countries wrested control of parts of Chinese cities -- the so-called "treaty ports." By 1938, as Yale University historian Jonathan D. Spence tells us in The Search for Modern China, because of these depredations as well as the Chinese Civil War, there was even a latent fear that "China was about to be dismembered, that it would cease to exist as a nation, and that the four thousand years of its recorded history would come to a jolting end." China's urge for expansion is a declaration that it never again intends to let foreigners take advantage of it.
JUST AS GERMAN SOIL constituted the military front line of the Cold War, the waters of the South China Sea may constitute the military front line of the coming decades. As China's navy becomes stronger and as China's claim on the South China Sea contradicts those of other littoral states, these other states will be forced to further develop their naval capacities. They will also balance against China by relying increasingly on the U.S. Navy, whose strength has probably peaked in relative terms, even as it must divert considerable resources to the Middle East. Worldwide multipolarity is already a feature of diplomacy and economics, but the South China Sea could show us what multipolarity in a military sense actually looks like.
There is nothing romantic about this new front, void as it is of moral struggles. In naval conflicts, unless there is shelling onshore, there are no victims per se; nor is there a philosophical enemy to confront. Nothing on the scale of ethnic cleansing is likely to occur in this new central theater of conflict. China, its suffering dissidents notwithstanding, simply does not measure up as an object of moral fury. The Chinese regime demonstrates only a low-calorie version of authoritarianism, with a capitalist economy and little governing ideology to speak of. Moreover, China is likely to become more open rather than closed as a society in future years. Instead of fascism or militarism, China, along with other states in East Asia, is increasingly defined by the persistence of old-fashioned nationalism: an idea, certainly, but not one that since the mid-19th century has been attractive to intellectuals. And even if China does become more democratic, its nationalism is likely only to increase, as even a casual survey of the views of its relatively freewheeling netizens makes clear.
We often think of nationalism as a reactionary sentiment, a relic of the 19th century. Yet it is traditional nationalism that mainly drives politics in Asia, and will continue to do so. That nationalism is leading unapologetically to the growth of militaries in the region -- navies and air forces especially -- to defend sovereignty and make claims for disputed natural resources. There is no philosophical allure here. It is all about the cold logic of the balance of power. To the degree that unsentimental realism, which is allied with nationalism, has a geographical home, it is the South China Sea.
Whatever moral drama does occur in East Asia will thus take the form of austere power politics of the sort that leaves many intellectuals and journalists numb. As Thucydides put it so memorably in his telling of the ancient Athenians' subjugation of the island of Melos, "The strong do what they can and the weak suffer what they must." In the 21st-century retelling, with China in Athens's role as the preeminent regional sea power, the weak will still submit -- but that's it. This will be China's undeclared strategy, and the smaller countries of Southeast Asia may well bandwagon with the United States to avoid the Melians' fate. But slaughter there will be not.
The South China Sea presages a different form of conflict than the ones to which we have become accustomed. Since the beginning of the 20th century, we have been traumatized by massive, conventional land engagements on the one hand, and dirty, irregular small wars on the other. Because both kinds of war produced massive civilian casualties, war has been a subject for humanists as well as generals. But in the future we just might see a purer form of conflict, limited to the naval realm. This is a positive scenario. Conflict cannot be eliminated from the human condition altogether. A theme in Machiavelli's Discourses on Livy is that conflict, properly controlled, is more likely than rigid stability to lead to human progress. A sea crowded with warships does not contradict an era of great promise for Asia. Insecurity often breeds dynamism.
But can conflict in the South China Sea be properly controlled? My argument thus far presupposes that major warfare will not break out in the area and that instead countries will be content to jockey for position with their warships on the high seas, while making competing claims for natural resources and perhaps even agreeing to a fair distribution of them. But what if China were, against all evidential trends, to invade Taiwan? What if China and Vietnam, whose intense rivalry reaches far back into history, go to war as they did in 1979, with more lethal weaponry this time? For it isn't just China that is dramatically building its military; Southeast Asian countries are as well. Their defense budgets have increased by about a third in the past decade, even as European defense budgets have declined. Arms imports to Indonesia, Singapore, and Malaysia have gone up 84 percent, 146 percent, and 722 percent, respectively, since 2000. The spending is on naval and air platforms: surface warships, submarines with advanced missile systems, and long-range fighter jets. Vietnam recently spent $2 billion on six state-of-the-art Kilo-class Russian submarines and $1 billion on Russian fighter jets. Malaysia just opened a submarine base on Borneo. While the United States has been distracted by land wars in the greater Middle East, military power has been quietly shifting from Europe to Asia.
The United States presently guarantees the uneasy status quo in the South China Sea, limiting China's aggression mainly to its maps and serving as a check on China's diplomats and navy (though this is not to say that America is pure in its actions and China automatically the villain). What the United States provides to the countries of the South China Sea region is less the fact of its democratic virtue than the fact of its raw muscle. It is the very balance of power between the United States and China that ultimately keeps Vietnam, Taiwan, the Philippines, Indonesia, Singapore, and Malaysia free, able to play one great power off against the other. And within that space of freedom, regionalism can emerge as a power in its own right, in the form of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN). Yet, such freedom cannot be taken for granted. For the tense, ongoing standoff between the United States and China -- which extends to a complex array of topics from trade to currency reform to cybersecurity to intelligence surveillance -- threatens eventually to shift in China's favor in East Asia, largely due to China's geographical centrality to the region.
THE MOST COMPREHENSIVE SUMMATION of the new Asian geopolitical landscape has come not from Washington or Beijing, but from Canberra. In a 74-page article published last year, "Power Shift: Australia's Future Between Washington and Beijing," Hugh White, professor of strategic studies at the Australian National University, describes his country as the quintessential "status quo" power -- one that desperately wants the situation in Asia to remain exactly as it is, with China continuing to grow so that Australia can trade more and more with it, while America remains "the strongest power in Asia," so as to be Australia's "ultimate protector." But as White writes, the problem is that both of these things cannot go on. Asia cannot continue to change economically without changing politically and strategically; a Chinese economic behemoth naturally will not be content with American military primacy in Asia.
What does China want? White posits that the Chinese may desire in Asia the kind of new-style empire that the United States engineered in the Western Hemisphere once Washington had secured dominance over the Caribbean Basin (as Beijing hopes it will over the South China Sea). This new-style empire, in White's words, meant America's neighbors were "more or less free to run their own countries," even as Washington insisted that its views be given "full consideration" and take precedence over those of outside powers. The problem with this model is Japan, which would probably not accept Chinese hegemony, however soft. That leaves the Concert of Europe model, in which China, India, Japan, the United States, and perhaps one or two others would sit down at the table of Asian power as equals. But would the United States accept such a modest role, since it has associated Asian prosperity and stability with its own primacy? White suggests that in the face of rising Chinese power, American dominance might henceforth mean instability for Asia.
American dominance is predicated on the notion that because China is authoritarian at home, it will act "unacceptably abroad." But that may not be so, White argues. China's conception of itself is that of a benign, non-hegemonic power, one that does not interfere in the domestic philosophies of other states in the way the United States -- with its busybody morality -- does. Because China sees itself as the Middle Kingdom, its basis of dominance is its own inherent centrality to world history, rather than any system it seeks to export.
In other words, the United States, not China, might be the problem in the future. We may actually care too much about the internal nature of the Chinese regime and seek to limit China's power abroad because we do not like its domestic policies. Instead, America's aim in Asia should be balance, not dominance. It is precisely because hard power is still the key to international relations that we must make room for a rising China. The United States need not increase its naval power in the Western Pacific, but it cannot afford to substantially decrease it.
The loss of a U.S. aircraft carrier strike group in the Western Pacific due to budget cuts or a redeployment to the Middle East could cause intense discussions in the region about American decline and the consequent need to make amends and side deals with Beijing. The optimal situation is a U.S. air and naval presence at more or less the current level, even as the United States does all in its power to forge cordial and predictable ties with China. That way America can adjust over time to a Chinese blue-water navy. In international affairs, behind all questions of morality lie questions of power. Humanitarian intervention in the Balkans was possible only because the Serbian regime was weak, unlike the Russian regime, which was committing atrocities of a similar scale in Chechnya while the West did nothing. In the Western Pacific in the coming decades, morality may mean giving up some of our most cherished ideals for the sake of stability. How else are we to make room for a quasi-authoritarian China as its military expands? The balance of power itself, even more than the democratic values of the West, is often the best safeguard of freedom. That, too, will be a lesson of the South China Sea in the 21st century -- another one that idealists do not want to hear.
Because of the way geography illuminates and sets priorities, these physical contours of East Asia augur a naval century -- naval being defined here in the broad sense to include both sea and air battle formations now that they have become increasingly inextricable. Why? China, which, especially now that its land borders are more secure than at any time since the height of the Qing dynasty at the end of the 18th century, is engaged in an undeniable naval expansion. It is through sea power that China will psychologically erase two centuries of foreign transgressions on its territory -- forcing every country around it to react.
Military engagements on land and at sea are vastly different, with major implications for the grand strategies needed to win -- or avoid -- them. Those on land enmesh civilian populations, in effect making human rights a signal element of war studies. Those at sea approach conflict as a clinical and technocratic affair, in effect reducing war to math, in marked contrast with the intellectual battles that helped define previous conflicts.
World War II was a moral struggle against fascism, the ideology responsible for the murder of tens of millions of noncombatants. The Cold War was a moral struggle against communism, an equally oppressive ideology by which the vast territories captured by the Red Army were ruled. The immediate post-Cold War period became a moral struggle against genocide in the Balkans and Central Africa, two places where ground warfare and crimes against humanity could not be separated. More recently, a moral struggle against radical Islam has drawn the United States deep into the mountainous confines of Afghanistan, where the humane treatment of millions of civilians is critical to the war's success. In all these efforts, war and foreign policy have become subjects not only for soldiers and diplomats, but for humanists and intellectuals. Indeed, counterinsurgency represents a culmination of sorts of the union between uniformed officers and human rights experts. This is the upshot of ground war evolving into total war in the modern age.
East Asia, or more precisely the Western Pacific, which is quickly becoming the world's new center of naval activity, presages a fundamentally different dynamic. It will likely produce relatively few moral dilemmas of the kind we have been used to in the 20th and early 21st centuries, with the remote possibility of land warfare on the Korean Peninsula as the striking exception. The Western Pacific will return military affairs to the narrow realm of defense experts. This is not merely because we are dealing with a naval realm, in which civilians are not present. It is also because of the nature of the states themselves in East Asia, which, like China, may be strongly authoritarian but in most cases are not tyrannical or deeply inhumane.
The struggle for primacy in the Western Pacific will not necessarily involve combat; much of what takes place will happen quietly and over the horizon in blank sea space, at a glacial tempo befitting the slow, steady accommodation to superior economic and military power that states have made throughout history. War is far from inevitable even if competition is a given. And if China and the United States manage the coming handoff successfully, Asia, and the world, will be a more secure, prosperous place. What could be more moral than that? Remember: It is realism in the service of the national interest -- whose goal is the avoidance of war -- that has saved lives over the span of history far more than humanitarian interventionism.
EAST ASIA IS A VAST, YAWNING EXPANSE stretching nearly from the Arctic to Antarctic -- from the Kuril Islands southward to New Zealand -- and characterized by a shattered array of isolated coastlines and far-flung archipelagos. Even accounting for how dramatically technology has compressed distance, the sea itself still acts as a barrier to aggression, at least to a degree that dry land does not. The sea, unlike land, creates clearly defined borders, giving it the potential to reduce conflict. Then there is speed to consider. Even the fastest warships travel comparatively slowly, 35 knots, say, reducing the chance of miscalculations and giving diplomats more hours -- days, even -- to reconsider decisions. Navies and air forces simply do not occupy territory the way that armies do. It is because of the seas around East Asia -- the center of global manufacturing as well as rising military purchases -- that the 21st century has a better chance than the 20th of avoiding great military conflagrations.
Of course, East Asia saw great military conflagrations in the 20th century, which the seas did not prevent: the Russo-Japanese War; the almost half-century of civil war in China that came with the slow collapse of the Qing dynasty; the various conquests of imperial Japan, followed by World War II in the Pacific; the Korean War; the wars in Cambodia and Laos; and the two in Vietnam involving the French and the Americans. The fact that the geography of East Asia is primarily maritime had little impact on such wars, which at their core were conflicts of national consolidation or liberation. But that age for the most part lies behind us. East Asian militaries, rather than focusing inward with low-tech armies, are focusing outward with high-tech navies and air forces.
As for the comparison between China today and Germany on the eve of World War I that many make, it is flawed: Whereas Germany was primarily a land power, owing to the geography of Europe, China will be primarily a naval power, owing to the geography of East Asia.
East Asia can be divided into two general areas: Northeast Asia, dominated by the Korean Peninsula, and Southeast Asia, dominated by the South China Sea. Northeast Asia pivots on the destiny of North Korea, an isolated, totalitarian state with dim prospects in a world governed by capitalism and electronic communication. Were North Korea to implode, Chinese, U.S., and South Korean ground forces might meet up on the peninsula's northern half in the mother of all humanitarian interventions, even as they carve out spheres of influence for themselves. Naval issues would be secondary. But an eventual reunification of Korea would soon bring naval issues to the fore, with a Greater Korea, China, and Japan in delicate equipoise, separated by the Sea of Japan and the Yellow and Bohai seas. Yet because North Korea still exists, the Cold War phase of Northeast Asian history is not entirely over, and land power may well come to dominate the news there before sea power will.
Southeast Asia, by contrast, is already deep into the post-Cold War phase of history. Vietnam, which dominates the western shore of the South China Sea, is a capitalist juggernaut despite its political system, seeking closer military ties to the United States. China, consolidated as a dynastic state by Mao Zedong after decades of chaos and made into the world's most dynamic economy by the liberalizations of Deng Xiaoping, is pressing outward with its navy to what it calls the "first island chain" in the Western Pacific. The Muslim behemoth of Indonesia, having endured and finally ended decades of military rule, is poised to emerge as a second India: a vibrant and stable democracy with the potential to project power by way of its growing economy. Singapore and Malaysia are also surging forward economically, in devotion to the city-state-cum-trading-state model and through varying blends of democracy and authoritarianism. The composite picture is of a cluster of states, which, with problems of domestic legitimacy and state-building behind them, are ready to advance their perceived territorial rights beyond their own shores. This outward collective push is located in the demographic cockpit of the globe, for it is in Southeast Asia, with its 615 million people, where China's 1.3 billion people converge with the Indian subcontinent's 1.5 billion people. And the geographical meeting place of these states, and their militaries, is maritime: the South China Sea.
The South China Sea joins the Southeast Asian states with the Western Pacific, functioning as the throat of global sea routes. Here is the center of maritime Eurasia, punctuated by the straits of Malacca, Sunda, Lombok, and Makassar. More than half the world's annual merchant fleet tonnage passes through these choke points, and a third of all maritime traffic. The oil transported through the Strait of Malacca from the Indian Ocean, en route to East Asia through the South China Sea, is more than six times the amount that passes through the Suez Canal and 17 times the amount that transits the Panama Canal. Roughly two-thirds of South Korea's energy supplies, nearly 60 percent of Japan's and Taiwan's energy supplies, and about 80 percent of China's crude-oil imports come through the South China Sea. What's more, the South China Sea has proven oil reserves of 7 billion barrels and an estimated 900 trillion cubic feet of natural gas, a potentially huge bounty.
It is not only location and energy reserves that promise to give the South China Sea critical geostrategic importance, but also the coldblooded territorial disputes that have long surrounded these waters. Several disputes concern the Spratly Islands, a mini-archipelago in the South China Sea's southeastern part. Vietnam, Taiwan, and China each claim all or most of the South China Sea, as well as all of the Spratly and Paracel island groups. In particular, Beijing asserts a historical line: It lays claim to the heart of the South China Sea in a grand loop (widely known as the "cow's tongue") from China's Hainan Island at the South China Sea's northern end all the way south 1,200 miles to near Singapore and Malaysia.
The result is that all nine states that touch the South China Sea are more or less arrayed against China and therefore dependent on the United States for diplomatic and military support. These conflicting claims are likely to become even more acute as Asia's spiraling energy demands -- energy consumption is expected to double by 2030, with China accounting for half that growth -- make the South China Sea the ever more central guarantor of the region's economic strength. Already, the South China Sea has increasingly become an armed camp, as the claimants build up and modernize their navies, even as the scramble for islands and reefs in recent decades is mostly over. China has so far confiscated 12 geographical features, Taiwan one, Vietnam 25, the Philippines eight, and Malaysia five.
China's very geography orients it in the direction of the South China Sea. China looks south toward a basin of water formed, in clockwise direction, by Taiwan, the Philippines, the island of Borneo split between Malaysia and Indonesia (as well as tiny Brunei), the Malay Peninsula divided between Malaysia and Thailand, and the long snaking coastline of Vietnam: weak states all, compared with China. Like the Caribbean Sea, punctuated as it is by small island states and enveloped by a continental-sized United States, the South China Sea is an obvious arena for the projection of Chinese power.
Indeed, China's position here is in many ways akin to America's position vis-à-vis the similar-sized Caribbean in the 19th and early 20th centuries. The United States recognized the presence and claims of European powers in the Caribbean, but sought to dominate the region nevertheless. It was the 1898 Spanish-American War and the digging of the Panama Canal from 1904 to 1914 that signified the United States' arrival as a world power. Domination of the greater Caribbean Basin, moreover, gave the United States effective control of the Western Hemisphere, which allowed it to affect the balance of power in the Eastern Hemisphere. And today China finds itself in a similar situation in the South China Sea, an antechamber of the Indian Ocean, where China also desires a naval presence to protect its Middle Eastern energy supplies.
Yet something deeper and more emotional than geography propels China forward into the South China Sea and out into the Pacific: that is, China's own partial breakup by the Western powers in the relatively recent past, after having been for millennia a great power and world civilization.
In the 19th century, as the Qing dynasty became the sick man of East Asia, China lost much of its territory to Britain, France, Japan, and Russia. In the 20th century came the bloody Japanese takeovers of the Shandong Peninsula and Manchuria. This all came atop the humiliations forced on China by the extraterritoriality agreements of the 19th and early 20th centuries, whereby Western countries wrested control of parts of Chinese cities -- the so-called "treaty ports." By 1938, as Yale University historian Jonathan D. Spence tells us in The Search for Modern China, because of these depredations as well as the Chinese Civil War, there was even a latent fear that "China was about to be dismembered, that it would cease to exist as a nation, and that the four thousand years of its recorded history would come to a jolting end." China's urge for expansion is a declaration that it never again intends to let foreigners take advantage of it.
JUST AS GERMAN SOIL constituted the military front line of the Cold War, the waters of the South China Sea may constitute the military front line of the coming decades. As China's navy becomes stronger and as China's claim on the South China Sea contradicts those of other littoral states, these other states will be forced to further develop their naval capacities. They will also balance against China by relying increasingly on the U.S. Navy, whose strength has probably peaked in relative terms, even as it must divert considerable resources to the Middle East. Worldwide multipolarity is already a feature of diplomacy and economics, but the South China Sea could show us what multipolarity in a military sense actually looks like.
There is nothing romantic about this new front, void as it is of moral struggles. In naval conflicts, unless there is shelling onshore, there are no victims per se; nor is there a philosophical enemy to confront. Nothing on the scale of ethnic cleansing is likely to occur in this new central theater of conflict. China, its suffering dissidents notwithstanding, simply does not measure up as an object of moral fury. The Chinese regime demonstrates only a low-calorie version of authoritarianism, with a capitalist economy and little governing ideology to speak of. Moreover, China is likely to become more open rather than closed as a society in future years. Instead of fascism or militarism, China, along with other states in East Asia, is increasingly defined by the persistence of old-fashioned nationalism: an idea, certainly, but not one that since the mid-19th century has been attractive to intellectuals. And even if China does become more democratic, its nationalism is likely only to increase, as even a casual survey of the views of its relatively freewheeling netizens makes clear.
We often think of nationalism as a reactionary sentiment, a relic of the 19th century. Yet it is traditional nationalism that mainly drives politics in Asia, and will continue to do so. That nationalism is leading unapologetically to the growth of militaries in the region -- navies and air forces especially -- to defend sovereignty and make claims for disputed natural resources. There is no philosophical allure here. It is all about the cold logic of the balance of power. To the degree that unsentimental realism, which is allied with nationalism, has a geographical home, it is the South China Sea.
Whatever moral drama does occur in East Asia will thus take the form of austere power politics of the sort that leaves many intellectuals and journalists numb. As Thucydides put it so memorably in his telling of the ancient Athenians' subjugation of the island of Melos, "The strong do what they can and the weak suffer what they must." In the 21st-century retelling, with China in Athens's role as the preeminent regional sea power, the weak will still submit -- but that's it. This will be China's undeclared strategy, and the smaller countries of Southeast Asia may well bandwagon with the United States to avoid the Melians' fate. But slaughter there will be not.
The South China Sea presages a different form of conflict than the ones to which we have become accustomed. Since the beginning of the 20th century, we have been traumatized by massive, conventional land engagements on the one hand, and dirty, irregular small wars on the other. Because both kinds of war produced massive civilian casualties, war has been a subject for humanists as well as generals. But in the future we just might see a purer form of conflict, limited to the naval realm. This is a positive scenario. Conflict cannot be eliminated from the human condition altogether. A theme in Machiavelli's Discourses on Livy is that conflict, properly controlled, is more likely than rigid stability to lead to human progress. A sea crowded with warships does not contradict an era of great promise for Asia. Insecurity often breeds dynamism.
But can conflict in the South China Sea be properly controlled? My argument thus far presupposes that major warfare will not break out in the area and that instead countries will be content to jockey for position with their warships on the high seas, while making competing claims for natural resources and perhaps even agreeing to a fair distribution of them. But what if China were, against all evidential trends, to invade Taiwan? What if China and Vietnam, whose intense rivalry reaches far back into history, go to war as they did in 1979, with more lethal weaponry this time? For it isn't just China that is dramatically building its military; Southeast Asian countries are as well. Their defense budgets have increased by about a third in the past decade, even as European defense budgets have declined. Arms imports to Indonesia, Singapore, and Malaysia have gone up 84 percent, 146 percent, and 722 percent, respectively, since 2000. The spending is on naval and air platforms: surface warships, submarines with advanced missile systems, and long-range fighter jets. Vietnam recently spent $2 billion on six state-of-the-art Kilo-class Russian submarines and $1 billion on Russian fighter jets. Malaysia just opened a submarine base on Borneo. While the United States has been distracted by land wars in the greater Middle East, military power has been quietly shifting from Europe to Asia.
The United States presently guarantees the uneasy status quo in the South China Sea, limiting China's aggression mainly to its maps and serving as a check on China's diplomats and navy (though this is not to say that America is pure in its actions and China automatically the villain). What the United States provides to the countries of the South China Sea region is less the fact of its democratic virtue than the fact of its raw muscle. It is the very balance of power between the United States and China that ultimately keeps Vietnam, Taiwan, the Philippines, Indonesia, Singapore, and Malaysia free, able to play one great power off against the other. And within that space of freedom, regionalism can emerge as a power in its own right, in the form of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN). Yet, such freedom cannot be taken for granted. For the tense, ongoing standoff between the United States and China -- which extends to a complex array of topics from trade to currency reform to cybersecurity to intelligence surveillance -- threatens eventually to shift in China's favor in East Asia, largely due to China's geographical centrality to the region.
THE MOST COMPREHENSIVE SUMMATION of the new Asian geopolitical landscape has come not from Washington or Beijing, but from Canberra. In a 74-page article published last year, "Power Shift: Australia's Future Between Washington and Beijing," Hugh White, professor of strategic studies at the Australian National University, describes his country as the quintessential "status quo" power -- one that desperately wants the situation in Asia to remain exactly as it is, with China continuing to grow so that Australia can trade more and more with it, while America remains "the strongest power in Asia," so as to be Australia's "ultimate protector." But as White writes, the problem is that both of these things cannot go on. Asia cannot continue to change economically without changing politically and strategically; a Chinese economic behemoth naturally will not be content with American military primacy in Asia.
What does China want? White posits that the Chinese may desire in Asia the kind of new-style empire that the United States engineered in the Western Hemisphere once Washington had secured dominance over the Caribbean Basin (as Beijing hopes it will over the South China Sea). This new-style empire, in White's words, meant America's neighbors were "more or less free to run their own countries," even as Washington insisted that its views be given "full consideration" and take precedence over those of outside powers. The problem with this model is Japan, which would probably not accept Chinese hegemony, however soft. That leaves the Concert of Europe model, in which China, India, Japan, the United States, and perhaps one or two others would sit down at the table of Asian power as equals. But would the United States accept such a modest role, since it has associated Asian prosperity and stability with its own primacy? White suggests that in the face of rising Chinese power, American dominance might henceforth mean instability for Asia.
American dominance is predicated on the notion that because China is authoritarian at home, it will act "unacceptably abroad." But that may not be so, White argues. China's conception of itself is that of a benign, non-hegemonic power, one that does not interfere in the domestic philosophies of other states in the way the United States -- with its busybody morality -- does. Because China sees itself as the Middle Kingdom, its basis of dominance is its own inherent centrality to world history, rather than any system it seeks to export.
In other words, the United States, not China, might be the problem in the future. We may actually care too much about the internal nature of the Chinese regime and seek to limit China's power abroad because we do not like its domestic policies. Instead, America's aim in Asia should be balance, not dominance. It is precisely because hard power is still the key to international relations that we must make room for a rising China. The United States need not increase its naval power in the Western Pacific, but it cannot afford to substantially decrease it.
The loss of a U.S. aircraft carrier strike group in the Western Pacific due to budget cuts or a redeployment to the Middle East could cause intense discussions in the region about American decline and the consequent need to make amends and side deals with Beijing. The optimal situation is a U.S. air and naval presence at more or less the current level, even as the United States does all in its power to forge cordial and predictable ties with China. That way America can adjust over time to a Chinese blue-water navy. In international affairs, behind all questions of morality lie questions of power. Humanitarian intervention in the Balkans was possible only because the Serbian regime was weak, unlike the Russian regime, which was committing atrocities of a similar scale in Chechnya while the West did nothing. In the Western Pacific in the coming decades, morality may mean giving up some of our most cherished ideals for the sake of stability. How else are we to make room for a quasi-authoritarian China as its military expands? The balance of power itself, even more than the democratic values of the West, is often the best safeguard of freedom. That, too, will be a lesson of the South China Sea in the 21st century -- another one that idealists do not want to hear.
Truyền hình Trung Quốc vừa có một số chương trình phân tích các hoạt động nâng cấp năng lực hải quân của Việt Nam, đặc biệt là hợp đồng mua tàu ngầm từ Nga.
Các chương trình này được thực hiện sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh được báo chí dẫn lời nói hồi đầu tháng rằng Việt Nam "phấn đấu trong 5 - 6 năm tới sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại với sáu tàu ngầm lớp kilo". Kênh CCTV-4 Truyền hình Trung ương Trung Quốc mới đây trong chuyên mục 'Trọng tâm Hôm nay' dài 30 phút đã có chương trình thảo luận với hai chuyên gia: Chuẩn đô đốc Doãn Trác và nhà nghiên cứu Dương Hy Vũ từ Viện Nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế về chương trình hiện đại hóa hải quân của Việt Nam.
Chương trình bắt đầu bằng đoạn video ngắn giới thiệu việc Hà Nội bỏ 3,2 tỷ đôla để mua sáu tàu ngầm hạng Kilo và 20 chiến đấu cơ Su-30 MK2V của Nga.
Theo Chuẩn đô đốc Doãn Trác, các hợp đồng mua bán vũ khí này bắt nguồn từ ba lý do chính. Lý do đầu tiên là các nước trong khu vực Biển Đông hiện đang tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang, và Việt Nam nay có khả năng tài chính để tăng chi tiêu quốc phòng.
Lý do thứ hai, theo ông Doãn, là Việt Nam dè chừng hiện diện của các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ trong khu vực.
Lý do thứ ba, quan trọng hơn cả, là Việt Nam tìm cách ngăn chặn Trung Quốc trong các tranh chấp về lãnh thổ đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chuyên gia Dương Hy Vũ nói thêm rằng Việt Nam luôn áp dụng cách tiếp cận một mặt mong muốn hòa bình để duy trì quyền lợi nhưng mặt khác lại tăng cường năng lực quân sự để mở rộng quyền lợi khi có dịp.
Ông Dương nói trên CCTV: "Việt Nam có thể ngăn cản được các quốc gia lân cận khác ở Biển Đông nhưng đã quá tự phụ nếu cho rằng có thể cản bước Trung Quốc".
Đe dọa ở Biển Đông
Câu hỏi mà chương trình truyền hình Trung Quốc đặt ra là việc Việt Nam trong tương lai có trong tay các tàu ngầm và chiến đấu cơ sẽ thay đổi cục diện ở Biển Đông như thế nào.Chuẩn đô đốc Doãn nhận định rằng tàu ngầm tấn công lớp 636 có thể là "đe dọa nghiêm trọng" (cho Trung Quốc) tại Biển Đông.
Ông Dương Hy Vũ nói thêm rằng Việt Nam đã chọn một khu vực tấn công tàu ngầm ở eo biển Malacca để tập luyện chiến lược.
Ông nói: "Eo biển Malacca là đường thủy tối quan trọng đối với các nước, như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc".
"Tấn công tàu ngầm tại đây sẽ gây tác hại vô cùng nghiêm trọng cho tất cả các nước."
Các chuyên gia cũng đề cập tới khả năng tham gia tranh chấp Biển Đông của các quốc gia bên ngoài như Nga và Hoa Kỳ.
Chuyên gia Dương Hy Vũ Lu nhận định rằng chính sách của Việt Nam luôn luôn là lôi kéo Nga và Mỹ vào tranh chấp Biển Đông; và không chỉ hai nước này mà càng nhiều nước lớn càng tốt nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Ông Dương nói: "Chính sách này không chỉ làm căng thẳng thêm tình hình khu vực, mà còn có hại cho chính Việt Nam".
Chuyên gia này phân tích rằng cả Hoa Kỳ và Nga đều muốn đặt căn cứ tại Việt Nam, nhưng quyền lợi của hai nước này lại mâu thuẫn nhau và do vậy, Việt Nam khó có thể dung hòa quan hệ với cả hai cùng một lúc.
'Lôi kéo Ấn Độ'
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng Việt Nam cũng đang tích cực lôi kéo Ấn Độ tham gia vào tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc.Chương trình của CCTV nói Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh hải quân Việt Nam, từng mời Ấn Độ lập cơ sở thường xuyên tại Nha Trang.
Chuẩn đô đốc Doãn nhận xét Việt Nam chọn Ấn Độ vì hai lẽ: trong khi Mỹ đang khủng hoảng kinh tế, Ấn Độ là quốc gia đang lên và có thể có điều kiện đầu tư quân sự vào Việt Nam. Lẽ thứ hai, Việt Nam vẫn còn dè chừng Mỹ, quốc gia cựu thù, vốn có thể hậu thuẫn một cuộc "cách mạng màu" để lật đổ chính quyền Hà Nội. Ấn Độ thì không gây quan ngại này.
Không chỉ CCTV-4, môt số kênh truyền hình khác của Trung Quốc cũng làm chương trình về kế hoạch mua tàu ngầm của Việt Nam, cho thấy đây là chủ đề quan tâm lớn của dư luận trong nước Trung Quốc.