Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

“Biếu không” 54 tỷ đồng cho nhà đầu tư Trung Quốc

--“Biếu không” 54 tỷ đồng cho nhà đầu tư Trung Quốc(Dân Việt) - UBND tỉnh Tiền Giang thu hồi đất giao khoán cho dân rồi giao cho nhà đầu tư Trung Quốc với giá rẻ như cho. Khi dân khiếu nại, UBND tỉnh lấy ngân sách hỗ trợ thêm cho dân với số tiền lên đến 54 tỷ đồng.
Bài 1:đất vàng thành cánh đồng hoang
Những ngày đầu tháng 8.2011, chúng tôi tìm đến những cánh đồng khóm (dứa) rộng mênh mông nằm ven đường 866B thuộc ấp 4, xã Tân Lập 1. Trước đây vài năm, những cánh đồng này tấp nập ghe thuyền mua khóm, nhưng bây giờ trở thành những cánh đồng hoang, cỏ dại mọc lút đầu người, tiêu điều xơ xác. Tân Phước là huyện chuyên trồng khóm của tỉnh Tiền Giang đang rộn ràng mùa thu hoạch, nhưng ngay “rốn” khóm Tân Phước là hàng trăm gương mặt nông dân buồn héo hắt.
Bà Lê Thị Tốt và người con trai bên cánh đồng đã bỏ hoang.
“Xẻ thịt” vùng khóm

Theo hồ sơ chúng tôi thu thập được, cuối năm 2007, UBND tỉnh Tiền Giang giao 540ha đất ở ấp 4, xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước cho một nhà đầu tư Trung Quốc thành lập KCN Long Giang với kinh phí hơn 100 triệu USD. Theo thống kê của chính quyền địa phương, toàn bộ 390 gia đình (hơn 1.400 người) của ấp 4 sẽ mất chỗ ở và không còn đất sản xuất.
Cho đến nay, công tác đền bù giải tỏa cho dân trong dự án khu công nghiệp vẫn chưa xong thì “đùng một cái”, UBND tỉnh Tiền Giang tiếp tục thu hồi thêm 270ha đất ở ấp 5 để giao cho Công ty Genuwin D&C Tiền Giang triển khai kế hoạch xây sân golf 36 lỗ, biệt thự, căn hộ cao cấp, chung cư cao tầng với tổng vốn đầu tư lên đến 1.280 tỷ đồng. Để “sắp xếp tuyến dân cư”, thêm 130ha đất của ấp 4 bị thu nốt. Do bị thu hồi đất, nên hàng ngàn con người cứ phải sống vất vưởng khiếu nại suốt 3 năm qua…
Theo hồ sơ, hầu hết những hộ nông dân ở đây nhận khoán đất của Nông trường Tân Lập theo hình thức “khoán ổn định lâu dài” để trồng khóm. Do thu hồi đất sớm hơn thời hạn kết thúc hợp đồng (năm 2013) nên UBND tỉnh quyết định đền bù thành quả lao động, cây trồng của dân nhận khoán với giá 181 triệu đồng/ha.
Sau gần 4 năm triển khai, đến nay Khu công nghiệp Long Giang vẫn còn là bãi đất trống đầy cỏ dại. Tay cầm xấp đơn dày cộm, nông dân Trần Văn Tuân chua chát: “Số tiền hỗ trợ cho mỗi hecta đất không đủ tiền mua cái nền nhà, trong khi khu tái định cư cũng không có nên tụi tui cất luôn lán trại ngủ ngay trước cổng khu công nghiệp. Gần 400 hộ gia đình muốn có đất sản xuất thì phải tìm 400 gia đình khác bán đất, thử hỏi tìm ở đâu ra? Mà với cái giá rẻ mạt này, mua cục đất chọi chim còn khó chứ đừng nói tới chuyện mua đất làm nông nghiệp”.
Triệt nguồn nước…
Theo tính toán của nông dân Tân Lập 1, vùng đất này chuyên canh khóm lâu năm nên nên năng suất khá cao, trung bình mỗi hecta thu hoạch 25-30 tấn trái. Chỉ tính giá 2.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân vẫn còn lãi 30-35 triệu đồng/ha, gần gấp đôi làm lúa. “Đất tốt như vậy, nhưng không hiểu sao mấy ổng thu lấy làm khu công nghiệp, nay lại bỏ hoang cho cỏ mọc mấy năm nay, thật là uổng phí !” – bà Nguyễn Thị Rãnh nói với giọng tiếc rẻ.
Dẫn chúng tôi đi thăm căn nhà mục nát, bà Võ Thị Vân – 68 tuổi ở Tân Lập 1 nghẹn giọng: “Hết đất sản xuất, con tui phải đi làm thuê ở tuốt Trà Vinh. Công việc bữa đực bữa cái, nó muốn về thăm nhà mà không có tiền. Cái nhà tui đang ở chuẩn bị sập tới nơi, may mà hàng xóm cho mượn cái chuồng gà để tôi dọn vào ở”.
Theo ông Cao Minh Tâm - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Tiền Giang, hiện tỉnh chỉ mới thu hồi 540ha đất giao cho KCN Long Giang. Còn 270ha ở ấp 1, tỉnh quy hoạch khu này thành khu nghỉ dưỡng phức hợp, gồm có sân golf 36 lỗ (khoảng 100ha) và các khu vui chơi, nhà hàng, khách sạn…
Hiện nay, khu nghỉ dưỡng phức hợp này, chủ đầu tư mới hoàn thành khâu quy hoạch chi tiết, và đang chờ UBND tỉnh phê duyệt phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư. “Khi thông báo quy hoạch, tỉnh nói khi nào chưa có quyết định thu hồi đất thì dân cứ tiếp tục sản xuất, nhưng không hiểu vì sao dân không chịu sản xuất mà bỏ đất hoang” – ông Tâm nói.
Dù chính quyền nói rằng không cấm dân sản xuất nhưng theo quan sát của chúng tôi, gần 1/3 diện tích xã Tân Lập 1 đã trở lại hoang hóa như cách đây vài chục năm, khi chưa có bàn tay khai phá của con người. Dẫn chúng tôi đi thăm cánh đồng mọc đầy lau sậy và bụi rậm, anh nông dân Hồ Quang Huấn nói như khóc:
“Chỉ có đất ở ấp 4 bị thu hồi nhưng địa phương đã chỉ đạo triệt luôn nguồn nước khiến khóm ở ấp 1 và 3 cũng chết rũ vì không tưới tiêu gì được. Họ bảo mình sản xuất, nhưng triệt nguồn nước tưới tiêu thì khác gì đánh đố dân. Nhìn thành quả lao động của mình biến thành đất hoang mà nông dân tụi tui chỉ còn biết rơi nước mắt”
----------------------.
Bài 2: Tỉnh áp sai luật
-Quảng Ngãi: Đào trâm rừng bán sang Trung Quốc?giaoduc.Toàn bộ số trâm rừng thu mua ở các vùng núi trong tỉnh, đều được chở sang biên giới bán cho Trung Quốc, với giá từ 80-110 triệu đồng/cây.
- Thành lập các khu kinh tế xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc: Cần cân bằng lợi ích giữa các bên (Tầm nhìn). Thành lập các khu kinh tế xuyên biên giới Việt Nam - Trung Quốc:Kỳ 2: (05/8/2011)

Tổng số lượt xem trang