Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

Lãnh đạo không phải là siêu nhân!


--Người lái chứ không phải người chèo thuyền - -
(TBKTSG) - Bản kiến nghị 10 điểm của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XII gửi Quốc hội khóa XIII đã trình bày khá đầy đủ, toàn diện những nhiệm vụ mà Quốc hội và Chính phủ nhiệm kỳ mới cần thực hiện để nền kinh tế nước ta có thể phát triển bền vững trong năm năm tới cũng như trong dài hạn.
Những kiến nghị này đã tập trung giải đáp những vấn đề lớn trong nền kinh tế: đổi mới tư duy về phát triển kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, khắc phục những mất cân đối lớn, tạo lập môi trường cạnh tranh cho các khu vực doanh nghiệp.

Từng kiến nghị được nêu một cách có hệ thống, với những phân tích thẳng thắn về thực trạng hiện nay, những yêu cầu đặt ra và các giải pháp cần thiết, rất đáng để Quốc hội và Chính phủ xem xét thực hiện.
Điều tôi muốn nhấn mạnh là đổi mới tư duy về phát triển kinh tế không những đòi hỏi phải “hình thành một “chủ thuyết phát triển kinh tế” riêng cho Việt Nam trong đó ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt” như bản kiến nghị nêu, mà quan trọng hơn, còn phải xác định lại vai trò và quan hệ tương tác giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.
Nhà nước cần xác định rõ rằng vai trò chính yếu của mình là tạo lập môi trường và các điều kiện cho phát triển kinh tế và kiểm soát rủi ro trong quá trình phát triển, chứ không phải là người điều hành hay nhà đầu tư của nền kinh tế. Hay như người ta thường nói, Nhà nước là người lái chứ không phải là người chèo thuyền; nếu Nhà nước cứ nắm cả tay lái lẫn tay chèo thì không thể đưa con thuyền đi tới được. Chỉ có trên cơ sở tư duy lại như vậy thì Nhà nước mới có thể thực hiện đúng đắn những điều bản kiến nghị đã nêu.
Tập trung ổn định kinh tế vĩ mô thực sự là việc đích đáng nhất Nhà nước cần làm trong nhiệm kỳ tới để tạo cơ sở cho thị trường và xã hội tiến hành sản xuất, kinh doanh và muôn mặt hoạt động khác cần thiết trong cuộc sống của họ, từ đó tạo nên sự phát triển cho nền kinh tế và cho xã hội. Không thể có phát triển nhanh và bền vững nếu không dựa trên nền tảng của sự ổn định kinh tế vĩ mô, của hệ thống thể chế, chiến lược và các công cụ chính sách của Nhà nước để tái lập và duy trì sự ổn định đó một cách dài hạn.
Phân bổ lại các nguồn lực của đất nước là nhiệm vụ quan trọng không kém của Nhà nước nhằm đạt được sự phát triển nhanh và bền vững.
Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, thay đổi chiến lược phát triển công nghiệp và thương mại, cắt giảm đầu tư công và tăng cường kỷ luật tài khóa, tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân, cơ cấu lại và kiểm soát hệ thống ngân hàng và các dòng vốn, phát triển nông nghiệp, nông thôn… nói cho cùng đều là những việc Nhà nước cần làm nhằm phân bổ lại các nguồn lực của đất nước theo hướng lấy chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và tính cạnh tranh làm tiêu chí hàng đầu.
Điều này chỉ có thể thực hiện được khi có một nhà nước trong sạch, vững mạnh, biết tuân thủ các quy luật của thị trường, biết hợp tác tốt với thị trường và xã hội để cùng nhau phân bổ và sử dụng các nguồn lực theo hướng đó, cùng nhau kiểm soát và khắc phục những khiếm khuyết của cả thị trường lẫn của Nhà nước.
Phải chăng đó là những vấn đề tổng quát nhất, làm nền tảng cho những nhiệm vụ cụ thể mà Quốc hội và Chính phủ phải lo trong nhiệm kỳ mới này.


Lãnh đạo không phải là siêu nhân!
(Tamnhin.net) - Một thực tế khá phổ biến ở các doanh nghiệp (DN) Việt là nhà lãnh đạo kiêm một lúc 2 vai, vừa là nhà lãnh đạo vừa nhà quản lý. Tại sao có sự phân thân như vậy? Và sự phân thân này có thực sự hiệu quả và cần thiết?


Theo ông Trịnh Thành Thịnh, GĐ phân phối của Mega Star cho rằng, vai trò của người đứng đầu thực hiện chức năng lãnh đạo hoặc quản lý nhiều hay ít, phụ thuộc vào tổ chức bộ máy của DN đó.

Hiện tại có 4 cấp độ tổ chức bộ máy trong 1 DN, từ cao xuống thấp bao gồm: tổ chức theo mô hình ERP; ISO; hiện đại và thuận tiện. Và cơ cấu DN phổ biến ở Việt Nam chủ yếu ở 2 cấp Hiện đại hoặc Thuận tiện.

Ông Thịnh nói: Nếu DN tổ chức theo mô hình thuận tiện, tức là theo nguyên tắc tập trung quyền hạn; không tổ chức theo chức năng; quan hệ cá nhân nhiều hơn nên vai trò quản lý nhiều hơn và được coi trọng hơn, đặc biệt là quản lý nhân sự.

Còn nếu cấu trúc của DN theo mô hình hiện đại, ngược lại quyền hạn sẽ bị phân tán; cơ cấu tổ chức được thực hiện theo chức năng; quan hệ công việc nhiều hơn nên vai trò lãnh đạo sẽ nhiều hơn và được đề cao hơn vai trò nhà quản lý.

“Như vậy, tùy thuộc vào cấu trúc tổ chức DN và từng hoàn cảnh cụ thể, các chủ DN sẽ vẫn phải “phân thân” để có thể chèo lái con thuyền DN đi đến được đích đã xác định”, ông Thịnh nói.

Lãnh đạo thông minh: giao quyền tối đa

Nhưng ông John Vong, Cố vấn cao cấp của Tập đoàn Sacombank, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn hơn 17 nước khác nhau và với hơn 250 nhà quản trị hàng đầu thế giới, lại đưa ra một cái nhìn mới cho các nhà lãnh đạo DN Việt. Ông cho rằng, nhà lãnh đạo không nên kiêm luôn chức năng của nhà quản lý.

Ông John bình luận: Các hoạt động trong các công ty Việt Nam rất “rắc rối” bởi vì nhà lãnh đạo cùng một lúc vừa muốn làm trọng tài, vừa lại muốn làm cầu thủ. Cuối cùng, tự mình “xử phạt” chính mình!

 Ông John Vong làm diễn giả trong chương trình Cà phê sáng thứ Bảy do Hiệp hội Doanh nhân Trẻ TP.HCM (YBA) và Plan A Communations tổ chức. Ảnh: Thanh Loan

Ông John nói rằng hiện các nhà lãnh đạo của Việt Nam đang nhầm lẫn khái niệm “chiến lược” và chiến thuật. Vai trò của nhà lãnh đạo là định hướng chiến lược. Nhưng khi nói đến chiến lược phải là một kế hoạch hành động lâu dài từ 10 - 20 năm. Còn chiến lược như các nhà lãnh đạo Việt Nam đưa ra trong 1, 2 hoặc 5 năm, đó không gọi là chiến lược mà phải gọi đó là “chiến thuật” (technicals). Đưa ra các chiến thuật thì không phải là chức năng của nhà lãnh đạo. Đó là chức năng của một nhà quản lý.

Và khi đề cập đến việc, các nhà lãnh đạo DN Việt phân thân nhiều vai diễn khác nhau, ông John nói: Nhà lãnh đạo không thể là siêu nhân! Các bạn dù không ngủ để làm việc nhưng mỗi ngày các bạn cũng chỉ có 24h mà thôi. Các bạn sẽ không đủ thời gian để làm hết tất cả mọi việc!

“Một viên gạch ráp với các viên gạch khác tối đa chỉ có 6 mặt. Nhà lãnh đạo cũng chỉ có thể có tối đa 6 người thân cận nhất bên mình mà thôi”, ông John ví von.

Do đó, một nhà lãnh đạo thông minh sẽ là người thực hiện nguyên tắc giao quyền một cách tối đa. Và theo ông John, trong ma trận thực thi – giao quyền, phương thức giao quyền dựa trên sự tôn trọng (Empower & Respect) sẽ là phương thức lãnh đạo hiệu quả nhất. Cách lãnh đạo này sẽ khuyến khích lòng trung thành và sự tận tâm của nhân viên đối với công ty. Còn các cách lãnh đạo khác đều không bền vững (Xem sơ đồ ma trận phía dưới). 

Ma trận thực thi – giao quyền. (Nguồn do ông John Vong cung cấp)

Cuối cùng, ông John Vong kết luận: Một DN không chỉ dựa vào một người duy nhất, DN đó có rất nhiều rủi ro. Các nhà đầu tư chỉ quyết định đầu tư vào một DN khác khi DN đó có một hệ thống quản trị tốt chứ không phải là vấn đề tài chính.

Thanh Loan

Tổng số lượt xem trang