Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Tàu Nhật 'sẽ ra vào Cảng Cam Ranh'

-Tàu Nhật 'sẽ ra vào Cảng Cam Ranh'

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ đưa tàu vào Cảng Cam Ranh lần đầu tiên vào tài khóa 2016 theo một thỏa thuận sắp được ký kết với Việt Nam, báo Nikkei đưa tin.

Đây là một bước quan trọng trong nỗ lực của Tokyo để tăng cường hoạt động ở Biển Đông nhằm cùng đồng minh đối phó với các động thái của Trung Quốc tại khu vực.


Cam Ranh là cảng gần quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc tiếp tục gia cố các rạn san hô thành đảo nhân tạo.

Đây là lần đầu tiên Nhật Bản có kế hoạch trong năm tài khóa 2016 điều tàu tới Cảng Cam Ranh cho các hoạt động tiếp nhiên liệu, thực phẩm, và cho các mục đích khác.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Tướng Nakatani nhiều khả năng sẽ ký một thỏa thuận về kế hoạch này với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong một cuộc họp được lên lịch ngày 06/11 tại Hà Nội.

Truyền thông Việt Nam đưa tin Chủ tịch Tập Cần Bình Trung Quốc thăm Việt Nam nhày 5-6 tháng 11.

Tàu của Lực lược Phòng vệ Nhật Bản (SDF) đã từng cập cảng Sài Gòn, Đà Nẵng và những nơi khác, mặc dù những cảng này xa khu vực có tranh chấp ở Biển Đông hơn.

Việc cho tàu Nhật tiếp nhiên liệu và cung cấp hậu cần tại Cam Ranh sẽ mở rộng tiềm năng hoạt động của SDF trong khu vực cách Nhật Bản hơn 2.000 km từ đất liền.Image copyrightAFPImage captionTổng Bí thư Trọng Thăm Nhật vào tháng 9/2015.

Khoảng cách này cùng với thực trạng thiếu cơ hội tiếp nhiên liệu đã và đang tạo ra thách thức về hậu cần cho việc tiến hành do thám và các hoạt động khác.

“Tăng cường sự hiện diện của Nhật Bản tại Cam Ranh sẽ giúp răn đe hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông,” một quan chức chính phủ Nhật được dẫn lời cho biết.

SFD và Hải quân Mỹ sắp tới sẽ tiến hành tập trận chung ở phía bắc đảo Borneo để đảm bảo liên lạc thông suốt, chuyển quân giữa các tàu và các hoạt động quan trọng khác.

Cuộc tập trận này sẽ có sự tham gia của một tàu sân bay Mỹ và một tàu hộ tống Nhật Bản vốn tham gia vào các cuộc tập trận Mỹ-Ấn-Nhật.

Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn thận trọng trước khả năng bị Bắc Kinh cho là Tokyo khiêu khích.

Cho tới nay Tokyo chưa có kế hoạch dùng cảng Cam Ranh cho hoạt động do thám và cảnh báo. Các tàu ghé cảng nhiều khả năng sẽ bị giới hạn trong khuôn khổ tham gia vào các nỗ lực chống cướp biển và đào tạo.

Bài báo nhận định hiện chưa biết Việt Nam, Hoa Kỳ và những nước khác sẽ có thể là gì để ngăn Trung Quốc cơi nới và xây đảo ở Biển Đông.

Ngay cả khi những nỗ lực tuần tra ở vùng biển xung quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc được tiếp tục triển khai thì "người ta chẳng có thể làm gì để ngăn chặn Trung Quốc xây đường băng, lắp đặt thiết bị radar và các cơ sở khác trên chính các đảo nhân tạo này,” một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật cho biết.
-

Mỹ trở lại Cam Ranh: US navy returns to Cam Ranh Bay (SCMP 27-8-11)
"There are no bases, no alliances? but they are slowly and steadily expanding the military and strategic relationship with the US on various fronts in a way that looks sustainable and China will have to learn to live with, even if it is uncomfortable."
Supply ship's visit part of a growing trend as former enemies forge a partnership in the face of China's rise
Greg Torode
Some 38 years since they left and 16 years since a US admiral travelled to Hanoi to declare "I'm always on the lookout for a good port", the US navy has finally returned to Vietnam's Cam Ranh Bay.

In a little-noticed move expected to resonate in Beijing, supply ship USNS Richard E. Byrd anchored in Cam Ranh's deep natural harbour on Thursday last week for seven days of maintenance.
The US navy built Cam Ranh Bay into a vast air and sea base during its long war with Vietnam, only for a victorious Hanoi to hand it over to their Soviet patrons in the late 1970s as relations with Beijing degenerated into conflict.
Moscow built a major listening post and a submarine base, with the last Russians leaving in 2002.
Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung announced last October that Cam Ranh Bay port facilities would be expanded and opened for use by foreign navies, rented at market prices. His announcement was widely seen by regional envoys and analysts as Hanoi's latest hedge against China's military rise in the South China Sea.
The giant runways at Cam Ranh - once equipped to land B-52 bombers - now serve tourists heading to the beach resort of Nha Trang, but Vietnamese planners have decided that parts of the bay will remain in military hands.
The Byrd, repaired in a nearby bay last year, is part of the Military Sealift Command - a network of large civilian-manned vessels that re-supply US naval ships at sea with ammunition, food and fuel.
It is the third such ship to be repaired by Vietnam's modernising network of shipyards - the start of what is expected to be a growing trend as the former enemies forge a partnership in the face of China's rise.
Russia, another frequent visitor to Vietnamese ports in recent years, is set to help Vietnam upgrade facilities in Cam Ranh Bay to suit foreign navies. As well as ships and planes, Moscow is also selling Vietnam six state-of-the-art Kilo class submarines. They are expected to be based at Cam Ranh, with the first vessel due to arrive in 2014.
A command statement acknowledged the symbolic importance of the Byrd's visit and the importance of Cam Ranh Bay in being able to handle such large, heavy ships. The Byrd displaces more than 41,000 tonnes of water.
"Working at Cam Ranh Bay provides the US navy with an additional option to repair our ships efficiently and in a cost-effective manner," said the command's Lieutenant Commander Mike Little.
Professor Carl Thayer, a veteran Vietnam scholar at the Australian Defence Force Academy, described the move as significant.
"It's another very cunning piece of Vietnamese military diplomacy," he said.
"Of course, the US returning to Cam Ranh is a major symbol in itself, but this is also done in such a way that China cannot really complain too much about it. Vietnam has already pledged to improve military relations with China and a range of other countries,"
"There are no bases, no alliances? but they are slowly and steadily expanding the military and strategic relationship with the US on various fronts in a way that looks sustainable and China will have to learn to live with, even if it is uncomfortable."
Chinese, US, Indian and Russian ships have all visited Vietnamese ports over the last 18 months. 

-Chiến hạm Mỹ âm thầm tới Cam Ranh
Lần đầu tiên từ năm 1975

CAM RANH (NV) - Một tàu tiếp liệu đạn dược và đồ khô của Hạm Ðội 7 tại Thái Bình Dương đã rời cảng Cam Ranh ngày 23 tháng 8, 2011 sau một tuần lễ bảo trì định kỳ.

Khu trục hạm trang bị hỏa tiễn USS Preble (trái) vừa nhận hàng từ tàu tiếp vận đạn dược và các loại vật liệu khô USNS Richard E. Byrd (phải). Cả hai chiến hạm đều thuộc Hạm Ðội 7 của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. (Hình:US Navy photo by MC3 Shawn J. Stewart)
Theo bản tin của tổ chức thông tin 'MarineLink.com', lần đầu tiên, một tàu Hải Quân Mỹ đến cảng Cam Ranh kể từ khi chiến tranh chấm dứt năm 1975 đến nay.
Chuyến thăm viếng sửa chữa của tàu tiếp liệu đạn dược USNS Richard E. Byrd mang tính cách lịch sử phá bỏ những lời tuyên bố của các viên chức chính trị và quân sự CSVN nhiều năm trước là không cho chiến hạm nước ngoài sử dụng quân cảng Cam Ranh.
Năm ngoái, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN ngày 11 tháng 10, 2010 tuyên bố: “Nhiều lần Việt Nam đã khẳng định chủ trương không hợp tác với nước ngoài để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự.”
Bà Nga đưa ra phản ứng sau khi thông tấn Nhật Kyodo đưa tin nước Nga đã tiến hành xong nghiên cứu và muốn quay trở lại sử dụng căn cứ Cam Ranh mà họ đã bỏ đi từ năm 2002.
Nhưng chỉ ít ngày sau, bên lề một cuộc họp Quốc Hội, ngày 1 tháng 11, 2010, Tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng CSVN, nói chữa lại là Việt Nam có ý định xây dựng cảng Cam Ranh để thành khu dịch vụ hậu cần kỹ thuật.
Trên bản tin báo Tuổi Trẻ, ông Thanh nói: “Căn cứ này sửa chữa cả tàu ngầm, tàu mặt nước, tàu quân sự, tàu dân sự. Riêng tàu sân bay là trường hợp đặc biệt chúng ta chưa có khả năng sửa chữa. Tuy nhiên, không loại trừ việc cho phép vào để tiếp dầu.”
Dịp này, ông Thanh cho hay đã thuê chuyên viên Nga tư vấn và “chuẩn bị mua các thiết bị, công nghệ.”
Theo bản tin MarineLink.com, tàu tiếp vận đạn dược USNS Richard E. Byrd đến Cam Ranh để “chùi rửa vỏ tàu, đánh bóng chân vịt, sửa chữa các ống, và tu bổ hệ thống làm nguội máy bằng nước biển và chạy máy lạnh.”
Cảng Cam Ranh cách Sài Gòn khoảng 400 km về hướng Bắc. Khi Mỹ còn tham chiến ở Việt Nam, Cam Ranh là bộ chỉ huy quân sự của lực lượng Hoa Kỳ. Nơi đây, vừa là căn cứ hải quân, vừa có sân bay thực hiện các phi vụ oanh tạc.
Thông thường, cơ sở sửa chữa bảo trì ở Singapore đảm nhiệm các dịch vụ cho Hải Quân Mỹ hoạt động trong khu vực Ðông Nam Á. Hải Quân Mỹ cho rằng vừa tiện lợi hơn, vừa tiết kiệm được thêm tiền bạc nếu sử dụng nhiều cơ sở bảo trì sửa chữa khác nhau.
“Cơ sở Cam Ranh cung cấp thêm cho Hải Quân Mỹ một sự lựa chọn khi cần sửa chữa các tầu một cách hiệu quả và giảm chi phí.” Trung Tá Mike Little, sĩ quan của căn cứ Mỹ tại Singapore nói. Thêm nữa, sự thăm viếng của các tàu này thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam.
“Sự trở lại của tàu Hải Quân Mỹ ở cảng Cam Ranh chứng tỏ hai nước đã tiến một bước xa trong sự xây dựng mối quan hệ những năm gần đây.” Ðại Úy Lee Apsley, sĩ quan dân sự vụ của tàu Byrd phát biểu.
Thật ra, tàu USNS Richard E. Byrd sửa chữa đã hai lần ở Việt Nam. Năm ngoái, tàu này đã được bảo trì định kỳ ở cảng Vân Phong, cũng thuộc tỉnh Khánh Hòa như cảng Cam Ranh và chỉ cách chỗ này 140 km.
Tàu Byrd là một trong 7 tàu tiếp liệu đạn được và đồ khô của Hải Quân Hoa Kỳ. Tàu dài 689 feet, trọng tải 35,400 tấn, vận tốc 20 hải lý và có tầm hoạt động 14,000 hải lý. Ðây là tàu mới, bắt đầu hoạt động từ năm 2007.
Theo một bài viết trên tờ Straits Times ở Singapore ngày 1 tháng 8, 2011, tuy Việt Nam nhiều lần tuyên bố theo đuổi chính sách “ba không,” nhưng trước thái độ ngày càng lộ rõ tham vọng chiếm trọn biển Ðông của Trung Quốc, Việt Nam đã có một số cuộc đàm phán về việc mở lại cảng quân sự nước sâu cho hải quân nước ngoài.
Chính sách ba không là “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, không liên minh quân sự chính thức với nước ngoài và không cho phép dùng lãnh thổ Việt Nam để tấn công nước khác.”
Trên tờ Straits Times, tác giả Robert Karniol viện dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay: “Trước đây, Việt Nam đã cố gắng tư nhân hóa vịnh Cam Ranh, song từ 2-3 tháng trở lại đây đã ngừng mọi hoạt động có liên quan đến mục đích thương mại. Họ muốn tiếp tục có sự hiện diện của quân sự nước ngoài tại đây và cần sự trợ giúp của nước ngoài càng sớm càng tốt nhằm đối phó với Trung Quốc.”
Những năm gần đây, Hoa Thịnh Ðốn đã đánh tiếng đề nghị Hà Nội cho phép tàu Hải Quân Mỹ tới Vịnh Cam Ranh trong khuôn khổ chiến lược “đậu nhưng không lập căn cứ,” song Hà Nội vẫn tỏ ra kín tiếng.
Khái niệm “đậu nhưng không lập căn cứ” nhằm mục đích thay thế các cơ sở quân sự thường trực của nước ngoài bằng các hoạt động như sửa chữa, bổ sung và các hoạt động tương tự khác, qua đó hỗ trợ hành trình tiếp theo của các phương tiện tàu thuyền quân sự và nhân sự Mỹ. (TN)
- Nguồn: -Chiến hạm Mỹ âm thầm tới Cam Ranh

TLQ:

-Ông Jim Webb gặp chuyên gia về Biển Đông của Việt Nam
-- Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác chiến lược hàng đầu (TTXVN).- Tăng hoạt động hợp tác quốc hội Việt Nam-Hoa Kỳ (TTXVN).- Trò đố chữ ở Biển Đông  (VNN). - TNS Jim Webb gặp chuyên gia Biển Đông của Việt Nam – (RFA).
 -- Mỹ đưa tàu chiến tàng hình tới biển Đông (TP).- - Mỹ triển khai tàu chiến tàng hình ở châu Á – (BBC). - Báo Anh: Mỹ lặng lẽ triển khai tàu chiến tàng hình tới Biển Đông (DVT).
-– Hòa bình có nghĩa là thúc giục giải quyết tranh chấp ở Trường Sa với Trung Quốc: Peaceful means urged to resolve Spratly dispute with China‎ (Saipan Tribune).

(Toquoc)-Các chuyên gia quốc tế phân tích các nhân tố nước lớn trong vấn đề Biển Đông. Phía Trung Quốc- -
-Mỹ dùng tác chiến nhất thể hải-không quân khi xung đột với Trung Quốc(GDVN)
US keeps an eagle eye on Asia .(Australian 15-8-11) -Mỹ sẽ 'tập trung nhiều hơn vào châu Á' - (BBC)-Trợ lý ngoại trưởng Kurt Campbell nói Mỹ cần chuyển trọng tâm từ Trung Đông sang châu Á trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
- Hoa Kỳ cần chuyển trọng tâm đối ngoại từ Trung Đông về châu Á(RFI). – Mỹ: Cần chuyển tầm nhìn từ Trung Đông sang Châu Á-Thái Bình Dương (VOA). – Diplomat Sees US Focus Shifting from Mideast to Asia-Pacific (VOA English). – Don’t take US for granted (The Australian). Nhà ngoại giao hàng đầu, Kurt Campbell, kêu gọi Hoa Kỳ cần tập trung hơn vào châu Á: US must focus more on Asia: top diplomat (AFP).
Asia in a messy world (Today).- Sovereignty issues with China, MILF a test for President Aquino (Inquirer News).  

-Trung Quốc không thể “dùng tiền mua láng giềng”(Tamnhin.net) - Mặc dù Bắc Kinh luôn nhấn mạnh quan hệ với ASEAN, nhưng “Thời báo Eo biển” Singapore cho rằng Trung Quốc không thể dùng tiền để mua được bạn bè, láng giềng.- ASEAN - Mỹ: ASEAN Questions US (Diplomat 20-8-11) -- Bài Murray Hiebert - South China Sea dispute will not derail China-ASEAN cooperation (Xinhua). – Khi ASEAN khó xử với Trung Quốc (VNN).– Hải quân Trung Quốc và quan ngại của Mỹ: Chinese Navy & US concerns‎ (Pakistan Observer).  – Xem xét cẩn thận những lời nói hoa mỹ của Trung Quốc: Tread carefully with China rhetoric‎ (Sydney Morning Herald). – Tàu sân bay của Trung Quốc làm Mỹ và Nam Hàn lo ngại: China carrier raises S Korean, US eyebrows‎ (Press TV).
- Ocean of dreams (China Daily).

Tổng số lượt xem trang