Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Giới chức cấp cao TQ kêu gọi hợp tác giữa các tờ báo Việt-Trung

Bản tin hôm thứ Tư của hãng tin Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc cho biết một giới chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc kêu gọi tăng cường hợp tác giữa các tờ báo quan phương của hai nước.

Bản tin nói rằng ông Lưu Vân Sơn, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, kêu gọi như vậy trong lúc tiếp kiến phái đoàn của báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Bản tin cho biết thêm rằng ông Thuận Hữu, Tổng Biên tập báo Nhân dân, tán đồng lời kêu gọi vừa kể và cam kết tăng cường các hoạt động giao lưu và hợp tác với tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Nguồn:-Giới chức cấp cao TQ kêu gọi hợp tác giữa các tờ báo Việt-Trung - VOA -

Tin liên quan:

Tác giả: Li Xiguang

Đó là nhận định của tác giả Li Xiguang trong bài viết "Truyền thông [Trung Quốc] lựa chọn rất cẩn thận các nạn nhân thảm họa của họ" đăng trên Thời báo Hoàn cầu.

Sau các cuộc tấn công do phần tử cực đoan cánh hữu Anders Behring Breivik thực hiện tại Na Uy hồi tháng 7, một số cơ quan truyền thông chính thống phương Tây ngay lập tức đưa tin rằng các cuộc tấn công được thực hiện bởi phần tử cực đoan Hồi giáo.

Bình luận về động cơ của các vụ tấn công, nhà báo Tom Lister của CNN nói: "Chúng ta chỉ cần nhìn vào mục tiêu [tấn công] - văn phòng Thủ tướng, trụ sở chính của tập đoàn báo chí lớn cạnh đó. Tại sao điều này lại có liên quan? Bởi vì báo chí Na Uy đã đăng lại những bức tranh biếm họa Tiên tri Mohammad từng dẫn đến cuộc tấn công tương tự trong thế giới Hồi giáo. Đó là một vấn đề vẫn "dằn vặt" các chiến binh Hồi giáo trên toàn thế giới."

Sau khi tai nạn tàu hỏa xảy ra tại Ôn Châu, Trung Quốc [ngày 23/7] vừa qua, các học giả và nhà báo đã đua nhau chứng minh những thành kiến ​​và giả định của họ là đúng. Hầu hết các phương tiện truyền thông đều phản ứng với thảm kịch bằng cách kêu gọi tư nhân hóa ngành đường sắt và chấm dứt việc phát triển đường sắt cao tốc tại Trung Quốc.

Bất kỳ thảm họa giao thông nào gây thiệt mạng nhiều người đều là tin tức đáng đưa. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Trung Quốc lựa chọn rất cẩn thận trọng tâm chú ý của họ.

Trong bối cảnh truyền thông Trung Quốc ngày nay - bị thao túng bởi các nhóm lợi ích kinh tế và chính trị khác nhau - nếu một sự kiện tin tức có thể được sử dụng để tấn công đối thủ của họ, nó sẽ là một thảm họa quan trọng, hoặc nạn nhân quan trọng, hoặc một tội ác quan trọng. Những tin tức này sẽ được đưa nổi bật, còn những tin tức khác bị chôn vùi.

Đường sắt cao tốc là thuộc sở hữu nhà nước, và do đó, bất kỳ tai nạn nào xảy ra đều là tin đáng đưa trong con mắt của một số nhóm lợi ích. Tuy nhiên, tai nạn cháy xe buýt tại tỉnh Hà Nam xảy ra ngay ngày trước đó [ngày 22/7], làm thiệt mạng nhiều người hơn so với tai nạn Ôn Châu, đã không hề nhận được bất kỳ sự chú ý nào, bởi vì công ty xe buýt đó là một hãng tư nhân.

Cứ 1 triệu tin về mỗi nạn nhân của vụ tai nạn Ôn Châu, thì có thể chỉ có một tin về mỗi nạn nhân thiệt mạng trong vụ cháy xe buýt Hà Nam.

Các phương tiện truyền thông chỉ trích Bộ Đường sắt là chỉ bồi thường 910.000 Nhân dân tệ (khoảng 141.500 đôla) cho mỗi nạn nhân, nhưng lại chẳng quan tâm đến số tiền công ty xe buýt đã trả. Mỗi năm tại Trung Quốc, khoảng 100.000 người thiệt mạng trong tai nạn giao thông, trong khi so sánh, chỉ có ít hơn 200 người - bao gồm cả những người tử vong tại Ôn Châu - đã thiệt mạng trong 10 năm qua trên đường sắt.

Hiện trường vụ tai nạn đường sắt tại Ôn Châu tối 23/7/2011

Trong cuốn sách Manufacturing Consent (tạm dịch "Sản xuất" sự tán đồng), Nhà kinh tế học Edward S. Herman và nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky lưu ý hai loại nạn nhân trong truyền thông: nạn nhân quan trọng và nạn nhân không quan trọng. Các nạn nhân quan trọng - đáng nhận được nhiều quan tâm, lo lắng - là những người mà cái chết của họ có thể đổ lỗi được cho một đối thủ. Các nạn nhân không quan trọng - những người mà số phận của họ không thể quy được cho một đối thủ - thì bị bỏ qua và chôn vùi.

Một cách làm báo phổ biến trong đa phần truyền thông Trung Quốc hiện giờ là "nhảy bổ" đi đưa tin "sự thật" trước khi tiến hành bất kỳ cuộc phỏng đáng tin cậy hay điều tra toàn diện nào. Cách đưa tin của truyền thông về vụ tai nạn đường sắt Ôn Châu đã tấn công rộng rãi vào kế hoạch phát triển đường sắt cao tốc của Trung Quốc. Họ cho rằng chính sở hữu nhà nước đối với ngành đường sắt là nguyên nhân của vụ tai nạn.

Một số phương tiện truyền thông thiên lệch quan niệm rằng việc đưa tin chính xác ít quan trọng hơn "nhiệm vụ" hủy hoại danh tiếng của đường sắt cao tốc Trung Quốc bằng cách áp dụng báo chí không chuyên nghiệp. Cho đến nay, một số phương tiện truyền thông và các nhóm lợi ích mà họ đại diện đã thành công trong việc tiến hành một cuộc thập tự chinh chống lại đường sắt cao tốc.

"Hãy đứng lên, hỡi những người không muốn là nô lệ của đường sắt cao tốc", đó tiêu đề của một bài báo, lặp lại dòng đầu tiên trong Quốc ca Trung Quốc.

Bằng cách đăng tải hàng loạt bài tường thuật sinh động miêu tả tường tận về các hiện trường đẫm máu, truyền thông đã tạo ra một nỗi ám ảnh đường sắt cao tốc trong dân chúng.

Cách đưa tin gây nản chí đó tác động mạnh đến ngay cả các lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc.

Thật đáng buồn khi chứng kiến dân chúng và các cơ quan chính phủ đang bị choáng váng bởi cách đưa tin giật gân về một vụ tai nạn đường sắt.

  • Hải Tâm (theo Thời báo Hoàn cầu - Trung Quốc)

 

 

 

Tổng số lượt xem trang