Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Không thể chế hóa Hiến pháp quy định về biểu tình – Đó là lỗi của Nhà nước

--Không thể chế hóa Hiến pháp quy định về biểu tình – Đó là lỗi của Nhà nước2011-07-30-“Biểu tình là quyền của công dân đã được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Việc không thể chế hóa Hiến pháp bằng những quy định cụ thể là lỗi của nhà nước” – Đó là khẳng định của TS Luật sư Trần Đình Triển trong cuộc trả lời phỏng vấn của Khánh An về khía cạnh luật pháp liên quan đến việc người dân xuống đường biểu tình và bị bắt bớ, đánh đập trong các chủ nhật vừa qua. -‘Công viên biểu tình’- bao giờ có?  Nam Nguyên- RFA
2011-07-29 Suốt 8 lần biểu tình phản kháng Trung Quốc ở Hà Nội, báo chí Việt Nam không đưa tin, ngoại trừ lần đầu lấy tin Thông tấn Xã Nhà nước. Đến 25/7 vừa qua Báo Tiền Phong Online đã có được ít dòng, đủ để hiểu được là đã có biểu tình và an ninh đã nặng tay.

Lồng trong bài phóng sự dài mang tựa “Quốc hội, cơ hội bày tỏ lòng yêu nước”, Báo Tiền Phong Online trích lời ông Vũ Mão nguyên Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, nguyên Chủ tịch ủy ban Đối ngoại Quốc hội nói rằng:

“Cần phải trân trọng những biểu hiện của lòng yêu nước của người dân. Cần có trách nhiệm và hâm nóng tình yêu nước của nhân dân, nhưng phải ở tầm cao mới. Chẳng hạn, việc một số bà con tụ tập và bày tỏ thái độ của mình trên đường phố thì không nên có thái độ quá gay gắt mà nên mời bà con đến một địa điểm gần nhất như hội trường của phường, quận, cơ quan để người có trách nhiệm gặp gỡ, lắng nghe ý kiến và bày tỏ của người dân.”

Biểu tình ở Hà Nội 17 tháng 7- Photo by Blog nguoibuongio
Biểu tình ở Hà Nội 17 tháng 7- Photo by Blog nguoibuongio
Ông Vũ Mão không dù từ biểu tình hay tuần hành, mà gọi là tụ tập trên đường phố. Có lẽ cả hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay dị ứng với hai từ biểu tình.
Tuy vậy ý tưởng của ông Vũ Mão, người từng là bí thư Trung ương Đoàn cho thấy là khá cởi mở và nếu có thể tiến thêm một bước nữa thì sẽ là hình thức ‘công viên biểu tình’ như ở một số nước dân chủ trên thế giới.

“Biểu tình” hay “tụ tập”?

Thái độ gay gắt của chính quyền mà ông Vũ Mão đề cập, làm liên tưởng tới hình ảnh anh Nguyễn Chí Đức người bị 4 nhân viên công an khiêng ngửa bằng cách nắm hết tứ chi để quăng lên xe buýt, còn người thứ năm là sĩ quan an ninh đã chờ sẵn để đạp túi bụi lên mặt lên cổ anh Đức.
Khi chúng tôi trao đổi với anh Nguyễn Chí Đức qua điện thoại vào tối 28/11 để hỏi anh có nhận định gì về ý tưởng của ông Vũ Mão. Người thanh niên khiêm tốn Nguyễn Chí Đức lập tức nói ngay là anh không muốn trở lại ‘cú đạp lịch sử’, anh bày tỏ sự tán thành luật hóa biểu tình và sẵn sàng hưởng ứng, tuy nhiên anh Đức hết sức bực bội với hai từ ‘tụ tập’ mà Nhà nước cố ý dùng.
Trong lịch sử đã thấy khi nào thuận lòng dân thì giữ vững chống lại được quân thù.
Nguyễn Chỉ Đức
Cú đạp lịch sử vào lòng yêu nước- RFA screen shot
Cú đạp lịch sử vào lòng yêu nước- RFA screen shot
“Không nên dùng chữ tụ tập bởi vì từ này xúc phạm đến những người yêu nước chân thành, biểu tình hay tuần hành hay gọi là mít tinh cũng được cho bớt nặng nề. Mấy năm qua bọn em cứ bị mang tiếng tụ tập, nó không đúng ý nghĩa bản chất, bọn em đi biểu tình là thể hiện lòng yêu nước là cũng muốn cảnh báo cho người dân biết là đất nước đang bị nguy cơ. Lãnh đạo các cấp cũng phải nhìn thấy lòng dân như thế, tại vì muốn chiến thắng được quân thù giặc phương Bắc từ xưa đến nay ông cha ta đều phải đoàn kết từ triều đình cho tới nhân dân thì mới chiến thắng được mới giữ được nước. Bây giờ trong lúc khó khăn phức tạp này mà từ dân và Nhà nước có những bất đồng là điều cần phải tránh.
Người dân cũng phải tự biết là “vừa phải” còn chính quyền cũng phải biết không phải ngẫu nhiên mà ngừơi dân đi biểu tình như thế. Đừng nói đừng đổ cho thế lực này thế lực kia cho tiền, nói thế rất là xúc phạm bọn em, bọn em đã âm thầm đi như thế này bao năm nay, đâu có phải tự nhiên em đi… chẳng qua vì cú đạp kia mà người ta biết em, chứ xưa nay em vẫn đi rồi mà.”
Anh Nguyễn Chí Đức thêm rằng chính phủ có thể vận dụng lòng yêu nước của người dân và học lại bài học của lịch sử. Người thanh niên có lòng yêu nước mãnh liệt từng là sĩ quan dự bị tiếp lời:
“Không phải tự nhiên có đột ngột biểu tình mà kéo dài hàng tháng trời là phải có lý do. Trong lịch sử đã thấy khi nào thuận lòng dân thì giữ vững chống lại được quân thù. Cho nên mình phải có hình thức nào để dân thể hiện thái độ, đây cũng chính là cơ hội để cho Nhà nứơc thấy được ý kiến của nhân dân.
Mặc dù số lượng người đi biểu tình rất ít, nhưng những người quan sát theo dõi lại rất là nhiều, kể cả những người bình dân, thợ thuyền, người nghèo họ cũng nghe ngóng…xóm em cũng thế người bình dân có thông tin biểu tình mỗi sáng Chủ nhật trước Đại sứ quán Trung Quốc.”

Sắc lệnh về quyền biểu tình
Tác giả "cú đạp lịch sử" của chế độ: đại úy công an Minh- RFA file
Tác giả "cú đạp lịch sử" của chế độ: đại úy công an Minh- RFA file

Theo báo Tiền Phong Online , ý kiến của ông Vũ Mão được sự tán đồng của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc. Không những thế nhà sử học Dương Trung Quốc còn trưng dẫn cho nhà báo xem một Sắc lệnh của ông Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 13 tháng 9 năm 1945 liên quan tới quyền biểu tình của dân chúng. Chúng tôi xin trích đọc một phần nội dung:
“Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Xét vì tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa. Nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời, cần phải xem xét kiểm soát những cuộc biểu tình để tránh những bất trắc có thể ảnh hưởng đáng tiếc đến nội trị ngoại giao. Điều thứ nhất. Những cuộc biểu tình phải khai trình trứơc hai  mươi bốn giờ với các Ủy ban Nhân dân sở tại...”
Nhà sử học Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói với Tiền Phong Online là hơn 60 năm qua chưa có một văn bản đạo luật nào phủ định Sắc lệnh vừa nêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
cả chuyện chưa đoàn kết được, chưa hòa hợp hòa giải dân tộc được trọn vẹn cũng là một cái giá phải trả.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu
Chúng tôi nêu câu hỏi với cụ Nguyễn Đình Đầu nhà nghiên cứu lịch sử địa lý từng dẫn đầu cuộc biểu tình ngày 5/6 ở TP.HCM về ý tưởng của ông Vũ Mão, theo đó nên vận dụng lòng yêu nước của quần chúng và hướng dẫn người bày tỏ chính kiến trên đường phố đến những địa điểm thích hợp. Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đáp lời:
“Tôi nghĩ là dần dần chúng ta sẽ đi theo hướng có thể có được một xã hội dân sự, nhưng mà không phải là một sớm một chiều. Cuộc chiến tranh của chúng ta kéo dài quá lâu đưa đến tình thế là những người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống ngoại xâm phải theo một ý thức hệ để có sự yểm trợ…dần dần cuộc kháng chiến chống ngoại quốc phần nào trở thành một cuộc nội chiến.
Vì ít thời gian tôi không thể nói hết ý của mình được, nhưng vì những sự khó khăn như thế và nên nhớ là chuyện gọi là thắng thế để Việt Nam có thể hoàn toàn độc lập thì chúng ta đã phải trả cái giá khá đắt  về cả hai phương diện vật chất và tinh thần. Ngay cả chuyện chưa đoàn kết được, chưa hòa hợp hòa giải dân tộc được trọn vẹn cũng là một cái giá phải trả.”

Cần được luật hóa

Tôi nghĩ rằng, trong thời gian không xa luật biểu tình chắc chắn sẽ được Quốc hội Việt Nam thông qua.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc

Trong khi đó nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, người cũng từng tham gia cuộc biểu tình phản kháng Trung Quốc vào ngày 5/6 ở TP.HCM, lại tin tưởng là không bao lâu nữa người dân Việt Nam sẽ có thể thực hiện quyền biểu tình và được pháp luật bảo vệ:
“Theo tôi biểu tình là quyền chính đáng của mọi công dân đã được hiến pháp ghi nhận, nhưng sau đó không được triển khai một cách cụ thể.
Với sự tiến bộ và ngày càng đổi mới của Nhà nước Việt Nam, tôi nghĩ rằng Nhà nước sẽ nhanh chóng cụ thể hóa quyền biểu tình, một trong những quyền cơ bản của người công dân trong một quốc gia tự do dân chủ.
Tôi nghĩ rằng, trong thời gian không xa luật biểu tình chắc chắn sẽ được Quốc hội Việt Nam thông qua”.
Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, LS Nguyễn Văn Hậu trưởng ban tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM cho rằng quyền biểu tình không được ghi trong hiến pháp và như thế người muốn bày tỏ chính kiến phải tuân theo pháp luật hiện hành:
“Sắp tới đây Quốc hội khóa 13 sẽ sửa đổi bổ sung Hiến pháp trong đó có nhiều vấn đề, tôi nghĩ vấn đề này cần được luật hóa, chứ hiện giờ chưa có việc này.
Khi tụ tập biểu tình thì luật pháp chưa có qui định cho nên mình phải chấp hành các qui định của pháp luật hiện hành. Sửa đổi Hiến pháp sắp tới sẽ đưa ra toàn dân góp ý, các đại biểu Quốc hội cũng phải  xem xét trên nhiều mặt cho phù hợp với Việt Nam cũng như với thế giới.”
Câu chuyện về ông Vũ Mão, về Nhà sử học Dương Trung Quốc Đại biểu Quốc hội và quyền “bày tỏ ý kiến trên đường phố” của người dân là một trong những thông tin rất ít thấy trên báo chí Việt Nam. Nhưng tại sao lại chỉ có một tờ báo với ít dòng lồng trong bài phóng sự dài, trong khi suốt 8 tuần qua mỗi sáng Chủ nhật thủ đô Hà Nội đều có biểu tình phản kháng Trung Quốc?

 “Quốc hội, cơ hội bày tỏ lòng yêu nước”, Báo Tiền Phong Online

TP - Bấn bíu, ngặt nghèo thời gian cho công tác bầu nhân sự cao cấp của bộ máy nhà nước là thế, nhưng trong kỳ họp thứ nhất Quốc hội (QH) khóa XIII, vấn đề biển Đông và chủ quyền biển đảo quốc gia vẫn cứ lần lượt hiện diện trong chương trình nghị sự!
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bên lề kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII. Ảnh: Hồng Khâm
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bên lề kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII.
Ảnh: Hồng Khâm.
Chất giọng đĩnh đạc của Chủ tịch UBT.Ư MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm vang trên diễn đàn QH: Cử tri, nhân dân tỏ ra bất bình với việc gần đây một số tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước ta...
Rồi Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm trước Quốc hội tại phiên khai mạc, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cũng dõng dạc: Thực hiện nhất quán chủ trương đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để giải quyết tình hình phức tạp trên biển Đông; chủ động, tích cực đấu tranh ngoại giao và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước trong khu vực và trên thế giới, các diễn đàn quốc phòng - an ninh khu vực, tiếp xúc song phương, đa phương; đồng thời, triển khai kiên quyết và đồng bộ các biện pháp để bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư dân đánh bắt hải sản, các hoạt động kinh tế - thương mại, khai thác, thăm dò dầu khí, tài nguyên khoáng sản trên vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia.
Như là phu xướng phụ tùy, chúng khẩu đồng từ, tiếng nói quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia trên diễn đàn chính thức của QH dường như được lan tỏa, được cộng hưởng? Trong hành lang QH giờ giải lao, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm trao đổi say sưa với ĐBQH, với nhà báo việc tiếp tục phải làm cho thế giới thấy rõ hơn, vì không phải nước nào cũng quan tâm và biết rõ vấn đề chủ quyền biển đảo. Lịch sử thế nào, chúng ta có chủ quyền từ bao giờ, chúng ta phải làm rõ để bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn. Khi đó, họ sẽ ủng hộ quan điểm của Việt Nam.
Cựu Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong thời đại bây giờ, vấn đề thông tin tuyên truyền là rất cần thiết. Thông tin tuyên truyền tốt, bạn bè quốc tế sẽ biết và ủng hộ. Thế giới ủng hộ thì không ai xâm phạm chủ quyền của chúng ta được. Trong trao đổi, ông cũng đề cập việc cần thiết phải đưa nội dung chủ quyền biển đảo vào chương trình học ở trường phổ thông.
ĐBQH Dương Trung Quốc thì tâm đắc và bức xúc rằng, ngoài vấn đề nhân sự cấp cao, nổi trội hơn trong nhiệm kỳ lần này là vấn đề biển Đông. Mặc dù vấn đề này đã tồn tại khá lâu rồi nhưng do diễn biến gần đây thì nó đã không chỉ là vấn đề liên quan đến Việt Nam mà còn là vấn đề liên quan đến cả khu vực. Nó liên quan rất chặt chẽ đến năng lực phòng thủ quốc gia của chúng ta, đến chính sách đối ngoại...
Ông phân tích vì sao nên có một nghị quyết về biển Đông ngay tại kỳ họp này. Và phải coi mỗi nhiệm kỳ Quốc hội là một cơ hội để Chính phủ bày tỏ được quan điểm của mình để chia sẻ với người dân và tìm sự đồng thuận với toàn xã hội v.v...
Rồi có một lúc, các ký giả được chứng kiến cảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (xem ảnh) đứng trao đổi với ĐBQH Phạm Bình Minh, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao. Tôi không biết động thái ấy có liên quan gì tới thông tin (các báo mạng xếp vào dạng tin nóng) được loan tải hàng loạt trên các phương tiện thông tin đại chúng bửng tưng ngày hôm sau ( 22-7-2011): Văn phòng Chính phủ vừa có công văn thông báo ý kiến Thủ tướng Chính phủ về việc chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, vừa khai mạc sáng qua (21-7).
Theo đó, Thủ tướng đã giao cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan khác chuẩn bị, trình báo cáo của Chính phủ về tình hình biển Đông trong thời gian gần đây và chủ trương xử lý của ta, chuẩn bị trình bày trực tiếp tại một phiên họp trong kỳ họp Quốc hội.
Ở một cự ly chả phải gần nhưng trong cuộc trao đổi với ĐBQH Phạm Bình Minh, các ký giả có thoáng thấy những nét kiên định của người trò chuyện với vị thứ trưởng. Những nét ấy hao hao trên gương mặt Thủ tướng vào tối ngày 8-6-2011. Đó là buổi mít-tinh bế mạc Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam năm 2011 tại thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố: "Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Đồng thời, Thủ tướng khẳng định: “Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình”.
Tôi chợt nhớ buổi chiều ngày 22-7-2011, tranh thủ thời gian thảo luận tổ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến Hội Nhà văn Việt Nam, trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho nhà văn thương binh Sơn Tùng. Trước nghị lực hiếm có của người từng mang thương tật nặng nề trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại (người mà Chủ tịch nước đã trực tiếp sơ cứu đầu tiên trong cuộc ném bom của giặc vào cơ quan tại căn cứ R. miền Đông Nam Bộ hồi kháng chiến chống đế quốc Mỹ), Chủ tịch đã xúc động bày tỏ với các nhà văn nhiều điều.
Trong đó, ông có nhắc nhiều đến sứ mệnh nhà văn cần truyền ngọn lửa nhiệt tình cho các thế hệ người Việt Nam về chủ quyền quốc gia thiêng liêng và độc lập dân tộc bởi chúng ta đang còn nặng nợ mắc nợ với bao xương máu của đồng bào chiến sĩ trong các cuộc chiến tranh giữ nước!
Tôi nhớ tuần trước, Chủ tịch cũng đã tranh thủ ghé thăm người đồng đội cũ mừng cho nhà văn Sơn Tùng vừa qua được cơn bạo bệnh ngay tại nhà riêng. Trong không khí thân gần, một số nhà văn đã hỏi ông về chuyến đi đảo Cô Tô (Quảng Ninh) tháng 6 vừa rồi.
Chủ tịch chia sẻ rằng được đứng giữa, được hòa mình với đồng bào chiến sĩ mình ngày đêm bám trụ làm giàu và canh giữ hòn đảo vị trí tiền tiêu của đất nước là một điều may mắn... “Chúng ta mong muốn các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc luôn hòa bình, hữu nghị, ổn định, nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ vùng biển, đảo của đất nước...".
Nhớ lại chi tiết cuộc trao đổi với nguyên Chủ nhiệm VPQH, Chủ nhiệm UB Đối ngoại của QH Vũ Mão, ông có bộc bạch thế này: Vấn đề Biển Đông nếu chỉ đưa ra dưới hình thức là Chính phủ báo cáo với QH để ĐB tự nghiên cứu thì tôi cho rằng như vậy chưa đủ.
Nội dung này cần được chuẩn bị công phu và nên có các bước: Chính phủ báo cáo và có Dự thảo NQ để làm cơ sở cho việc thảo luận, thảo luận ở tổ, ở phiên họp toàn thể tại hội trường... Trọng tâm của kỳ họp này là vấn đề tổ chức nhân sự. Nhưng không nên vì thế mà tiết kiệm thời gian đối với một vấn đề hệ trọng và đang là thời sự của quốc gia.
Một vấn đề nữa là cần phải trân trọng những biểu hiện của lòng yêu nước của người dân. Ông Vũ Mão nói tiếp: Cần có trách nhiệm và hâm nóng tình yêu nước của nhân dân, nhưng phải ở tầm cao mới. Chẳng hạn, việc một số bà con tụ tập và bày tỏ thái độ của mình trên đường phố thì không nên có thái độ quá gay gắt mà nên mời bà con đến một địa điểm gần nhất như hội trường của phường, quận, cơ quan để người có trách nhiệm gặp gỡ, lắng nghe ý kiến và bày tỏ của người dân.
Trên cơ sở đó, cung cấp thêm những thông tin chính thống để bà con củng cố thêm niềm tin với cách giải quyết của lãnh đạo, có thái độ và hành động đúng đắn, không bị kích động. Ta xử lý đúng đắn thì phía Trung Quốc sẽ phải tôn trọng chúng ta hơn...
Trao đổi nội dung cuộc gặp ông Vũ Mão với ĐBQH Dương Trung Quốc. Nhà sử học Dương Trung Quốc tỏ ra tán đồng với ý kiến đó và trưng dẫn cho tôi thêm một tài liệu. Tài liệu ấy ông Quốc coi như một sự kiện minh chứng cho tầm nhìn sáng suốt, nhạy bén của Bác Hồ trong những ngày đầu dựng nước, vận mệnh quốc gia dân tộc như trứng để đầu đẳng! Cứ như ông Quốc, hơn 60 năm qua chưa có một văn bản đạo luật nào phủ định Sắc Lệnh của Cụ Hồ.
Cũng xin trích ra đây để bạn đọc tham khảo. Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời số 31 ngày 13 tháng 9 năm 1945. Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Xét vì tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa.
Nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời, cần phải xem xét kiểm soát những cuộc biểu tình để tránh những bất trắc có thể ảnh hưởng đáng tiếc đến nội trị ngoại giao. Điều thứ nhất. Những cuộc biểu tình phải khai trình trước hai mươi bốn giờ với các Ủy ban Nhân dân sở tại.
Xem xét và kiểm soát để tránh những bất trắc này khác? Hình như trước khi phát biểu, ông Vũ Mão đã tham khảo trước Sắc Lệnh này của Cụ Hồ rồi thì phải?
Viết đến đây, tôi chợt nghĩ đến cái cười cởi mở của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm ở Bali (Indonesia). Với tư cách đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN và Trung Quốc chiều 21-7 tại Bali, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông và việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Đồng thời hoan nghênh việc hội nghị đã thông qua Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC.
“Đây là một bước tiến và bước khởi đầu có ý nghĩa, đóng góp vào việc xây dựng lòng tin và thúc đẩy triển khai tuyên bố DOC”. Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC đã chính thức được các ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc thông qua chiều 21-7-2011 sau chín năm đàm phán giữa ASEAN - Trung Quốc.
Lại nhớ thêm tuyên bố của trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh đã gọi thỏa thuận này là một “cột mốc quan trọng”, nhưng cũng là “bước khởi đầu tiếp theo” để các bên liên quan tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán.
...Cùng với thông điệp về chủ quyền biển đảo quốc gia phát đi từ diễn đàn kỳ họp thứ nhất QH khóa XIII, trong ngoài, trên dưới... đã đang hợp thành bản đại giao hưởng hoành tráng về chủ quyền quốc gia thiêng liêng và hòa bình hữu nghị!
Đêm 22-7-2011
Xuân Ba

Tổng số lượt xem trang