-Lời người dịch: Đây mới là một phần mặt thật của Erich Honecker (1912 -1994) và đồng đảng của hắn. Chỉ có lũ súc sinh mới có thể đối xử với đồng bào của mình như vậy mà thôi!
Có những bảng giá đặc biệt cho việc trao đổi tù nhân: một người bình thường “giá” 40 ngàn bảng, nhưng nếu là người có bằng cấp thì giá cao hơn nhiều, Giampaolo Kadalanu viết trong bài báo được tờ La Repubblica công bố như thế.
“Những cuộc đàm phán kéo dài hàng tháng, có khi hàng năm: một bên là vương quốc tư bản, đấy là bên mua, bên kia là nước cộng hòa công nông, tức là bên bán. Đối tượng mua bán là người: hơn 33 ngàn chính trị phạm của Cộng hòa dân chủ Đức, để giải phóng họ, từ năm 1963 đến năm 1989 Cộng hòa liên bang Đức đã phải trả tổng cộng 3 tỉ mác”, tờ báo này viết như thế.
“Đông Đức không bao giờ công nhận là có chính trị phạm: các cuộc đàm phán là nói về những kẻ phạm tội “hoạt động chống là chế độ bài phát xít”, nói cách khác, là về những người định chạy sang phương Tây hay giúp những người khác bỏ chạy, hay phê phán chế độ, được người ta coi là chuyển thông tin cho Tây Đức. Theo lời hai luật sư từng tham gia vào những vụ trao đổi như thế, ông Iurgen Stange ở phía Tây và ông Bolfgan Fogel ở phía Đông thì giá một người là 40 ngàn mác (khoảng 20 ngàn Uero). Kĩ sư, bác sĩ là những người mà Cộng hòa dân chủ Đức không muốn thả thì giá cao gấp đôi. Những người bị kết tội giúp người khác chạy trốn hay chuyển thông tin sang phương Tây có giá tới 200 ngàn mác”, tác giả bài báo viết.
“Việc chuyển giao diễn ra trực tiếp giữa hai luật sư, các cuộc gặp gỡ diễn ra tại bến xe điện ngầm Friedrichstrasse, hệt như các điệp viên vậy. “Những cuộc trao đổi chính thức diễn ra từ năm 1963, được thủ tường Tây Đức lúc đó là Konrad Adenauer chấp thuận. Nhưng nếu không có sự can thiệp của nhà thờ Thiên chúa giáo thì việc mua bán có thể đã ngừng lại rồi”, tác giả viết như thế.
“Ở Đông Đức việc “trao đổi” được các quan chức cấp cao trong bộ an ninh Stasi phụ trách. Mọi người đều hài lòng: sau một thời gian ngắn việc mua bán tù nhân đã trở thành điểm quan trọng trong quan hệ giữa hai nhà nước Đức. Ban đầu những tù nhân được giải phóng chỉ được quyền trở về nguyên quán ở Cộng hòa dân chủ Đức. Nhưng sau đó Bonn đã đạt được thỏa thuận là những người “đã được mua” có thể tự do lựa chọn. Cho đến năm 1989 Đông Đức là quốc gia duy nhất mà để tồn tại họ sẵn sàng bán các công dân của mình”, tác giả bài báo viết như thế.
Nguồn: La Repubblica
Dịch lại theo bản tóm tắt tại địa chỉ: http://inopressa.ru/article/05Aug2011/repubblica/gdr.html