Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Tại sao du khách Việt bị từ chối?

Du khách nước ngoài tại nhà cổ Ba Đức. Ảnh: TL internet

-Điều tra vụ nhà hàng Việt cấm người Việt 
Đại diện của tỉnh Bình Thuận vừa cho biết vụ việc nhà hàng Cát Vàng ở Phan Thiết từ chối phục vụ khách Việt Nam đang được điều tra và sẽ có hình thức xử lý.
Ông Ngô Minh Chính, giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) tỉnh Bình Thuận nói với BBC: "Ông chủ của nhà hàng này nói với nhân viên không phục vụ khách Việt Nam là không đúng với văn hóa của người Việt Nam.”


Các bài liên quan

Nhà hàng Bắc Kinh gỡ bỏ bảng hiệu
Nhà hàng Trung Quốc bài người Việt
VN 'sẽ phản ứng' vụ nhà hàng Bắc Kinh


“Chúng tôi đã có cho thanh tra, kiểm tra nhà hàng này để xem xét lý do tại sao mà khước từ bán hàng cho người Việt Nam.”
Ông Chính nói khi có kết quả thanh tra, kiểm tra, tỉnh Bình Thuận sẽ có quyết định cụ thể.
"Văn hóa Việt Nam là không cho phép phân biệt, dù người ta có mua hay không mua,” theo ông Chính.
Theo truyền thông trong nước, sau khi một độc giả gửi thư tới báo Thanh Niên về việc bị nhân viên nhà hàng Cát Vàng (biển đề tên tiếng Anh là Golden Sand) từ chối cho vào gian hàng lưu niệm và nói “tiệm này không bán cho người Việt Nam”.
Lý do mà ông chủ nhà hàng đưa ra là “sợ bị ăn cắp” và “sợ bị các tiệm khác dò giá cả”.

Không tấn công báo giới

"Tôi đã thống kê rồi. Chưa tới 1% người Việt vào mua hàng, nhưng hễ cứ có người Việt vào là thể nào cũng có chuyện với nhân viên của tôi, trong khi giao dịch chẳng được gì."
Nghiêm Phúc, chủ nhà hàng Cát Vàng


Theo báo Thanh Niên đăng ngày 05/03/2013, phóng viên báo đã tới nhà hàng trên để tìm hiểu và “chủ nhà hàng Cát Vàng đã cho bảo vệ và nhân viên tấn công phóng viên báo Thanh Niên”.

Tuy nhiên, ông Ngô Minh Chính nói, “việc tấn công là không có, mà cái cách khước từ, cách trả lời của người ta là không có văn hóa, không lịch thiệp”.
“Cả người phóng viên và người chủ cùng đặt ra vấn đề là cách ứng xử của cả hai bên cùng không lịch sự.”
Vị giám đốc sở nhắc lại, “tôi xác nhận là không có tấn công”.
BBC đã liên lạc với phóng viên Thanh Niên Quế Hà, người viết bài báo. Ông Hà nói việc ông Ngô Minh Chính khẳng định không có tấn công là không đúng.
"Tôi đã phải chạy vào ô tô đóng cửa để tránh xảy ra thương tổn thân thể khi sự việc xảy ra," ông Quế Hà nói.
Theo phóng viên này, ngay tại buổi làm việc với công an và thanh tra du lịch mà chính ông Chính cử ra, chủ nhà hàng này vẫn tuyên bố “Nếu lúc nãy ông mà lấn tới chụp hình nữa tôi đập ông chết ngay”.
Phóng viên Quế Hà nói: "Việc ông Chính khẳng định với BBC, một cơ quan báo chí nước ngoài, khi chưa có kết luận gì từ lãnh đạo tỉnh là quá sớm".
Ông Ngô Minh Chính cũng nói trong khu vực thành phố Phan Thiết chỉ có một trường hợp nhà hàng cư xử như vậy, và “đối với văn hóa trong kinh doanh người ta không bao giờ làm những chuyện như vậy”.
Chủ nhà hàng, ông Nghiêm Phúc nói với cán bộ thanh tra của sở VHTTDL và công an phường Hàm Tiến trong buổi làm việc ghi biên bản rằng, ông đã không phục vụ người Việt từ 2-3 năm nay.
“Tôi đã thống kê rồi. Chưa tới 1% người Việt vào mua hàng, nhưng hễ cứ có người Việt vào là thể nào cũng có chuyện với nhân viên của tôi, trong khi giao dịch chẳng được gì.”
 - Điều tra vụ nhà hàng Việt cấm người Việt (BBC). 
- Nhục nhã khi nhà hàng Việt từ chối phục vụ người Việt (VNN). - “Người Việt ý thức kém, không phục vụ là phải!” (VNN). - Ông ta không đủ tư cách làm người Việt Nam! (GDVN).- Xúc phạm đồng bào (TN). - Kiểm tra toàn diện nhà hàng từ chối khách Việt (LĐ). - Muối mặt mỗi khi đi Tây ăn buffet (VNN). - Nhà hàng không tiếp người Việt học kiểu “không quản thì cấm”? (PN Today). - Luật sư Trần Đình Triển: “Dấu hiệu vi phạm pháp luật của chủ nhà hàng Việt kỳ thị người Việt” (GDVN). - Nguyên Chủ nhiệm UB Pháp luật QH: ‘Có thể đóng cửa nhà hàng Cát Vàng’ (GDVN). - “Kịch bản bi thảm” của ông chủ người Việt xúc phạm người Việt (GDVN).

- Nhà hàng Việt không tiếp … người Việt (NLĐ).
Chiều 4-3, phóng viên Quế Hà của Báo Thanh Niên đã bị tấn công khi tìm hiểu việc nhà hàng Cát Vàng (Golden Sand, ở số 81 Nguyễn Đình Chiểu, phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết - Bình Thuận) từ chối khách Việt.
-Tạm giữ nhiều đồng hồ, rượu ngoại của Nhà hàng Cát Vàng

Theo tường trình của phóng viên Quế Hà, anh đến quầy lưu niệm của nhà hàng mua đồ nhưng bị bảo vệ chặn lại với lý do “ông chủ dặn không cho người Việt vào”. Phóng viên Quế Hà muốn gặp chủ nhà hàng thì nhân viên ở đây trả lời “ông chủ đang nghỉ trưa”. Anh tiếp tục xuất trình thẻ nhà báo đề nghị được tiếp xúc với chủ nhà hàng nhưng cũng bị từ chối.

Sau đó, phóng viên Quế Hà đến ô tô của mình, đậu bên kia đường, lấy máy ảnh ra chụp hình nhà hàng thì một người đàn ông (sau này mới biết là ông Nghiêm Phúc, chủ nhà hàng Cát Vàng) chỉ thẳng vào mặt chửi lớn: “Thằng kia là thằng nào mà dám chụp hình nhà hàng của tao. Đuổi nó đi”. Phóng viên Quế Hà tiếp tục chụp thêm 2 tấm hình nữa thì ông Phúc ra lệnh cho một nhân viên tấn công, đập máy chụp hình. Ngay lập tức, phóng viên Quế Hà bước vào xe khóa cửa và gọi điện cho cơ quan chức năng.


Nhà hàng Cát vàng từ chối khách trong nước do... "người Việt xấu tính"

Sau đó, 2 cán bộ thanh tra của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Bình Thuận và Công an phường Hàm Tiến có mặt xử lý vụ việc. Lúc này, ông Phúc thừa nhận hành vi của mình và nói: “Nhà của tôi, tôi không cho chụp hình. Ông ấy mà bước tới chụp hình nữa là tôi đập chết ngay”.

Trong biên bản làm việc, ông Phúc cho rằng sở dĩ không phục vụ người trong nước là do “người Việt xấu tính”. Ông Phúc cho biết ở Cát Vàng, khách Việt phải đặt hàng trước mới phục vụ. Riêng khu bán đồ lưu niệm tuyệt đối không cho người Việt vào. “Tôi thống kê rồi, chưa tới 1% người Việt vào mua hàng nhưng hễ cứ có người Việt vào là thế nào cũng có chuyện với nhân viên. Vì vậy, tôi không phục vụ người Việt đã 2-3 năm nay rồi” - ông Phúc nói.

Chiều 4-3, ông Lê Tiến Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, cho biết đã chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch và UBND TP Phan Thiết tìm hiểu vụ việc, nếu quá đáng có thể đóng cửa vĩnh viễn nhà hàng Cát Vàng. “Không thể để một nhà hàng như thế làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Bình Thuận” - ông Phương khẳng định.  – Không bán hàng cho người Việt vì họ… xấu tính (VNN). 

- Một cửa hàng ở Mũi Né từ chối khách Việt (TN).* Chủ cửa hàng đòi hành hung PV

Chiều qua 4.3, trong lúc tác nghiệp báo chí, chủ nhà hàng Cát Vàng (số 81 Nguyễn Đình Chiểu, P.Hàm Tiến, TP.Phan Thiết, Bình Thuận) đã cho bảo vệ và nhân viên tấn công PV Báo Thanh Niên. 

Trước đó, Báo Thanh Niên nhận được email của chị Đinh Thị Thu Hậu (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) với nội dung bức xúc về việc nhà hàng Cát Vàng (viết tiếng Anh là Golden Sand), không cho vào cửa hàng lưu niệm (nằm trong khuôn viên nhà hàng), chỉ vì chị là người Việt.
Trong email  (có cả hình ảnh và băng ghi âm), chị Hậu cho biết, vào ngày 11 tháng giêng vừa qua, chị cùng gia đình đến nghỉ ở Mũi Né và đến ăn trưa tại nhà hàng Cát Vàng. "Trong khi chờ đợi các món ăn, chị gái của tôi bước vào phòng bán da cá sấu để mua túi da, nhưng không có ai phục vụ. Lát sau, mẹ và hai vợ chồng em gái tôi bước vào thì nhân viên bảo đang kiểm kê, không tiếp khách. Do lúc này, vẫn chưa có món ăn nên tôi bước vào cửa hàng bán đồ da cá sấu thì nhân viên đến nói thẳng vào mặt tôi "tiệm này không bán cho người Việt Nam".
Tôi thật sự sốc và hỏi lại cô ấy "Tại sao lại có sự đối xử phân biệt như thế?", thì nhân viên này không trả lời. Sau đó, tôi đem chuyện này kể cho mấy chị em gái và nói với nhân viên là chúng tôi muốn gặp ông chủ, nhưng họ nói không biết ông ấy ở đâu. Khi gặp được ông ấy (trong tiệm bán da cá sấu), thì tôi nghe ông chủ này đưa ra lý do vì sợ người Việt Nam giả dạng Việt kiều vào ăn cắp hàng... sợ "gián điệp" của các tiệm khác dò giá cả..." - email của chị Hậu viết.

Nhà hàng Cát Vàng, nơi mà cửa hàng từ chối bán hàng lưu niệm cho người Việt - Ảnh: Quế Hà 

Ông Nghiêm Phúc, chủ nhà hàng Cát Vàng
“Không phục vụ vì người Việt xấu tính”
Chiều qua, PV Báo Thanh Niên đến nhà hàng Cát Vàng tìm hiểu sự việc. Khi vừa đến nơi, PV bước đến quầy lưu niệm xin vào mua hàng, thì ngay lập tức bảo vệ (thuê từ Công ty bảo vệ Bình Thuận) chặn lại và nói: "Anh không được vào". Nghe ồn ào, một nhân viên nhà hàng bước ra cũng nói thẳng: “Cửa hàng kiểm kê, anh không vào được”. Đến lúc này, PV xuất Thẻ Nhà báo và đề nghị được gặp ông chủ để hỏi vì sao không phục vụ người Việt, nhưng cũng không được chấp nhận.
Khi PV bước sang bên kia đường (đối diện) để chụp ảnh thì bất ngờ một người mặc quần đùi bước ra (sau này mới biết đó là ông Nghiêm Phúc, quê An Giang, chủ nhà hàng Cát Vàng) chỉ thẳng vào mặt PV chửi: “Thằng kia, là thằng nào mà dám chụp hình nhà hàng của tao. Đuổi nó đi!”. PV tiếp tục chụp thêm 2 tấm hình nữa thì ông này quát  bảo vệ: “ĐM!. Nó vẫn chụp kìa, đập chết mẹ nó đi. Đập máy chụp hình của nó cho tao”. Lập tức, một bảo vệ và hai nhân viên lao qua đường định tấn công, buộc PV phải vào ô tô khóa chặt cửa gọi điện báo cơ quan chức năng.
Sau khi nhận điện thoại của PV, Sở VH-TT-DL cử 2 cán bộ thanh tra cùng Công an P.Hàm Tiến đến hiện trường. Trong biên bản làm việc với cơ quan chức năng, ông này cũng không ngại nói rằng sở dĩ không phục vụ người Việt là do người Việt xấu tính. “Tôi đã thống kê rồi. Chưa tới 1% người Việt vào mua hàng. Nhưng hễ cứ có người Việt vào là thể nào cũng có chuyện với nhân viên của tôi, trong khi giao dịch chẳng được gì. Vì vậy tôi không phục vụ người Việt đã 2-3 năm nay rồi”. Trong biên bản thể hiện rõ những lời như vậy và ông này ký ngay không ngần ngại.

Có thể đóng cửa vĩnh viễn
Ngay trong chiều qua, Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Đỗ Ngọc Điệp đã đến tận nhà hàng Cát Vàng để tìm hiểu vì sao không phục vụ khách Việt. Nhận được thông tin, ông Lê Tiến Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã trực tiếp gọi điện thoại cho PV Thanh Niên chia sẻ và tỏ ra rất bức xúc khi biết được chuyện nhà hàng không phục vụ khách người Việt ở ngay Mũi Né. “Tôi đã chỉ đạo Sở VH-TT-DL và UBND TP.Phan Thiết phải làm cho ra chuyện này. Nếu quá đáng, có thể đóng cửa vĩnh viễn. Không thể để một nhà hàng cỏn con như thế làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Bình Thuận”, ông Phương nói.

-Tại sao du khách Việt bị từ chối? (SGTT 27-8-11) -SGTT.VN - Thật bất ngờ khi đầu tháng 8 này, đến Cái Bè – Tiền Giang gặp chủ nhân nhà cổ Út Kiệt và nhà cổ Ba Đức đều nghe nói: “Rất tiếc phải từ chối tiếp khách Việt Nam”. Sốc thật!

Những ngôi nhà được giữ gìn cả trăm năm bên cạnh những vườn hoa thơm trái ngọt và vùng sông nước thanh bình là nét đặc trưng hấp dẫn du khách đến làng Đông Hoà Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Song, thật lạ khi chúng tôi hỏi đặt tour tham quan chợ nổi – vườn trái cây – nhà cổ, các điểm nhận khách đặt tại bến tàu du lịch Cái Bè đều né tránh việc đưa chúng tôi đến những ngôi nhà cổ nổi tiếng.

Tìm đến làng Đông Hoà Hiệp, khi dừng trước nhà cổ Ba Đức, tôi nói muốn tham quan nhà để sắp tới tổ chức cho một đoàn khách du lịch. Ông Phan Văn Đức, chủ nhân ngôi nhà cổ, thẳng thắn: “Khách nước ngoài xin nhận, còn khách Việt Nam chắc phải coi lại, nếu là đoàn công ty đàng hoàng có thể nhận, xin lỗi không nhận khách Việt Nam đi lẻ”. Hỏi mới biết, trước đây, khách trong nước hay nước ngoài đều được đón tiếp như nhau, nhưng nhiều bận, ông Đức nhận thấy ngày nào tiếp khách Việt Nam thì y như rằng cây trong vườn trở nên xơ xác, dưới đất trái non và rác xả đầy. Khách Việt Nam thường đòi ăn rùa, rắn (không quan tâm việc bảo vệ môi trường và sinh vật tự nhiên), khi ăn là “rượu vào, lời ra”, la lối om sòm. Khi du khách Việt ăn xong thì trên bàn, dưới bàn bừa bãi rác. Dù không tiếc công dọn dẹp, nhưng chủ nhà ngại nhất là khách nước ngoài trông thấy cảnh đó thì... sợ, bỏ đi chỗ khác.
Du khách thưởng thức các món ăn mùa nước nổi ở An Giang. Một khi dám chọn lọc khách, các nhà vườn đã xoá dần đi suy nghĩ lâu nay: “Miền Tây xuề xoà, sao cũng được”. Ảnh: Các Ngọc
Bà Lê Thị Chính, quản lý nhà cổ Út Kiệt – ngôi nhà được các nhà khảo cổ Nhật Bản xếp vào loại “đại mỹ gia” ở Việt Nam – cũng cho biết lý do không đón khách Việt Nam tự tới vì: “Phục vụ khách Việt Nam cực lắm, ăn uống bừa bộn, đòi hỏi nhiều, chạy bàn bở hơi”. Khách nước ngoài thường chọn món đặt trước, không để chủ nhà phải bối rối vì sự tuỳ hứng. Trên bàn ăn của họ lúc nào cũng gọn ghẽ, lỡ có làm rơi vãi thức ăn hay nước uống, họ đều xin lỗi.
Tiếp xúc với các hướng dẫn viên, tôi nghe thêm những ý kiến: khách nước ngoài chú ý kỹ từng chi tiết trong ngôi nhà cổ khiến người thuyết minh cũng thấy tự hào, còn du khách Việt Nam chủ yếu chỉ muốn chụp hình, đứng ngồi không kể chi đồ vật quý giá. Thật là xót khi thái độ ứng xử của khách du lịch làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn những ngôi nhà cổ hiếm hoi còn lại của Nam bộ.
Một khi dám chọn lọc khách, các nhà vườn đã xoá dần đi suy nghĩ lâu nay: “Miền Tây xuề xoà, sao cũng được”.
Ông Huỳnh Thanh Hữu, trưởng phòng nghiệp vụ du lịch – sở Văn hoá, thể thao và du lịch Tiền Giang chia sẻ, không thể ép nhà vườn, họ từ chối khách Việt Nam cũng do hướng dẫn viên không lưu ý trước với khách: khi vào những vườn trái cây đón khách kiểu “bao bụng” cũng đừng hái trái non và đừng xả rác. Mặt khác, thái độ cương quyết của chủ các ngôi nhà cổ kể trên sẽ làm cho du khách Việt thay đổi suy nghĩ. Nhà vườn đã nâng cao nhận thức về bảo tồn, khách đi du lịch cũng cần chứng tỏ mình là người có hiểu biết.
Ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt cũng buồn mỗi khi đưa khách Việt Nam du lịch. Thay vì dành những ngày ít ỏi để tìm hiểu về nơi mình đến thì du khách Việt hầu như chỉ thích... nhậu và đi mátxa. Từ đó, nhiều công ty du lịch đã chiều theo khách, làm tour chủ yếu cho xem cảnh, rồi ăn – ngủ – chơi. Hướng dẫn viên trở nên... nhàn, chỉ có khách thích kiểu du lịch như thế bị thiệt thòi mà không hay.
Nguyệt Hồng
Xích lô Hà Nội: Giữ hay bỏ? (PLTP 28-8-11) - Thanh Hoá: Di chuyển bãi rác ở khu vực Đàn tế Nam Giao (TP).  chống dột cho chùa Một  Cột cũng Cần thận trọng, theo lộ trình (HNM). Chả biết 2 con sư tử Tàu ở đấy ra sao rồi? --Qua miền di sản: Tiếng ‘kêu cứu’ từ lòng đất Không chỉ ở Huế, 
- Vườn Quốc gia Cát Tiên bị “tấn công” (NLĐ). Giữa hoang phế Đồng DươngMỗi lần đến huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam), tôi đều tranh thủ ghé thăm lại di tích kinh đô - Phật viện Đồng Dương, bởi Đồng Dương - Indrapura (hay kinh thành Sấm sét), vừa là hoàng cung, vừa là đền thờ

Tổng số lượt xem trang