--Suối quanh nhà máy nhôm nhiễm độc?-28/07/2016 23:34
Cơ quan chức năng đang làm rõ sự cố tràn kiềm của Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV làm con suối quanh nhà máy này bị ô nhiễm khiến cá chết hàng loạt, người dân bị ghẻ lở khi lội suối
Chiều tối 28-7, UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức họp báo thông tin bước đầu về sự cố môi trường do Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV (huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) gây ra.
Kiềm tràn ra suối
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông, khoảng 8 giờ 14 phút ngày 23-7, nhân viên vận hành khu kiềm khởi động bơm kiềm thì phát hiện cổ ống đẩy của máy bơm bị vỡ, làm một lượng kiềm bị chảy ra ngoài. Bốn phút sau khi xảy ra sự cố, nhân viên đã khóa van an toàn. Sự cố làm 10 m3 kiềm tràn ra ngoài, một phần thẩm thấu xuống nền đất, một phần theo hệ thống thoát nước mưa chảy tràn ra suối Đắk Dao.
Nhiều trẻ em bị mẩn ngứa khi lội xuống suối Đắk Dao bắt cá chết
Sau khi xảy ra vụ việc, công ty đã thu hồi và trung hòa xút tràn trên mặt đất, mở các họng cứu hỏa trên các tuyến đường bị nhiễm kiềm để pha loãng, trung hòa bằng HCl tại cửa xả, một số vị trí giếng thu trên các tuyến đường mà dòng kiềm chảy qua để trung hòa độ pH bị rò rỉ ra môi trường.
Cơ quan chức năng cũng đã làm việc với nhà thầu để xảy ra sự cố là Công ty CHALIECO, yêu cầu kiểm tra lại toàn bộ thiết kế, thiết bị và quá trình thi công lắp đặt.
Hiện tượng chưa từng thấy
Suối Đắk Dao vốn là nguồn cung cấp cá, tôm, nước tưới, nước sinh hoạtcho người dân 6 thôn của xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp từ nhiều năm nay. Cùng thời điểm xảy ra sự cố tràn kiềm của Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV, người dân phát hiện con suối quanh nhà máy này bị ô nhiễm, cá chết hàng loạt, người lội suối bị phồng rộp, mẩn ngứa khắp người.
Ông Phan Diệu Anh (ngụ thôn 8, xã Nhân Cơ) phản ánh chiều 23-7, lúc đi kiểm tra hồ cá của gia đình bên cạnh suối Đắk Dao, ông phát hiện rất nhiều cá đã chết. Ông Anh lội xuống ngăn nước từ suối chảy vào hồ cá của mình thì ít phút sau, 2 bắp đùi ngứa ngáy, đau rát. Chưa kịp về tới nhà, 2 chân của ông bị phồng rộp, xuất hiện nhiều bọng nước.
Cũng trong chiều 23-7, bà Thị Brá (ngụ ấp Bù Dấp, xã Nhân Cơ) thấy nhiều cá, cua chết trên suối nên gọi các cháu xuống vớt. Tuy nhiên, mới bắt cá được một lúc, cả 10 cháu bị bỏng rát, da ở chân bong tróc, phồng rộp. Bà Brá lo lắng: “Chúng tôi sống ở đây bao nhiêu năm qua nhưng chưa bao giờ có hiện tượng lạ như vậy”.
Ông Ngô Xuân Lộc, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết hiện vẫn chưa kết luận có phải nguyên nhân cá chết trong những ngày qua là do sự cố tràn kiềm hay không. Sau khi có kết luận cuối cùng từ cơ quan chức năng, nếu đúng là do nhà máy của Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV gây ra thì sẽ có các biện pháp xử lý, buộc bồi thường thiệt hại cho người dân.
Trong khi đó, ông Ngô Tố Ninh, Phó Giám đốc Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV, phủ nhận việc nhà máy gây ô nhiễm môi trường, làm cá chết như người dân phản ánh.
Trong giới hạn cho phép?
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông cho biết sáng 24-7, sở đã tiến hành quan trắc, lấy 3 mẫu đất tại khu vực bị ảnh hưởng tràn kiềm từ Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV. Kết quả xác định các quy chuẩn kỹ thuật đối với nước dùng sản xuất, thủy lợi đều nằm trong giới hạn cho phép. Sáng 25-7, sở tiếp tục lấy 4 mẫu nước tại 4 điểm trên suối Đắk Dao và kết quả cả 4 mẫu này cũng đều trong giới hạn cho phép.
Bài và ảnh: Cao Nguyên-
-Quốc lộ 51 hiện đã trong tình trạng quá tải. Ảnh: Ngô Sơn
---Trách nhiệm 'đường bauxite'
-Thế đã rồi của con đường bôxít? --- Duy tu cầu, đường chở bauxite: Tiền nhà nước (PLTP). - Bất nhất việc vận chuyển bauxite (NLĐ).
Tiền hậu bất nhất?
Lao động
Thông báo số 209/TB-VPCP ngày 23.7.2010, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp bàn về cơ chế đầu tư xây dựng cảng Kê Gà và tuyến đường bộ phục vụ phát triển ngành công nghiệp nhôm của 2 dự án tổ hợp bauxite – nhôm (Lâm Đồng) và alumin Nhân Cơ (Đắc Nông) đã yêu cầu TKV chịu trách nhiệm ứng trước phần kinh phí nâng cấp các đoạn tuyến tỉnh lộ trong phương án được duyệt để Bộ GTVT tổ chức thực hiện.
...
Đã có phương án vận chuyển bô xít trình Chính phủDân Trí
Thống nhất nguồn vốn, nâng cấp các tuyến đường chở bô-xítNhân Dân
Bất nhất việc vận chuyển bauxiteNgười Lao Động
Tiền Phong Online
---
-Trên nghìn tỷ đồng để sửa đường cho bô-xít TP - Chiều 24-8, Bộ GTVT vừa gửi văn bản trình Thủ tướng các phương án đảm bảo giao thông tuyến đường vận chuyển bô-xít trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng khi chưa có cảng Kê Gà.
- TKV hạ tải chứ không chi tiền sửa đường vận chuyển bauxite Thanh niên -
Cơ quan chức năng đang làm rõ sự cố tràn kiềm của Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV làm con suối quanh nhà máy này bị ô nhiễm khiến cá chết hàng loạt, người dân bị ghẻ lở khi lội suối
Chiều tối 28-7, UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức họp báo thông tin bước đầu về sự cố môi trường do Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV (huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) gây ra.
Kiềm tràn ra suối
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông, khoảng 8 giờ 14 phút ngày 23-7, nhân viên vận hành khu kiềm khởi động bơm kiềm thì phát hiện cổ ống đẩy của máy bơm bị vỡ, làm một lượng kiềm bị chảy ra ngoài. Bốn phút sau khi xảy ra sự cố, nhân viên đã khóa van an toàn. Sự cố làm 10 m3 kiềm tràn ra ngoài, một phần thẩm thấu xuống nền đất, một phần theo hệ thống thoát nước mưa chảy tràn ra suối Đắk Dao.
Nhiều trẻ em bị mẩn ngứa khi lội xuống suối Đắk Dao bắt cá chết
Sau khi xảy ra vụ việc, công ty đã thu hồi và trung hòa xút tràn trên mặt đất, mở các họng cứu hỏa trên các tuyến đường bị nhiễm kiềm để pha loãng, trung hòa bằng HCl tại cửa xả, một số vị trí giếng thu trên các tuyến đường mà dòng kiềm chảy qua để trung hòa độ pH bị rò rỉ ra môi trường.
Cơ quan chức năng cũng đã làm việc với nhà thầu để xảy ra sự cố là Công ty CHALIECO, yêu cầu kiểm tra lại toàn bộ thiết kế, thiết bị và quá trình thi công lắp đặt.
Hiện tượng chưa từng thấy
Suối Đắk Dao vốn là nguồn cung cấp cá, tôm, nước tưới, nước sinh hoạtcho người dân 6 thôn của xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp từ nhiều năm nay. Cùng thời điểm xảy ra sự cố tràn kiềm của Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV, người dân phát hiện con suối quanh nhà máy này bị ô nhiễm, cá chết hàng loạt, người lội suối bị phồng rộp, mẩn ngứa khắp người.
Ông Phan Diệu Anh (ngụ thôn 8, xã Nhân Cơ) phản ánh chiều 23-7, lúc đi kiểm tra hồ cá của gia đình bên cạnh suối Đắk Dao, ông phát hiện rất nhiều cá đã chết. Ông Anh lội xuống ngăn nước từ suối chảy vào hồ cá của mình thì ít phút sau, 2 bắp đùi ngứa ngáy, đau rát. Chưa kịp về tới nhà, 2 chân của ông bị phồng rộp, xuất hiện nhiều bọng nước.
Cũng trong chiều 23-7, bà Thị Brá (ngụ ấp Bù Dấp, xã Nhân Cơ) thấy nhiều cá, cua chết trên suối nên gọi các cháu xuống vớt. Tuy nhiên, mới bắt cá được một lúc, cả 10 cháu bị bỏng rát, da ở chân bong tróc, phồng rộp. Bà Brá lo lắng: “Chúng tôi sống ở đây bao nhiêu năm qua nhưng chưa bao giờ có hiện tượng lạ như vậy”.
Ông Ngô Xuân Lộc, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết hiện vẫn chưa kết luận có phải nguyên nhân cá chết trong những ngày qua là do sự cố tràn kiềm hay không. Sau khi có kết luận cuối cùng từ cơ quan chức năng, nếu đúng là do nhà máy của Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV gây ra thì sẽ có các biện pháp xử lý, buộc bồi thường thiệt hại cho người dân.
Trong khi đó, ông Ngô Tố Ninh, Phó Giám đốc Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV, phủ nhận việc nhà máy gây ô nhiễm môi trường, làm cá chết như người dân phản ánh.
Trong giới hạn cho phép?
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông cho biết sáng 24-7, sở đã tiến hành quan trắc, lấy 3 mẫu đất tại khu vực bị ảnh hưởng tràn kiềm từ Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV. Kết quả xác định các quy chuẩn kỹ thuật đối với nước dùng sản xuất, thủy lợi đều nằm trong giới hạn cho phép. Sáng 25-7, sở tiếp tục lấy 4 mẫu nước tại 4 điểm trên suối Đắk Dao và kết quả cả 4 mẫu này cũng đều trong giới hạn cho phép.
Bài và ảnh: Cao Nguyên-
-Quốc lộ 51 hiện đã trong tình trạng quá tải. Ảnh: Ngô Sơn
---Trách nhiệm 'đường bauxite'
"Vì sao vì lợi nhuận của một doanh nghiệp mà xã hội lại phải kề vai cùng gánh phần thiệt hại?"
Tổng cục Đường bộ vừa yêu cầu Khu Quản lý Đường bộ VII kiểm tra, lên phương án sửa chữa đảm bảo giao thông khẩn cấp đoạn quốc lộ 20 để phục vụ phát triển ngành công nghiệp nhôm khi chưa có cảng Kê Gà. Các cầu Gia Đức, La Ngà cũng được yêu cầu sửa, tăng cường để xe 40 tấn chở bauxite có thể chạy được.
Thông tin này cũng khẳng định nguồn vốn để thực hiện các việc trên lấy từ vốn sửa chữa đường bộ. Nếu thông tin này chính xác thì những bàn cãi xung quanh việc dùng tiền từ đâu để sửa chữa “con đường bôxit” đã ngã ngũ. Nó hơi gây bất ngờ, bởi trước đó chính cơ quan này đã từng có kiến nghị yêu cầu Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) – chủ đầu tư dự án bauxite (Vinacomin) nếu sử dụng xe 40 tấn thì phải bỏ tiền ra nâng cấp cầu La Ngà và cầu Gia Đức. Kiến nghị này dựa trên lập luận việc nâng cấp những cây cầu trên là phục vụ cho việc phát triển ngành công nghiệp nhôm, theo quy định thì TKV có trách nhiệm bỏ tiền ra nâng cấp chứ không phải ngành giao thông.
Với động thái mới nhất này của Tổng cục Đường bộ, có vẻ như những ý kiến của đại diện TKV có cơ sở hơn? TKV lập luận rằng số đầu xe chở bauxite của doanh nghiệp này chỉ chiếm 1-2% trọng tải lưu thông, vì thế nếu buộc họ phải chịu toàn bộ phí sửa chữa, nâng cấp đường là không công bằng. TKV đồng ý đóng góp nhưng chỉ một phần, vì theo họ nếu phải chịu hết phần chi phí nâng cấp, sửa chữa đường thì dự án bauxite của họ không thể có hiệu quả được.
Lập luận của TKV đúng là có lý của nó. Góc độ nào đó nó phù hợp với lệ thường lâu nay ở nước ta. Trách nhiệm làm đường giao thông, duy tu, bảo dưỡng… là của Nhà nước. Nếu Nhà nước không đủ kinh phí thì có thể dùng các phương thức khác, như BOT chẳng hạn. Với cách này thì người thụ hưởng con đường, cầu cống…, hiện nay đa phần là xe ô tô các loại, phải gánh phần trách nhiệm trả dần phần kinh phí mà đơn vị đầu tư đã bỏ ra để thực hiện công trình giao thông. TKV cũng chỉ sử dụng con đường như mọi doanh nghiệp khác, vậy vì sao họ bị buộc phải làm đường, nâng cấp cầu trong khi các doanh nghiệp khác thì không?
Thế nhưng, quan điểm yêu cầu TKV phải có trách nhiệm, thậm chí phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với việc làm đường, sửa chữa nâng cấp cầu trên lộ trình mà bauxite đi qua, không phải hoàn toàn vô lý. Trước hết, nếu không có việc TKV cần sử dụng con đường, cầu để cho xe có trọng tải đến 40 tấn chở bauxite đi qua thì đây chưa hẳn là thời điểm để thực hiện các công trình đó, mà nếu có thực hiện thì cũng chưa hẳn cần đến độ chịu tải cho xe 40 tấn, chắc chắn khoản kinh phí sẽ giảm đi. Băn khoăn nhất là vì sao vì lợi nhuận của một doanh nghiệp mà xã hội lại phải kề vai cùng gánh phần thiệt hại? Giả sử Nhà nước không đồng ý nâng cấp “con đường bôxít”, đồng thời cơ quan chức năng không cho phép xe quá tải của TKV vận chuyển hàng thì sao? TKV bỏ dở dự án hay chăng?
Cân đối để hài hoà bài toán lợi ích của một doanh nghiệp, dù đó là doanh nghiệp Nhà nước, với lợi ích chung của toàn xã hội là việc cần lưu ý trong giải quyết mâu thuẫn của vụ việc này. Nhưng câu chuyện “con đường bôxít” lại một lần nữa cho thấy điểm yếu của chúng ta trong phê duyệt dự án. Rất ít khi chúng ta lường hết được những gì có thể xảy ra, dù dự án ấy có được xã hội quan tâm nhiều đến mức nào. Yếu kém nghiệp vụ hay còn gì nữa?
Trương Quốc AThông tin này cũng khẳng định nguồn vốn để thực hiện các việc trên lấy từ vốn sửa chữa đường bộ. Nếu thông tin này chính xác thì những bàn cãi xung quanh việc dùng tiền từ đâu để sửa chữa “con đường bôxit” đã ngã ngũ. Nó hơi gây bất ngờ, bởi trước đó chính cơ quan này đã từng có kiến nghị yêu cầu Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) – chủ đầu tư dự án bauxite (Vinacomin) nếu sử dụng xe 40 tấn thì phải bỏ tiền ra nâng cấp cầu La Ngà và cầu Gia Đức. Kiến nghị này dựa trên lập luận việc nâng cấp những cây cầu trên là phục vụ cho việc phát triển ngành công nghiệp nhôm, theo quy định thì TKV có trách nhiệm bỏ tiền ra nâng cấp chứ không phải ngành giao thông.
Với động thái mới nhất này của Tổng cục Đường bộ, có vẻ như những ý kiến của đại diện TKV có cơ sở hơn? TKV lập luận rằng số đầu xe chở bauxite của doanh nghiệp này chỉ chiếm 1-2% trọng tải lưu thông, vì thế nếu buộc họ phải chịu toàn bộ phí sửa chữa, nâng cấp đường là không công bằng. TKV đồng ý đóng góp nhưng chỉ một phần, vì theo họ nếu phải chịu hết phần chi phí nâng cấp, sửa chữa đường thì dự án bauxite của họ không thể có hiệu quả được.
Lập luận của TKV đúng là có lý của nó. Góc độ nào đó nó phù hợp với lệ thường lâu nay ở nước ta. Trách nhiệm làm đường giao thông, duy tu, bảo dưỡng… là của Nhà nước. Nếu Nhà nước không đủ kinh phí thì có thể dùng các phương thức khác, như BOT chẳng hạn. Với cách này thì người thụ hưởng con đường, cầu cống…, hiện nay đa phần là xe ô tô các loại, phải gánh phần trách nhiệm trả dần phần kinh phí mà đơn vị đầu tư đã bỏ ra để thực hiện công trình giao thông. TKV cũng chỉ sử dụng con đường như mọi doanh nghiệp khác, vậy vì sao họ bị buộc phải làm đường, nâng cấp cầu trong khi các doanh nghiệp khác thì không?
Thế nhưng, quan điểm yêu cầu TKV phải có trách nhiệm, thậm chí phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với việc làm đường, sửa chữa nâng cấp cầu trên lộ trình mà bauxite đi qua, không phải hoàn toàn vô lý. Trước hết, nếu không có việc TKV cần sử dụng con đường, cầu để cho xe có trọng tải đến 40 tấn chở bauxite đi qua thì đây chưa hẳn là thời điểm để thực hiện các công trình đó, mà nếu có thực hiện thì cũng chưa hẳn cần đến độ chịu tải cho xe 40 tấn, chắc chắn khoản kinh phí sẽ giảm đi. Băn khoăn nhất là vì sao vì lợi nhuận của một doanh nghiệp mà xã hội lại phải kề vai cùng gánh phần thiệt hại? Giả sử Nhà nước không đồng ý nâng cấp “con đường bôxít”, đồng thời cơ quan chức năng không cho phép xe quá tải của TKV vận chuyển hàng thì sao? TKV bỏ dở dự án hay chăng?
Cân đối để hài hoà bài toán lợi ích của một doanh nghiệp, dù đó là doanh nghiệp Nhà nước, với lợi ích chung của toàn xã hội là việc cần lưu ý trong giải quyết mâu thuẫn của vụ việc này. Nhưng câu chuyện “con đường bôxít” lại một lần nữa cho thấy điểm yếu của chúng ta trong phê duyệt dự án. Rất ít khi chúng ta lường hết được những gì có thể xảy ra, dù dự án ấy có được xã hội quan tâm nhiều đến mức nào. Yếu kém nghiệp vụ hay còn gì nữa?
Tiền hậu bất nhất?
Lao động
Làm việc với Đồng Nai, trước lãnh đạo tỉnh cũng như sở ngành và báo chí, đại diện Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nói sẵn sàng tuân chỉ đạo của Chính phủ về việc ứng vốn làm đường vận chuyển bauxite nhưng cần cơ chế rõ ràng.
Ấy nhưng mới đây, khi Bộ GTVT trình kế hoạch và cần vốn thì TKV lại “trở giọng” rằng không thể bắt TKV bỏ tiền ra sửa đường, vì đường đó phục vụ quy hoạch vùng...?
Thông báo số 209/TB-VPCP ngày 23.7.2010, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp bàn về cơ chế đầu tư xây dựng cảng Kê Gà và tuyến đường bộ phục vụ phát triển ngành công nghiệp nhôm của 2 dự án tổ hợp bauxite – nhôm (Lâm Đồng) và alumin Nhân Cơ (Đắc Nông) đã yêu cầu TKV chịu trách nhiệm ứng trước phần kinh phí nâng cấp các đoạn tuyến tỉnh lộ trong phương án được duyệt để Bộ GTVT tổ chức thực hiện.
Kề cận ngày xe chở sản phẩm và nguyên liệu bauxite “lăn bánh”, không thấy đường cầu được sửa, TKV ứng vốn làm... Đồng Nai, Lâm Đồng bức xúc lên tiếng quyết liệt với tuyên bố: Sẽ xử lý theo pháp luật xe chở bauxite quá tải, phá cầu đường!
Ngày 27.7.2011, trong buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai, ông Dương Văn Hòa - Phó Tổng GĐ TKV - “than” trước Phó Chủ tịch tỉnh này cũng như lãnh đạo các sở, ngành và cơ quan báo chí trung ương, địa phương: “Báo chí từng hỏi tôi 1 câu rất khó rằng, Chính phủ bảo TKV ứng vốn, TKV không ứng có phải làm trái chỉ đạo? Tôi nói thật, Chính phủ bảo làm thế nào, chúng tôi sẵn sàng, không thoái thác trách nhiệm.
Nhưng vấn đề là ứng thế nào? Một tập đoàn kinh tế nhà nước, tất cả hoạt động tài chính phải theo luật pháp. Tất cả các hệ thống cải tạo nâng cấp đường là dự án đầu tư, phải theo Luật Đầu tư. Vậy vốn ứng ra thì ai là người nhận, hoàn vốn thế nào, lượng vốn bao nhiêu. Nếu bảo TKV ứng vốn, chủ đầu tư phải ký với chúng tôi hợp đồng kinh tế. Chứ bây giờ cứ nói ứng vốn, chúng tôi không biết ứng vốn vào đâu, kiểu gì và cơ chế thu hồi thế nào...(?!)” (trích băng ghi âm, ghi hình).
Trước vấn đề này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất TKV tiến hành khảo sát các tuyến cầu đường và sau đó đầu tư tổng cộng hơn 1.000 tỉ đồng để nâng cấp các tuyến đường như tỉnh lộ 725, tỉnh lộ 769, quốc lộ 20 và các cầu La Ngà, Gia Đức. Trường hợp TKV sử dụng dòng xe 25 tấn để vận chuyển alumin, Tổng cục Đường bộ cũng cho rằng TKV phải bỏ ra gần 500 tỉ đồng để đầu tư nâng cấp, sửa chữa cầu đường.
Tuy nhiên, như Lao Động phản ánh, TKV có văn bản cho rằng các tuyến vận chuyển này “nằm ngoài hàng rào” của nhà máy, nên trách nhiệm không thuộc về TKV.
Mới đây khi Bộ GTVT vừa trình Thủ tướng Chính phủ với nội dung TKV và bộ thống nhất dùng xe 25 tấn vận chuyển bauxite. Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng cho phép triển khai sớm các dự án sửa chữa, cải tạo tuyến ĐT 725, ĐT 769 và yêu cầu TKV ứng vốn cho Sở GTVT Lâm Đồng và Đồng Nai. Trường hợp TKV chưa bố trí được vốn, đề nghị Thủ tướng cho triển khai theo hình thức BT, TKV cam kết trả sau cả gốc và phần lợi nhuận hợp lý. Với tiểu dự án QL20, bộ đề nghị Chính phủ giao TKV ứng trước vốn để Tổng cục Đường bộ gia cường sớm hai cầu yếu La Ngà và Gia Đức.
Tuy nhiên ngày 24.8.2011, trao đổi với báo chí, ông Dương Văn Hòa tuyên bố: “TKV sẽ không ứng vốn cho việc nâng cấp cải tạo các tuyến đường tỉnh lộ và QL20. Số đầu xe phục vụ chuyên chở quặng của chúng tôi chỉ chiếm 1-2% trọng tải xe lưu thông trên các tuyến này, không thể bắt TKV bỏ tiền ra sửa đường vì đường đó phục vụ quy hoạch vùng. TKV sẽ sử dụng xe theo đúng quy định 25 tấn và yêu cầu các đơn vị vận chuyển cũng thực hiện quy định này!”.
Lúc nói sẵn sàng tuân chỉ đạo, ứng vốn, chỉ cần cơ chế rõ ràng, khi lại nói không bỏ vốn như trên, rõ ràng đại diện TKV đã thể hiện rất rõ “thái độ” của mình!
Ngày 27.7.2011, trong buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai, ông Dương Văn Hòa - Phó Tổng GĐ TKV - “than” trước Phó Chủ tịch tỉnh này cũng như lãnh đạo các sở, ngành và cơ quan báo chí trung ương, địa phương: “Báo chí từng hỏi tôi 1 câu rất khó rằng, Chính phủ bảo TKV ứng vốn, TKV không ứng có phải làm trái chỉ đạo? Tôi nói thật, Chính phủ bảo làm thế nào, chúng tôi sẵn sàng, không thoái thác trách nhiệm.
Nhưng vấn đề là ứng thế nào? Một tập đoàn kinh tế nhà nước, tất cả hoạt động tài chính phải theo luật pháp. Tất cả các hệ thống cải tạo nâng cấp đường là dự án đầu tư, phải theo Luật Đầu tư. Vậy vốn ứng ra thì ai là người nhận, hoàn vốn thế nào, lượng vốn bao nhiêu. Nếu bảo TKV ứng vốn, chủ đầu tư phải ký với chúng tôi hợp đồng kinh tế. Chứ bây giờ cứ nói ứng vốn, chúng tôi không biết ứng vốn vào đâu, kiểu gì và cơ chế thu hồi thế nào...(?!)” (trích băng ghi âm, ghi hình).
Trước vấn đề này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất TKV tiến hành khảo sát các tuyến cầu đường và sau đó đầu tư tổng cộng hơn 1.000 tỉ đồng để nâng cấp các tuyến đường như tỉnh lộ 725, tỉnh lộ 769, quốc lộ 20 và các cầu La Ngà, Gia Đức. Trường hợp TKV sử dụng dòng xe 25 tấn để vận chuyển alumin, Tổng cục Đường bộ cũng cho rằng TKV phải bỏ ra gần 500 tỉ đồng để đầu tư nâng cấp, sửa chữa cầu đường.
Tuy nhiên, như Lao Động phản ánh, TKV có văn bản cho rằng các tuyến vận chuyển này “nằm ngoài hàng rào” của nhà máy, nên trách nhiệm không thuộc về TKV.
Mới đây khi Bộ GTVT vừa trình Thủ tướng Chính phủ với nội dung TKV và bộ thống nhất dùng xe 25 tấn vận chuyển bauxite. Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng cho phép triển khai sớm các dự án sửa chữa, cải tạo tuyến ĐT 725, ĐT 769 và yêu cầu TKV ứng vốn cho Sở GTVT Lâm Đồng và Đồng Nai. Trường hợp TKV chưa bố trí được vốn, đề nghị Thủ tướng cho triển khai theo hình thức BT, TKV cam kết trả sau cả gốc và phần lợi nhuận hợp lý. Với tiểu dự án QL20, bộ đề nghị Chính phủ giao TKV ứng trước vốn để Tổng cục Đường bộ gia cường sớm hai cầu yếu La Ngà và Gia Đức.
Tuy nhiên ngày 24.8.2011, trao đổi với báo chí, ông Dương Văn Hòa tuyên bố: “TKV sẽ không ứng vốn cho việc nâng cấp cải tạo các tuyến đường tỉnh lộ và QL20. Số đầu xe phục vụ chuyên chở quặng của chúng tôi chỉ chiếm 1-2% trọng tải xe lưu thông trên các tuyến này, không thể bắt TKV bỏ tiền ra sửa đường vì đường đó phục vụ quy hoạch vùng. TKV sẽ sử dụng xe theo đúng quy định 25 tấn và yêu cầu các đơn vị vận chuyển cũng thực hiện quy định này!”.
Lúc nói sẵn sàng tuân chỉ đạo, ứng vốn, chỉ cần cơ chế rõ ràng, khi lại nói không bỏ vốn như trên, rõ ràng đại diện TKV đã thể hiện rất rõ “thái độ” của mình!
Ngô Sơn
...
Đã có phương án vận chuyển bô xít trình Chính phủDân Trí
Thống nhất nguồn vốn, nâng cấp các tuyến đường chở bô-xítNhân Dân
Bất nhất việc vận chuyển bauxiteNgười Lao Động
Tiền Phong Online
---
-Trên nghìn tỷ đồng để sửa đường cho bô-xít TP - Chiều 24-8, Bộ GTVT vừa gửi văn bản trình Thủ tướng các phương án đảm bảo giao thông tuyến đường vận chuyển bô-xít trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng khi chưa có cảng Kê Gà.
- TKV hạ tải chứ không chi tiền sửa đường vận chuyển bauxite Thanh niên -
Bộ GTVT vừa trình Thủ tướng Chính phủ phương án nâng cấp sửa chữa đường phục vụ vận chuyển bauxite Lâm Đồng khi chưa có cảng Kê Gà.