--Hà Nội:Vụ ô tô rơi từ đường trên cao: Vì sao đường "bất thình lình" thu hẹp?
Liên quan tới vụ ô tô húc đổ một đoạn lan can và rơi khỏi đường trên cao (Hà Nội) khiến tài xế tử vong ngày 25/7, nhiều người cho rằng đoạn đường này thiết kế sai nên mới dẫn tới tai nạn… Tuy nhiên, đại diện chủ đầu tư dự án khẳng định thiết kế không sai...
>> Hà Nội: Ô tô lao từ đường trên cao xuống đất, tài xế tử vong
Công nhân đang sửa lại đoạn lan can bị ô tô húc văng sáng 25/7 (ảnh: Tiến Nguyên)
Như Dân trí đã đưa tin, sáng 25/7, một vụ tai nạn hi hữu xảy ra trên đường vành đai 3, khu vực gần nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Chiếc xe 7 chỗ do anh Nguyễn Văn Lý (SN 1973, trú tại Đống Đa, Hà Nội) điều khiển tông gãy lan can đường trên cao, lao xuống đất.
Vụ tai nạn khiến dư luận đặt nghi vấn về sự bất thường của đoạn đường trên cao trên. Theo quan sát của PV Dân trí, vị trí xảy ra vụ tai nạn trên nằm thẳng đầu đường Bùi Huy Bích. Lưu thông qua đoạn đường trên cao này có thể thấy, lòng đường bất ngờ bị thu hẹp lại.
Điều đáng chú ý, đoạn đường này không bị thu hẹp dần mà “bất thình lình” bị thu hẹp, tạo thành một đoạn đường cụt bên phải theo chiều di chuyển của xe. Mặt đường sát lan can được kẻ chéo sơn trắng, báo hiệu đây là đoạn đường dành cho các phương tiện dừng đỗ khẩn cấp. Lan can bằng kim loại khá chắc chắn được gắn trên thành bê tông, tổng chiều cao hơn 1 m.
Vị trí xảy ra sự việc ô tô lao khỏi đường trên cao nhìn từ các hướng khác nhau (Ảnh: Tiến Nguyên)
Trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Thanh Bình - Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý Dự án Thăng Long, Bộ Giao thông vận tải (GTVT, chủ đầu tư dự án) - cho biết, kể từ khi dự án thông xe và đưa vào khai thác từ năm 2010 đến nay mới xảy ra vụ tai nạn hi hữu như vậy.
“Đây là đoạn đường nhánh dẫn xe từ dưới lên đường trên cao dài hơn 200m. Đoạn đường được thiết kế cho phù hợp với yếu tố hình học của tuyến đường chứ không phải bị hẫng 1 nhịp dầm hay do nhà thầu làm sai thiết kế. Đây cũng hoàn toàn không phải điểm nối với đường dẫn rời cầu như nhiều người nhầm tưởng.
Vận tốc chạy xe cũng bị khống chế để đảm bảo an toàn giao thông, từ nhánh dẫn lên đường trên cao là 40km/h, vận tốc trên làn chính 80km/h. Nếu “vuốt” thẳng đoạn đường dẫn nhập vào làn đường chính thì sẽ rất tốn kém về chi phí thi công và không đảm bảo an toàn giao thông” - Phó Tổng Giám đốc Phạm Thanh Bình lý giải.
Cũng theo ông Bình, mặt cắt đường mở rộng để mở rộng tầm nhìn cho lái xe. Các phương tiện sau khi rời đường dẫn sẽ tăng dần tốc độ để nhập vào làn đường chính.
Thiết kế dự án thể hiện vị trí đường vừa xảy ra tai nạn (ảnh: Như Quỳnh)
“Trường hợp lái xe vừa bị tai nạn sau khi rời nhánh dẫn lên đường trên cao không nhập vào làn đường chính mà đi thẳng rồi đâm vào lan can là do đi ẩu. Nếu trong trạng thái bình thường thì không thể nào lái xe lại đâm vào lan can rơi khỏi đường trên cao được, bởi đoạn đường này đã có chỉ dẫn không cho phép xe chạy và được chiếu sáng đầy đủ” - ông Bình khẳng định.
Được biết, Dự án cầu Thanh Trì và đoạn tuyến phía Nam vành đai 3 Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1106/QĐ-TTg ngày 26/11/1999 và giao cho Bộ GTVT làm chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án Thăng Long là đại diện chủ đầu tư. Tư vấn thiết kế và giám sát là Công ty Tư vấn Phương Đông (OC) của Nhật Bản (liên kết với Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) của Việt Nam, Công ty Tư vấn Châu á Thái Bình Dương (APECO), và Viện Khoa học công nghệ GTVT (RITST). Dự án được thông xe và đưa vào khai thác sử dụng từ 9/10/2010.
Như Quỳnh - Tiến Nguyên-
Liên quan tới vụ ô tô húc đổ một đoạn lan can và rơi khỏi đường trên cao (Hà Nội) khiến tài xế tử vong ngày 25/7, nhiều người cho rằng đoạn đường này thiết kế sai nên mới dẫn tới tai nạn… Tuy nhiên, đại diện chủ đầu tư dự án khẳng định thiết kế không sai...
>> Hà Nội: Ô tô lao từ đường trên cao xuống đất, tài xế tử vong
Công nhân đang sửa lại đoạn lan can bị ô tô húc văng sáng 25/7 (ảnh: Tiến Nguyên)
Như Dân trí đã đưa tin, sáng 25/7, một vụ tai nạn hi hữu xảy ra trên đường vành đai 3, khu vực gần nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Chiếc xe 7 chỗ do anh Nguyễn Văn Lý (SN 1973, trú tại Đống Đa, Hà Nội) điều khiển tông gãy lan can đường trên cao, lao xuống đất.
Vụ tai nạn khiến dư luận đặt nghi vấn về sự bất thường của đoạn đường trên cao trên. Theo quan sát của PV Dân trí, vị trí xảy ra vụ tai nạn trên nằm thẳng đầu đường Bùi Huy Bích. Lưu thông qua đoạn đường trên cao này có thể thấy, lòng đường bất ngờ bị thu hẹp lại.
Điều đáng chú ý, đoạn đường này không bị thu hẹp dần mà “bất thình lình” bị thu hẹp, tạo thành một đoạn đường cụt bên phải theo chiều di chuyển của xe. Mặt đường sát lan can được kẻ chéo sơn trắng, báo hiệu đây là đoạn đường dành cho các phương tiện dừng đỗ khẩn cấp. Lan can bằng kim loại khá chắc chắn được gắn trên thành bê tông, tổng chiều cao hơn 1 m.
Vị trí xảy ra sự việc ô tô lao khỏi đường trên cao nhìn từ các hướng khác nhau (Ảnh: Tiến Nguyên)
Trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Thanh Bình - Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý Dự án Thăng Long, Bộ Giao thông vận tải (GTVT, chủ đầu tư dự án) - cho biết, kể từ khi dự án thông xe và đưa vào khai thác từ năm 2010 đến nay mới xảy ra vụ tai nạn hi hữu như vậy.
“Đây là đoạn đường nhánh dẫn xe từ dưới lên đường trên cao dài hơn 200m. Đoạn đường được thiết kế cho phù hợp với yếu tố hình học của tuyến đường chứ không phải bị hẫng 1 nhịp dầm hay do nhà thầu làm sai thiết kế. Đây cũng hoàn toàn không phải điểm nối với đường dẫn rời cầu như nhiều người nhầm tưởng.
Vận tốc chạy xe cũng bị khống chế để đảm bảo an toàn giao thông, từ nhánh dẫn lên đường trên cao là 40km/h, vận tốc trên làn chính 80km/h. Nếu “vuốt” thẳng đoạn đường dẫn nhập vào làn đường chính thì sẽ rất tốn kém về chi phí thi công và không đảm bảo an toàn giao thông” - Phó Tổng Giám đốc Phạm Thanh Bình lý giải.
Cũng theo ông Bình, mặt cắt đường mở rộng để mở rộng tầm nhìn cho lái xe. Các phương tiện sau khi rời đường dẫn sẽ tăng dần tốc độ để nhập vào làn đường chính.
Thiết kế dự án thể hiện vị trí đường vừa xảy ra tai nạn (ảnh: Như Quỳnh)
“Trường hợp lái xe vừa bị tai nạn sau khi rời nhánh dẫn lên đường trên cao không nhập vào làn đường chính mà đi thẳng rồi đâm vào lan can là do đi ẩu. Nếu trong trạng thái bình thường thì không thể nào lái xe lại đâm vào lan can rơi khỏi đường trên cao được, bởi đoạn đường này đã có chỉ dẫn không cho phép xe chạy và được chiếu sáng đầy đủ” - ông Bình khẳng định.
Được biết, Dự án cầu Thanh Trì và đoạn tuyến phía Nam vành đai 3 Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1106/QĐ-TTg ngày 26/11/1999 và giao cho Bộ GTVT làm chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án Thăng Long là đại diện chủ đầu tư. Tư vấn thiết kế và giám sát là Công ty Tư vấn Phương Đông (OC) của Nhật Bản (liên kết với Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) của Việt Nam, Công ty Tư vấn Châu á Thái Bình Dương (APECO), và Viện Khoa học công nghệ GTVT (RITST). Dự án được thông xe và đưa vào khai thác sử dụng từ 9/10/2010.
Như Quỳnh - Tiến Nguyên-