Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Dân vây ép cô gái nằm ôm sư trụ trì ra trình diện

--Dân vây ép cô gái nằm ôm sư trụ trì ra trình diện
-Cả 2 đều khai nhận với cơ quan chức năng, đang nằm ôm nhau thì người dân phát hiện nên cô gái phải bỏ trốn.


Chiều ngày 26/7, ông Đoàn Công Trường - Phó Công an xã Triệu Long, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) xác nhận, mới lập biên bản xử phạt hành chính chị N.T.T.T (28 tuổi, ngụ TP. Đông Hà) về việc lưu trú trên địa phương không trình báo.

Theo đó, vào tối ngày 24/7, người dân xã Triệu Long phát hiện T. một mình đi xe máy vào chùa An Mô - nơi hòa thượng T.N.Đ đang trụ trì. Sau thời gian theo dõi, tới tối muộn không thấy T. đi trở ra nên người dân nghi ngờ, yêu cầu hòa thượng Đ. phải đưa cô gái ra trình diện.

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với người dân, hòa thượng T.N.Đ lại khẳng định không có người con gái nào đang ở trong chùa. Sự việc diễn ra căng thẳng khi người dân hiếu kì kéo đến tìm hiểu ngày càng đông.

Cô gái bị người dân xã Triệu Phong ép ra trình diện khi vào chùa An Mô (Ảnh người dân cung cấp).


Tận đến sáng ngày 25/7, người dân xã Triệu Long vẫn không rời chùa An Mô và khẳng định cô gái vẫn ở trong chùa. Trước tình trạng này, lực lượng công an xã Triệu Phong phải có mặt để tiến hành tìm hiểu, giải tỏa đám đông.

Lúc này, chị T. đang trốn phía trong chùa mới ra trình diện. Tại trụ sở công an xã, cô gái khai đã quen hòa thượng Đ. khoảng 10 tháng. T. thường xuyên đến chùa An Mô làm công quả nên giữa 2 người đã nảy sinh tình cảm.

Tối ngày 24/7, T. thấy mệt nên qua chùa An Mô nghỉ ngơi. T.và sư trụ trì đang nằm ôm, nắm tay nhau thì bị mọi người phát hiện nên phải bỏ trốn.

Được biết, Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Trị cũng đã nắm được thông tin sự việc và khẳng định đây là hành vi không thể chấp nhận, trái với giới luật. “Giáo hội Phật giáo sẽ họp ban trị sự, các chư tăng ni để xem xét hành vi trên, nhẹ thì răn đe, nặng thì trục xuất ra khỏi giáo hội” - Hòa thượng Thích Thiện Tấn, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Trị cho biết.

Nam Phong


Lừa tiền trụ trì chùa, 2 cha con lãnh gần 30 năm tù
Sư trụ trì chùa có bị điều tra không?
Kiều nữ tung "vật chứng" chuyện mây mưa với sư trụ trì Thiếu Lâm tự
Đột nhập phòng sư trụ trì, trộm máy tính bảng và nhiều tiền mặt
Nhắn tin nhạy cảm với người khác, cô gái bị bạn trai ném từ tầng 2 xuống đất

--
-Thực ra nếu so sánh Sự không tưởng của thuyết CNXH thì có khác gì cái tượng xa lạ kia không? và liệu người mang cái chủ thuyết xa lạ về liệu có "nhiều chuyện lắm" không???.
"Không sư di tích còn tồn. Có sư di tích hết hồn trời ơi".
 - - Nghi vấn sư Thích Minh Phượng buôn đồ cổ (PNTP). 

(Xã hội) - Nhiều người dân xã Chàng Sơn nhớ lại, trước đây trong một buổi lễ, chính sư Phượng đã từng nói: “Chỉ trong năm sau thôi, cả làng này sẽ phải thờ sống tôi”.

Vụ việc "đổi tượng"

Pho tượng cổ mà sư Thích Minh Phượng ném xuống sông có tên là “Vua Cha Ngọc Hoàng”. Khi chính quyền và nhân dân xã Chàng Sơn không nhìn thấy pho tượng này trên Tòa Tam bảo (nhà tổ) thì sư Phượng giải thích là “Vì tượng bị xước xát và vỡ nên đã đưa tượng xuống sông tắm”.
Để thay thế cho bức tượng “Vua Cha Ngọc Hoàng”, sư Phượng đã đem về một bức tượng đồng (có trọng lượng khoảng 350kg, cao khoảng 1,2m), với khuôn mặt giống mình. Sư Phượng cũng thanh minh với người dân: “Đây là tượng vua Trần Thánh Tông, bà con hãy thờ, phúng thay cho pho tượng Vua Cha Ngọc Hoàng”.
Người dân Chàng Sơn khẳng định pho tượng này giống bức ảnh của sư Phượng treo trong phòng khách.
Sư Phượng cũng cho biết, đây là pho tượng do bà Chu Thị Nụ, một phật từ trong làng cúng tiến để thờ. Tuy nhiên, người dân xã Chàng Sơn khẳng định pho tượng này giống y nguyên bức ảnh của sư Phượng trong phòng tiếp khách của chùa.
Người dân không đồng tình với việc làm của sư Phượng, càng bức xúc trước việc mất pho tượng cổ hàng trăm năm của chùa. Khoảng 10h30 ngày 5/11/2013, đông đảo người dân của 7 thôn trong xã Chàng Sơn và nhiều người ở các xã, vùng lân cận đã kéo đến chùa Chân Long. Yêu cầu sư Phượng hạ pho tượng đồng mới xuống khỏi ban thờ và đề nghị trả lại nguyên vẹn pho tượng cổ “Vua Cha Ngọc Hoàng”. Trước đấy, UBND xã Chàng Sơn đã yêu cầu sư Phượng di chuyển pho tượng đồng mới này ra khỏi chùa nhưng sư Phượng vẫn mặc nhiên không để ý.
Đến 12h trưa, pho tượng có khuôn mặt giống sư Phượng đã được hạ xuống khỏi vị trí ban thờ. Sư Phượng cùng Ban Hộ tự đã dùng một tấm bạt cuộn che pho tượng lại hòng che mắt người dân khi đưa ra khỏi chùa. Nhưng đến ngã ba xóm chợ thì sư Phượng bỏ mặc rồi đi vào chùa, việc này đã gây ách tắc giao thông tại xã nhiều tiếng đồng hồ.
Pho tượng đã bị các thanh niên trong thôn kéo bạt và nhìn thấy rõ khuôn mặt tượng giống sư Thích Minh Phượng. Lúc này, nhiều người dân xã Chàng Sơn mới nhớ lại, trước đó trong một buổi lễ, chính sư Phượng đã từng nói: “Chỉ trong năm sau thôi, cả làng này sẽ phải thờ sống tôi”.
Đã có lần sư Phượng đã nói: Cả làng này sẽ phải thờ sống tôi”.
Sự việc “đổi tượng” này đã làm rúng động vùng nông thôn vốn yên bình. Số người kéo đến càng đông hơn, lực lượng Công an xã Chàng Sơn và cán bộ trong xã đã phải rất vất vả ổn định được ANTT. Đến 17h30 cùng ngày sư Phượng mới chuyển pho tượng đồng lên một xe ô tô và đưa đi đâu không ai biết. Cũng sau ngày 5/11, Sư Thích Minh Phượng đã rời khỏi chùa mà không báo cáo với chính quyền địa phương, mọi liên hệ với sư Phượng đều “bặt vô âm tín”.
Tượng cổ có bị vỡ, được đi tắm mát?
Quay trở lại với việc pho tượng cổ “Vua Cha Ngọc Hoàng” được sư Phượng đưa đi tắm mát ở sông Tây Ninh sau khi bị vỡ, xước (?).
Ông Nguyễn Kim Toàn (Phó chủ tịch UBND xã Chàng Sơn) cho biết: “Cuối năm 2011, để lấy tư liệu viết cuốn sách “Lịch sử Đảng xã Chàng sơn”, tôi đã vào chùa Chân Long chụp lại pho tượng “Vua Cha Ngọc Hoàng”. Lúc ấy, pho tượng vẫn đang còn nguyên, chưa có xước, vỡ gì. Sư Thích Minh Phượng nhiều lần nói với tôi là pho tượng “Vua Cha Ngọc Hoàng” là thừa, cần phải thay thế. Tôi đã không đồng ý và đề nghị sư Phương giữ nguyên di tích lịch sử. Nhưng, giữa năm 2012 thì sư Phượng báo cáo pho tượng bị xước, vỡ và cho đi tắm mát tại sông Tây Ninh”.
Năm 2011 pho tượng cổ "Vua Cha Ngọc Hoàng" vẫn còn nguyên vẹn.
Nhưng đến nay pho tượng cổ hàng trăm năm đã "mất tích".
Trước yêu cầu đỏi trả lại pho tượng cổ hàng trăm năm của nhân dân cùng với trách nhiệm của chính quyền địa phương. UBND xã Chàng Sơn đã đề nghị sư Thích Minh Phượng trục vớt tượng lên. Theo kế hoạch của UBND xã, 7h sáng ngày 25/5/2012 chính quyền, sư Thích Minh Phượng và toàn thể nhân dân trong xã sẽ ra sông trục vớt.
Tuy nhiên, sư Phượng đã “nhanh tay” hơn chính quyền, 6h sáng hôm đó đã cho người vớt 2 bao tải đặt ở bờ sông Tây Ninh. Sư điện thoại cho lãnh đạo xã ra nhận lại “cổ vật” và lập biên bản. Hiện tại lãnh đạo xã Chàng Sơn không thể xác minh được đất và trấu trong bao tải kia có phải là bức tượng cổ do ngâm nước lâu ngày mà mủn ra hay không, vì thế hiện vật vẫn được niêm phong và cất giữ chờ các cơ quan chức năng xác minh và làm rõ.
Hai bao tải được vớt lên từ sông Tây Ninh. Sư Phượng cho đây là xác pho tượng "Vua Cha Ngọc Hoàng".
Hai bao tải này được niêm phong và chờ cơ quan chức năng xử lý trong thời gian khá lâu.
Theo Ông Nguyễn Viết Minh (Thợ tạc tượng Phật lâu năm ở làng nghề Sơn Đồng – Hoài Đức) cho biết: “Nếu pho tượng “Vua Cha Ngọc Hoàng” là cổ vật hàng trăm năm thì chắc chắn là pho tượng được tạc bằng gỗ mít, không phải là đất hay gỗ thường. Gỗ mít chống mọt và ít khi bị gẫy. Hơn thế nữa, mấy trăm năm pho tượng đã không bị làm sao thì huống gì trong vòng một năm tượng lại nát vụn nếu không có sự tác động của con người”.
Phần lớn nhân dân xã Chàng Sơn nghi ngờ không hề có pho tượng nào bị ném xuống sông. Rất có thể pho tượng cổ đã được “tuồn” ra khỏi chùa Chân Long bằng con đường khác.
Trước đấy, sư Thích Minh Phượng đã nhiều lần tự ý thay đổi vị trí tượng Phật trong chùa, thậm chí còn mang về chùa 30 pho tượng mới. Thực tế, nhiều bát hương, linh vật và đồ thờ tự trong chùa đã bị thay mới. Cần phải làm rõ xem trước đó có sự hoán đổi giữa tượng cũ và tượng mới hay không? Số phận pho tượng và các hiện vật trong chùa bây giờ ra sao?.
Người dân xã Chàng Sơn đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để truy tìm lại hiện vật cho ngôi chùa đã được xếp hạng di tích quốc gia này. Hiện nay, chùa Chân Long còn có một chiếc chuông cổ có giá trị. Nhưng, người dân cho hay, kể từ khi sư Thích Minh Phượng về làm trụ trì thì chưa bao giờ nghe thấy một tiếng chuông.

******************
Báo NCT từng binh sư Phượng:
Báo Người cao tuổi tiếp tục nhận được đơn của tập thể Ban hộ tự, đạo tràng chùa Chân Long, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội phản ánh một số cán bộ xã cố tình lợi dụng danh nghĩa Ủy ban nhân dân, công bố văn bản không dấu, không chữ kí của người có trách nhiệm, nhằm bôi nhọ nhà sư, gây mâu thuẫn trong nhân dân tại các cuộc tiếp xúc cử tri ở khu dân cư. Bị can Phí Đình Hưng, cựu Chủ tịch UBND xã đang bị truy tố, vẫn tham dự cuộc tiếp xúc cử tri thôn 5 và kì họp HĐND toàn xã, tiếp tục phát biểu nói xấu về nhà chùa..
.    
Đơn viết: “Tình hình nhà chùa như Báo đã biết và có bài viết, do đó mấy tháng qua nhà chùa dần đi vào ổn định, vãi chùa ngày càng đông, đạo tràng tiếp tục sinh hoạt bình thường. Song đợt tiếp xúc cử tri cuối tháng 12/2012, UBND xã Chàng Sơn lại làm một việc không đúng với tinh thần tiếp xúc cử tri trước kì họp HĐND, đó là đem ra đọc trước hội nghị một bản báo cáo có nội dung “luận tội” nhà sư vi phạm Điều 13 Luật Di sản văn hóa, phê phán việc thành lập đạo tràng... nhằm đánh lạc hướng dư luận, mục đích để cử tri bỏ phiếu bất tín nhiệm, phế truất nhà sư Thích Minh Phượng hiện đang trụ trì chùa Chân Long”.
Qua xác minh, chúng tôi thu thập được hai văn bản không số, không ngày tháng, không có chữ kí của người có trách nhiệm, được đóng dấu treo của UBND xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội, nội dung là Báo cáo các bước giải quyết về tình hình và kết quả sự việc tại chùa Chân Long. Hai văn bản có nội dung giống nhau, nhưng hình thức lại khác nhau: Một văn bản chỉ đề TM. UBND xã Chàng Sơn, KT. Chủ tịch, không có tên người kí; một văn bản đề tên người kí thay là Phó Chủ tịch UBND xã Chu Thế Huấn, nhưng không có chữ kí của ông Huấn, không có dấu, phần nơi nhận đề Thường trực Đảng ủy, HĐND xã, Đài Truyền thanh xã. Hai văn bản này được gửi cho các thôn chỉ đạo họp dân, kể “tội” nhà sư.
Nội dung hai văn bản thể hiện sự hằn học nhà sư, xin trích: “Bên cạnh đó, qua kiểm tra nội tự chùa, UBND xã còn phát hiện việc sư Thích Minh Phượng tự ý đưa thêm mấy pho tượng mới vào để thờ mà không có ý kiến gì với chính quyền địa phương”. Việc cung tiến tượng mới vào chùa là tấm lòng của Phật tử và chức phận của nhà sư, chỉ cần nhà sư làm đúng các thủ tục an vị tượng và bố trí hợp lí trên ban thờ, đúng với giá trị văn hóa tín ngưỡng, cớ sao phải “xin phép” chính quyền? Việc nhà chùa sửa nhà tắm cũ đã sập xệ thành khang trang hơn, làm nhà để xe lợp mái Phi-brô xi-măng, theo Luật Xây dựng không phải xin phép, hơn nữa chỉ làm gọn gàng, sạch sẽ cảnh chùa, cũng bị văn bản cho rằng sai phạm, xây dựng trái phép. Thật là một việc làm cố tình gán ghép “tội trạng” cho người tu hành?
Đạo tràng thành lập và hoạt động là tín ngưỡng của nhà chùa, Phật sự của nhà sư và Ban hộ tự, phù hợp với Pháp lệnh về Tôn giáo. Đạo tràng là nơi hội tụ của những phật tử, có cùng chí hướng chuyên tu theo Phật pháp, do một hoặc nhiều vị sư hướng đạo, gắn với khuôn viên chùa cụ thể. Vậy mà tại hai văn bản nói trên, người làm ra nó lại ghi: “Hiện nay trong chùa thành lập Hội đạo tràng, nhưng không có nội quy hướng dẫn của cấp trên và không báo cáo chính quyền địa phương, làm dư luận bất bình trong nội tự chùa và nhân dân địa phương”. Nói như vậy, hoặc xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của người làm văn bản, hoặc đánh tráo khái niệm nhằm kích động nhân dân chống lại sư thầy Thích Minh Phượng.

Các pho tượng trên ban vẫn được chăm sóc cẩn thận
Sau khi dẫn ra một loạt cái gọi là “sai phạm”, hai văn bản này “kết tội” nhà sư Thích Minh Phượng vi phạm Điều 13 Luật Di sản văn hóa, trong khi điều luật này không quy định cấm những việc làm nói trên. Cuối cùng hai văn bản nêu giải pháp: “Khi đón sư thầy Thích Minh Phượng đã được sự đồng thuận của nhân dân, nay những vi phạm của thầy Thích Minh Phượng như báo cáo đã nêu, có nên trưng cầu dân ý về sự tín nhiệm hay không?”. Đến đây, mục đích của họ muốn “mượn tay” nhân dân để phế truất sư thầy Thích Minh Phượng, đồng thời gây mâu thuẫn, bất ổn trong nội bộ nhân dân (do trong dân chúng xã Chàng Sơn có không ít người là phật tử, đạo tràng do sư Phượng trực tiếp hướng đạo).
Đây là cách làm tùy tiện của chính quyền cấp xã, có dấu hiệu lợi dụng danh nghĩa Ủy ban của một nhóm người, nhằm gây rối trật tự an ninh tại địa phương. Việc để bị can Phí Đình Hưng tiếp xúc cử tri thôn 5, tham dự và có tham luận tại kì họp HĐND xã, để ông ta lợi dụng diễn đàn nói xấu nhà chùa và sư thầy Thích Minh Phượng là việc làm trái quy định, thiếu tôn trọng cử tri.
Những việc làm trái nói trên tại xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội cần được các cơ quan chức năng xác minh làm rõ, nghiêm trị những cá nhân cố tình lợi dụng danh nghĩa chính quyền, gây tình hình bất ổn tại địa phương, đồng thời yêu cầu chấm dứt ngay những hành vi tương tự.
Hoàng Linh-- Lợi dụng danh nghĩa Ủy ban bôi nhọ nhà sư, gây mâu thuẫn trong nhân dân (NCT).
-- Sư Phượng đòi xây chùa 2 tầng, 3 năm mua 2 ô tô
"Mấy năm trước tôi đã đến hỏi sư thầy tại sao không xây mái chùa thì được sư Phượng nói muốn xây chùa hai tầng nhưng chính quyền xã không cho", bà Loan kể



Bà Dịu (thôn 7, xã Chàng Sơn) bức xúc cho biết: “Mỗi một người chết nếu muốn đưa vào chùa đều phải trả phí cho nhà sư này khoảng 5, 6 triệu. Nếu không có tiền ấy, sư tỏ ra rất khó chịu và không ít lần nói những lời thiếu văn hóa”. (Trong ảnh, hình ảnh sư Phượng hành hung người rồi cãi nhau, phân bua với người dân vào hồi 10h27 ngày 11/07/2013 tại gần Phòng khám đa khoa Việt Pháp trên đường tỉnh lộ 80 thuộc địa phận xã Bình Phú, gần cổng trường Phùng Khắc Khoan do dân xã Chàng Sơn cung cấp).

Người dân Chàng Sơn căng biểu ngữ ngoài cửa chùa xua đuổi vị trụ trì.

--Tu sĩ trụ trì bắt cóc con của người tình, bị 6 năm tù

Xem cảnh sư thiền mà choáng- Cảnh báo XXXX: 
https://www.youtube.com/watch?v=jMp3ZhrDkuU

-Sự ô trọc ở Việt Nam lan cả vào nhà chùa
Song Chi/Người Việt

Ở Việt Nam, trừ những người chính thức theo một tôn giáo nào đó như Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao đài, Hòa Hảo, Hồi Giáo,... phần đông người dân vẫn tự cho mình là những người không có tín ngưỡng, trong bản khai lý lịch phần tôn giáo họ cũng thường trả lời “Không,” mặc dù mỗi năm cũng có vài lần đi đến các địa điểm tôn giáo như nhà thờ, chùa...


Vụ Ðại Ðức Thích Tâm Mẫn thực hiện hành trình “nhất bộ nhất bái” mang theo côn đồ hành hung người đi đường khiến dư luận phẫn nộ. (Hình: Baomoi.com)
Song nếu xét trên tổng thể thì số người có khuynh hướng nghiêng về Phật Giáo vẫn chiếm đa số. Nghĩa là đầu năm, ngày rằm Tháng Giêng, Tháng Tư, Tháng Bảy đều có đi chùa, cúng bái, thỉnh thoảng ăn chay niệm Phật.

Ngay trong đám đông những người siêng năng đi chùa, thì số người thực sự vì nhu cầu tôn giáo, thực sự am hiểu những tư tưởng triết học sâu sắc, cao đẹp của Phật Giáo chắc chắn sẽ ít hơn số người vì những lý do thực dụng như cầu an, cầu may...

Thậm chí, không hiếm kẻ ăn ở ác, làm giàu bằng những con đường bất chính hoặc trên đường hoạn lộ tay dính máu người, cũng thường tìm đến cửa chùa như một hình thức sám hối, hoặc chí ít, để lương tâm được tạm yên ổn.

Xã hội ngày càng bất ổn, kinh tế khủng hoảng, tội phạm gia tăng thì số người tìm đến đình, chùa cúng bái ngày càng nhiều. Tôn giáo bị biến tướng thành đủ kiểu mê tín dị đoan.

Xã hội ngày càng trở nên ô trọc, cái ô trọc ngoài đời khiến người tu hành cũng khó mà tĩnh tâm tu cho được. Không thiếu những cảnh tượng khó coi như ngay trước cửa một ngôi chùa, mọc lên những quán bán thịt cầy, cảnh nấu nướng ăn nhậu nhem nhuốc diễn ra ngay đó, hoặc quán karaoke, thậm chí quán café chiếu phim sex (“Quán café gần chùa chiếu phim sex giữa ban ngày,” Tâm Ðiểm). Có khi bên ngoài cửa chùa, ban đêm là các cô gái ăn sương đứng đợi khách, v.v...

Sự sa sút, xuống cấp về mọi mặt của xã hội Việt Nam hiện tại, dường như cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cửa chùa và một số người tu hành. Ðôi khi chúng ta lại phải đọc, xem, nghe thấy những thông tin về sự lố lăng, trần tục của những người tưởng như đã thoát khỏi hỉ nộ ái ố tham sân si của cuộc đời.

Một số người đã xuất gia tu hành nhưng vẫn rất tự nhiên tham gia những hoạt động của người đời. Khi thì một nhà sư, thật ra mới là chú tiểu, đang tu học ở chùa Huỳnh Kim (Gò Vấp, Sài Gòn) ham vui đi theo trang điểm cho các người đẹp thi Hoa Hậu Việt Nam 2012, và còn chụp hình chung với các người đẹp. Trước sức ép của dư luận chú tiểu đã phải quyết định cởi áo về đời để được làm công việc mình yêu thích.

Khi thì một ni cô đang tu ở một ngôi chùa ở Quảng Ninh, đi thi Việt Nam Idol 2012. Khi thì một số ni cô hóa trang mặc quân phục lên sân khấu tham gia một chương trình văn nghệ tại chùa Pháp Hải, huyện Bình Chánh, Sài Gòn, ngay trong mùa an cư kiết hạ. (“Xung quanh vụ việc “Ni cô mặc quân phục biểu diễn nghệ,” báo Giác Ngộ).

Trên mạng còn lan truyền một video clip của một nhà sư đứng trước đám đông hát nhạc chế tâm sự về đời sống của những người đi tu, chế từ bài “Ðời tôi cô đơn” thành “Ðời tôi đi tu nên tôi đây phải ăn chay, đời tôi đi tu nên tôi đây phải cạo đầu, đời tôi đu tu nên tôi đây mặc áo nâu, tôi không mặc áo màu và cằm tôi không để râu...”!

Không chỉ xuề xòa, thiếu đi sự nghiêm cẩn, oai nghi, một số nhà sư còn có những hành vi rất không phù hợp với người đã tu hành.

Khi Ðại Ðức Thích Tâm Mẫn thực hiện hành trình “nhất bộ nhất bái” xuyên Việt trong 4 năm (từ 2009-2013), hàng chục đệ tử, các tiểu sư thầy đi theo “tháp tùng” đã có những hành vi khiến người dân nhiều lúc... ngỡ ngàng. Như phi thân tung chưởng, ném mũ cối, thổi còi dẹp đường, làm ác tắc giao thông, thậm chí xô xát với người dân hiếu kỳ đổ ra đường xem (“Bất ngờ với cảnh tiểu sư thầy ném mũ cối trên phố,” Dân Trí).

Một trong những scandal ầm ỹ của ca sĩ họ Ðàm trong thời gian qua là vụ hôn tay một nhà sư và hôn môi nhà sư khác trong một chương trình ca nhạc từ thiện. Trong khi ca sĩ họ Ðàm chỉ bị phạt 5 triệu thì cả hai nhà sư đã bị các chư tăng phạt “biệt chúng,” không cho ra khỏi phòng tiếp xúc với người bên ngoài, trong thời gian 3 tháng.

Không những thế, nhà sư nhận nụ hôn môi của ca sĩ họ Ðàm đã bị dằn vặt nội tâm nặng nề đến độ muốn tìm quên trong giấc ngủ, may có người phát hiện đưa đi cấp cứu, sau đó nhà sư đã trả tam y tỳ kheo và bình bát lại cho nhà chùa, xin hoàn tục. Dù sao nhà sư này cũng có lòng tự trọng hơn rất nhiều người thường, quan chức, làm sai nhưng cương quyết không từ bỏ chức vụ, từ bỏ những đặc quyền đặc lợi đang có!

Ðáng buồn hơn, một số nhà sư đã không vượt qua được những ham muốn tầm thường, trần tục, phạm vào giới luật của đạo Phật và luật pháp của xã hội.

Một nhà sư vay mượn tiền tỷ của nhiều phật tử, cầm sổ đỏ của nhà chùa, gây thiệt hại tổng cộng hơn 3 tỷ đồng, cuối cùng bị trục xuất khỏi nhà chùa sau hơn 50 năm tu hành tại đây (“Trục xuất sư thầy nợ hơn 3 tỷ đồng của phật tử,” báo Người Ðưa Tin).

Một vị sư trụ trì chùa Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội, đánh người, dời tượng cổ, thay tượng Phật cổ bằng bức tượng giống mình (“Phẫn nộ vụ sư đánh người, đúc mình làm tượng thờ ở Hà Nội,” Ðời Sống và Pháp Luật).

Kinh hoàng hơn, một nhà sư còn giết bạn gái rồi giấu xác trong khuôn viên chùa, yểm bùa, trồng cây lên để phi tang (“Nhà tu hành sát hại người tình giấu xác,” VietNamNet)...

Xã hội đến hồi suy đồi, mạt vận đến mức hiệu trưởng mua dâm học trò, thầy giáo cưỡng bức học trò, công an, điều tra viên dùng nhục hình tra tấn để bức cung người vô tội thành có tội, bác sĩ làm chết người xong vứt xác nạn nhân xuống sông, nay đến nhà sư bồ bịch, giết người!

Một số nhà sư thì tham gia chính trị, trở thành chính khách, đại biểu Quốc Hội, kể cả được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh... Thật ra chuyện người tu hành tham gia chính trị không có gì đáng phê phán, trái lại là khác, nhưng ở Việt Nam, chúng ta biết, nhà nước cộng sản luôn luôn muốn kiềm chế, kiểm soát, “chính trị hóa” tôn giáo. Do đó những người tu hành một khi đã tham gia vào bộ máy của đảng và nhà nước cộng sản, cũng khó mà giữ nguyên sự khách quan, độc lập trong quan điểm, chính kiến, khó mà cất lời nói thật, nếu như muốn đường quan lộ được êm ả!

Hãy nghe những lời phát biểu của một trong những vị tu hành nay là đại biểu Quốc hội, Thượng tọa Thích Thanh Quyết, trả lời phỏng vấn báo Công An Nhân Dân về tình hình trật tự trị an, nhân quyền của VN:

“Tôi đã đi nhiều nước, kể cả những nước lớn trong và ngoài khu vực châu Á, tôi thấy tình hình an ninh, chính trị ở ta rất ổn định, an toàn. Rõ ràng, đời sống kinh tế, vật chất của ta còn những khó khăn nhưng an ninh quốc gia đảm bảo, chính trị ổn định, ngay người nước ngoài đến Việt Nam cũng vậy, họ rất yên tâm, không phải lo ngại việc này, việc kia...

... Trên thực tế, chính những kẻ tung ra các luận điệu bịa đặt, vu khống đó mới vi phạm dân chủ, nhân quyền nhất. Cái dân chủ, nhân quyền của Việt Nam phù hợp hoàn cảnh văn hóa, lễ nghi tôn giáo của người Việt Nam, họ không hiểu được hoặc cố tình không hiểu rồi cứ nhìn từ góc nọ sang góc kia.” Vị hòa thượng này còn gọi công an là “đồng chí” và hết lời khen ngợi ngành công an!

(“Ðại biểu Quốc Hội - Thượng Tọa Thích Thanh Quyết: Vật chất tuy còn những khó khăn, nhưng an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo,” báo CAND.)

Không biết, giữa sự suy đồi về mặt tinh thần, không nhìn thấy sự thật, khen ngợi một chế độ luôn luôn đứng trên luật pháp, có “thành tích” đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền trầm trọng, với sự suy đồi trong hành động, vi phạm những giới luật, vi phạm pháp luật của xã hội, điều nào đáng buồn hơn?

Tin rằng những hiện tượng trên chỉ là số ít, là những người tu chưa trót, làm ảnh hưởng đến uy tín, đạo đức, phẩm hạnh của những bậc chân tu thật sự, vẫn chiếm đa số, trong môi trường Phật Giáo Việt Nam.



- Bố, con và án tử hình (TT).--- Đề nghị công an điều tra vụ pho tượng bị mất (TT).
- Sư trụ trì giải thích tượng Phật “giống mình” (VNN). - Sư Thích Minh Phượng: “Tôi tổn thương thể xác lẫn tinh thần’ (ĐV).- Từ vụ chùa Chân Long, nghĩ về bảo tồn di tích đền chùa (VOV).
- Phản hồi bài báo ‘Chùa Vĩnh Tràng mất dần nét xưa’: Thay đổi do yêu cầu thực tế (TN).Tất nhiên là phải chối…?!--Công an Hà Nội chứng nhận hai luật sư bào chữa cho nạn nhân

--Nhà sư trẻ giết, chôn xác người tình trong sân chùa

-- Nhà tu hành sát hại người tình giấu xác trong khuôn viên chùa (PLVN).
- 9X thuê người giết bạn học với giá… một chầu nhậu (PL&XH).- Cảnh giác với "thợ điện rởm"-

Gọi điện dọa bắt cóc chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
TTO - Nhằm chiếm đoạt tiền của các nạn nhân, nhóm lừa đảo sử dụng thủ đoạn gọi điện đến nhà đe doạ người thân đã bị bắt cóc, phải chuyển tiền vào tài khoản hoặc yêu cầu thanh toán tiền điện thoại.

Lại xảy ra lừa bắt cóc, tống tiền qua điện thoại ở Hà Nội

Người Việt giả người Trung Quốc, tống tiền đồng bào

HN: Xuất hiện hàng loạt vụ lừa bắt cóc tống tiền. Pháp Luật Hình Sự-Báo chí trong vòng xoáy kinh tế (TBKTSG 14-11-13) -- Nguyễn Vạn Phú bàn vềThế Giới Mới
-Lương giảng viên ĐH Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất thế giới (MTG 14-11-13)

Đổi mới giáo dục: "Lo lắng về lực lượng nhà giáo khó chuyển mình" (GD 14-11-13)

Giáo viên mầm non bị xem như “Ôsin có bằng cấp” (MTG 14-11-13)

Bộ Văn hóa ra nghị định "trên mây":Tại người chủ trì soạn? (ĐV 14-11-13)

Nhà báo Dương Xuân Nam: Cả đời chật vật lựa lời nói sự thật (infonet 14-11-13)






- Vụ tượng cổ bị đóng đinh: Sở VHTTDL Hà Nội nói gì? (KT). Đặc biệt nghiêm trọng hơn, là việc trụ trì Thích Minh Phượng đã đóng những chiếc đinh dài lên đầu nhiều pho tượng Phật cổ còn lại trong chùa Chân Long, sau đó tự đúc tượng đồng đưa về chùa để thờ, khiến hàng trăm người dân 7 xã Chàng Sơn vô cùng bức xúc. Trong khi tất cả những việc làm đó, trụ trì Thích Minh Phượng tự ý làm và không hề có văn bản hay giấy tờ nào báo cáo lên UBND xã Chàng Sơn. Đã nhiều lần UBND xã Chàng Sơn xuống để lập biên bản giải quyết (7 lần), thế nhưng trụ trì Thích Minh Phượng luôn bày tỏ thái độ bất hợp tác.

Sáng ngày 9/11, PV Kiến Thức tiếp tục quay lại chùa Chân Long (xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) để ghi nhận sự việc. Nhiều người dân trong xã cho hay: Trụ trì Thích Minh Phượng đã vắng mặt, không còn ở trong chùa Chân Long kể từ hôm xảy ra sự việc kéo tượng đồng ra giữa chợ. Hiện, trong chùa Chân Long chỉ có một "Đạo Tràng" tên Đắc, trông coi.
Lúc nhiều người dân trong xã Chàng Sơn kéo đến chùa Chân Long, yêu cầu "Đạo Tràng" mở cửa chùa ra để cùng nhau xem lại nơi đặt các pho tượng Phật cổ đã bị trụ trì Thích Minh Thượng tự ý dỡ xuống và thay bằng những pho tượng mới, thì "Đạo Tràng" gân cổ, cãi nhau với người dân và không chịu mở cửa chùa.

- Vụ việc ở chùa Chân Long (Hà Nội): Sở Văn hóa lên tiếng (DV).Theo sở này, chùa Chân Long đã được xếp hạng cấp quốc gia, hiện tại di tích được UBND huyện Thạch Thất quản lý trực tiếp. Sở VHTTDL đề nghị UBND huyện Thạch Thất chỉ đạo kiểm tra, chấn chỉnh ngay các sai phạm đã nêu rõ và báo cáo UBND thành phố để giải quyết các vụ việc tại di tích chùa Chân Long theo thẩm quyền.

- Khi di tích bơ vơ giữa dòng (TT). - Đau xót trước chùa làng hỗn loạn (TT). - Có thể trục xuất sư thay tượng cổ bằng tượng chính mình (ĐV).- - Di tích chùa Chân Long đã bị xâm phạm từ vài năm nay (VNN). - Nhà sư 3 năm làm trụ trì, 7 lần bị UBND xã lập biên bản vi phạm (GDVN). - Trụ trì chùa Chân Long còn chặt cây cổ thụ ở chùa làm gara ô tô (DV). - Sư Phượng đóng đinh vào đầu nhiều tượng trong chùa (Zing).-- Trụ trì chùa Chân Long còn chặt cây cổ thụ ở chùa làm gara ô tô
- Tự ý đưa tượng mình vào chùa: Có thể trục xuất sư trụ trì (VOV). - Bức tượng môi son và “tiếng vỗ của một bàn tay” (LĐ). - Sẽ xử lý vụ tượng Phật “giống” sư trụ trì (Infonet).- Hà Nội: Sư trụ trì đưa tượng giống mình vào chùa “hô thần nhập tượng” (NLĐ). - Phẫn nộ sư đánh người, đúc mình làm tượng thờ ở Hà Nội (ĐSPL)- Vĩnh Long: “Sư trụ trì ở biệt thự” chỉ là người quản tự (DT).
-Sư trụ trì lên tiếng về căn biệt thự bạc tỷdantri.com.vn

- Giáo Hội Phật giáo VN Thống Nhất bị sách nhiễu, cản trở khi đi cứu trợ (RFA).

- Nguyễn Ngọc Già: “Nhà ngoại cảm” và người cộng sản (RFA). - Chiêu thuật mang tên “Đồng bóng học”(Chu Mộng Long). - Hồ sơ về Khoa ngoại cảm hay Đồng bóng học

- Dân bức xúc vì trụ trì rước tượng mình vào chùa (TT). - Tượng ơi là tượng (Bautx).

- Khai tử Vinashin, bình mới rượu cũ? (DNSG). – Tái cấu trúc Vinashin: Bài cuối: Trả món nợ của Vinashin bằng cách nào? (LĐ).


- “ĐẠI ÁN” THAM NHŨNG: CUỘC “CHẠY TỘI” BẮT ĐẦU (Tân Châu). - Ôi mồ hôi của nửa triệu đồng bào(Đào Tuấn). - Chống tham nhũng: con cáo mắc đuôi (Nguyễn Tiến Dũng).

-- Vụ dân đưa tượng ra khỏi chùa: Sư trụ trì “nhiều chuyện lắm” (NLĐ).
(NLĐO)- Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo VN cho biết sư trụ trì ở ngôi chùa chùa Chân Long Tự vừa bị đưa pho tượng mới giống sư trụ trì ra khỏi chùa cũng "nhiều chuyện lắm", từ nếp sống tới cư xử với dân.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trả lời phỏng vấn bên lề Quốc hội chiều 7-11


Những ngày qua, các trang mạng xã hội chia sẻ những clip và hình ảnh người dân tố cáo nhà sư Thích Minh Phượng, trụ trì chùa Chân Long Tự (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) tự ý đổi tượng cổ thay bằng tượng chính mình.

Trao đổi với phóng viên báo Người Lao Động bên lề kỳ họp Quốc hội chiều 7-11, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Thành hội Giáo hội Phật giáo TP Hà Nội, cho biết nếu chuyện này là có thật thì không thể chấp nhận được.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết sau khi có thông tin nói trên, Giáo hội Phật giáo TP Hà Nội đã xem xét và xác định đây là tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhưng vì đúc bằng đồng nên trông giống sư trụ trì.

"Theo báo cáo chính thức của Phật giáo của huyện Thạch Thất, Hà Nội, đây là tượng Phật hoàng đúc từ Quảng Ninh mang về" - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói và khẳng định việc bức tượng giống sư trụ trì chỉ là vô tình.

"Tôi nghĩ không ai dám làm chuyện này" - Hòa thượng nói thêm.


Bức tượng bị người dân đưa ra khỏi chùa ngày 5-11 vì cho rằng giống sư trụ trì chùa

Lý giải về việc người dân phản ứng, Hòa thượng nói do thầy Thích Minh Phượng khi đưa tượng về đã không báo cáo địa phương nên dân phản ứng.

Hiện pho tượng này đã được đã mang đi khỏi chùa. "Về nguyên tắc đây là chùa thuộc di tích, do đó những gì không thuộc di tích sẽ không được đưa về chùa" - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói và nhấn mạnh thêm: "Đáng lẽ đây là chùa di tích thì những tượng phật đưa vào chùa phải báo cáo và làm lễ cẩn thận".

Nói về lý do của việc người dân phản đối việc đưa pho tượng này về chùa, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết: "Thầy Thích Minh Phượng này cũng nhiều chuyện lắm, từ nếp sống, cư xử với người dân và cả tổ chức phật giáo. Thầy Phượng cũng bị người dân phản ứng nhiều. Trước đây thầy Thích Minh Phượng đã có nhiều chuyện bất hòa, sống không khéo với dân nên nhân sự kiện này có thể người dân bức xúc nên mới phản ứng như vậy".

Cũng theo Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thầy Thích Minh Phượng đã nhiều lần bị uốn nắn, nhắc nhở. "Qua sự việc này tôi cho rằng thầy Thích Minh Phượng cũng phải rút kinh nghiệm trong mối quan hệ giữa nhà chùa với người dân" - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói.

Khi được hỏi liệu sau sự việc này Giáo hội Phật giáo Hà Nội có nhắc nhở thầy Thích Minh Phượng không, Trưởng ban Trị sự Thành hội Giáo hội Phật giáo TP Hà Nội cho biết việc nhắc nhở nhà sư Thích Minh Phượng là thuộc Ban trị sự Phật giáo huyện Thạch Thất. "Phật giáo quận, huyện cũng là một cấp rồi nên giao cho quận, huyện xử lý" - Hòa thượng kết luận.Người dân Chàng Sơn
08/11/2013 03:23
Xin chào bạn đọc gần xa, chúng tôi là người dân Chàng Sơn, chúng tôi trước hết là người dân chân lấm tay bùn thì không biết hội phật giáo nào cả, chỉ cần biết chùa là của dân làng xây lên, là nơi công cộng tâm linh của làng, những ai có tâm bảo vệ chùa thì có thể ra vào hoặc ở lại; ngược lại ai không có tâm mà chỉ phá hoại thôi thì cho dù danh nghĩa là người tu hành thì cũng xin mời đi cho. Nếu lợi dụng tôn giáo để làm thất thoát tài sàn, phá hoại di tích chùa của dân thì phải truy cứu trước pháp luật. Dân làng chúng tôi hiền lành chất phác, bác ái nhân đạo cho nên mới lịch sự tìm cách mời sư Phượng đi khỏi chùa nhưng sư Phượng không chịu đi cho nên chúng tôi mới phải cầu cứu tới báo chí vào giúp đỡ. Tôi đã đọc kỹ phát biểu của ông Thích Bảo Nghiêm này, ông Nghiêm là người của hội phật giáo Hà Nội tức là quản lý của ông Nguyễn Xuân Long (tức sư Thích Minh Phượng) vậy mà phát biểu mang tính chất thoái thác trách nhiệm, không có phương hướng, giải pháp giúp dân làng Chàng lấy lại sự bình yên thì thử hỏi dân chúng biết tin vào ai. Xin hãy giúp chúng tôi! Người dân Chàng Sơn!


- Sư thầy tự ý thay tượng, dân bất bình (DV). - Tượng Phật “giống” sư trụ trì: “Thầy Phượng đã nhiều lần bị nhắc nhở” (Infonet).
Hà Nội: Sư trụ trì đưa tượng giống mình vào chùa "hô thần nhập tượng"

-Dân kéo đến trụ sở công an Thanh Hóa đòi trả xe hàngVNExpress

Dân kéo đến trụ sở công an Thanh Hóa đòi trả xe hàng. Bị chặn giữ phương tiện vận chuyển hải sản không rõ lý do, người dân bức xúc kéo lên trụ sở Công an tỉnh Thanh Hóa yêu cầu giải thích lý do và đòi giao trả xe chở hàng.
Khoảng 70 người dân tụ tập trước cổng Công an tỉnh Thanh Hóa yêu cầu làm rõ việc bắt giữ xe và hàng hóa của họ. Ảnh: L.H

Sáng nay, khoảng 70 người dân ở xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đã thuê xe kéo đến trụ sở Công an tỉnh Thanh Hóa yêu cầu làm rõ việc hai xe container hải sản của họ bị cảnh sát bắt giữ cách đây ít ngày. Lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa đã mời người dân vào trụ sở làm việc, ghi nhận những bức xúc và giao trả xe hàng.
Theo phản ánh của đại diện các hộ dân, xã Hải Thanh có gần 30 lò chế biến, hấp sấy cá cơm khô. Bình quân hàng tháng, mỗi lò sản xuất được từ 50 đến 200 tấn cá cơm khô. Ngoài tiêu thụ trong nước, người dân đã mở rộng thị trường bán sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, hơn một năm trở lại đây, việc thuê xe và bến bãi đóng hàng, bà con bị một đối tượng tên Dũng “mò” khống chế, buộc phải thuê xe qua tay của người này. Ngoài ra, trước khi mỗi container hàng xuất đi, Dũng thu của người dân 6,2 triệu đồng và được giải thích là để lo lót chi phí dọc đường.
Bị ăn chặn tiền khiến làm ăn không có lãi nên bà con ngư dân đã chủ động thuê xe và không vào bến bãi tại thị trấn Tĩnh Gia do Dũng quản lý để xếp hàng như trước.





Quá bức xúc, một số người hò nhau trèo lên tường rào để vào bên trong.Ảnh: L.H
Song cũng từ đó, việc vận chuyển hàng hóa của bà con gặp không ít khó khăn khi liên tục bị một số cảnh sát địa phương chặn bắt dọc đường mà không nêu rõ lý do.  “Chúng tôi nghi ngờ, chính Dũng “mò” đã ngầm báo cho cảnh sát để chặn bắt các xe chở hàng nhằm ép ngư dân phải cho Dũng tiếp tục bảo kê”, một ngư dân giấu tên bức xúc nói.
Gần đây, vào ngày 6/11, hai chiếc xe container BKS 16M 3822 và 98K 7288 do tài xê Đinh Văn Dương và anh Đỗ Văn Hữu điều khiển đã bị một số người thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an Thanh Hóa chặn bắt khi đang đi trên tuyến quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Quảng Xương (Thanh Hóa).
Cũng theo phản ánh của người dân, thì khi chặn bắt xe, những cảnh sát trên đã không nêu lý do cụ thể và không lập biên bản vi phạm. Đồng thời thu giữ toàn bộ giấy tờ, chìa khóa, điện thoại của tài xế. Đặc biệt, họ đã tắt máy, không cho dàn lạnh trên xe hoạt động khiến hàng hóa trong thùng xe có nguy cơ hư hỏng.
Những cảnh sát trên đã yêu cầu hai tài xế cung cấp số máy điện thoại của các ông Đậu Văn Sẻ và Nguyễn Công Chính (là hai chủ hàng) để họ gọi ra làm việc. “Khi chặn bắt xe, các cảnh sát không cho biết lý do mà chỉ giữ xe lại để chờ chủ hàng ra làm việc. Rõ ràng có sự khuất tất trong việc này”, một người dân xã Hải Thanh cho biết thêm.





Cảnh sát cơ động đã được huy động để vãn hồi trật tự.Ảnh: L. H
Sáng 7/11, lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa đã mời đại diện các hộ dân vào trụ sở làm việc và ghi nhận ý kiến thắc mắc. Tại buổi tiếp xúc với ngư dân xã Hải Thanh, đại tá Nguyễn Văn Bính, Phó giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu Phòng Cảnh sát kinh tế phải giao trả ngay hai chiếc container chở hàng của người dân, đồng thời động viên bà con về nhà yên tâm làm ăn.
Đại tá Bính cho biết sẽ tiến hành điều tra, xử lý những vi phạm của cấp dưới trong việc vô cớ chặn bắt xe hàng của người dân. Trong đó, đặc biệt sẽ làm rõ có hay không việc cảnh sát “bắt tay” với đối tượng Dũng “mò” để o ép, khống chế người dân như bà con phản ánh. Đến 11h30 cùng ngày, người dân đã rời trụ sở công an tỉnh trở về địa phương.
.
Bị giữ hàng vô cớ, dân kéo tới trụ sở CA tỉnh Thanh Hóa
Bị chặn bắt xe vô cớ, người dân kéo lên công an tỉnh phản ứng


--Dân bức xúc vì trụ trì rước tượng mình vào chùa - Tuoi Tre Mobile

TTO - Ngày 6-11, các trang mạng xã hội và trang youtube.com chia sẻ những clip và hình ảnh người dân tố cáo nhà sư trụ trì chùa Chân Long Tự (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) "tự ý đổi tượng cổ thay bằng tượng chính mình".
Bức tượng mới được người dân Chàng Sơn di dời khỏi chùa - Ảnh từ trang facebook Chàng Sơn
Đoạn clip được quay ngày 5-11 ghi lại cảnh người dân và lực lượng bảo vệ tiến hành đưa bức tượng mới ra khỏi chùa trước sự chứng kiến của chính quyền UBND xã Chàng Sơn. Thậm chí, trang facebook của những người Chàng Sơn còn chia sẻ sự phẫn nộ, bức xúc của người dân trước nhiều sự việc xảy ra tại di tích lịch sử cấp quốc gia này.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, anh Nguyễn Văn Viên (người dân xã Chàng Sơn) cho biết: "Nguyên nhân khiến người dân bức xúc là do năm 2012 bức tượng cổ nhất ở chính giữa chùa bỗng dưng biến mất. Khi người dân hỏi thì sư trụ trì chùa trả lời là đã ném bỏ xuống sông vì tượng hư hỏng quá nặng. Ngoài ra mấy chục bát hương cổ cũng được thay bằng bát hương mới mà người dân không hề được hỏi ý kiến.
Tuy nhiên, đến ngày 5-11 vừa rồi, nhiều người biết sư trụ trì Thích Minh Phượng sẽ tổ chức lễ hô thần nhập tượng để đưa tượng mới đặt vào vị trí tượng cổ đã bị mất. Về vóc dáng, khuôn mặt của bức tượng mới lại rất giống với sư trụ trì Thích Minh Phượng. Tôi là thợ chạm đồ truyền thống cũng xin khẳng định là giống đến 90%".
Hôm qua 5-11, nhiều người dân và chính quyền địa phương đã có mặt đưa bức tượng mới ra khỏi chùa trước khi nhà chùa kịp tổ chức buổi lễ. Trước đó, những sai phạm trong chùa Chân Long Tự cũng đã được nhiều người dân tố cáo như việc tự ý chặt cây cổ thụ, xây nhà vệ sinh, nhà để ô tô trong khuôn viên chùa. Thậm chí, việc đi lễ tại chùa và các khoản thu khó hiểu do nhà chùa đặt ra cũng khiến người dân Chàng Sơn bức xúc.
Tối 6-11, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trương Minh Tiến (PGĐ Sở VHTT&DL Hà Nội) cho biết Sở đang cử người tìm hiểu thêm sự việc. Phía Ban quản lý di tích và thắng cảnh Hà Nội khẳng định có sự việc người dân đưa tượng mới ra khỏi chùa nhưng chưa rõ cụ thể vụ việc thế nào. Hiện, Ban quản lý đang cho người đi kiểm tra để làm rõ vụ việc.


- Sư đánh người, dỡ tượng cổ, thờ tượng chính mình? (KT).
(Kienthuc.net.vn) - Hàng trăm người dân xã Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) vô cùng bức xúc trước những việc làm trái với các quy định pháp luật về tôn giáo của trụ trì Thích Minh Phượng.
Cộng đồng mạng đang lan truyền một bức ảnh ghép, chụp tượng đồng với  ảnh chân dung của một sư thầy, kèm theo đoạn chú thích: “Vụ việc được người dân Thạch Thất (Hà Nội) phát hiện. Cụ thể: Sư chùa Thích Minh Phượng - Trụ trì chùa Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) đã tự ý ném bức tượng cổ xuống sông mà không thông báo cho người dân biết. Vụ việc chưa được làm sáng tỏ, thì trong thời gian gần đây, sư Thích Minh Phượng đã tự ý mang một bức tượng đúc bằng đồng (truyền thần chính mình) với tỉ lệ tương ứng với khuôn mặt của mình về thờ cúng tại chùa.
Khi phát hiện vụ việc, người dân và chính quyền đã tỏ rõ thái độ bức xúc và không chấp thuận việc đưa bức tượng này vào chùa Chàng Sơn. Người dân sau đó đã bê bức tượng này ra giữa chợ để mọi người chứng kiến”.
 Cộng đồng mạng lan truyền bức ảnh ghép.
Tự ý dỡ bỏ các bức tượng cổ, thay bằng tượng mới
Trước những thông tin đang lan truyền, gây xôn xao trong dư luận, PV Kiến Thức tìm đến xã Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) để tìm hiểu và làm rõ.
Tại đây, hàng trăm người dân sống trong 7 thôn khác nhau của xã Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) cùng bày tỏ sự bức xúc trước những hành động của sư thầy Thích Minh Phượng – Trụ trì chùa Chân Long (xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội): biến chùa Chân Long thành nơi ở riêng của mình.
 Chùa Chân Long, xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội.
Người dân sống trong xã Chàng Sơn phản ánh cụ thể như sau, suốt quãng thời gian tại chùa Chân Long, sư thầy Thích Minh Phượng liên tiếp có những việc làm sai trái với các quy định pháp luật về tôn giáo, về việc quản lý di tích, nơi thờ cúng trong chùa do nhà nước quy định. Làm trụ trì tại chùa Chân Long, sư thầy Thích Minh Phượng đã tự ý thuê người vào chùa đào xới đất để làm hố bể tự hoại, nhà vệ sinh phục vụ riêng cho cá nhân mình mà không hề cho ai biết, cũng không báo cáo lên UBND xã Chàng Sơn. Tiếp đến, ông Nguyễn Xuân Long (tức sư thầy Thích Minh Phương) đã tự ý chuyển bỏ nhiều bức tượng phật đã tồn tại lâu đời của di tích để thay vào đó là những pho tượng phật mới không rõ nguồn gốc.
 Những pho tượng Phật không rõ nguồn gốc được ông Nguyễn Xuân Long (tức sư thầy Thích Minh Phượng) đưa về. Sau khi bị phát hiện và bị chính quyền xã lập biên bản, chúng chưa được di dời đi nơi khác.
 Những bình hoa còn rất mới được trụ trì chùa Chân Long tự ý mua về, để thay thế cho những bình cổ trong chùa.
Chưa dừng lại, 3 trong số 8 pho tượng cổ cũng bị ông Long chuyển đi nơi đâu mà người dân trong xã Chàng Sơn không hề hay biết (?). Ông Nguyễn Xuân Long còn tự ý xây dựng nhà tắm rất hiện đại, xây gara ô tô hoành tráng trước cửa chùa. Trong khi chùa Chân Long xuống cấp trầm trọng, ông Long không hề tu sửa mà dùng số tiền công ích chuộc lợi cho bản thân.
 Nhà tắm (bên phải) được trụ trì Thích Minh Phượng tự ý xây dựng ngay cạnh chùa chính ...
...  gara ôtô được xây dựng ngay phía trước cửa chùa.
Quá bức xúc trước những việc làm của ông Nguyễn Xuân Long (sư thầy Thích Minh Phượng), đông đảo bà con nhân dân trong xã Chàng Sơn đã làm đơn kiến nghị lên UBND xã Chàng Sơn, HĐND, Ban Văn hóa xã Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội), nêu rõ những việc làm sai trái với các quy định pháp luật tôn giáo của ông Nguyễn Xuân Long...
 Đơn kiến nghị của người dân xã Chàng Sơn, gửi lên Ban lãnh đạo các cấp, về những việc làm sai trái của sư thầy Thích Minh Phượng.
Ông Nguyễn Văn Thúc (Chủ tịch hội người cao tuổi, xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) bức xúc nói: “Tôi cũng như các bà con khác sống trong thôn thực sự không thể nào chấp nhận nổi những việc làm của trụ trì Thích Minh Phượng. Đã nhiều lần bà con làm đơn kiến nghị lên xã, nhưng vẫn thấy sư thầy Thích Minh Phượng lộng hành, sau đó dần biến những tài sản quý giá chung của chùa thành của riêng của ông Long. Đấy là chưa kể việc ông Long còn tháo bỏ các bức tượng cổ đã tồn tại hàng nghìn năm, đưa đi nơi khác để thay vào đó là những bức tượng có hình thù quái gở…”.
Cũng bày tỏ sự tức giận không kém, ông Chu Văn Điệp (thôn 4, Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) nói: “Trước đây, khi ông Nguyễn Xuân Long chưa về làm trụ trì của chùa Chân Long, người dân trong thôn sống rất hòa thuận. Nhưng từ ngày ông ấy về khiến cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn hoàn toàn. Tất cả những việc làm của ông Long như tự xây nhà tắm ngay cạnh chùa chính, xây gara ô tô trước cửa chùa, thay những bức tượng cổ trong chùa bằng những bức tượng khác… khiến chúng tôi vô cùng bức xúc. Ngày trước người dân trong xã còn hay đi chùa, thắp hương vào các dịp lễ, tết… nhưng từ khi ông Long về và gây ra những việc động trời, động tâm linh như vậy chúng tôi ít lên chùa”.
Đánh người, lập Đạo Tràng gây mâu thuẫn bao gia đình
Chị Nguyễn Thị Nhung (gửi đơn tới Công an huyện Thạch Thất, Ban Công an xã Bình Phú, Ban trị sự Hội phật giáo (Thạch Thất, Hà Nội) tố cáo ông Long đánh mình như sau  :
“Vào lúc 9h30 ngày 11/7/2013, tôi chở hàng từ xã Hữu Bằng ra đường 80B, đến cổng trường THPT Phùng Khắc Khoan, xã Bình Phú, thì thấy một chiếc xe chở gỗ va chạm với một ô tô. Xe chở gỗ đã đè lên người chở gỗ. Thấy vậy, tôi đã xuống giúp đỡ người bị nạn. Tôi không hiểu lý do gì chủ của chiếc xe ô tô va chạm lao vào đấm, đá tôi túi bụi. Ông ta còn túm tóc quay tôi 3 vòng, nhưng rất may được bà con cứu giúp.
Sự việc xảy ra khiến bà con sống xung quanh hiện trường vô cùng bức xúc, đến thăm hỏi tôi (ở bệnh viện) và cho biết điều thực sự đáng buồn hơn nữa. Người đánh tôi lại là một nhà tu hành. Tìm hiểu ra tối mới biết chính là ông Nguyễn Xuân Long (tức Thích Minh Phượng) đang trụ trì tại chùa Chân Long Tự, thôn 4, xã Chàng Sơn, đúng nơi ở của bố đẻ của tôi. Thấy vậy bố tôi rất bức xúc, vì trụ trì này từng gây nhiều chuyện với nhân dân. Tôi nghĩ, nhà tu hành phải từ bi hỷ xả cứu nhân độ thế chứ ai lại vi phạm vào pháp lệnh tôn giáo, hành xử như một kẻ côn đồ, đánh người vô căn cứ. Bản thân tôi là một người phụ nữ, thế mà ông Nguyễn Xuân Long – nhà tu hành - lại xông vào đánh tôi. Nhà tôi rất khó khăn, giờ lại không đi làm được, khó khăn lại khó khăn hơn.
Vậy nay tôi làm đơn tố cáo ông Thích Minh Phượng – nhà tu hành này đánh tôi vô căn cứ là vi phạm vào pháp luật. Tôi kính mong các quý cơ quan liên quan, xem xét và giải quyết thỏa đáng giúp tôi, đúng theo luật cũng như pháp lệnh tôn giáo, đúng người đúng tội với ông Thích Minh Phượng theo pháp luật của nhà nước”.

 Đơn tố cáo của chị Nguyễn Thị Nhung về việc bị trụ trì Thích Minh Thượng đánh oan (11/7/2013).
Người nhà của chị Nguyễn Thị Nhung cho biết thêm, gia đình đã gửi đơn tố cáo đi nhưng không thấy cơ quan chức năng phản hồi lại, sau đó cứ để vụ việc dần lắng xuống.
Nhiều người dân sống tại 7 thôn trong xã Chàng Sơn còn cho biết, ngoài những việc làm gây phiền toái, bức xúc nhân dân, trụ trì Thích Minh Phượng còn tự ý lập ra một Đạo Tràng, được gọi là “Đạo áo dài xanh”, với gần 100 người (trong đó có 2 nam giới, còn lại là phụ nữa). Tất cả những người này sẵn sàng “liều tính mạng” của mình, trong mọi hoàn cảnh để bảo vệ cho trụ trì Thích Minh Phượng.
“Ông Long lập ra Đạo Tràng và chỉ cho phép những người trẻ tuổi trong xã vào chùa thắp hương, phúng vái, còn những người già ít được cho vào. Những người được ông Long thu nạp vào Đạo Tràng chủ yếu là người dân trong thôn, số ít là quy tập phía bên ngoài thôn. Cũng chính vì lập ra Đạo Tràng, ông Long đã gây mâu thuẫn cho biết bao gia đình. Trai gái trong thôn yêu nhau không thể lấy được nhau, gia đình có chị em khác đạo thì cãi vã, thậm chí có gia đình mẹ con ruột chửi nhau… cũng chỉ bởi người một người theo “Đạo áo dài xanh”, một người theo Đạo Phật”, bà Phí Thị Niễm (người dân xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) chia sẻ.
Thờ tượng đồng của chính mình
Cách đây khoảng 1 tuần, ông Nguyễn Xuân Long tự ý mang ra khỏi chùa một pho tượng cổ có tên “Vua Cha Ngọc Hoàng”, thả xuống sông và nói rằng: “Đem tượng xuống sông tắm, vì bị các giãi trong chùa lỡ tay làm xước xát”. Để thay thế cho bức tượng “Vua Cha Ngọc Hoàng”, ông Long đã bí mật đem về một bức tượng đồng (có trọng lượng khoảng 350 kg, cao khoảng 1,4 m), với khuôn mặt giống y hệt ông Long, sau đó nói với người dân: “Đây là tượng vua Trần Thánh Tông”, đưa về để thay thế "Vua Cha Ngọc Hoàng", bà con hãy cùng thờ, phúng.
 Pho tượng đồng được trụ trì Thích Minh Phượng tự ý đúc, để thay thế bức tượng phật cổ trong chùa Chân Long, bị người dân trong xã Chàng Sơn kéo ra giữa chợ.
Không thể nào kìm nén thêm được cơn tức giận, đến khoảng 10h30 ngày 5/11, hàng trăm người dân của 7 thôn, xã Chàng Sơn đã tập trung, kéo về chùa Chân Long, sau đó yêu cầu ông Nguyễn Xuân Long phải ngay lập tức hạ bức tượng đồng có khuôn mặt giống y hệt mình xuống khỏi ban thờ và phải trả lại nguyên vẹn bức tượng cổ “Vua Cha Ngọc Hoàng” vào vị trí cũ.
Đến 12h trưa, bức tượng đồng được ông Long tự ý đưa về thay thế tượng cổ bị hạ xuống khỏi ban thờ, sau đó sử dụng một tấm bạt để cuộn lại hòng che mắt người dân, thế nhưng bức tượng đã bị các thanh niên trong thôn kéo ra giữa chợ để mọi người cùng nhìn thấy. Khi bị người dân vây xung quanh, ông Nguyễn Xuân Long còn có những câu phát ngôn khiến bà con cực kỳ sốc...
Thấy bà con kéo về chùa Chân Long quá đông, các cán bộ trong xã Chàng Sơn đã phối hợp với lực lượng Công an xã đã cùng nhau đến để giải quyết, nhằm xoa dịu cơn phẫn nộ của người dân. Mãi đến 17h cùng ngày ông Nguyễn Xuân Long mới chuyển được bức tượng lên một xe ô tô và đưa đi đâu không rõ.
 Hàng trăm người dân xã Chàng Sơn kéo về chùa Chân Long để yêu cầu trụ trì Thích Minh Phượng hạ bức tượng đồng tự đúc xuống khỏi ban thờ, và di chuyển dời đi nơi khác.
Chính quyền xã cũng… bức xúc
Chứng kiến cảnh tượng hàng trăm người dân trong 7 thôn phẫn nộ về những việc làm của trụ trì Thích Minh Phượng, ông Nguyễn Kim Toàn (Phó chủ tịch Ban Văn hóa xã Chàng Sơn) cũng cảm thấy bức xúc. 
Ông Toàn cho biết: “Chùa Chân Long là một ngôi chùa được xếp hạng di tích Lịch sử kiến trúc Quốc Gia (1992). Năm 2010 ông Nguyễn Xuân Long mới chỉ là người được phép tạm trú, hành lễ tại chùa. Đến năm 2011, mới có quyết định được trụ trì chùa. Những việc làm của sư thầy Thích Minh Phượng tại chùa Chân Long thời gian qua, không chỉ khiến người dân trong xã mà đối với các cấp chính quyền trong xã cũng vô cùng bức xúc.
UBND xã đã 7 lần lập biên bản hiện trạng, xác minh về những việc ông Nguyễn Xuân Long đã tự ý vi phạm các quy định pháp luật về tôn giáo (thuê người đào đất, làm hố bể tự hoại, nhà vệ sinh phục vụ riêng cho bản thân ngay tại đốc chùa chính bản thân, tự ý di dời, thay đổi và các tượng phật cổ nghìn năm trong chùa mà không thông báo với UBND xã…).
Trong thời gian vừa qua ông Nguyễn Xuân Long còn 2 lần đem pho tượng phật mới về chùa Chân Long mà không rõ nguồn gốc (lần 1 là 16 pho tượng, lần 2 là 14 pho tượng). UBND xã đã yêu cầu ông Long không được tự ý thêm bớt pho tượng nào, sau đó yêu cầu ông Long đem ngay các pho tượng phật mới mang về ra khỏi chùa, nhưng mãi ông Long không di dời tượng phật đi. UBND xã nhiều lần làm việc với các già Giãi và ông Long, song thấy ông Long luôn có thái độ bất hợp tác với chính quyền, không chỉ thế mà còn lôi kéo một số người gây khó khăn trong việc giải quyết.
 Báo cáo của Phó chủ tịch UBND xã Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) gửi lên cơ quan các cấp.
Hiện, Phó chủ tịch Ban Văn hóa xã Chàng Sơn đã gửi báo cáo những sai phạm tại chùa Chân Long của ông Nguyễn Xuân Long (tức sư thầy Thích Minh Phượng) lên Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch – Hà Nội, Thành hội Phật giáo-Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất - Hà Nội, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thạch Thất – Hà Nội, Ban tôn giáo huyện Thạch Thất – Hà Nội, Công an huyện Thạch Thất – Hà Nội, để được chỉ đạo và có hướng giải quyết tốt nhất.
Chiều qua, sau khi vào làm việc xong với UBND xã Chàng Sơn, PV Kiến Thức quay lại chùa Chân Long để tìm hiểu thêm một số thông tin thì thấy bên trong khu vực nhà chùa chỉ có hàng chục người dân đứng ngồi, trước sân chính của chùa với sự tức giận thể hiện rõ trên khuôn mặt, và tất cả những cánh cửa chính bên trong chùa Chân Long đã bị khóa chặt. Trụ trì Thích Minh Phượng đồng thời cũng vắng mặt.
Video trụ trì phải lội xuống sông để mò bức tượng cổ mà chính ông đã vứt (dưới sức ép của nhân dân) và cảnh người dân xã Chàng Sơn bức xúc kéo tượng đồng diễu chợ.

Thích Thanh Quyết không thích thanh trừng: Thượng tọa Thích Thanh Quyết: Vật chất tuy còn những khó khăn, nhưng an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo (CAND 3-11-13) -- "Trên thực tế, chính những kẻ tung ra các luận điệu bịa đặt, vu khống đó mới vi phạm dân chủ, nhân quyền nhất"  Hết sẩy!  Mong ước được thương tọa Thích Thanh Quyết gọi bằng "đồng chí" (TSYG 6-11-13)


- Vụ ăn chặn tiền học sinh: “Dọa” người tố cáo, “né” báo chí (Soha/TTT).





- Lan man nghĩ về ba chữ “Tù mọt gông” (Lương Kháu Lão). - “Chưa cán bộ nào bị truy tố vì xử oan sai cho người vô tội” (DT). - Triệu tập điều tra viên liên quan đến vụ 10 năm oan sai (LĐ). - Bài học lớn về thiết chế kiểm soát (TT).

- Cơ quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới (Đào Tuấn). -Thối hoắc tự nhiên… thơm! (DLB).

- Về vụ án oan: Giám đốc CA Bắc Giang hiện nay, có trách nhiệm gì?

- Cộng đồng quốc tế phản đối Việt Nam ứng cử UNHRC
-- Đâu là tư cách của CSVN: ứng viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ? Hoàng Thanh Trúc 6.11.13

Dân Việt - Không chỉ có vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, theo tài liệu NTNN có được, ở Bắc Giang còn có vụ án oan khác.
Đó là trường hợp bà Đỗ Thị Hằng (SN 1953) ở tổ 12 phường Mỹ Độ, TP.Bắc Giang cũng đã nhiều năm đi kêu oan nhưng chưa được xem xét. Năm 1998, bà Hằng bị kết án 5 năm tù về tội mua bán phụ nữ, 6 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vốn là giáo viên cấp 3, bà Hằng cũng bị lừa bán sang Trung Quốc, khi trốn thoát khỏi “địa ngục” trở về, thì tai họa khác ập tới với bà. Cơ quan điều tra Bắc Giang cho rằng bà là thủ phạm bán chị Dương Thị Liễu (Hiệp Hòa, Bắc Giang) sang Trung Quốc.

Người phụ nữ bất hạnh này không chỉ chịu nỗi đau không phạm tội vẫn vướng phải vòng lao lý mà còn chịu nỗi đau lớn hơn là gia đình tan nát. Chồng bà sau nhiều lần đi kêu oan cho vợ nhưng không được xem xét đã uất ức và tự vẫn trước ngày bà ra tòa. Khi thụ án xong trở về, trong 5 người con- người thì bị lừa bán sang Trung Quốc, người nghiện ngập, người đang ở trại giam.

Năm 2011, khi nghe tin chị Liễu - bị hại trong vụ án từ Trung Quốc trở về (về từ 2006), bà Hằng đã tìm gặp chị Liễu. Khi bà Hằng đến gặp, chị Liễu có hỏi: “Chị tìm tôi có việc gì?”. Lúc này bà Hằng mới giới thiệu mình chính là người bị kết án về tội bán chị Liễu sang Trung Quốc. Ban đầu chị Liễu không tin. Nhưng sau khi bà Hằng lấy bản án ra đọc, chị Liễu hốt hoảng kêu trời: “Tôi đâu có gặp chị mà bản án lại viết là tôi gặp chị và kết tội cho chị như thế? Từ Bắc Giang đưa tôi sang Trung Quốc chỉ có duy nhất một người là ông Ngọ, chứ đâu có chị Hằng nào. Ông Ngọ đưa tôi đến nhà một chị cũng tên là Hằng ở Bằng Tường nhưng rất trẻ, không già như chị Đỗ Thị Hằng này. Án kết như thế thì là kết tội oan cho chị rồi” - chị Liễu khẳng định.

Chị Liễu cho biết mình sẵn sàng ra tòa làm chứng để minh oan cho chị Hằng nếu vụ án được xem xét lại. Về vụ án này, bà Nguyễn Thị Yến – Vụ trưởng Vụ Tổ chức thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 3 - Viện KSND Tối cao) cho biết, Vụ 3 đang thụ lý và kết hợp với các cơ quan chức năng khác để xem xét.



-Án oan 10 năm: Tâm sự đắng lòng của mẹ kế hung thủ


- ‘Điều tra lại vụ án oan 10 năm’ (BBC). - Hủy án, điều tra lại vụ ngồi tù oan 10 năm (VNN). - Tuyên huỷ hai bản án đối với ông Nguyễn Thanh Chấn (TT). - Hủy bản án buộc tội giết người, ông Chấn vẫn chưa thành người vô tội (NLĐ).

- Vụ án oan chấn động Việt Nam 30 năm trước lặp lại (Tin mới). - Điều tra viên vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn là những ai? (NLĐ). - Án oan 10 năm: Những ai sẽ bị xử lý? (PNV). - LS. Trần Vũ Hải: CÒN NHIỀU “NGUYỄN THANH CHẤN” NỮA! (Tễu).

- Ai chịu trách nhiệm pháp lý về 10 năm tù oan của ông Nguyễn Thanh Chấn? (VOA). – Phỏng vấn ông Nguyễn Bá Thuyền: Nhiều người sẽ bị quy trách nhiệm trong vụ Nguyễn Thanh Chấn (VNE). - Trên cả pháp luật? (BBC). – Phỏng vấn Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Nguyễn Đình Quyền: ‘Cơ quan điều tra VN thuộc diện giỏi nhất thế giới’ (VNN). – Phỏng vấn TS Dương Thanh Biểu, cựu Phó Viện trưởng VKSND Tối cao: Oan sai thường do bức cung (NLĐ).

- Người bị tù oan 10 năm kể về đòn hiểm ép cung (VNN). - Phận người sau án oan (NLĐ).- Bức thư đẫm nước mắt của người bị tù oan 10 năm tội giết người (TP). – Bùi Hoàng Tám: Nỗi day dứt đau lòng của Chủ tịch Trương Tấn Sang (DT). - Từ vụ án oan: Bài học về thiết chế kiểm soát (DV). - Ai phải bỏ tiền ra đền bù cho ông Chấn? (VNN). - Vụ án oan giết người 10 năm: Phải thấu hiểu nỗi đau người dân (TP). - May mà ông Trời có mắt! (GDVN). - Thêm một vụ án oan ở Bắc Giang (DV).-- Tù oan 10 năm, sự thật phơi bày chỉ 2 tháng - Tin chính - Người Việt Online
--Được bồi thường 4,1 triệu USD cho 4 ngày ngồi tù oan news.zing.vn


- Toà Tối cao đang xử tái thẩm vụ 10 năm bị tù oan (DT). - Vụ án oan 10 năm tù: “Nếu ép cung, phải xử lý hình sự” (DT). - “Tôi đã từng đeo khẩu trang, đọc hồ sơ án oan nặng 70 kg” (Infonet). - Vụ 10 năm án oan: Danh sách những cán bộ đã góp phần đưa ông Chấn vào tù (LĐ). - Vụ tù oan 10 năm: Sai sót từ điều tra, truy tố, xét xử (VOV). - Tòa tái thẩm tuyên ông Nguyễn Thanh Chấn vô tội (TP).


- Kết quả phiên tòa tái thẩm: Ông Nguyễn Thanh Chấn chưa được khẳng định vô tội (TT). - 5 sai sót của tòa án khiến ông Chấn phải ngồi tù (TP). - CÔNG AN TỈNH BẮC GIANG: “Hồ sơ vụ ông Chấn không có gì bất thường” (PLTP). - Việc ông Chấn có bị ép cung hay không phải chờ điều tra, xác minh (DV). - Từ vụ 10 năm oan sai: Chặn ngay hành vi bức cung! (LĐ). - Nhiều người sẽ bị quy trách nhiệm trong vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn (GDVN). - Chủ tọa phiên tòa xử sơ thẩm ông Chấn đang điều trị tai biến não?.


- Hai vụ “khủng bố” tại Thiên An Môn và tại trụ sở đảng ủy tỉnh Sơn Tây trước Hội nghị lần thứ 3 BCHTW đảng CSTQ khoá 18 (FB Mạnh Kim).

- Bom nổ gần văn phòng đảng Cộng sản ở miền bắc Trung Quốc (VOA). - TQ: nổ gần văn phòng Tỉnh ủy Sơn Tây (BBC). – Video: Nổ liên tiếp gần văn phòng tỉnh ủy TQ. – Ảnh: Bom nổ ngoài trụ sở Tỉnh ủy Sơn Tây. - Trung Quốc rúng động vì bom (NLĐ). - Trung Quốc : Bom nổ trước Tỉnh ủy Sơn Tây làm một người chết (RFI).

Tổng số lượt xem trang