Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Hồi kết vụ kiện đập thủy điện Xayaburi

-Hồi kết vụ kiện đập thủy điện Xayaburi

Tòa Hành chính Thái Lan sẽ ra phán quyết về vụ dân làng Thái Lan khởi kiện các công ty của chính phủ Thái trong vụ việc liên quan đến thủy điện Xayaburi đang được xây dựng tại Lào.

Buổi đọc phán quyết sẽ diễn ra ngày 25/12 tại Bangkok. 37 ngư dân từ tổ chức Mạng lưới người dân Thái tại tám tỉnh của nước này khởi kiện các công ty Thái mua điện từ Xayaburi năm 2012.

Xayaburi là thủy điện xây trên dòng chính sông Mekong tại Lào. Các chuyên gia môi trường đánh giá việc xây Xayaburi có thể gây ra các tác động môi trường và ảnh hưởng tới nghề cá, nông nghiệp, hệ sinh thái cũng như đời sống của 60 triệu cư dân sống trên dòng Mekong.

Vụ kiện căn cứ trên trách nhiệm của các công ty chính phủ của Thái đối với các cộng đồng chịu ảnh hưởng từ việc Thái Lan quyết định mua điện từ thủy điện Xayaburi.

Sor Rattanamanee Polkla, luật sư đại diện cho các ngư dân nói "Đây là vụ án đầu tiên cộng đồng cư dân khởi kiện công ty công ích trong khu vực xây dựng đập thủy điện hủy hoại dòng sông Mekong".

Luật sư Sor cũng nhấn mạnh việc xây dựng đập thủy điện Xayaburi sẽ gây ra tác động xuyên biên giới và các bên phải 'có nghĩa vụ bảo đảm quyền lợi của những người bị ảnh hưởng, không phân biệt dự án nằm ở đâu'

Vào năm 2012, yêu cầu bồi thường của ngư dân đã bị Tòa Hành Chính bác bỏ, với lý do thiếu thẩm quyền.
'Mua 95% điện từ Xayaburi'

Tháng 6/2014, Tòa án tối cao lật lại phán quyết của tòa án cấp dưới, nói tòa án có thẩm quyền với vụ kiện về những sai phạm của các công ty chính phủ. Các công ty này phải tực hiện trách nhiệm pháp lý của mình, bao gồm công bố thông tin, điều trần công khai và đánh giá tác động xuyên biên giới của dự án.Image copyrightotherImage captionThủy điện Xayaburia đang được xây dựng

Vụ kiện của nông dân Thái Lan là vụ kiện đầu tiên trước việc chính phủ đồng ý mua điện từ một nhà máy thủy điện của nước láng giềng. Năm 2011, công ty điện nhà nước EGAT của Thái và bốn công ty khác đã đồng ý mua 95% lượng điện do nhà máy thủy điện Xayaburi sản xuất ra khi xây xong, trị giá 3,5 tỷ USD.

Đập thủy điện Xayaburi của Lào cũng được xây bởi vốn từ công ty Thái Lan.

Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đang có kế hoạch theo chân Trung Quốc bằng cách xây thêm nhiều đập thủy điện khác ở hạ lưu sông Mekong.

Tháng 8/2015, phóng viên môi trường của BBC Navin Singh Khadka tường thuật từ một hội nghị quốc tế về sông Cửu Long tại Việt Nam:

Theo International Rivers (IR), tổ chức chuyên nghiên cứu về các dòng sông xuyên lãnh thổ, Trung Quốc đã xây sáu “siêu đập thủy điện” trên sông và có kế hoạch sẽ xây thêm 14 đập khác trong 10 năm tới.

“Trung Quốc xây đập ở vùng thượng nguồn sông Mekong có ảnh hưởng lớn tới dòng chảy hạ lưu, đặc biệt là ven vùng biên giới Thái Lan – Lào, nơi nhiều cộng đồng phải chịu hậu quả do giảm lượng thủy sản và thay đổi mực nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của họ,” IR viết trong một báo cáo.

“Bằng cách thay đổi thủy văn, chặn dòng di chuyển của cá và làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái của sông, việc xây thủy điện ở vùng hạ lưu sẽ làm tiêu nhập toàn bộ vùng lưu vực.”

Trước khi Xayaburi được khởi công, Việt Nam và Campuchia khi đó muốn Lào ngừng dự án trong 10 năm để có đánh giá chính xác hơn về tác động của dự án với môi trường.

Dự án Xayaburi vẫn được khởi công vào ngày 7/11/2012 bất chấp sự phản đối của các tổ chức quốc tế và tiếng nói từ các quốc gia lân cận.

Theo thông lệ, quốc gia nào xây thủy điện trên dòng chính sông Mekong phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới.


- Lào không trì hoãn xây đập Xayaburi  báo mới
 Tổ chức Sông ngòi quốc tế hôm nay (4/8) ra thông cáo cho biết việc thi công đường dẫn vào đập Xayaburi cũng như khu vực công trường vẫn đang được đẩy nhanh, bất chấp các cam kết của Chính phủ Lào sẽ tạm thời trì hoãn dự án này.
Đến khu vực dự kiến xây dựng đập Xayaburi ngày 23/7, cán bộ Tổ chức Sông ngòi quốc tế đã phát hiện một công trường xây dựng chắc chắn đã được dựng lên gần làng Ban Talan với ít nhất vài trăm nhân công. Một con đường dẫn vào khu vực đập cũng đang được thi công và một số khu vực xung quanh đã bị giải tỏa.


Việc thi công tại khu vực dự kiến xây đập Xayaburi vẫn được tiến hành khẩn trương. Ảnh: International Rivers

Chính phủ Lào có vẻ như đang đơn phương tiến hành dự án đập Xayaburi trái với những cam kết của chính họ trong khuôn khổ Thỏa ước Mekong 1995 - bà Ame Trandem, Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Tổ chức Sông ngòi quốc tế cho hay. 
Đại diện 4 nước hạ lưu sông Mekong dự kiến sẽ gặp gỡ ở Phnom Penh vào thứ sáu này để thảo luận các bước tiếp theo trong Quy chế Thông báo - Tham vấn và Đồng thuận trước (PNPCA) của Ủy hội sông Mekong (MRC), được coi là quá trình ra quyết định cấp khu vực đối với đập Xayaburi. Đến ngày thứ ba vừa rồi, cuộc họp đã bị hoãn lại không một lời giải thích.
Tham gia đóng góp vào cuộc gặp dự kiến này, Tổ chức Sông ngòi quốc tế đã nộp lên MRC và chính phủ các nước trong khu vực một bản ý kiến pháp lý của công ty luật Mỹ Perkins Coie, trong đó nêu rõ "Thỏa ước Mekong đã loại trừ bất cứ quyết định đơn phương nào có thể đe dọa cân bằng sinh thái của dòng sông cũng như tác động đến nhu cầu của người dân đang sống dựa vào dòng sông".
Ý kiến này kết luận "hành động đơn phương của Lào đã vội vã đặt dấu chấm hết cho Quy chế PNPCA, mà không để cho các nước láng giềng hoàn tất quy chế này một cách thích hợp, vi phạm Thỏa ước Mekong, từ đó vi phạm luật pháp quốc tế".



Xe tải nối nhau trên đường dẫn vào khu vực đập.
Ảnh: International Rivers

Chưa đầy hai tuần trước, có thông tin cho biết Chính phủ Lào đã xác nhận với một nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại châu Á rằng việc trì hoãn xây đập sẽ được tiếp tục. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã hoan nghênh lời xác nhận này.

Việc này xảy ra sau khi Lào cố gắng kêu gọi hoàn tất PNPCA tại một cuộc gặp không chính thức của Ủy hội sông Mekong tổ chức hôm 24/6 ở Phnom Penh, bất chấp các nước láng giềng vẫn kêu gọi tiếp tục nghiên cứu và tham vấn.
Chỉ vài tháng trước, ngày 19/4, 4 chính phủ đã thỏa thuận hoãn việc ra quyết định về đập Xayaburi đến một hội nghị cấp bộ trưởng trong tương lai, được mong đợi là sẽ diễn ra vào tháng 10 hoặc tháng 11.
Đập Xayaburi gần đây đã nổi lên như một mối đe dọa lớn nhất đối với sông Mekong và người dân sống bên sông. Dự án này sẽ khiến 2.100 người phải di chuyển chỗ ở và trực tiếp ảnh hưởng đến 202.000 người khác. Nó đe dọa tuyệt chủng khoảng 41 loài cá, trong đó có cá Tra dầu (Mekong Giant Catfish), biểu tượng của sông Mekong. 23 - 100 loài cá di cư khác sẽ bị đe dọa do đường di cư của chúng bị chặn lại.
Những hậu quả này, đến lượt chúng, sẽ tác động đến sinh kế và an ninh lương thực của hàng triệu người trong khu vực.
Một số chuyên gia Việt Nam cho biết nếu toàn bộ 12 con đập dự kiến xây dựng trên dòng chính sông Mekong được hoàn thành, Việt Nam sẽ thiệt hại 1 tỷ USD mỗi năm do những ảnh hưởng đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long vốn rất màu mỡ.
Chung Hoàng (Theo International Rivers)

-XÂY DỰNG ĐẬP XAYABURI VẪN DIỄN RA
Bài liên quan:

Hôm qua bà Ame Trandem giám đốc chương trình Đông Nam Á của tổ chức International Rivers đã gửi cho tôi một bức thư và hình ảnh Lào đang tiến hành xây dựng đập Xayaburi, mà không thực hiện cam kết tạm thời đình chỉ dự án trong vòng 10 năm tới với Asean đã diễn ra trong tháng 5/2011 vừa qua ở Jakarta Indonesia. Tôi xin sao chép thư lại đây và đưa hình ảnh cho mọi người cùng xem.

International Rivers cũng theo dõi rất sát sao những thông tin của các chuyên gia Việt Nam bàn về vấn đề đập thủy điện trên sông Mekong là thảm họa trên Sài Gòn Times.

Các bạn có thể xem các hình ảnh đập đang xây dựng ở Xayaburi trong link đính kèm của bài viết sau đây:

Illegal Construction on the Xayaburi Dam Forges Ahead


August 4, 2011
International Rivers
For immediate release

Lao PDR Unilaterally Moves Forward In Spite of Commitments to Temporarily Suspend the Project

Bangkok, Thailand: A field visit to the site of the proposed Xayaburi Dam has revealed that construction on the dam's access road and work-camp is rapidly forging ahead, in spite of commitments by the Government of Laos to temporarily suspend the project. The trip to the Xayaburi Dam site on July 23rd revealed that a substantial construction camp has been established near Ban Talan village with at least a few hundred workers. An access road leading down to the dam site was also under construction and some land has been cleared without compensation provided to the owners.

"The Government of Laos appears to be set on unilaterally moving forward with the Xayaburi Dam in violation of international law and its commitments under the 1995 Mekong Agreement," said Ame Trandem, Southeast Asia Program Director for International Rivers. "By building this dam, Laos is disregarding its regional commitments and robbing the future of millions of people in the region who rely upon the river for their livelihood and food security."

Representatives from the four lower Mekong countries had originally been scheduled to meet in Phnom Penh this Friday, in order to discuss the next steps in the Mekong River Commission's (MRC) Procedures for Notification, Prior Consultation and Agreement (PNPCA), the regional decision-making process for the Xayaburi Dam. On Tuesday, the meeting was postponed indefinitely without explanation. 

As input into the future meeting, International Rivers has submitted to the MRC and regional governments a legal opinion by the US law firm Perkins Coie, which states that "The Mekong Agreement precludes any unilateral decisions that threatens the river's ecological balance or impacts the needs of people who rely on it." The opinion concludes "Lao PDR's unilateral action to prematurely terminate the PNPCA process, without allowing its neighbor countries to properly conclude that process, violates the Mekong Agreement, and therefore international law."

"This hypocrisy needs to stop," said Pianporn Deetes, Thailand Campaign Coordinator for International Rivers. "If Laos is committed to cooperating with its neighbors on the project, then the government should stop all construction activities and start dealing honestly and truthfully."

Less than two weeks ago, the Government of Laos was reported to have confirmed to a top U.S. diplomat for Asia that the dam's suspension would continue, which was welcomed as a "forward-leaning" decision by US Secretary of State Hillary Clinton. This came after Laos attempted to call the regional decision-making process complete at an Informal Donor Meeting of the Mekong River Commission, held on 24 June in Phnom Penh, despite calls from its neighbors for further study and consultation. 

Only a few months earlier, on 19 April, the four governments had reached an agreement to defer the decision over the Xayaburi Dam for a future Ministerial-level meeting, which is expected to occur in October or November.
Despite the Xayaburi Dam's construction forging ahead, the next steps in the regional decision-making process and how the knowledge gaps identified by the MRC's Technical Review of the project will be filled remain unclear.

The Xayaburi Dam is currently the single greatest threat facing the Mekong River and its people. The project would forcibly resettle over 2,100 people and directly affect over 202,000 people. It threatens the extinction of approximately 41 fish species, including the critically endangered Mekong Giant Catfish and an additional 23 to 100 migratory fish species would be threatened through a blocked fish migration route. These impacts in turn will affect the livelihoods and food security of millions of people in the region. 

Vietnamese experts at a seminar last week presented research findings indicating that all 12 projects planned for the Mekong Mainstream could result in one billion dollars in annual losses to Vietnam, due to impacts on the rich and productive Mekong Delta.

Asia Clinic, 12h21', ngày thứ Sáu, 05/8/2011

Tổng số lượt xem trang