Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Tìm hiểu nội dung hội nghị Thành Đô

-
-BBC Vietnamese
-Hội nghị Thành Đô, họp tại tỉnh Tứ Xuyên, ngày 3-4/9/1990 đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Tuy vậy, sự kiện này đến nay vẫn gây tranh cãi đối với không ít người Việt vì cho rằng có những bí mật trong đàm phán đã không được Việt Nam công bố.
BBC xin giới thiệu thêm một quan điểm gần đây của một học giả người Mỹ đưa ra trong một cuốn sách về đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Trong cuốn sách Changing Worlds: Vietnam's Transition from Cold War to Globalization, tác giả David W.P. Elliott kể lại nội dung hội nghị Thành Đô.
Sách - có tựa tạm dịch là Thế giới đổi thay: Biến chuyển của Việt Nam từ Chiến tranh Lạnh đến Toàn cầu hóa - được xuất bản lần đầu năm 2012 và in lại, có bổ sung, vào năm 2014.
Tác giả dành một phần của chương 4 để viết chi tiết về hội nghị Thành Đô diễn ra tháng 9/1990 dưới tiêu đề: “Thay đổi đối tác trong một thế giới đổi thay (1990-1991).
Tác giả David W.P. Elliot, đã dành 40 năm làm việc chặt chẽ với người dân và chính phủ của Việt Nam, ghi chép lại những diễn biến của nhà nước Việt Nam.
Ông Elliot viết: “Mùa hè năm 1990, những thay đổi chính sách đối ngoại của Việt Nam bắt nguồn từ các sự kiện diễn ra trong năm trước đó. Hồi ký 'Hồi ức và Suy nghĩ' của ông Trần Quang Cơ, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, đề cập đến bước chuyển này.
Thời điểm đó, Bộ chính trị đang tranh luận về việc có nên cố gắng thỏa thuận với Trung Quốc dựa trên hệ tư tưởng chung (‘giải pháp Đỏ’) hoặc tham gia các hoạt động ngoại giao của Liên Hợp Quốc, gồm Hoa Kỳ và Asean.
Tháng 8/1990, cố vấn Phạm Văn Đồng nói với ông Cơ: "Chúng ta phải tuân thủ luật chơi của Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Bảo an, của Hoa Kỳ và châu Âu.
Chúng ta cần tận dụng nhân tố Hoa Kỳ trong tình hình mới... Kế hoạch này rất tốt về lý thuyết, nhưng quan trọng là làm thế nào thực hiện nó. Chúng ta không nên đưa ra yêu cầu quá lớn [kiểu như là] 'nắm chắc kết quả bầu cử Campuchia). "Nếu bạn bè của chúng ta được 50% trong cuộc tổng tuyển cử, đó sẽ là kết quả lý tưởng".
Không lâu sau cuộc trò chuyện này, Bắc Kinh đã mời khẩn cấp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Cố vấn Phạm Văn Đồng hội đàm ở Thành Đô (Trung Quốc giải thích việc chọn địa điểm hẻo lánh này để bảo mật).
Mục tiêu của cuộc gặp là “nỗ lực giải quyết vấn đề Campuchia và đạt được bước đột phá trong việc bình thường hóa quan hệ Trung Quốc-Việt Nam”. Đây là một điều bất ngờ, vì Trung Quốc đến thời điểm đó kiên quyết khẳng định vấn đề Campuchia phải được giải quyết ‘theo ý họ’ trước khi đàm phán việc bình thường hóa với Việt Nam.
Ông Trần Quang Cơ cho rằng Trung Quốc bây giờ đã phải thay đổi lập trường, vì ưu tiên hàng đầu của họ là phát triển kinh tế đã bị trì hoãn bởi các biện pháp biện pháp trừng phạt của phương Tây sau vụ Thiên An Môn.
Việc các bên khác (Hoa Kỳ, Nhật Bản và Asean) tăng tốc ngoại giao, loại bỏ yếu tố là cả Trung Quốc và các nước Asean đều cho rằng Việt Nam chiếm đóng Cambodia, cùng mối quan ngại của Asean về ý đồ của Trung Quốc trong khu vực khiến Bắc Kinh khó kiểm soát giải pháp Campuchia. Do vậy mà nước này muốn nhanh chóng đạt thỏa thuận với Việt Nam.
Đoàn lãnh đạo cao cấp Việt Nam gặp phía Trung Quốc tại Thành Đô đầu tháng 9/1990.
Đáng lưu ý, đoàn Việt Nam không có Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người mà Bắc Kinh xem là “chống Trung Quốc quá mức”.
Trong cuộc họp Bộ Chính trị, ông Thạch đã bày tỏ sự phản đối về cả ‘giải pháp Đỏ’ ở Campuchia lẫn việc Hà Nội đặt cược tất cả vấn đề ngoại giao vào ván bài lợi ích chung giữa Việt Nam và Trung Quốc trong việc "cứu chủ nghĩa xã hội", theo chủ trương của Nguyễn Văn Linh và một số ủy viên bộ chính trị khác.
Lập trường của ông Thạch đã bị suy yếu khi ông không chứng minh được kết quả nếu chơi ‘quân bài Mỹ’. Cuối cùng, Hà Nội quyết định loại bỏ ông Thạch nhằm xoa dịu Bắc Kinh.
Thoạt đầu Bắc Kinh thuyết phục ông Phạm Văn Đồng đến hội nghị Thành Đô bằng chỉ dấu là Đặng Tiểu Bình sẽ tham dự nhưng thực tế thì không.
Phía Trung quốc chỉ có Tổng bí thư Giang Trạch Dân cùng Thủ tướng Lý Bằng.
Ông Võ Văn Kiệt sau đó cho rằng đây là một sự ‘xúc phạm có chủ đích’ với Việt Nam, và rằng đoàn Việt Nam "đã rơi vào một cái bẫy" khi cử lãnh đạo cấp cao đi hội đàm mà không gặp người đồng cấp của Trung Quốc.
Đoàn Việt Nam nhanh chóng nhận ra Trung Quốc không hề quan tâm đến ‘giải pháp Đỏ’ cũng như hình thành một liên minh ý thức hệ với Việt Nam.
Trung Quốc thường viện dẫn đến khái niệm ‘đoàn kết giữa hai đảng’ chỉ khi có điều gì đó phù hợp với lợi ích riêng của họ và vẫn tiếp tục khước từ lời kêu gọi của Việt Nam muốn Trung Quốc thay Liên Xô làm ‘tường thành của chủ nghĩa xã hội’ trong một thế giới đổi thay.
Nhìn nhận hội nghị Thành Đô là một ‘thất bại ngoại giao’ của Việt Nam, ông Trần Quang Cơ giải thích nguyên do chính là Việt Nam đã tự lừa dối bằng cách bấu víu vào niềm tin rằng Trung Quốc quan tâm đến một liên minh ý thức hệ để chống lại ‘diễn biến hoà bình’ của đế quốc nhằm triệt tiêu các nước cộng sản còn lại.
Sự việc càng tồi tệ hơn khi Bắc Kinh hân hoan tiết lộ băng ghi âm các cuộc hội đàm cho thấy các nhà lãnh đạo Việt Nam nhất trí với việc lực lượng chống Hun Sen sẽ chiếm ưu thế trong chính phủ liên minh.
Điều đó có nghĩa là Hà Nội bỏ rơi Hun Sen, nhân vật được cho là ‘người của Việt Nam’ trên chính trường Campuchia.
Một trong những mục tiêu của việc Bắc Kinh hé lộ băng ghi âm là vẽ nên hình ảnh Việt Nam ‘gian dối và không đáng tin cậy’. Và họ đã thành công: trong một cuộc họp Bộ Chính trị tháng 5/1991, ông Phạm Văn Đồng thừa nhận hối tiếc vì “bị cuốn vào ủng hộ một chính sách khôn ngoan”.
Ông Nguyễn Cơ Thạch cũng nói với ông Nguyễn Văn Linh là ông Linh đã phạm phải một ‘sai lầm nghiêm trọng’.
Đúng ngày quốc khánh Việt Nam 2/9/1990, một ngày trước khi khai mạc hội nghị Thành Đô, ông Đỗ Mười chấp nhận lời kêu gọi của Lý Bằng về việc ‘hai nước láng giềng’ (chứ không phải ‘hai đồng chí’) bình thường hóa quan hệ bình thường và tìm giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia.
Động lực của việc Hà Nội nhượng bộ Thành Đô được cho là “vì lợi ích của việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc”, mang tính thực dụng (bù đắp nguồn viện trợ của Liên Xô nay không còn nữa và nhượng bộ sức ép của Trung Quốc), ngoài ra cũng có một phần của ý thức hệ.
Các ông Nguyễn Văn Linh và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh đích thân bay đến Phnom Penh và cố gắng thuyết phục Hun Sen chịu câu kết với quân Pol Pot trước viễn cảnh “đế quốc đang muốn tiêu diệt chủ nghĩa xã hội”. Họ còn nói rằng Campuchia có thể đóng góp để cứu chủ nghĩa xã hội bằng cách tiến tới sự hòa giải giữa cộng sản theo Hun Sen với Đảng Cộng sản Campuchia (Khmer Đỏ).
Ông Lê Đức Anh lập luận: "Người Mỹ và phương Tây muốn có một cái cớ để loại bỏ chủ nghĩa cộng sản. Họ đang loại bỏ chủ nghĩa này ở Đông Âu. Họ thông báo rằng sẽ tiến tới loại bỏ chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng họ là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Chúng ta phải tìm kiếm đồng minh. Đồng minh đó là Trung Quốc”.
‘Giải pháp Đỏ’ cũng khiến Campuchia từng bước trở nên xa cách Việt Nam. Đại sứ Việt Nam thông báo rằng sau cuộc họp này, thái độ của Hun Sen với Việt Nam đã thay đổi.
Kết cục, theo tác giả David W.P. Elliott, là một Việt Nam không có quan thầy cộng sản và cũng chẳng còn tiểu đệ cộng sản.
Ông cho biết ngay cả hồi ký thẳng thắn của Trần Quang Cơ về Hội nghị Thành Đô cũng không đề cập đến tin về một đề nghị của Trung Quốc muốn “đi xa hơn vấn đề Campuchia”.
Để đổi lại sự giúp đỡ của họ, Bắc Kinh yêu cầu Hà Nội ‘phối hợp tương thích’- nói cách khác là ‘phụ thuộc’ vào chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, theo một nguồn tình báo ở Bangkok.
Nguồn này được dẫn lời nói Hà Nội đã suy nghĩ rất lâu trước khi bác bỏ.
Tuy vậy, David W.P. Elliott cho rằng tình hình ngày càng xấu đi của Việt Nam sau đó khiến Việt Nam phải miễn cưỡng chấp nhận vai trò phụ thuộc mà Trung Quốc áp đặt, dù thậm chí không có ‘cà rốt’.-



'Hậu quả tai hại của Hội nghị Thành Đô'


...Hơn 20 năm sau Hội nghị Thành Đô, nay có dịp nhìn lại vấn đề, người ta sẽ thấy “ngộ” ra được một số điều mà ngay từ khi được phổ biến kết quả của Hội nghị, những người quan tâm đến tình hình đất nước lúc đó đã ít nhiều biểu thị sự không đồng tình.


Bước đầu, xin mạnh dạn công khai một số yếu kém của phía chúng ta, cũng như xin thẳng thắn đề cập tới một vài tác hại của những “quyết đoán” sai lầm khi đó đối với đất nước.

Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc.

Ngoài những nhân nhượng vô nguyên tắc về Campuchia như đã trình bày ở bài trước, phía Việt Nam đã không hề (hay không dám) đề cập tới nguyên nhân tạo ra bất đồng trong quan hệ Việt Trung trong hơn 10 năm qua nhất là cuộc Chiến tranh Biên giới tháng 2 năm 1979 do Ban lãnh đạo Bắc Kinh cố tình, chủ động gây ra.

Phía Việt Nam đã hoàn toàn cho qua vấn đề sau khi nghe Giang Trạch Dân nói trong diễn văn: quan hệ hai nước từ nay “hãy gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.

Đó là những điều ngưòi viết bài này thu nhận được sau khi đã hỏi kỹ đồng chí phiên dịch và nói chuyện nghiêm túc nhiều lần với đồng chí Hồng Hà khi đồng chí còn sống tại một số cuộc họp và tại phòng làm việc của đồng chí tại số 2 Nguyễn Cảnh Trân và tại nhà riêng của tôi do đồng chí chủ động tới gặp.
Không dám hé một lời


Chúng ta không đòi Trung Quốc phải bồi thường chiến tranh trong khi đã nêu vấn đế Mỹ bồi thường chiến tranh

Chúng ta không đòi Trung Quốc phải bồi thường chiến tranh trong khi đã nêu vấn đế Mỹ bồi thường chiến tranh là điều kiện tiên quyết để bình thường hoá quan hệ hai nước nhưng tại sao trong đàm phán bí mật lại không dám nói dù chỉ là một lời với Trung Quốc về cuộc chiến tranh tàn ác đó và buộc họ chí ít phải nói ra câu 'lấy làm tiếc' về hành động phi nghĩa của mình?

Nhượng bộ vô nguyên tắc này của Việt Nam đã làm cho Trung Quốc dường như giành được 'vị thế chính nghĩa' trước dư luận quốc tế và nhất là trong đông đảo nhân dân Trung Quốc dù họ mang hơn 60 vạn quân chính quy xâm lược, giết hại nhiều đồng bào ta, tàn phá nhiều cơ sở vật chất của ta tại vùng sáu tỉnh biên giới Việt Nam.

Làm cho một bộ phận người trên thế giới cho rằng những vu cáo bịa đặt của Trung Quốc: 'Việt Nam xua đuổi người Hoa', 'Việt Nam xâm lược Campuchia'… là đúng, việc thế giới 'lên án, bao vây cấm vận Việt Nam' là cần thiết, việc Trung Quốc 'cho Việt Nam một bài học' là phải đạo…trong khi chính chúng ta mới là ngườì có công lớn trong việc đánh tan bọn Khơme Đỏ, cứu nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng. Tóm lại là đã làm cho khá nhiều người trong thời gian khá dài hiểu lầm, ác cảm với Việt Nam.

Cho tới khi đặt bút viết những dòng này mặc dù đã mất nhiều công sức tìm hiểu, người viết vẫn chưa biết ai là người đề xuất chủ trương cấm không được nói lại chuyện cũ với Trung Quốc, khiến cho trong hơn 20 năm qua, trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam không hề có một tin tức nào động chạm tới Trung Quốc. Ngay cả tên tuổi, nghĩa trang của các liệt sĩ hy sinh trong cuộc đấu tranh yêu nước thần thánh trên cũng bị cố tình lảng tránh không dám công khai nói tới, thậm chí bị lãng quên.

Cuộc Chiến tranh Biên giới năm 1979 bị quên đi


Cần phải nói ra đây một sự thực là trong khi đó, báo, mạng chính thống của Trung Quốc vẫn ra sức tung hoành, không hề bị một sự cấm đoán, hạn chế nào, ngày ngày tìm hết cách để bôi xấu, xuyên tạc Việt Nam về mọi mặt, đến nỗi phần lớn người dân Trung Quốc bình thường khi được hỏi về Việt nam cũng thốt lên, Việt Nam là 'vô ơn bội nghĩa, là kẻ ăn cháo đá bát'...

Theo tài liệu chính thức của Trung Quốc trong một cuộc điều tra công khai, đã có tới “80% dân mạng Trung Quốc - tức khoảng 300 triệu ngưòi-chủ yếu là thanh niên và người có học - tán thành dùng biện pháp vũ lực với Việt Nam tại Biển Đông.

Cảm tình, ấn tượng tốt đẹp của đa số nhân dân Trung Quốc về một nước Việt Nam anh dũng trong chiến đấu, cần cù trong lao động, hữu nghị với Trung Quốc trước đây dường như không còn nữa. Hậu quả tai hại này chưa biết bao giờ mới xoá bỏ được.

Chấp nhận yêu sách trắng trợn của phía Trung Quốc gạt bỏ mọi chức vụ trong và ngoài đảng đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, rồi lợi dụng mọi cơ hội đế đến Đại hội 8 Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức làm được việc đó khi đồng chí là một trong số rất ít người lãnh đạo có tư duy sáng tạo, am hiểu tình hình quốc tế, có sức khoẻ dồi dào, có uy tín quốc tế, nhất là đối với các nước Phương Tây là một việc làm thể hiện sự yếu kém về bản lĩnh và sự tha hoá về tình nghĩa cộng sản, là một việc làm dại dột “vác đá tự ghè chân mình”...

Có thể nói mà không sợ quá mức rằng, nếu Nguyễn Cơ Thạch còn trong ban lãnh đạo cấp cao Đảng ta một nhiệm kỳ nữa thì việc bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ và việc Việt Nam gia nhập Asean chắc chắn không phải mãi đến năm 1995 mới thực hiện, chậm hơn việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc tới gần 5 năm.

Ban lãnh đạo Bắc Kinh các thế hệ, lo sợ ảnh hưởng của Nguyễn Cơ Thạch tới mức, mặc dù ông buộc phải nghỉ hưu và mất đã khá lâu mà hơn hai mươi năm sau ngày bình thưòng hoá quan hệ Việt Trung, tại Đại hội lần thứ XI ĐCSVN tháng 1 năm 2011 họ còn không muốn để con trai ông làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam (lời nguời lãnh đạo đảng ta lúc đó nói, tôi được nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Trọng Vĩnh trực tiếp cho biết)

Cần nói thêm, việc ngoan ngoãn chấp hành yêu sách gạt bỏ đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã tạo điều kiện để từ sau đó, Bắc Kinh can thiệp ngày càng sâu hơn vào công tác cán bộ, nhân sự chủ chốt của đảng và nhà nước ta qua mấy kỳ đại hội Đảng (IX, X, và XI) nhằm có người thân Trung Quốc trong cơ cấu lãnh đạo cấp cao.
Quan hệ Việt - Trung đ̣ã trải qua nhiều bước thăng trầm

Việc tỏ ý không muốn thấy con trai đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nêu trên chỉ là một ví dụ gần đây nhất.

Đây là việc chưa từng có trong Đảng ta. Chúng ta đều biết thời Bác Hồ, trong Đảng ta tuy có người này kẻ kia thân Liên Xô, thân Trung Quốc nhưng ngưòi nào cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng, thời đồng chí Lê Duấn là người lãnh đạo chủ yếu đã không duy trì được nếp chung sống đó, nhưng bất kể là ai hễ thân Liên Xô, thân Trung Quốc trong đảng đều bị loại trừ.

Có thể nhận định thế này thế nọ về hiện tượng trên nhưng có một điều có thể khẳng định, thời đó nước ngoài và nhất là Trung Quốc, không thể trực tiếp thò tay can thiệp vào nội bộ Đảng ta nhất là vê công tác nhân sự tổ chức.

Nhưng từ năm 1991 đến nay, việc Trung Quốc can thiệp vào nội bộ ta đã hầu như đã diễn ra thường xuyên và chưa hề bị lên án. Phải chăng đã xuất hiện 'Nhóm lợi ích thân Trung Quốc' trong Đảng ta? Không giải quyết được tình trạng này thì hậu hoạn khôn lường.
Bài học bị dắt mũi nhớ đời

Không thể dùng các từ ngữ thông thưòng để đánh giá các hậu quả trên mà phải dùng từ “cái giá phải trả bằng xương máu” mới phản ánh đúng bản chất của vấn đề.

Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã...

Vì vậy một vấn đề cũng quan trọng không kém mà người viết xin mạnh dạn khởi đầu trước: từ những cái giá phải trả đó chúng ta cần rút ra những bài học gì? Cần ghi nhớ những bài học nào?

1. Những ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta lúc đó hầu như không nắm được những thay đổi, những diễn biến lớn trên trường quốc tế, nhất là về các nước XHCN Đông Âu, tình hình Liên Xô, tình hình Mỹ cũng như tình hình đối thủ trực tiếp của mình lúc đó là Trung Quốc. Từ đó đã có những nhận định rất sai lầm để rồi đưa ra những quyết định rất sai lầm.

Lãnh đạo Việt Nam đã nhận định sai về vị thế quan hệ Trung - Xô


Thắng lợi của Công đoàn Đoàn kết tại Ba Lan, sự kiện Bức tường Berlin bị nhân dân Đức xoá bỏ, việc Yeltsin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Liên bang Nga, Gorbachev từ bỏ chủ nghĩa xã hội và đảng cộng sản… đã không làm cho một số ngưòi trong ban lãnh đạo chúng ta thấy rằng chủ nghĩa xã hội đã không còn được nhân dân ở chính ngay những nước đó ưa thích, theo đuổi, sự sụp đổ của họ là lẽ tất nhiên.

Trong tình hình như thế mà lại chủ trương 'bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chống đế quốc', 'Mỹ và Phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản'.

"Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng là nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.” (trích Hồi ký Trần Quang Cơ)

Cần thấy rằng, trước đó Liên Xô là chỗ dựa về nhiều mặt của Việt Nam, tuy vậy phải nói thẳng ra rằng, so với Cuba thì Việt Nam tương đối ít lệ thuộc hơn. Thế nhưng trong khi Cuba phụ thuộc nặng nề vào Liên Xô, lại ở ngay sát nách Mỹ đã không tỏ ra hoảng hốt khi Liên Xô tan rã, và các bạn ấy vẫn hiên ngang đứng vững từ đó đến nay, Mỹ không dám can thiệp… thì Việt Nam đã phải vội vã quay sang tìm đồng minh ngay với kẻ đang là đối thủ nguy hiểm trực tiếp của mình chỉ vì cái đại cục chung chung, chỉ vì sợ mất chỗ dựa, sợ có thể mất chủ nghĩa xã hội, mất Đảng.

Không thấy hết những khó khăn trong ngoài nước của Trung Quốc lúc đó. Trong nước họ vừa xảy ra sự kiện Thiên An Môn, Triệu Tử Dương bị cách chức Tổng Bí thư, nội bộ lãnh đạo cấp cao bất đồng sâu sắc, một bộ phận nhân dân bất mãn với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Do đàn áp đẫm máu học sinh sinh viên, Trung Quốc bị các nước Phương Tây chủ yếu cấm vận về chính trị, kinh tế, quân sự, có hạng mục như xuất khẩu kỹ thuật cao trong quân sự đến nay vẫn chưa huỷ bỏ.

Họ ở vào thế không có lợi nhiều mặt khi bình thường hoá quan hệ với ta, nhưng do mấy nhà lãnh đạo chúng ta lúc đó đánh giá không đúng tình hình nên không những không sử dụng được lợi thế của mình, mà còn bị Trung Quốc 'dắt mũi' kéo theo, thiệt đơn thiệt kép trong xử lý quan hệ cũ và trong giai đoạn bình thường quan hệ mới, cho tới tận bây giờ và cả trong tương lai nữa.

Lãnh đạo Đảng năm 1990 đã đánh mất bản lĩnh và trở nên sợ địch


Không thể không đề cập tới một vấn đề nữa là trong hơn 10 năm đối kháng, nhà nước Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không từ thủ đoạn nào trong đối xử với nước ta, không những thế thái độ của họ trong đối xử với Liên Xô, trong đối xử với nước Ấn Độ láng giềng đồng tác giả với họ trong đề xướng 5 nguyên tăc chung sống hoà bình những năm trước đó.

Chẳng lẽ Ban lãnh đạo Việt Nam lúc đó lại không thấy chút nào?

2. Bằng những thoả thuận tại Hội nghị Thành Đô, mấy nhà lãnh đạo chủ yếu của Đảng ta lúc đó đã tự đánh mất bản lĩnh kiên cường, bất khuất, không sợ địch mà nhiều thế hệ lãnh đạo đã nêu cao, để sẵn sàng nhận sai về phần mình trước kẻ thù, tuỳ tiện đổ lỗi cho người tiền nhiệm.

Người viết bài này không hiểu vì sao, người đại diện cho Đảng ta, một nhân vật có tinh thần sáng tạo lớn với ý chí kiên cường đã tích cực phát triển đường lối cải cách và Đổi mới và chỉ đạo toàn Đảng toàn dân thu được những thành tích to lớn rất quan trọng bước đầu, thế nhưng trước đối thủ Trung Quốc hình như chỉ còn là chiếc bóng, mất hết cảnh giác cách mạng gật đầu tin tưởng và làm theo mọi đề xuất mang đầy chất lừa bịp 'vì chủ nghĩa xã hội', 'vì đại cục' của Trung Quốc, thậm chí chấp nhận để họ can thiệp vào công việc nhân sự cấp cao của đảng ta.

Bài học này, cần được phân tích sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, một mặt để thấy rõ sai lầm quá khứ, một mặt để ngăn chặn, phá tan những âm mưu, mánh khoé mới của ngưòi 'láng giềng bốn tốt', của 'những đồng chí' luôn rêu rao '16 chữ vàng' đang không ngừng vận dụng những thành quả cũ vào trong quan hệ với Việt Nam chúng ta hiện nay và trong tương lai.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Danh Dy, hiện sống tại Hà Nội. Mời quý vị đọc bài trước 'Họp Thành Đô 'nguyên nhân và diễn biến'





-Lý Bằng tiết lộ hội nghị Thành Đô 1990
Huỳnh Tâm (Danlambao) - Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung-Việt... Hai bên ký kết "Kỷ yếu hội nghị" đồng thuận bình thường hóa quan hệ song phương. Cuộc đàm phán bí mật, đảng cộng sản Việt Nam không tiết lộ và cũng không công bố cho toàn nhân dân Việt Nam biết một sự kiện lịch sử quan trọng. Đến ngày 5/11/1991, Đỗ Mười Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và Võ Văn Kiệt Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm Trung Quốc. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung-Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán Bắc Kinh (钓鱼台国宾馆).


Một phần tư liệu về Hội nghị bí mật Thành Đô 1990, được tiết lộ bởi "Lý Bằng Nhật ký ngoại sự" (李鹏外事日记 ) và "Hợp tác phát triển Hòa Bình (和平发展合作), ngoài ra tác giả công bố hơn 230 bức ảnh phụ trang, phần lớn đã được công bố tại Trung Quốc. Nguồn: Công bố bởi Nhà xuất bản Tân Hoa Xã.






Chúng tôi xin tóm lược một luồng thông tin giới thiệu tới độc giả như để tham khảo những tài liệu sau này về Hội Nghị Thành Đô 1990:

Lý Bằng (Li Peng) viết hai cuốn Hồi ký "Nhật ký ngoại sự", và "Hòa Bình phát triển hợp tác", đó là những cuốn sách nhật ký chú trọng phần hoạt động đối ngoại của Lý Bằng đã từng là Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Thường vụ (NPC).

Bài này trích trong cuốn "Nhật ký ngoại sự" và "Hòa bình phát triển hợp tác" của tác giả Lý Bằng. NXB Tân Hoa xã xuất bản. Nguồn: people.com.cn. [1]

Hàng trước từ trái sang: 1) Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư. (3) Phạm Văn Đồng, (4) Nguyễn Văn Linh (bên phải Giang Trạch Dân), (5) Giang Trạch Dân (áo xám đứng giữa), (6) Lý Bằng, (7) Đỗ Mười, (9) Hồng Hà (bìa phải) và Đinh Nho Liêm. Ảnh chụp tại Kim Ngưu tân quán Thành Đô Tứ Xuyên (成都宾馆金牛)

Hội nghị vừa kết thúc, nhật báo Tứ Xuyên loan tải một thông điệp của phái đoàn Việt Nam: "Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc!" [2]

Lý Bằng "Nhật ký ngoại sự" (外事日记). Về hình thức ghi lại quá trình bình thường hóa quan hệ Trung-Việt như sau:

Cuối những năm 1970. Việt Nam đưa quân sang Campuchia. Năm 1979, quan hệ Trung-Việt đụng đáy hết thuốc chữa. Tháng 12 năm 1986, thời đó Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đương quyền, tình hình quốc tế thay đổi, đặc biệt là ở Đông Âu, Liên Xô bị tan rã. Nguyễn Văn Linh tìm kiếm chính sách, điều chỉnh lại bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc-Việt Nam.

Sau khi hai bên Trung-Việt thông qua đường liên lạc, đồng ý hội nghị bí mật vào ngày 03 - 04 tháng 9 năm 1990. Nguyễn Văn Linh và Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười chấp nhận đàm phán với các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên.

Thứ Sáu, ngày 26 tháng 12 năm 1986. Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời vào tháng 7. Nguyễn Văn Linh được đắc cử Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, tại Đại hội 6 đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ Bảy, ngày 26 tháng 8.

Hôm nay, Việt Nam tuyên bố rằng "Rút toàn bộ quân đội của Việt Nam ra khỏi Campuchia". Lần này, tạo ra các điều kiện để giải quyết "trơn tru" cho mọi thuận lợi của vấn đề Campuchia, đồng thời làm "sạch" các chướng ngại bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.


Thứ Tư, ngày 6 tháng 6.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, hẹn gặp Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei) [3] tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Nguyễn (Văn Linh), hy vọng cho một lần đầu, thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, hai đảng, đồng thời mong sớm được đàm phán tại Trung Quốc.


Chủ Nhật, ngày 26 tháng 8.

Giới thiệu chuyến viếng thăm nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam tại Trung Quốc, gồm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mục đích giải tỏa những vấn đề hai nước, hai đảng..., tôi đã nói với đồng chí Giang Trạch Dân, ông cho biết hoàn toàn tán thành.


Thứ Hai, ngày 27 tháng 8.

Về đồng chí Giang Trạch Dân và tôi sẽ hội kiến với Nguyễn Văn Linh theo những dự thảo liên quan, tôi đã báo cáo lên đồng chí Đặng Tiểu Bình. Theo quan điểm của Thế vận hội Châu Á (Asian Games), sắp tới tổ chức tại Bắc Kinh, nhưng cuộc họp này liên quan đến việc bình thường hóa quan hệ song phương Trung-Việt, đặc biệt hệ trọng, nên để tiện cho việc bảo mật, địa điểm hội đàm sẽ được bố trí ở Thành Đô.


Thứ Năm, ngày 30 tháng 8.

Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đã đi đến Thành Đô để đàm phán nội bộ với Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, đã có ban hành lời mời phía Việt Nam. Bây giờ thử xem Việt Nam trả lời thế nào.


Chủ Nhật, ngày 02 tháng 9.

15 giờ 30, tôi lên chiếc máy bay chuyên cơ, cất cánh từ vùng ngoại ô sân bay Tây Giao Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 00 đến sân bay Thành Đô. Chúng tôi di chuyển bằng ô-tô qua lộ trình mất hơn 20 phút đến Kim Ngưu tân quán (宾馆金牛), Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại đang chờ đợi. Đồng chí Giang Trạch Dân đáp một chiếc bay chuyên cơ đến Thành Đô chậm hơn tôi nửa giờ sau, tôi đến Thành Đô. 08 giờ 30 tối. Đến 11 giờ đêm, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi chính sách cho cuộc đàm phán với phía Việt Nam vào ngày mai.


Thành Đô thứ Hai, ngày 03 tháng 9.

Buổi sáng, tôi đến chỗ đồng chí Giang Trạch Dân tiếp tục nghiên cứu các nguyên tắc tiến hành đàm phán với phía Việt Nam.

Khoảng 14 giờ 00, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng cùng đến Kim Ngưu tân quán Thành Đô (成都宾馆金牛) [4]. Giang Trạch Dân và tôi chào đón họ tại tầng lầu 1. Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, mặc veston cà phê, phong thái học giả. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười mái tóc bạc trắng cũng có thái độ mạnh mẽ, mặc veston màu xanh. Họ là những người trên bảy mươi tuổi, và Phạm Văn Đồng thị giác mắt nheo đục, mặc veston đại cán phù hợp với màu xanh, ông cũng là cựu chiến binh Trung Quốc.

Kim Ngưu tân quán Thành Đô Tứ Xuyên (成都宾馆金牛)


Buổi chiều, cuộc đàm phán bắt đầu, Nguyễn Văn Linh lần đầu tiên thực hiện một bài phát biểu dài. Mục đích mong muốn bày tỏ giải quyết các vấn đề Campuchia càng sớm càng tốt, đồng thời đàm phán việc thành lập Hội đồng tối cao của Campuchia là một phần ưu tiên, không nên loại trừ bất kỳ bên nào, không thể bày tỏ sự miễn cưỡng để can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Xem ra về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh có vẻ chỉ muốn bày tỏ thái độ tuyên bố về nguyên tắc, trọng điểm là đặt vào phương diện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt. Cuộc đàm phán tiếp tục cho đến 8 giờ 00, sau 08 giờ 30 mới bắt đầu mở tiệc buổi tối. Bên bàn tiệc, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lần lượt làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh?


Thứ Ba, ngày 04 tháng 9. 

Buổi sáng, chúng tôi tiếp tục họp với các nhà lãnh đạo của Việt Nam. Tại thời điểm này, có thể nói những vấn đề nêu ra trong đàm phán đã đi đến sự đồng thuận một cách khá thỏa đáng, cùng quyết định soạn thảo một bản "Kỷ yếu hội nghị". 

14 giờ 30, trong hai bên Trung-Việt tổ chức một buổi lễ ký kết tại khách sạn trên tầng số 1 Nhà khách Kim Ngưu, hai bên lần lượt đồng ký do Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ tương ứng. Đây là một bước ngoặc lịch sử trong quan hệ Trung-Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân đọc câu thơ của Lỗ Tấn "Phong ba đã trôi, mỗi tình anh em vẫn còn, gặp nhau lại vui, bỏ qua hết thẩy hận thù" (Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu). Tặng cho các đồng chí Việt Nam. Về vấn đề này, các đồng chí Việt Nam tỏ ra hài lòng.


16:00, chuyên cơ cất cánh về Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 10 như vậy đã đến nơi.

Đảng cộng sản Việt Nam họp Đại hội 7
Thứ Bảy, ngày 29 tháng 6 năm 1991.

Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam bế mạc, Đỗ Mười được đắc cử Tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng làm cố vấn. Những giai điệu tổng thể của Đại hội 7, Đảng cộng sản Việt Nam, nhấn mạnh kiên trì giáo lý chủ nghĩa xã hội, tham gia vào các cải cách kinh tế, chủ trương tình hữu nghị Việt-Xô, Việt-Trung. Tinh thần của Đại hội 7 có lợi cho việc cải thiện quan hệ song phương Trung-Việt.


Bắc Kinh thứ ba, ngày 30 tháng 7.

Buổi chiều, tôi đã gặp gỡ các đại diện đặc biệt của Lê Đức Anh của Ủy ban Trung ương Việt Nam và Hồng Hà. Họ yêu cầu mở cuộc họp cấp cao Trung-Việt tổ chức tại Việt Nam. Tôi cho rằng, để nhân dân hai nước có sự chuẩn bị trước, để cho ASEAN và các nước khác không nảy sinh nghi ngờ, hai bên Trung-Việt. Cần tiến hành cuộc đáp ứng, gặp ở các cấp thứ trưởng và bộ trưởng ngoại giao trước đã, như cuộc họp cấp cao, phía Trung Quốc cho rằng không có vấn đề về nguyên tắc. Ngày hôm sau Tổng bí thư Giang Trạch Dân sẽ trả lời chính thức với phía Việt Nam. Về việc bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, cả hai đối tác thông qua tham khảo ý kiến​​ và giải quyết. Trung Quốc giữ thái độ tích cực với tất cả các lĩnh vực về thương mại, bưu chính, vận chuyển, thanh toán ngân hàng, khôi phục giao thông đường bộ.


Thứ Ba, 17 giờ 00, ngày 05 tháng 11. 

Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đã đã tổ chức lễ đón chính thức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt tại quảng trường ở ngoài cửa phía đông Đại lễ Đường Nhân dân. 

Tiếp đó, chúng tôi tổ chức tiến hành cuộc đàm phán. Đỗ Mười có thái độ rất rõ ràng về vấn đề Đài Loan. Đồng chí Giang cho biết, sau khi quan hệ song phương một thời quanh co, nay đã trải qua một quãng đường gập ghềnh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam có thể ngồi lại với nhau để tiến hành cuộc đàm phán cấp cao mang ý nghĩa quan trọng. Đây là một kết thúc của các cuộc đàm phán trong quá khứ, hướng tới tương lai, nó đánh dấu sự bình thường hóa trong quan hệ hai nước, sẽ có tác động sâu sắc đến sự phát triển của quan hệ song phương. Đỗ Mười nói rằng, bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, đồng thời cũng giúp ích cho hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới. Tiếp đó, tổ chức bữa tiệc.


Thứ Tư, ngày 06 tháng 11.

Buổi chiều, tôi đàm phán với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt, bầu không khí rất tốt. Đầu tiên tôi nêu ra rằng Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Tổng Bí thư Đỗ Mười đã tiến hành đàm phán khả quan, đã trao đổi đầy đủ quan điểm. Về vấn đề Đài Loan, thái độ Võ Văn Kiệt thể hiện rất tốt. Tôi điểm qua các vấn đề về vay nợ, biên giới, người dân tị nạn… trong cuộc hội đàm. Hai bên đồng ý sau này sẽ không bàn tới nữa. Với các dự án vay vốn do phía Việt Nam vừa đề xuất, tôi đã hứa sẽ cho khảo sát các dự án của phía Việt Nam. Về vấn đề Campuchia, tôi nêu rõ, thỏa thuận về giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia đã được ký tại Paris, việc thực hiện thỏa thuận vẫn đòi hỏi các bên phải tiếp tục nỗ lực.

Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán (钓鱼台国宾馆)

Thứ Năm, ngày 7 tháng 11. 

Buổi chiều, Hiệp định Thương mại Trung-Việt và Hiệp định tạm thời về việc xử lý các vấn đề biên giới giữa hai nước đã được ký kết và thỏa thuận tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán (钓鱼台国宾馆). Các lãnh đạo đảng và chính phủ hai nước đã dự lễ ký kết, sau đó, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân chia tay Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Họ sẽ đi du lịch đến Quảng Châu, Thẩm Quyến và đến thăm những nơi khác.

Huỳnh Tâm
danlambaovn.blogspot.com
________________________________________

Chú thích:
[1] http://book.people.com.cn/GB/69399/107424/113845/index.html

[2] (越南表示愿意接受作为中央政府在北京的一个自治区为中国的内蒙古,西藏,广西...中国方面同意接受并同 意上述建议和越南为期30年的越南共产党解决必要加入中国民族的大家庭中的步骤!)
http://sichuandaily.scol.com.cn/2014/10/16/default.htm .

[3] Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei) thư ký riêng của Hồ Chí Minh. 
http://www.tianshui.com.cn/news/whzx_news/2008010517043795706.htm

[4] Kim Ngưu tân quán Thành Đô (成都宾馆金牛) 
http://www.jnhotel.com/p1.asp

Tham khảo:

1- "Hợp tác phát triển Hòa Bình - Ngoại giao Li Peng Diaries" 
http://culture.people.com.cn/GB/22219/6732422.html

2- Li không né tránh "nhạy cảm" phát hành 230 thêm hình ảnh công khai
http://book.people.com.cn/GB/69360/6732727.html

3- "Hợp tác phát triển Hòa Bình - Ngoại giao Li Diary" được công bố
http://politics.people.com.cn/GB/1026/6732134.html

************
Quote:
Hội nghị vừa kết thúc, nhật báo Tứ Xuyên loan tải một thông điệp của phái đoàn Việt Nam: "Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc!" [2]


888888

 - 'Đã đến lúc công bố mật ước Thành Đô?'
17 tháng 10 2014
 Việc công bố các văn bản như mật ước Thành Đô giữa lãnh đạo Việt Nam và lãnh đạo Trung Quốc gần một phần tư thế kỷ về trước là điều Việt Nam nên làm hiện nay, theo một sử gia về lịch sử Đảng từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tuy nhiên, sự kiện cuộc gặp cấp cao đó đã diễn ra 'quá lâu' và nay giới nghiên cứu 'không còn quan tâm' nữa, theo một chuyên gia khác về lịch sử Đảng từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Song nếu cần tìm hiểu về hội nghị này, thì những ai quan tâm nên tiếp cận với Văn phòng Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn theo chuyên gia này.

Trong khi đó, Hội nghị Thành đô là một sự kiện vẫn còn tác động tới đường lối và cán bộ của bộ máy lãnh đạo của Việt Nam ngày nay, điều được gọi là 'Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch', theo một cựu lãnh đạo cấp Vụ ngành ngoại giao Việt Nam.
Trước hết, trao đổi với BBC hôm 17/10/2014, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nêu quan điểm về mức độ quan tâm của giới nghiên cứu tới cuộc gặp cấp cao từng xảy ra từ năm 1990 vốn đang được dư luận Việt Nam 'quan tâm' trở lại gần đây:




"Quan tâm là quan tâm từ cái thời ấy thôi, chứ bây giờ giới nghiên cứu cũng không quan tâm nhiều lắm, chủ yếu là bên chính trị thôi," Phó Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc nói.

'Hỏi Văn phòng TƯ Đảng'

Khi được hỏi Hội nghị được cho là có vai trò mở ra bình thường hóa quan hệ giữa Việt - Trung sau nhiều năm xung đột, chiến tranh căng thẳng, tại sao lại không được giới nghiên cứu quan tâm, giáo sư Phúc đáp:
"Bởi vì đấy là thuộc về lĩnh vực quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước, còn chúng tôi về lịch sử không được am tường những vấn đề đó.
"Cứ liên lạc với chỗ Văn phòng Trung ương Đảng thì may ra người ta biết."
Hôm thứ Sáu, khi được hỏi về việc có nên giải mật để công bố hay bạch hóa trước công luận và tại Quốc hội các văn kiện liên quan 'mật nghị', hay 'mật ước Thành Đô 1990 hay không, kể cả các văn bản, văn kiện chỉ đạo đường lối, sách lược, chính sách liên quan 'chịu tác động' từ Hội nghị này, một sử gia khác về lịch sử Đảng nói:




Hội nghị Thành Đô
Các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng dự Hội nghị Thành Đô.
"Tôi nghĩ rằng văn bản nào chăng nữa thì độ mật, độ bí mật gì đó, nếu có, thì nó chỉ có giá trị trong thời hạn nhất định.
"Và nếu có những văn bản như thế, thì tôi nghĩ cũng nên hoàn toàn công khai. Hoàn toàn nên công khai, chứ không có gì phải giữ bí mật quá lâu," Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói.
"Nhưng chỉ có điều Việt Nam cầm văn bản đó, thì Việt Nam công khai đến đâu, đến cấp nào, đấy là một câu chuyện.
"Phía Trung Quốc thì nói thật là có những tài liệu đến nay đã hơn nửa thế kỷ rồi, bây giờ người ta cũng chẳng công khai. Phía Trung Quốc thì rõ ràng rất khó lấy được tài liệu chính thức từ phía họ.
"Còn phía Việt Nam, các tài liệu đã công khai rất nhiều, nhưng tôi nghĩ không phải là đã hết. Mà chắc chắn là vẫn còn những điều gì đó mà chưa công khai, thì văn bản đó tôi nghĩ, nếu có, thì nên công khai.
"Để cho nhân dân, để cho cán bộ, để cho tất cả mọi người có thể hiểu được thực sự, thực hư lúc bấy giờ, trong bối cảnh như vậy, với tư cách là những cá nhân, không phải với tư cách là một tập thể, đương nhiên những cá nhân có trọng trách và trách nhiệm, thì đã có những thỏa hiệp như thế nào với phía Trung Quốc về câu chuyện này. Đấy tôi nghĩ là điều nên làm."

'Thất thố ngoại giao?'





Hôm 15/10/2014, một cựu cán bộ ngoại giao của Việt Nam, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, nói với BBC một số nguyên tắc về ngoại giao và thể thức (protocol) ngoại giao có thể đã bị Trung Quốc vượt qua và đem lại lợi thế cho mình trong cuộc mật đàm.
Ông Dương Danh Dy nói: "Phê phán tại sao Hội nghị đó có những kết quả như thế này, như thế kia, nói thế thì nó đụng nhiều người."
"Tôi biết chuyện này khá rõ nhưng chưa tiện nói bây giờ, bởi vì Trung Quốc rõ ràng có ý định trong chuyện đưa một số nhà lãnh đạo Việt Nam vào bẫy, mắc bẫy của họ.
"Chẳng hạn như chuyện phía Trung Quốc họ bảo rằng để rất kính trọng ba đồng chí lão thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì họ để ba ông ở ba biệt thự khác nhau, thế thì những ông đã già bảy mươi, tám mưới như ông Phạm Văn Đồng, ông Đỗ Mười, ông Nguyễn Văn Linh lúc đó thì làm sao mà hội ý được với nhau...?"
Cũng hôm thứ Tư, một cựu quan chức khác ở Bộ Ngoại giao Việt Nam, người không muốn tiết lộ danh tính, nói với BBC:




Ông Nguyễn Cơ Thạch
Có ý kiến nói sự 'thôi chức vụ' của ông Nguyễn Cơ Thạch là điều kiện bình thường hóa quan hệ Việt - Trung.
"Một số cán bộ ngoại giao cấp cao có thể đã tiếp cận được văn bản và các tài liệu, nhưng việc được phép phổ biến, công bố tới đâu, có những nguyên tắc hạn chế."
Theo cựu nhân viên ngoại giao này, phía Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ các nội dung đàm phán, ký kết, kể cả những điều được cho là 'phụ lục' nhưng lại có vai trò như những nguyên tắc chỉ đạo cho bình thường hóa và cả 'hậu bình thường hóa' lẫn 'tái cấu trúc' quan hệ và chiến lược 'quan hệ, hợp tác' giữa hai nước dài hạn, điều mà Việt Nam lâu nay vẫn gọi là 'các thỏa thuận cấp cao' và 'sự kế tục'.
Trong đó cụ thể có các nguyên tắc 'chỉ đạo' đàm phán không chỉ liên quan tình hình chính trị và điều kiện tái lập quan hệ nhất thời mà còn các phương châm 'chỉ đạo chiến lược và lâu dài' về giải quyết tranh chấp, xung đột trong quá khứ và thực tế khi đó để lại và một số ràng buộc chính trị dưới danh nghĩa 'quan hệ về ý thức hệ' liên Đảng v.v...

'Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch'

Hôm 17/10, một cựu lãnh đạo cấp Vụ phó ở Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với BBC rằng hậu quả của Hội nghị Thành Đô vẫn còn 'đang tác động' tới tâm lý của lãnh đạo, cán bộ và đường lối của Việt Nam hiện nay trong quan hệ liên quan Trung Quốc.
Theo ý kiến này, việc ông Nguyễn Cơ Thạch, khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao, bị Trung Quốc 'gây áp lực' với Việt Nam và đặt điều kiện phải 'loại bỏ' để bình thường hóa quan hệ, đã gây ra một 'nỗi sợ' với giới chức không chỉ trong ngạch ngoại giao của Việt Nam, suốt từ đó đến nay, trong các quan hệ, công việc của nhà nước liên quan Trung Quốc.




"Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch là việc Trung Quốc đã khống chế toàn bộ lãnh đạo Việt Nam để dần dần thực hiện những chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam," cựu Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, nguyên Vụ Phó Bộ Ngoại giao, ông Đặng Xương Hùng nói.
"Trong đó không chế về mặt đối ngoại, khống chế về mặt tổ chức nhân sự cũng như cơ cấu nhà nước của Việt Nam, làm sao có lợi nhất đối với Trung Quốc."
Theo cựu quan chức ngoại giao nay đang tị nạn chính trị ở Thụy Sỹ, việc này tạo thành một hội chứng đáng kể mà theo ông:
"Bất cứ nhân vật nào lên đều không dám đụng tới Trung Quốc và không dám nói nhiều, không dám đứng ra như dạng ông Nguyễn Cơ Thạch đã đứng ra công khai chống lại việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (đặt dưới các điều kiện bất lợi cho Việt Nam) thì sẽ bị 'xử lý'.
"Nhiều nhân vật sau này, khi đụng chạm đến vấn đề Trung Quốc, khi đụng chạm giải quyết vấn đề biên giới cũng như vấn đề biên giới, cũng như những vấn đề về tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông cũng như thế, đều có những dấu hiệu của hội chứng Nguyễn Cơ Thạch.
"Tức là rất sợ những ý kiến cả nhân của mình về vấn đề quan hệ với Trung Quốc... rất sợ Trung Quốc sẽ xử lý qua việc khống chế lãnh đạo cao nhất của Việt Nam và làm ảnh hưởng đến chức vụ của mình với những quyền lợi và lợi ích của mình trong cơ cấu nhà nước."

'Can thiệp nhân sự?'





Chủ tịch TQ Giang Trạch Dân thăm VN
Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh đón ông Giang Trạch Dân.
Cũng hôm 17/10, khi được hỏi có thể có một khả năng tác động sâu và cao như vậy từ phía Trung Quốc vào nhân sự lãnh đạo của Việt Nam hay không, thông qua trường hợp được cho là đã xảy ra với cố Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch, PGS Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội bình luận thêm:
"Cách gây sức ép của Trung Quốc trên tất cả các mặt, kể cả về mặt nhân sự nếu như Trung Quốc có thủ đoạn như vậy, tôi nghĩ là hoàn toàn có thể có.
"Nhưng vấn đề đặt ra là ví dụ nhân sự như ông Nguyễn Cơ Thạch mà Trung Quốc không thích bởi vì sao? Nguyễn Cơ Thạch có thể có quan niệm đối ngoại khác, nó rộng mở hơn, nó thoáng hơn, mà người Trung Quốc không muốn Việt Nam có một nhân vật như vậy ở trong giới lãnh đạo cao cấp.
"Có thể họ gây sức ép đòi hỏi không nên như vậy, không nên thế nọ, không nên thế kia, cái điều đó người Trung Quốc có thể làm lắm, tôi cũng tin là người Trung Quốc có thể làm các điều này.




"Tức là về mặt nào đấy có thể nói là họ muốn can thiệp vào vấn đề nhân sự của riêng Việt Nam.
"Nhưng về phía Việt Nam, ai là người thay ông Nguyễn Cơ Thạch, và người đó có làm theo ý đồ của Trung Quốc hay không?
"Đấy lại là một việc khác và người Trung Quốc không thể lãnh đạo, không thể chỉ đạo việc đó được," sử gia chuyên về lịch sử Đảng từ Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm.
Hôm 15/10, một quan chức Vụ trưởng, thuộc Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nói đang có yêu cầu công khai ra Quốc hội Việt Nam về Hội nghị Thành Đô, ngay cả trước khi có một tài liệu được cho là của Ban tuyên huấn Trung ương của Đảng về Hội nghị được loan truyền trên mạng Internet.
"Văn bản của Ban Tuyên giáo... thì nó có thật đấy. Họ đưa ra để giải thích vấn đề Thành Đô.
"Nhưng chúng tôi hoài nghi sự giải thích đấy ở chỗ không biết là có đến nơi, đến chốn không.
"Và chúng tôi đang muốn là Quốc hội phải thành lập một Ủy ban nghiên cứu và bạch hóa vấn đề này," ông Nguyễn Khắc Mai nói với BBC từ Hà Nội.




 ****



-Tìm hiểu nội dung hội nghị Thành Đô : đọc lại tài liệu năm 2002 của Nguyễn Chí Trung…

Nội dung của hội nghị Thành Đô đầu thập niên 90 đưa đến việc bình thường hóa hai nước Trung-Việt là như thế nào ? Có cái gọi là « kết ước Thành Đô » giữa lãnh đạo đảng cộng sản VN và TQ hay không ? Câu trả lời hôm nay không dễ.

Lời đồn đoán về cái gọi là « Việt Nam tự trị », hay VN là « một tỉnh » của Trung Quốc, có lẽ không thuyết phục được nhiều người. Tuy nhiên, sác xuất về một cam kết đảng CSVN là một « thành phần » dưới sự lãnh đạo của đảng CS Trung Quốc lại rất cao nhưng lại không thấy dư luận đề cập tới. Trước khi Liên Xô sụp đổ, các đảng cộng sản của các nước đều là một « chi bộ », hay « phân bộ » của cộng sản quốc tế do đảng cộng sản Liên Xô cầm đầu. Sau khi quốc tế cộng sản sụp đổ, đảng cộng sản Trung Quốc đương nhiên là người thừa kế chính đáng, lãnh đạo các đảng CS tại các nước VN, Bắc Hàn và Cuba (sau này có thêm Vénézuella).


Vấn đề vì vậy cần tìm hiểu là sự « quan hệ » giữa hai đảng cộng sản VN và TQ là như thế nào ?

Chắc chắn phía TQ rất thích VN trở thành một « tỉnh », hay một « chư hầu » của TQ, như trước khi VN lọt vào tay Pháp. Đây là mục tiêu của các lãnh tụ TQ, có từ thời Mao Trạch Đông. (Điều này xảy ra thì vùng biển xác định bởi bản đồ chín đoạn chữ U đương nhiên thuộc TQ). Nhưng đưa VN trở lại tình trạng cuối thế kỷ 19 không dễ thực hiện, kể cả khi đảng CSVN là một bộ phận không tách rời của đảng CSTQ. Ta thấy những cố gắng lộ liễu của đảng CSVN, qua những lần VN tiếp đón lãnh đạo đảng CSTQ, phía VN cố gắng qui tụ đông đảo học sinh, giao cho chúng lá cờ đỏ « lục tinh » (quốc kỳ của TQ chỉ có 5 sao), đứng dọc bên đường phe phẩy để chào đón lãnh tụ. Bởi vì trong nội tình của đảng CSVN, một số lớn đảng viên lại « có ý kiến khác ».


Trong trung hạn TQ muốn nhìn thấy một nước VN phân hóa, nghèo đói, ngu dốt chậm tiến… Điều này đương nhiên dễ dàng thực hiện và ít tốn kém hơn. Ta thấy trên thực tế, TQ đã đi hơn ½ đoạn đường của họ.


Tài liệu dưới đây của ông Nguyễn Chí Trung, nguyên là thư ký của Lê Khả Phiêu, viết từ năm 2002, do « Câu lạc bộ Dân chủ » công bố ra dư luận hải ngoại tháng 12 năm 2003. Qua đó ta mới biết trong hàng ngũ lãnh đạo của VN, những ai có chủ trương kiên định « xã hội chủ nghĩa » ? những ai có chủ trương « xóa » XHCN ? Những ai chủ trương xem Mỹ là kẻ thù « chiến lược » và những ai muốn quan hệ và xem Mỹ là đồng minh ? Nhờ vậy ta mới có thể biết được phần nào « đường đi nước bước » của phía TQ. Họ đã « gài người » như thế nào ? họ đã phân hóa « nhân sự » VN ra sao ?

Nhiều người cho rằng, muốn biết nội dung hội nghị Thành Đô thế nào thì nên hỏi Đổ Mười, vì ông này có tham gia hội nghị. Theo tài liệu này, Đổ Mười là nhân tố quan trọng ủng hộ Võ Văn Kiệt (và Nguyễn Mạnh Cầm) « trụ » lại, trong khi hai ông này chủ trương xóa bỏ XHCH. Nếu vậy thì ông Đổ Mười chưa chắc đã « theo Tàu ». Muốn hỏi thì nên hỏi Lê Khả Phiêu.

Còn về vấn đề biên giới lãnh thổ, hải phận, ta cũng biết một điều quan trọng. Lãnh đạo CSVN đã nhìn nhận « có ba vùng biển tranh chấp » với TQ. Vùng biển tranh chấp thứ ba là vùng biển Trường Sa (vùng phía tây bãi Tư Chính). (Một số « học giả » của Quĩ Nghiên cứu Biển Đông trước đây chấp nhận thực tế này, vì vậy đã đề xướng chủ trương « khai thác chung » với Trung Quốc. Không ai lúc đó có thể giải thích câu hỏi tôi đặt ra là nguyên nhân vì đâu “có tranh chấp ở Trường Sa”, vì sao phải “khai thác chung” với TQ ? Tôi bị những học giả này kết án là “duy ý chí” - sic!)

Dĩ nhiên, như những tài liệu khác (chính thức hay không chính thức) xuất phát từ phía CSVN, ta chỉ có thể kiểm chứng sự thật ra sao qua một thời gian (so sánh dữ kiện và) chứng nghiệm trên thực tế. Quí độc giả thử đọc tài liệu này, sau đó rà soát lại với kinh nghiệm và thực tế để có một kết luận về quan hệ VN và TQ.


*****


Từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20, CNXH ở Đông Âu và Liên Xô xụp đổ đã tác động mạnh mẽ vào xã hội và nội bộ đảng ta, tư tưởng của chủ nghĩa cơ hội phát sinh, phát triển trong đa số cán bộ cao cấp và đảng viên. Đến đại hội đảng lần VI nổi lên từ Trần Xuân Bách, uỷ viên bộ chính trị- trưởng ban tổ chức trung ương đảng đã ngóc đầu dậy đòi đa nguyên đa đảng nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của đảng, thực hành kiểu dân chủ Phương Tây. Theo con đường TBCN. Lúc đó, TW và bộ chính trị đảng ta còn mạnh, quật ngã Trần Xuân Bách ngay. Tháng 3/1990, hội nghị Bộ chính trị- ban chấp hành đã cách chức một số trung ương uỷ viên và khai trừ đảng đối với Trần Xuân Bách.


Bước vào thời kỳ đổi mới, mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, tư tưởng cá nhân thực dụng,…. Làm cho cán bộ, đảng viên càng sa sút phẩm chất, đảng bị suy thoái. Một bộ phận đồng chí mơ hồ lập trường Phương Tây, muốn quay lưng với đảng, với chủ nghĩa xã hội,… Võ Văn Kiệt, thủ tướng chính phủ, uỷ viên bộ chính trị, xuất hiện chủ nghĩa cơ hội, đòi xoá bỏ CNXH, đi theo con đường TBCN trung lập.


Cuối đại hội đảng lần thứ VII , ngày 9/8/1995, Võ Văn Kiệt đưa ra cương lĩnh trình bộ chính trị (dài 30 trang) , lúc đó anh Linh (đương nhiệm Tổng bí thư) nghiên cứu đưa vào báo cáo bộ chính trị. Đến đại hội đảng lần thứ VIII đòi bỏ định hướng XHCN, bỏ kinh tế quốc doanh, bỏ hợp tác xã, bỏ “Điều 4 hiến pháp”, thực hiện dân chủ triệt để.


Lúc đó, Nguyễn mạnh Cầm đưa ra luận điểm "không còn đấu tranh giai cấp". Mỹ không phải là đối tượng chiến lược (kẻ thù) của Việt Nam. Thế giới đang cần hợp tác, đến lúc cạnh tranh kinh tế chứ không phải coi nhau như kẻ thù (đường lối ấy phù hợp với chiến lược Châu á thái bình dương của Mỹ).


Ngày 10/10/1995. Bộ chính trị đưa vấn đề của Kiệt, Cầm nêu trên, ra thảo luận 1 ngày không xong. Ngày hôm sau đưa ra thảo luận tiếp. Lê Khả Phiêu phát biểu trước (đương nhiệm là TCCT-Uỷ viên bộ chính trị). Đương nhiên là đấu tranh quyết liệt với quan điểm sai trái trên đây của Kiệt và Cầm . Sau khi phát biểu xong, anh Linh hỏi ai có ý kiến gì phát biểu thêm ? Thì Lê Đức Anh nói: “ đúng”. Anh Linh và bộ chính trị không ai phát biểu gì cả. Kiệt xin lỗi anh Phiêu và nói : " Anh phê phán tôi như vậy là quá đáng, và phân trần: độc lập dân tộc, xoá CNXH , tài liệu đó là anh em họ viết ra, tôi chỉ ký mà thôi ".Phiêu đấu tranh tiếp: " Anh nói vậy hoá ra anh là người hai mặt à"


Ngày hôm sau tiếp tục đưa vấn đề này ra thảo luận, giữa Kiệt và Phiêu đấu tranh qua lại rất căng thẳng. Bộ chính trị cũng không ai có ý kiến gì. Đỗ Mười nói: " Còn khó quá, hãy hoãn lại, sau sẽ thảo luận". Nhưng rồi cũng tạm gác… Tiếp tuần sau đưa ra thảo luận. ý kiến của Cầm và Mười cũng lừng chừng, bảo Phiêu phát biểu trước. Cầm thấy không ai có ý kiến gì cũng làm thinh. Đến đó, bộ chính trị dừng lại không có kết luận cuối cùng. Vũ Oanh thì muốn bỏ CNXH.


Đến đại hội 9 Ban chấp hành trung ương khoá VII (từ 16 đến 23 tháng 2/ 1996), hội nghị bộ chính trị trung ương thông qua dự thảo báo cáo chính trị đại hội đảng lần thứ VII , một số TW uỷ viên buộc Đỗ Mười đưa vấn đề của Kiệt , Cầm ra thảo luận lại. Lúc bấy giờ chỉ có một số uỷ viên trung ương khu vực miền trung đấu tranh phê phán quyết liệt quan điểm của Kiệt, Cầm. Các đồng chí ấy phân tích “ nếu một quần chúng có quan điểm như Kiệt thì có thể kết nạp vào đảng được không? Nếu một đồng chí có quan điểm như vậy có bầu đi dự đại hội đảng, vào Trung ương hay không? Đây là phần xem xét tư cách đưa ra khỏi đảng”


Đỗ Mười lại thoả hiệp đứng ra bào chữa, thanh minh cho Kiệt. Mười cho đó là nhận thức lệch chứ không có vấn đề gì đâu. Đỗ Mười lúc này muốn ổn định nội bộ. Lê Đức Anh vẫn làm thinh. Nguyễn Chản phê phán Cầm là mơ hồ giai cấp. Tại sao cho Mỹ là bạn chứ không phải là thù ? Chản phân tích đập mạnh quan điểm của Cầm. Cần tự ái phản ứng, cho Chản là lên mặt dạy đời.


Bước vào hội nghị TW lần 10 trù bị lần 1. Kiệt, Anh bị thiểu số phiếu (Kiệt 20 , Anh 60 phiếu), Không đủ phiếu ở lại trung ương, đủ điều kiện để loại Kiệt. Nhưng đến hội nghị trung ương lần thứ 11, trù bị chính thức nếu bầu, thì Đỗ Mười quay ngoặt 180 độ: “ yêu cầu Kiệt ở lại Bộ chính trị, chứ một mình tôi không làm nổi"


Đại hội đảng lần thứ VIII(từ 26/6 đến 1/7/1996), Đỗ Mười: Tổng Bí Thư. Anh, Kiệt, Cầm, Phiêu ở lại bộ chính trị . Trong hội nghị trù bị , đấu tranh về nhân sự đã diễn ra rất gay cấn. Ra Đại hội, anh Linh công khai vạch thẳng hiện tượng tiêu cực, suy thoái trong đảng ở ngay trong Bộ chính trị.


Anh Linh nói : "Dột từ trên nóc dột xuống". Đỗ Mười thanh minh “ mía sâu có đốt, nhà dột có chỗ".

Họp Ban chấp hành TW lần 4 khoá 8 từ ngày 23 đến 29 tháng 12/1997 xem xét vấn đề nhân sự cấp cao và thảo luận 11 vấn đề về quan điểm, chủ trương, chính sách quan trọng. Vấn đề thứ 11 là: " khắc phục tình trạng thoái hoá trong cán bộ, đảng viên", rồi đi đến quyết định một số vấn đề về nhân sự: Kiệt, Anh, Mười còn ở lại hay nghỉ? Anh năm Công (Võ Chí Công) cố vấn đề nghị: cả 3 nên nghỉ (nhưng cả 3 đều muốn ở lại Bộ chính trị). Vấn đề là chọn Tổng bí thư thay cho Đỗ Mười?

Lúc đầu thì anh Đồng, anh năm Công giới thiệu Cầm. Nhưng sau đó có nhiều ý kiến về Cầm nên thôi không chọn. Năm Công lại giới thiệu Nguyễn Văn An. Anh Linh thì muốn giới thiệu Nguyễn Xuân Tùng, nhưng Tùng có vụ lộn xộn ở Sài Gòn nên thôi. Sau đó anh Linh xem lý lịch của Phiêu, thấy Phiêu chưa làm bí thư tỉnh hoặc thành phố lớn nào, anh Linh ngập ngừng hỏi Lê Đức Anh xem giới thiệu ai? (bấy lâu nay ta đã hiểu lầm Anh đưa Phiêu làm TBThư để điều khiển, song không phải như vậy. Vì khi Anh làm chủ tịch nước, Đoàn Khuê làm bộ trưởng quốc phòng, Anh làm Phó bí thư quân uỷ trung ương nhưng Mười giao hẹn quyền hạn cho Anh. Vì quyền hạn chức Bí thư quận uỷ trung ương hơn nên Anh muốn làm Tổng Bí Thư để kiêm luôn chức ấy).

Sau đó . Anh bị tai biến mạch máu não. Đoàn Khuê và một số cán bộ tích cực ủng hộ đưa LKPhiêu làm tổng bí thư để giữ Chủ Nghĩa xã hội.


Kiệt, Mười, Anh, mặc dù có ý kiến của anh năm Công đề nghị nghỉ, 3 vị cứ bấu víu ở lại. Khi anh Đồng xin rút khỏi cố vấn (cả anh Linh và anh Công cũng vậy), anh nói với Kiệt, Mười, Anh là không ở lại bộ chính trị thì làm cố vấn. Mười tỏ vẻ phấn khởi. Anh lừng khừng. Nhưng rồi cả 3 đều phải rút khỏi bộ chính trị để làm cố vấn.


Đến đây, tháng 12/1997 Đỗ Mười chuyển giao chức TBT cho LKPhiêu (xem tài liệu riêng). Bộ chính trị lúc này gồm: Cũ có Phiêu,TD Lương, Trương tấn Sang, Lê Minh Hương, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn Dũng. Mới có Khải, Ngân, Lê Minh Triết, Phan Diễn, NPhú Trọng, Nguyễn Đức Bình, Phạm Văn Trà, Tùng, Thị Mỹ.


Thế là từ tháng 12-1997 đến đầu năm 2001 Lê Khả Phiêu đảm nhiệm cương vị TBT. Phiêu làm được nhiều việc , tiêu biểu cho ý chí đấu tranh , kiên định đường lối , dương cao 3 ngọn cờ.


1.- Kiên định con đường tiến lên CNXH , giữ vững định hướng XHCN .


2.- Đối ngoại giữ vững độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế ( hoà nhập chứ không hoà tan ).


3.- Đối nội đề ra cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn đảng , tập trung và khắc phục sự suy thoái trong đảng , mục tiêu đấu tranh chủ yếu là chống tham nhũng . Trong vấn đề này LK Phiêu đã mạnh tay xử lý 1 số cán bộ ở cấp cao , cách chức Phó Thủ Tướng Ngô Xuân Lộc , cảnh cáo bãi chức Kiêm Tổng Giám Đốc ngân hàng và hàng mấy chục cán bộ cấp tỉnh tập trung ở phía nam .

Với tác phong giản dị, chan hoà trong quần chúng, sát dân, xông pha trong bão lũ, giải quyết kịp thời những vấn đề cứu dân trong lúc khó khăn… Nói thẳng, phân biệt đúng, sai, có uy tín đối với quần chúng. Khôi phục uy tín đng và mối quan hệ dân với đảng, dân tin đảng.

Cũng trong thời điểm cuối 2000 đầu 2001 địch + phần tử xấu trong , ngoài nước tung dư luận đòi ta thay đổi đường lối. Mỹ ép ta bỏ điều 4 trong hiến pháp, đòi gác lại CNXH, đổi tên đảng, tên nước, sửa đổi quốc kỳ, quốc ca… Song ta không ngờ và không hề nghĩ tới việc thay đổi đường lối chính trị, tổ chức lật đổ lại chính nằm trong âm mưu của 3 anh cố vấn (đến đại hội IX bột phát ta mới hiểu).

Thời kỳ đương nhiệm (trước đại hội IX) có mấy hoạt động nổi bật của TBT LK Phiêu, và cũng chính những hoạt động này bị 3 anh cố vấn lên án:


-Xử lý Ngô Xuân Lộc (bị Đỗ Mười phản đối).


-Thành lập tổ chức A10.


-Hoãn ký hiệp ước thương mại Việt - Mỹ


-Thăm TQ-Hội đàm với GiangTrạch Dân.


-Thăm châu Âu (Có Thị Dung cùng đi trong đoàn).


-Trực tiếp đối thoại với Bin Clin-Tơn.


+Chuẩn bị đại hội đảng IX


Một mặt đưa dự thảo báo cáo chính trị thu thập ý kiến tham gia c?a mọi tầng lớp nhân dân. TBT LK Phiêu đi sát cơ sở dự Đại hội đảng bộ cơ sở tận chi bộ. Không khí dân chủ tin tưởng, phấn khởi trong đảng và ngoài xã hội tăng cao.


Đồng thời trong lúc này 3 anh cố vấn cũng bàn mưu , tính kế chuẩn bị đảo chính trong đảng trước khi khai mạc đại hội .Họ lập kế hoạch , tạo chứng cớ giả , tập trung mũi nhọn nhằm lật đổ TBT LK Phiêu ( Phiêu không biết ). Ba anh cố vấn mớm cho Hữu Thọ ( trưởng ban Tư TưởngVăn Hoá TW ) tung dư luận trong cuộc họp báo tại thành phố HCM: " nhiệm kỳ đại hội đảng tới Lê Khả Phiêu nên nghỉ " . Thọ phát biểu rất vô nguyên tắc vì chưa đại hội và Bộ chính trị, TW chưa có ý kiến gì về nhân sự đại hội.


Trong lúc TBT- Lê Khả Phiêu lo chuẩn bị cho đại hội thì 3 anh cố vấn ráo riết chuẩn bị vùi dập, vu khống, lật đổ Phiêu. Trực diện vu khống, đả kích, thực hiện mưu đồ đo chính trong đảng trước đại hội IX khai mạc lần lượt diễn ra như sau:

-Sáng 10-10-2000 Phiêu mời 3 cố vấn họp để thăm dò chuẩn bị nhân sự cho đại hội IX . Phiêu nêu ý kiến 1 số đ/c nên rút ra khỏi Bộ chính trị là :Nguyễn Đức Bình , Phạm VănTrà , Nguyễn Mạnh Cầm, Tùng, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Tấn Dũng và Trần Xuân Giá ra khỏi TW, rồi nêu thôi chế độ cố vấn…

Cùng lúc này Lê Đức Anh bắt tay Trần Đức Lương, mớm: “ Lần này anh sẽ phải làm Tổng Bí Thư ". (Lương hí hửng mừng thầm).


Chiều 10-10 cố vấn ra đòn tấn công đợt 1.


-Cố vấn đưa ra đề nghị trẻ hoá TW Bộ chính trị dưới 50 tuổi ( như vậy thì Bộ chính trị chỉ còn 1, Tw còn 60 người). Nhưng 3 cố vấn cảm thấy khó thực hiện, khó có sự đồng tình.


Ngày 3-1 đến 11-1-2001 Đại Hội đảng toàn quân, cố vấn tấn công đợt 2.


Trong đại hội này LĐ Anh đột ngột buộc LK Phiêu 10 tội:



1.- Bán đất, bán biển cho Trung Quốc.
2.- Lộ bí mật ý đồ chiến lược với Giang Trạch Dân.
3.- Độc đóan thiếu dân chủ.
4.- Thành lập A10 âm mưu lật đổ nội bộ.
5.- Quan hệ bất chính với gái và quan hệ với gái gián điệp.
6.- Hoãn ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ.
7.- Trực tiếp đối thoại với Clin-Tơn quá cứng rắn.
8.- Đề bạt Lê Hải Anh là 1 tên đào ngũ lên thứ trưởng Bộ Quốc Phòng.
9.- Địa phương chủ nghĩa (Thanh Hoá hoá, Hà Nội hoá, lôi kéo người Thanh Hoá lên trung ương).
10.- Lôi lại vụ Xiêm Riệp.


Trong lúc này LĐ Anh mắng thẳng vào mặt Phạm Thanh Ngân là đồ ngu và tập trung vu khống Phiêu về tội vô nguyên tắc trong việc thành lập A10 (tổ chức chuyên theo dõi nội bộ) và bán đất, bán biển cho Trung Quốc… làm cho toàn bộ những người có mặt trong đại hội ngơ ngác.


Phiêu và Ngân có thanh minh.


Cố vấn không kết tội Phiêu được lại buộc Phiêu nhận kỷ luật và bảo: Phiêu phải từ chức ngay. Phiêu bị đột ngột, bất ngờ nên thanh minh vài điểm xung quanh vụ A10 và nói: "Nếu tín nhiệm thì tôi tiếp tục làm, không thì thôi."


Sau đó các cán bộ lão thành cách mạng gây áp lực, động viên Phiêu làm lại không nên rút lui…

+Từ đầu tháng 1 đến đầu tháng 2-2001


Không kết tội được, chưa đánh bại được ý chí của LK Phiêu, ban cố vấn phân công nhau đi vận động để tìm kiếm sự ủng hộ của các đ/c uỷ viên TW, uỷ viên Bộ chính trị, tướng lĩnh về hưu để lật đổ các đ/c cầm đầu bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước, nhưng vẫn tập trung mũi nhọn vào TBT LK Phiêu.


Ngày 13-1-2001 Đỗ Mười gọi điện thoại cho Nguyễn Đức Tâm (nguyên UV Bộ chính trị - trưởng ban Tổ chứcTW cũ ) đang ở Hải Phòng báo sẽ gặp Tâm để thông báo một số tình hình , nhưng Tâm bận. Đến 6-2-2001 Mười mới gặp Tâm (LĐ Anh đã cho người thông báo tình hình với Tâm trước) Hỏi Tâm có ý kiến như thế nào về những điều đã được Anh thông báo? Rồi Mười phân tích phê phán việc Phiêu quyết định thành lập A10 là sai nguyên tắc. Rồi Mười trao cho Tâm một bản án LK Phiêu dài 7, 8 trang trong đó đặt vấn đề : Phiêu quan hệ trai gái với Thị Hà, thị Dung là gián điệp Mỹ… Mười còn trao cho Tâm 1 tấm ảnh nói là : "ảnh chụp được từ nước ngoài ". Mười còn vận động Tâm đòi thay đổi 50 % uỷ viên Bộ chính trị, nhất là 3 người chủ chốt: Phiêu, Lương, Khải và điều NĐ Mạnh sang công tác khác. (Xem bản báo cáo của Tâm với Bộ chính trị).


+Đòn tấn công thứ 3.


Sau 1 tháng ráo riết vận động đến 5-2-2001 hội nghị TW 11a họp trù bị. LĐ Anh chính thức đưa 10 tội của LK Phiêu ra trước hội nghị. Buộc hội nghị tập trung thảo luận đấu tranh phê phán Phiêu về quyết định thành lập A10. Cho Phiêu là lộng quyền, vi phạm nguyên tắc nghiêm trọng , định lật đổ TW& Bộ chính trị gây nghi ngờ nội bộ... Anh tiếp tục buộc Phiêu từ chức trước khi khai mạc đại hội IX.


Vấn đề thành lập A10 như sau:


Nguyên từ trước năm 1995 LĐ Anh nắm hội đồng an ninh, quyết định nâng cục II lên thành tổng cục II (TCII) , giao cho nó quyền hạn, nhiệm vụ vượt quá chức năng ( thành cơ quan tình báo chiến lược quốc gia ) lại làm cả nhiệm vụ của an ninh phản gián. Võ Văn Kiệt ra QĐ 96 sau đó NĐ Mạnh ra pháp lệnh thành lập cơ quan phối kiểm tin (gồm CA, TCII, cục bảo vệ QĐ). Để nắm vững TCII, LĐ Anh nhận Nguyễn Chí Vịnh (một thanh niên hư hỏng, con trai Nguyễn Chí Thanh) làm con nuôi nâng đỡ, ô dù đưa vào quân báo đề bạt nhanh lên đại tá phụ trách tổng cục phó TC II.


Dựa vào thế LĐ Anh, TC II ngày càng lộng hành cho nên công tác phối kiểm tin không còn chuẩn xác , nội bộ TCII phức tạp , đưa tin không chính xác và nhiều việc làm sai trái. Ví dụ tên Nguyên thư ký cho Phan Văn Khải cùng tên Tô Luyến cục 11, TCII định bắt cóc Võ Thị Thắng bức cung buộc Thắng phải nhận làm việc cho địch khi Thắng bị địch bắt trong kháng chiến để lập hồ sơ giả trị tội chị Thắng. May là ta đã phát hiện kịp thời chặn đứng lại . Ví dụ khác là, chúng đã đưa 1 số tài liệu, cán bộ của ta bị địch bắt trước đây đã đầu hàng và nhận nhiệm vụ địch giao . Họ nói tài liệu này do cơ sở điệp báo của ta từ nước ngoài cung cấp . Song thực tế tài liệu đó là ta thu được của địch từ khi giải phóng miền Nam. Trước đó Vũ Chính thiếu tướng là cục trưởng cục II (xem thêm tài liệu vương triều Vũ Chính - cha vợ của Vịnh) có đề nghị LK Phiêu đề bạt Nguyễn Chí Vịnh lên hàm thiếu tướng và đưa vào TW nhưng bị Phiêu bác bỏ. Trong lúc này có tên Kế đại tá TCII bí mật lập đường dây viễn thông liên lạc với nước ngoài bị cục bảo vệ an ninh phát hiện . Đứng trước tình hình lộn xộn đó LK Phiêu họp với Trà , Ngân định thành lập nhóm A10, thành phần gồm TC II , Cục bảo vệ an ninh, Tổng cục chính trị, thành lập một bộ phận phối kiểm tin địch, ta tránh tình trạng mạnh ai nấy báo (một việc mà 2 nguồn tin đưa ra khác nhau). Cử Trà làm tổ trưởng A10, Trà lại đề cử Ngân làm. Phiêu giao Vũ Chính làm kế hoạch. Vũ Chính đưa bản thảo cho Phiêu xem . Phiêu thấy Vũ Chính đề ra nhiệm vụ, quyền hạn A10 quá to. Phiêu xoá đoạn " theo dõi lực lượng cấp tiến trong và ngoài quân đội". Chính về viết lại thành 1 bản chính theo nội dung Phiêu đã sửa kèm theo phụ lục hướng dẫn lại để nguyên không sửa. Chính đưa cho Ngân thông qua . Ngân đem bản chính không xem phụ lục, Ngân ký chuyển cho Phiêu. Phiêu thấy Ngân ký rồi tưởng đã chữa theo ý Phiêu, Phiêu cũng không xem phụ lục, Phiêu ký. Trong văn bản đề chức danh là “Bí thư quân uỷ TW” chứ không đề thay mặt quân uỷ TW. Sau khi Phiêu ký, Chính thấy Phiêu sơ hở, sai sót rồi, Chính đem văn bản đó giao cho LĐ Anh. Anh chớp lấy lên án là Phiêu lộng quyền , độc đoán , phạm nguyên tắc không qua tập thể Quân Uỷ TW. Từ đó quy ra tội như thế là Phiêu chủ trương theo dõi cán bộ cao cấp TW, cán bộ trong và ngoài quân đội. Như thế là theo dõi cả Bộ chính trị, mang ý định âm mưu lật đổ. Và đòi Ban chấp hành TW phải kỷ luật Phiêu, buộc Phiêu phải từ chức ngay.


Qua đấu tranh thẳng thắn, có 1 số ý kiến bảo vệ Phiêu, Phiêu chỉ sơ hở về hành chính, không phạm sai nguyên tắc. Phiêu chứng minh bằng lấy bản thảo mà Phiêu đã gạch bỏ đoạn theo dõi thượng cấp đến... mà do Chính không sửa khi ký vào bản chính thức. Chỉ có thiếu sót là không xem lại kỹ phụ lục kèm theo, không phải độc đoán mà có họp thường vụ đảng uỷ quân sự TW (Phiêu, Trà, Ngân) quyết định thành lập A10 (Lúc này Trà cứ ngồi im ậm ừ để 1 mình Phiêu thanh minh). Phiêu bình tĩnh: "Thưa anh sáu Nam -LĐ Anh - Nếu anh nói tôi lộng quyền thì việc lộng quyền ấy đã xảy ra từ năm 1995 khi anh đưa cục II lên thành TCII cho nó hoạt động quá phạm vi hoạt động cuả nó đấy! Nếu anh nói tôi nghi kỵ thì anh hãy nhớ lại khi anh lâm bệnh tai biến mạch máu não, anh không chịu uống thuốc, không dám ăn. Chị khóc lóc sợ anh chết, chị chạy sang nhà tôi, nhờ tôi động viên bảo anh ăn, uống thuốc. Vậy chính anh mới là người nghi kỵ nội bộ.. từ đó...

Ngày đó không quật ngã được Phiêu về A10 thì đến ngày 6-2-2001 LĐ Anh dở thủ đoạn đểu cáng đổ cho Ngân cử người theo dõi cán bộ cao cấp trong đảng. Ngân thanh minh không có chỉ thị, văn bản nào giao nhiệm vụ đó.

Chị Mỹ, Chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra TW, kiểm tra toàn bộ hồ sơ, giấy tờ thành lập cũng như hoạt động của nhóm A10 đều không có dấu hiệu gì là theo dõi cán bộ cao cấp trong đảng như Anh vu khống. LĐ Anh đuối lý quay sang dùng thủ đoạn đê hèn hơn gán cho Phiêu là "Anh rỉ tai cán bộ phụ trách A10 theo dõi". Phiêu phản bác lại... Trần Đức Lương ôm mộng sẽ được làm TBT (Như LĐAnh mớm) Lương trực tiếp chất vấn thiếu tướng cục trưởng bảo vệ an ninh “ Phiêu, Ngân có rủ đến anh không?” và đe doạ “nếu anh không nói tôi kỷ luật anh”. Trước hành động bỉ ổi của Lương thiếu tướng An phản bác vì sự thực không có. LĐ Anh đã dùng ngón cuối cùng là gọi Nguyễn Chí Vịnh làm chứng là Phiêu và Ngân có rỉ tai y. Chứng cứ như vậy Phiêu, Ngân thanh minh sao được. Thấy sự thực là chúng vu khống nên hội nghị bỏ ngỏ, cho qua không kết luận gì. Hội nghị TW 11a giải tán.

Sau Hội nghị TW 11a LĐ Anh phái Sơn thư ký riêng đến từng nhà cán bộ cao cấp lão thành từng là UV Bộ chính trị, UVTW, một số tướng lĩnh quân đội về hưu như Chu Huy Mân, Trần văn Quang, Nguyễn Thanh Bình, Hoàng Minh Thảo, Nguyễn Quyết, Tố Hữu, Đồng Sỹ Nguyên... Đến Nguyễn Đức Tâm, Sơn nêu tội Phiêu về vụ A10 và trao bản vạch tội Phiêu dài 6,7 trang để thuyết phục và nói các đ/c lão thành ủng hộ lật đổ Phiêu. Song tất cả đều khước từ và có đơn tố giác phản bác gửi đến Bộ chính trị và TBT.

Đồng thời sau hội nghị 11 a việc vu khống, đả kích của 3 vị cố vấn dùng lật đổ, đảo chính trong đảng trước hết là hạ bệ LK Phiêu lan ra khắp nước. Trong cán bộ lão thành cao cấp, nhiều nơi nhiều cá nhân, tập thể của chi bộ biên thư , kiến nghị dồn dập gửi về TW, BTL , Bộ chính trị, bảo vệ đoàn kết, bảo vệ TBT LK Phiêu, lên án cố vấn chủ yếu là LĐ Anh, đòi kỷ luật cố vấn thông báo cho toàn đảng biết không thể bỏ qua. Như vậy trải gần 1 tháng đến hội nghị Tw 11 b khai mạc vẫn tiếp tục đấu tranh.


+LĐ Anh tấn công Phiêu lần thứ 4.


LĐ Anh nêu vụ Phiêu đi thăm TQ đối thoại với Giang Trạch Dân là phạm tội bán đất , bán biển, là lộ bí mật chiến lược của đảng, là độc đoán. Đi về không báo cáo với Bộ chính trị, không cho Nguyễn Mạnh Cầm cùng dự họp là biểu hiện sự thậm thụt sao đó...


Sự thật vụ việc này là: Xuất phát từ phía TQ, GT Dân mời Phiêu sang thăm. Ta thăm dò ý của họ chỉ TBT gặp TBT? Họ trả lời mỗi bên 4 người: TBT, thư ký TBT, trưởng ban đối ngoại TW, chánh văn phòng TW. Ta cũng muốn nhân dịp này thăm dò thái độ của TQ đối với Mỹ, đối với CNXH. Kế hoạch đi thăm do ban đối ngoại TW làm, Mạnh Cầm thông qua… Khi vào phòng họp do sơ xuất Cầm bước vào phòng bị ngăn lại ngay vì không dúng thành phần quy định .

Nội dung bàn ta thoả hiệp chữa lại cột mốc biên giới ở vĩ tuyến… do TQ yêu cầu. Họ lập luận trước kia do công nhân đưa cột mốc không tới đỉnh núi đành bỏ lai sườn núi, bây giờ đưa cột mốc lên đỉnh núi.


Về biển : Hai bên đấu tranh cuối cùng đã đi đến thoả thuận xác định 3 vùng biển, ở ngoài khi Vịnh Bắc Bộ là vùng đánh cá chung của cả 2 bên.

Quan hệ với TQ ngày nay rất tế nhị. Ta ở cạnh một nước to, không thể căng với họ vì họ sát nách ta. Khi LĐ Anh phê là Cầm không được vào dự là thậm thụt ,Phiêu chứng minh kế hoạch đi hội đàm do Cầm thông qua, không dự vì không đúng thành phần do TQ quyết định. Khi họ nói độc đoán về không báo cáo Bộ chính trị, Phiêu chứng minh, có Khải làm chứng. Khải nói: "Lúc đó Phiêu có báo cáo Bộ chính trị", Phiêu đem văn bản ngày 4 có báo cáo với Bộ chính trị, có LĐ Anh dự, ngày 28 mới đi (Cầm ngồi đó ậm ừ). Phiêu chứng minh khi về có báo ,giở văn bản ngày 1-5 Phiêu báo cáo trong phiên họp Bộ chính trị, tập văn bản có ghi; Phiêu chỉ thị cho Trần Đình Hoan triển khai (Hoan ngồi đó ậm ừ).


Đuối lý LĐ Anh lại quay sang phê bình Phiêu tại sao tranh chấp với TQ vùng biển đông lại không đưa ASEAN vào? Phiêu giải thích: "Khu Tư Chính tây Trường Sa là thuộc chủ quyền của ta, chỉ tranh chấp với TQ không dính gì đến ASEAN . Nếu thực hiện đa phương đưa ASEAN vào thì ta không còn chủ quyền 2 khu vực ấy. Nên vấn đề này chỉ có song phương, không đa phương, mà trong nguyên tắc đa phương có song phương…” Anh đuối lý. Anh tiếp tục quay sang chỉ trích và kết tội Phiêu làm lộ bí mật quốc gia. Tại sao lại cho GT Dân biết ta xác định Mỹ vẫn là đối tượng chiến lược (kẻ thù).



Vấn đề này thực chất như sau:

Khi Phiêu gặp Phi đen tại Cuba 2 bên thống nhất thế nào cũng phải giữ TQ lại, đừng để TQ vượt đà… Phi Đen nói: “GT Dân thì được, còn Chu Dung Cơ chưa rõ… cần theo dõi xem sao …" Chu Dung Cơ khi sang thăm ta, ngồi trên chuyến chuyên cơ có bộc lộ với ta "năm 1997 đã cho ta là sai" ta cũng không muốn TQ thoả hiệp với Mỹ nên nhân chuyến đi này xem TQ xác định đối tượng chiến lược như thế nào.

Qua đàm đạo GT Dân nói: “Mỹ chiả 2 tay tôi phải chiả 2 tay, phải cảnh giác, phải nắm chắc LLVT”. Rồi Dân rỉ tai Phiêu. "Mỹ là đối tượng chiến lược của TQ, không phải là đối tác”. Do đó Phiêu mới nói: "Chúng tôi vẫn coi Mỹ là kẻ thù". Chứ không phải cố ý làm lộ bí mật quốc gia gì cả. Các cố vấn im.


Họ quay sang tấn công đòn thứ 5 mạnh hơn.


LĐ Anh, Đỗ Mười xúm nhau tố Phiêu quan hệ với gái gián điệp, tình báo Mỹ khi đi công tác sang Châu Âu, thị Hà, thị Dung và 1 phụ nữ khác nữa đồn là tình báo của Mỹ và nước ngoài. Đỗ mười đưa bức ảnh ghép Phiêu và Hà, 1 bức Phiêu ngồi cạnh thị Dung ở Pháp để làm chứng.


+Sự thực về Phiêu quan hệ với thị Hà như thế nào? Ra sao?


Thị Hà là con gái của Đặng Kinh ở Hải Phòng, trong chiến tranh Kinh là thủ trưởng của Phiêu. Trong chiến dịch tiến công vào thành cổ Quảng Trị khi địch oanh tạc vào vị trí của Kinh thì Phiêu lấy thân mình che chắn cho Kinh. Từ đó gia đình Kinh gắn bó với Phiêu. Thị Hà và Phiêu có cảm tình, dan díu… Nhưng khi Phiêu về Tổng cục chính trị, vào Ban Chấp Hành TW có đưa vấn đề này ra kiểm điểm. Phiêu đã cắt quan hệ, các cố vấn, cơ quan quân sự (có lẽ là cục II ) ghép ảnh Phiêu với Hà rồi đưa cho Vợ Phiêu xem để kích động ( thật bỉ ổi !) rồi đưa ra hội nghị TW vu khống Phiêu. Nhưng thị Hà thời kỳ Phiêu làm TBT, Hà vẫn rêu rao khoe khoang TBT Phiêu vẫn còn quan hệ yêu đương với cô ta. Phiêu đành chịu. Sự việc gác lại đó. Nhưng Hà đâu có phải là gián điệp.


Thị Dung là nhân viên 1 tổ chức kinh tế, đơn vị cử đi trong phái đoàn Phiêu sang Châu Âu. Trong lúc đang hội đàm tại Pháp, có cả đoàn ta, đoàn quốc tế, có Dung đi cùng. Cố vấn sử dụng (TC II) in ảnh bôi lem mặt những người xung quanh chỉ còn lộ ra hình Phiêu và Dung. Họ đưa ra trước hội nghị TW (quá bỉ ổi!) để chứng minh Phiêu ra nước ngoài lén lút quan hệ với gái gián điệp. Lúc đó Nguyễn Mạnh Cầm không còn nén được nữa bật đứng lên phản bác: “Hôm đó có tôi ở sau lưng anh Phiêu, tại sao xoá mặt tôi đi”. Thế là thủ đoạn vu khống bị lật tẩy hoàn toàn.


Chưa dừng ! Nguy hiểm hơn. Họ lại quay sang tấn công đòn thứ 6.


LĐ Anh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt (Xuất chiêu đủ 3) LĐ Anh, Đỗ Mười cho rằng Phiêu trực tiếp đàm thoại với Clin-Tơn như vậy là quá cứng rắn, quan hệ với Mỹ sẽ khó khăn… VV Kiệt phát biểu với giọng thống thiết “Đ/ c Phiêu làm như vậy thì công lao chúng tôi đặt quan hệ với Mỹ lâu nay (mở cấm vận, quan hệ bình thường, các nước của Mỹ đầu tư, cho vay) coi như công dã tràng xe cát? Rồi đây sẽ hạn chế đầu tư, cho vay, công cuộc xây dựng kinh tế, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ khó khăn (luận điệu này đương nhiên đã tác động tâm lý nhiều người đâm lo, có sức thuyết phục rộng rãi các nghành, các cấp làm kinh tế… thật là nguy hiểm và nguy hại nếu đảng ta không kịp thời đấu tranh)”.


Còn Đỗ Mười, Trần Xuân Giá hùa vào phê phán quyết liệt LK Phiêu, lên án tiếp tội lỗi của LK Phiêu làm trì hoãn ký kết hiệp định thương mại. Cố tình gây cản trở Mỹ và các nước mở rộng đầu tư.


+Hai sự kiện hư thực, đúng sai như thế nào?


1.- Việc tiếp xúc với Clin-Tơn TT Mỹ.


Khi Clin-Tơn tiếp xúc và nói chuyện với giáo viên, sinh viên tại trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội với giọng trịch thượng, tiếp xúc với 1 số nơi nhằm xoá nhoà tội ác, đánh đồng ta như Mỹ. Chính Phiêu muốn tỏ cho Clin Tơn biết rằng: "Lịch sử là không thể phủ định, không thể xoá nhoà, không thể đánh đồng người bị xâm lược với kẻ đi xâm lược, lên án Mỹ chia cắt nước ta, gây chiến tranh xâm lược ta chứ không phải nhân dân ta gây chiến", Làm cho Clin Tơn không được chơi trội, gây mơ hồ ảo tưởng… nội dung ứng xử của Phiêu đã được cán bộ, đảng viên nhất trí, các cụ hưu trí và nhân dân rất hoan nghênh, đồng tình, hả dạ. Tại sao 3 cố vấn và Giá lại buồn, lại lo và phê phán?



2.- Vấn đề ký hiệp định thương mại Việt Mỹ.


Ban đầu Mỹ tự thảo bằng tiếng Anh hoàn toàn. Nguyễn Tấn Dũng và Mạnh Cầm ở lại Mỹ vội ký tắt rồi mang về báo cáo với Phiêu và ngày 27-7-1999 (Sau này ta mới biết lúc ấy Cầm và Dũng xin cho con học ở Mỹ, được Mỹ nhận cấp học bổng). Phiêu ngầm đưa cho các trí thức chuyên gia kinh tế tham khảo và hỏi ý kiến anh Giáp vì trong văn bản có 40 điều hoàn toàn có lợi cho Mỹ, bất lợi cho ta. Phiêu đưa Bộ chính trị, đa số đồng ý hoãn - chưa ký.


Ngày 1-4-1999 LĐ Anh thúc ép Phiêu, bảo Phiêu phải cho ký. Phiêu bảo phải chờ ý kiến tập thể Bộ Chính Trị. LĐ Anh hùng hổ nói " ù có tập thể cũng phải ký”. Phiêu bực mình đáp "Anh nói như vậy là vô nguyên tắc". Trong khi họp BCT để bàn thì chỉ có Tấn Dũng (Phó Thủ Tướng) và Cầm có ý kiến phải ký. Phan Diễn ngập ngừng. Phiêu gạn hỏi Diễn “Anh đồng ý ký hay không.” Diễn ấp úng: “ờ, ờ thì ký." (Sau này ta mới biết con trai Lê Đức Anh được Mỹ cấp học bổng du học tại Mỹ)’


Sau đó ta buộc Mỹ phải xuống thang, chịu sửa lại 1 số điều khoản bất lợi cho ta, ta mới ký bằng cách ta gợi ý cho tổng thống Pháp Chiracs mời cho ta gặp Mỹ tại Pháp trong chuyến công cán Châu Âu. Phiêu gặp Clin Tơn qua hội đàm ta hé mở ý tứ mập mờ cho Clin Tơn ngầm hiểu " Nếu Mỹ không chơi với ta thì ta chơi với EU, Nhật, TQ. Từ đó Mỹ sửa và ta chịu ký.


Trong Bộ Chính Trị thừa nhận việc ta hoãn ký hiệp định TM Việt-Mỹ , ứng xử với Clin Tơn là đúng. Nhưng khi cố vấn đưa ra hội nghị 11b phê phán, quy tội cho Phiêu thì tất cả BCT ngồi đó làm thinh để một mình Phiêu đối đáp tại sao?). Chứng tỏ ban cố vấn có liên quan thao túng Bộ Chính Trị.

Chưa thôi! Họ tập trung vơ vét ra đòn thứ 7.

Họ quay sang phê phán Phiêu tại sao sử dụng Nguyễn Chí Trung làm thư ký riêng. Họ vu khống là lý lịch Trung không rõ, nào là thành phần trên, gia đình thuộc lớp trên, quan hệ chính trị xấu (trước kia) nhưng không phải vậy.


Đến khi chị Mỹ phát biểu tổng hợp và kết luận 3 vụ đều là vu khống hiểm độc của ban cố vấn. Chị Mỹ chất vấn: “Những vấn đề các cố vấn đưa ra là gốc ở đâu? Vấn đề A10, vấn đề TQ, vấn đề quan hệ với gái gián điệp chả phải là vấn đề gì cả. Chị Mỹ cho là vu khống.


Họ lại quay sang vu khống chị Mỹ (Chủ Nhiệm Uỷ Ban Kiểm Tra TW). LĐ Anh trực tiếp tố cáo chị Mỹ là ăn hối lộ với Lê Minh Hương. Đ/c M Hương vặn lại: “Anh nói chắc không?” LĐ Anh nói chắc, giả đò về lấy sổ tay ra có ghi mấy dòng để chứng minh. Hương báo với Phiêu. Phiêu cử người đi xác minh là không có. Hỏi lại Anh. Anh từ chối là không có tố cho chị Mỹ . Hương nói: "Chính anh báo với tôi mà! Anh Anh?"


Những vấn đề khác như đề bạt Lê Hải Anh, vấn đề Xiêm Riệp, địa phương chủ nghĩa đều là chuyện vụn vặt, hội nghị không ai bàn đến làm gì.


Cuối cùng hội nghị 11a, 11b đều không có cơ sở, lý do gì để kết tội, thi hành kỷ luật đối với LK Phiêu.

Phiêu còn 2 việc tồn đọng khó thanh minh.



1 là vụ rỉ tai Vịnh, 2 là việc quan hệ với Hà.



Nhưng còn nhiều vấn đề đối với mấy ông cố vấn mà chưa nói được hết. Ví như:


1.- Vấn đề lịch sử chính trị của Lê Đức Anh: Cho con đi học ở Mỹ. Trước đây Anh đồng ý 1 bộ phận chuyên môn của Mỹ ở lại bệnh viện 108 để nghiên cứu (Đoàn Khuê và LK Phiêu bác bỏ).

Tình hình bạo loạn ở Tây Nguyên thì Anh nói là chuyện trẻ con, chúng nó làm gì lấy được Tây Nguyên. Phiêu lại nói: "Đó là vụ bạo loạn chính trị đằng sau là Mỹ - dẹp ngay".


LĐ Anh nhận tiền Đặng Đình Loan (Phần tử xấu) tên Bích (Phần tử yếu kém bên bộ công an), tên Tư Không ở tp HCM (cũng loại xấu) đưa vào làm việc ở bộ phận thư ký của Phiêu bị Phiêu bác. Trước đây LĐAnh sử dụng và hậu đãi Trần Đình Hoan để y làm loa nói xấu anh Giáp. LĐAnh còn thuyết Ngô Hoàng thứ trưởng Giao Thông nhận thằng Hà là con trai của mình làm Vụ trưởng quốc tế dần dần vào TW. Hoàng xin ý kiến Phiêu, Phiêu bác (LĐAnh giận lắm). Sau đó LĐAnh đề nghị đưa Hà lên phó Giám Đốc Đại Học Bách Khoa, Phiêu nói không được.



LĐ Anh đưa toàn bộ phần tử xấu vào cương vị trọng yếu trong tổ chức đảng và nhà nước, còn ép đưa 1 số kém vào TW. Khi Anh đòi đưa Kiên (Tư Lệnh Quân Khu 7 ra thay Trà, Phiêu không đồng ý. Anh lại giữ Trà ở lại Bộ trưởng Quốc Phòng. Anh phê bình Phiêu là không tình nghĩa với Trà (Phiêu định đổi người khác thay Trà). LĐ Anh không từ ngõ ngách nào đều vu khống, moi móc nói xấu vấy lỗi cho đ/c LK Phiêu.


Còn việc con trai LĐ Anh do Mỹ nuôi học bên đó bây giờ ta mới biết! và LĐ Anh kết nạp đảng năm nào, ngày nào, ai giới thiệu, ở đâu? Lại có tuổi đảng 60 (nghe nói có cụ đã ra tận Bộ chính trị TW tố cáo Anh).


2.- Còn Đỗ Mười tại Hà Nội có ông bạn thân thiết hỏi tại sao vừa rồi anh làm như vậy (Vu khống lật đổ Phiêu) Mười trả lời: "Nó lật tôi, tôi lật lại" (Một câu trả lời "tuyệt hay" của vị nguyên TBT, nguyên cố vấn BCHTW. khó có câu nói nào ngắn chỉ 6 từ mà lột tả được đúng, chính xác cả khẩu khí và bản chất thực cuả Đỗ Mười, đồng thời cũng là khái quát bản chất, khẩu khí thực của đại đa số những vị có chức có quyền trong ĐCSVN hiện nay như vậy) Rồi Mười lại trách: “Bấy lâu nay vợ chồng Phan Văn Khải đến thăm tôi chứ Phiêu nó có đến thăm tôi bao giờ đâu”. (Khi Phiêu xử lý Ngô Xuân Lộc Mười phản đối vì Lộc ân tình với Mười, do Mười cất nhắc lên. Chính Mười cắm Phạm Thế Duyệt vào Bộ chính trị, sau khi thôi Bí thư thành uỷ Hà Nội lại làm thường trực Bộ chính trị...


+Hội Nghị Ban Chấp Hành TƯ lần thứ 12.


Khai mạc gồm 165 đoàn đại biểu (ta hy vọng các đoàn đại biểu địa phương lên sẽ thay đổi cục diện. LK Phiêu sẽ được đa số ủng hộ tái cử. LK Phiêu chưa tuyên bố rút thì Trần Xuân Giá đã phê phán Phiêu quyết liệt về hoãn ký hiệp định thương mại và cứng rắn với Clin Tơn... Khi được các nước đầu tư để phát triển kinh tế (đã làm lung lạc các đại biểu về dự dại hội). Tiếp đến Mai Thúc Lân lên gân sỉ vả LK Phiêu: "Anh là đồ lật lọng. Tại sao trước đây anh nói rút lui... bây giờ lại không rút tên trong danh sách...". (Trước hội nghị TW 12 Anh mời Lân đến dùng cơm thân mật và Anh nói với Lân: "Lần này anh sẽ vào Bộ chính trị và làm chủ tịch Quốc Hội". Lân hí hửng quay sang chống Phiêu).


Khi vào chương trình ứng cử vào Bộ chính trị TW trong 165 đoàn đại biểu thì có 155 đoàn giới thiệu LK Phiêu. Song lấy phiếu thăm dò cá nhân (sự thật họ làm sao không rõ do Phạm Thế Duyệt chủ trì) họ công bố chỉ có 155 đại biểu (trên tổng số hơn 1000) giới thiệu LK Phiêu? Đến lúc này Phiêu tự thấy nếu bầu cử trúng vào TW cũng thấp, vào Ban Bí thư, Bộ chính trị càng khó. Nếu trúng khó làm nên Phiêu rút ra cho an. Bằng uỷ nhiệm cho Đ/c Phan Văn Khải thông báo Phiêu rút khỏi danh sách đề cử.


Đến giai đoạn bầu TBT. Danh sách dự kiến đưa ra: Trần Đức Lương, Nông Đức Mạnh.


Nguyễn Minh Triết phản đối Trần Đức Lương. Triết nói: “ở miền Nam, miền Trung không ai tín nhiệm anh Lương đâu”. (Gần đây vợ chồng Lương sửa lại nhà ở trên 1 tỷ, còn chuyện gì nữa mà Triết chỉ trích Lương ta không rõ).

Thế là chỉ còn lại 1 mình Nông Đức Mạnh. Mạnh từ đầu chí cuối luôn từ chối vì trình độ năng lực. Nhưng khi Mạnh tham khảo ý kiến 1 số đ/c lão thành trung kiên thì các đ/c ấy khuyên Mạnh: " Nếu tình huống xấu thì anh phải đứng ra nhận”. Mạnh mới nhận đề cử vào cương vị TBT.


Thế là mưu đồ đảo chính Phiêu thành công, ban cố vấn, đồng thời ghế cố vấn của các vị cũng bị xoá bỏ. Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt bị lực lượng quần chúng chỉ trích, cố xin lỗi theo kiểu đỡ đòn xuê xoa. Còn LĐ Anh nói tôi làm vậy là để tự kiêu binh, LĐAnh còn rất ngoan cố. Kiệt tuy buông lời xoa dịu nhưng còn biểu lộ ý đồ xấu xa, Kiệt nói: " Tôi còn đi xa hơn nữa...?"


Đến đây ta có thể tạm kết luận:



Rõ ràng Bộ chính trị, BCHTW đều bị ban cố vấn vừa khống chế vừa thao túng, là do các cố vấn vừa lộng quyền vừa vô nguyên tắc và quá cá nhân. Bởi vì nhiều vấn đề Phiêu bị vu khống vô nguyên tắc. Nhiều người trong Bộ chính trị biết và thấy bị oan nhưng không dám đứng ra bênh vực, minh chứng cho Phiêu mà ngồi làm thinh như Phạm Văn Trà (vì có đến 5 toà nhà 3 bà Vợ) Quân đội không thích, bị kỷ luật khiển trách (đưa lên đài) thế mà vẫn cứ thừa nhận là đủ tư cách đại biểu bầu vào Tw!.



+Nguyên nhân sâu xa từ đâu?


-Đó là vấn đề đấu tranh giữa 2 quan điểm và 2 đường lối. Đỗ Mười thoả hiệp với Võ Văn Kiệt từ đầu.


-LĐ Anh lộng quyền muốn thống lĩnh quân đội , biến quân đội theo ý đồ riêng của mình, xích gần với Mỹ (bởi vì lịch sử chính trị của Anh còn mờ ám, không phải là đảng viên.


-Sau Võ Văn Kiệt là Trần Bạch Đằng có quan hệ rất phức tạp.


-Mỹ đang hô hào hỗ trợ muốn ta trượt nhanh vào cải cách tư nhân hoá. Ta hiện đang xoay nền kinh tế theo hướng đó. Thực tế là đang đẩy mạnh cổ phần hoá...Vấn đề đầu tư cho kinh tế quốc doanh trước đây gần 1 ngàn mấy trăm tỷ nay chỉ còn 96 tỷ thì còn làm ăn gì được nữa? Nền kinh tế của ta đang có nhiều cơ hội hội nhập và cũng đầy thử thách cam go.



+Kết Luận.


Phải chăng đánh đổi Lê Khả Phiêu là đánh đổi đường lối chính trị, tổ chức, đánh đổi ngọn cờ: Độc lập dân tộc và CNXH.



Đây là cuộc đấu tranh một còn một mất giữa 2 con đường XHCN & TBCN của đảng ta.


Bởi vì lực lượng hữu khuynh đang chiếm đa số trong đảng. Số tích cực, kiên định đường lối XHCN chỉ chiếm 1/3 trong Bộ chính trị, 1/3 trong TW, 1/3 dưới chi bộ và các cấp.

Nền nhà ta chưa vững chắc, tư tưởng chính trị chính thống của ta chưa kiên định, nền kinh tế thị trường luôn có 2 mặt.

Những sự kiện tóm lược trên đây là tình hình đã qua quá đau lòng và khó hiểu.


Ta mong rằng từ nay về sau và mãi , không xảy ra và thực hiện đúng di chúc Bác Hồ.


Tóm lược Xong đêm 21-7-2002


Nguyễn Chí Trung



-Quốc hội không dám bạch hóa Hội nghị Thành Đô
(RFA) Đại diện của nhóm Mạng Lưới Bloggers Việt Nam hôm nay không thực hiện được kế hoạch trao văn bản ‘Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô’ tại cả hai nơi là Hà Nội và Sài Gòn.
Không tiếp/đóng cửa
Theo đúng kế hoạch được công khai trên mạng Internet từ ngày đầu tuần, đại diện của Mạng Lưới Bloggers Việt Nam thực hiện ‘Điều chúng tôi muốn biết’ ở cả hai nơi là Hà Nội và Sài Gòn vào sáng ngày 15 tháng 10 đến tại trụ sở Ban Dân Nguyện ngay tại thủ đô Hà Nội và Văn phòng Quốc hội ở phía nam tại Sài Gòn để trao văn bản ‘Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô’.
Tuy nhiên theo những người tham gia thì ở cả hai nơi họ đều không thể vào bên trong gặp người phụ trách để thực hiện việc trao văn bản như đã định.
Tại Hà Nội, anh Vũ Quốc Ngữ, một trong những người tham gia nhóm khoảng 20 người có mặt tại Ban Dân Nguyện vào sáng ngày 15 tháng 10 kể lại như sau:
Đến trước tòa nhà đó thì họ chặn lại, có cả người mặc quân phục, có người mặc đồ dân sự. Họ nói ở đây không tiếp đơn từ gì mà đây chỉ là nơi làm việc của Quốc hội; nếu muốn gửi đơn từ gì thì về số 1 Ngô Thì Nhậm ở quận Hà Đông. Chúng tôi không được vào tòa nhà của quốc hội đó.
Đến trước tòa nhà đó thì họ chặn lại, có cả người mặc quân phục, có người mặc đồ dân sự. Họ nói ở đây không tiếp đơn từ gì mà đây chỉ là nơi làm việc của Quốc hội
Vũ Quốc Ngữ
Ở Sài Gòn, anh Bùi Tuấn Lâm, người theo dõi sinh hoạt trao văn bản như vừa nêu cũng cho biết:
Sáng hôm nay, ở Sài Gòn những anh em trong nhóm chủ chốt đi trao hầu như đều bị an ninh canh giữ ở nhà hết rất ít người ra ngoài được. Còn tôi không trực tiếp tham gia mà đóng vai người quan sát, ghi lại hình ảnh chứ không ở trong nhóm trực tiếp sáng nay đến văn phòng Quốc hội. Khi tôi đến quan sát thì văn phòng 2 Quốc hội đóng cửa, không làm việc. Tôi không biết bên trong có làm việc hay không nhưng bên ngoài đóng cửa giống như nghỉ làm việc hoàn toàn. Công an, an ninh, dân phòng, công an phường bố trí quanh khu vực đó rất nhiều, hầu như anh em không tiếp cận được nơi đó và tôi không thấy đến đó để giao.


Tại Sài Gòn, trụ sở quốc hội hoàn toàn đóng kín cổng
Tại Sài Gòn, trụ sở quốc hội hoàn toàn đóng kín cổng


Dư Luận Viên xuất hiện
Tại khu vực Văn phòng Dân Nguyện ở Hà Nội vào sáng ngày 15 tháng 10 ngoài lực lượng bảo vệ còn xuất hiện những người mặc thường phục nhằm chống lại nhóm người đến trao văn bản. Anh Vũ Quốc Ngữ cho biết tình hình như sau:
Thanh niên mặc áo đỏ sao vàng đến ‘hục hặc’; và cũng có xô xát  một tí nhỏ thôi. Mọi người tránh không để sự việc xảy ra nặng nề nên cũng giải tán.
Yêu cầu được biết
Nội dung của văn bản yêu cầu mà Mạng lưới Bloggers Việt Nam muốn gửi đến Quốc hội để kiến nghị bạch hóa Hội nghị Thành Đô nêu rõ những thực tế mà người dân chứng kiến xảy ra trên đất nước Việt Nam suốt gần một phần tư thế kỷ qua với những thua thiệt trước Trung Quốc. Đó là lý do mà họ muốn biết tại Thành Đô hồi đầu tháng 9 năm 1990, hai phía đã có những thỏa thuận gì.
ở Sài Gòn những anh em trong nhóm chủ chốt đi trao hầu như đều bị an ninh canh giữ ở nhà hết rất ít người ra ngoài được...Công an, an ninh, dân phòng, công an phường bố trí quanh khu vực đó rất nhiều, hầu như anh em không tiếp cận được nơi đó và tôi không thấy đến đó để giao
Bùi Tuấn Lâm

Anh Vũ Quốc Ngữ nhắc lại:

Bởi họ căn cứ vào tình hình thực tế ở Việt Nam từ trước đến nay. Từ năm 90 đến nay có nhiều chuyện mà phía Việt Nam nhân nhượng về chủ quyền đất đai, chủ quyền biển đảo. Rồi về chính trị, kinh tế, văn hóa… Việt Nam quá lệ thuộc. Cho nên một người bình thường cũng có phân tích, tìm hiểu thông tin trên mạng. Và họ có một dấu hỏi rất lớn về sự việc xảy ra ở Thành Đô.

Tôi chưa được biết sự giải thích của họ, nhưng tôi nghĩ theo bản chất của họ, họ không bao giờ bạch hóa việc đó ra vì có ảnh hưởng đến tính chính danh của đảng, uy tín của đảng. Nếu công khai hóa ra, nhiều người dân không còn tin tưởng vào đảng, nên họ không bao giờ tuyên bố ra dù có thật hay không!

Anh Bùi Tuấn Lâm cũng nêu lên thắc mắc về hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam khiến người dân có quan tâm như anh thắc mắc và đòi hỏi được biết:

Đương nhiên để thông tin về Hội nghị Thành Đô rõ ràng thì không ai có đủ khả năng, đủ hiểu biết để xác định nó như thế nào; trừ khi nó được bạch hóa một cách hoàn toàn.
Chính vì sự che đậy của phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từ trước đến giờ nó tạo ra những luồng dư luận. Gần đây, sau những vụ như giàn khoan Trung Quốc đưa vào thì có nhiều hồ sơ từ phía Trung Quốc cũng như từ phía Việt Nam của những người đối kháng; và từ phía Trung Quốc cũng đưa ra những dư luận ‘úp úp, mở mở’ về vấn đề đó. Theo tôi, vấn đề ‘chúng tôi muốn biết’ là bình thường. Cho dù Hội nghị Thành Đô như thế nào, có đúng như những gì mà mọi người đang lo lắng, hoặc không phải đi chăng nữa thì cũng cần thiết phải được bạch hóa. Bởi vì đó gần như là ‘tiền đồ, tương lai’ của đất nước, của dân tộc.
Là nhà cầm quyền khi ký bang giao những gì với các nước khác cần phải cho người dân biết. Chưa kể điều trước khi ký kết tại Hội nghị Thành Đô, Việt Nam và Trung Quốc hầu như thù hằn nhau, sau khi Liên Sô sụp đổ còn lại hai nước cộng sản, không biết Việt Nam muốn giữ thế và sự lãnh đạo nên đã làm những gì với phía Trung Quốc để được chấp nhận vấn đề gọi là ‘bảo hộ’.
Tôi nghĩ gần đây Ban Tuyên giáo ra văn bản cho rằng có kích động là điều sai lầm. Đúng nhất là họ không nên chuẩn bị một hồ sơ để phản bác lại mà hãy công khai, minh bạch điều đó thì mọi chuyện sẽ sáng tỏ.

Vừa qua nhóm 61 đảng viên kỳ cựu và 20 cựu sĩ quan lực lượng vũ trang Việt Nam cũng ra thư ngỏ yêu cầu đảng và chính phủ cần công khai những điều đã ký kết với phía Trung Quốc tại cuộc gặp cấp cao ở Thành Đô năm 1990. Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng cộng sản Việt Nam gần đây cho phổ biến một tài liệu về cuộc gặp đó; tuy nhiên nhiều người quan tâm vẫn cho rằng cách làm như vậy là chưa thỏa đáng mà cần phải bạch hóa tất cả cho người dân biết.


Son Tran
Đến Quốc hội đòi Bạch hóa Thông tin HN Thành Đô
09h00 tại Hà Nội:

Sáng nay, theo lời hẹn trên mạng từ nhiều ngày trước, mặc dù bị ngăn chặn tại nhà, bị đeo bám nhưng một số công dân thủ đô đã tới Ban Dân Nguyện - 22 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội và Nhà Quốc hội mới để trao cho Quốc hội một văn bản "Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô".

Tin cho biết lực lượng chức năng cũng đã bám sát đoàn người, và đã có  bắt đi một công dân, đưa đi đâu hiện chưa rõ.

Tại trụ sở Quốc hội ở Sài Gòn, các lực lượng chức năng đã có mặt khá đông từ sớm. Một số công dân gửi Yêu sách bạch hóa Hội nghị Thành Đô đã có mặt nhưng phải ra về, chọn một thời điểm khác để đến đưa văn thư.


BasAm: 8h20′: Nhà văn Phạm Đình Trọng cho biết: “Sáng nay lại xuất hiện những người đến chốt chặn trước nhà. Ba người trên mảnh sân trước tòa nhà. Một số người trong quán nước.  Vì có việc phải đi, tôi vẫn phải ra khỏi nhà. Mọi lần ra khỏi hầm nhà xe, tôi thường đi theo hướng bên trái nên những người chốt chặn đều đón lõng phía bên trái. Sáng nay tôi đi hướng bên phải nhưng chỉ đi được một đoạn liền có người đi xe máy đuổi theo, ép tôi quay về“.

Nhà văn Phạm Đình Trọng còn cho biết thêm: “Hôm chủ nhật 12.10.2014,  vẫn có gần chục công an quen mặt chốt chặn trước nhà tôi.  Chiều tôi đi xe máy ra khỏi hầm nhà xe đoạn ngắn, năm sáu công an quây lại, hỏi: Đi đâu? Tôi đi đâu không phải nói với các anh. Không nói thì quay về. Họ định rút chìa khóa xe máy của tôi. Tôi không cho họ rút rồi quay xe về nhà“.


Rất nhiều công dân Hà Nội và Sài Gòn đã bị chặn tại nhà hoặc đeo bám sát sao, kể từ sáng sớm nay: Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Đình Hà, Nguyễn  Hồ Nhật Thành, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Văn Đài, ....

Quyền Được Biết là một quyền phổ quát của mọi công dân và Hội nghị Thành Đô có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận mệnh của dân tộc.

Sau đây là nội dung của bản yêu cầu:

                       YÊU CẦU QUỐC HỘI BẠCH HÓA HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ


Vào ngày 4 tháng 9 năm 1990, tại thành phố Thành Đô (Trung Quốc) những người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản Trung Quốc đã ký kết nhiều điều khoản liên quan đến quan hệ giữa hai nước, đặc biệt đến vận mệnh của Tổ quốc Việt Nam. Đến nay, sau gần một phần tư thế kỷ, nhân dân Việt Nam vẫn hoàn toàn không biết nội dung của hội nghị này. 

Tuy nhiên, kể từ sau Hội nghị Thành Đô, nhân dân Việt Nam đã chứng kiến:

- Trên đất liền: Việt Nam mất vào tay Trung Quốc hàng trăm ki lô mét vuông lãnh thổ do xương máu tiền nhân để lại và hàng ngàn hecta rừng đầu nguồn chiến lược dưới các dự án cho thuê dài hạn hơn 50 năm. Bất chấp can ngăn của rất nhiều trí thức và nhà quản lý tâm huyết, đảng chỉ đạo chính phủ cố tình thực hiện dự án khai thác bauxite lỗ lã, gây hiểm họa khôn lường đối với môi trường sống Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, hàng ngàn người Tàu vào chiếm ngự vùng chiến lược hiểm yếu Tây Nguyên.

- Ngoài biển Đông: Hàng ngàn ki lô mét vuông vùng biển giàu tài nguyên và huyết mạch giao thương của Việt Nam rơi vào tay Trung Quốc. Ngư dân Việt Nam mưu sinh trên ngư trường truyền thống bị lính Trung Quốc xua đuổi, bắt bớ, đánh đập, giam cầm, sát hại, cướp đoạt tàu thuyền, ngư cụ. Các đảo Gạc Ma, Chữ Thập... của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và đang bị biến thành những căn cứ quân sự nguy hiểm, nhằm mở rộng tham vọng xâm lược của Bắc Kinh đối với biển Đông.

- Về kinh tế: Kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc sâu sắc vào Trung Quốc. Bắc Kinh nắm 90% gói thầu các dự án kinh tế trụ cột, chế ngự kinh tế Việt Nam; hiểm họa đội quân người Trung quốc đi kèm, ăn ở, lập làng, lấy vợ, sinh con đẻ cháu khắp 3 miền ngày càng gia tăng. Máy móc thiết bị lạc hậu, hàng hóa độc hại Trung Quốc tràn ngập Việt Nam.

- Về chính sách đối với chiến sĩ và nhân dân: Để lấy lòng Bắc Kinh, sự kiện Trung Quốc xâm lược Việt Nam vào các năm 1979 và 1988, tàn sát dã man đồng bào và chiến sĩ nước ta bị cấm đề cập trong sách vở, báo chí; mọi hoạt động tưởng niệm đều bị cấm đoán và đàn áp thô bạo; bia liệt sĩ bị chỉ đạo đục bỏ. Mọi cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, phản đối đường lưỡi bò bạo ngược, đều bị đàn áp dã man. Những người dân tập Pháp Luân công ở Việt Nam cũng bị bắt bớ, tra tấn, khủng bố.

- Về ngoại giao: Nhà nước Việt Nam đã tỏ ra e ngại kiện hành vi xâm lược trắng trợn của Bắc Kinh ra các cơ quan tài phán quốc tế, kể cả vụ giàn khoan HD-981. Cờ Trung Quốc thêm sao (5+1 sao) ngang nhiên tràn ngập trong các dịp tiếp tân lãnh đạo Bắc Kinh do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức, và trình chiếu công khai trên đài truyền hình trung ương.

Hội nghị Thành Đô có những nội dung gì? Những ai đã thỏa thuận những gì để gây ra những hậu quả vô cùng tai hại trên, dẫn đến những Hiệp định phân định biên giới trên bộ Việt-Trung, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ bất bình đẳng? Còn những gì khác đã được bí mật thỏa thuận, uy hiếp sự tồn vong của dân tộc mà chúng ta chưa biết?

Nếu không có sự minh bạch thì không chính phủ nào có thể bị quy trách nhiệm. Phải chăng đây là lý do mà nhân dân bị tước đoạt quyền được biết để những người nắm quyền lãnh đạo trốn tránh trách nhiệm trước lịch sử dân tộc?

Những ai đã cam tâm bán rẻ xương máu tiền nhân và chiến sĩ đồng bào cả nước? Những ai đang rắp tâm tiếp tục mặc cả với giặc trên lưng nhân dân? Nhân dân phải được biết!

"Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra..." không thể chỉ là một khẩu hiệu tuyên truyền suông mà phải được thực thi. Do đó, trong vai trò những người dân làm chủ đất nước, chúng tôi yêu cầu các đại biểu Quốc hội, phải bạch hóa ĐẦY ĐỦ VÀ CHÍNH XÁC TOÀN BỘ NỘI DUNG của Hội nghị Thành Đô.

Nếu yêu sách chính đáng này của những người dân yêu nước, muốn bảo vệ quyền tự chủ và độc lập của nước nhà không được đáp ứng, thì điều đó chứng tỏ rằng quả thật Hội nghị Thành Đô đã bán đứng tài nguyên, lãnh thổ, lãnh hải và nền độc lập của Tổ Quốc. Sự im lặng của Quốc hội sẽ là câu trả lời rõ ràng nhất cho toàn thể nhân dân về nội dung tệ hại và nguy hiểm của Hội nghị Thành Đô.

Do đó, chúng tôi tin rằng Quốc hội sẽ trả lời nhanh chóng và nghiêm túc những yêu cầu bạch hóa Hội nghị Thành Đô. Chúng tôi tin rằng trong Quốc hội vẫn còn có những đại biểu chưa quên những hy sinh xương máu của những chiến sĩ đã nằm xuống ở các trận chiến biên giới Việt-Trung, Hoàng Sa, Trường Sa... để hành xử đúng lương tâm người Việt Nam yêu nước.

 

 
 

 

 

 

(Blog Tễu)


Đ.M..."ông cũng nên hết sức cẩn trọng, biết đâu đang có thế lực đen tối nào đó muốn ông im lặng vĩnh viễn"

Các lãnh đạo Việt Nam, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười
Đỗ Mười, người, chuột, Cách mạng Gõ
NHÂN TỐ BÍ ẨN

Mấy hôm nay tôi cứ nghĩ về ông Đỗ Mười. Hơn nữa, tôi tưởng tượng tôi là Đỗ Mười. Rồi tôi tự hỏi: Nếu là ông, tôi sẽ làm gì trong cảnh đất nước bị Tàu uy hiếp này? Và câu trả lời là: Tôi không cần làm gì cả. Hoặc, tôi có thể làm rất nhiều. Tùy tôi, cái tôi cá nhân, không phải cái tôi tập thể do Đảng chỉ đạo. Tùy tôi là người hay là chuột.

Tôi thử đi tìm Đỗ Mười nhưng chẳng thấy mấy. Bác cứ như “người bí ẩn”, như “nhân tố bí ẩn”, như “người đi trên mây” ấy. Wikipedia phiên bản tiếng Anh bảo có rất ít thông tin về Đỗ Mười, dù thông tin trên Wikipedia tiếng Anh về bác cựu Tổng Bí thư này dài gấp mười lần bài trênWikipedia tiếng Việt.

Nhưng, có lẽ lý do chính có ít thông tin về bác là vì bác thực sự không có gì đáng nói, tính theo tiêu chuẩn “đáng nói” về một lãnh tụ trên thế giới, dù lãnh tụ ấy thành hay bại, minh quân hay bạo chúa.

Có ý kiến cho rằng: Bác Mười cũng giống như Xuân tóc đỏ – cậu trai nhặt banh sân quần, nhờ số đỏ mà lên – bác Mười nghe đồn xuất thân hoạn lợn -  Wikipedia nói bác vốn là thợ sơn nhà (house painter) – nhờ có Đảng mà lên, và Đỗ Mười, hay Mười tóc bạc, cũng chẳng khác gì Phiêu tóc tiêu, Mạnh tóc nhuộm, hay Trọng tóc trắng, nói chung tất cả đều đỏ. Đó là ý kiến có chiều chế nhạo, vì xuất thân và may mắn là một chuyện, còn việc họ làm lại là chuyện khác. Tôi vẫn tin một người không đáng kể là vì người ấy không là, không làm, hoặc không có gì đáng được nhắc đến, chứ không vì người ấy xuất thân hèn mọn hay số đỏ gặp hên.

MỘT ĐỖ MƯỜI

Nói như trên, thực ra cũng hơi oan cho bác Mười. Vì bác vẫn có ít nhất là một điều hết sức “đáng kể”: Bác là người duy nhất còn sống, trong số 90 triệu dân Việt đang sống, đã tham gia mật nghị Thành Đô bên Tàu vào tháng 9 năm 1990. Các bác tham gia khác như Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng đều quy tiên cả rồi. Và có tham gia thì chắc là bác biết cả về thỏa thuận Thành Đô, được đồn đãi là thỏa thuận bán nước Việt cho Tàu, đồng ý cho Việt trở thành phiên bang, thuộc quốc, vùng tự trị, hay tỉnh lỵ gì đó của Tàu.

Nhưng, tuy là người duy nhất biết rõ, đến giờ bác Mười lại không nói gì. Và như thế, đó sẽ là điều “đáng kể” thứ hai về Đỗ Mười, lịch sử sau này không thể bỏ sót, nếu bác không đột biến và quyết định mở miệng. (Cũng có khi tuy tham gia nhưng bác Mười lại không biết gì, hoặc không được biết gì, và nếu vậy thì quả là không còn gì để nói nữa.)

Đáng kể cũng vì trong những tuần đầu sau ngày 1/5/2014, ngày Tàu cắm giàn khoan 981 ở Việt Nam, trong khi cả nước sôi sục, dân xuống đường, trí thức lên tiếng… thì Đỗ Mười im lặng, y như Nguyễn Phú Trọng im lặng, Lê Khả Phiêu im lặng, Nông Đức Mạnh im lặng, kể cả Quốc hội cũng không dám ra nghị quyết lên án, không dám kiện kẻ quấy rối nhà mình… Họ ứng xử cứ như Biển Đông là chuyện người, không liên quan đến mình, dù các bác mấy năm nay vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường, không ai á khẩu.

Thực vậy, trong đám tang Tướng Võ Nguyên Giáp ngày 13/10/2013, cả bốn bác Mười Phiêu Mạnh Trọng đều có mặt nghiêm chỉnh, bộc lộ cảm xúc vừa phải, rõ ràng là không ai liệt giường. Còn bác Mười thì vào ngày 25/1/2014, tuy gần 100 tuổi nhưng bác vẫn có vẻ sung sức và cười mãn nguyện khi nhận huy hiệu 75 năm tuổi Đảng do ông Trọng trao, lưng bác vẫn thẳng và khỏe để bắt tay ông Phiêu, ôm hôn ông Sang, nhận hoa ông Mạnh. Bài “Đồng chí Đỗ Mười nhận huy hiệu 75 tuổi Đảng” trên trang điện tử của Chính phủ đăng cùng ngày còn trích lời ông Trọng khen bác Mười “Trong những năm gần đây, tuy tuổi đã cao, nhưng đồng chí tiếp tục miệt mài nghiên cứu, tích cực tham gia đóng góp nhiều ý kiến cho Đảng và Nhà nước.” Còn bác Mười nhân dịp này cũng “… nguyện tiếp tục tuyệt đối trung thành với Đảng; nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng, Cương lĩnh, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước; không làm điều gì ảnh hưởng đến uy tín và thanh danh của Đảng; ra sức bảo vệ Đảng….”

Hỏi: Những vị như Đỗ Mười tuy không làm được nhiều điều đáng kể cho dân cho nước nhưng vì sao họ cứ tuyệt đối, nghiêm chỉnh, ra sức trung thành, chấp hành và bảo vệ Đảng thế nhỉ? Đáp: Họ chỉ đang làm một việc đơn giản là “ăn cây nào, rào cây nấy.” Chắc là vậy. Nhưng, phải chăng khi cây Đảng mãi đỏ, mặc cho cây đời mãi đen, thì dường như bi kịch là đây, hài kịch cũng là đây.

TẬP THỂ BAO CHE ANH

Xét cho cùng thì những vị như Đỗ Mười không làm được nhiều điều đáng kể, có lẽ, phần lớn cũng chẳng phải lỗi tại họ, mà tại cái cơ chế nó thế, họ chỉ là lá nhỏ trên cây đỏ.

Cơ chế Đảng đẻ ra những diễn viên, và các vị Tổng Bí thư, trong đó có Đỗ Mười, chỉ là những hình nhân mấp máy môi, hoặc đi đứng đưa tay giơ chân theo mười ngón tay giựt dây của Đảng.

Và một khi tập thể kiểm soát cá nhân thì một loạt câu hỏi được đặt ra: Vai trò của cá nhân nằm đâu? Quyền của cá nhân nằm đâu? Cá nhân ấy có ‘vô nhiễm’ trách nhiệm không? Cá nhân ấy có vô tội không khi Đảng phạm phải những sai lầm chết người, từ Cải cách Ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, xét lại chống Đảng, đánh miền Nam, đánh tư sản, kinh tế mới, học tập cải tạo, thỏa thuận Thành Đô, xóa bỏ ký ức chiến tranh chống Tàu 1979, thờ 16 vàng 4 tốt, khai thác bô-xít, cho Tàu thầu rừng đầu nguồn, im lặng ngoan hèn khi giặc Tàu cắm giàn khoan, nhưng cùng lúc trấn áp bỏ tù người biểu tình yêu nước…?

Rõ là khi tập thể bao cấp trách nhiệm, thì cá nhân sẽ trốn chui trốn nhủi trong ngóc ngách của tập thể để được an toàn. Trăm sự cứ việc đổ đầu Đảng, còn cá nhân gần như vô can, “còn Đảng còn mình” nghĩa là còn Đảng là còn chỗ nấp an toàn.

Và khi đã là hình nhân, thì hình nhân bằng đất, bằng bùn, bằng sắt, có xuất thân bần nông, đầu bếp, y tá, thợ sơn, hoạn lợn hay thày giáo chăng nữa cũng chẳng có nghĩa gì. Cơ chế Đảng vừa cho chỗ nấp, vừa cho phép những kẻ kém tài, bảo thủ, tâm tha hóa nhưng khéo chơi trò chính trị, luôn tuyên bố “tuyệt đối trung thành với Đảng”… được chiếm ghế lớn, quyền cao, được ngồi trên đầu dân, được múa may quay cuồng với tư cách một cá nhân bất khả xâm phạm – dĩ nhiên là múa may quay cuồng trong tay và dưới chân những kẻ sai bảo khác.

TẬP THỂ THIÊU SỐNG ANH

Tập thể bao bọc anh, nhưng đó mới chỉ là một vế, vì nói ngược lại cũng không sai, bi và hài kịch diễn ra cùng lúc.

Tập thể tuy bao che trách nhiệm cho cá nhân, nhưng tập thể cũng có thể hy sinh cá nhân bất cứ lúc nào. Tập thể có thể thiêu sống cá nhân như thiêu sống vật tế thần, nhân danh sự ổn định và an toàn của tập thể. Chuyện “con hổ” Chu Vĩnh Khang, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Tàu, một thời bất khả xâm phạm vừa sa bẫy là một ví dụ rất điển hình.

Với người dân cũng vậy, dư luận trong dân có thể kết án Đảng chung chung, nhưng dân vẫn nhìn rất rõ những cá nhân đang chui nhủi đàng sau lưng Đảng.

Và khi một tập thể sụp đổ, như hàng loạt các Đảng Cộng sản đã sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô năm 1989-1991, thì những cá nhân sẽ hiện nguyên hình tội đồ. Nếu mượn cách ví von mới đây của ông Nguyễn Phú Trọng thì có thể nói: Những tội đồ hiện nguyên hình ấy gợi nhớ hình ảnh những con chuột lột, ướt nhão thảm hại và run lẩy bẩy trước ánh mắt mọi người nhìn vào, đúng lúc cái bình (phong) là Đảng vỡ tan tành.

Có lẽ, đó chính là điều mà các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đang trăn trở, vào lúc cái bình phong rách nát không còn che chắn được bao lâu nữa cơn cuồng phong là sự phẫn nộ của dân chúng. Có lẽ đó cũng là điều mà bốn vị Tổng Bí thư cũ và mới đang trăn trở.

TRƯỜNG KỲ IM LẶNG

Cũng không chỉ bốn ông Mười Phiêu Mạnh Trọng, nhiều trí thức đã từng trăn trở điều vừa kể, có vị trí thức còn đề nghị cả một kế sách cho bác Trọng thoát hiểm con tàu Titanic Đảng đang chìm. Ngày 23/6/2014, nhà trí thức Hạ Đình Nguyên đã lên tiếng khuyên ông Nguyễn Phú Trọng từ chức. Kết bài “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành thái hậu Dương Vân Nga, tại sao không?” ông Nguyên viết:

Gỡ nhục cho mình, tháo ách cho nước, làm đối phương kinh ngạc, giá như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng nhân dân xoay trục, mà khẳng khái đứng dậy trao ghế cho người khác, như Thái hậu Dương Vân Nga đã làm! Đất nước sẽ phát triển, Biển Đông sẽ bình yên, thế đứng của Việt Nam sẽ bền vững. Và ông sẽ được toàn dân xem xét, có thể được tôn vinh về nhân cách. Bám ghế thêm hai năm, rồi thui thủi ra về với một linh hồn rách nát, phỏng thân thế sự nghiệp có ra gì! Cái vinh quang chân chính sao không nắm lấy?

Nhưng bác Trọng vẫn im lặng. Hay là bác cũng có ngẫm nghĩ? Rồi từ đó đến nay, nhiều người tâm huyết đã tiếp tục lên tiếng, đưa ra những lời kêu gọi, nhưng ông Trọng, ông Sang, ông Dũng, ông Mười, ông Phiêu, ông Mạnh vẫn đều đều im lặng.

Họ im lặng khi ngày 28/7/2014, 61 đảng viên tâm huyết với Đảng gửi “Thư ngỏ” đến Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), yêu cầu:

Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước, với trách nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa…”

Là người chủ đất nước, nhân dân có quyền được biết và phải được biết sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v…

Họ tiếp tục im lặng như không có gì xảy ra khi báo mạng Dân Quyền ngày 13/8/2014 đăng bài“Bí mật Thành Đô: sao không hỏi ông Đỗ Mười” của tác giả Trần Phi Đông. Xin trích:

Ông Phạm Văn Đồng đã mang tiếng với công hàm 1958 và đã quy tiên. Ông Nguyễn Văn Linh cũng đã chết từ lâu. Người biết nhiều thông tin nhất về hội nghị Thành Đô là ông Hồng Hà cũng đã qua đời…

Còn một người duy nhất vẫn còn sống, và nghe nói tuy tuổi cao nhưng vẫn còn khỏe và minh mẫn: ông Đỗ Mười ở ngay đường Phạm Đình Hồ, Hà Nội.”

Sao thiếu tướng Lê Duy Mật, đại tá Nguyễn Đăng Quang và 61 vị đảng viên trong nhóm TN61 không đến chất vấn ông Mười?

Sao người dân không kéo đến trước nhà ông Đỗ Mười và cử đại điện vào chất vấn ông?…

Đến hỏi ông Đỗ Mười đi. Đến ngay kẻo muộn!

Dẫu ông Mười không nói gì như ban lãnh đạo hiện thời của Đảng CSVN thì sự hiện diện của người dân trước nhà ông đòi chất vấn ông cũng có rất rất nhiều ý nghĩa.

Họ im lặng khi ngày 2/9/2014, 20 cựu sĩ quan lên tiếng trong “Kiến nghị của một số cựu sĩ quan Lực lượng Vũ trang Nhân dân gửi Lãnh đạo nhà nước và Chính phủ CHXHCN Việt Nam”:

Là người chủ và người bảo vệ đất nước, Nhân dân và lực lượng vũ trang phải được biết chính xác hoàn cảnh thực tế của Quốc gia. Vì vậy, Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh và chủ quyền của Quốc gia… yêu cầu Chủ tịch [Trương Tấn Sang] và Thủ tướng cho chúng tôi và Nhân dân biết rõ thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô năm 1990.”

Kiến thì kiến, nghị thì nghị, các bác vẫn một mực im lặng, cứ như “im lặng theo Đảng là vàng.” Hay, như trên đã nói, các bác thực ra chỉ là hình nhân, không bị giựt dây thì cứ nín lặng, rũ xuống, vô hồn?

IM LẶNG LÀ LỬA

Nhưng, bình tĩnh mà xét thì sự im lặng của các bác chỉ là một phản ứng thụ động, theo thói quen, đầy tính chủ bại, và rất nguy hiểm cho bản thân các bác. Im lặng không là vàng, mà là lửa sẽ thiêu rụi kẻ ngậm miệng khi dân cần họ nói.

Bác Đỗ Mười, cũng như thất cả các vị khác, đều có thể nhân danh cá nhân mình và lên tiếng, lên tiếng để rửa sạch vết nhơ đã im lặng đồng lõa với sai lầm. Đó là cơ hội cuối cùng, trước khi quá trễ.

Ngoài tư cách Đảng viên, tư cách lớn nhất của các bác là tư cách công dân nước Việt, hơn nữa, tư cách của một con người, và đã là người thì cần biết tôn trọng sự thật và biết lo toan cho sự an nguy của cộng đồng.

Bác Mười cũng chỉ là dân nằm dưới luật pháp cơ mà. Hay là bác và Đảng hồi nào giờ vẫn ngồi ngoài, ngồi trên, ngồi chồm hổm trên luật pháp và dân vẫn mặc kệ?

Chợt nghĩ, sao Quốc hội không yêu cầu Đỗ Mười lên tiếng, và nếu bác bất tuân thì phải xử như mọi người bất tuân khác. Hay Quốc hội không làm được vì bác Mười và các vị trong Bộ Chính trị đang có “kim bài miễn tử” bất khả xâm phạm? (Gần đây, trong khi nhà báo Gordon Chang – trên National Interest, 24/8 – nói Tập Cận Bình đang “xé nát” Đảng Cộng sản Tàu vì chống tham nhũng không chừa cả Ủy viên Ban Thường trực Bộ Chính trị, thì nhà báo đấu tranh dân chủ nổi tiếng ở Hoa lục, La Xương Bình (Luo Changping) – trên Foreign Policy, 6/8 – lại yêu cầu Tập phải mạnh dạn “xé” nát kim bài miễn tử rốt ráo hơn nữa, vì mọi người, bất kể đó là ai, đều phải nằm dưới pháp luật.)

Vấn đề nằm ở chỗ này: Vì sao Đảng, Bộ Chính trị và các ông Tổng Bí thư mới cũ cứ im lặng trường kỳ trước lời kêu gọi đổi mới chính trị, bỏ chủ nghĩa, trả tự do cho tù nhân lương tâm, đối thoại với dân, bạch hóa thông tin, báo chí tự do, bầu cử tự do, tam quyền phân lập… dù nhiều người đã khuyến cáo đó là lối thoát duy nhất, là sinh lộ giữa đất chết, cho nước, cho dân, cho cả Đảng?

SƯỚNG NGAY

Chợt xem truyền hình, tôi biết được thêm một chút về tâm lý con người, và điều này hé mở giải đáp cho câu hỏi trên. Tóm tắt là: Bác Đỗ Mười, cũng như các lãnh đạo Đảng khác, im lặng trường kỳ trước lời kêu gọi và ta thán của dân là vì các bác không thể “hoãn cái sự sung sướng” của quyền lực trước mắt, dù là để cho toàn dân, toàn Đảng và bản thân có thể sung sướng gấp trăm sau này. Nói nôm na thì họ muốn “sướng ngay”, thay vì phải “chống cám dỗ hôm nay” để “mai sướng”.

Chuyện được kể trên kênh NatGeo (National Geographic) trong loạt chương trình Brain Games, Mùa 3, chiếu vào đầu tháng 10/2014.

Có 9 đứa trẻ 6 tuổi, các bé đứng trước một thử thách đơn giản: Nếu nhịn thèm được 15 phút trước một cái bánh kem ngon lành, thì mỗi em sẽ có không phải một, mà là ba cái bánh kem ngon lành. Nói cách khác, nhịn một thì được ba, và chỉ cần nhịn 15 phút.

Thử thách bắt đầu. Từng trẻ, trong căn phòng riêng được quan sát từ kiếng ngoài, tự đưa ra chiến thuật chống thèm cho riêng mình:

Bé thì đọc 24 chữ cái a,b,c,d,e,f… Bé thì đếm số 1,2,3,4,5,6…

Nhưng 24 chữ cái thì đọc khoảng 45 giây là xong, không giúp bé trụ được 15 phút, và càng đếm thời gian thì càng thấy thời gian qua lâu hơn. Cái bánh thì nằm đó hớ hênh mời mọc, 15 phút nhịn dài không chịu được.

Có hai bé trai cùng ngồi một phòng, hai bé khuyến khích nhau kiềm chế. Bé thứ nhất bảo: “Đừng ăn!” Bé thứ hai đáp: “Yeah! Tớ sẽ không ăn, tớ nghe cậu!”

Trong khi đó, một bé gái cố chống thèm bằng cách đẩy ghế ra thật xa chiếc bàn có bánh, bé hiểu “xa mặt thì cách lòng”. Phút thứ 11 trôi qua, phút thứ 12 trôi qua. Nhưng đến phút 13, bé lại từ từ nhích ghế, nhích ghế gần lại chiếc bàn có bánh… Rồi khi đến nơi, thay vì dùng tay, bé gục mặt xuống, dùng miệng ngoạm chiếc bánh mà ăn ngon lành. Có lẽ bé nghĩ nếu không dùng tay thì không phạm lỗi, nào ngờ “toeeeee…” tiếng còi báo thất bại reo lên, bé thua cuộc khi chỉ còn 1 phút nữa là hết!

Với hai bạn trai ‘phối hợp tác chiến’ trên kia thì sau 14 phút trôi qua, bỗng cậu bé bên phải đổi ý. Không hiểu sao, cậu vội vàng cầm chiếc bánh nhét hết vào miệng nhai ngồm ngoàm, như vừa ăn vừa giấu. Trong khi cậu bên trái tay cầm bánh, nhưng dứt khoát không ăn, và chiến thắng.

Kết quả là trong 9 trẻ trải qua thử thách chống thèm, có 5 bé thành công, nhịn ăn bánh trong 15 phút, để được hưởng gấp ba.

THUA CHẮC 

Kết thử thách, người dẫn chương trình vừa kể đưa ra hai nhận xét đáng chú ý:

Thứ nhất: Chiến lược chống cám dỗ chỉ bằng ý chí, tức cứ ngồi trước cám dỗ rồi bụng bảo dạ phải cầm lòng là một chiến lược tất thua và thua tất! Cần biết rời xa cám dỗ, làm cho đầu óc mình bận rộn với việc khác, quên cám dỗ đi.

Thứ hai: Khả năng chống cám dỗ (khổ trước, sướng sau), trong quá trình tiến hóa của người, mới chỉ được phát triển 200.000 năm nay ở bán cầu não trước, trong khi bản năng buông mình theo cám dỗ để được sướng ngay lại là bản năng thâm căn cố đế của con người từ thuở hồng hoang triệu triệu năm trước.

Rút lại thì chống cám dỗ (khổ trước, sướng sau), hoặc buông theo cám dỗ để mình bị dụ dỗ (sướng ngay, bất kể ngày mai) nói lên khả năng tiến hóa của một con người, và có lẽ cũng nói lên sự trưởng thành hay trẻ con của cả một dân tộc.

Lịch sử loài người có lẽ cũng sẽ đánh giá một dân tộc, hay các cá nhân, bằng tiêu chuẩn đơn giản đó thôi: Họ có dám chịu khổ hôm nay vì sự thật, tình thương, nhân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ ngày mai, hay chỉ biết sướng ngay hôm nay bất chấp đó là cái sướng của kẻ nô lệ quỳ gối, hay của thú vật chỉ thích chăm sóc cho cái bụng, bộ phận sinh dục hay bộ lông, ổ nằm của mình.

CÁCH MẠNG GÕ

Nếu biểu tượng của cuộc biểu tình Chiếm đóng Trung Tâm ở Hong Kong vào tháng 10/2014 là người cầm dù, thì biểu tượng của cuộc đấu tranh vì sự thật và tình người, vì lương tâm và dân chủ ở Việt Nam có lẽ là hình ảnh của người đàn bà nông dân, áo bà ba, quần thụng, đi dép, đầu đội nón, đặc biệt là bà đưa bàn tay lên gõ cửa nhà các vị lãnh đạo. Đó sẽ là cuộc “Cách mạng gõ”, hoặc “Cách mạng mõ”.

Ngoài ca hát, hô khẩu hiệu, người biểu tình có thể mang theo mỗi người một thanh tre và một chiếc dùi nhỏ, để vừa đi vừa gõ, như người gõ cửa, như thằng Mõ. Hàng chục, hàng trăm nghìn tiếng gõ sẽ vang lên, gõ đế đánh thức lương tâm người cộng sản, để họ rời chỗ nấp sau tấm bình phong rách nát, hay chỗ nấp trong cái bình vôi méo mó chật chội, để đứng thẳng dậy, thoát kiếp chuột hèn và ướt mèm, vươn vai trở lại làm người, làm người dân.

Ngày mai, sẽ có đứa cháu của ông Đỗ Mười, 17 tuổi, có thể cũng tên Phong như Hoàng Chi Phong, đến gõ cửa nhà ông, hỏi ông về Thành Đô. Rồi sẽ có một trong 61 Đảng viên ký Thư ngỏ ngày 28/7 đến nhà ông gõ cửa. Rồi sẽ có một hay mười vị cựu sĩ quan viết Kiến nghị ngày 2/9 đến nhà ông gõ cửa. Nói chung, hễ công an ngơi canh gác lúc nào là sẽ có người đến gõ cửa nhà ông Đỗ Mười lúc đó. Rồi có thể sẽ có hàng trăm, hàng ngàn người, trong đó có rất đông các phụ huynh chở con mình đi học, tụ tập trước nhà ông lúc 6 giờ mỗi sáng để gõ tre, gõ mõ đánh thức ông dậy. Mỗi người cũng có thể sẽ mang theo một hòn cuội nhỏ, đặt trước nhà ông. Rồi nhiều mùa lá đỏ héo úa trôi qua, lâu ngày cuội nhỏ sẽ thành gò to, dưới chân gò sẽ có tấm bảng ghi “Nơi đây ngày trước là nhà ông Đỗ Mười”.

(Cũng xin mở ngoặc để kết, có lẽ không thừa: Vì ông Đỗ Mười là người duy nhất sót lại của Thành Đô, ông cũng nên hết sức cẩn trọng, biết đâu đang có thế lực đen tối nào đó muốn ông im lặng vĩnh viễn.)
Tháng 10 15, 2014

Từ Linh

© 2014 Từ Linh & pro&contra





-Tao Vo Van -Thành Đô: Ban Tuyên giáo TW lấy thúng úp voi?
Dù 4 trang in A4 chỉ nhõn có tiêu đề "Tài liệu tuyên truyền nội bộ về cuộc gặp cấp cao VN - TQ tại Thành Đô 9-1990", mà không có xuất xứ biên soạn, như tập tính "ném đá giấu tay" lâu nay của Ban Tuyên giáo TW, công văn đính kèm của Đảng ủy khối doanh nghiệp địa phương nọ - triển khai phổ biến đến các cơ sở đảng - đã làm lòi đuôi con cáo: "...do Ban Tuyên giáo TW biên soạn"!
Trong cái gọi là tài liệu tuyên truyền này, tuyệt nhiên Ban Tuyên giáo TW không hề dám nói đụng đến các cơ quan truyền thông chính thống hàng đầu của "Thiên triều mẫu quốc" Trung Hoa như Tân Hoa Xã, Hoàn Cầu Thời Báo. Nhưng các cơ quan nọ đã đăng tải huỵch toẹt nội dung chóp bu VN cầu xin gì ở Bắc Kinh trong cái hội nghị bán nước ô nhục Thành Đô 3&4-9-1990.

Theo thông lệ, trước những vấn đề đối ngoại hệ trọng, Ban Bí thư hoặc Bộ Chính trị ĐCSVN đều tức tốc chỉ thị Bộ Ngoại giao, TTXVN, báo Nhân Dân... chính thức lên tiếng. Nếu nước ngoài bịa đặt, vu khống, xuyên tạc... lập tức cực lực phản đối và đòi cải chính, chính thức xin lỗi... hòng gỡ gạc thể diện. Nhưng vụ này lại giữ động thái của loài hến.
Dĩ nhiên, thúng sao úp nổi voi? Những nhà phân tích chính trị, sử gia cao niên dư "vốn liếng" để hiểu bản chất của Hội nghị Thành Đô. Từ năm 1956 trở đi, tại nhiều quốc gia CS Đông Âu (Hungary, Ba Lan, Tiệp...), dân chúng đã nhiều lần nổi dậy đòi tự do dân chủ nhân quyền và tiến bộ xã hội, chống độc tài hắc ám hủ bại, tham nhũng và sùng bái, thần thánh hóa chóp bu... Nhưng lần nào cũng bị "anh cả đỏ" Liên Xô điều xe tăng, mật vụ dìm trong bể máu, giữ ngai vàng tay sai cho chóp bu các nước đó. Cuối thập kỷ 1980, CS ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ tan hoang.. 
Quá hoảng hốt trước khả năng bão dân chủ ở LX và Đông Âu lan tới VN, lại phấp phỏng hy vọng lập trường sắt mắu của Bắc Kinh qua vụ Thiên An Môn mùa Hè 1989 - thẳng tay điều xe tăng nghiền nát cả nghìn sinh viên con em khi họ biểu tình đòi dân chủ, chống tham nhũng - bất chấp âm mưu hiểm độc bành trướng tham tàn Đại Hán, bất chấp xương máu chiến sĩ Gạc Ma (3-1988) chưa kịp phôi pha, chóp bu VN đi nước cờ liều lĩnh, trơ trẽn và nhục nhã: chủ động cầu thân, xin làm chư hầu, phiên thuộc Thiên triều mẫu quốc, cốt giữ ngai vàng. 
Lịch sử dân tộc có những Hai Bà Trưng, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung quật cường hiển hách, nhưng cũng có những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống đê hèn, nhục nhã. 
Thiết tưởng, phải nêu lại tình huống Lê Chiêu Thống sang Tàu cầu viện nhà Thanh: vì thấy người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung tiến quân ra Bắc dẹp loạn họ Trịnh. Lo sợ ngai vàng rung rinh, Lê Chiêu thống vội bầu đoàn thê tử sang Tàu cầu viện. Dẫu giang sơn dày xéo, vẫn tham vọng được giặc Thanh ban phẩm tước bù nhìn.
Trần Ích Tắc, khiếp nhược trước quân Nguyên đông như kiến cỏ, tham sống sợ chết, muốn tiếm ngôi mà chạy sang hàng giặc. Đó cũng là tư tưởng người ta đang cố reo rắc trong quân dân ta.
Trong hồi ký, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ đã viết: Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đau xót: "Hội nghị Thành Đô đã mở đầu một thời kỳ Bắc thuộc mới đầy nguy hiểm".
Thúng sao úp nổi voi? Cách xử trí duy nhất đúng đắn về vụ này là công bố đầy đủ các văn kiện thỏa thuận Thành Đô, lên án những kẻ tiền nhiệm ươn hèn ích kỷ, cam kết đáp ứng ý chí, nguyên vọng toàn dân, kiên quyết và bằng mọi giá bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của đất nước.







Ban Tuyên giáo TW phổ biến tài liệu Hội nghị Thành Đô
Gia Minh, biên tập viên RFA
Một tài liệu được nói là do Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam biên soạn về Cuộc gặp cấp cao tại Thành Đô năm 1990 mà nhiều người quan tâm trong nước gọi là Thỏa thuận Thành Đô đang được lưu hành xuống cơ sở đảng. Động thái này được thực hiện sau khi có một số kêu gọi của chính những vị cao cấp trong Đảng cũng như người quan tâm phải bạch hóa thỏa thuận đó.
Những điều được Ban Tuyên giáo nêu ra trong tài liệu có đáp ứng được yêu cầu của những người từng có kiến nghị về việc này hay chưa?
Kiến nghị bạch hóa

Tân hoa xã, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc, và tờ Hoàn Cầu ở Hoa Lục trong thời gian qua tiết lộ thông tin về Cuộc gặp cấp cao vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 giữa những lãnh đạo Trung Quốc và những người tương nhiệm Việt Nam. Một nội dung quan trọng được hai cơ quan thông tấn đó của Trung Quốc loan đi và những người quan tâm ở Việt Nam đọc được như sau “ Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
Trước thông tin như thế, vào ngày 20 tháng 7 vừa qua, thiếu tướng Lê Duy Mật, nguyên phó tư lệnh- tham mưu trưởng Quân khu 2 và tư lệnh mặt trận 1979-1984 ( Hà Giang) có một thư kiến nghị gửi đến các cấp lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay. Nội dung thư nêu lên thực tế Việt Nam lâu nay và trích lại điều mà Tân Hoa Xã nêu ra để yêu cầu đảng phải công khai Thỏa hiệp Thành Đô.
Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như TQ đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía TQ đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho VN thời gian 30 năm (1990-2020) để ĐCSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc TQ
Tân hoa xã
Đến ngày 4 tháng 9, 20 cựu sĩ quan cao cấp trong Lực lượng Vũ trang Quân đội Nhân Dân Việt Nam cũng có một kiến nghị gửi cho chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ trong đó có điểm tương tự là phải công khai cho người dân biết về những thỏa thuận nếu có đã ký kết giữa hai phía.
Nhóm những bloggers tại Việt Nam vừa qua khởi xướng phong trào mang tên ‘Chúng tôi muốn biết’ cho biết vào ngày 15 tháng 10 này đại diện của họ sẽ trao một văn bản ‘Yêu cầu Quốc hội Bạch Hóa Hội nghị Thành Đô’ đến Ban Dân Nguyện ở Hà Nội và Văn phòng Quốc hội 2 tại Sài Gòn.
Giải đáp của Ban Tuyên giáo
Tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang được những người quan tâm phổ biến trên mạng Internet có ba đề mục. Hai đề mục đầu nói đến bối cảnh tình hình quốc tế của cuộc gặp và mục đích cuộc gặp. Mục thứ ba trình bày lại những diễn biến và kết quả cuộc gặp được nói nhằm bàn về quan hệ Việt Nam- Trung Quốc.

Hình ảnh được cho là của Hội Nghị Thành Đô năm 1990
Tài liệu của Ban Tuyên Giáo bác bỏ ý của trích dẫn từ Tân Hoa Xã mà những người quan tâm nêu ra. Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo thì không hề có cái gọi là ‘Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020
Tài liệu của Ban Tuyên Giáo bác bỏ ý của trích dẫn từ Tân Hoa Xã mà những người quan tâm nêu ra. Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo thì không hề có cái gọi là ‘Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020…’ như trên một số trang mạng và blog.
Ban Tuyên giáo cho rằng đó là một ‘luận điệu bịa đặt với ý đồ kích động, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân’.
Đòi hỏi mới
Đại tá Bùi Văn Bồng, một trong 20 cựu sĩ quan cao cấp ký tên vào kiến nghị hồi ngày 4 tháng 9 có phát biểu sau khi biết tin về việc lưu hành tài liệu của Ban Tuyên Giáo Trung ương về Cuộc gặp cấp cao Việt- Trung tại Thành Đô hồi năm 1990:
Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu đưa tin như thế thì phải đập lại ngay là không có sự việc đó. Ý đồ gì mà Trung Quốc đưa tin như thế. Theo tôi không có căn cứ gì để tin hay không tin; thế nhưng khi một tờ báo nước ngoài nói những điều bất lợi cho chủ quyền dân tộc và lại cũng bất lợi cho cả đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam trong những việc lớn như thế không còn là thông tin nội bộ nữa.
Lẽ ra khi có thư ngỏ của các cựu chiến binh, nhất là khi có thư của thiếu tướng Lê Duy Mật, theo tôi thì báo Nhân dân, hoặc Quân đội Nhân dân hoặc Thông tấn xã phải có ý kiến ngay. Ở đây không làm được việc đó thì tính chiến đấu và kịp thời của báo chí chính thống là chậm, không đạt yêu cầu.
Tất cả nằm trong tay những người của đảng cộng sản và họ tự quyết lấy, ngay quốc hội mà không biết được nữa là nhân dân! Những hiệp ước bí mật của đảng cộng sản với Trung Quốc và Liên Xô cũng như các chính sách khác, nhân dân hoàn toàn không được biết
nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Sự thật đến đâu, ‘Thành Đô’ bàn những vấn đề gì, và không có bàn đến chuyện đó mà báo Trung Quốc bịa. Thế thì có gì khó đâu! Mà mình càng im lặng, cứ giải quyết nội bộ, trở thành một mô- típ rồi: chuyện gì lớn nhỏ đều cứ thích giải quyết nội bộ trước. Theo tôi chuyện này có gì mà giải quyết nội bộ, cứ công khai hóa mà phản bác lại họ. Như thế theo tôi nhân dân sẽ tin hơn và bớt dư luận phức tạp. Còn cứ lẩn quẩn nội bộ, thòi tin chỗ này, thông tin chỗ khác, rồi đưa chỗ này tí, chỗ kia tí thì chả có lợi gì về mặt dư luận mà đồng thời người ta lại cho đảng và Nhà nước không muốn minh bạch hóa.
Cựu tù nhân lương tâm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa  nhắc lại cách hành xử lâu nay của đảng và nhà cầm quyền Hà Nội; tuy nhiên trước sự phát triển của tinh thần dân chủ thì cách thức bưng bít thông tin sẽ không còn hiệu quả nữa. Ông nói:
Từ khi đảng cộng sản lãnh đạo đất nước bằng những cách theo kiểu của họ thì nhân dân có được biết gì đâu. Chính sách, chủ trương của họ hoàn toàn bí mật. Từ những năm 64-65 lúc thì ngả về Trung Quốc, lúc thì ngả về Nga. Toàn mấy ông trong Bộ Chính Trị, thậm chí mấy ông có ‘giá trị’ trong Bộ Chính Trị họ tự làm lấy đấy chứ. Quốc hội cũng chỉ là bù nhìn thôi, họ lập ra cho có gọi là quốc hội thôi chứ quốc hội cũng không biết. Tất cả nằm trong tay những người của đảng cộng sản và họ tự quyết lấy, ngay quốc hội mà không biết được nữa là nhân dân! Những hiệp ước bí mật của đảng cộng sản với Trung Quốc và Liên Xô cũng như các chính sách khác, nhân dân hoàn toàn không được biết.
Thời gian gần đây do phong trào dân chủ trong nước thì anh em, một số trí thức, một số quân nhân đòi hỏi nên chúng ta được biết phần nào ngọn của tảng băng thôi, còn khúc chìm chúng ta không thể biết được.
Theo tôi nghĩ, dần dần đảng cộng sản phải minh bạch hóa, và nhân dân phải có quyền được biết những chính sách.
Cũng trong tuần qua hai tác giả tại Paris, Pháp là Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm có một bài viết trình bày lại tình hình thế giới cộng sản quốc tế, Việt Nam và Trung Cộng trước khi diễn ra Hội nghị Thành Đô. Bài viết cũng phân tích thực tế về những diễn tiến đã và đang xảy ra để chứng minh cho thấy có một thỏa thuận được lãnh đạo hai phía ký kết và Việt Nam đang gánh phần thua thiệt rất lớn.
Đối với những người đang yêu cầu đảng và chính phủ bạch hóa Thỏa thuận Thành Đô thì cần phải thực hiện nguyên tắc mà Hà Nội luôn tuyên truyền là “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra…” Theo họ thì trong vai trò những người dân làm chủ đất nước, họ yêu cầu các đại biểu quốc hội phải bạch hóa một cách đầy đủ và chính xác toàn bộ nội dung của Hội nghị Thành Đô.

Tổng số lượt xem trang