Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

‘Putin coi tôi là mối đe dọa’

-‘Putin coi tôi là mối đe dọa’

Cựu tài phiệt dầu khí người lớn tiếng chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin, nói ông đang cân nhắc xin tị nạn chính trị tại Anh và cảm thấy an toàn hơn ở London.

Ông trả lời phỏng vấn của BBC sau khi một tòa tại Nga tuyên bố ông bị “bắt khi vắng mặt” vì vụ giết một thị trưởng Siberia hồi thập niên 1990.

"Chắc chắn là tôi đang cân nhắc xin tị nạn ở Anh,” ông nói.

Ông Putin "rõ ràng là lúc này xem tôi là mối đe dọa nghiêm trọng”, ông nói them.

Từng là người giàu có nhất nước Nga, cựu lãnh đạo hãng dầu khí Yukos bị tù 10 năm về tội lừa đảo mà ông nói là vụ việc có động cơ chính trị.

Ông Putin ân xá ông vào năm 2013 và nay ông đang sống ở nước ngoài, chủ yếu là ở Thụy Sỹ.

"Tổng tống Putin xem tôi là mối đe dọa về kinh tế bởi khả năng phong tỏa kinh các tài sản của Nga ở nước ngoài, và về chính trị bởi ông xem tôi là người có tiềm năng giúp các ứng viên dân chủ khác tham gia tranh cử vào năm 2016," ông nói.

Nga sẽ tổ chức bầu cử hạ viện vào năm sau và ông Putin có số ủng hộ viên đông áp đảo hạ viện này.



-Nga bị yêu cầu bồi thường 50 tỷ USD cho đại gia dầu khí
Tòa án quốc tế La Haye hôm nay ra phán quyết yêu cầu Nga bồi thường cho nhóm cổ đông Tập đoàn Dầu khí Yukos Oil với lý do nước này đã giải thể Yukos vì mục đích chính trị.

Chính phủ Nga bị phán quyết bồi thường 50 tỷ USD vì vụ Yukos Oil

Theo phán quyết vừa công bố của Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) tại Hague (La Haye, Hà Lan), Chính phủ Nga phải trả gần một nửa số tiền bồi thường 103 tỷ USD đề nghị bởi nhóm cổ đông lớn của hãng dầu khí Yukos Oil. Tòa án nhận định chiến dịch chống lại Yukos "là vì mục đích chính trị", chứ không đơn thuần là trốn thuế, Tim Osborne - Chủ tịch GML (Group Menatep Limited) - công ty mẹ trước đây của Yukos cho biết trên Bloomberg.

Vụ kiện cáo cả trăm tỷ USD đang khiến Tổng thống Nga - Vladimir Putin thêm đau đầu, giữa lúc phương Tây tăng cường trừng phạt lên Nga để buộc ông giải quyết xung đột tại Ukraine.

Theo cố vấn pháp lý trước đây của Yukos - ông Dmitry Gololobov, quá trình đòi bồi thường sẽ phải trải qua nhiều năm tranh cãi pháp lý. Nga sẽ từ chối trả tiền và lấy được tài sản của Chính phủ nước này cũng là nhiệm vụ khó khăn. "Nga có tiền để thuê những luật sư quốc tế tốt nhất, họ sẽ không từ bỏ khi chưa chiến đấu. Vì vậy, vấn đề của Yukos có thể còn kéo dài 10 năm nữa", Gololobov cho biết.

Gus Van Harten - Giáo sư tại trường luật Osgoode Hall, thuộc Đại học New York cũng cho rằng vì tài sản của Chính phủ Nga khó tịch thu, các công ty quốc doanh như Rosneft hay Gazprom sẽ rơi vào tầm ngắm của tòa án.

Trên truyền hình, Ngoại trưởng Nga - Sergei Lavrov cũng cho biết sẽ kháng cáo. "Nga sẽ sử dụng tất cả công cụ pháp lý để bảo vệ mình", ông nói. Cuối năm nay, một vụ kiện khác đòi bồi thường 38 tỷ USD của nhóm cựu lãnh đạo Yukos cũng sẽ được Tòa án Nhân quyền châu Âu ra phán quyết.

Chính phủ của ông Putin đã giải thể Yukos trong khoảng thời gian 2004-2007 sau khi truy thu của hãng này 27 tỷ USD thuế. Phần lớn tài sản của Yukos đều bị hãng dầu mỏ quốc doanh Rosneft mua lại trong các phiên đấu giá. Rosneft hiện là công ty dầu mỏ niêm yết lớn nhất thế giới, tính theo sản lượng.

Mikhail Khodorkovsky - cựu CEO Yukos từng là người giàu nhất nước Nga với tài sản 15 tỷ USD. Khodorkovsky mới được trả tự do tháng 12 năm ngoái sau 10 năm ngồi tù vì tội lừa đảo, trốn thuế và rửa tiền. Tài phiệt này cho rằng ông bị kết án để trả thù vì đã hỗ trợ tài chính cho các đảng đối lập.

Khodorkovsky hiện sống tại Thụy Sĩ. Ông cho biết mình sẽ không được hưởng bất kỳ phần nào trong khoản bồi thường trên, do đã chuyển cổ phần trong Yukos cho Leonid Nevzlin để bảo vệ công ty, sau khi ông trở thành mục tiêu của các tòa án Nga.

Nevzlin hiện sở hữu hơn 70% GML. 4 người khác - Platon Lebedev, Mikhail Brudno, Vladimir Dubov và Vasily Shakhnovsky mỗi người nắm hơn 7,5%. Trước đây, GML từng sở hữu 60% Yukos.

GML nộp đơn kiện năm 2007 theo Hiệp ước Hiến chương Năng lượng (ECT). Đây là thỏa thuận quốc tế liên quan đến quản lý đầu tư trong ngành năng lượng, Nga đã ký nhưng chưa bao giờ phê chuẩn. Năm 2009, tòa án tại Hague đã tuyên bố thụ lý vụ án này.

Ông Putin đang đối mặt với áp lực quốc tế sau vụ máy bay của Malaysia Airlines bị bắn rơi tại miền đông Ukraine, khiến 298 người thiệt mạng. Chính quyền của ông Obama kết tội lực lượng ly khai đã bắn rơi máy bay bằng tên lửa do Nga cung cấp.

Nga đã bác bỏ và cho rằng phe đối lập với ông Putin đã lợi dụng tai nạn này để "đạt mục đích chính trị". Tuần trước, Liên minh châu Âu (EU) cảnh cáo có thể thắt chặt quyền tiếp cận vốn, công nghệ năng lượng và quốc phòng của Nga. EU cũng cân nhắc cấm các nước thành viên mua trái phiếu hoặc cổ phiếu các công ty quốc doanh Nga.
Nhật, Mỹ, EU thắt chặt trừng phạt kinh tế Nga

Phương Tây sẽ đánh vào nhiều ngành chủ chốt, còn Nhật Bản phong tỏa tài sản cá nhân, cấm cấp visa, hạn chế nhập khẩu và ngưng cấp vốn cho các dự
'Gậy ông đập lưng ông' khi phương Tây trừng phạt Nga /
-Nga bị yêu cầu bồi thường 50 tỷ USD cho đại gia dầu khí

Tổng số lượt xem trang