70 TỔ CHỨC XHDS, CHÍNH TRỊ, 900 CÁ NHÂN, 900 BÀN TAY NHÂN QUYỀN YÊU CẦU THẢ LS. NGUYỄN VĂN ĐÀI và LÊ THU HÀ
Sáng ngày 16/12/2015 khi vừa rời khỏi nhà để đi gặp phái đoàn EU, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài (sinh 1969) đã bị một lực lượng công an, an ninh bắt đưa trở lại nhà anh. Họ đọc lệnh bắt theo Điều 88 BLHS “tuyên truyền chống nhà nước” và Lệnh khám xét nhà. Cùng lúc và cũng tại Hà Nội, Lê Thu Hà (sinh 1982) bị xét nơi ở, chị bị giải đi. Cả hai hiện đang bị giam tại Trại giam B14, Hà Nội.
Luật sư Nguyễn Văn Đài là một nhà đấu tranh dũng cảm, kiên cường cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam. Năm 2006 anh thành lập Ủy Ban Nhân Quyền VN kêu gọi chính quyền tôn trọng quyền con người và thực thi dân chủ. Năm 2007 anh bị bắt và kết án 4 năm tù giam, 4 năm quản chế theo Điều 88 BLHS.
Sau khi ra tù và hết quản chế, anh tích cực tổ chức và tham gia các hoạt động xã hội đòi dân quyền ở Hà Nội và các tỉnh. Về mặt tổ chức, tháng 4/2013 anh là người sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ (http://haedc.org/) và là một trong số hội nhóm hoạt động tích cực đòi dân chủ nhân quyền. Tháng 2 năm 2014 anh giữ vai trò Điều phối viên thuộc khu vực Miền Bắc của Hội CTNLT (http://fvpoc.org/), một tổ chức phi chính phủ mà các thành viên là những cựu TNLT trong và ngoài nước. Tháng 10/2015 nhằm phát huy sức mạnh vận động cho sự tôn trọng nhân quyền, anh tái phục hoạt Ủy Ban Nhân quyền đã có từ 2006 và đổi tên thành Trung Tâm Nhân Quyền Việt Nam (http://vnhrc.org/).
Về hoạt động, Ls. Nguyễn Văn Đài không ngừng bày tỏ chính kiến về mọi mặt đời sống xã hội, đất nước từ những cái chết oan trong tay công an, biểu tình của dân oan, đến các chính sách, lãnh đạo nhà nước, và đặc biệt là tình hình biển Đông.
Ls Nguyễn Văn Đài thường xuyên gặp gỡ các quan chức ngoại giao đoàn của các nước, các nghị sĩ, dân biểu của nhiều quốc hội dân chủ, các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế nhằm vận động các nước áp lực chính quyền độc tài tôn trọng nhân quyền và thực thi các cam kết quốc tế.
Dù đã hết quản chế, nhưng nhà Ls. Đài vẫn thường xuyên bị canh giữ bởi một lực lượng an ninh thương phục, ngăn cấm không cho anh đi ra khỏi nhà để tham dự các cuộc gặp gỡ hay hoạt động. Thậm chí, an ninh cũng đã đặt máy nghe lén ở tường nhà bên cạnh, gắn camera theo dõi ở phía nhà đối diện. Anh đã bị nhiều lần an ninh giả dạng côn đồ hành hung, hai lần nghiêm trọng nhất là vào tháng 5/2014 và mới đây là 6/12/2015 tại Nghệ An.
Nữ hoạt động Lê Thu Hà (sinh 1982) bắt đầu xuất hiện với các bài thơ tự sáng tác về các vấn đề bất cập xã hội. Chị lần bước vào hẳn con đường chông gai của đấu tranh dân chủ nhân quyền cho VN. Sau khi Hội AEDC ra đời không lâu, chị đã tự nguyệt tham gia. Với khả năng Anh ngữ, chị phụ trách vị trí thư ký và phụ trách ngoại giao cho Hội AEDC. Trước đó, chị đã bị câu lưu nhiều giờ và bị tich thu phương tiện thông tin vì tham gia vào ê kíp Lương Tâm TV – một kinh truyền thông của giới bất đồng chính kiến trong nước.
Tất cả mọi hoạt động của Ls Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà đều nằm trong phạm vi các quyền cơ bản của con người, bao gồm quyền tự do lập hội, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp ôn hòa và quyền tự do đi lại. Trong các quyền cơ bản đó, các nhà hoạt động có quyền sử dụng các nguồn lực, từ cá nhân hay từ nhiều người khác, để cổ xúy và bảo vệ nhân quyền tại VN.
Chính quyền VN phải tôn trọng các cam kết quốc tế về thực thi các tiêu chuẩn nhân quyền, trong đó là cam kết tạo không gian cho truyền thông phi nhà nước, không gian cho XHDS và hoạt động của người bảo vệ nhân quyền. Việc bắt Ls Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà sáng ngày 16/12/2015 là một hành động hoàn toàn bất chính và bất xứng trong tư cách chính quyền VN đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Trên cơ sở đó, chúng tôi, bao gồm các tổ chức XHDS, các tổ chức chính trị, các cá nhân trong và ngoài nước, cùng ký tên yêu cầu chính quyền VN hãy trả tự do vô điều kiện cho Ls Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà.
Việt Nam, ngày 23 tháng 12 năm 2015.
A. Bàn tay nhân quyền:
900 bàn tay nhân quyền đã giơ cao yêu cầu thả tự do Đài và Hà. 600 tấm hình được đưa vào ráp thành hình Ls Nguyễn Văn Đài.
B. Các tổ chức ký tên:1. Hội CTNLT: Bs. Nguyễn Đan Quế, Lm. Phan Văn Lợi
2. Hội AEDC: Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn
3. Hội Bach Dang Giang Foundation; Sài Gòn: ThS Phạm Bá Hải
4. Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam; Hoa Kỳ: TS Nguyễn Bá Tùng
5. Người Bảo Vệ Nhân Quyền; Việt Nam: Vũ Quốc Ngữ
6. Sài Gòn Báo; Sài Gòn: LM Lê Ngọc Thanh
7. Diễn đàn XHDS; Hà Nội: TS Nguyễn Quang A
8. Con Đường Việt Nam; Sài Gòn: Hoàng Dũng
9. Đảng Việt Tân: Gv Phạm Minh Hoàng;
10. Việt Nam Thống Nhất Đảng; Hà Nội: Lê Ái Quốc
11. Phong trào Yểm trợ Khối 8406; Vancouver, Canada: Lạc Việt
12. Đảng Dân chủ Nhân dân; Việt Nam: Lê Nguyên Sang
13. Nhóm Sinh Hoạt Cộng Ðồng Bắc California; California, USA: Trần Long
14. Nhóm Vietlist.us; California, USA
15. Hội Phụ nữ Vì Nhân quyền VN; Hoa Kỳ: Jane Do Bui, Lanney Trần
16. Nhóm VĂN LANG PRAHA; Praha, CH Séc
17. Khối 1906 Úc Châu; Sydney, Australia: Trần Hồng Quân.
18. Diễn Đàn Hội Luận Phỏng Vấn Hiện Tình VN Hệ Thống Phát Thanh PALTALK
19. Đảng Dân Chủ Việt; California, USA: Nguyễn Thế Quang
20. Hội Phụ Nữ Âu Cơ; Hoa Kỳ - Úc: Thien Thanh
21. Thanh Niên Canada Vì Nhân Quyền Cho Việt Nam; Ottawa, Canada: Khue-Tu Nguyen
22. Mạng lưới Blogger Việt Nam; Việt Nam: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
23. Khối 1706 yểm Trợ Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền Cho Việt Nam; Sydney, Australia; Bảo Khánh
24. Nhóm Công tác UPR Việt Nam (Vietnam UPR Working Group); Việt Nam: Phạm Lê Vương Các
25. TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN VIỆT NAM - ĐẶNG LÂM (Đức)
26. Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; Sài Gòn: Thích Không Tánh
27. Hội Nhà báo Độc lập; Sài Gòn: Phạm Chí Dũng
28. Giáo hội Liên hữu LuTheran Việt Nam – Hoa Kỳ; Hoa Kỳ: Ms Nguyễn Hoàng Hoa
29. Tổ chức Yểm trợ Nhân quyền (HUMAN RIGHTS RELIEF FOUNDATION); NSW, AUSTRALIA: Dang Trung Chinh
30. Hội Bầu Bí Tương thân Hà Nội: Nguyễn Tường Thuỵ
31. Tập hợp Dân chủ Đa nguyên; Pháp: Nguyễn Gia Kiểng
32. Nhóm Bước Chân Lạc Hồng; Sài Gòn: Nguyễn Anh
33. Phong trào Cách mạng Hoa Sen; Hải Dương: Nguyễn Bá Đăng
34. Hội bảo vệ Quyền tự do Tôn Giáo: Hà Vân
35. Ban đại diện Khôi Nhơn Sanh, Cao Đài: CTS Bạch Phụng, CTS Hứa Phi
36. Nhóm Việt Tân Tương Trợ: Anna Nguyen, USA
37. TRUNG TÂM VIÊT NAM HANNOVER - CHÂU LÂM (Đức quốc)
38. Hội Thánh VN: MS. David Tong, Hoài Mai Phượng, Auckland, New Zealand
39. Đảng Cộng Hoà Việt Nam: Trịnh Quốc Thảo
40. Đài Người Việt Hải Ngoại - OVM4TV: Nguyễn Đình Toàn
41. Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Hòa Lan: Nguyễn Hữu Phước
42. Cộng Đồng Việt Nam tại Liège, Belgium: Lê Hữu Đào
43. Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần túy: Lê Quang Hiển, Lê Văn Sóc
44. Phong trào Phụ nữ Việt Nam hành động cứu nước; Trần Thị Hồng Khương, PA 17067, USA
45. HỌP MẶT DÂN CHỦ: T.M. Ban Phối Hợp LÂM ĐĂNG CHÂU
46. Hội Người Việt Cao Niên vùng Hoa Thịnh Đốn, USA: DS Nguyễn Mậu Trinh, Hội trưởng
47. Lực lượng Dân tộc Cứu nguy Tổ quốc; California, USA; Trần Quốc Bảo: Chủ tịch Hội đồng Điều hợp Trung ương
48. Phong trào Quốc dân Đòi trả tên Sài Gòn; Auckland, New Zealand; Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
49. Phong Trào Diên Hồng Thời Đại; Hoa Kỳ: Phạm Trần Anh
50. Phong Trào Đoàn Kết Việt Nam Cộng Hòa; Hoa Kỳ: Nguyễn Thanh Liêm
51. Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền Cho Việt Nam; Hoa Kỳ: HT Thích Nguyên Tri
52. Phong Trào Toàn Dân Dựng Cờ Dân Chủ; Hoa Kỳ: Cao Xuân Khải
53. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam; Doãn Hưng Quốc
54. Khối 8406 Nam California; Hoa Kỳ: Vũ Hoàng Hải
55. CLB Thi Văn Tao Đàn Hải Ngoại; Hoa Kỳ: Vũ Lang
56. Tập hợp Đồng Tâm; New South Wales, Australia; Tổng Thư ký Lý Việt Hùng
57. Quỹ Tù nhân Lương tâm Việt Nam; Australia; Phùng Mai
58. Truyền Thanh & Truyền Hình Khối 8406 Hoa Kỳ; Hoa Kỳ: Amiee Hoàng Lam Hương
59. Tổ chức Dân chủ Việt Nam; California, USA: Nguyen Thanh Trang
60. CLB Nhà báo Tự do; California, USA; Nguyễn Văn Hải
61. Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam; Trần Thị Nga, Huỳnh Thục Vy
62. Uỷ Ban Vận Động CPC; California, USA; Nguyễn Tấn Lạc
63. Hội Đồng Liên Kết Đấu Tranh Dân Chủ Nhân Quyền Cho Việt Nam; California, USA; Lạc Việt
64. Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam; Sài gòn, Việt Nam; Trương Quốc Việt và Nguyễn Mai
65. Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ; Nguyễn Ngọc Bích
66. Cộng Đồng Người Việt Tự Do Vùng Ottawa; Ontario, Canada; Haquyen Nguyen
67. Lao Động Việt; Đại diện: Đỗ Thị Minh Hạnh
68. Khối Tự do Dân chủ 8406; Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải.
69. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền; Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải
70. Lực lượng Quốc dân Dựng cờ Dân chủ; Hoa Kỳ; Đại diện: Tran Quoc Huy, Phó Chủ tịch Ngoại vụ.
Phái đoàn Liên hiệp Châu Âu tại Việt Nam nói họ “đặc biệt thất vọng” trước việc luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị bắt giữ.
Trong thông cáo phát đi ngày thứ Năm 17/12, ông Bruno Angelet, trưởng phái đoàn Liên hiệp Châu Âu (EU) tại Việt Nam nói EU và các đại sứ của các nước trong khối “bày tỏ quan ngại sâu sắc với cuộc bắt giữ ông Nguyễn Văn Đài hôm qua”.
Ngày 16/12/2015, Bộ Công an đã thi hành lệnh bắt luật sư Nguyễn Văn Đài sau khi ra quyết định khởi tố ông về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Phái đoàn EU nói việc bắt giữ ông Đài “đặc biệt gây thất vọng".
Thông cáo cho biết ông Andrus Ansip, phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu, đã nêu vụ bắt giữ luật sư Đài trong phiên họp toàn thể của Nghị viện Châu Âu ngày 16/12 tại Strasbourg, Pháp.
Trước đó trong phiên đối thoại nhân quyền EU - Việt Nam ngày 15/12, phái đoàn Châu Âu cho biết họ đã "nhắc lại những quan ngại sâu sắc về việc gây phiền nhiễu, bắt và giam giữ những nhà bảo vệ và hoạt động nhân quyền".
Trong thông tin được phái đoàn này đưa ra, họ đã nhắc đến những nhà hoạt động như ông Nguyễn Hữu Vinh (blogger Anhbasam), bà Nguyễn Thị Minh Thúy, ông Đặng Xuân Diệu, ông Ngô Hào và bà Bùi Thị Minh Hằng đang bị giam giữ.
'Bàng hoàng'
Trong khi đó, Đặc ủy nhân quyền của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội, ông Christoph Strässer cũng đã lên tiếng: “Tôi bàng hoàng khi biết tin ông luật sư Nguyễn Văn Đài, một người bảo vệ nhân quyền và một blogger, đã bị bắt giữ hôm nay tại Việt Nam.”Image copyrightFB luat su nhan quyenImage captionÔng Nguyễn Văn Đài trong một cuộc gặp gỡ các nhà ngoại giao
Trong một tuyên bố trên kênh chính thức của Đại sứ quán Đức, ông Strässer đề nghị: “Tôi yêu cầu các cơ quan chính quyền Việt Nam từ bỏ những buộc tội đối với ông Nguyễn Văn Đài và trao trả tự do cho ông ấy ngay lập tức”.
Nói về cuộc bắt giữ, ông Phil Robertson- phó giám đốc khu vực châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch - nói với BBC Tiếng Việt: "Vấn đề là Việt Nam biết đối thoại nhân quyền diễn ra mỗi năm một lần. Họ có thể nói bất cứ gì họ muốn trong hội nghị, và ngay sau hội nghị họ quay trở lại với những chiến thuật hung hãn để đàn áp các sự việc như chúng ta thấy hôm nay."
Trước đó, ngày 6/12, ông Nguyễn Văn Đài cáo buộc đã bị tấn công và gây thương tích khi ông có một cuộc gặp nhằm phổ biến kiến thức về nhân quyền tại Nghệ An.
Ông Nguyễn Văn Đài là một trong số tám nhà đối kháng Việt Nam được một tổ chức nhân quyền của Hoa Kỳ trao tặng giải thưởng hồi tháng 2/2007.
Năm 2007, ông bị bắt và kết án bốn năm tù giam và bốn năm quản chế tại địa phương theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Ông ra tù năm 2011.
****************
Kính gửi các tổ chức XHDS, các tổ chức chính trị, các cá nhân trong và ngoài nước.
Dưới đây là bản YÊU CẦU THẢ LUẬT SƯ NHÂN QUYỀN NGUYỄN VĂN ĐÀI. Xin quý vị hoan hỷ phổ biến và kêu gọi tham gia ký tên. Bản tuyên bố sẽ kết thúc nhận chữ ký và công bố danh sách chữ ký vào lúc 8g sáng ngày 23/12/2015.
TUẦN LỄ Vận động Trả Tự do cho Ls. Nguyễn Văn Đài mong có sự góp sức của toàn thể quý vị.
============================== =======================
YÊU CẦU THẢ LUẬT SƯ NHÂN QUYỀN NGUYỄN VĂN ĐÀI
Sáng ngày 16/12/2015 khi vừa rời khỏi nhà để đi gặp phái đoàn EU, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài đã bị một lực lượng công an, an ninh 25 người bắt đưa trở lại nhà anh. Họ đọc lệnh bắt theo Điều 88 BLHS “tuyên truyền chống nhà nước” và Lệnh khám xét nhà.
Luật sư Nguyễn Văn Đài là một nhà đấu tranh dũng cảm, kiên cường cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam. Năm 2006 anh thành lập Ủy Ban Nhân Quyền VN kêu gọi chính quyền tôn trọng quyền con người và thực thi dân chủ. Năm 2007 anh bị bắt và kết án 4 năm tù giam, 4 năm quản chế theo Điều 88 BLHS.
Sau khi ra tù và hết quản chế, anh tích cực tổ chức và tham gia các hoạt động xã hội đòi dân quyền ở Hà Nội và các tỉnh. Về mặt tổ chức, tháng 4/2013 anh là người sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ (http://haedc.org/) và là một trong số hội nhóm hoạt động tích cực đòi dân chủ nhân quyền. Tháng 2 năm 2014 anh giữ vai trò Điều phối viên thuộc khu vực Miền Bắc của Hội CTNLT (http://fvpoc.org/), một tổ chức phi chính phủ mà các thành viên là những cựu TNLT trong và ngoài nước. Tháng 10/2015 nhằm phát huy sức mạnh vận động cho sự tôn trọng nhân quyền, anh tái phục hoạt Ủy Ban Nhân quyền đã có từ 2006 và đổi tên thành Trung Tâm Nhân Quyền Việt Nam (http://vnhrc.org/).
Về hoạt động, Ls. Nguyễn Văn Đài không ngừng bày tỏ chính kiến về mọi mặt đời sống xã hội, đất nước từ những cái chết oan trong tay công an, biểu tình của dân oan, đến các chính sách, lãnh đạo nhà nước, và đặc biệt là tình hình biển Đông.
Ls Nguyễn Văn Đài thường xuyên gặp gỡ các quan chức ngoại giao đoàn của các nước, các nghị sĩ, dân biểu của nhiều quốc hội dân chủ, các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế nhằm vận động các nước áp lực chính quyền độc tài tôn trọng nhân quyền và thực thi các cam kết quốc tế.
Dù đã hết quản chế, nhưng nhà Ls. Đài vẫn thường xuyên bị canh giữ bởi một lực lượng an ninh thương phục, ngăn cấm không cho anh đi ra khỏi nhà để tham dự các cuộc gặp gỡ hay hoạt động. Thậm chí, an ninh cũng đã đặt máy nghe lén ở tường nhà bên cạnh, gắn camera theo dõi ở phía nhà đối diện. Anh đã bị nhiều lần an ninh giả dạng côn đồ hành hung, hai lần nghiêm trọng nhất là vào tháng 5/2014 và mới đây là 6/12/2015 tại Nghệ An.
Tất cả mọi hoạt động của Ls Nguyễn Văn Đài đều nằm trong phạm vi các quyền cơ bản của con người, bao gồm quyền tự do lập hội, quyền tự do ngôn luận và quyền tự do đi lại. Trong các quyền cơ bản đó, các nhà hoạt động có quyền sử dụng các nguồn lực, từ cá nhân hay từ nhiều người khác, để cổ xúy và bảo vệ nhân quyền tại VN.
Chính quyền VN phải tôn trọng các cam kết quốc tế về thực thi các tiêu chuẩn nhân quyền, trong đó là cam kết tạo không gian cho truyền thông phi nhà nước, không gian cho XHDS và hoạt động của người bảo vệ nhân quyền. Việc bắt Ls Nguyễn Văn Đài sáng ngày 16/12/2015 là một hành động hoàn toàn bất chính và bất xứng trong tư cách chính quyền VN đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Trên cơ sở đó, chúng tôi, bao gồm các tổ chức XHDS, các tổ chức chính trị, các cá nhân trong và ngoài nước, cùng ký tên yêu cầu chính quyền VN hãy trả tự do vô điều kiện cho Ls Nguyễn Văn Đài.
(Việt Nam, ngày 23 tháng 12 năm 2015.)
Nhóm chủ xướng: Hội CTNLT và Hội AEDC.
============================== ============================== =
XIN LƯU Ý: mọi chữ ký xin gửi về email freenguyenvandai2015@ gmail.com
Nội dung chữ ký gồm:
1. Tên (hội,nhóm, tổ chức hay cá nhân)
2. Tỉnh/thành phố, quốc gia.
Việt Nam bắt, khởi tố luật sư Nguyễn Văn Đài (BBC 16-12-15) -- LS Nguyễn Văn Đài bị bắt sau cuộc gặp với đại diện EU (RFI 16-12-15) Bắt Nguyễn Văn Đài vì hành vi tuyên truyền chống Nhà nước (VNN 16-12-15) --Hổn nhỉ? Không gọi là luật sư, hay ông, mà chỉ gọi tên cộc lốc!
Công an khởi tố bắt giam luật sư Đài
Bộ Công an Việt Nam thông báo đã thi hành lệnh bắt sau khi ra quyết định khởi tố bị can luật sư Nguyễn Văn Đài về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước”.
Thông báo được đăng trên trang web của bộ này vào hôm 16/12/2015.
“Ngày 15/12/2015, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở đối với Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969 tại Hưng Yên; trú tại phòng 302, Z8, tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", quy định tại Điều 88 - Bộ luật hình sự. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định, lệnh của Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an.
“Ngày 16/12/2015, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã thi hành Lệnh bắt, Lệnh khám xét đối với bị can Nguyễn Văn Đài. Vụ án đang được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật”, bản tin viết.
Không biết bao giờ đến lượt tôi bị bắt lại đây? Lần này là tuyên truyền chống nhà nước chăng? Lật đổ không được, đành tuyên truyềnLuật sư Lê Công Định
Vụ bắt giữ xảy ra sau khi một số tổ chức nhân quyền và Liên Hợp Quốc kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền và nêu tên cụ thể vụ luật sư Đài bị hàng chục người hành hung.
Luật sư Đài gần đây tới nói chuyện về hiến pháp và các quyền con người cơ bản trước một cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Cuộc nói chuyện là một trong hàng loạt sự kiện các nhà hoạt động Việt Nam tổ chức để kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế.
Thông cáo ra ngày 11/12 của Văn phòng Cao ủy LHQ (OHCHR) về Nhân quyền nói vụ tấn công các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam đang ở mức báo động và rằng LHQ quan ngại về việc nhà chức trách dường như làm ngơ và không truy tố những kẻ gây ra những vụ hành hung này.
“Chúng tôi thúc giục Chính phủ Việt Nam thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo an ninh cho tất cả nhà hoạt động nhân quyền và tiến hành điều tra bất thiên vị, điều tra ngay và triệt để tất cả các vụ việc được thông báo liên quan tới những người bảo vệ nhân quyền,” Ravina Shamdasani, người phát ngôn của OHCHR nói tại cuộc họp báo ở Geneva vào tuần trước.
Vụ luật sư Đài bị hành hung cũng được Tổ chức Phóng viên Không Biên giớinêu lên vào Ngày Quốc tế Nhân quyền.
Image copyrightOtherImage captionLuật sư Nguyễn Văn Đài (phải) và luật sư Lê Công Định trong lần gặp gỡ vào năm nay. (ảnh FB Le Cong Dinh)
Luật sư Lê Công Định đưa ảnh chụp cùng với luật sư Đài gần đây lên facebook với bình luận:
"Không biết bao giờ đến lượt tôi bị bắt lại đây? Lần này là tuyên truyền chống nhà nước chăng? Lật đổ không được, đành tuyên truyền?"
Luật sư Đài từng bị tù giam bốn năm và mãn hạn tù ngày 06/03/2011 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước.
Ông cũng bị quản chế bốn năm trong vụ án mà ông và một cộng sự, luật sư Lê Thị Công Nhân, bị bắt vào ngày 06/03/2007.
Sau khi ra tù, luật sư Đài tiếp tục lên tiếng kêu gọi dân chủ đa đảng tại Việt Nam.
Trong bài viết ' Đảng vẫn chưa trưởng thành' gửi BBC hồi tháng 1 năm 2014, ông Đài mô tả điều ông gọi là "Đảng Cộng sản Việt Nam chưa đủ bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, lương tâm và hệ tư tưởng dân chủ tiến bộ để lãnh đạo đất nước xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh."
"Cái mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang thiếu đó là văn hóa dân chủ, thiếu đạo đức chính trị để ứng xử với những công dân và tổ chức đối lập.
"Một đất nước, xã hội muốn có được dân chủ, công bằng, văn minh thì phải do một tổ chức, đảng chính trị có tư tưởng dân chủ tiến bộ, có trí tuệ và đạo đức lãnh đạo.
"Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam lại có tư tưởng độc quyền, phi dân chủ, lạc hậu và tham nhũng thì làm sao lãnh đạo và dẫn dắt nhân dân và đất nước xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh được," ông Đài viết.
Luật sư Nguyễn Văn Đài trong một cuộc gặp với ông John McCain
Ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Công Nhân trước khi bị bắt là hai nhân vật đấu tranh dân chủ tích cực, thành viên chủ chốt của Đảng Thăng Tiến Việt Nam, một đảng chính trị không được công nhận ở trong nước.
Họ cũng tham gia phong trào dân chủ có tên Khối 8406.
Ông Nguyễn Văn Đài là một trong số tám nhà đối kháng Việt Nam được một tổ chức nhân quyền của Hoa Kỳ trao tặng giải thưởng hồi tháng 2/2007.
Tuy nhiên sau đó ông bị khai trừ khỏi Đoàn luật sư Hà Nội và văn phòng luật Thiên Ân của ông cũng bị đóng cửa.
Luật sư Đài lúc đó bị cáo buộc đã 'lợi dụng giấy phép hành nghề để hoạt động chống lại lợi ích quốc gia và vi phạm nghiêm trọng luật Việt Nam'.
Trong các hành vi bị coi là "chống phá" của luật sư Đài, cáo trạng của tòa khi đó có nhắc tới việc ông viết bài trên các trang mạng, và việc ông thu thập tài liệu về nhân quyền và dân chủ.
Bắt giữ Nguyễn Văn Đài vì hành vi tuyên truyền chống Nhà nước
Tiền Phong
TPO - Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Đài (SN 1969, tại Hưng Yên) về hành vi "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Nguyễn Văn Đài. Ngày 16/12, Bộ Công an cho biết, ...
Nguyễn Văn Đài bị bắt vì hành vi tuyên truyền chống Nhà nướcTuổi Trẻ