Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT: "Chúng ta đi mà không biết đi đâu!"


-Thứ trưởng Bộ KH&ĐT: "Chúng ta đi mà không biết đi đâu!"
Thứ Hai, 22/12/2014, 18:36 (GMT+7) Tư Giang

Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng tại Hội thảo. Ảnh TG
(TBKTSG Online) - “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được”.



Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã thổ lộ tâm tư cá nhân như vậy tại hội thảo khoa học “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới, và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 22/12.

Quẩn quanh chuyện cải cách

“Việt Nam đã và đang làm nhiều để cải cách thể chế như cải cách doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công, xây dựng pháp luật… nhưng có vẻ chưa đủ nên ta lại tiếp tục cải cách thể chế”, ông Dũng nhận xét.

Ông bổ sung thêm: “Tôi có cảm giác ở đâu đó vẫn thiếu cái gì đó khiến ta thấy chưa đúng, chưa đủ, chưa yên tâm, thấy vẫn cần phải đổi mới tiếp. Vậy bản chất cốt lõi là gì để chúng ta tìm được chìa khóa để cởi bỏ được, nếu không cứ cải cách lặp đi lặp lại mãi, làm mất cơ hội và thời gian của cả đất nước, nền kinh tế”.

Theo Thứ trưởng Dũng, bản chất thể chế là các quy định, thể lệ, luật chơi mà nhà nước đưa ra làm công cụ để giám sát, kiểm tra, và rồi điều chỉnh các quy định đó khi thấy không phù hợp.

“Nhưng tôi e ngại việc là chúng ta đang lạm phát các quy định, rồi quay lại điều chỉnh”.

Ông ví von, cuộc sống đang là dòng chảy, thì Nhà nước đưa ra quy định để đổ đá và be đắp làm tắc nghẽn dòng chảy. Khi thấy sai rồi, nhà nước bỏ đá đi, thì gọi là cải cách, hay đổi mới thể chế.

Ông Dũng đặt câu hỏi: “Như thế có phải là cải cách không? Tất cả câu chuyện như vậy ta phải nhìn như thế nào?”. Và ông tự trả lời: “Chứ cá nhân tôi thấy, nếu dòng chảy đang tốt thì chúng ta phải hướng cho dòng chảy đúng chỗ nhanh hơn, mạnh hơn, thế mới là cải cách. Chứ không thể tư duy là bỏ đống đá vào, rồi thấy vướng, lại dỡ bỏ ra là cải cách”.

Theo ông Dũng, không giống các quốc gia khác ngay từ đầu đã chọn được đường đi, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, nghĩa là trước đây đi theo một hướng, nhưng nay lại chuyển sang hướng khác.

Bên cạnh đó, với xuất phát điểm thấp, nguồn lực hạn chế nên nền kinh tế Việt Nam “có đặt thù riêng”. Làm sao để nền kinh tế này tiếp cận với các chuẩn mực, thông lệ tốt của thế giới mà các nước đi trước phải mất cả vài trăm năm để có.

“Chúng tôi thích những cái hay nhất của thế giới, những cái là quy luật khách quan, tự nhiên. Chúng ta phải đi theo là đúng. Nhưng Việt Nam cũng có những điều kiện riêng biệt, mà mà chúng ta phải hài hòa hóa. Cái này là cái gì?”, ông nói.

Không nên xem trọng chuyện "đặc thù"

Trả lời một phần những băn khoăn của Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung nói: “Chúng ta hay nói Việt Nam ta khác, Việt Nam ta đặc thù. Theo tôi, chúng ta không nên nhấn mạnh điều đó, vì nếu chúng ta nhấn mạnh sự khác biệt, thì chúng ta đã tự đẩy ra ngoài lề trong quá trình toàn cầu hóa”.

“Nếu chúng ta đặc thù, thì chúng ta nên nắn chúng ta để đi vào dòng chung, đi theo chuẩn quốc tế”, ông Cung bổ sung thêm.

Ông giải thích, nhiều ý kiến cho Việt Nam là đặc thù, vì Việt Nam nghèo, vì có chiến tranh, vì chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trên thế giới không phải chỉ Việt Nam mới có những điểm này. Hơn nữa, chiến tranh đã qua 40 năm, chuyển đổi kinh tế cũng được 30 năm.

Những năm 60 của thế kỷ trước, ông Cung nói, Việt Nam cũng tương tự như Hàn Quốc. Sang đến thập kỷ 80, Hàn Quốc đã bước vào giai đoạn hai của quá trình phát triển, trong khi Việt Nam ở giai đoạn một.

“Giờ họ đã bước sang giai đoạn 3; còn ta vẫn ở giai đoạn 1”, ông Cung nói. “Đó chính là sự khác biệt của họ và ta. Vì thế, cần nhấn mạnh vào sự khác biệt này để ta thay đổi, chứ không phải nhấn mạnh mãi những sự khác biệt để du di cho đổi mới.”

Ông Raymond Mallon, Cố vấn cao cấp Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam chỉ ra hàng loạt các vấn đề hiện nay như nền kinh tế chậm chuyển đổi sang kinh tế thị trường cạnh tranh, thiếu sáng tạo trong kinh doanh, tăng trưởng chậm đối với khu vực doanh nghiệp nói chung, và các nhóm lợi ích có quan hệ với giới chức quyền lực giàu có nhanh nhờ có đặc quyền tiếp cận vốn, đất đai và thị trường.

Theo giáo sư Jeong Ho Kim, Trường Chính sách và quản lý công Hàn Quốc, diễn giả chính tại hội thảo, Chính phủ Hàn Quốc đã có hàng loạt các thay đổi để có được nền kinh tế thị trường ngày nay, làm quốc gia này trở nên thịnh vượng.

Chính phủ bày tỏ thái độ tiêu cực với các chaebol ( gọi chung các tập đoàn lớn của Hàn Quốc nằm dưới sự điều khiển của một gia tộc- PV) và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ cũng gỡ bỏ các luật lệ bảo hộ các ngành công nghiệp công ích như vận tải, và doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó chính phủ Hàn Quốc cũng khuyến khích tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do; tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển; và tăng phúc lợi xã hội.

Ông Kim cho biết, để đạt được sự thịnh vượng, Hàn Quốc phát triển dựa ba trụ cột của nước họ là chính trị đa nguyên, xã hội dân sự, và kinh tế dựa vào ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức và sáng tạo cao.

Xem thêm:

Cải cách thể chế từ câu hỏi chưa có lời giải






-Có thể hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ?
(Tamnhin.net) - Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội K XIII, tại kỳ họp thứ 2 về nhiệm vụ năm 2012 đã xác định mục tiêu của năm 2012 là “Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới môi hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân …”.
Thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ, tháng 12/2011, Thủ tướng lưu ý “một trong nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ năm 2012 là tái cơ cấu nền kinh tế; tập trung giải quyết ba khâu đột phá về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kết cấu hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực, trong đó, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi, môi trường thông thoáng để phát triển kinh tế-xã hội” (Nhân dân 5/1/2012).
Do bị giới hạn bởi phạm vi bài viết nên Thủ tướng không có điều kiện đi vào một số nội dung chủ yếu và cụ thể để đảm bảo sự nhất quán về nhận thức và hành động trong quá trình tổ chức triển khai Thông điệp. Do đó bài viết này được thực hiện nhằm góp phần cụ thể hóa những vấn đề trên. Tuy nhiên trong từng phần của Thông điệp vẫn có một số vấn đề chủ yếu cần nhận thức đầy đủ và đúng mức hơn:

1 – Tại phần về KTTT, có mấy vấn đề :

- Không đề cập đến nội hàm định hướng XHCN của nền KTTT

- Phần quản lý nhà nước đối với nền KTTT tuy từ ĐH VIII đến trong các ĐH X đã không được đề cập đến vế này nhưng đến ĐH XI đề cập đến. Đây là một nội dung quan trọng của cơ chế vận hành nền KTTT nhưng chưa được thể hiện rõ nét nhiệm vụ nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chức năng quàn lý Nhà nước đối với nền KTTT trong Thông điệp.

- Không làm rõ đặc điểm của hệ thống màng lưới thương nghiệp có những ưu và nhược điểm gì, đến yêu cầu phải đảm bảo sự thống nhất lợi ích giữa người sản xuất, thương nhân và người tiêu dùng, không chấp nhận tình hình thương nhân lợi dụng vị thế trung gian của mình để gây thiệt hại đến người sản xuất và ngưởi tiêu dùng. … Trong lĩnh vực này có vấn đề cần làm rõ ưu nhược điểm của hệ thống màng lứi bản lẻ, trong đó có vấn đề nhận thức và xử lý như thế nào mối quan hệ giữa các siêu thị, trung tâm thương mại với các chợ dân sinh (trong đó có các chợ cóc, chợ tạm) và hệ thống các cửa hàng bán lẻ mở dày đặc dọc các tuyến phố.

- Không đề cập đến nền kinh tế ngầm đang tồn tại trên tất cả các thị trường hàng hóa, dịch vụ, … dẫn đến không đề cập đến các giải pháp cấp bách và có hiệu lực để đấu tranh hạn chế nền kinh tế ngầm này.

- Nhận thức về cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới vẫn còn bị chi phối bởi tư duy cũ. Chưa nhận thức đúng mức nhiệm vụ tăng sức cạnh tranh để có thể cạnh tranh bình đẳng với các nền kinh tế phát triển cũng là nội dung chủ yếu của nhiệm vụ thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế của VN so với các nước khác. Đồng thời cũng chưa nhận thức lại được sự cần thiết phải phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân trên mặt trận kinh tế để tổ chức sự liên kết giữa các DN VN thuộc các thành phần kinh tế chứ không phải khuyến khích cạnh tranh giữa các DN này để đối phương hưởng thế “tọa sơn quan hổ đấu”.

- v.v….

2 – Tại phần về cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng có mấy vấn đề :

- Phải chăng đội ngũ cán bộ chiến lược chưa nhận thức đúng mức sự điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế, đi từ mục tiêu phát triểnnhanh sang mục tiêu phát triển bền vững ? Việc đến nay, trong các văn bản, các bài phát biểu vẫn tiếp tục sử dụng cách nói phổ biến từ nhiều năm nay là “phát triển nhanh và bền vững” trong khi đang phải đổi thành “phát triển bền vững và nhanh” hoặc “ phát triển bền vững để tạo tiền đề phát triển nhanh”.

- Phải chăng khâu mở đầu, đột phá là phải thay đổi cách lập và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch để vừa quán triệt nhiệm vụ chuyển đổi từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, vừa khắc phục tình trạng bị chi phối bởi tư tưởng nhiệm kỳ, cục bộ, thành tích, lợi ích nhóm như HN TƯ 3 đã xác định. Trên cơ sở đó, phải tiến hành rà soạt, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch phát triển 2011-2020 không chỉ đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng như đực xác định tại HN TƯ 4 mà cả đối với các ngành kinh tế, các lĩnh vực, các địa phương, …

- Xác định mục tiêu của cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đỏi mô hình tăng trường là tăng hiệu quả, tăng sức cạnh tranh, … là rất chính xác. Thế nhưng để thực hiện được mục tiêu đó, cần làm rõ nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng là tuy đấy là mục tiêu đã được HN TƯ 4 K VIII xác định nhưng đến nay, sau 14 năm, mục tiêu này vẫn không được thực hiện. Có như vậy mới có thể xác định được những giải pháp có hiệu lực và có hiệu quả để thực hiên mục tiêu này, khắc phục “Tình trạng nói nhiều làm ít, làm không đến nơi đến chốn hoặc không làm còn diễn ra ở nhiều nơi” (Văn kiện ĐH X, tr 66).

- Tuy trọng tâm cơ cấu lại DN là tập trung vào DNNN, TĐKT, TCT NN nhưng Thông điệp đề cập đến nhiệm vụ cấu trúc lại các DN VN nói chung là điều hợp lý. Thế nhưng nội dung của việc cấu trúc lại các DNVN cần làm rõ nhiệm vụ liên kết các DNVN để phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân trên mặt trận kinh tế, để vươn lên cạnh tranh bình đẳng với nền kinh tế của các nước có trình độ phát triển cao hơn. Đấy cũng là việc cần làm để thực hiện nhiệm vụ tổ chức lại nền sản xuất xã hội đã được các ĐH IV, V xác định và được tái xác định tại HN TƯ 5, K IX với nhiệm vụ đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể. Trong thực tế, từ ĐH IV đến nay, nhiệm vụ này chưa được nhận thức, quan tâm đúng mức để triển khai trong thực tế.

- Thông điệp có gián tiếp đề cập đến nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ khi đề cập đến khả năng dẫn những bất định trong quá trình thực hiện sự phân công lao động quốc tế khi tham gia vảo quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Để có thể thực hiện được nhiệm vụ bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, cần tiến hành tổng kết làm rõ tình hình nền kinh tế nước ta có bị phụ thuộc, phụ thuộc đến mức nào, phụ thuộc trên những lĩnh vực nào và nền kinh tế nước ngoài. Trên cơ sở đó, làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự phụ thuộc đó để đề ra giải pháp khắc phục, được thể hiện ngay trong các phương án cấu trúc lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
- V.v. …

Bàì này do Thủ tướng viết và được đăng toàn văn trên báo Nhân dân ngày 3/1/2012 và được coi là Thông điệp đầu năm của Thủ tướng. Nội dung bài vừa phong phú, vừa đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản tập trung vào hai chủ đề là :

- Hoàn thiện thể chế KTTT.
- Tái cơ cấu nền kinh tế.

Tuy nhiên vì bị giới hạn trong phạm vi một bài viết nên cần cần làm rõ, cụ thể hóa thêm một số vấn đề để có được sự thống nhất nhận thức tư tưởng quan điểm, dẫn đến sự thống nhất chủ trương, chính sách cụ thể trong quá trình tổ chức triển khai nội dung của Thông điệp một cách có hiệu quả thiết thực.

Qua hai chủ đề đó, so với tên bài và nội dung được xác định tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ, tháng 12/2011 thì nội dung bài này không đề cập đến nội hàm của “định hướng XHCN”. Đây là một lĩnh vực còn có nhiều ý kiến khác nhau nên tại ĐH X, đoàn Chủ tịch đã phải có giải trình về nhiệm vụ này (Văn kiện ĐH X, tr 327-331).

Do thông điệp không đề cập đến lĩnh vực này nên, trên cơ sở hai chủ đề của bài viết, xin góp một số ý kiến, băn khoăn để làm rõ nội dung cụ thể của một số điểm được nêu trong bài viết nhằm góp phần phục vụ việc tổ chức triển khai Thông điệp một cách nhất quán như đã trình bày ở trên.

Hoàn thiện thể chế KTTT


1 – Về “Thể chế kinh tế thị trường là một chỉnh thể gồm nhiều loại thị trường vận động đồng bộ trong chỉnh thể đó. Một loại thị trường không phát triển đầy đủ sẽ kìm giữ sự vận động của các thị trường khác và làm cản trở sự vận động chung”. Đây là một đánh giá chuẩn xác nhưng từ thực tiễn, có thể phải xem xét bổ xung là khi một loại thị trường phát triển quá mức thì cũng cản trở sự vận động chung.

- Tình hình phát triển bong bóng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng và thị trường ngoại tệ, … là minh chứng cho việc sự phát triển quá mức đó cũng có ảnh hưởng đến sự vận động chung, đến sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Từ đó xuất hiện nhu cầu phải phát huy vai trò, chức năng quản lý của nhà nước để điều chỉnh sự phát triển của các loại thị trường nhằm đảm bảo mối quan hệ cân đối liên ngành kinh tế, bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Đấy là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc ĐH XI đã phải ghi nhận nhiệm vụ “Thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường.” (Văn kiện ĐH XI, tr 140).

- Trong cấu thành của nền KTTT, còn một cách phân tổ phổ biến trên thế giới và, trong thực tế, đã hình thành và đã được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến một cách phổ biến. Đó là cặp thị trường công khai và thị trường ngầm. Thị trường ngầm (cũng là thị trường không hợp pháp) tồn tại trong các thị trường hàng hóa, thị trường bất động sản, thị trường tín dụng, thị trường chứng khoán, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ,….. Sự hiện diện của nền kinh tế ngầm trên các thị trường khác nhau là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự không ổn định của nền kinh tế vĩ mô, làm cho thị trường công khai hoạt động kém hiệu quả, kém ổn định. Thế nhưng, không rõ vì sao, trong các chủ trương, chính sách tổ chức phát triển nền KTTT của nước ta, dường như không đề cập đúng mức đến sự hiện diện của nền thị trường ngầm này cũng như đến nhiệm vụ đấu tranh thu hẹp nền thị trường ngầm đó. Kinh nghiệm của thế giới cũng cho thấy là các giới của nền kinh tế ngầm này có sự liên kết (ở những mức độ khác nhau, bằng những hình thức khác nhau, …) với một bộ phận của chính giới, dẫn đến việc hình thành các nhóm lợi ích. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một thực trạng là rất khó đấu tranh thu hẹp (chưa nói đến thủ tiêu) nền kinh tế ngầm. Thực tế tại Việt nam cho thấy sự khó khăn (nếu không nói là bất lực) của bộ máy chính quyền các cấp trong việc đấu tranh chống nền kinh tế ngầm đang lũng loạn thị trường.

Một dẫn chứng là trong quá trình chống buôn lậu, chống ma túy, … vì chúng ta chỉ mới bắt và ngăn chặn những phần từ vận chuyển hàng lậu, ma túy, … nhưng chưa phát hiện và đánh vào các đầu nậu, các ông trùm. Do đó, đề nghịChính phủ cần quan tâm đúng mức hơn đến nhiệu vụ tổ chức cuộc đấu tranh quyết liệt chống nền thị trường ngầm này. Có đấu tranh thắng lợi chống nền thị trường ngầm này thì mới chứng tỏ được sự phát triển nền KTTT là theo định hướng XHCN.

- Có một điều làm tôi rất băn khoăn là không hiểu vì sao khi nói đến nền KTTT định hướng XHCN, chúng ta đã bỏ qua cụm từ “cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước” (Văn kiện ĐH VII, tr 118). Phải chăng vì không sử dụng cụm từ “nền KTTT … có sự quản lý của nhà nước” nên đã là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm chức năng quản lý kinh tế, quản lý thị trường của nhà nước, dẫn đến tình trạng các ngành, địa phương, doanh nghiệp tự do phát triển kinh doanh dẫn đến những vi phạm các quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, gây bất ổn trên thị trường, bất ổn của nền kinh tế vĩ mô ?
- v.v…

2 – Về “… phải xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại, tạo điều kiện cho các nguồn lực dịch chuyển trong trong các ngành và đến các vùng của đất nước theo tín hiệu của thị trường quanh trục lợi nhuận bình quân, bảo dảm sự phát triển hài hòa, cân đối của nền kinh tế”. Đây là một định hướng chuẩn xác nhất là khi xác định quanh trục lợi nhuận bình quân. Tuy nhiên để đảm bảo các ngành kinh tế phát triển quanh trục này, cần phát huy vai trò quản lý nền KTTT với việc xây dựng và tổ chức hướng dẫn, điều tiết sự phát triển của các DN trong quá trình thực hiện các quy hoạch phát triển cân đối liên ngành. Nếu không phát huy vai trò quản lý của Nhà nước, các DN thuộc các ngành kinh tế sẽ tự phát chạy theo lợi nhuận cao, lợi nhuận siêu ngạch, dẫn đến sự mất cân đối của nền KTQD để, qua các cuộc khủng hoảng kinh tế, thực hiện việc đưa về lợi nhuận bình quân một cách tự phát.

- Việc Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào một số ngành, địa phương là đúng, cần thiết nhưng không đủ. Cần có thêm chính sách điều tiết lợi nhuận của các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao để hỗ trợ cho các ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp. Trong thực tế, việc các nước công nghiệp phát triển có thái độ không đồng tình đối với việc hạn chế ưu đãi, trợ giá đối với nông nghiệp cũng bắt nguồn từ việc Chính phủ điều tiết lợi nhuận của các ngành công nghiệp, dịch vụ để hỗ trợ cho nông dân để vẫn có thể phát triển nông nghiệp một cách cân đối với các ngành KTQD khác để dưa tỷ suất lợi nhuận của nông nghiệp về trục lợi nhuận bình quân.

- Trong thực tế, dường như Chính phủ chưa xác định được đầy đủ nhiệm vụ tham gia vào quá trìnhtổ chức quản lý để thực hiện trục lợi nhuận bình quân này nên, phải chăng đó là nguyên nhân dẫn đến các bong bóng trên thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, …. để đến nay, dưới tác động của bàn tay vô hình của thị trường, các nhà đầu tư trên các thị trường này bắt đầu kêu Chính phủ cần có chính sách cứu trợ họ, một sự cứu trợ không cần thiết, để tiếp tục đỏ vốn đầu tư vào các thị trường này.

- Mặt khác, đề nghị Chính phủ cũng cần xác định lại sự cần thiết phải ban hành tiêu chí PCI xác định sức cạnh tranh của các địa phương trong thu hút vốn đầu tư vì sẽ đẩy các địa phương tự phát phát triển dẫn đến tình hình tăng sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương. Phải chăng đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nhiều địa phương đã trải thảm đỏ thu hút các nhà đầu tư, bất chấp quy hoạch ngành như đối với ngành thép, xi măng, cảng biển, cảng hàng không, khu công nghiệp, sân gôn, …. ?
- v.v…

3 – Về việc xác định “Cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường, là một trong những tiêu chí đo lường tính thị trường của nền kinh tế”. Tôi tán thành cách đánh giá và đặt vấn đề như vây nhưng trong phạm vi này, xin được góp một số ý kiến chủ yếu sau đây :

- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hình thành thị trường thống nhất giữa các nước tham gia hội nhập kinh tế đã có tác động làm chuyển biến nội hàm của sự cạnh tranh trên mấy bình diện chủ yếu : (i) Do xóa bỏ hàng rào thuế quan bảo hộ sản xuất của từng nước để hành hóa được tự do lưu thông trên thị trường thống nhất nên đã chuyển đối tượng cạnh tranh từ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước thành cạnh tranh giữa các nền kinh tế là chủ yếu. Cũng do đó nên cạnh tranh ngày càng mang tính chất khốc liệt hơn. (ii) Do bị chi phối bởi quy luật phát triển không đồng đều, các nước tham gia hội nhập kinh tế có trình độ phát triển khác nhau. Trong hoàn cảnh đó, các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn đứng trước nguy cơ bị nền kinh tế của các nước có trình độ phát triển cao hơn chi phối, theo quy luật “cá lớn nuốt cá bé”. Chính để khắc phục tình trạng đó nên đã hình thành cơ chế dành cho các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn một thời hạn nhất định để điều chỉnh nền kinh tế nước mình theo hướng tăng hiệu quả và tăng sức cạnh tranh để có thể cạnh tranh bình đẳng với các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn. (iii) Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc HN TƯ 4 K VIII đã xác định nhiệm vụ “… nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế” (Văn kiện HN TƯ 4 K VIII, tr 54).

Tuy Ban CH TƯ Đ và Chính phủ luôn có cập nhật được tình hình hiệu quả của nền kinh tế (qua hệ số ICOR) cũng như thực trạng của sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ cua các DN VN thế nhưng, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, hiệu quả và sức cạnh tranh (nhất là hiệu quả) của nền kinh tế nước ta vẫn bị giảm sút.

- Từ thực trạng đó có thể rút được một số nhận xét ban đầu là : (i) Nhiệm vụ thu hẹp khoảng cách phát triển của nền kinh tế nước ta so với các nước tham gia hội nhập kinh tế là thu hẹp khoảng cách về sức cạnh tranh để có thể cạnh tranh bình đẳng với các nước có nền kinh tế phát triển hơn. Nếu xác định nhiệm vụ thu hẹp khoảng cánh là căn cứ vào chỉ tiêu GDP thì phải lấy nhiệm vụ phát triển nhanh làm chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá trình độ phát triển và, trong thực tế, chúng ta thấy chỉ tiêu này mới chỉ có khả năng đưa nước ta phát triển ở khía cạnh tham gia nhóm các nước phát triển trung bình chứ không thể đưa nước ta lên vị trì “bình đẳng với các nước có nền kinh tế phát triển cao”. (ii) Để có thể vươn lên cạnh tranh bình đẳng với các nền kinh tế có trình độ phát triển cao hơn thì nền kinh tế nước ta ở vào thế “yếu nhưng lại phải đứng trước những nước mạnh hơn”. Trong điều kiện này, cần vận dụng truyền thống yếu thắng mạnh từ mặt trận vũ trang chống ngoại xâm sang mặt trận kinh tế.

Cụ thể là cầnphát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân trên mặt trận kinh tế và như vậy vấn đề được đặt ra là các doanh nghiệp Việt nam, thuộc các thành phần kinh tế, phải liên kết với nhau để tạo sức mạnh toàn dân chứ không phải cạnh tranh với nhau là chủ yếu. Các DN VN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà cạnh tranh với nhau thì đã để cho các DN FDI cũng như các DN nước ngoài được hưởng thế tọa sơn quan hổ đấu. (iii) Tuy nhiên trong nền KTTT nước ta, vẫn phải đặt nhiệm vụ cạnh tranh bình đẳng nhưng đó là sự cạnh tranh bình đẳng giữa nền kinh tế thị trường công khai với nền kinh tế thị trường ngầm, phi pháp. Trong cuộc cạnh tranh này, nền kinh tế thị trường ngầm vẫn chiếm được lợi thế nên chén ép nền kinh tế công khai. Trong cuộc đấu tranh này, ngoài việc bản thân nền kinh tế công khai phải vươn lên nâng cao hiệu qur, giảm chi phí sản xuất, tổ chức tốt sự liên kết giữa các DN sản xuất và DN thương nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng, … thì cần có sự tác động có hiệu lực và có hiệu quả của Nhà nước để ngăn chặn, thu hẹp (và tiến tới thủ tiêu) nền kinh tế ngầm như đã đề cập ở trên.
- v.v….

4 – Về đấu tranh chống sự hình thành các nhóm lợi ích đã và đang tác động ở những mức độ khác nhau đến quá trình ra quyết định. Để thực hiện quá trình này, đã xác định là cần đảm bảo thực hiện giải pháp công khai minh bạch, coi đó là một biện pháp cơ bản để ngăn ngừa tham nhũng và sự tác động của các nhóm lợi ích vào quá trình ra quyết định, bảo đảm cho các quyết định theo chuẩn “giá trị chung”, vì lợi ích của đất nước…. chúng ta đã đạt được những tiến bộ rất lớn về thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước. Tuy vậy kết quả này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu”. Tôi rất tán thành đánh giá đó và xin góp thêm một số ý kiến nhằm góp phần tăng hiệu lực và hiệu quả của quá trình đấu tranh chống tác động của các nhóm lợi ích vào nền kinh tế nói chung, vào nền KTTT định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước nói riêng.

- Chính phủ cần đưa nhiệm vụ tăng hiệu quả thành một chỉ tiêu có tính pháp lệnh, gắn với nhiệm vụ sử dụng vốn kinh doanh. Theo đó, giao cho các ngành, địa phương, DN NN (và TĐKT, TCT NN) chỉ tiêu nhiệm vụ giảm hệ số ICOR một tỷ lệ là X%, phấn đấu giảm giá thành là Y%, …

- Trên cơ sở đó, khi xây dựng và phê duyệt các dự án đầu tư, sẽ rà soát suất đầu tư cho một đơn vị công suất (hay sản lượng) theo hướng đối chiếu với suất bình quân của dự án tương tự đã hình thành trên thế giới. Có tình hình suất đầu tư của các dự án của Việt nam cao hơn suất trung bình của thế giới, chẳng hạn như dự toán đầu tư xây dựng đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giấy là 18 triệu$/km. Nếu loại trừ chi phí xây cầu dẫn, giải phóng mặt bằng thì mức đầu tư là 12,7 triệu $/km. Trong khi đó thì tại Mỹ, suất đầu tư cho 1 km đường cùng loại chỉ là 5,6 triệu $/km. Qua so sánh suất đầu tư đó, người phê duyệt phương án và dự toán đầu tư đó có căn cứ thực tế buộc người lập dự án phải điều chỉnh dự toán để tăng hiệu quả vốn đầu tư. Qua đó, góp phần thực hiện nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

- Công khai minh bạch về nguồn gốc tài sản. Hiện chúng ta đã thực hiện cơ chế kê khai tài sản nhưng cơ quan quản lý bản kê khai đó đã không có giải pháp thích hợp để kết hợp kết quả kê khai đó với nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Chẳng hạn như qua việc phát hiện khối lượng tài sản của Phó GĐ Sở GTVT và của GĐ Trung tâm đào tạo lái xe của Sóc Trang (được công khai hóa qua vụ đánh cờ ăn tiền dẫn đến nợ 22 tỷ đồng), cơ quan quan lý bản kê khai tài sản đó có thể yêu cầu chủ tài sản thuyết minh nguồn gốc của tài sản, từ đó có thể xác định được khối tài sản có nguồn gốc bất minh để có giải pháp xử lý thích đáng.
- v.v…

5 – Về việc xác định … Thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải hướng về người tiêu dùng, lấy người tiêu dùng làm chủ thể. Phải không ngừng hoàn thiện các thiết chế bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, phát triển các trung tâm bảo vệ người tiêu dùng. Đây là một quan điểm rất đúng đắn nhưng trong thực tế, nền KTTT đã không quán triệt quan điểm này. Quy luật khách quan là phải đảm bảo mối quan hệ cân đối cung-cầu, trong đó quan hệ cung-cầu hàng hóa, dịch vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân là một quan hệ cơ bản quyết định. Nhưng đồng thời cũng cần đảm bảo cho người tiêu dùng có một mức thu nhập thực tế cần thiết, tương ứng với khối lượng hàng được đưa ra thị trường. Nếu người dân-người tiêu dùng không có khả năng thanh toán cần thiết thì sẽ dẫn đến sự mất cân đối, đến các cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội.

- Có thể dẫn chứng một thực tế được bộc lộ qua cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, bộc phát từ năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các NHTM mất khả năng thanh toán, phải tuyên bố phá sản bắt nguồn từ sai lầm trong việc giải quyết mối quan hệ cân đối giữa cung hàng hóa với khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Sau Đại chiến thế giới lần thứ 2, nền kinh tế TBCN phục hồi trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới sáng tạo nên đã tạo ra một khối lượng to lớn hàng tiêu dùng. Trong khi đó, cầu có khả năng thanh toán của người dân lại thấp nên không có khả năng tiêu thụ hết khối lượng hàng tiêu dùng đã sản xuất ra và được tung ra trên thị trường. Trong hoàn cảnh đó, giai cấp tư sản đã áp dụng chính sách kích cầu bằng con đường thực hiện chính sách tín dụng có thế chấp để người dân có tiền mua hàng nên, qua đó, đã tạo một sự phồn vinh và phát triển mạnh mẽ của nền KTTT TBCN. Tuy nhiên mặt trái của chính sách này lại là ở chỗ giai cấp tư sản vẫn không từ bỏ mục tiêu chạy theo lợi nhuận, trong đó không có giải pháp bảo đảm tiền lương (thu nhập) thực tế của người lao động, không kiềm chế lạm phát nên để tốc độ tăng giá cả cao hơn tốc độ tăng tiền lương. Mặt khác, đầu cơ trên thị trường dầu mỏ là giọt nước làm tràn đầy ly làm lạm phát tăng đột biến. Hậu quả là người dân-con nợ của các NHTM trở thành con nợ không có khả năng thanh toán nên dẫn đến việc làm cho các NHTM bị lâm vào cảnh vỡ nợ.

- Thực tế đó chứng minh tính đúng đắn của quan điểmKinh tế thị trường và toàn cầu hóa cũng làm cho một bộ phận của dân cư dễ bị tồn thương, làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo. Nhà nước cần có các chính sách đúng đắn, sử dụng các công cụ điều tiết nhằm khắc phục các mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Tuy nhiên cũng cần công nhận là trong những năm vừa qua, chệch lệch giàu nghèo ở nước ta đã tăng lên nhiều và gần đây các phương tiên thông tin đại chúng đã có sự tập trung làm rõ hơn, cụ thể hơn chênh lệch thu nhập giữa người lao động bình thường với thu nhập của các CEO ngay trong các TĐKT, TCT NN. Do đó, tuy Việt nam đã sớm đạt được tiêu chí thiên niên kỳ về xóa đói giảm nghèo nhưng tiêu chí đó không đủ mà cần phải tập trung nhiều hơn nữa vào nhiệm vụ giảm chênh lệch giàu nghèo bằng con đường tăng thu nhập thực tế của người dân và chính việc làm giảm chênh lệch giàu nghèo theo hướng đó là một tiêu chí thể hiện tính định hướng XHCN của nền KTTT VN.

Cơ cấu lại nền kinh tế


Thông điệp đã xác định rõ Mục tiêu của tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là thúc đấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành sản xuất, dịch vụ theo yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế để có thể tham gia vào những công đoạn có giá trị gia tăng cao trong mạng sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Để thực hiện mục tiêu đó, Thông điệp xác định là các đột phá chiến lược là tiền đề của tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhưng vẫn phải thực hiện đồng thời nhiệm vụ tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng đồng thời với việc triển khai thực hiện các đột phá chiến lược. Trên cơ sở đó, Thông điệp đề cập nhiệm vụ triển khai đồng bộ 3 nội dung sau đây :

1 – Tái cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ (công nghiệp, tài chính, nông nghiệp). Nội dung tái cơ cấu này được đề cập đến một cách tương đối cụ thể. Tôi tán thành các nội dung đó và xin chỉ góp thêm mộ số ý kiến chủ yếu sau đây :

- Trước hết cần làm rõ nguyên nhân vì sao qua 14 năm vẫn không thực hiện được nhiệm vụ tăng hiệu quả và tăng sức cạnh tranh. Nhiệm vụ này được đặt ra từ HN TƯ 4 K VIII và các ĐH tiếp sau đều nhắc lại. Thế nhưng hiệu quả kinh tế ngày càng giảm sút, thể hiện qua việc chỉ tiêu ICOR không ngừng tăng. Mặt khác, qua việc triển khai phong trào vận động “người Việt ưu tiên dùng hàng việt”, càng thấy rõ là sức cạnh tranh của hàng hóa nội bi thua kém ngay trên thị trường nội địa. Có làm rõ được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì mới có thể tổ chức thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng một cách có hiệu quả thiết thực. Phải chăng vì trong những năm qua, chúng ta đã quá tập trung vào mục tiêu tăng trưởng nhanh nên không quán triệt mục tiêu tăng trưởng bền vững ? Do tập trung vào mục tiêu tăng trưởng nhanh nên việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đã phạm các sai lầm như đã được HN TƯ 3, HN TƯ 4 đề cập đến, trong đó có vấn đề là, trong những mức độ nhất định, bị chi phối bởi tư tưởng nhiệm kỳ, thành tích, cục bộ, lợi ích nhóm, …

Do đó, để thực hiện được những mục tiêu của việc cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng thì, trước hết, phải khắc phục được những nguyên nhân làm cho nền kinh tế nước ta kém hiệu quả và kém sức cạnh tranh.

- Xây dựng mô hình cơ cấu lại nền kinh tế theo mục tiêu đã được xác định. Những chiến lược, quy hoạch và kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ, địa phương đã được phê duyệt đều quán triệt mục tiêu phát triển nhanh, không chú trọng đúng mức đến nhiệm vụ phát triển bền vững với hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh cao. Đồng thời các phương án đã được phê duyệt, ít nhiều, đều bị chi phối bởi tư tưởng bản vị cục bộ, tư tưởng nhiệm kỳ, lợi ích nhóm, … Do đó cần xác định một nhiệm vụ trước mắt và cấp bách là phải quán triệt nội dung HN TƯ 3 về nhiệm vụ thay đổi cách xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch để triển khai việc rà soát, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt nhằm quán triệt mục tiêu của việc cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng như đã được nêu ở trên.Trong phạm vi nhận biết của tôi thì dường như các bộ ngành, lĩnh vực, địa phương chưa triển khai nhiệm vụ rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt nên việc triển khai công tác điều chỉnh chính sách tài chính, tiền tế gặp nhiều trở ngại .

- Cần bổ xung thêm một số ngành vào diện phải tập trung cơ cấu lại là các ngành thuộc cơ sở hạ tầng (như HN TƯ 4 đã xác định và được Thông điệp đề cặp đến trong phần về điều chỉnh chiến lược thị trường), ngành thương nghiệp như đã được đề cập đến ở mức độ nhất định tại phần đầu của Thông điệp.

- Cần nhận thức đầy đủ và đúng mức hơn là nhiệu vụ cơ cấu lại ngành tài chính tiền tệ, ngân hàng là phải đảm bảo góp phần tích cực và nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế. Trong thực tế, các chủ trương, chính sách tài chính, tiền tệ, ngân hàng đã hình thành và triển khai trong những năm trước đây đều nhằm phục vụ mô hình tăng trưởng nhanh. Do đó, trong quá trình cơ cấu lại các ngành dịch vụ này, cần có sự rà soát, điều chỉnh lại các chủ trương chính sách nhằm quán triệt nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế cũng như khắc phục những tiếu sót, bất cập do bị tác động của hệ tư tưởng cục bộ, tâm lý nhiệm kỳ, lợi ích nhóm, …
- v.v…

2 – Cơ cấu lại Doanh nghiệp. Thông điệp không đề cập nhiều đến nội dung nhiệm vụ này nhưng đặt nhiệm vụ cơ cấu lại DN VN nói chung, không chỉ giới hạn tập trung vào DNNN, TĐKT, TCT NN là điều chính xác.

- Các DN VN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, có quy mô khác nhau, có trình độ trang bị kỹ thuật khác nhau, … đều phải tham gia vào quá trình liên kết bằng những hình thức thích hợp để phát huy truyền thống sức mạnh đoàn kết toàn dân trên mặt trận kinh tế nhằm vươn lên cạnh tranh bình đẳng với các DN các nước có nền kinh tế phát triển, có sực cạnh tranh cao hơn các DN và nền kinh tế mước ta. Đây cũng là một nội dung thuộc nhiệm vụ tổ chức lại nền sản xuất xã hội đưa được các ĐH IV và V đặt ra nhưng, vì nhiều lý do khác nhau, đến nay vẫn chưa được triển khai. Mặt khác, đây cũng còn là một nhiệm vụ được HN TƯ 5, K IX về nhiệm vụ “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”.

- Các DN VN, đặc biệt là các DNNN, TĐKT, TCT NN, còn có nhiệm vụ phấn đấu tăng hiệu quả kinh tế. Thông điệp chỉ đề cập đến nhiệm vụ tăng sức cạnh tranh nên cần được xem xét, bổ xung thêm nhiệm vụ tăng hiệu quả kinh tế. HN TƯ 4 K VIII đã xác định nhiệm vụ tăng hiệu quả và tăng sức cạnh tranh nhưng từ đó đến nay, nhiệm vụ này vẫn chưa được triển khai đúng mức. Để tăng hiệu quả kinh tế,trong hệ thống các chỉ tiêu kế hoach của DN cần xác định chỉ tiêu giảm định lượng về hệ số ICOR, giảm giá thành, … Việc xác định nhiệm vụ có tính pháp lênh về nhiệm vụ tăng hiệu quả kinh tế còn là giải pháp có hiệu lực và hiệu quả để triển khai cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
- v.v….

3 – Điều chỉnh chiến lược thị trường. Thông điệp đã nêu nhiều nội dung cụ thể, có ý nghĩa thực tiễn cao. Thế nhưng qua các nội dung đó tôi vẫn có một số phân vân và xin được trình bày như sau :

- Thông điệp đề cập đến sự cần thiết phải tham gia vào quá trình phân công hợp tác quốc tế và có gián tiếp đề cập đến yêu cầu phải đề phòng những bất định có thể xẩy ra trong điều kiện sự phân công hiệp tác quốc tế làm tăng tính phụ thuộc lẫn nhau. Đặt vấn đề đó rất chính xác vì gắn với nhiệm vụ phải xây dựng và bảo vệ nền kinh tế độc lập tự chủ được ĐH IX xác định và được ĐH XI tiếp tục khẳng định. Do đó, cần có sự đánh giá thực trạng của nền kinh tế nước ta để làm rõ có tình trạng phụ thuộc và phụ thuốc đến mức nào, trên những lĩnh vực nào, …
vào nền kinh tế nước ngoài ? Trên cơ sở đó làm rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Giải pháp bảo đảm nền kinh tế độc lập, tự chủ phải được thể hiện trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

- Mở đầu quá trình cơ cấu lại nền kinh tế thì phải được bắt đầu từ những lĩnh vực cấp bách nhất là cách đặt vấn đề rất chuẩn xác. Thế như vấn đề cần được làm rõ là có phải đi từ tái cơ cấu đầu tư như được xác định trong Thông điệp không ? Việc tái cơ cấu đầu tư là việc làm cần thiết, cấp bách nhưng cũng cần thấy là việc tái cơ cấu đầu tư là một nhiệm vụ quan trọng nhưng cũng cần nhận thức đầy đủ hơn là việc tái cơ cấu đầu tư là để thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng chứ không phải là mục tiêu bản thân. Do đó phải chăng phải bắt đầu từ rà soát lại, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch để tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng đề tạo những căn cứ, điều kiện tái cơ cấu đầu tư ?


N.Lang


-Chính sách tiền tệ: Chưa hết ám ảnh thanh khoản (TVN).-- Có điều chỉnh gì ở thị trường ngân hàng? (Tầm nhìn).- Bất thường con số tăng trưởng và đầu tư (KTSG). - Standard & Poor’s nâng triển vọng tín nhiệm của Vietcombank (VnEconomy).- Những sự kiện kinh tế vĩ mô nổi bật trong tuần (VnMedia).
 - Giải pháp của mọi giải pháp là phải minh bạch (Tầm nhìn).- Tập đoàn con đẻ …và hệ lụy (Tầm nhìn).- Những con số khó hiểu (Nguyễn Vạn Phú).- 2012 là năm ‘vàng’ của bất động sản hạng trung (ĐV).- Tìm đường “xả” căn hộ! (NLĐ).  – Hạn chế đầu cơ, thổi giá nhà đất (NLĐ).- Chứng khoán sẽ được “cứu” trong 2012? (DVT).- “Lĩnh vực chứng khoán có nhiều cơ hội phát triển” (TTXVN).  - Năm lận đận của các đại gia chứng khoán (VNE).- Hơn 13 tấn vàng được mua vào trong tuần (NĐT).  - Giá vàng “thăng hoa” tuần thứ hai liên tiếp (Tin tức). - Phát hiện nhiều hàng Tết thiếu khối lượng (Infonet). - Quần áo Trung Quốc “phù phép” thành hàng hiệu (Infonet).
Lại một giải pháp lệch hướng thị trường và sản phẩm(Tamnhin.net) - Trước hết nhìn lại các chính sách về thuế nhập khẩu và sự thay đổi về lệ phí trước bạ và đăng ký biển số ôtô được điều chỉnh tăng mạnh tại Hà Nội và Tp.HCM, liệu đây có phải sự điều chỉnh lệch pha,lệch hướng của chính sách thuế đối với mặt hàng này. Kéo theo là những hệ quả không nhỏ đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng và cả nền kinh tế.Giải phẫu lời kêu cứu và cảnh báo về "thủ phạm" gây bất ổn nền kinh tế ?-Bao giờ kinh tế Việt Nam vào tốp 50 nền kinh tế hàng đầu?(Tamnhin.net) - Chuyên gia của HSBC dự tính, đến năm 2050, Việt Nam sẽ vượt quốc gia cùng khu vực Đông Nam Á Singapore về quy mô GDP. Gần 40 năm nữa, Việt Nam “thuộc nhóm 50 nền kinh tế hàng đầu”-The Economist dự báo GDP Việt Nam năm nay--Standard & Poor’s nâng triển vọng tín nhiệm của Vietcombank

- Giáo sư- Tiến sĩ John Snow: Với tôi, Việt Nam là một “con hổ” (DVT).- Phỏng vấn ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam: Cần giải quyết gốc rễ của bất ổn vĩ mô (TBKTSG).
Cuộc đua huy động vốn (TBKTSG).- Lạm phát cao, lãi suất chưa thể giảm (VTC).- Giải pháp của mọi giải pháp là phải minh bạch (Tầm nhìn). - Tập đoàn con đẻ …và hệ lụy (Tầm nhìn).- Giải phẫu lời kêu cứu và cảnh báo về “thủ phạm” gây bất ổn nền kinh tế ? (Tầm nhìn).- Bộ trưởng Vương Đình Huệ: “Sẽ tiếp tục minh bạch hóa xăng dầu” (DT).- Kiểm soát 10 loại hợp đồng dịch vụ độc quyền (SGTT).- Tắt hi vọng giảm lãi suất? (ĐĐK).
Những con số khó hiểu (Nguyễn Vạn Phú).
Tìm đường “xả” căn hộ! (NLĐ).  – Hạn chế đầu cơ, thổi giá nhà đất (NLĐ).- Hà Nội: Không ai muốn di chuyển đến các khu đô thị mới (TCPT). Dịch từ bài: No One Wants to Move to Vietnam’s New Cities (Atlantic Cities).
-- Muốn mua nhà cần hơn 50 năm tiết kiệm (TBKTSG).- Cuối năm, căn hộ cao cấp ồ ạt giảm giá sốc (VTC).  – Thời thu tiền chợ và đi trồng rừng (SGTT).
Phát hành dưới mệnh giá, coi chừng bị thâu tóm (ĐTCK).-Thống đốc NHNN khuyến khích dân tố giác ngân hàng vi phạm
Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ ODA cho Việt Nam (VTV).
Tổng giám đốc lừa đảo, sát hại chủ nợ? Bà Trần Thị To, tổng giám đốc Công ty CP Thương mại - Dịch vụ - Môi trường đầu tư Việt Úc, tỉnh Tiền Giang, đã lừa đảo, chiếm đoạt của hàng chục người với số tiền lớn
-Thủ tướng: 'Việt Nam quyết tâm làm điện nguyên tử' (VnEx 12-1-12) -- TS Vương Hữu Tấn: "Cần có cơ chế thu hút các nhà khoa học có trình độ cao" và sa thải những nhà khoa học có trình độ thấp?  Còn tính sao với những nhà khoa học có trình độ vừa vừa?
Hồ sơ điện hạt nhânBài học kinh nghiệm của nhà máy điện hạt nhân TMI-2 (viet-studies 14-1-12) -- Bài của TS Tô Lệ Hằng 
Khủng hoảng kinh tế Trung Quốc sắp đến? China's collapse 'will bring economic crisis to climax in 2012'(Guardian 12-1-12) -- "Although China emerged rapidly from the downturn of 2008-09  .. the recovery had been the result of a massive reflationary package by the Chinese government. Beijing, he added, could not afford another big stimulus to offset a weakening of the economy." China: Get Ready for Turbulence (Diplomat 14-1-12)
Zbigniev Brzezinski là người như thế nào: Lunch with the FT: Zbigniew Brzezinski (FT 13-1-12) -- Đọc bài này (như đọc mấy cuốn sách của Vogel, Kissinger... gần đây) thấy mấy tên Mỹ bị Đặng Tiểu Bình mê hoặc (Zbig mời Đặng về nhà ăn cơm!) thật là chán! (Brzezinski nói như thế này: "We have to focus on Asia but not in a manner that plays on everyone’s anxieties ... It becomes very easy to demonise China and they will then demonise us in return. Is that what we want?”.  Nghe có rầu không?)
Nếu Trung Quốc sụp đổ sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế kỷ lục

Diễn đàn Kinh tế Thế giới cảnh báo về khủng hoảng kinh tế và biến động xã hội(Tamnhin.net) - Trước cuộc họp hàng năm của WEF tại Davos, bản báo cáo “Những rủi ro Toàn cầu 2012” cho biết "những mầm mống tai ương" đang được gieo rắc-Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Báo cáo Rủi ro toàn cầu năm 2012
Khoảng cách giàu-nghèo ngày càng nới rộng đe dọa đến tình hình ổn định chính trị và xã hội.


Pháp và nhiều nước khu vực đồng euro bị hạ điểm tín nhiệm  –  (RFI). – Bị hạ điểm tín nhiệm, vị thế của Pháp yếu đi hơn so với Đức  –  (RFI). – Châu Âu phê phán S&P sau việc hạ điểm  –  (BBC).   - Tín nhiệm nợ chín nước châu Âu bị tụt hạng (PLTP).- Thủ tướng Merkel: ‘Đường dài’ trước mắt cho sự hồi phục kinh tế Âu châu   –  (VOA).-Thứ Sáu ngày 13: “Ngày đen tối” đối với Eurozone (TTXVN).- S&P hạ mức tín nhiệm nhiều nước thuộc Eurozone (TTXVN).  – Pháp sốc vì bị hạ tín nhiệm tín dụng (VNN).- Lạm phát giảm, châu Á vẫn phải lo (VnEconomy).- 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2050 (VnEconomy).- Ấn Độ cho phép các công ty bán lẻ một nhãn hiệu mở cửa hàng tư doanh  –  (VOA).- Hàng điện tử tràn ngập hội chợ Las Vegas   –  (VOA).
Tổng thống Obama muốn sáp nhập những cơ quan mậu dịch, thương mại   –  (VOA).- Pháp, Áo bị đánh sụt hạng tín dụng hàng đầu  –  (VOA).
Tom G. Palmer – Hai mươi ngộ nhận về thị trường (Kì 1)  —  (Phạm Nguyên Trường).   – Tom G. Palmer – Hai mươi ngộ nhận về thị trường (Kì cuối)  —  (Phạm Nguyên Trường).-----

Tổng số lượt xem trang