Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Bắc Kinh ra kế hoạch khai thác đáy Ấn Độ Dương

Giữa lúc xảy ra những tranh cãi ngoại giao với Ấn Độ về việc nước này dự kiến khai thác dầu khí ở Biển Đông, Trung Quốc đã tuyên bố kế hoạch mở rông mở rộng thăm dò các khoáng sản đáy biển tại Ấn Độ Dương.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Cơ quan Quản lý đáy biển quốc tế (ISA) phê chuẩn đơn xin khai thác quặng đa kim sulfure. Bắc Kinh đã được phê chuẩn thăm dò khu vực 10.000 km vuông ở phía tây nam Ấn Độ Dương để tìm kiếm loại quặng này. Hiệp hội Nghiên cứu và phát triển tài nguyên khoáng sản biển Trung Quốc (COMRA) chỉ mất vài tuần đệ đơn lên ISA.

COMRA giờ đây sẽ ký hợp đồng thăm dò 15 năm ISA vào cuối năm nay. Quyết định phê duyệt cho phép Trung Quốc quyền ưu tiên để phát triển các trầm tích quặng trong tương lai. Động thái này đã khiến các Bộ Quốc phòng và Ngoại giao Ấn Độ lo lắng rằng, Bắc Kinh sẽ sử dụng quyền được thăm dò để biện minh cho việc triển khai tàu chiến trong khu vực.
Cơ quan Tình báo hải quân Ấn Độ (DNI) cảnh báo, sự kiện này có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng đối với Ấn Độ, bởi “Trung Quốc có thể đưa ra những lý do để duy trì sự hiện diện liên tục trong vùng đại dương này”. Theo DNI, “nó sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc thu thập các dữ liệu hải dương học và thủy học một cách hợp pháp. Hơn nữa, còn có thể tạo cớ cho Trung Quốc triển khai tàu chiến trong khu vực”.
Hôm thứ sáu tuần trước, Trung Quốc còn ban hành hướng dẫn về phát triển công nghệ và khoa học đại dương giai đoạn 2011- 2015, trong đó nhấn mạnh việc đầu tư nhiều hơn để tăng cường kinh tế hàng hải của đất nước. Lưu Tập Quý, người đứng đầu Cục Quản lý Đại dương quốc gia Trung Quốc (SOA), nói: “Nhiều nỗ lực hơn nữa sẽ được thực hiện để thúc đẩy sáng tạo nhằm đạt bước đột phá công nghệ để khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp đại dương đang trỗi dậy”.
Trung Quốc còn sở hữu độc quyền thăm dò trong khu vực 75.000km vuông trầm tích quặng đa kim ở đông Thái Bình Dương năm 2001.
Dường như để chuẩn bị cho các dự án nghiên cứu đại dương đầy tham vọng, Trung Quốc đã tăng cường thử nghiệm siêu tàu lặn có người lái chinh phục độ sâu 6.000m ở Thái Bình Dương hồi tháng trước với ba thành viên thủy thủ đoàn.
Theo SOA, siêu tàu lặn mang tên Giao Long được thiết kế để lặn ở độ sâu tối đa 7.000m và sẽ có thể tiến hành thử nghiệm ở độ sâu này vào năm tới. Giao Long đã hoàn thành 17 lần lặn ở Biển Đông từ 31/5 - 18/7 năm ngoái, đạt mức 3.759m trong các lần lặn sâu nhất. Trung Quốc là nước thứ năm đưa tàu lặn có người lái ở độ sâu 3.500m so với mực nước biển (cùng với Mỹ, Pháp, Nga và Nhật).
Ấn Độ trong cuộc khai thác Ấn Độ Dương
Bộ trưởng Khoa học công nghệ và Khoa học trái đất Ấn Độ Ashwani Kumar tại Lok Sabha vào ngày 8/9 nói rằng, Ấn Độ là quốc gia đầu tiên được công nhận như một Nhà đầu tư Tiên phong hồi tháng 8/1987. Nước này đã được LHQ phê chuẩn một khu vực 150.000km vuông để tiến hành các hoạt động phát triển với quặng đa kim ở Trung tâm Lòng chảo Ấn Độ Dwong hồi tháng 8/1987. Theo quy định của ISA, với việc khai thác quặng đa kim trong khu vực, bộ này cũng đã ký thỏa thuận 15 năm cho các hoạt động phát triển đa dạng trong khu vực vào năm 2002.
Nhưng 24 năm sau khi Ấn Độ được công nhận là Nhà đầu tư Tiên phong và gần 10 năm ký hợp đồng với ISA, thành tựu duy nhất Ấn Độ có được là tiến hành khảo sát. Giờ đây, khi chỉ còn chưa đầy 6 năm, chỉ có một nửa diện tích phê chuẩn đã được xác định để phát triển hơn nữa.
Bắc Kinh với khả năng đáng kể để thu hút những dự án cơ sở hạ tầng lớn trước hạn chót đề ra, được cho là sẽ sử dụng đầy đủ sự phê chuẩn khai thác đáy biển.
Trước đó, liên quan đến những tranh cãi giữa Trung Quốc và Ấn Độ về Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Pallam Raju tuyên bố, Trung Quốc có thể tự khẳng định nhưng Ấn Độ sẽ bảo vệ các quyền của mình. Ông nói: "Tôi nghĩ giống như bất kỳ quốc gia nào muốn khẳng định quyền của mình, tôi đoán Trung Quốc cũng đang cố gắng làm như vậy… Là một nước, chúng tôi có quan điểm rất rõ về các quyền và lợi ích của mình. Chúng tôi sẽ bảo vệ các lợi ích ấy rất mạnh mẽ”. Trước báo giới tại New Delhi, ông Raju tuyên bố: "Là một quốc gia, chúng tôi sẽ làm bất kỳ điều gì để bảo vệ lợi ích của mình... ở đây không có sự dè dặt”. 
Thái An (theo isikkim)
Biển Đông - Ấn Độ - Trung Quốc: India’s South China Sea Warning (Diplomat 18-9-11)
Biển Đông - Ấn Độ - Trung Quốc: India's entry into South China Sea aimed at countering China: Chinese analysts (Economic Times (Ấn) 18-9-11)
Biển Đông - Ấn Độ - Trung Quốc: China angered by Indo- Vietnam pact for oil exploration  (TruthDive (Ấn) 18-9-11)  -After South China sea row Beijing plans seabed mining in Indian Ocean-Trung Quốc trả đũa bằng kế hoạch khai thác dưới đáy Ấn Độ Dương? (isikkim.com). – Trung Quốc mở rộng thăm dò đại dương (PLTP).
– Các nhà phân tích Trung Quốc: Ấn Độ vào biển Đông nhằm chống lại Trung Quốc: India’s entry into South China Sea aimed at countering China: Chinese analysts (Economic Times).‎ –
Báo Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ về Biển Đông
Một tờ báo chính thống có ảnh hưởng ở Trung Quốc cảnh báo rằng “mọi biện pháp có thể” nên được sử dụng để ngăn Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ (ONGC) Videsh tham gia các dự án thăm dò ở Biển Đông.
“Ấn Độ sẽ bảo vệ quyền của mình”
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Pallam Raju tuyên bố, Trung Quốc có thể tự khẳng định nhưng Ấn Độ sẽ bảo vệ các quyền của mình.
Ấn Độ: Con hổ tỉnh giấc thách thức Trung Quốc
Nếu có lời nhắc nhở mạnh mẽ nào về tính cần thiết phải hiện đại hóa khả năng quốc phòng già cỗi của Ấn Độ thì đó chính là những tai nạn xảy ra với các máy bay chiến đấu Nga mà họ sở hữu.
TQ cảnh báo Ấn Độ không khai thác dầu ở Biển Đông
Trung Quốc cảnh báo các công ty Ấn Độ tham gia bất kỳ hợp đồng nào với các hãng Việt Nam trong việc thăm dò và khai thác dầu khí ở các khu vực tranh chấp của Biển Đông. 
-Nguồn: VNN

Tổng số lượt xem trang