Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Bốn yếu huyệt trên Biển Đông-Việt Nam: BÁO ĐỘNG VŨNG ÁNG – FORMOSA

-4 yếu huyệt của Việt Nam trên biển Đông và mưu đồ Trung Quốc
Đưa ra 4 yếu huyệt của Việt Nam trên biển Đông, KS Doãn Mạnh Dũng, Phó chủ tịch - Tổng thư ký Hội Biển TP.HCM, nguyên trưởng ban Cơ sở hạ tầng cảng biển thuộc Cục Hàng hải Việt Nam phân tích: “Không thể cạnh tranh bằng tri thức, những nước độc tài thường có xu hướng mở rộng lãnh thổ. Đây là nguyên nhân bất ổn từ Trung Quốc mà cả nhân loại đang lo lắng. Việt Nam là mắt xích yếu nhất để Trung Quốc thực hiện chiến lược bành trướng về phía nam...”.
Báo điện tử Một Thế Giới trao đổi thêm với ông về vấn đề này.
Ông đã từng nghiên cứu và đưa ra 4 yếu huyệt của Việt Nam trên biển Đông? Chúng được xác định dựa trên cơ sở nào?
KS Doãn Mạnh Dũng: Bốn yếu huyệt bảo vệ sự an ninh lãnh thổ Việt Nam từ hướng biển được xếp theo thứ tự : Cam Ranh, Sơn Dương, Nam Du và Côn đảo. Trước đây tôi cho rằng chỉ có 3 điểm, nhưng sau vụ tàu Viking bị tấn công phá cáp nên thấy rằng cần sử dụng Côn Đảo cho vai trò bảo vệ các vùng dầu khí.
Bốn yếu huyệt này được xác định dựa vào những yếu tố địa lý tự nhiên. Vì với một nước nhỏ, nghèo, mọi việc từ xây dựng đến bảo vệ đất nước phải biết sử dụng những đặc điểm địa lý tự nhiên. Hải quân Việt Nam phải có các căn cứ quân sự đủ sức phòng ngự và tấn công. Các căn cứ hải quân phải có độ sâu tối thiểu trên 10m, độ rộng mặt nước đủ năng lực tiếp nhận nhiều tàu quân sự, có núi cao để che chắn và thuận lợi trong cung ứng hậu cần. Và sự hợp tác với các đối tác nước ngoài trong xây dựng kinh tế ở các yếu huyệt trên cần gắn chặt nhu cầu nếu xảy ra chiến tranh vệ quốc.
Cụ thể như thế nào, thưa ông?
Trước hết, chúng ta cần biết đặc tính tự nhiên ảnh hưởng đến hàng hải qua biển Đông. Do đặc điểm dòng chảy và gió mùa, về mùa đông, tàu biển di chuyển từ phía Bắc xuống Nam biển Đông đều phải đi sát bờ biển miền Trung Việt Nam (đường màu xanh - hình dưới). Còn từ phía Nam lên hướng Bắc thì tàu biển phải tránh xa bờ miền Trung để tránh dòng nước ngược (đường màu đỏ).
Về mùa gió Tây Nam, dù từ Bắc xuống Nam hay từ Nam lên Bắc đều đi cùng một tuyến chung (đường màu đen). Do bão biển Đông xoáy ngược chiều kim đồng hồ, nên khi gặp bão, các tàu thuyền đều có xu hướng bị đẩy vào bờ biển Việt Nam.
Do các đặc điểm tự nhiên trên, các chủ tàu qua biển Đông đều mong muốn có sự hỗ trợ của Việt Nam khi gặp sự cố. Đây là lý do chúng ta phát hiện nhiều xác tàu thuyền bị chìm từ nhiều thế kỷ trước gần bờ biển miền Trung và Nam Bộ.
Tuyến bờ biển từ vịnh Vân Phong đến cảng Cam Ranh là tuyến bờ biển đến đường hàng hải quốc tế gần nhất. 
Cảng Cam Ranh (vị trí 3) có vùng nước rộng, kín sóng gió, nước sâu -20m và có 2 cửa ra vào thuận kiểm soát. Xung quanh cảng có núi cao nên khó bị tấn công. Nơi đây có thể tiếp nhận cùng lúc các loại tàu chiến hiện đại nhất. Vì vậy cảng Cam Ranh là căn cứ hải quân tốt nhất Đông Nam Á. Từ đây chỉ cần tàu ngầm mini chạy dầu là đủ lo ngại cho các tàu lớn tại biển Đông. Cảng Cam Ranh xứng đáng là trung tâm hải quân của Việt Nam và là yếu huyệt kiểm soát biển Đông.
Các vị trí được đánh số - Nơi xảy ra sự kiện tấn công tàu Bình Minh (1), tàu Viking (2) - Vị trí Cam Ranh (3), Sơn Dương (4), Côn Đảo (5), Nam Du (6) 
Ở vịnh Bắc Bộ là cảng Sơn Dương nằm phía nam Vũng Áng thuộc Hà Tĩnh có vị trí khá đặc biệt (vị trí 4). 
Vị trí này cùng vĩ tuyến với cảng Tam Á, có hạm đội nguyên tử của Trung Quốc. Vị trí cảng Sơn Dương cũng nằm ngay phía Bắc đèo Ngang nơi có đường Quốc Lộ 1A với đường đèo và hầm qua núi. Độ sâu cảng Sơn Dương sau khi xây đê 3.000m từ mũi Ròn đến hòn Sơn Dương thì vùng cảng kín sóng gió và đạt độ sâu đến trên -16m với vùng nước rộng rãi. 
Vì vậy, cảng Sơn Dương là yếu huyệt của vịnh Bắc Bộ, kiểm soát đường biển và đường bộ từ Nam Bộ và Trung Bộ tiếp tế cho miền Bắc Việt Nam.
Ở bờ biển Nam bộ có Côn Đảo có hình con kỳ lân, lưng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, mặt nhìn về hướng Đông (vị trí 5). 
Vùng bờ phía Đông, các vùng nước đều bị cạn. Nhưng phía Tây Nam Côn Đảo có Bến Đầm. Phía đông bắc Bến Đầm có núi Thánh Giá cao 577m, phía Tây Nam là Hòn Bà cao 242m, còn phía Nam có Hòn Bò cao 324m. Độ sâu Bến Đầm khá lý tưởng -13m, kín gió Đông Bắc và gió Tây Nam, thuận lợi cho một cảng nước sâu cho hải quân và thương mại. Vị trí này gần đường hàng hải quốc tế qua vùng biển Nam Bộ. 
Đây là yếu huyệt của bờ biển Nam Bộ. Nếu Việt Nam có một căn cứ hải quân hùng mạnh ở đây sẽ giúp kiểm soát đường hàng hải ra vào bờ biển Nam Bộ, giữ an toàn cho các mỏ dầu phía Đông Nam Bộ.
Trong vịnh Thái Lan, thềm lục địa bờ biển Rạch Giá - Hà Tiên rất cạn. Việc xây dựng cảng nhân tạo có nước sâu tại khu vực này rất tốn kém, nhất là chi phí duy tu. 
Quần đảo Nam Du nằm giữa con đường từ Phú Quốc đến Cà Mau, cách bờ biển khoảng 50km (vị trí 6). Độ sâu tự nhiên giữa quần đảo Nam Du đạt -10m, có núi cao 309m phía tây. Các dãy đảo phía đông che kín gió mùa Đông Bắc. Vì vậy khu vực này thích hợp cho tàu thuyền neo đậu, thuận lợi cho một cảng hải quân tốt nhất ở bờ biển Tây Nam Việt Nam. Quần đảo Nam Du là yếu huyệt bảo vệ bờ biển Tây Nam của Việt Nam.
Khi kênh Kra của Thái được mở thì vị trí quần đảo Nam Du càng trở nên quan trọng trong việc bảo vệ luồng hàng hải quốc tế băng qua vịnh Thái Lan.
Đưa ra 4 yếu huyệt của Việt Nam trên biển Đông, nó được hiểu và có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?      
Theo cuốn Tư Mã Thiên sử ký - trang 669 - NXB Văn học - 2003, năm 111 trước Công nguyên, quân Hán tấn công nước Việt. Vua Việt là Kiến Đức, hậu duệ của Úy Đà cùng tướng Lữ Gia "lấy thuyền đi về hướng Tây". "Hiệu úy Tư Mã Tô Hoằng là người Việt đầu hàng Hán bắt được Kiến Đức". "Quan lang người Việt là Đô Kê bắt được Gia".
Tướng Lữ Gia hiện có tên đường tại Hà Nội và TP.HCM.
Như vậy, từ xa xưa giặc phương Bắc muốn chiếm đất Việt phải sử dụng đường biển và phải nhờ Việt gian. Đoạn văn mô tả Lữ Gia "lấy thuyền đi về hướng Tây" chứng tỏ kinh đô xưa của nước Việt ở khu vực Hồng Kông - Quảng Châu. Chiến lược bành trướng xâm lược của người Hán không thay đổi trong hơn 2.000 năm qua và dựa vào 2 yếu tố cơ bản: yếu tố mua chuộc người Việt để làm nội ứng và yếu tố đường biển.
Các cuộc chiến tranh xâm lược đất Việt sau này của giặc phương Bắc, hay Xiêm, Pháp và Mỹ cũng từ hướng biển.
4 yeu huyet bien Dong hinh anh 3
 Trong vụ việc Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong thềm lục địa của Việt Nam suốt nhiều tháng, lực lượng Trung Quốc đã liên tục chủ động khiêu khích, phun vòi rồng, đâm va vào tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư của Việt Nam - Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam
Hiện nay cả thế giới đang bước vào nền văn minh mới. Đó là nền kinh tế tri thức. Những nước dân chủ chấp nhận nền kinh tế thì trường thì hầu như họ tập trung đưa chất xám vào hàng hóa hay dịch vụ để cạnh tranh. Còn ở các nước độc tài hay có truyền thống độc tài thì hầu như những kẻ giàu có là nhờ bán tài nguyên. 
Những đại gia này, họ không thể cạnh tranh bằng tri thức nên những nước độc tài hay có truyền thống độc tài thường có xu hướng mở rộng lãnh thổ. Đó là nguyên nhân bất ổn từ Trung Quốc mà cả nhân loại đang lo lắng.  
Việt Nam là mắt xích yếu nhất để Trung Quốc thực hiện chiến lược bành trướng về phía Nam. Sự yếu kém không chỉ ở sự lệ thuộc vào kinh tế mà cả hệ tư tưởng. Đó là nỗi đau mà những kẻ biết đọc sách không thể không trăn trở.
Để kháng cự lại sự bành trướng của Trung Quốc, việc đầu tiên là cần nâng cao dân trí. Thứ đến là cần xây dựng các căn cứ hải quân mạnh để kiểm soát toàn bộ bờ biển. Bài học Trung Quốc đưa chính sách diệt chủng vào Campuchia cuối thập niên 1970 đã chỉ cho chúng ta không chỉ cần phòng ngự bờ biển Đông mà cả bờ biển Tây Nam Bộ.
Từ xa xưa giặc phương Bắc muốn chiếm đất Việt phải sử dụng đường biển và phải nhờ Việt gian. Thời nào cũng có bọn Mã Tô Hoằng, Đô Kê, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống... nên chúng ta cần luôn luôn cảnh giác. 
Với quan điểm trên, việc định vị những căn cứ hải quân chính cho Việt Nam cần được nghiên cứu nghiêm túc.
Trung Quốc đang ngày càng bành trướng trên biển Đông bằng nhiều hành động như xây đảo nhân tạo, thăm dò và khai thác dầu khí vùng nước sâu, mượn chiêu bài nghiên cứu khảo sát địa chất, nghiên cứu khảo cổ... Bốn yếu huyệt mà ông đã xác định còn có ý nghĩa, tác dụng gì trong việc bảo vệ lãnh thổ biển đảo của Việt Nam?
Trung Quốc đang xây dựng các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa là từng bước muốn vô hiệu hóa Cam Ranh. Mục tiêu của họ là tài nguyên dầu, thủy sản và kiểm soát hàng hải biển Đông. 
Nhưng bờ biển Đông có một đặc tính rất đặt biệt là các tàu thuyền khi bị chết máy, hay người bị trôi dạt thì đều bị đẩy vào bờ biển miền Trung Việt Nam trong 9 tháng  gồm tháng 1, 2, 3, 4, 8, 9, 10, 11, 12. Đó là một hiểm họa đáng sợ của hải quân Trung Quốc nếu có chiến tranh ở biển với Việt Nam.
Ngoài động tác tìm cách vô hiệu hóa Cam Ranh, Trung Quốc đang thể hiện mưu đồ rất rõ trong việc chiếm hữu Sơn Dương - Hà Tĩnh dưới hình thức đầu tư.
Với quần đảo Nam Du sẽ giữ vai trò kiểm soát tuyến qua kênh Kra trong tương lai, Trung Quốc thông qua các doanh nghiệp Việt Nam để vô hiệu hóa nó bằng các dự án kinh tế.
Vì vùng mỏ dầu tập trung khu vực bờ biển Đông Nam Bộ nên cần đầu tư cho Côn đảo.
Giới hàng hải Việt Nam cũng đang lo lắng nghe tin các doanh nghiệp nước ngoài do Trung Quốc điều hành đang tìm cách vào vịnh Vân Phong.
Thời nào cũng có bọn Mã Tô Hoằng, Đô Kê, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống... nên chúng ta cần luôn luôn cảnh giác. Chúng ta không đối đầu với Trung Quốc nhưng cần hiểu Trung Quốc và có ứng xử thích hợp. May chăng khi nền dân chủ thật sự đến với người dân Trung Quốc thì nỗi lo lắng mới có thể dịu đi!
Cám ơn ông nhiều!
Lê Quỳnh thực hiện


-Son Tran
Đăc khu kinh tế Vũng Áng _ Hà Tĩnh : Vũng Áng sẽ là 1 huyện của người Trung Quốc ?

Tại Sao Trung Quốc Lại Chọn Vũng Áng?

Hoàng Mai, BVN: Cuối năm 2013 và những ngày đầu năm 2014 vừa qua, hãng truyền thông quốc RFA cũng như giới Blogger Việt Nam đã phát tín hiệu về nguy cơ người Trung Quốc có mặt ở Hà Tĩnh. Mà trong đó, vị trí xung yếu là khu vực Vũng Áng, huyện Kỳ Anh.


Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng với diện tích 227,81 km2, có tổng vốn đầu tư vào loại lớn nhất nước, ước khoảng 20-30 tỷ USD (1), với những người quan tâm đến vận mệnh đất nước, bên cạnh nỗi lo thời gian cho Trung Quốc thuê quá dài: đến 70 năm, còn nỗi lo ở góc độ vị trí chiến lược của Vũng Áng xét về an ninh-quốc phòng của cả nước.

Trong một bài viết trước đây đăng trên Bauxite VN, tác giả Nguyễn Hữu Quý đã đề cập đến “tam giác căn cứ quân sự Du Lâm-Vũng Áng-Cửa Việt” (2), bài báo đó chỉ mới đề cập về nguy cơ đến từ hướng Biển Đông.

Rõ ràng, nguy cơ TQ chia cắt Việt Nam còn có thể đến từ hướng Lào. Trước đây, trong cuộc chiến chống Mỹ, người Việt đã một phần dựa vào lãnh thổ Lào để tiếp viện từ Bắc vào Nam, và góp phần làm nên chiến thắng. Trong tương lai, một khi TQ làm chủ Bắc và miền Trung của Lào thì họ hoàn toàn có thể chia cắt Việt Nam thành hai miền tại Hà Tĩnh hoặc Quảng Bình.

Theo góc nhìn đó, một gọng kìm từ hai hướng Biển Đông và Lào sẽ là yếu tố tiên quyết để TQ chia cắt Việt Nam thành hai miền sẽ diễn ra trong tương lai.

Những hậu quả và âm mưu của TQ liên quan đến Vũng Áng

- Việc tỉnh Hà Tĩnh cho TQ thuê đất và có mặt ở KKT Vũng Áng trong 70 năm là cả một dự tính chiến lược của người TQ, và đến thời điểm này, với sự đầu tư ban đầu, xây tường bao xung quanh tạo thành một lãnh địa riêng, người Việt không thể vào được, thì đó là thắng lợi bước đầu của TQ. Tạo ra một tiền lệ nguy hiểm, rằng, ở chỗ nào người TQ vào đầu tư, thì người Việt cấm cửa không được vào (thực tế, trên khắp Việt Nam đã là như vậy).

- Với tốc độ đầu tư và di dân hiện nay, đến cuối thế kỷ 21 này, người TQ tại Lào sẽ có khoảng 4-5 triệu (năm 2012 dân số Lào là 6,646 triệu), và chiếm khoảng 30-35% dân số Lào, dự kiến dân số Lào khi đó là khoảng 13-15 triệu. Không sớm thì muộn, TQ sẽ thôn tính nước Lào.

- Trong bài viết đăng vào cuối năm 2012 “Trung Quốc mưu tính gì sau đầu tư khủng vào Lào, Campuchia?” (3), có đoạn đáng chú ý: “Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, phân tích: Trung quốc rất giỏi trong việc xâm chiếm bằng cách làm đường. Làm đường đến đâu xâm chiếm đến đấy, di dân đến đấy. Họ mưu tính làm một con đường suốt từ Vân Nam dọc Lào xuống tới tận Tây Nguyên, mà đoạn cuối Tây Nguyên thì CPC và Lào cho họ thuê đất tới 55 năm. Như vậy cả khu vực sẽ gần như là đất của họ…. Đứng về chiến lược quân sự, đó là những con đường cơ động chiến lược và cơ động chiến dịch. Về kinh tế thì có thể khống chế được toàn bộ hành lang quan trọng của bán đảo Đông Dương. Họ xây dựng cơ sở hạ tầng là nhằm như thế”.

- Không biết là vô tình, hay cố ý; cuối năm 2010, không hiểu từ đâu, giới khoa học Việt Nam dự định và mở hội thảo “Mở tuyến xa lộ song hành xuyên Đông Dương” (4) với dự tính: “mở hướng lưu thông mới phía thượng nguồn, thẳng từ khu vực đèo Mụ Giạ, tỉnh Quảng Bình, qua lãnh thổ Lào, Campuchia xuôi về Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cần được tính đến. Về chi phí đầu tư, dựa vào các tuyến đã có sẵn thì cả phần dựng rào sắt ngăn cách ven đường để đảm bảo an ninh cũng chỉ hết 14-15 tỷ USD”.

Đáng chú ý là, với nguồn vốn lớn như thế, rõ ràng, TQ sẽ là nhà tài trợ và trúng thầu xây dựng, vô hình dung họ có mặt ở địa bàn dọc Tây Trường Sơn một cách hợp pháp. Và chắc chắn, một khi họ đã nhảy vào thì có đủ lý do để công trình hoàn thành trong vòng 20-30 năm, đủ để hình thành một thế hệ người TQ khoảng 1 triệu người dọc hành lang quan trọng này. Rất may, dự án bị sự phản đối của dư luận và buộc phải dừng lại.

Dễ dàng nhận thấy, việc TQ chọn Vũng Áng làm vị trí quân sự chiến lược của mình trên đất Việt Nam, ngoài việc cùng với quân cảng Du Lâm trên đảo Hải Nam có thể khống chế miền Bắc và Vịnh Bắc Bộ khi chiến sự xảy ra, thì vị trí Vũng Áng dễ dàng cho kết nối với tuyến hành lang đường bộ từ Vân Nam dọc Lào xuống đến Tây Nguyên. Tạo nên gọng kìm để chia cắt Việt Nam trong tương lai.

Tạm kết luận:

1. Không còn nghi ngờ gì nữa, TQ đang hình thành một gọng kìm từ hai hướng là Biển Đông và tuyến hành lang đường bộ từ Vân Nam dọc Lào xuống đến Tây Nguyên và thông sang CPC. Vị trí Vũng Áng sẽ là điểm cắt chiến lược để chia Việt Nam làm hai miền.

2. Không ai khác, chính TQ là thủ phạm để chia đôi Việt Nam thành 2 miền tại vĩ tuyến 17 (ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị) ở Hiệp định Geneve năm 1954; và họ đã thất bại bằng sự thống nhất của người Việt vào năm 1975. Tuy nhiên, chính họ chứ không ai khác xúi dục để có cuộc chiến “giải phóng miền Nam”, mà hậu quả nặng nề về mọi mặt còn đến ngày hôm nay. Lần này, những học trò kế tiếp của Mao đang âm thầm giở lại bài học cũ một lần nữa, và với tham vọng còn lớn hơn, là chia đôi Việt Nam tại Vũng Áng (chân núi phía Bắc của dãy núiHoành Sơn) trong mưu đồ thôn tính toàn bộ Biển Đông.

3. Sự sai lầm của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam kể từ 1975 đến nay, đang dần đưa miền Bắc và Trung Lào trở thành một tỉnh của Trung Quốc. Và cùng với việc chia cắt Việt Nam tại Vũng Áng, khi đó, Việt Nam chỉ là mảnh đất Đại Việt của hơn nghìn năm trở về trước, và nguy cơ bị đồng hóa, xóa sổ cả 3 nước Đông Dương như đã được nhìn thấy từ hôm nay.

08.3.2014

H.M.

http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2014/03/tai-sao-trung-quoc-lai-chon-vung-ang.html#more



Phỏng Vấn TS Alan Phan:
FDI cân nhắc vào Lào, Campuchia: Việt Nam trả giá…
Theo Tâm An – Báo Đất Việt – 27/3/2014
......PV: Thực tế cho thấy, vẫn có doanh nghiệp FDI đang mở rộng đầu tư tại Việt Nam tuy nhiên, mới chỉ giải quyết được vấn đề việc làm cho công nhân, chưa có sự chuyển giao công nghệ và việc đóng thuế cũng ít do đang hưởng mức ưu đãi lớn.
Việc trải thảm cho các doanh nghiệp FDI rồi sau đó, các doanh nghiệp này lại rút vốn khỏi Việt Nam, có thể khiến nền kinh tế bị thiệt hại như thế nào, thưa ông?

Alan Phan: Chuyện FDI cũng như chuyện vợ chồng. Đôi khi hợp nhau thì bền lâu; đôi khi đổ vỡ vì những xung đột lợi ích. Quan trọng là một quan hệ bình đẳng, minh bạch và 2 bên hiểu rõ lợi ích của nhau. Đừng khuyến mãi quá đáng như trường hợp cho không 3.000 hectares đất ven biển cho Formosa (Hà Tĩnh); miễn thuế 15 năm, v.v…Quá trình thương lượng để cấp phép cho FDI phải dựa trên căn bản “give-and-take” (cho và nhận); không chỉ lo nhận phong bì rồi cho nhà đầu tư hết mọi thứ họ đòi.



Chép Sử Việt 21/02/2014
Trước hết phải cám ơn một số Blogger, những nhà báo, trong đó đáng chú ý là VNEcocomy trong suốt một thời gian dài qua đã có những báo động ít nhiều về vấn đề người Trung Quốc, Đài Loan ở Vũng Áng và siêu dự án Formosa (*).
Gần đây còn nghe được những nguồn tin rất đáng lo ngại của giới am hiểu tình hình về vị trí tử huyệt này. Chiều nay, bất ngờ thấy trên trang báo mạng VNEconomy thêm bài viết đáng lo hơn: “Vì sao tăng hoạt động biên phòng cạnh siêu dự án Formosa?“, thấy cần đăng lại ngay và có đôi lời bình luận.
Hãy nhớ về gần 500 năm trước, khi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng có ý định xuôi Nam mở đất, tránh mưu hại của Trịnh Kiểm. Để có quyết định sáng suốt, ông đã cho người hỏi ý kiến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và nhận được hai câu thơ rằng:
Hoành Sơn nhất đái
Vạn đại dung thân
Có thể hiểu rằng vượt qua dãy Hoành Sơn để mở cõi, cơ nghiệp sẽ bền vững muôn đời.
Dãy núi Hoành Sơn, nhìn từ Hà Tĩnh
Hoành Sơn chính là dãy núi nằm vắt ngang ranh giới Hà Tĩnh – Quảng Bình, nơi vừa gần như hẹp nhất của đất nước (50km từ biển vào biên giới với Lào), vừa hiểm trở. Nó lại cũng là địa điểm ngay sát với Vũng Áng (nằm ở chân dãy núi Hoành Sơn). Nếu có một thứ “căn cứ kinh tế dân sự trá hình” của người nước ngoài ở đây, như Formosa chẳng hạn, thì khi có biến, sẽ là nơi tốt nhất chặn đường tiếp viện quân, cắt đứt đất nước Việt Nam làm hai dễ dàng, đồng thời quân đội nước ngoài đổ bộ vào cảng nước sâu nhất này, còn gì lợi hại bằng? Nghĩ xa hơn, sẽ có ngày có hàng vạn người Trung Quốc lấy vợ, có con ở đó, nguy cơ lại tái diễn một vụ “nạn kiều” như những năm cuối 1979 – đầu 1980 là rất dễ xảy ra. 
Có nguồn thạo tin cho biết, từ nhiều năm trước, bạn Lào đã khẩn khoản xin ta cho đầu tư 100% tại Vũng Áng, từ nguồn tiền của một quốc gia thứ ba, nhưng bạn không cho biết là nước nào. Giới lãnh đạo bàn tính, nghe tham mưu nát nước, cuối cùng không chấp nhận.
Thế mà rồi tới thế hệ lãnh đạo ngày nay, người ta đã quyết định cho Formosa đầu tư, thuê đất tới 70 năm, với siêu dự án mà có nhiều nguồn tin cho rằng đằng sau tập đoàn này là chính quyền Trung Quốc.
Gần đây, lại có thêm lo ngại là Formosa đang tìm cớ mở một con đường qua Lào nữa.
Khi tướng Giáp mất và được biết ý nguyện của ông chọn Vũng Chùa ngay gần Vũng Áng để an táng, không ít người hâm mộ ông đã có phỏng đoán điều gì đó liên quan tới khu vực này, mà ông không thể nói ra, đành bằng một thâm ý sâu xa chưa thấy hết được.
Mới đây, Blogger Lê Anh Hùng tiếp tục báo động nghi vấn Trung Quốc chen chân vào Cửa Việt nữa. Vậy thì, nếu đúng là họ có mưu sâu “trấn ải” cả hai vùng cảng biển xung yếu đó, thì còn gì bằng trong chiến lược quân sự?
Thử hình dung một ngày, Trung Quốc động binh ở Trường Sa, Việt Nam muốn đối phó, ắt sẽ phải rất khó khăn nếu như biên giới phía Bắc quân đội Trung Quốc được báo động, mà dải đất hẹp miền Trung cũng lại bị cơ sở kinh tế trá hình của Trung Quốc ngáng trở, không cho phía VN chuyển quân từ trong Nam ra; hàng vạn công nhân có thể thoắt biến thành “dân quân”, “thám báo”, …? Bất cứ một đụng độ nào của chính quyền VN với người TQ ở đó, đều dễ là cái cớ cho TQ đổ quân vào.
Việc “nâng cấp đồn biên phòng” như trong bài báo này chỉ là một nỗ lực nho nhỏ, của những ai sớm lo lắng cho sự tồn vong của đất nước, nhưng cũng lại có thể chỉ như một động thái trấn an dư luận mà thôi.
Mới xin được lạy cụ Trạng Trình để nhái thơ cụ, rằng: 
Hoành Sơn thất đái
Vạn đại vong thân
(*) Xem thêm:
VnEconomy:
Blog:
—————-
Yến Thanh
16:31 (GMT+7) – Thứ Sáu, 21/2/2014
Vì sao tăng hoạt động biên phòng cạnh siêu dự án Formosa?
Hàng ngàn cán bộ, công nhân ngoại quốc đã và đang tập trung tại khu vực khu kinh tế Vũng Áng…
Việc thành lập Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng – Sơn Dương được mô tả là sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ biên giới biển đảo, công tác xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu; đảm bảo an ninh trật tự… tại khu kinh tế Vũng Áng nhằm thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội của Hà Tĩnh và khu vực.
Nguồn tin từ tỉnh Hà Tĩnh cho hay hoạt động biên phòng sẽ được tăng cường ở khu vực khu kinh tế Vũng Áng, nơi hiện đang triển khai siêu dự án của tập đoàn Formosa.
Cụ thể, chiều 19/2, tại Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tổ chức lễ ra mắt và công bố quyết định của Bộ Quốc phòng về việc nâng cấp Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng thành Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng – Sơn Dương.
Việc thành lập Ban Chỉ h
uy Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Áng – Sơn Dương được mô tả là sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ biên giới biển đảo, công tác xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu; đảm bảo an ninh trật tự… tại khu kinh tế Vũng Áng nhằm thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội của Hà Tĩnh và khu vực.
Đây là một trong 5 ban chỉ huy biên phòng cửa khẩu trong cả nước, một cấp tổ chức quan trọng hơn nhiều so với đồn biên phòng.
Thời gian gần đây, việc tập đoàn Formosa triển khai dự án một cách mạnh mẽ đã kéo theo việc có hàng ngàn cán bộ, công nhân ngoại quốc, chủ yếu là Đài Loan và Trung Quốc, tập trung tại khu vực khu kinh tế Vũng Áng, đưa tới lo lắng về việc hình thành một “phố ngoại quốc” ở Vũng Áng.
Tháng 10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo về việc giám sát dự án của Formosa, đặc biệt về mặt an ninh, quốc phòng.
Mới đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý, giám sát dự án khu liên hợp, qua đó khẳng định rằng nhờ làm tốt công tác chuẩn bị về quốc phòng, nên đến thời điểm hiện tại công tác quốc phòng trong khu vực vẫn được duy trì và đảm bảo tuyệt đối.
Tỉnh này cho hay trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đã tiến hành xin ý kiến của Bộ Quốc phòng. Tại Công văn số 2808/BQP-TM ngày 4/6/2008, Bộ Quốc phòng khẳng định: “Khu đất xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương không ảnh hưởng nhiều đến vị trí đóng quân và các công trình quốc phòng hiện có trên địa bàn…”.
Đối với vấn đề “phố ngoại quốc”, Hà Tĩnh cho rằng việc tập trung hàng vạn lao động trong và ngoài nước trong khu vực này là có ảnh hưởng đến “thế trận khu vực phòng thủ” huyện Kỳ Anh, nhất là khu vực Đèo Ngang. Tuy nhiên, việc có tới gần 2.000 lao động nước ngoài trong khu vực, cũng như việc số lượng lao động trong nước và nước ngoài thực hiện dự án sẽ tăng cao trong thời gian tới là “một thực tế cần được chấp nhận trong quá trình phát triển”.
“Đây là điều UBND tỉnh cho là hệ quả tất yếu trong quá trình triển khai xây dựng. Ban quản lý khu kinh tế sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lí, kiểm tra, xử lí đối với lao động nước ngoài tại dự án, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật”, báo cáo viết.

-Kinhtebien online : Nghiên cứu trước đây KS Doãn Mạnh Dũng  cho rằng có 03 yếu huyệt trên biển Đông. Nhưng sau sự kiện tàu Vikịng bị tấn công phá cáp, KS Doãn Mạnh  Dũng đề xuất nên đưa thêm Côn Đảo vào vị tri vai trò tiền tiêu bảo vệ các vùng dầu khí Việt Nam.Mời các bạn tham khảo bài viết sau: Chiến tranh liên miên trên bán đảo Đông Dương đã giúp người Việt Nam hiểu rằng ai chiếm được Tây Nguyên thì tất yếu sẽ làm chủ Đông Dương.Vì vậy Tây Nguyên là yếu huyệt của cả Đông Dương. Đất nước Việt Nam với 3260 km bờ biển,vậy đâu là yếu huyệt ?
Lịch sử Việt Nam đã chỉ ra rằng , tất cả các cuộc tấn công xâm lược Việt Nam hầu hết đều từ hướng biển. Vì vậy việc nghiên cứu yếu huyệt Biển Đông là vô cùng quan trọng.Trước đây tôi cho rằng chỉ có ba điểm, nhưng sau vụ tàu Viking bị tấn công phá cáp,nên thấy rằng cần sử dụng Côn Đảo cho vai trò bảo vệ các vùng dầu khí.Hải quân Việt Nam phải có các căn cứ quân sự đủ sức phòng ngự và tấn công.

Hình dưới đây : Các vị trí được đánh số-Nơi xẩy ra sự kiện tấn công tàu Bình MInh (1) , tàu Viking (2) -Vị trí  Cam Ranh (3), Sơn Dưong (4), Con Đảo (5) , Nam Du (6)

Các căn cứ hải quân phải có độ sâu tối thiểu trên 10m, độ rộng mặt nước đủ năng lực tiếp nhận nhiều tàu quân sự,có núi cao để che chắn và thuận lợi trong cung ứng hậu cần.
Trước hết, chúng ta cần biết đặc tính tự nhiên ảnh hưởng đến hàng hải qua Biển Đông.Do đặc điểm dòng chảy và gió mùa, về mùa đông tàu biển di chuyển từ phía bắc xuống nam Biển Đông đều phải đi sát bờ biển miền Trung Việt Nam ( đường màu xanh) .Còn từ phía nam lên hướng bắc thì tàu biển phải tránh xa bờ miền Trung để tránh dòng nước ngược (đường màu đõ). Về mùa gió tây nam, dù từ bắc xuống nam hay từ nam lên bắc đều đi cùng một tuyến chung (đường màu đen).Do bão Biển Đông xóay ngược chiều kim đồng hồ, nên khi gặp bão, các tàu thuyền đều có xu hướng bị đẩy vào bờ biển Việt Nam.
Do các đặc điểm tự nhiên trên, các chủ tàu qua Biển Đông đều mong muốn có sự hổ trợ của Việt Nam khi gặp sự cố.Đây là lý do mà chúng ta phát hiện nhiều xác tàu thuyền bị chìm từ nhiều thế kỹ trước gần bờ biển miền Trung và Nam Bộ. Tuyến bờ biển từ vịnh Vân Phong đến cảng Cam Ranh là tuyến bờ biển đến đường hàng hải quốc tế là gần nhất .Cảng Cam Ranh (vị trí 3) có vùng nước rộng , kín sóng gió, nước sâu -20 m và có hai cửa ra vào thuận kiểm sóat. Xung quanh cảng có núi cao nên khó bị tấn công. Nơi đây có thể tiếp nhận cùng lúc các loại tàu chiến hiện đại nhất. Vì vậy cảng Cam Ranh là căn cứ hải quân tốt nhất Đông Nam Á.Từ đây chỉ cần tàu ngầm mini chạy dầu là đủ lo ngại cho các tàu lớn tại Biển Đông.Cảng Cam Ranh xứng đáng là trung tâm hải quân của Việt Nam và là yếu huyệt kiểm sóat Biển Đông.
Ở vịnh Bắc Bộ, cảng Sơn Dương nằm phía nam Vũng Áng thuộc Hà Tỉnh có vị trí khá đặc biệt( vị trí 4). Vị trí này cùng vĩ tuyến với cảng Tam Á có hạm đội nguyên tử của Trung Quốc. Vị trí cảng Sơn Dương cũng nằm ngay phía bắc đèo Ngang nơi có đường Quốc Lộ 1A với đường đèo và hầm qua núi.Độ sâu cảng Sơn Dương sau khi xây đê 3.000m từ mũi Ròn đến hòn Sơn Dương thì vùng cảng kín sóng gió và đạt độ sâu đến trên -16m cùng với vùng nước rộng rãi. Vì vậy cảng Sơn Dương là yếu huyệt của vịnh Bắc Bộ, kiểm sóat đường biển và đường bộ từ Nam Bộ và Trung Bộ tiếp tế cho miền Bắc Việt Nam.
Ở bờ biển Nam bộ, Côn Đảo có hình con kỳ lân, lưng theo hướng tây nam- đông bắc mặt nhìn về hướng đông (vị trí 5). Vùng bờ phía đông , các vùng nước đều bị cạn.Nhưng phía tây nam Côn Đảo có Bến Đầm. Phía đông bắc Bến Đầm có núi Thánh Giá cao 577 m,phía tây nam là Hòn Bà cao 242 m còn phía nam có Hòn Bò cao 324m . Độ sâu Bến Đầm khá lý tưởng -13m , kín gió đông bắc và gió tây nam, thuận lợi cho một cảng nước sâu cho hải quân và thương mại. Vị trí nầy gần đường hàng hải quốc tế qua vùng biển Nam Bộ. Đây là yếu huyệt của bờ biển Nam Bộ.Nếu Việt Nam có một căn cứ hải quân hùng mạnh ở đây sẽ giúp kiểm sóat đường hàng hải ra vào bờ biển Nam Bộ và giữ an tòan cho các mỏ dầu phía đông Nam Bộ.
Trong vịnh Thái lan, thềm lục địa bờ biển Rạch Giá – Hà Tiên rất cạn. Việc xây dựng cảng nhân tạo có nước sâu tại khu vực này rất tốn kém, nhất là chi phí duy tu. Quần đảo Nam Du có vị trí cách bờ biển khoãng 50 km, nằm giữa con đường từ Phú Quốc đến Cà mau( vị trí 6). Độ sâu tự nhiên giữa quần đảo đạt-10m , có núi cao 309 m phía tây. Các dảy đảo phía đông che kín gió mùa đông bắc. Vì vậy khu vực này thích hợp cho tàu thuyền neo đậu, thuận lợi cho một cảng hải quân tốt nhất ở bờ biển Tây Nam Việt Nam. Vì vậy quần đảo Nam Du là yếu huyệt bảo vệ bờ biển Tây Nam của Việt Nam.
Khi kênh Kra của Thái đuợc mở thì vị trí quần đảo Nam Du càng trở nên quan trọng trong việc bảo vệ luồng hàng hải quốc tế băng qua vịnh Thái Lan.
Các vị trí Cam Ranh, Sơn Dương, Côn Đảo, Nam Du là những yếu huyệt quan trọng nhất trên tòan tuyến bờ biển Việt Nam. Việc xây dựng và duy trì lực lượng hải quân mạnh ở các vị trí trên là lá chắn quyết định sự an tòan của đất nước.Sự hợp tác với các đối tác nước ngoài trong xây dựng kinh tế ở các yếu huyệt trên cần gắn chặt với nhu cầu khi xẩy ra chiến tranh vệ quốc.Hy vọng bài viết ngắn này giúp mọi người thêm thông tin để cùng suy ngẩm về các căn cứ tối ưu cho hải quân Việt Nam.
KS Doãn Mạnh Dũng
Nguồn: Kinh tế biển online /hoangsa.org

Đây là bài viết trước của cùng tác giả: http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=7914

Tây Nguyên là yếu huyệt trên bộ, vậy đâu là yếu huyệt trên bỉển?



Về phương diện chiến lược, ở bán đảo Đông Dương, kiểm soát được Tây Nguyên thì dễ dàng khống chế được vùng Đông Nam bán đảo Đông Dương. Vậy còn trên biển Đông thì sao?


Hải trường rộng mênh mông, nhưng khi di chuyển, các thuyền trưởng phải chọn con đường ngắn nhất, an toàn nhất cho con tàu. Hai yếu tố kỹ thuật quan trọng khi điều khiển tàu là phải quan tâm đến dòng chảy mặt trên biển và hướng gió. Vì dòng chảy mặt và gió làm tốc độ con tàu nhanh hơn hay ngược lại.


Chúng ta cùng quan sát bản đồ hàng hải qua biển Đông. Về mùa đông khi từ hướng bắc đi về hướng nam thì chạy sát bờ biển Việt Nam để lợi dụng dòng hải lưu bắc- nam giúp tàu chạy nhanh hơn (tuyến đường màu xanh); còn từ hướng nam lên hướng bắc thì phải chạy xa bờ biển để tránh dòng hải lưu bắc –nam( tuyến đường màu đỏ). Khi mùa gió tây nam thì sử dụng tuyến đường chung màu đen.Do địa hình bờ biển Đông Nam Á, Việt Nam nằm ngay đường hàng hải quốc tế.


Chúng ta cùng nghiên cứu bản đồ hàng hải được các thuyền trưởng Nhật sử dụng.Chúng ta thấy vị trí Cam Ranh nằm ngay đường hàng hải quốc tế. Từ Cam Ranh chỉ cần các tàu ngầm mi ni chạy bằng diesel là hòan toàn có thể kiểm sóat tòan bộ tuyến đường hàng hải từ Đông Bắc Á đi Châu Âu , Châu Phi, Nam Á. Cảng Cam Ranh có độ sâu -20 m, lại có núi cao nên vị trí vừa thủ vừa công rất thuận lợi. Chính vì vậy Cam Ranh là ước mơ của các cường quốc trên thế giới. Hệ thống cảng nước sâu Vân Phong, Vũng Rô cùng với Cam Ranh tạo thế gọng kìm kiểm sóat biển Đông.


Bờ biển miền bắc Việt Nam nằm gọn trong vịnh Bắc bộ. Từ miền Bắc Việt Nam muốn đi ra tuyến đường hàng hải quốc tế phải qua eo Hải Nam ở phía bắc hay buộc quay lại phía nam qua vịnh Sơn Dương , phía nam cảng Vũng Áng. Vịnh này có độ sâu đến -20m.Sau khi xây đê chắn sóng dài 3 km từ mủi Ròn đến hòn Sơn Dương thì đây có vị trí quân sự vô cùng quan trọng.Vì vịnh Sơn Dương giữ vị trí gác cữa ra biển Đông của miền bắc Việt Nam.Vinh Sơn Dương lại có cùng vĩ độ với căn cứ tàu ngầm nguyên tử lớn nhất của Trung Quốc tại đảo Hải Nam. Vịnh Sơn Dương có núi Sơn Dương phía đông cao 145m, phía bắc có mủi Ròn- Vũng Áng, núi cao 230 m. Vịnh Sơn Dương không chỉ kiểm sóat con đường biển từ các tỉnh phía bắc Việt Nam ra nước ngoài hay đi miền Trung và Nam Việt Nam mà còn áng ngữ con đường bộ và đường hầm phía bắc đèo Ngang, chặn con đường quốc lộ 1A tiếp tế từ miền Trung và Nam bộ ra miền Bắc.Vị trí vịnh Sơn Dương thuận lợi cả thủ lẩn công cho hải quân. Đây là yếu huyệt vô cùng quan trọng nếu biên giới Việt Nam xảy ra kich bản như năm 1979.Việc đưa Đài Loan độc quyền sử dụng vinh Sơn Dương –Hà Tỉnh đã làm những người hiểu biết thật sự lo lắng.


Phía Nam bộ có quần đảo Nam Du nằm giữa đảo Phú Quốc và mủi Cà Mau, án ngữ con đường biển từ vịnh Thái Lan ra biển Đông. Nếu Thái Lan có đào kênh Kra thì quần đảo Nam Du càng trở nên quan trọng vì nó án ngữ tuyến đường từ Châu Âu, Châu Phi, Nam Á qua kênh Kra đi Đông Bắc Á.Quần đảo Nam Du được bao bộc kín sóng sóng gió . Phía trong có độ sâu -15 m , phía tây có độ sâu -20m có thể tiếp nhận các tàu quân sự cỡ lớn.Vì vậy đây là yếu huyệt vô cùng quan trọng bảo vệ vùng bờ biển Tây Nam của Tổ quốc.


Để hải quân Việt Nam đủ sức mạnh, lực lượng hải quân cần có ba cứ điểm chính. Lực lượng chính đóng tại Cam Ranh, một lực lượng đóng tại vịnh Sơn Dương-Hà Tĩnh và một lực lương đóng tại quần đảo Nam Du.


Các bài học lịch sử xưa và nay, buộc người Việt Nam dù thế hệ nào cũng phải lo toan đến an ninh quốc phòng. Thiển ý này xin gửi đến các nhà hoạch đinh kế hoạch xây dựng đất nước khi tiếp nhận đầu tư nước ngoài cần cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và an ninh lâu dài của đất nước.

KS Doãn Mạnh Dũng
- Lưu ý cảng Sơn Dương đang do công ty Đài Loan đầu tư xây dựng, hình như thời gian sử dụng 70 năm.
Hãy xem bài báo này: http://nguoicaotuoi.org.vn/printContent.aspx?ID=5428

Sai lầm nghiêm trọng của Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh)
(Thứ Sáu, 25/02/2011 - 9:00 AM)Ngày 04 tháng 3 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 323/TTg-QHQT về việc đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng hướng dẫn nhà đầu tư lập dự án đầu tư và hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổ chức thẩm định Dự án và hồ sơ theo quy định hiện hành của Luật đầu tư, trình Thủ tướng xem xét, quyết định...


Dự án 16 tỉ USD đầu tư xây dựng nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh của Tập đoàn Formosa Đài Loan - Trung Quốc đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Vấn đề quan trọng là Giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng cấp ngày 12 tháng 6 năm 2008 với thời hạn hoạt động 70 năm và ngày 1 tháng 10 năm 2010 Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng tiến hành bàn giao 33 km2 diện tích trong Khu Kinh tế Vũng Áng cho Dự án Formosa trên cơ sở pháp lí nào thì công luận chưa được biết.


Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng trên trang http://www.kktvungang-hatinh.gov.vn ngày 4-3-2008 đăng bài “Thủ tướng Chính phủ chấp thuận Chủ trương cho Tập đoàn Formosa (Đài Loan) đầu tư xây dựng nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” có nội dung: “Ngày 04 tháng 3 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 323/TTg-QHQT về việc đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh. Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng hướng dẫn nhà đầu tư lập dự án đầu tư và hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổ chức thẩm định Dự án và hồ sơ theo quy định hiện hành của Luật đầu tư, trình Thủ tướng xem xét, quyết định... Hiện nay, Tập đoàn Formosa đang khẩn trương thực hiện các thủ tục như: Thành lập Văn phòng đại diện; Lập Báo cáo đánh gía tác động môi trường (DTM); Thoả thuận địa điểm và cấp chứng chỉ quy hoạch...để sớm trình Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư”.

Đọc bài báo tôi cứ trăn trở có phải Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng đã căn cứ Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ có nội dung đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập dự án đầu tư, không cần trình Thủ tướng xem xét, quyết định như chỉ đạo tại Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 04 tháng 3 năm 2008 mà tự mình cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Formosa thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện với diện tích sử dụng 33 km2 (gấp 1,2 lần diện tích Ma Cao - Trung Quốc), thời hạn hoạt động 70 năm hay không ?


Với bài này tôi chỉ nêu những căn cứ pháp lí để cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và thời gian hoạt động của dự án.
Thứ nhất, về căn cứ pháp lí để cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư nước ngoài.


Điều 37 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư về Dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có "Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia; Chế biến khoáng sản; Luyện kim". Theo đó, Dự án đầu tư xây dựng nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh của Tập đoàn Formosa cũng phải điều chỉnh theo quy định này.


Như vậy, với Dự án Formosa bắt buộc phải có Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.


Nếu không có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Formosa - Đài Loan là vi phạm quy định tại Điều 39 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ: ...Ban Quản lí... khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đầu tư... đối với các dự án... đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Thứ hai, về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nước ngoài.


Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư: "Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá 70 năm", do đó thời hạn hoạt động 70 năm của Dự án Formosa nhất thiết phải do Chính phủ quyết định.


Nếu không có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, không có quyết định của Chính phủ về thời hạn hoạt động 70 năm của Dự án Formosa mà Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng căn cứ Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 04 tháng 3 năm 2008 cuả Thủ tướng Chính phủ để làm căn cứ pháp lí cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Formosa - Đài Loan hoạt động 70 năm là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đầu tư.


Có hay không có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Formosa ? Có hay không có Quyết định của Chính phủ về thời hạn hoạt động 70 năm của Dự án Formosa ? Dư luận xã hội đòi hỏi cần nhanh chóng làm rõ để kịp thời có biện pháp ngăn chặn và xử lí những hệ lụy từ việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư trái pháp luật, vi phạm pháp luật về đầu tư dẫn đến những vi phạm pháp luật về đất đai, nhằm hạn chế ở mức thấp nhất những hậu quả tất yếu về kinh tế - xã hội, an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ cuả nước tan
Luật sư Nguyễn Đình Xuân Trưởng Văn phòng Luật sư Dân Nguyện
thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

Tổng số lượt xem trang