Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

TQ xuất khẩu lao động để đồng hóa dân Duy Ngô Nhĩ với người Hán


-TQ xuất khẩu lao động để đồng hóa dân Duy Ngô Nhĩ với người Hán
-
Một gia đình Duy Ngô Nhĩ ở Quảng Đông
TQ xuất khẩu lao động nhằm đồng hóa dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương với người Hán trên toàn Trung Quốc (TQ),  là một cách để Bắc Kinh trấn áp những vụ bạo động chống chính quyền ở vùng Tân Cương.
 Trong hai ngày hội thảo ở Tân Cương hồi tháng 5.2014, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình ủng hộ việc đưa thêm người Duy Ngô Nhĩ đi lao động và học tập ở những cộng đồng Hán tộc, để “tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và kích hoạt quan hệ giữa các cộng đồng”, theo Tân Hoa Xã. 
Trước đó tại một hội nghị tháng 9.2013, lãnh đạo cấp cao kêu gọi chính quyền các cấp giúp tạo việc làm cho các cộng đồng thiểu số ở Tân Cương, nơi người Duy Ngô Nhĩ phàn nàn việc bị cộng đồng Hán tộc đến tái định cư (với sự ủng hộ của nhà nước) và cướp việc làm của họ.
Muốn đi lao động, phải xét quan điểm chính trị
Từ việc "trên" giao,cán bộ chính quyền Tân Cương cùng các địa phương khác đều muốn thi đua lập thành tích, đã có những biện pháp đưa người Duy Ngô Nghĩ cùng các cộng đồng thiểu số khác đến lao động-tái định cư ở những nơi khác trên toàn TQ.
 Chẳng hạn họ thuê cả đoàn tàu hỏa để chở  người đi.Khi mùa đông lạnh bắt đầu phủ xuống vùng tây bắc TQ, 489 người đáp chuyến tàu từ thủ phủ Urumqi của Tân Cương, đi 50 giờ xuống tỉnh Quảng Đông ở  miền nam TQ, để trở thành công nhân ở các xí nghiệp. 
Tahir Turghun, một nông dân trạc tuổi 30, nói: “Nếu có thể thích ứng với cuộc sống ở Quảng Đông, tôi sẽ tính chuyện ở đó và mở một nhà hàng ăn”, theo bài phóng dự đăng ngày 29.10 của Phương Nam nhật báo thuộc nhà nước TQ.
Turghun nói anh chưa bao giờ đi xa quá vùng Tân Cương, quê quán của cộng đồng Hồi giáo thiểu số Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng khi có cơ hội làm việc ở Quảng Đông, anh cùng vợ lập tức đăng ký đi “xuất khẩu lao động tại chỗ”.
Theo báo China Daily, tỉnh Quảng Đông dự tính “nhập khẩu” 5.000 lao động người Tân Cương trong 3 năm tới. Năm nay đã có hơn 1.000 đi “xuất khẩu lao động”.
Ngày 20.10, chính quyền Quảng Đông tải lên mạng các hướng dẫn cho chương trình: người lao động phải được “xét quan điểm chính trị” và cứ 50 lao động thì phải có một cán bộ Tân Cương đi cùng.
Nhóm rời Urumqi ngày 29.10 là nhóm “xuất khẩu lao động” đông nhất cho đến nay của chương trình. Cán bộ Tân Cương và Quảng Đông làm lễ tiễn-đón rình rang.
“Họ đều trải qua đào tạo, kiểm tra sức khỏe và quan điểm chính trị”, theo cán bộ Cheng Peng có nhiệm vụ theo đoàn, trả lời phỏng vấn của báo New York Times ngay từ trên đoàn tàu.
Ông nói các lao động được học về tinh thần đoàn kết dân tộc, luật lệ và tiếng Hoa, cùng các quy định lao động và cách sinh hoạt trong môi trường lao động.
Chen nói thêm: “ Tinh thần đoàn kết dân tộc là cách các cộng đồng thiểu số tiếp xúc với người Hán tộc, như phép xã giao, cách ứng xử”. 
Ông còn bảo: vì những vụ bạo động bùng phát, gồm vụ người Duy Ngô Nhĩ tấn công bằng dao ở một nhà ga xe lửa tại tỉnh Vân Nam (nam TQ) hồi tháng 3, nên “người Hán có thành kiến với người Tân Cương. Chúng tôi phải tạo lại hình ảnh mới”. 
Ký ức vụ bạo lực 2009 vẫn còn đó
TQ xuất khẩu lao động đến toàn TQ là nhằm đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ, để họ hòa nhập vào văn hóa Hán.
Cheng là cán bộ huyện Shufu, gần thành phố Kashgar, nơi mà ông nói đã xuất khẩu lao động đến toàn TQ từ năm 2006.
Nhưng chương trình này từng góp phần vào quá khứ hận thù chủng tộc, gồm một vụ bạo động chết người tại Quảng Đông hồi tháng 6.2009, nhiều tuần sau khi 800 lao động Duy Ngô Nhĩ từ huyện Shufu đang dần đến  một xí nghiệp sản xuất đồ chơi ở Shaoquan.
Tin đồn người Duy Ngô Nhĩ cưỡng hiếp hai phụ nữ người Hán lan khắp 16.000 công nhân người Hán của xí nghiệp.
Cuộc bạo động kéo dài 4 giờ bùng lên từ nửa đêm 25.6.2009, hai nhóm lao động Duy Ngô Nhĩ và người Hán dùng bình chữa cháy, gạch đá và thanh sắt lao vào đánh nhau. 
Đến rạng đông, khi công an đến hiện trường,  hai người đàn ông Duy Ngô Nhĩ bị giết, 120 người khác bị thương, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ.
10 ngày sau, vụ bạo động lan về Urumqi ngày 5.7, khi nhóm sinh viên Duy Ngô Nhĩ phản đối cuộc điều tra lơi lỏng của công an về nguyên nhân vụ bạo động ở Quảng Đông.
Tiếp đó là những cuộc truy sát người Hán ở Urumqi, rồi đến lượt người Hán giết người Duy Ngô Nhĩ để trả thù. Cuối cùng, ít nhất 192 người chết  (2/3 nạn nhân là người Hán) và hơn 1.000 người bị thương, theo chính quyền cho biết.
Trước đó, những khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và lối sống đã hình thành giữa hai nhóm lao động. Tài xế taxi kể những chuyện về ánh mắt hoang dã, cách ứng xử cộc cằn của người Duy Ngô Nhĩ.
Các chủ tiệm tạp hóa phàn nàn phụ nữ Duy Ngô Nhĩ giỏi ăn cắp. Rồi là những câu chuyện đàn ông Duy Ngô Nhĩ tấn công tình dục phụ nữ Hán.

TQ xuat khau lao dong hinh anh 3
Công an trấn áp người gây bạo động năm 2009 
 “Chỉ là chuyện giữa vợ với chồng”
Cán bộ Shaoguan nói không có chuyện hiếp dâm, biện hộ vụ bạo lực ở xí nghiệp đồ chơi là “thế lực thù địch bên ngoài” kích động hận thù chủng tộc, kích động ly khai ở Tân Cương.
“Vấn đề giữa người Hán với người Duy Ngô Nhĩ giống như chuyện giữa chồng với vợ. Chúng tôi có cãi nhau, nhưng cuối cùng vẫn là một gia đình”, theo Chen Qihua, phó giám đốc sở ngoại vụ Shaoguan.
Nhưng giám đốc Li Qiang của tổ chức Giám sát lao động TQ (New York) đã nghiên cứu vụ bạo lực ở Shaoguan, có quan điểm khác: lương thấp, làm việc nhiều giờ và sự công việc quá tải khiến dẫn đến sự không tin cậy nhau giữa Hán tộc với người Duy Ngô Nhĩ.
Li nói “ Chính phủ thật sự không biết vấn nạn chủng tộc này, và càng không biết cách giải quyết”.
Quan điểm của chính phủ về vụ bạo lực ở xí nghiệpđồ chơi chỉ là “hậu quả tin đồn nhảm”, do một lao động bất mãn tải lên internet.
Vài ngày sau, chính quyền lại bảo cuộc bạo động do “có sự hiểu lầm”giữa một nữ công nhân 19 tuổi, đi lộn vào lán ngủ của lao động nam Duy Ngô Nhĩ.
Cô gái tên Huang Cuilian, kể về giới truyền thông rằng cô phải hét toáng và chạy ào ra, khi những người đàn ông dậm chân đe dọa. Khi cô Huang cùng bảo vệ xí nghiệp quay lại để gặp những người đàn ông, cuộc ẩu đả bùng lên….

TQ xuat khau lao dong hinh anh 2
Bảo vệ xí nghiệp sau cuộc bạo động năm 2009 
Lúc ấy, người ở thành phố Kashgar nói nhiều biện pháp được triển khai, để bảo đảm đạt thành tích đưa người Duy Ngô Nhĩ đi “xuất khẩu lao động”, gồm dọa phạt tiền lớn đối với hộ gia đình nào không muốn đi.
Một số thanh niên Duy Ngô Nhĩ phàn nàn việc tuyển chọn các thiếu nữ Duy Ngô Nhĩ còn trẻ và chưa chồng.
Nhưng nhiều hộ nói họ hoan nghênh cơ hội lao động từ chương trình “xuất khẩu lao động”này.
6 công ty ở Quảng Đông nhận số lao động mới sẽ được chính quyền tỉnh thưởng tiền.
Nhưng học giả James Leibold chuyên về chủ trương người thiểu số TQ thuộc đại học La Trobe (Úc) đang sống ở Bắc Kinh, tỏ ra nghi ngờ chương trình liệu có đạt được mục tiêu “hội nhập giữa hai cộng đồng”, khi cán bộ tỉnh Quảng Đông rất  muốn tránh tái diễn vụ bạo lực năm 2009.
Tiến sĩ Leibold nói: cán bộ chính quyền địa phương sẽ thiên theo hướng cách ly hai chủng tộc, giữ nguyên trạng về vấn đề chủng tộc và việc làm.
Đồng hóa không là cách duy nhất trong chiến lược của TQ nhằm dập tắt bạo động ở Tân Cương. Lực lượng an ninh ở vùng này đã bắt nhiều người Duy Ngô Nhĩ, lên án họ là “khủng bố” và tòa án ban các án tử hình.
Hồi tháng 9, Hội đồng xét xử Urumqi tuyên án tù chung thân đối với  Ilham Tohti, một giáo sư kinh tế học người Duy Ngô Nhĩ sống và giảng dạy ở Bắc Kinh, với tội danh kích động ly khai.
Mai Hà (theo New York Times) 


-Xung đột đẫm máu ở Tân Cương: Vấn đề nhức nhối của Trung Quốc
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN 05/08/2014- Tân Cương là vấn đề nội địa của Trung Quốc nhưng bản thân Bắc Kinh thừa nhận cần có sự góp mặt của các quốc gia. 


Trung Quốc đang bế tắc trong việc tìm lời giải cho bài toán bất ổn ở Tân Cương, đặc biệt là sau thời điểm cuối tháng 4 năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ đạo triển khai chiến lược chống khủng bố trên toàn quốc, lấy Tân Cương là địa bàn trọng yếu. Tuy nhiên, thực tế diễn ra lại cho thấy, càng nhiều biện pháp tăng cường quản lý được đưa ra thì khu vực này lại càng trở nên căng thẳng với nhiều vụ bạo lực.
Người Duy Ngô Nhĩ xuống đường ở thủ phủ Urumqi của vùng Tân Cương (ảnh: EPA)
Con số thương vong mà Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Khu tự trị Tân Cương Trương Xuân Hiền đưa ra chiều 2/8 khiến dư luận đặc biệt chú ý. Theo đó, trong vụ bạo lực ngày 28/7, tại huyện Shache, khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc đã làm 37 dân thường thiệt mạng (trong đó có 35 người dân tộc Hán, hai người dân tộc Duy Ngô Nhĩ), 13 người khác bị thương; 37 xe ô tô bị đốt phá, cảnh sát cũng đã nổ súng tiêu diệt 59 phần từ khủng bố, bắt 215 nghi can khác. Thông báo cho biết, những kẻ khủng bố đã sử dụng dao, búa tấn công trụ sở chính quyền địa phương và đồn cảnh sát, dựng nhiều chướng ngại vật trên đường, tấn công xe ô tô qua lại, sát hại dân thường là người dân tộc Hán đồng thời kích động người Duy Ngô Nhĩ tham gia bạo động.
Cơ quan điều tra cho biết, đây là vụ tấn công có tổ chức, được lên kế hoạch chi tiết, kẻ cầm đầu có tên là Nurmamat, thường xuyên liên hệ với tổ chức hồi giáo ly khai Đông Turkestan, tuyên truyền tư tưởng tôn giáo cực đoan và chủ nghĩa dân tộc ly khai, kêu gọi thánh chiến, huấn luyện thực hiện tấn công khủng bố qua mạng Internet, bước đầu hình thành mạng lưới khủng bố có tổ chức.
Vụ bạo lực hôm 28/7 được xem là đẫm máu nhất kể từ khi Trung Quốc tuyên bố thắt chặt an ninh khu vực Tân Cương sau ngày 30/4, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cuối tháng 5, Trung Quốc đã triển khai chiến dịch chống khủng bố kéo dài một năm trên toàn quốc. Tuy nhiên theo thống kê, từ khi Trung Quốc triển khai chiến dịch này, đến thời điểm hiện tại hàng chục vụ bạo lực đã xảy ra theo chiều hướng ngày càng đẫm máu hơn. Điển hình là ngày 21/6, ba cảnh sát bị thương và 13 kẻ tấn công đã bị bắn chết trong vụ tấn công một đồn cảnh sát ở Tân Cương. Nhật Báo Trung Quốc cho biết nhóm người trên đã lái một xe tải lao vào đồn cảnh sát huyện Diệp Thành ở phía nam Tân Cương và kích hoạt chất nổ. Ngày 22/5, một vụ tấn công khiến cho Trung Quốc rúng động và thế giới lên án, một vụ nổ lớn đã diễn ra sau khi hai xe ôtô lao vào một khu chợ ngoài trời ở thành phố Urumqi, thủ phủ khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc khiến ít nhất 31 người thiệt mạng và hơn 90 người bị thương…
Tất cả những diễn biến bạo lực này đang khiến quốc tế lên tiếng yêu cầu Trung Quốc công bố thực trạng và giải pháp cho những bất ổn ở khu vực Tân Cương. Thực tế, từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã nhận thức được chính sự bấp bênh về kinh tế và bất bình đẳng giữa dân di cư người Hán với cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là nguyên nhân của sự bất ổn. Bắc Kinh đã tìm kiếm sự cân bằng thông qua một chính sách mang tên “ổn định trên hết” ở Tân Cương. Các quan chức đã nhất trí rằng Tân Cương có một “vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng” trong tiến trình phát triển quốc gia. Phát triển sẽ đặt nền tảng các giải pháp cho mọi vấn đề ở khu vực này.
Tuy nhiên, để biến ý tưởng này thành hiện thực không phải là dễ và quan trọng hơn là các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể lường trước được những hậu quả đi kèm trong quá trình phát triển kinh tế. Hiện đại hóa kinh tế sẽ tạo ra làn sóng di dân từ nông thôn vào thành phố. Sự va chạm giữa các luồng tư tưởng, sự kỳ thị và phân hóa giàu nghèo gia tăng tỷ lệ thuận với  xung đột sắc tộc, đẩy khu vực Tân Cương trở thành một “điểm nóng” chính trị tại Trung Quốc.
Hiện tại, nhiều nước trên thế giới đã bày tỏ lo ngại trước những bất ổn tại Tân Cương. Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Half hôm 30/7 đã lên tiếng khẳng định Mỹ đang dõi theo những diễn biến chống khủng bố của Trung Quốc, bất chấp Bắc Kinh phản đối về vấn đề này.
Khu vực Tân Cương có chung biên giới với 5 quốc gia Hồi giáo như: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan và Pakistan.
Theo giới phân tích quốc tế, vấn đề Tân Cương hiện nay không chỉ tác động đến tình hình Trung Quốc, Trung Á và thậm chí là cả cho khu vực Á-Âu. Như vậy, mặc dù Tân Cương là một vấn đề nội địa của Trung Quốc nhưng bản thân Bắc Kinh cũng thừa nhận rằng cần có sự góp mặt của các quốc gia như là một cách xử lý đa phương thông qua Tổ chức hợp tác Thượng Hải.
Trung Quốc vẫn đang giải bài toán Tân Cương bằng kế hoạch thiết lập một bản sắc dân tộc của Trung Quốc cho những người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo, Phật giáo và một số nhóm khác, nhằm hướng tới mục tiêu hòa hợp dân tộc. Tuy nhiên,chính sách nào có thể hoá giải những vấn đề nhưc nhối của Tân Cương vẫn là “ẩn số” không dễ tìm với chính quyền của ông Tập Cận Bình./.
Ngân Giang/VOV
 ...
Trung Quốc với mối lo khủng bố
TQ treo nhiều giải thưởng lớn sau 1 tuần lễ bất ổn ở Tân Cương
Trung Quốc: Giúp chống khủng bố sẽ được thưởng tiền

-TÂN CƯƠNG: Trung Quốc treo giải 49 triệu đô la để bắt « khủng bố » tại Tân Cương


-

-


-Tân Cương: lãnh đạo Hồi giáo thân chính phủ bị ám sát

Trung Quốc hôm qua cho biết một lãnh đạo Hồi giáo ủng hộ chính phủ tại vùng Tân Cương đã bị giết chết, và cảnh sát Trung Quốc đã giết chết hai kẻ tình nghi, bắt giữ một người khác. Trung Quốc cáo buộc những kẻ tình nghi quá khích đã giết vị lãnh đạo Hồi giáo theo chính phủ.

Ông Jume Tahir đã bị giết từ sáng sớm hôm thứ tư nhưng mãi đến thứ năm, truyền thông nhà nước Trung Quốc mới loan tin này.


Ông Tahir là người đứng đầu nhà thờ Hồi giáo Id Kah ở thành phố Kashgar. Ông cũng là người ủng hộ nhiệt thành chính sách của chính phủ vốn bị chỉ trích là hà khắc.


Bạo lực đang gia tăng tại Tân Cương trong thời gian gần đây. Đây cũng là nơi sinh sống của người Uighur theo đạo Hồi. Người Uighur theo đạo Hồi tại đây từ lâu vẫn theo đuổi một chiến dịch bạo lực nhằm lật đổ sự thống trị của người Trung Quốc.

-

Cảnh sát Trung Quốc giết 9 “nghi phạm khủng bố” ở Tân Cương
Tiền Phong Online
TPO - Cảnh sát Trung Quốc ngày 1/8 cho biết, 9 nghi phạm khủng bố đã bị giết và 1 tên khác bị bắt ở khu tự trị bất ổn Tân Cương. Khủng bố liên tiếp xảy ra ở Tân Cương. Theo Tân Hoa Xã, cảnh sát đã mở chiến dịch tiêu diệt những phần tử khủng bố ở quận ...
Cảnh sát Trung Quốc tiêu diệt 9 nghi phạm khủng bố ở Tân Cương
Bắc Kinh lo Pakistan thành “vườn ươm” chủ nghĩa hồi giáo cực đoan
Cảnh sát bắn hạ 9 nghi phạm khủng bố ở Tân Cương
 - -
-Chief imam at Kashgar mosque stabbed to death as violence surges in Xinjiang
Death of Jume Tahir, deputy president of the Xinjiang Islamic Association, described by some as an assassination
Tania Branigan in Beijing

theguardian.com, Thursday 31 July 2014

Kashgar, China: soldiers stand guard outside the Id Kah mosque. Photograph: Kevin Frayer/Getty Images
A high-profile Xinjiang imam who had staunchly supported the Communist party was stabbed to death on Wednesday, it has emerged,explaining the shutdown that saw roads closed and internet access and text messaging shut off in Kashgar.

The death of Jume Tahir, chief imam at the city's main mosque and a former deputy to the official National People's Congress (NPC), comes amid an upsurge in violence in the north-western region. It was described by some as an assassination.
Dozens died in violence in townships near Kashgar on Monday, the day before Eid, with police blaming a terrorist attack while Uighur exiles accused police of shooting people protesting against a "heavy-handed Ramadan crackdown … and extrajudicial use of lethal force". Authorities in Xinjiang had ordered civil servants, students and others not to fast.
While officials blame separatists and religious extremists for instigating violence in their bid for an independent Xinjiang, others say the underlying cause of tensions are Muslim Uighur resentment at cultural and religious controls, Han Chinese migration and economic inequity.
Tahir was deputy president of the Xinjiang Islamic Association. On Thursday a spokesman confirmed his death but said he could not add any further details. At the Kashgar Islamic Association, a man said he could not discuss the case and had no authority to disclose information.
No official comment has been made on Tahir's killing and calls to police and propaganda officials rang unanswered.
Radio Free Asia quoted the director of a neighbourhood stability committee in Kashgar as saying: "He was a patriotic religious person, he lost his life in an assassination … Right now, we are busy making arrangements for his funeral."
On Wednesday, a western tourist told Reuters he had seen a bloodied body outside the Id Kah mosque and two men with knives running away.
Internet access in Kashgar was restored late on Wednesday and roads reopened.
The Id Kah mosque, almost six centuries old, is thought to be the largest in China, with room for thousands of worshippers.
Tahir was frequently quoted by state media praising the party and condemning separatists. In 2010 he told a meeting at the annual session of the NPC: "Some hostile forces in and outside China have made use of religion to carry out penetration, sabotage and secessionist activities in Xinjiang, and they also sowed discord between religious people and non-religious people. So we must keep vigilance."
Last year, Uighur imam Abdurehim Damaolla was stabbed to death outside his home in Turpan after condemning Uighurs who had become involved in a violent clash as terrorists, and helping police arrest suspects.

Imam of China's largest mosque killed in Xinjiang

-Chinese soldiers march in front of the Id Kah Mosque, China's largest, on 31 July 2014 in Kashgar, China
Mr Tahir's death in front of the Id Kah mosque came after clashes in Yarkant county, which is in the same prefecture

Related Stories

The imam of China's largest mosque - in the city of Kashgar in Xinjiang - has been killed in what appears to be a targeted assassination.
Jume Tahir, 74, was reportedly stabbed after he led early morning prayers at the Id Kah mosque on Wednesday.
His killing came two days after dozens of people were reportedly killed or injured in clashes with police in Yarkant county, in the same prefecture.
The reasons for his death remain unclear.
But the BBC's Damian Grammaticas in Beijing says Mr Tahir, who was from Xinjiang's mainly Muslim Uighur ethnic minority, was a vocal and public supporter of Chinese policies in the region.
Radio Free Asia quoted an unnamed shopowner near Id Kah as saying he saw a body lying in a pool of blood front of the mosque in the morning and police clearing a huge crowd that had gathered. He was told the body was that of Mr Tahir.
A hasty burial was conducted by the late afternoon and the funeral procession was heavily guarded by military and police, according to The Los Angeles Times .
Shortly after his death, police sealed off roads in and out of Kashgar and cut internet and text messaging links to other parts of China. Those restrictions have since been lifted.
Mr Tahir was appointed imam of the 600-year-old mosque by China's ruling Communist Party.
Some say he was deeply unpopular among many Uighurs who disliked the fact that he praised Communist Party policies while preaching in his mosque.
He had also echoed the official government line that blamed the rising level of violence in Xinjiang on Uighur separatists and extremists, says our correspondent.
An Uighur man and his son look at photos as women stand in front of the Id Kah Mosque, China's largest mosque, on 31 July 2014 in Kashgar, Xinjiang Province, China.The 600-year-old mosque is one of the most prominent landmarks in Kashgar city
Chinese soldiers march past near the Id Kah Mosque, China's largest, on 31 July 2014 in Kashgar, ChinaGroups of soldiers have also been patrolling the streets of Kashgar
On Monday, a knife-wielding gang attacked a police station and government offices triggering clashes that killed "dozens" of Uighur and Han Chinese civilians, according to state media outlet Xinhua.
But activists disputed this account and said that local Uighurs were protesting against a Chinese crackdown on the observance of Ramadan, which ended on Monday.
Reports surfaced earlier this month that some government departments in Xinjiang were banning Muslim staff from fasting during Ramadan, and several university students told the BBC that they were being forced to have meals with professors.
There has been an upsurge in Xinjiang-linked violence that authorities have attributed to Uighur separatists.
In May at least 31 people were killed when two cars crashed through an Urumqi market and explosives were thrown. In March, a mass stabbing at Kunming railway station killed 29 people.
In response Chinese authorities have launched a year-long security campaign which includes increased police and troop presence in key cities and towns in Xinjiang. Scores of people have been arrested, and some sentenced to lengthy jail terms or death.




-Bạo động gia tăng cường độ tại Tân Cương
Theo như tường thuật của tờ Hoàn cầu Thời báo hôm qua thì bạo động ngày 28/07 dường như đã bùng phát từ một vụ kiểm tra an ninh. Do hôm đó có hội chợ, cho nên cảnh sát ở Tân Cương đã tăng cường kiểm tra. Vào sáng sớm, cảnh sát phát hiện trong đám đông có một số người mang theo chất nổ. Hai bên xô xát nhau và những tên « côn đồ » đó đã chạy thoát, rồi « kích động » những người khác tấn công vào các công sở và đồn cảnh sát. 

Nhưng phát ngôn viên tổ chức Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới hôm qua yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt việc « bóp méo sự thật » về vụ bạo động ngày 28/07. Phát ngôn viên này cho rằng chính quyền Trung Quốc không thể né tránh trách nhiệm về vụ này, vì rõ ràng đã có một sự sử dụng lực lượng vũ trang quá đáng. Ông yêu cầu phải tiến hành một cuộc « điều tra độc lập ». 
Sau các vụ bạo động ngày 28/07/2014, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh đã quyết định « phong tỏa » Tân Cương, tăng cường lực lượng quân đội và cảnh sát, lập thêm nhiều chốt kiểm soát. Mạng internet bị đóng hoàn toàn, còn điện thoại thì bị nghe lén để ngăn chận người dân Tân Cương liên lạc với bên ngoài.
Tại Tân Cương, hiện có khoảng hơn 9 triệu dân Duy Ngô Nhĩ, tức là người Hồi giáo nói tiếng Thổ, mà một bộ phận từ lâu vẫn không chấp nhận sự cai trị của Bắc Kinh. Theo chính quyền Trung Quốc, chính những thành phần cực đoan trong số này đã gây ra các vụ tấn công đẫm máu ở Tân Cương và ngoài vùng này trong những tháng qua. 
Vụ bạo động hôm 29/07 diễn ra sau một vụ khủng bố tự sát vào tháng Năm 2014 tại một khu chợ ở Urumqi, thủ phủ vùng Tân Cương, khiến 43 người chết, trong đó có bốn người tham gia tấn công, và khoảng 100 người bị thương. 
Trước đó, vào tháng Ba, tại nhà ga xe lửa Côn Minh, tỉnh Vân Nam, 29 người đã bị hạ sát bằng dao và khoảng 140 người bị thương trong một vụ tấn công đầu tiên với tầm cỡ như vậy bên ngoài vùng Tân Cương. 
Đáp lại những cuộc tấn công này, chính quyền Bắc Kinh đã tiến hành một chiến dịch « chống khủng bố » quy mô lớn, xử tử ít nhất 13 người và bắt giữ hàng trăm người. Ấy là chưa kể những phiên xử hàng loạt, diễn ra chóng vánh, với những bản án nặng nề. 
Các tổ chức nhân quyền vẫn cho rằng chính là do Bắc Kinh thi hành chính sách đàn áp văn hóa và tôn giáo của người Duy Ngô Nhĩ, nên những căng thẳng và những vụ bạo động mới bùng phát như thế.
Biểu hiện mới nhất là chính quyền Trung Quốc đã hạn chế nghiêm ngặt người Hồi giáo Tân Cương tuân thủ tháng nhịn ăn ramadan, cấm công chức, giáo viên và sinh viên tham gia tháng ramadan. Nhiều người dân Duy Ngô Nhĩ vẫn tố cáo họ bị kỳ thị và không được hưởng lợi từ những đầu tư của Trung Quốc vào vùng Tân Cương.


Mỹ yêu cầu Trung Quốc trả tự do cho Ilham Tohti

Ông Ilham Tohti (Nguồn: http://uyghuramerican.org)
Thanh Hà

Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho giáo sư Ilham Tohti và 6 sinh viên người Duy Ngô Nhĩ. Hôm qua, 30/07/2014, nhà trí thức Ilham Tohti bị Tư pháp Trung Quốc khép vào tội « cổ vũ tư tưởng ly khai ».

Vài giờ sau khi chuyên gia kinh tế thuộc sắc tộc Duy Ngô Nhĩ, Ilham Tohti bị khởi tố, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, Marie Harf bày tỏ « mối quan ngại của Hoa Kỳ liên quan đến tình trạng sức khỏe, đến các quyền cơ bản của kinh tế gia Tohti ».
Washington kêu gọi chính quyền Bắc Kinh « trả tự do » cho nhà trí thức này và 6 sinh viên đang bị giam giữ cùng với ông. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại những cam kết của Trung Quốc về lĩnh vực nhân quyền.
Giáo sư Ilham Tohti thuộc Đại học dân tộc Trung ương Trung Quốc bị cáo buộc « cấu kết với tổ chức khủng bố, kích động hận thù dân tộc, tuyên truyền», kêu gọi người Duy Ngô Nhĩ « đấu tranh bằng con đường bạo lực để đòi ly khai.»
Không chỉ Hoa Kỳ mà cả Liên Hiệp Châu Âu lẫn các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế như Ân Xá Quốc Tế cùng lên án việc Trung Quốc bắt giữ nhà trí thức người Duy Ngô Nhĩ, Ilham Tohti.
Vùng tự trị Tân Cương, là nơi đa số dân cư theo đạo Hồi, nói tiếng Thổ. Đa số 9 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong vùng bất mãn trước các chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền Bắc Kinh. Gần đây, các vụ khủng bố tấn công đẫm máu thường xuyên xảy ra trong vùng và kể cả ở một số nơi trên lãnh thổ Trung Quốc.


- Bạo lực đẫm máu ở Tân Cương: Thông tin từ hai phía
- (Petrotimes) – Cuộc đụng độ ở Tân Cương – nơi người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc sinh sống chủ yếu, xảy ra ngày 28/7 đã khiến gần 100 người thiệt mạng và bị thương. Đó là thông tin do Tổ chức Nghị hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới (WUC) công bố với truyền thông quốc tế ngày hôm qua (30/7).

Cảnh sát Trung Quốc đã phong tỏa Kashgar
-Trước đó, Tân Hoa xã – hãng thông tấn nhà nước lớn nhất của Trung Quốc đã gọi vụ đụng độ trên là một cuộc tấn công khủng bố nghiêm trọng.
Tân Hoa xã cho hay, rạng sáng 28/7,tại huyện Sa Xa, gần thành phố Kashgar, Tân Cương, Trung Quốc xảy ra một vụ tấn công khủng bố nghiêm trọng. Một nhóm côn đồ đã cầm dao tấn công trụ sở chính quyền và đồn công an thị trấn Elixku, một số tên côn đồ còn chạy sang thị trấn Huang-di, đập phá và thiêu đốt xe cộ qua lại, chém giết quần chúng vô tội, làm hàng chục quần chúng dân tộc Duy Ngô Nhĩ và dân tộc Hán thương vong, 31 chiếc xe bị đập phá, trong đó có 6 chiếc bị đốt. Lực lượng công an đã nhanh chóng xử lý vụ việc theo pháp luật và bắn hạ tại chỗ 20 tên khủng bố.
Tân Hoa xã cũng cho rằng: đây là một vụ “tấn công khủng bố bạo lực nghiêm trọng có tổ chức, có sắp đặt và lên kế hoạch từ trước”.
Hiện tại, nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa công bố chính xác con số thương vong trong vụ việc xảy ra vào ngày 28/7.
AFP cũng khẳng định rất khó xác minh thông tin về tình hình Tân Cương một cách độc lập. Nhiều du khách nước ngoài phản ánh hàng loạt xe cảnh sát vũ trang, trong đó có ít nhất 5 xe bọc thép chở cảnh sát đã tiến vào thành phố chiều 30-7. Tất cả ô tô vào thành phố du lịch hút khách này đều bị yêu cầu quay lại.
Trong khi đó, ngoài thông báo con số thương vong là 100 người, tổ chức lưu vong WUC của người Duy Ngô Nhĩ khẳng định, cái mà chính quyền Trung Quốc gọi là “tấn công khủng bố” là một cuộc biểu tình hòa bình. Phát ngôn viên Dilxat Raxit của WUC nói rằng biểu tình xảy ra do chính sách đối xử không công bằng với các sắc tộc thiểu số mà chính phủ Bắc Kinh tiếp tục thực hiện, đẩy người Duy Ngô Nhĩ tới chỗ phải vùng lên để đòi quyền sống.
Trước ngày xảy ra vụ việc, công chức của tất cả các dân tộc ở Urumqi - thủ phủ của Tân Cương và các thành phố xung quanh nhận được thông báo khẩn, yêu cầu họ phải làm việc như ngày bình thường vào ngày 28/7 - ngày đầu tiên của lễ hội Eid đánh dấu kết thúc tháng chay Ramadan của người Hồi giáo.
Các cuộc đụng độ chết người liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ và cảnh sát địa phương cũng như nhân viên an ninh không phải là bất thường.
Tháng trước, chính quyền địa phương nói rằng, cảnh sát đã bắn chết 13 người sau khi họ lái xe vào một tòa nhà cảnh sát và gây ra một vụ nổ.
Vào tháng 6 năm ngoái, ít nhất 35 người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công vào đồn cảnh sát.
Một học giả Hồi giáo nổi tiếng người Duy Ngô Nhĩ, ông Ilham Toti, cũng vừa bị công tố viên Trung Quốc tại một phiên tòa ở Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương, khép vào tội ủng hộ Tân Cương ly khai. Ông Ilham Tohti là giáo sư khoa kinh tế Đại học Bắc Kinh, thường có lời lẽ phê bình thẳng thắn chính sách phân biệt đối xử của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, quê hương của ông.
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Half hôm 30/7 nói: “Chúng tôi rất quan tâm đến thông tin Trung Quốc truy tố giáo sư kinh tế Ilham Tohti. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Trung Quốc trả tự do cho Tohti và 6 sinh viên cùng tổ chức với ông”.
Linh Phương


-Tấn công ở Tân Cương, hàng chục người thương vong
Thứ Tư, 08:19 30/07/2014
(NLĐO) - Ngày 28-7, tại huyện Sa Xa thuộc Khu tự trị Tân Cương - Trung Quốc xảy ra vụ tấn công khiến hàng chục dân thường thương vong, 31 xe ô tô bị đập phá, 6 chiếc bị đốt.

Những chiếc ô tô bị nghi can khủng bố đốt phá hôm 28-7. Ảnh: MẠNG CỔ THÀNH

Tân Hoa Xã dẫn lời cảnh sát cho biết một băng nhóm đã dùng dao, búa tấn công trụ sở chính quyền thị trấn Tây Hồ và đồn cảnh sát. Sau đó, một số di chuyển đến thị trấn lân cận và đâm chém người dân trên đường, đồng thời đốt phá ô tô vô tình đi ngang qua.

“Hàng chục thường dân Duy Ngô Nhĩ và người Hán đã bị thương và thiệt mạng. Cảnh sát có mặt ở hiện trường đã bắn chết hàng chục thành viên của băng nhóm. Điều tra ban đầu cho thấy đây là vụ tấn công khủng bố đã được lên kế hoạch trước”.

Dilxat Raxit, người phát ngôn của nhóm người Duy Ngô Nhĩ ở ngoài Trung Quốc, viết trong một bức email gửi truyền thông rằng hơn 20 kẻ tấn công là người Duy Ngô Nhĩ bị giới chức Trung Quốc bắn chết, trong khi an ninh Trung Quốc nói có 13 kẻ tấn công thiệt mạng và bị thương. Ngoài ra, giới chức trách bắt giữ khoảng 67 người.

Gần đây xảy ra một số vụ tấn công gây chấn động ở Tân Cương. Đơn cử vụ tấn công vào một khu chợ ở Urumqi, thủ phủ Tân Cương hồi tháng 5, khiến 39 người thiệt mạng. Ở ngoài Tân Cương phải kể đến vụ một nhóm người dùng dao đâm chém loạn xạ tại nhà ga thành phố Côn Minh hồi tháng 3, khiến 29 người chết.
H.Bình (Theo Tân Hoa Xã, PTI, Mạng Cổ Thành)

Trung Quốc: Khủng bố đẫm máu ở Tân Cương
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN -Nhóm khủng bố đã đâm chém người dân vô tội mà chúng gặp trên đường, đồng thời đốt phá xe ô tô vô tình đi ngang qua khu vực. Ngày 28/7, tại huyện Sa Xa, thuộc Khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) đã xảy ra vụ khủng bố đẫm máu khiến 10 dân ...
TQ xác nhận vụ bạo động mới ở Tân Cương khiến hàng chục người ...
Tiến công khủng bố ở Tân Cương, Trung Quốc
Bạo động ở Tân Cương khiến hàng chục người chết
 - -

Trung Quốc cấm mang sữa chua lên xe buýt ở Tân Cương
Trung Quốc: Bắt giữ hơn 400 khủng bố tại Tân Cương
Phó giám đốc tình báo công an Trung Quốc đột tử ở Tân Cương
Tân Cương: Đồn cảnh sát bị tấn công, 16 người thương vong
Bắc Kinh tử hình hàng loạt “khủng bố Tân Cương”


-Tin mới nhất vụ đánh bom sân bay Trung Quốc
(VTC News) - Truyền thông Trung Quốc xác nhận có thương vong trong vụ đánh bom được mô tả là rung chuyển sân bay gần khu tự trị Tây Tạng.
Tờ Bưu điện Hoa Nam có trụ sở tại Hong Kong cho biết một người bị thương do trúng mảnh bom, con số thương vong trên thực tế có thể lớn hơn mức này.

Trong khi đó, trang tin nhà nước Chinanews nói một nhân viên quét dọn bị thương do mảnh kính văng vào. 

Tin mới nhất vụ đánh bom sân bay Trung Quốc
Truyền thông Trung Quốc xác nhận có thương vong trong vụ đánh bom sân bay 
Trung tâm hàng không khu vực Tây Trung Quốc cũng xác nhận thông tin của Chinanews, nhấn mạnh việc nhân viên bị thương do mảnh kính văng vào, khác với bản tin của Bưu điện Hoa Nam.

Tờ Bưu điện Hoa Nam tường thuật, một nhân viên cảnh sát họ Bảo ở Văn phòng công an Thanh Hải nói 'chưa nhận được thông tin vụ đánh bom' nhưng đã cử cánh sát vũ trang, đặc nhiệm, chuyên gia rà phá bom mìn đến hiện trường.

Tờ Nhân dân nhật báo cho biết, vụ đánh bom xảy ra lúc 13h40 hôm nay, theo giờ địa phương. Thông tin về hung thủ vẫn chưa được tiết lộ. Khi quả bom được giấu trong thùng rác phát nổ, có nhiều nhân viên quét dọn đang ở hiện trường, tờ báo cho biết, nhưng không nêu con số thương vong.

Sân bay Tào Gia Bảo được xây dựng năm 1991, là nút giao thông quan trọng nhất của khu vực cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng. Năm ngoái, sân bay này đã vận chuyển 3 triệu lượt khách.

Sau các cuộc tấn công khủng bố diễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt là các vụ tấn công liều chết ở khu tự trị Tân Cương ở miền Tây Bắc của Trung Quốc, sân bay Tào Gia Bảo đã có những cuộc diễn tập chống khủng bố, chống đặt bom vào tháng 6 vừa qua.

Hiện vẫn chưa có cá nhân hoặc tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ việc. Mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đặt giả thiết các phần tử cực đoan ở Tân Cương đứng sau vụ đánh bom, tuy nhiên có ý kiến khác nói những người đòi độc lập cho Tây Tạng là hung thủ.


- Đánh bom rung chuyển sân bay Trung Quốc
(VTC News) - Một sân bay Trung Quốc bị đánh bom, truyền thông nước này mô tả vụ nổ khiến sân bay rung chuyển.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam, vụ nổ đã khiến sân bay ở thành phố Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải rung chuyển. Cảnh sát Trung Quốc nói họ chất nổ được giấu trong thùng rác sân bay.




Sân bay Tào Gia Bảo ở Trung Quốc bị đánh bom


Cảnh sát vũ trang, chuyên gia bom mìn được điều động đến sân bay sau khi có báo cáo về vụ nổ. Tuy nhiên, cho đến 15h00 giờ địa phương, giới chức Trung Quốc chưa công bố số liệu thương vong.


Toàn bộ xe ô tô trong khu vực bãi đỗ xe sân bay Tào Gia Bảo bị buộc rời khỏi hiện trường để phục vụ công tác điều tra.


Nguồn tin ban đầu của tờ China Youth Daily nói chất nổ được giấu trong thùng rác của bãi đỗ xe. Sân bay Tào Gia Bảo là sân bay hoạt động tấp nập nhất khu vực cao nguyên Tây Tạng.

Đánh bom rung chuyển sân bay Trung Quốc
Cảnh sát Trung Quốc phong tỏa hiện trường vụ đánh bom 
Tháng trước, các cuộc diễn tập chống khủng bố, chống cháy nổ đã diễn ra tại sân bay này.

Hiện chưa tổ chức hay cá nhân nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ nổ. Mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đang có nhiều thông tin cho rằng các phần tử cực đoan ở khu tự trị Tân Cương đã gây ra vụ việc.

Nhiều người khác lại cho rằng các phần tử đòi ly khai ở Tây Tạng là tác giả vụ đánh bom. Truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn chưa công bố thêm chi tiết liên quan vụ việc.

Tổng số lượt xem trang