-TLQ: -10 dự án lớn của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam
--Dân dựng lều ngăn cản thi công đường cao tốc
- Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng: Đội vốn 21.000 tỉ đồng, hoàn vốn kiểu gì?
-Dân lập lán chặn thi công cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
•17:39 - 13 tháng 4, 2015
- Chinese company builds highway in northern Vietnam (Xinhuanet). .-Công ty Trung Quốc khởi công xây đường cao tốc ở miền Bắc Việt Nam Một công ty Trung Quốc đã khởi công xây dựng một đoạn đường thuộc dự án đường cao tốc nối liền Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng.
Theo tin của Tân Hoa Xã, lễ khởi công gói thầu EX-5 diễn ra hôm thứ Hai với sự tham dự của Phó Chủ tịch Uûy ban Nhân dân tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương của Việt Nam cùng với đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và đại diện lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu.
Công ty Đường cao tốc Trường Đạt của Trung Quốc đã giành được hợp đồng trị giá 180 triệu đô la để xây dựng đoạn đường 15,3 kilomét trong dự án đường cao tốc dài 120 kilomét nối liền Hà Nội với Hải Phòng.
Theo Tân Hoa Xã, hợp đồng được ký kết hồi tháng giêng là hợp đồng lớn nhất của doanh nghiệp tỉnh Quảng Đông thực hiện ở các quốc gia Đông Nam Á.
Nguồn: Xinhua, Bao Hai Duong
Nguồn: -Công ty Trung Quốc khởi công xây đường cao tốc ở miền Bắc Việt Nam
-------
TLQ:
-Phiên họp lần 5 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác Việt-Trung TTXVN
--Dân dựng lều ngăn cản thi công đường cao tốc
- Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng: Đội vốn 21.000 tỉ đồng, hoàn vốn kiểu gì?
(LĐO) ĐẶNG TIẾN
Dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng được khởi công năm 2008 với tổng mức đầu tư 24.500 tỉ đồng gồm 11 gói thầu dài 105km. Dự án này sẽ rút ngắn thời gian đi lại đồng thời kết nối với các tuyến đường khác tạo thành mạng lưới giao thông đường bộ thông suốt. Tuy nhiên, đến nay, vốn đầu tư của tuyến đường đã đội lên con số hơn 45.000 tỉ đồng trong khi phương án thu hồi vốn của dự án này vẫn đang được các cơ quan chức năng “mổ xẻ” và tính toán.
Đội vốn gần 21.000 tỉ đồng
Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là cao tốc loại A, chạy qua 4 tỉnh là Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng, có vận tốc thiết kế 120km/giờ với 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp.
Tại thời điểm được phê duyệt, tổng vốn đầu tư của tuyến đường là 24.566 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn thực hiện dự án bao gồm vốn chủ sở hữu của TCty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) - chủ đầu tư dự án là 3.200 tỉ đồng và phần vốn vay là 21.566 tỉ đồng từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Tuy nhiên, tổng mức đầu tư của dự án được Bộ GTVT thẩm định và Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chấp thuận về nguyên tắc điều chỉnh tổng mức tư dự án là 45.487 tỉ đồng. Và mới đây, báo cáo của VIDIFI gửi Bộ GTVT cho thấy đến tháng 4.2015, tổng số vốn mà VDB đã huy động từ các tổ chức tài chính quốc tế cho dự án là 570 triệu USD và đang tiếp tục đàm phán để huy động thêm khoảng 415 triệu USD, nâng mức huy động vốn tín dụng nước ngoài vào dự án lên 985 triệu USD, xấp xỷ 21.000 tỉ đồng để tài trợ cho dự án.
Đến thời điểm hiện tại, tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng mới hoàn thiện hoàn toàn giải phóng mặt bằng, song vẫn gặp cản trở từ phía người dân do việc thi công gây ảnh hưởng đến nhà dân.
Được biết, theo phương án VIDIFI trình Bộ GTVT, dự án sẽ thông xe một đoạn cao tốc khoảng 22km phía Hải Phòng trước khi phải thông xe toàn tuyến vào cuối năm. Tuy nhiên, hiện một số gói thầu xây lắp chính vẫn chỉ đạt 50-70%, bình quân đạt 86%.
Để thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2015, VIDIFI yêu cầu tư vấn giám sát, nhà thầu phải có kế hoạch thi công hợp lý; liên tục rà soát, đánh giá năng lực các nhà thầu đang thi công trên công trường, loại bỏ các nhà thầu phụ thi công không đảm bảo tiến độ, chất lượng đồng thời cắt bớt khối lượng đối với các gói thầu mà nhà thầu chính không đảm bảo tiến độ đã cam kết để chuyển cho đơn vị thi công khác.
Cần xem xét thời gian hoàn vốn
Được biết, với phương án tài chính bổ sung được phê duyệt năm 2014, Bộ KHĐT và Bộ Tài chính đều không đồng tình cho VIDIFI duy trì mức vốn sở hữu cũ là 3.200 tỉ đồng mà buộc đơn vị này phải nâng mức góp vốn vào dự án lên con số hơn 4.600 tỉ đồng.
Theo Bộ Tài chính, tính khả thi của công trình đường cao tốc có quy mô vốn lớn nhất Việt Nam này là không cao, cùng đó Bộ KHĐT cũng cho rằng nguồn thu của phương án tài chính mà VIDIFI đưa ra chưa có cơ sở vững chắc.
Do vậy, Bộ đề nghị chủ đầu tư xác định lại thời gian gian hoàn vốn, cũng như thời hạn của hợp đồng BOT. Tuy nhiên, VIDIFI đã có kiến nghị nếu không tìm kiếm được đối tác để tăng vốn chủ sở hữu của dự án thì cho phép duy trì mức cũ là 3.200 tỉ đồng/45.487 tỉ đồng.
Theo phương án phê duyệt ban đầu, để thu hồi vốn, ngoài thu phí đường ôtô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, Thủ tướng Chính phủ cho phép nhà đầu tư được đầu tư xây dựng hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp, các khu dịch vụ, hậu cần phục vụ dọc tuyến đường cao tốc và thu phí QL5 từ khi Bộ GTVT bàn giao đến hết thời gian BOT là khoảng 35 năm.
Ngay cả khi, được thu phí hoàn vốn từ QL5 và nhiều ưu đãi khác, tuyến cao tốc này cũng vẫn đang bị nghi ngờ về tính khả thi trong phương án tài chính.
Bản thân VIDIFI cũng thừa nhận theo quy định tại hợp đồng BOT dự án cao tốc Hà Nội-Hải Phòng giữa Bộ GTVT và VIDIFI vào năm 2008, nguồn thu hoàn vốn khoảng 7.900 tỉ đồng từ lợi nhuận kinh doanh một số khu đô thị và khu công nghiệp dọc tuyến là không còn khả thi. Do đó, VIDIFI đã kiến nghị Thủ tướng cho phép sử dụng 50% số tiền sử dụng đất phải nộp từ các khu đô thị, khu công nghiệp mà doanh nghiệp này được giao.
Cùng đó, VIDIFI cũng đề xuất mức thu phí ở QL5 sẽ áp dụng mức thu 3 lần mức tối thiểu từ tháng 1.2015 (tức 45.000 đồng/lượt/xe dưới 12 chỗ ngồi và xe tải trọng dưới 2 tấn); từ tháng 1.2016 thì áp dụng mức phí tối đa theo Thông tư 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính (52.000 đồng/lượt/xe dưới 12 chỗ, xe có tải trọng dưới 2 tấn).
Ngoài ra, VIDIFI cũng đề nghị một gói cơ chế, chính sách hỗ trợ bao gồm 9 điều kiện để đảm bảo tài chính cho dự án, trong đó nổi bật là cho phép tái cơ cấu hai khoản vay trị giá khoảng 300 triệu USD từ ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc và 100 triệu USD từ ngân hàng Tái thiết Đức sang hình thức Nhà nước đầu tư trực tiếp vào dự án từ ngày 1.1.2015.
Clip Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng:
- Dân ngăn cản xây cầu vượt đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
- Mức phí cao tốc Hà Nội-Hải Phòng cao nhất là 180.000 đồng/xe
- Đầu tư 65.000 tỉ đồng cho dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương
- Thông xe, khai thác tạm thời đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
-Dân lập lán chặn thi công cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
•17:39 - 13 tháng 4, 2015
Cho rằng nhà thầu và chính quyền địa phương thiếu trách nhiệm trong việc bồi thường thiệt hại nứt nhà cửa và công trình phụ trợ do thi công đường Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng gây ra, một số hộ dân thôn Tân Trung, xã Quang Trung, huyện An Lão, TP. Hải Phòng đã lập lán ngăn cản thi công, gây sức ép đòi bồi thường.
Sự việc xảy ra tại gói thầu EX7, đường dẫn lên cầu cầu Quốc lộ 10, vượt đường Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (đoạn qua thôn Tân Trung, xã Quang Trung, huyện An Lão, TP. Hải Phòng).
Người dân lập lán, trại gây sức ép đòi bồi thường thiệt hại
Nhà dân bị nứt do nhà thầu thực hiện thi công.
Theo bà Lê Thị Chuốt (SN 1942, trú tại thôn Tân Trung), năm 2013, khi nhà thầu Hàn Quốc GS bắt đầu thi công gói thầu nói trên, 57 hộ dân thôn Tân Chung, nhà thầu GS và chính quyền địa phương đã xuống nhà các hộ dân để lập biên bản hiện trạng. Đến tháng 1.2015, thấy nhà và các công trình bị nứt nặng, các hộ dân đã làm đơn kiến nghị gửi UBND xã Quang Trung, nhà thầu GS, nhưng các đơn vị này không có động thái gì nên ngày 3.4, người dân thôn Tân Trung lập lán cản trở thi công, gây sức ép.
Trước sự việc, cùng ngày, nhà thầu GS gặp dân, khất đến 11.4 giải quyết. Tuy nhiên, họ lại thất hẹn với dân. Theo đó, sáng 12.4, người dân tiếp tục lập lán, ngăn cản nhà thầu thi công, yêu cầu đòi bồi thường.
Anh Đỗ Văn Nhụ, SN 1971, trú tại thôn Tân Trung cho biết thêm, sau khi người dân lập lán, nhà thầu mới mời đơn vị bảo hiểm xuống thống kê thiệt hại. Đến thời điểm hiện tại mới có 15/57 hộ được thống kê. “Dân chúng tôi đề nghị nhà thầu và cơ quan chức năng tình toán thiệt hại, bồi thường dân thì chúng tôi để cho làm” – anh Nhụ nói.
Trao đổi với Dân Việt, ông Trần Văn Tuấn – Phó chủ tịch UBND huyện An Lão cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, nhà thầu và chính quyền địa phương đã xuống làm việc với dân. Theo đó, các bên thống nhất, đến ngày 18.4, việc kiểm kê, tính toán bồi thường sẽ hoàn thiện, ngày 25.4 sẽ có kết quả bồi thường. Có kết quả sẽ thông báo cho người dân và để 2 ngày để dân ý kiến về kết quả. Khi người dân không còn ý kiến, 2 ngày sau sẽ thực hiện việc bồi thường dân.
Cũng theo ông Tuấn, việc người dân yêu cầu bồi thường khi có thiệt hại do thi công gây nên là chính đáng, nhưng việc lập lán trại, cản trở thi công, ảnh hưởng đến tiến độ công trình là không đúng. “Chúng tôi đã vận động dân tự tháo rỡ lán trại, nếu người dân vẫn cố tình vi phạm chúng tôi sẽ bảo vệ nhà thầu thi công” – ông Tuấn khẳng định.
- Chinese company builds highway in northern Vietnam (Xinhuanet). .-Công ty Trung Quốc khởi công xây đường cao tốc ở miền Bắc Việt Nam Một công ty Trung Quốc đã khởi công xây dựng một đoạn đường thuộc dự án đường cao tốc nối liền Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng.
Theo tin của Tân Hoa Xã, lễ khởi công gói thầu EX-5 diễn ra hôm thứ Hai với sự tham dự của Phó Chủ tịch Uûy ban Nhân dân tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương của Việt Nam cùng với đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và đại diện lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu.
Công ty Đường cao tốc Trường Đạt của Trung Quốc đã giành được hợp đồng trị giá 180 triệu đô la để xây dựng đoạn đường 15,3 kilomét trong dự án đường cao tốc dài 120 kilomét nối liền Hà Nội với Hải Phòng.
Theo Tân Hoa Xã, hợp đồng được ký kết hồi tháng giêng là hợp đồng lớn nhất của doanh nghiệp tỉnh Quảng Đông thực hiện ở các quốc gia Đông Nam Á.
Nguồn: Xinhua, Bao Hai Duong
Nguồn: -Công ty Trung Quốc khởi công xây đường cao tốc ở miền Bắc Việt Nam
-------
TLQ:
-Phiên họp lần 5 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác Việt-Trung TTXVN
Phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc đã diễn ra vào ngày 6/9 tại thành phố Hà Nội.
- - Từ “Quân chủ lập hiến” nay nghĩ đến ĐẢNG CHỦ LẬP HIẾN (R*) – (Huỳnh Ngọc Chênh).
-- Tô Văn Trường: Đường sắt cao tốc Trung Quốc và dấu ấn Quốc hội Việt Nam (TVN). “Mặc dù Quốc hội khóa 12 đã sáng suốt bác dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam nhưng lãnh đạo ngành giao thông vẫn bám víu vào khoản tài trợ của cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) để nghiên cứu khả thi 2 đoạn Hà Nội – Vinh và Nha Trang – TP Hồ Chí Minh…”
-- Tô Văn Trường: Đường sắt cao tốc Trung Quốc và dấu ấn Quốc hội Việt Nam (TVN). “Mặc dù Quốc hội khóa 12 đã sáng suốt bác dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam nhưng lãnh đạo ngành giao thông vẫn bám víu vào khoản tài trợ của cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) để nghiên cứu khả thi 2 đoạn Hà Nội – Vinh và Nha Trang – TP Hồ Chí Minh…”
- -Doanh nghiệp ngoại thâu tóm ngành thủy sản (TP) -Không chỉ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, các doanh nghiệp nước ngoài còn thống lĩnh cả ngành thức ăn cho thủy sản cùng nguồn cung cấp con giống, thuốc thú y. ( đủ các nước Đài Loan, Mỹ...)
-
-