Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Dân dựng lều ngăn cản thi công đường cao tốc: “Tại anh, tại ả…”

-TLQ: --Bộ trưởng Xây dựng muộn họp vì bị chặn xe giữa đường

--“Tại anh, tại ả…”-
21/04/2015
(PetroTimes) - Tại sao người dân Lào Cai lại ngang nhiên rào đường như thế? Có nhiều nguyên nhân mà cả người dân lẫn các cơ quan chức năng đều có sai sót.

Rào đường trước trạm thu phí IC17
Năng lượng Mới số 411
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai thông đường được nửa năm mà đã có 5 lần bị dân địa phương mang tre ra rào chắn lại, không cho các phương tiện cơ giới lưu thông. Và mỗi lần như thế, các cơ quan, đơn vị liên quan và chính quyền địa phương lại phải kéo nhau đến hiện trường để đàm phán với dân. Và mỗi lần ấy, giao thông vận tải bị ách tắc mấy giờ đồng hồ, gây mất thời gian của khách đi đường và dân sở tại, chậm trễ việc lưu thông hàng hóa và đặc biệt là ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội, khiến người dân rơi vào tình thế vi phạm pháp luật.
Tại sao người dân Lào Cai lại ngang nhiên rào đường như thế? Có nhiều nguyên nhân mà cả người dân lẫn các cơ quan chức năng đều có sai sót.
Chiều 7/10/2014, người dân ở các xã Gia Phú, Xuân Giao (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) đã mang tre ra lập rào chắn đoạn km237, ngăn các xe qua lại. Nguyên nhân là một số nhà thầu phụ thi công gói thầu A8 đã thuê thợ xây là người dân Gia Phú và Xuân Giao làm rãnh thoát nước, kè đá, đổ bê tông ta-luy đường... và cam kết sẽ trả tiền công. Nhưng từ khi đường cao tốc hoạt động tới nay, người dân chưa nhận được tiền. Đòi mãi mà không được giải quyết nên họ đã ra chắn đường, yêu cầu Tổng Công ty Đường cao tốc Việt Nam can thiệp.
Sáng 14/11, người dân xã Xuân Giao (Bảo Thắng, Lào Cai) lại dựng rào chắn ngang đường, ngay trước trạm thu phí IC17 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Lực lượng Cảnh sát Giao thông có mặt ở đó nhưng không giải quyết được. Ngày 11/1/2015, một số hộ dân 2 xã Xuân Giao và Gia Phú (Bảo Thắng, Lào Cai) tiếp tục dùng dây buộc các cây tre chắn ngang cao tốc tại km236.
Rồi sáng 9/3, hàng chục người dân xã Xuân Giao (Bảo Thắng, Lào Cai) dùng cây tre chắn luôn cả hai chiều cao tốc tại km233+540, gây ách tắc giao thông nhiều giờ. Các nhân viên vận hành thuộc Trung tâm Điều hành đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và cơ quan chức năng đã tuyên truyền, giải tỏa người dân, đồng thời lập hồ sơ vụ việc. Ông Đỗ Ngọc Viện, Chủ tịch xã Xuân Giao thì giải thích là dân có đất nằm trong dự án cao tốc bức xúc vì chưa được giải quyết tiền hỗ trợ như tiền hỗ trợ lợn, gà giống, máy móc, thiết bị... Chính quyền xã đã kiến nghị với lãnh đạo huyện Bảo Thắng, Ban Quản lý dự án nhưng tới nay còn hơn 30 hộ chưa được giải quyết triệt để.
Thế nhưng đại diện đơn vị quản lý tuyến đường lại cho rằng, do nhà thầu chưa thi công hệ thống mương thoát nước tại khu vực, khiến đất đá tràn xuống ruộng, làm người dân khó khăn trong canh tác lúa và hoa màu.
Không lẽ cứ để tình trạng chặn đường cao tốc kéo dài. Đến ngày 5/3, Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do ông Nguyễn Thanh Dương, Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và các đơn vị thi công, quản lý, khai thác Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai để tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên tuyến đường. Lãnh đạo một số sở, ngành; lãnh đạo các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn và thành phố Lào Cai cùng tham gia buổi làm việc này.
Một số nguyên nhân và giải pháp đã được đưa ra.
VEC cho biết, hiện trên tuyến đường tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn đi qua tỉnh Lào Cai) đang tồn tại 34 vị trí hàng rào ngăn cách đường cao tốc với khu dân cư bị cắt, 7 vị trí người dân không cho đơn vị lập hàng rào chắn, 2 vị trí người dân tiến hành xây dựng công trình vi phạm hành lang an toàn của tuyến đường.
Công tác quản lý khai thác đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai của VEC và các đơn vị có liên quan chưa tốt, để xe ôtô chở khách dừng đỗ đón, trả khách dọc đường cao tốc. Một số người dân có nhu cầu đi lại lén lút cắt rào chắn để lên đường cao tốc, bắt xe khách. Ngoài ra, lực lượng tuần đường và người lao động được VEC thuê làm công tác xử lý các vấn đề phát sinh vẫn đi xe máy lên đường cao tốc, khiến các địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền, giáo dục người dân không đi xe máy lên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Do đó, để giải quyết tận gốc vấn đề trên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu “các bên liên quan cần phải đặt mình vào vị trí, quyền lợi của người dân để thực hiện. Trong đó, VEC cần đẩy nhanh việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho người dân”. Kết quả xác minh của Công an huyện Bảo Thắng cho biết, có đến 10 nhà thầu phụ nợ tiền nhân công hơn 3 tỉ đồng của 26 hộ dân ở các xã Gia Phú, Sơn Hà, Sơn Hải, Xuân Giao. Trong đó, Công ty Thành Đạt (Tây Hồ, Hà Nội) nợ 10 cá nhân và tập thể với số tiền 1,27 tỉ đồng. Tuy nhiên, việc người dân tự ý lập rào chắn trên đường cao tốc, cắt rào sắt bảo đảm an toàn… là những hành vi vi phạm pháp luật.
Thế là đã rõ, người dân chặn đường cao tốc là do quyền lợi của họ bị các nhà chức trách lãng quên. Còn người dân vì bức xúc mà ra chặn đường là vi phạm pháp luật. “Tại anh, tại ả, tại cả đôi bên”. Hãy chờ xem các nhà chức trách liên quan có sớm giải quyết được vào 25/4 này theo yêu cầu của tỉnh Lào Cai hay không!
Bùi Đức

-Dân dựng lều ngăn cản thi công đường cao tốc- - Dù đã chấp thuận phương án bồi thường, nhận đủ tiền và cam kết bàn giao mặt bằng cho Dự án đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, nhưng gần 80 người dân đã dựng lều ngăn cản không cho công trình tiếp tục thi công.

Ngày 6/8, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Thị ủy và UBND thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc) đã có buổi họp báo về giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đoạn qua thị xã Phúc Yên.


Người dân 3 xã Nam Viêm, Tiền Châu, Phúc Thắng hàng ngày thay ca nhau dựng lều ngăn cản không cho đơn vị thi công Dự án đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai.


Tại buổi họp báo, ông Lê Văn Lãng, Phó chủ tịch UBND thị xã Phúc Yên cho biết: Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (đi qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc có chiều dài hơn 40km) đoạn qua thị xã Phúc Yên dài 3,1km đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra Quyết định thu hồi từ ngày 3/6/2008 và lập phương án bồi thường, GPMB tại 3 xã phường: Nam Viêm, Tiền Châu, Phúc Thắng với tổng diện tích đất thu hồi là hơn 283.000 m2.

Ngay sau khi ra quyết định thu hồi, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất. Ngày 28/11/2008, Ban QLDA công trình giao thông 2 đã tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân.

Sau khi 100% hộ dân nhận đủ tiền bồi thường, tháng 4/2009 UBND thị xã Phúc Yên đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư dự án để tổ chức thi công.

Trong thời gian từ tháng 4/2009 đến tháng 5/2011, đơn vị thi công đã hoàn thành san ủi đất hữu cơ, đắp đất nền toàn bộ phạm vi GPMB với chiều cao trung bình khoảng 3m.

Tuy nhiên, tháng 5/2011, một số hộ dân của xã Nam Viêm đã có đề nghị lên chình quyền xã, thị xã Phúc Yên và UBND tỉnh Vĩnh Phúc được hỗ trợ thêm giá đền bù GPMB.

Những hộ dân này đã không chấp nhận mức đền bù GPMB 43,5 triệu đồng/ sào như đã chấp thuận từ 2008 và cản trở không cho thi công tại mặt bằng dự án.


Hàng trăm thiết bị máy móc phục vụ thi công công trình đường cao tốc Hà Nội Lào Cai nằm đắp chiếu vì bị dân ngăn cản thi công.


UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản trả lời những hộ dân kiến nghị là không có căn cứ pháp luật để giải quyết việc hỗ trợ thêm giá đền bù. Tuy nhiên, những hộ dân này vẫn cản trở không cho thi công.

Đầu tháng 8/2012, tỉnh, thị xã tiếp tục lên phương án bảo vệ thi công nhưng thời điểm này vẫn có khoảng 60 – 80 người dân dựng lều bạt, cản trở, không cho các phương tiện tham gia thi công.

Theo ông Lãng, lý do người dân ngăn cản là bởi họ thắc mắc, địa bàn xã Nam Viêm giáp ranh với xã Tân Dân, Sóc Sơn, Hà Nội nhưng khi triển khai Dự án cao tốc Hà Nội – Lào Cai các địa phương cùng làm quy trình GPMB cùng lúc nhưng mức đền bù của Hà Nội được bồi thường mức 236 triệu đồng/sào, trong khi họ (các hộ dân ở Phúc Yên) chỉ nhận được 43, 5 triệu đồng/sào.

Về vấn đề này, ông Lãng lý giải, ở Sóc Sơn khi người dân không nhận tiền GPMB thì Hà Nội liên tục điều chỉnh giá nâng cao mức đền bù lên và ở thời điểm năm 2008, Phúc Yên đền bù theo Nghị định 84của Chính phủ, còn thời điểm năm 2011, Hà nội đền bù cho người dân theo Nghị định 69 của Chính phủ nên mức đền bù của Hà Nội tăng vọt cao gấp nhiều lần so với Phúc Yên.

Ông Khổng Sơn Trường, Bí thư Thị ủy Phúc Yên cho biết: Quan điểm chỉ đạo của tỉnh là cố gắng kiên trì tuyên truyền thuyết phục vận động nhân dân, công khai để dân biết chủ trương của tỉnh.

Nếu người dân cố tình ngăn cản, không chấp hành thì mới phải sử dụng biện pháp cướng chế giải tỏa đám đông.

Ông Khổng Sơn Trường, Bí thư Thị ủy Phúc Yên: Đất trên cùng một tuyến đường, đi qua nhiều địa phương nhưng khung giá đất của mỗi địa phương khác nhau, Vĩnh Phúc không thể như Hà Nội, Phú Thọ không giống như Vĩnh Phúc.

Ngoài ra, hỗ trợ của địa phương cũng khác nhau, tùy điều kiện của từng địa phương đó. Ví dụ thời điểm làm bồi thường dự án đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai người dân ở Nam Viêm nếu so với Phú thọ thì gấp khoảng 2,5 lần, so với Yên Bái gấp gần 5 lần chứ không phải bằng nhau. Ngoài ra còn khác nhau về thời điểm bồi thường, ở Phúc Yên thời điểm bồi thường năm 2008 áp dụng theo Nghị định 84 của Chính phủ, còn năm 2011 Hà Nội áp dụng Nghị định 69 của Chính phủ



Nguyên nhân có cả đơn vị thi công?


Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Ban quản lý dự án Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai cho biết, gói thầu số 1 theo kế hoạch đến tháng 10/2012 hoàn thành nhưng với tình hình này chắc chắn bị chậm tiến độ.

Nhiều PV đã đặt câu hỏi về việc UBND TX Phúc Yên đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư từ tháng 4/2009, các nhà thầu thi công với tiến độ như thế nào khiến 2 năm sau người dân lại cản trở thi công?

Ông Khổng Xuân Trường thẳng thắn cho biết: Nguyên nhân có cả từ phía đơn vị thi công, có thời điểm đơn vị thi công không tích cực, có lúc cả tuyến mặt bằng bỏ không nên người dân mới ra lấn chiếm lại.

Giải thích cho việc gián đoạn thi công, ông Tuấn Anh cho rằng có nhiều nguyên nhân trong đó có lý do thời tiết và nhà thầu không huy động đủ thiết bị.

Tuy nhiên, tại dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai vào đầu tháng 6, Bộ GTVT từng chỉ ra rằng nhà thầu POSCO (nhà thầu đang thi công gói thầu A1) bị chậm tiến độ so với hợp đồng gần 20%, thường xuyên thiếu vật liệu, nhân lực. Gói thầu A1 đã từng phải thay giám đốc dự án.


Vũ Điệp
-Dân dựng lều ngăn cản thi công đường cao tốc- Cao tốc Nội Bài-Lào Cai “mắc” ở Phúc Yên (TP). - Người dân ngăn cản thi công cao tốc Nội Bài – Lào Cai (VNE). - Dân không chấp hành, tỉnh sẽ giải toả (LĐ).







-Dân tiếp tục cản trở thi công đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai TP - Ngày 3-8, hàng trăm người dân xã Nam Viêm, huyện Phúc Yên tiếp tục kéo ra đoạn đường đang xây dựng thuộc tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai, nhằm cản trở hoạt động của các đơn vị thi công (Tiền Phong đã phản ánh).




Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cho biết đã thực hiện hàng chục cuộc đối thoại, vận động, giải thích với người dân, và sẽ không thay đổi quyết định về bồi thường, kiên quyết thực hiện những quy định liên quan việc xây dựng đoạn cao tốc chạy qua xã Nam Viêm.






-Dân tiếp tục cản trở thi công đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai




> Hàng nghìn người dân bao vây cán bộ






*********************

Không sử dụng vũ khí và quân đội khi cưỡng chế

VNExpress

Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành, quận huyện phải có phương án thực hiện chặt chẽ, đúng pháp luật, đảm bảo tuyệt đối an toàn và không sử dụng vũ khí, lực lượng quân đội trong quá trình tổ chức cưỡng chế. Trước tình hình khiếu nại, tố cáo gia tăng, ...

Hà Nội yêu cầu không sử dụng vũ khí khi cưỡng chếcand.com

Kết luận bước đầu một số vụ kiện nóngThanh Tra

Nhiều chuyển biến tích cựcBáo Phú Yên






29-09-2011 Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai: Nguy cơ chậm tiến độ do gặp khó trong GPMB

-







Dù đã khởi công được gần 2 năm rưỡi và thời gian để hoàn thành toàn bộ dự án không còn nhiều, nhưng tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác GPMB và tái định cư. Nếu không được tháo gỡ kịp thời, nguy cơ “lụt” tiến độ là hoàn toàn hiện hữu.




“Mắc” GPMB




Từ trước khi khởi công, theo chỉ đạo của Bộ GTVT, Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai phải có 80% mặt bằng sạch chủ đầu tư mới được khởi công. Bởi đây là dự án đặc biệt quan trọng thuộc hành lang đường bộ Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, nằm trong Chương trình hợp tác giữa 6 nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc.




Cuối tháng 4/2009, dự án được chính thức phát lệnh khởi công, tuy nhiên mặt bằng vẫn còn vướng rất nhiều. Và cho tới thời điểm hiện nay, dù đã gần 2 năm rưỡi triển khai, tuyến đường vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác GPMB, tái định cư. Điều này thật khó chấp nhận với một dự án đường cao tốc có quy mô lớn và ý nghĩa đặt biệt quan trọng như vậy.




Theo báo cáo của chủ đầu tư, TCT Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC), hai địa phương triển khai tốt nhất là Yên Bái và Lào Cai đã đạt được khoảng 99,8%. Tuy nhiên, tại các địa phương này vẫn xảy ra tình trạng người dân cản trở các nhà thầu thi công do các khu tái định cư chậm bàn giao cho dân di chuyển vào. Hơn nữa, việc di chuyển các công trình công cộng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu.




Chậm do giải phóng mặt bằng




Trên địa bàn Hà Nội, tình trạng vướng mặt bằng diễn ra nghiêm trọng hơn. Báo cáo của VEC cho thấy, hiện Hà Nội mới bàn giao được 51,36 ha trên tổng số 55,6ha, đạt 92,37%, còn 4,24ha chưa được bàn giao. Mặc dù vậy, chiều dài thực tế bị ảnh hưởng không thi công được còn lớn hơn, các nhà thầu chỉ thi công được trên phần mặt bằng khoảng 66%. Nguyên nhân do trong những đoạn đã bàn giao vẫn còn nhiều hộ thắc mắc về giá cả, chưa nhận tiền đền bù hoặc một số mồ mả chưa chuyển hết, công trình công cộng đang khảo sát.




Tại Vĩnh Phúc, dù mặt bằng đã bàn giao được 91% nhưng các nhà thầu chỉ có thể thi công được khoảng 60% trên những đoạn đã bàn giao. Lý do dẫn tới điều này chủ yếu do một số hộ dân chưa nhận tiền do chưa nhất trí phương án đền bù, người dân phải chờ tái định cư.




Tương tự như vậy là trên địa bàn Phú Thọ, dù hiện nay địa phương đã bàn giao được khoảng 84,64% nhưng thực tế triển khai thi công chỉ được khoảng 66,7%. Nhiều hộ dân còn đang thắc mắc và khiếu kiện về giá khiến cho các nhà thầu không thể tiến hành tập kết máy móc, thiết bị thi công.




Nguy cơ “lụt” tiến độ




Việc vướng mắc trong GPMB và tái định cư đã gây nhiều khó khăn và ảnh hưởng nhiều đến tiến độ của dự án đường cao tốc dài nhất Việt Nam này. Theo báo cáo của VEC, tính đến tháng 9/2011, giá trị sản lượng của dự án mới đạt hơn 1.894 tỷ đồng và giá trị giải ngân là hơn 2.473 tỷ đồng. Đây là con số thực sự thấp nếu so với số vốn đầu tư lên đến 19.984 nghìn tỷ đồng và thời gian thi công đã gần 2 năm rưỡi.




Hầu hết các gói thầu của dự án đều chậm so với kế hoạch ban đầu. Chẳng hạn gói A1, theo kế hoạch đến nay đã phải hoàn thành 70,5% nhưng nhà thầu mới hoàn thành được 31%, như vậy đã chậm 39,5%. Gói A2 chậm 22,3%. Tương tự như vậy là các gói A3, A4, A5, A6,… cũng đều chậm từ khoảng 12,5% đến 31,4%. Nếu tình trạng này tiếp tục tái diễn và công tác GPMB không có tiến triển trong thời gian tới thì nguy cơ dự án không về đích đúng kế hoạch là hoàn toàn hiện hữu.




Mới đây, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công của Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đồng thời quản lý chặt chẽ các nhà thầu theo điều kiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng công trình. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương liên quan tập trung chỉ đạo hoàn thành dứt điểm các tồn tại trong công tác đền bù, GPMB để chủ đầu tư và các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành dự án.




Trong chuyến công tác tại các địa phương Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai từ ngày 16 đến 18/9 vừa qua, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã kiểm tra tuyến đường, làm việc trực tiếp, đề nghị các địa phương đẩy nhanh công tác GPMB và yêu cầu VEC khẩn trương chỉ đạo thi công ngay những đoạn đã có mặt bằng để bảo đảm tiến độ dự án.

Đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai là dự án đặc biệt quan trọng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và Bộ GTVT phê duyệt quyết định đầu tư số 3415/QĐ-BGTVT ngày 5/11/2007.




Tổng chiều dài toàn tuyến là 264km. Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN 5729-1997, vận tốc thiết kế đoạn Hà Nội – Yên Bái tối thiểu 100km/h đoạn Yên Bái- Lào Cai tối thiểu 80km/h. Dự án chia làm 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 19.984 tỉ đồng.







Theo Giaothongvantai






************************


--Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai: Vướng giải phóng mặt bằng


03/06/2011






Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là dự án đặc biệt quan trọng, nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mekong.


Theo dự kiến, giai đoạn 1 của dự án có tổng đầu tư gần 20 nghìn tỷ đồng sẽ được hoàn thành vào năm 2013. Tuy nhiên, đến nay tiến độ thi công đang rất chậm do công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn.


Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là dự án đặc biệt quan trọng, nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mekong, khi hoàn thành sẽ góp phần tạo ra 2 hành lang và 1 vành đai kinh tế trọng điểm, bao gồm hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội; vành đai Duyên Hải vịnh Bắc Bộ.



Việc thi công cầu sông Hồng trên tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đang phải tạm dừng vì một số hộ dân tại xã Sai Nga huyện Cẩm Khê chưa bàn giao mặt bằng. Những hộ này đòi được đền bù đất theo cao hơn khung giá của Nghị định 69, vì theo họ, trên thực tế đã có một số hộ khác được đền bù theo khung giá mới của Nghị định này.



Ông Nghiêm Văn Khương, xã Sai Nga, Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết: “Nghị định 69 có hiệu lực từ 1/10, nhưng chúng tôi không được hưởng. Ruộng của chúng tôi 2 lúa chỉ được đền bù 29 nghìn/m2, trong khi đó có người được đền bù 34 nghìn/m2, có người là 80 nghìn/m2”.



Bà Trần Thị Thu Hường, Chủ tịch UBND xã Sai Nga, Cẩm Khê (Phú Thọ) thì cho rằng: “Có một số hộ dân nhận đền bù theo Nghị định 69, một số nhận theo quyết định cũ. Đó là người ta không nhận tiền đợt đầu tiên, sau đó người ta mới nhận tiền thì nhiều người lại hiểu rằng có 2 mức giá”.



Phương án đền bù thu hồi đất của dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã được phê duyệt từ năm 2008 và theo kế hoạch, cuối năm 2009 phải bàn giao mặt bằng. Theo Nghị định 69, việc hỗ trợ bồi thường bằng 1,5 lần giá đất cao hơn mức giá đã được phê duyệt theo nghị định cũ. Chính vì có sự khác nhau trong mức giá đền bù, nên riêng thị xã Phú Thọ hiện có hơn 5 điểm chưa giải phóng được mặt bằng.



Ông Đỗ Quang Tạo, Phó Chủ tịch thường trực HĐ bồi thường hỗ trợ và Tái định cư thị xã Phú Thọ: “Một số người dân vẫn cố tình không hiểu và làm chậm lại quá trình bồi thường để đòi quyền lợi. Nhưng Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng làm là phải theo qui định của Nhà nước, những gì nằm trong chế độ chính sách của Nhà nước thì chúng tôi mới tính toán đền bù cho dân được, còn nằm ngoài chính sách của Nhà nước thì chúng tôi không thể”.



Trong khi một số địa phương khác trên tuyến thực hiện đền bù cho dân dựa trên m2 đất và theo cấp nhà, thì tỉnh Phú Thọ lại kiểm đếm chi tiết để đền bù. Ví dụ, một căn nhà sẽ được bóc tách thành phần mái, phần tường, nền nhà, cửa đi, cửa sổ, thậm chí là đến các phào chỉ… nên việc tính toán mất nhiều thời gian. Chỉ một thiếu sót nhỏ, hoặc khi người dân cố tình cơi nới thêm vật kiến trúc thì việc kiểm đếm phải thực hiện lại.



Cũng theo ông Đỗ Quang Tạo, tổng tiền cái này rất nhỏ thôi so với cái người ta được nhận. Ví dụ chỉ 1 hay 2 trăm nghìn số với 3 dến 4 trăm triệu họ đã nhận, nhưng người dân đòi hỏi phải tính đủ. Nhưng do hàng năm tỉnh lại tính lại đơn giá, nhất là đơn giá cho kiến trúc thay đổi theo hàng năm, nên chúng tôi lại phải tính lại chế độ cho dân.



Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là dự án trọng điểm quốc gia, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á. Vì vậy, chậm tiến độ thi công đang gây ra lãng phí lớn, đồng thời, ảnh hưởng xấu tới việc xây dựng 2 tuyến hành lang và một tuyến vành đai kinh tế trọng điểm của đất nước.


Theo Nguyễn Trung

VTV





Tổng số lượt xem trang