Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Mũ chụp quá tai, hay bệnh mới "ỡm ờ giả mù giả điếc"

-Mũ chụp quá tai, hay bệnh mới "ỡm ờ giả mù giả điếc"

XUÂN DƯƠNG
20/04/15 07:41-(GDVN) - Việc nhiều người có trách nhiệm “ngạc nhiên” trước thông tin báo chí đăng tải phải chăng là một căn bệnh trầm kha mà dư luận gọi là “công chức cắp ô”.

Vụ lấp sông Đồng Nai, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) Nguyễn Thái Lai phát biểu: “Bộ TN-MT không nhận được văn bản báo cáo nào về dự án lấp sông xây khu đô thị Pegasus Residence ở Đồng Nai.

Chúng tôi mới biết thông tin qua kênh báo chí và thấy nhiều nhà khoa học đã khẳng định dự án này ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên nước ở lưu vực sông Đồng Nai.
Do vậy, Bộ đã chỉ đạo Sở TN-MT Đồng Nai cung cấp thông tin về dự án này. Đồng thời, cử đoàn công tác đến khảo sát thực địa, thu thập các tài liệu, số liệu để thẩm tra lại việc tính toán tác động môi trường (ĐTM), tác động dòng chảy do Viện Khoa học thủy lợi miền Nam thực hiện”. [1]
Vụ Cơ trưởng, tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại sân bay ở Hàn Quốc vì giấu 6 thỏi vàng dưới đế giày khi đi qua hệ thống máy dò kim loại của sân bay, Cục Hàng không Việt Nam ra thông báo: “Ngày hôm qua (14/4/2015), một số báo của Hàn Quốc đã đưa tin vụ việc hai nhân viên phi hành đoàn của một hãng hàng không Việt Nam (một cơ trưởng và một tiếp viên) đã bị Cục thuế quan của sân bay giao nộp cho cảnh sát Hàn Quốc vào ngày 13/04/2015”. [2]

Đầu năm 2011, 16 con nhím cấp cho dân nuôi chạy “nhầm” vào chuồng cán bộ xã, mấy năm sau báo chí mới “chịu” đưa ra công luận.
Trả lời về chuyện này, ông Huỳnh Tấn Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn Quảng Nam cho biết: “Đang tiến hành kiểm tra rà soát lại toàn bộ các chương trình đã triển khai để đánh giá kết quả. Nếu phát hiện sai phạm như vừa qua, chúng tôi sẽ tham mưu cho tỉnh kiên quyết xử lý”. [3]
Trước đó là mì tôm cho người khuyết tật, là đá xây dựng Trường Sa, tiếp theo là nhím, sau nhím là gà, sau gà là dê, bây giờ là lấp sông, là chuyển lậu vàng,…, sau vàng là cái gì thì chưa biết vì chưa thấy báo chí thông tin cho cơ quan có trách nhiệm.
Điểm qua các sự kiện để thấy, báo chí đã có “lỗi” rất lớn là không thông tin kịp thời để các cơ quan quản lý biết, đây là một “lỗi” nặng. Chẳng hạn, “vụ gà” để mấy năm mới chịu phát giác, mấy bác nông dân lạ gì vòng đời của loài gà nuôi chỉ chưa đầy một năm, khi thông tin đến với chính quyền thì hơn nghìn con gà đó đã “lên mâm” từ đời tám hoánh nào rồi.
Đối chiếu với nhiệm vụ, chức năng, vai trò của truyền thông trong việc thông tin tuyên truyền thì việc “ém” thông tin, chậm đưa tin cho các đơn vị chủ quản cần phải được nghiêm túc rút kinh nghiệm!
Nhưng vì sao lại quy lỗi cho báo chí? Tại báo chí không nhanh nhạy nên cơ quan quản lý mới không biết sớm, mới không đưa ra được quyết sách hợp tình hợp lý, mới khiến hàng nghìn khối đất đá bị đổ xuống sông, hàng trăm cây cổ thụ bị đánh trụi cả gốc, lại còn khiến dê, gà, nhím đi lạc vào nhà cán bộ, “lỗi” như thế là quá rõ rồi còn gì!
Có điều người dân rất là thắc mắc, cả núi đất đá đổ xuống lòng sông bây giờ xử lý ra sao? Lấy tiền thuế của dân để vét lên hay tiền túi của người làm sai bù vào? 
Dẫu sao đất đá cũng là vô tri vô giác, moi lên hay để đấy nhờ nước sông cuốn đi cũng chưa làm ai chết, cũng chưa cần vội.
Điều đáng nói là công dân Việt Nam bị bắt, bị giam tại nước ngoài, dù phạm tội thì vẫn là người Việt mình, sao bị bắt giam cả tháng mà “Theo báo cáo của Vietnam Airlines, nhà chức trách Hàn Quốc vẫn chưa có thông tin chính thức cho phía Việt Nam”.

Các quốc gia có quan hệ ngoại giao với nhau, việc giam giữ công dân nước này mà không hề thông báo cho nước kia là một sự vi phạm luật pháp quốc tế. 
“Nhà chức trách Hàn Quốc vẫn chưa có thông tin chính thức” cho ai, cho Vietnam Airlines hay cho Sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc?
Nếu quả thật phía Hàn Quốc không thông báo cho cả Sứ quán Việt Nam và Vietnam Airlines thì đây là hành động khó có thể được chấp nhận.
Thứ nhất, nếu các bị can bị cách ly khiến nhà chức trách Việt Nam không biết thì đây là hành động vi phạm nhân quyền vì nghi can có quyền mời luật sư bảo vệ quyền lợi ngay khi bị bắt.
Thứ hai, việc giam giữ công dân nước ngoài hơn một tháng mà không thông báo cho nước chủ quản đã vi phạm những chuẩn mực ngoại giao tối thiểu. 
Các cơ quan chức năng của Việt Nam cần phải có các kháng nghị kiên quyết nếu quả thật phía Hàn Quốc không thông báo việc bắt người.
Thứ ba, nếu phía Hàn Quốc đã có thông báo mà Cục Hàng không Việt Nam không biết thì cần xem lại cách thức làm việc của các cơ quan liên quan về phía Việt Nam, không thể đổ lỗi cho nước bạn “chưa có thông tin chính thức cho phía Việt Nam”. Điều này có thể dẫn tới những hệ lụy trong ngoại giao giữa hai nước.
Ngày 13/4/2015, trang điện tử của Biên phòng Ukraine cho biết, một công dân Việt Nam đã bị tạm giữ tại sân bay Borispol (Ukraine), do phát hiện người này mang theo một chiếc đồng hồ có tỉ lệ phóng xạ cao hơn mức cho phép trong hành lý.
Trong cuộc họp báo chiều 16/4/2015, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã xác nhận thông tin này và cho biết “Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Ukraine xác minh rõ vụ việc và giải quyết vấn đề". [4]
Dựa vào chuyện đã nêu ở Ukraine, có thể thấy chuyện cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Hàn Quốc không biết công dân Việt Nam bị bắt giữ là điều khó xảy ra, và nếu quả thật như vậy thì Vietnam Airlines hay Cục Hàng không đang cố tình thông tin sai sự thật?
Trong các trường hợp đã nêu, điểm chung là một số cơ quan chịu trách nhiệm xử lý, và đương nhiên là cả lãnh đạo các cơ quan này đều “mới biết” thông tin do báo chí đăng tải. 
Thử hỏi, nếu không có thông tin từ báo chí thì sự việc sẽ diễn biến như thế nào? Uy tín quốc gia và quyền lợi hợp pháp của công dân sẽ do ai, cơ quan nào chịu trách nhiệm?

Việc nhiều người có trách nhiệm “ngạc nhiên” trước thông tin báo chí đăng tải phải chăng là một căn bệnh trầm kha mà dư luận gọi là “công chức cắp ô”, hay còn có cái gì đó kiểu như “lợi ích nhóm” khiến người ta phải cố tình vờ như không biết?
Cùng đọc mục cuối cùng trong thông báo của Cục Hàng không Việt nam: “

 3. Công tác tổ chức, triển khai xử lý của các cơ quan chức năng: Theo báo cáo của Vietnam Airlines, nhà chức trách Hàn Quốc vẫn chưa có thông tin chính thức cho phía Việt Nam. 
Hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam đang tiếp tục phối hợp với Vietnam Airlines theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến liên quan đến sự việc nêu trên và sẽ tiếp tục thông báo tới các cơ quan thông tin, báo chí trong các thông cáo báo chí tiếp theo”.
Không hề có một lời nào về việc vì sao 6 kg vàng lọt qua được kiểm tra tại sân bay trong nước, Cục Hàng không chỉ phối hợp với doanh nghiệp “theo dõi chặt chẽ tình hình” chứ không có động thái gì khác? 
Biếm họa phê phán thói ỡm ờ, mũ ni che tai vờ như không thấy của một bộ phận quan chức, việc giả vờ này giúp họ né tránh trách nhiệm. Tranh biếm họa của Họa sĩ  Hoàng Dzự
Có lẽ theo Cục này vận chuyển trái phép 6 kg vàng ra khỏi biên giới quốc gia chưa đáng đến mức phải mở chuyên án điều tra, chưa đến mức phải đề nghị bên Công an vào cuộc điều tra, khởi tố bị can? 
Hay là họ đang vận dụng binh pháp “việc lớn biến thành nhỏ, việc nhỏ thành ra không” để bao che cho doanh nghiệp “người nhà”?
Thông tin báo chí đề cập luôn có tác dụng trong cuộc chiến chống tham nhũng, nói cách khác thiếu tiếng nói của truyền thông, cuộc chiến chống giặc nội xâm này không thể thành công.
Mặt khác, dù muộn cũng cần phải đặt câu hỏi “tại sao nhiều cơ quan chỉ biết thông tin qua báo chí mà không có nguồn cung cấp thông tin chính thống nào khác”? 
Những người ngồi chờ báo chí để rồi “ngạc nhiên,…, mới biết…” có phải là đang ngồi nhầm ghế? Nếu họ không ngồi nhầm ghế thì có nên đánh giá xem những căn phòng lạnh đặt vô số ghế ấy có thực sự cần thiết với đời sống người dân?
Gần đây nhiều vị lãnh đạo, cả đương chức lẫn nghỉ hưu hay nhắc đến câu “hãy nói ít thôi, làm nhiều lên”. 
Báo Tổ Quốc ngày 11/12/3013 đã phải viết: “Chưa bao giờ những lời hứa hẹn, tuyên bố, nhận trách nhiệm nhiều như giai đoạn này. 
Những lời tuyên bố tràn ngập trên mặt báo, trong các cuộc họp từ cấp Bộ trưởng các ngành, tới từng địa phương…Trong khi đó, những câu chuyện về nạn tham nhũng thì sau nhiều năm tấn công, dù các cơ quan đã chỉ ra "có một bộ phận không nhỏ" nhưng vẫn không tìm được nhiều bộ - phận - không - nhỏ”. [5]
Có lẽ cũng nên có ý kiến khác một chút so với Báo Tổ quốc, ấy là nếu mà những “hứa hẹn, tuyên bố” của người ta mà góp phần chỉ ra sự thật, chỉ mặt vạch tên được tham nhũng thì xin cứ mạnh dạn nói. Nói càng hiều càng tốt chứ đừng “nói ít quá” như Cục hàng không nước nhà. 
Cũng xin nói thêm là người dân không phải là “không tìm được nhiều bộ phận không nhỏ”, chẳng qua tìm thấy rồi lại chẳng biết làm gì nên “hơi chán”, không tin xin cứ đọc lại bài này sẽ rõ.
Tài liệu tham khảo:
[4] http://vov.vn/chinh-tri/viet-nam-dang-xac-minh-vu-cong-dan-viet-nam-bi-tam-giu-o-ukraine-395385.vov  





(GDVN) - Trong tình hình kinh tế khó khăn, nợ công cao, nợ xấu lớn, nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, thì kết quả bỏ phiếu cho thấy đại biểu Quốc hội thật dễ tính.


(GDVN) - Đất nước chỉ có một Thủ tướng nhưng có 63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, 22 cơ quan cấp bộ, liệu rồi đây còn bao nhiêu vụ việc sẽ lại đến tay Thủ tướng?
(GDVN) - Theo ông Trần Hoài Phương – Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc, việc kiểm tra người đi qua cổng từ là trách nhiệm của lực lượng an ninh hàng không.
(GDVN) - “Thói công quyền” không phải là thói xấu của người Việt, nó thuộc về “một bộ phận không nhỏ” có thể vạch mặt, chỉ tên, nhưng quan trọng là ai làm?
Phi công, tiếp viên hàng không buôn lậu: "Tham bát bỏ mâm"
-6kg vàng chuyển trái phép ra khỏi sân bay Nội Bài: Ai chịu trách nhiệm?
-Mang 6kg vàng lậu, cơ trưởng, tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt ở Hàn Quốc

***********

-Nếu sếp đối xử như thế này thì nghỉ việc luôn đi, đừng tốn 1 giây nào suy nghĩ cả
Bạn đang làm việc rất có hiệu quả. Sếp rất hài lòng và muốn tăng hiệu quả công việc lên nữa. Thế là một ban bệ hoành tráng được thành lập để giám sát… Trái với mong đợi của sếp, chi phí kinh doanh ngày càng tăng còn hiệu quả ngày càng tuột dốc. Sau khi xem xét lại mọi việc thì ai sẽ là người ra đi đầu tiên. Cùng xem câu chuyện sau nhé…Mỗi ngày, kiến đi làm việc rất sớm và bắt tay vào việc ngay. Kiến làm việc rất giỏi và rất vui vẻ


Ông chủ của chú, là con sư tử, rất ngạc nhiên khi thấy chú kiến làm việc mà không cần sự giám sát. Sư Tử nghĩ nếu được giám sát thì chắc chắn kiến sẽ làm việc có hiệu quả hơn.
Thế là Sư tử thuê con gián về làm gián sát và hoạch định - dự án
Sau khi được thuê, quyết định đầu tiên của con gián là gắn 1 cái đồng hồ treo tường để theo dõi việc đi làm đúng giờ. Con gián cũng cần 1 thư ký-trợ lý để thay nó viết ghi chú hay làm báo cáo, và thế là… nó thuê 1 con nhện, chỉ để quản lý báo cáo và nhận các cuộc gọi.
Con sư tử rất hài lòng về những báo cáo của con gián, và yêu cần con gián làm thêm những biểu đồ theo dõi sản lượng và phân tích xu hướng thị trường, để nó có thể trình bày tại cuộc họp Ban quản trị.
Thế là con gián mua 1 cái máy vi tính mới, cùng với 1 máy in lazer, và…… nó thuê 1 con ruồi để làm quản lý bộ phận IT phần mềm
Nhắc tới con kiến, lúc trước làm việc rất chăm và thoải mái, giờ rất là bực mình vì những công việc giấy tờ và những cuộc họp vô bổ làm mất hết thời gian của nó!…
Ông chủ sư tử đi đến kết luận là cần phải cử một người làm quản lý nguyên cả bộ phận mà con kiến đang làm việc.
Chức vụ ông chủ nhỏ này được giao cho 1 con ve sầu, và quyết định đầu tiên của con ve là mua ngay 1 cái thảm đẹp và một cái ghế thật êm cho phòng làm việc của nó.
Và “ông chủ ve sầu” này cũng cần thêm 1 máy vi tính và một thư ký riêng, đó là thư ký cũ của nó, người đã giúp cho nó chuẩn bị Kế Hoạch Tối Ưu Hoá Chiến Lược Kiểm Soát Công việc và Ngân quỹ…
Văn phòng con kiến làm việc trở thành một nơi buồn bã, chẳng còn ai cười đùa và mọi người trở nên lo lắng khó chịu…Thế là con ve sầu thuyết phục ông chủ lớn, là con sư tử, về sự cần thiết phải làm một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về môi trường làm việc tại đây.
Sau khi xem lại các báo cáo tài chính trong văn phòng nơi con kiến làm, con sư tử phát hiện ra năng suất đã thấp hơn trước đây rất nhiều.
Thế là sư tử thuê 1 con cú, đó là 1 cố vấn nổi tiếng và có uy tín, để tiến hành điều tra và đưa ra các giải pháp cần thiết.
Con cú bỏ ra 3 tháng để nghiên cứu về văn phòng và viết một báo cáo khổng lồ, lên đến vài quyển, và đi đến kết luận: “Văn phòng này có quá nhiều nhân viên…”Đoán xem ông chủ sư tử sa thải ai đầu tiên?…
Đương nhiên là con kiến rồi, vì nó làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm và không hiệu quả!…Thế đấy!…
-

-Tham nhũng, hối lộ tràn lan từ công sở đến bệnh viện, trường học

Đó là kết quả cuộc khảo sát chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam - PAPI 2014 do UB Mặt trận Tổ quốc VN, Trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) thực hiện vừa được công bố.
Qua khảo sát, tỷ lệ người dân cho rằng tham nhũng và hối lộ tồn tại ở cấp chính quyền địa phương trong một số dịch vụ hành chính công và dịch vụ công căn bản tăng lên. Sự tồn tại dai dẳng của chủ nghĩa vị thân. Hiện tượng phải đưa “lót tay” để xin được việc trong cơ quan nhà nước dường như nổi cộm nhất, bởi có tới gần 50% số người được hỏi cho rằng có hiện tượng đó ở địa phương nơi họ sinh sống.


Khảo sát PAPI năm 2014 tiếp tục đo lường trải nghiệm của người dân với các hành vi vòi vĩnh của cán bộ, công chức khi đi làm các dịch vụ công như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ giáo dục tiểu học công lập…

Kết quả khảo sát cho thấy khoảng 24% số người đi làm “sổ đỏ” đã phải chi trả thêm ngoài quy định để nhận được kết quả trong năm 2014. Để được phục vụ tốt hơn ở bệnh viện công lập tuyến huyện, khoảng 12% người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân đã phải chi tiền bồi dưỡng thêm cho cán bộ y tế. Và để con em nhận được sự quan tâm ở trường tiểu học, có tới 30% số phụ huynh phải “bồi dưỡng thêm” cho giáo viên.

Tất cả những con số này cho thấy hiện tượng tham nhũng vặt có xu hướng tăng so với trong năm 2012 (năm 2012, theo tỉ lệ tương ứng, chỉ có 17% số người xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 10% số người sử dụng dịch vụ bệnh viện công tuyến huyện và 12% số người có con em học tiểu học).

“Những nỗ lực kiểm soát tham nhũng ở cấp tỉnh đến nay chưa đem lại nhiều kết quả như mong đợi. So sánh với kết quả phân tích của năm bản lề 2011, mức độ cải thiện hiệu quả tham nhũng ở cấp tỉnh có dấu hiệu chậm lại sau bốn năm”- nhóm chuyên gia nhận định.

Tương tự với những quan sát từ ba khảo sát toàn quốc giai đoạn 2011-2013, chính quyền các tỉnh, thành phố miền Trung và miền Nam được người dân đánh giá cao hơn so với các tỉnh phía Bắc qua bốn năm. Riêng năm 2014, có tới 12 tỉnh, thành phố trong nhóm đạt điểm cao nhất là các địa phương miền Trung và phía Nam. Trong năm thành phố trực thuộc trung ương, TP. HCM được đánh giá cao hơn so với Hà Nội trong kiểm soát tham nhũng; Cần Thơ và Đà Nẵng đạt điểm cao hơn nhiều so với Hải Phòng.

Khảo sát cũng cho thấy, quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền cấp tỉnh năm 2014 hầu như không thay đổi so với các năm trước. Trên phạm vi toàn quốc, chỉ có khoảng 40% số người được hỏi cho biết chính quyền địa phương nghiêm túc xử lý các vụ việc việc tham nhũng xảy ra tại địa phương. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (3%) số người đã từng bị cán bộ, công chức vòi vĩnh đưa hối lộ dám tố cáo các hành vi đó.

Từ phía người dân, mức độ chịu đựng tham nhũng cao dẫn tới việc quyết định không tố cáo các hành vi tham nhũng. Điều này được giải thích do tố cáo cũng không mang lại lợi ích gì, thủ tục tố cáo quá rườm rà, hoặc họ sợ bị trù dập, hoặc không biết tố cáo thế nào.
Nhật Trường
-
-49% người dân cho rằng phải hối lộ khi xin việc vào khu vực côngĐài Tiếng Nói Việt Nam
Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (gọi tắt theo tên tiếng Anh là PAPI) đã được công bố sáng nay (14/4) tại Hà Nội. Theo đó, đối với Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, mức độ hài lòng chung của người dân đứng ổn định trong nhóm đầu bảng.

Các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng và Cần Thơ đều đứng ở nửa dưới của bảng và cũng thuộc vào những địa phương bị sụt điểm khá nhiều.


Chỉ số PAPI do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) thực hiện.

Năm 2014, báo cáo PAPI được tổng hợp ý kiến từ 13.500 người dân ngẫu nhiên trên toàn quốc đối với 6 nội dung chính là: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công. So với năm ngoái 2013, sự suy giảm rõ rệt hơn, xảy ra trong 5 lĩnh vực, trừ lĩnh vực cung ứng dịch vụ công.

Một số lo ngại được PAPI đưa ra từ cách đây 4 năm dường như vẫn chưa được giải quyết. Trong đó, đối với một nửa số dân được hỏi đều bày tỏ lo lắng nhất hiện nay là chất lượng môi trường. Với một phần tư số người được hỏi thì tham nhũng là vấn đề nóng bỏng nhất trong xã hội. An toàn vệ sinh thực phẩm, tệ nạn ma tuý và tai nạn giao thông cũng là những vấn đề được người dân quan tâm và bày tỏ lo ngại.

So với mấy năm trước, tình hình tham nhũng vặt có chiều tăng nhẹ. 49% người dân cho rằng phải hối lộ khi xin việc vào khu vực công, 43% phải đưa phong bì để được chú ý hơn khi khám chữa bệnh, 33% cần “bôi trơn” khi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 30% phải đưa phong bì cho giáo viên để con em được quan tâm hơn.

Đặc biệt, đại đa số người dân ở Hà Giang, Điện Biên, Khánh Hoà, Sóc Trăng cho rằng, có người thân quen là rất quan trọng nếu muốn được vào làm trong bộ máy chính quyền địa phương, ví dụ như những vị trí công an xã, cán bộ địa chính, hay giáo viên tiểu học. Đây là những minh chứng về mức độ phổ biến của hiện tượng “chạy chức chạy quyền” ở cấp chính quyền thấp nhất. Hệ luỵ của nó là bộ máy hành chính gạt ra ngoài những ứng viên có khả năng nhưng không quen biết, dẫn tới một đội ngũ công chức kém năng lực ở diện rộng.

Một điểm đáng chú ý nữa là sự bất bình đẳng giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội. Ở cùng một địa phương, người nghèo, người có học vấn thấp hơn và người thiểu số có xu hướng đánh giá chất lượng của dịch vụ công và các khía cạnh khác của quản trị thấp hơn. Điều này thể hiện có phân biệt đối xử qua học vấn hay thu nhập từ bộ máy công quyền.

So với năm ngoái, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Vĩnh Long, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn giữ được vị trí trong nhóm đứng đầu. Đặc biệt Vĩnh Long và Quảng Trị đã có những tiến bộ đáng kể về điểm số. Ở phân khúc giữa, Quảng Ngãi và Bình Dương cũng được ghi nhận những cải thiện tốt. Ninh Bình, Cà Mau và Hà Nam là những tỉnh thuộc nhóm yếu nhất trong năm 2013, nhưng đã có những tiến bộ đáng kể trong năm 2014.

Ngược lại, Cần Thơ, Hà Giang, Khánh Hoà, Cao Bằng, Điện Biên là những địa phương có mức độ hài lòng chung của người dân suy giảm nhiều hơn so với 2013. Trong số những thành phố trung ương, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh đứng ổn định ở nhóm đầu bảng. Hà Nội, Hải Phòng và Cần Thơ đều đứng ở nửa dưới của bảng và cũng thuộc vào những địa phương bị sụt điểm khá nhiều.

Tiến sĩ Phạm Thị Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng: Mặc dù chỉ số được triển khai những năm gần đây, nhưng đã có giá trị, ý nghĩa và hiệu quả thực tiễn, từ đó, giúp chính quyền địa phương theo dõi hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành dịch vụ công, tìm kiếm những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại ở mỗi địa phương.

Tiến sĩ Phạm Thị Hồng nói: “Đã có hơn 30 tỉnh, thành phố trên cả nước quan tâm phân tích, chỉ đạo các Sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch hành động nhằm cải thiện chỉ số PAPI. Đây cũng là lĩnh vực mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang phối hợp với Chính phủ tổ chức tích cực và toàn diện. Như việc thực hiện quy chế giám sát của mặt trận và các đoàn thể xã hội, đặc biệt là quy định Điều 9 của Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi) về chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam”.

Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) cho rằng, chính quyền địa phương cần tạo điệu kiện để tiếng nói và nguyện vọng của người dân được lắng nghe, đồng thời tạo cơ chế để người dân chủ động tham gia vào đời sống chính trị ở cơ sở.Báo cáo cũng khuyến nghị tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngăn ngừa tham nhũng nhằm cải thiện mức độ hài lòng của người dân về các chỉ số trong thời gian tới./. ...
50% người cho rằng có “lót tay” khi xin vào công chứcBáo Điện tử Dân Việt
Thủ đô Hà Nội tụt hạng về chất lượng dịch vụ hành chính côngThanh Tra
30% phụ huynh tiểu học thừa nhận 'lót tay' cho giáo viênChất Lượng Việt Nam VietQ


Người Đưa Tin-



"Chạy chức, chạy quyền" vì " tiền " nên tham nhũng ?


(Tamnhin.net)- Qua công bố chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2011.Một kết quả nghiên cứu của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Ta thấy tham nhũng đều có địa điển ở chữ "công quyền" và xuất phát điểm với từ "chạy chức, chạy quyền"?



Với bản công bố này nhận thấy "có một thực trạng đáng buồn và báo động là mỗi người dân nhìn thấy nạn tham nhũng nó đi vào từng khe, kẽ nhỏ nhất của cuộc sống và người dân buộc chấp nhận như một thứ bệnh dịch và họ trở nên mẫn cảm với hiện tượng này?

Qua tỷ lệ khảo sát và thu thập ý kiến người dân tại các tỉnh thành cho thấy, nạn tham nhũng đã và đang trở thành phổ biến ở tất cả các địa phương. Rõ ràng đây là vấn đề xã hội. 

Đảo mắt nhìn quanh ta có thể liệt kê vô số hành vi tham nhũng, từ việc bôi trơn trong mọi quan hệ công việc, khám bệnh, thủ tục hành chính, giấy tờ, học hành của con trẻ đều có  phong bì lót tay để mua chỗ mua bằng cấp, học vị, học hàm, danh hiệu, phiếu bầu; chạy chức, chạy quyền và nhiều kiểu “chạy” khác để có dự án, có kinh phí, chỗ làm, hạ tuổi, được giữ ghế, chạy án .... chạy tội và cả chuyện chạy được mang danh hộ nghèo  “chạy nghèo”!...Tất cả là cuộc thi "chạy" để nạn tham nhũng cứ hoành hành.

Có lẽ nó phát triển rất thiên nhiên theo quy luật thị trường có cầu thì ắt có cung và ngược lại vì trong cuộc  sống ai mà không có nhu  cầu gì ? vì vậy để đạt được nhu cầu ấy người ta đều phải bôi trơn cả. Bôi trơn, phong bì lót tay đã trở thành thói quen, tập quán mọi việc cần có thứ  "bôi trơn" vì nếu không bôi trơn sẽ trở thành “kém cỏi ” hoặc là sẽ ít nhiều gặp khó khăn vì thế họ cứ cam chịu mọi chi phí bôi trơn vô điều kiện! Do đâu? Vì sao để dẫn đến tình trạng này có thể nói là do cơ chế và chính sách hay không? Chúng ta không hoàn toàn khẳng định là không phải?

Nhưng cũng không thể phủ nhận điều này vì hiện nay với cơ chế, chính sách quản lý nhà nước như thế này là ta không đạt được mục tiêu để phát triển kinh tế xã hội văn minh hiện đại mà điều cần thiết nhất của một chế độ xã hội ổn định và phát triển là phải có một  tổ chức, bộ máy công quyền vững mạnh, trong sạch, như Bác nói phải (chí công vô tư)  do vậy để đẩy lùi nạn tham nhũng trước hết hãy làm tốt khâu “tổ chức cán bộ từ Trung Ương đến địa phương (từ cán bộ cấp cao đến cấp cơ sở)  phải tuyển chọn theo đúng tiêu chuẩn tiêu chí về phẩm chất đạo đức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn và chuyên nghiệp do vây trước tiên cần nghiêm trị tệ “đút lót để mua chức”. Chạy chức, chạy quyền? vì nạn tham nhũng có từ hai chữ “quyền và tiền “ nếu có tiền để mua được quyền thì ắt có quyền sẽ kiếm được tiền ...? Còn ngược lại thì sẽ không có gì ?

Vì tính chất tinh vi của vấn nạn tham nhũng ,hiện nay nó đã nan tỏa sang cả khái niệm kinh doanh thuần túy như “kinh doanh bây giờ không phải là có tiền và có năng lực, kinh nghiệm mà có thành công mà phải có “quan hệ“ hay nói cách khác là phải có“quyền” gián tiếp hay trực tiếp đều có thành công thế là người làm kinh tế bây giờ  họ không lo làm thực ,nghiêm túc và kinh doanh theo cơ chế cạnh tranh  lành mạnh mà họ cứ sử dụng biện pháp hiệu quả là trò “chạy“ ví như chạy dự án, chạy thầu, chạy nguồn vốn,.... Hơn thế nữa nếu khi làm hư hại ảnh hưởng đến xã hội và nền kinh tế thì họ lại chạy án .... có lẽ là xuất phát điểm đều bắt đầu từ hai chữ: chạy quyền” ... rồi đến “kiếm tiền“...chạy tiền, chạy án ... thế là nạn tham nhũng bủa vây thành chu trình khép kín từ A- Z chỗ nào cũng chạy nơi nào cũng chạy và nơi nào. vị trí nào cũng tham rồi vị trí nào cũng sai lầm và khuyết điểm nhẹ thì khiển trách nặng thì tù tội .... như vậy xã hội làm gì còn kỷ cương.

Có thể nghĩ rằng thực tại nếu có kẻ “chạy” được một vị trí cao, thì chắc chắn ở bên dưới sẽ hình thành ngay những đường dây “noi gương” và lây lan rất nhanh như một thứ bệnh dịch. Và kẻ mua chức nhỏ đút lót cho kẻ mua chức to, kẻ trước kia đi đút lót nay trở thành người ban phát khi có quyền .và một cơ chế kín được hình thành một cách rất tự nhiên. Đấy là một sự ràng buộc ngầm theo hệ thống dọc và ngang rất vững chắc, hiệu quả, rất khó phát hiện, mà nếu có phát hiện cũng không dễ gì xử lý được. Tệ nạn “đút lót để mua chức” sẽ làm băng hoại bộ máy công quyền và làm phát sinh nhiều tệ nạn đút lót  khác.

Vì điều đầu tiên gây nên bệnh mua chức là do chính nền hành chính với nhiều cơ chế thiếu minh bạch, chồng chéo chức năng thẩm quyền,trách nhiệm tập thể và lợi ích cá nhân không rõ ràng, công chức thiếu phẩmchất... là một trong nhiều nguyên nhân, nếu không nói là chủ yếu, đưa đến nạn nhũng nhiễu, “làm khó để ló ra tiền”.

Mặc dù ta cho ra đời luật  Phòng chống tham nhũng nêu rõ  điều 28 là “công khai minh bạch trong hoạt động giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân”. Khi tham nhũng đã lây lan thành tham nhũng ở mọi khâu, trên diện rộng, Khi ấy người lương thiện mới đều đồng lòng chống. Mà sẽ chống ai? Ai chống khi môi trường gây tham nhũng lại là điều hành chống tham nhũng (vì vậy ta chống ta ) thì làm sao chống được “vì vô hình chung cơ chế chính sách đã tạo dựng cho chính chúng ta phải chiến đấu với một loại kẻ thù lớn nhất của chúng ta như lời Phật dạy “kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình“ nếu ta thắng được chính ta thì mới thắng tất cả như vậy luật  “Phòng và chống tham nhũng của chúng ta “ đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng củac ơ chế chính sách và tổ chức hành chính là giao cho ta chống lại ta khó quá làm sao làm được vì hệ thống tổ chức cán bộ có phải một cái ta đâu ? Nhưng nếu lựa chọn cái chống đầu tiên là chống chạy chức, chạy quyền thì có thể giảm nhiều gánh nặng cho các loại chống tiếp theo?  Tuy nhiên làm thế nào để “không thể” tham nhũng lại là một bài toán khó.

Xuất phát từ vấn đề “quyền và tiền“ do vậy  địa chỉ của tham nhũng, không đâu khác là ở các cơ quan công quyền, ở các quan chức từ lớn đến nhỏ, bất kể ai nếu không ngay ngắn đều có thể trở thành kẻ tham nhũng. Một anh bảo vệ cơ quan, cấp bậc thấp nhất trong thang bậc hành chính, cũng có thể làm khó để vòi vĩnh những ai có nhu cầu vào cửa công quyền. Một nhân viên tiếp nhận hồ sơ bắt người đi làm giấy tờ phải đi lại nhiều lần, bổ sung hết giấy này đến giấy khác và không hẹn bao giờ xong việc, cố tình để dân chờ đợi dài cổ cho đến khi... chìa ra phong bì. Người trực tiếp giải quyết công việc có thể cò kè ngã giá xin-cho ngay tại bàn làm việc hay qua trung gian “cò”...

Tiếp theo là  phải có luật lệ thủ tục hành chính, minh bạch, rõ ràng; phải tạo cho được sự cạnh tranh lành mạnh trong xã hội. Và đặc biệt là cần xóa bỏ độc quyền ở một số ngành. Điều quan trọng nữa là phải triệt để xóa bỏ bao cấp. Còn quá nhiều ngành được bao cấp hoặc mang tiếng là xóa bao cấp nhưng chỉ xóa... nửa vời. Chính cái nửa vời mập mờ này đã tạo ra kẽ hở cho các “cò” lợi dụng. Do đó cần chuyển quan niệm về chính quyền từ cai trị sang phục vụ.
Thứ tiếp theo là cần nâng cao đạo đức công chức. Đây không phải là giải pháp mà là lương tâm trách nhiệm của mỗi cán bộ công chức. Khôngnên đổ lỗi cho cơ chế tiền lương mà quên đi trách nhiệm của mình.

Điều cần thiết không thể thiếu đó là quản lý xã hội phải bằng luật pháp mà phải  có một hệ thống pháp luật nghiêm minh, chế tài cương quyết, mạnh mẽ để công chức không thể, không muốn và không dám tham nhũng.Trên thực tế có luật nhưng là chưa nghiêm, thiếu nhưng thái độ cương quyết. Thậm chí còn nhiều kẻ hở để thanh trừng nhau, với thái độ cương quyết làm trong sạch nội bộ, bịt “cửa đút lót để mua chức” dù ở bất kỳ cấp nào, tổ chức nào giờ đây là thước đo phẩm chất cách mạng và lòng trung thành với chế độ. Có lẽ chỉ cần như vậy là đủ. Vì nếu khi người ta có quyền bằng chính năng lực, đạo đức và lương tâm cũng như tin nhiệm của dân thì chắc chắn sẽ  làm việc hết lòng vì dân và cũng được hưởng cái quyền là người dân tin yêu và trông đợi! Khi xã hội còn có thể mua được "chức, quyền" bằng tiền thì sẽ còn nạn tham nhũng tràn nan! và còn phải để ngỏ câu "chống tham nhũng" là chống ai?, ai chống?... dài dài .... 
Mai Phương 

Tổng số lượt xem trang