Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

KÊU GỌI THAM GIA TUYỆT THỰC ĐỢT 2 (cùng Trần Huỳnh Duy Thức)

-KÊU GỌI THAM GIA TUYỆT THỰC ĐỢT 2 - ngày 27/5/2016

Thay mặt Hội CTNLT, chúng tôi chân thành cảm ơn đồng bào trong và ngoài nước đã chia sẻ quyết định tuyệt thực cho đến chết của anh Trần Huỳnh Duy Thức bằng việc thực hiện cuộc tuyệt thực 24 giờ ngày 24/5 vừa qua.

Chuyến viếng thăm chính thức VN của Obama đã kết thúc trong bối cảnh đánh đập, ngăn chặn, bắt bớ người hoạt động nhân quyền nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Hoa Kỳ tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho VN mà không hề xem xét đặt vấn đề vi phạm nhân quyền, đặc biệt là công an an ninh dùng bạo lực tấn công những người bảo vệ nhân quyền.

Cuộc vận động khó khăn của chị Vũ Minh Khánh ở hải ngoại vẫn chưa thấy niềm hy vọng tự do cho chồng chị là Ls Nguyễn Văn Đài. Trong khi khoảng thời gian 4-5 tuần nữa, sức khỏe của Trần Huỳnh Duy Thức qua cuộc tuyệt thực sẽ bước đến lằn ranh sống chết.

Trong tình hình khó khăn khôn lường, con đường vận động cho nhân quyền và đấu tranh cho tự do dân chủ còn phải hy sinh nhiều hơn nữa, chúng tôi kêu gọi đồng bào hãy đồng lòng cùng gióng lên tiếng nói lương tâm, lên tiếng bảo vệ chính nghĩa.

Cuộc tuyệt thực 24 giờ đơt 2, bắt đầu vào ngày 27/5/2016, đánh dấu anh Thức đã ba ngày không ăn trong lao tù, vì nỗi trăn trở nước nhà, vì quyền con người và hạnh phúc của tất cả chúng ta.

Hãy tham gia tuyệt thực 24 giờ, một người hay cùng với nhiều người, nơi công cộng hay tại tư gia.

Chúng ta sẽ tổ chức đợt 3, đợt 4,… cho đến khi có tin cuối cùng của TNLT Trần Huỳnh Duy Thức.

Hãy dùng truyền thông phổ biến tuyệt thực, để thế giới thấy rõ hơn nữa nhân quyền tại VN đang bị chà đạp trắng trợn.
Ngày 26/5/2016
Đồng chủ tịch Hội CTNLT
Bs. Nguyễn Đan Quế & Lm. Phan Văn Lợi.



Hội CTNLT: Lời Kêu Gọi
Tuyệt thực cùng Trần Huỳnh Duy Thức
Ngày 24/5 anh Thức bắt đầu tuyệt thực cho đến chết nhằm yêu cầu chính quyền VN phải tôn trọng nhân quyền và thực hiện trưng cầu dân ý về thể chế chính trị nước nhà.
Hội CTNLT kêu gọi đồng bào đồng hành tuyệt thực cùng anh Trần Huỳnh Duy Thức.
Kế hoạch tuyệt thực được phân ra làm nhiều đợt. Mỗi đợt tuyệt thực kéo dài 24 tiếng và cách nhau 3 ngày. Chúng ta sẽ tổ chức tuyệt thực cho đến khi có tin cuối cùng từ anh Thức.
Tuyệt thực đợt 1:
Ngày tuyệt thực: ngày 24/5/2016
Thời gian tuyệt thực: 24 tiếng.
Địa điểm: tại cư gia, nơi công cộng, chùa, nhà thờ hay bất kỳ nơi nào mà tuyệt thực viên có thể.
Hình thức tuyệt thực: tọa tĩnh, hay nằm tuyệt thực; một người hay cùng với nhiều người. Người tuyệt thực chỉ uống nước.
Khẩu hiệu: Free Tran Huynh Duy Thuc; Tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức; Tuyệt thực cùng Trần Huỳnh Duy Thức; Trả tự do cho TNLT; Free all Prisoners of Conscience.
*Dự kiến “Tuyệt thực đợt 2” vào ngày 27/5/2016.
Ban Điều Hành Hội CTNLT.


-TUYÊN BỐ CHUNG KÊU GỌI TRẢ TỰ CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM, TRẦN HUỲNH DUY THỨC
TUYÊN BỐ CHUNG KÊU GỌI TRẢ TỰ CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM
TRẦN HUỲNH DUY THỨC
Ngày 24 tháng 5 năm 2015
Ngày 24 tháng 5 năm 2009, ông Trần Huỳnh Duy Thức – một doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đồng thời là một blogger – đã bị bắt và khởi tố ban đầu với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam chỉ vì ông đã thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình một cách ôn hòa. Nhưng vào ngày 20 tháng 1 năm 2010, trong một phiên tòa diễn ra chỉ duy nhất một ngày, Trần Huỳnh Duy Thức và ba người cùng bị truy tố với ông trong vụ án, gồm các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long, bị đưa ra xét xử với tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật Hình sự. Ông Thức nhận án 16 năm tù kèm 5 năm quản chế, trong khi các ông Định, Trung và Long lần lượt nhận các mức án 5 năm, 7 năm và 5 năm tù kèm 3 năm quản chế.

Trái ngược với bản án tuyên tội hoạt động nhằm “lật đổ” chính quyền, các hoạt động bị đưa ra truy tố của ông Thức và những người bị kết án cùng ông thực chất chỉ là viết blog kêu gọi cải cách chính trị và tôn trọng quyền con người (một bài viết ví dụ của ông Thức:https://tranfami.wordpress.com/2012/02/05/hewing_quest_for_democracy_and_prosperity/). Các bị cáo đã không được đưa ra xét xử trong một phiên tòa công bằng, khi mà thân nhân của họ cũng như các ký giả nước ngoài không được phép vào phòng xử án. Hơn nữa, micro của các bị cáo thường xuyên ngưng hoạt động mỗi khi đến lượt trình bày của luật sư bào chữa cho ông Thức, hay khi ông Long có ý định công khai trước tòa việc ông cùng các bị cáo khác đã bị bức cung để khai nhận tội. Theo các nhân chứng có mặt tại phiên xét xử, các thẩm phán chỉ dành ra 15 phút nghị án trong khi lại mất đến 45 phút đọc bản án, qua đó cho thấy khả năng bản án đã được chuẩn bị trước thời điểm phiên tòa diễn ra.
Vào ngày 23 tháng 11 năm 2012, Nhóm làm việc về chống giam giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (gọi tắt là WGAD) đã kết luận việc cầm tù ông Thức cùng những người bị đồng tuyên án với ông đã vi phạm quyền tự do tư tưởng và biểu đạt vốn được đảm bảo tại Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (gọi tắt là ICCPR). Theo đó, WGAD yêu cầu nhà nước Việt Nam trả tự do, đồng thời bồi thường thiệt hại cho những người trên nhằm tuân thủ đúng các nghĩa vụ quốc tế của nước này. Tuy Việt Nam đã chấp nhận 31 khuyến nghị kêu gọi tôn trọng và bảo vệ tự do biểu đạt trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào năm 2014, cho đến nay nhà nước Việt Nam vẫn chưa giải quyết thỏa đáng trường hợp của ông Thức.
Hôm nay, ngày 24 tháng 5 năm 2015, đánh dấu 6 năm ngày ông Thức bị đẩy vào vòng lao lý. Hiện tại, ông Thức vẫn còn trong nhà tù cho dù ba người bạn còn lại của ông đã được trả tự do. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi nhà nước Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế lẫn trong nước của mình bằng cách trả tự do ngay lập tức cho ông Thức. Chỉ khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành những bước đi cần thiết để hủy bỏ bản án, lúc đó công lý mới được trả lại cho ông. Cộng đồng quốc tế và các tổ chức nhân quyền sẽ theo dõi các diễn biến tiếp theo.
ĐỒNG KÝ TÊN:
  1. Amnesty International – Anh
  2. Civil Rights Defenders – Thụy Điển
  3. Freedom House – Hoa Kỳ
  4. International Commission of Jurists – Thụy Sỹ
  5. Bà Janet Nguyễn, Thượng nghị sỹ bang California, Quận 34 – Hoa Kỳ
  6. Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA) – Thái Lan
  7. Asian Human Rights Commission – Hong Kong
  8. Assistance Association for Political Prisoners – Miến Điện
  9. Burma Partnership – Miến Điện
  10. Centre for Human Rights Education – Miến Điện
  11. Citizens for Justice and Peace – Ấn Độ
  12. Impersial – Indonesia
  13. Justice and Peace Netherlands, The Hague – Hà Lan
  14. Network of Chinese Human Rights Defenders – Hong Kong
  15. OT Watch Mongolia – Mông Cổ
  16. Taiwan Association for Human Rights – Đài Loan
  17. Commission for the Disappeared and Victims of Violence (KontraS) – Indonesia
  18. Triangle Women’s Support Group – Miến Điện
  19. Văn Lang – Cộng hòa Czech
  20. Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment (VOICE) – Philippines
  21. Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo – Việt Nam
  22. Hội Ái hữu tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam – Việt Nam
  23. Bạch Đằng Giang Foundation – Việt Nam
  24. Hội Bầu Bí Tương Thân – Việt Nam
  25. Thanh niên Canada Vì Nhân Quyền cho Việt Nam – Việt Nam
  26. Diễn đàn Xã hội Dân sự – Việt Nam
  27. Hội thánh Tin lành Chuồng Bò – Việt Nam
  28. Giáo Hội Liên Hữu LuTheran Việt Nam và Hoa Kỳ – Việt Nam
  29. Hội Cựu Tù nhân Lương tâm – Việt Nam
  30. Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – Việt Nam
  31. No – U Miền Trung – Việt Nam
  32. REM Defenders – Việt Nam
  33. Con Đường Việt Nam – Việt Nam
  34. Mạng lưới Blogger Việt Nam – Việt Nam
  35. Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất – Việt Nam
  36. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền – Việt Nam
all-in-onejoinstatementlogoes

Phiên tòa ‘đi ngang về tắt’
Vụ xử Lê Công Ðịnh, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức

Hà Giang/Người Việt


WESTMINSTER - Tài liệu do Wikileaks công bố cho thấy bề nổi cũng như nguyên nhân sâu xa của những vụ xử các nhà dân chủ, diễn ra tại Việt Nam hồi đầu tháng 10, 2010.

“Phiên Tòa Trình Diễn” xử 4 nhà dân chủ tại Sài Gòn ngày 20 tháng 1, 2010. Từ phải qua trái: Luật sư Lê Công Ðịnh, Kỹ sư Lê Thăng Long, Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung và Kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức. (Hình: Vietnam News Agency via Reuters)
Tài liệu cho thấy, giới ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội và Sài Gòn nắm rõ, nếu không muốn nói là rất rõ, những chi tiết liên quan đến các vụ xử này.

Không biết vì sự “hiểu quá rõ” này, hay vì nội dung được xếp hạng là “mật” (confidential), mà một công điện gửi từ tòa lãnh sự Sài Gòn về Washington D.C. cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trong tháng 1 năm 2010, tường trình về phiên tòa xử 4 nhà dân chủ, có lối viết rất thẳng thừng, nhuốm phần mỉa mai, châm biếm.

“Phiên tòa trình diễn”

Sự mỉa mai của công điện bắt đầu ở ngay cái tựa, qua cách mà người viết bản tường trình đặt tên cho buổi xử án: “‘Phiên Tòa Trình Diễn’ Xử Những Nhà Dân Chủ Ðã Làm Nổi Bật Những Thách Thức Trong Việc Quảng Bá Nhân Quyền tại Việt Nam.”
Phần tóm lược của công điện viết: “Phiên tòa xét xử 4 nhà hoạt động dân chủ, trong đó có luật sư nổi tiếng, từng được học bổng Fulbright, Lê Công Ðịnh, nhà đấu tranh và blogger Nguyễn Tiến Trung, khai diễn và kết thúc cùng ngày, vào hôm 20 tháng 1, tại thành phố Hồ Chí Minh.”
“Cả 4 người bị kết tội ‘tìm cách lật đổ chính quyền,’ lãnh án từ 5 đến 16 năm tù, cộng thêm nhiều năm quản thúc. Trong khi phán quyết kéo dài chỉ sau 15 phút xét xử của tòa, điều chẳng ai ngạc nhiên, phiên-tòa-một-ngày này cho chúng ta một dẫn chứng rành rành về cách chính phủ và đảng CSVN biến việc bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa thành một tội hình sự.”
“Luật sư Lê Công Ðịnh thú nhận đã gia nhập một đảng không-cộng-sản (và do đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam, thì (ông) đã có hành vi chống chính quyền, nhưng ông thừa nhận đã không làm bất cứ điều gì sai trái).”
“Bản tuyên bố chỉ trích phiên xử một cách gay gắt, do vị tổng lãnh sự tham dự phiên tòa đưa ra, đã được truyền thông quốc tế phổ biến rộng rãi, nhưng không tờ báo Việt Nam nào đưa tin.”
Ngoài Luật sư Lê Công Ðịnh và Blogger Nguyễn Tiến Trung, phiên tòa còn xử 2 nhà dân chủ khác là ông Lê Thăng Long và Trần Huỳnh Duy Thức. Tất cả 4 người, theo bản tường trình, đều bị kết tội một cách chóng vánh, qua một phiên tòa vi phạm nhiều thủ tục tố tụng.
“Với tốc độ ‘nhanh như chớp’ và việc nhất định không xét đến nhiều cáo buộc hành hạ tù nhân, ngụy tạo bằng chứng, bắt phải nhận tội, phiên tòa cho thấy rõ Việt Nam còn lâu mới có được một ngành tư pháp chuyên nghiệp và độc lập.” Công điện viết.
Mô tả diễn tiến của phiên tòa, công điện dùng cụm từ “A Short Road to Guilty” (tạm dịch: Một Bản Án Ði Bằng Lối Tắt) và ghi rõ:
“Phần lớn thời giờ của phiên tòa kéo dài 10 tiếng đồng hồ này được dành cho việc đọc đi đọc lại, những 3 lần, gần như nguyên văn, một bản văn dài lê thê kết tội 4 bị cáo. Bản văn này, được đọc lần đầu tiên, lúc phiên tòa vừa khai mạc, như bản cáo trạng; lần thứ nhì được đọc như cáo buộc theo kết quả điều tra; và lần thứ ba được đọc như lời kết tội chính thức của tòa.”
“Sau thủ tục này, các thẩm phán bàn luận chỉ 15 phút trước khi kết án 4 bị cáo.”
Một đoạn của công điện nêu lên đặc điểm của bản cáo trạng, như sau:
“Trọng tâm của bản cáo trạng cáo buộc các bị can thành lập một nhóm có tên là ‘Nhóm nghiên cứu Chấn’ với mục đích ‘lật đổ chính quyền.’ Mặc dù thế, bản cáo trạng không hề cho biết nhóm đã thực hiện hoặc chuẩn bị cho bất cứ hành vi bạo động nào, hay khuyến khích người khác có những hành động như vậy. Thay vào đó, các công tố viên cáo buộc Trần Huỳnh Duy Thức, trong vai trò lãnh đạo của nhóm, đã tuyên bố rằng năm 2010 đánh dấu sự khởi đầu việc Chủ Nghĩa Cộng Sản bị sút giảm hỗ trợ của quần chúng, và đến năm 2020, đảng CSVN sẽ mất quyền kiểm soát đất nước vì càng ngày người ta càng đòi hỏi sự mở rộng nhân quyền và một chế độ dân chủ đa đảng.”

Khiếm khuyết nghiêm trọng

Nhận định rằng phiên tòa nói trên là biểu hiện của một “tiến trình (pháp lý) khiếm khuyết nghiêm trọng” (a deeply flawed process), công điện đơn cử việc ông Trần Huỳnh Duy Thức, ngay từ đầu phiên xử, đã yêu cầu “thay thế toàn bộ thẩm phán và công tố viên bằng một đội ngũ khách quan hơn, lý do là vì tất cả những người này là đảng viên đảng CSVN, một vế của việc tranh tụng, mà ông thì bị buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền và đảng.”
“Sau khi yêu cầu của ông bị khước từ,” công điện viết tiếp: “Khi Trần Huỳnh Duy Thức yêu cầu hủy bỏ cáo buộc vì trong tù ông đã bị truy bức, nhục hình để ép nhận tội, người công an tòa án ngồi phía sau lưng ông bật đứng dậy để quản thúc ông, nhưng quan tòa vẫy tay ra hiệu cho công an ngồi xuống. Tuy nhiên, sau đó, những gì ông nói bị át đi bởi sự nhiễu sóng.”
Cũng theo công điện, ông Lê Thăng Long, tương tự Trần Huỳnh Huy Thức, khai rằng mình đã bị tra tấn, ép cung, nhưng “lời khai của ông luôn bị các thẩm phán cắt ngang,” hoặc microphone không phát tiếng.
Ngoài ra, công điện cho biết, trong suốt phiên tòa, cả hai ông Lê Thăng Long và Trần Huỳnh Huy Thức liên tục khai rằng các tài liệu, chứng cớ dùng để buộc tội họ đều đã bị sửa đổi, hay giả mạo.
Sự tham dự của giới truyền thông báo chí trong phiên tòa được xem là phiên xử công cộng cũng có nhiều đặc điểm đáng ghi nhận. Công điện viết: “Không phóng viên hay người quan sát nào được vào phòng xử, một số ít người quan sát ngoại quốc được cho phép ngồi xem trước một máy truyền hình được đặt trong một căn phòng phía ngoài phòng xử. Tổng Lãnh Sự, Ðại Sứ Liên Hiệp Âu Châu và Ðan Mạch, và một số chính khách Canada và Úc là những nhà ngoại giao ngoại quốc duy nhất được chứng kiến phiên xử.”
“Ba phóng viên ngoại quốc của AP, Reuters và AFP, và một phóng viên người Việt Nam làm việc cho hãng tin DPA của Ðức, và khoảng 30 phóng viên của báo chí Việt Nam cũng có mặt. Phóng viên ngoại quốc bị cấm không được mang theo điện thoại cầm tay, máy ảnh hay bất cứ dụng cụ điện tử nào, trong khi đó phóng viên của báo chí nhà nước không bị giới hạn nào.”
Tại sao sự giới hạn chỉ áp dụng cho phóng viên ngoại quốc? Công điện giải thích: “Làm như vậy, không một hình ảnh hay âm thanh nào về những hành vi sai trái của các quan chức trong phiên xử được ghi lại. Trong quá trình tố tụng, nhiều lúc âm thanh bị tắt ngúm, hay bị át đi vì nhiễu sóng ngay khi các luật sư bào chữa bắt đầu cất tiếng để tranh cãi.”
Công điện cũng đơn cử việc microphone bị im tiếng trong phần phát biểu của Blogger Nguyễn Tiến Trung, và trong phần tranh cãi rất hùng hồn của Luật sư Triệu Quốc Mạnh, bào chữa cho ông Trần Huỳnh Duy Thức.

Cái tội dân chủ

Sự mỉa mai châm biếm của công điện càng trở nên rõ hơn ở đoạn có tựa “Bị Kết Cái Tội Dân Chủ,” mở đầu bằng đánh giá việc nhận tội của Luật sư Lê Công Ðịnh: “Trong khi Lê Công Ðịnh đã nhận tội trong một khuôn khổ rõ ràng là của một thỏa thuận được điều đình rất cẩn thận để đạt được sự giảm án, ngôn từ của Ðịnh trong việc nhận tội vô cùng sâu sắc và đầy hàm chứa.”
“Ðịnh tuyên bố rằng ông không có lời bào chữa, vì ông không làm gì để phải cần bào chữa. Thay vào đó, ông chỉ đơn giản thừa nhận rằng, theo Hiến Pháp Việt Nam, Ðảng Cộng Sản Việt Nam là đảng duy nhất và vĩnh viễn có quyền lãnh đạo đất nước. Vì đảng Dân Chủ Việt Nam, mà Ðịnh đã gia nhập, kêu gọi tiến trình đa đảng cho Việt Nam, cho nên, trước pháp luật Việt Nam, Ðịnh phạm tội theo điều 79 của Bộ Luật Hình Sự. Ngoài việc thừa nhận gia nhập đảng Dân Chủ Việt Nam, Ðịnh không nhận mình có tội gì khác.”
Công điện kết luận: “Dù xét theo ngôn từ nhận tội rất khéo léo của Lê Công Ðịnh, hay bản cáo trạng dài lê thê của công tố viện, người ta cũng phải đi đến một kết luận: Bởi vì theo Hiến Pháp Việt Nam, đảng CSVN là đảng duy nhất được nắm quyền, cho nên bất cứ ai bàn luận gì đến dân chủ, hay cổ động cho việc dân chủ hóa Việt Nam, đều phạm tội, một trọng tội mà hình phạt là nhiều năm dài tù tội, thậm chí có thể phải chịu án tử hình.”
Ðón đọc: Trung Quốc ảnh hưởng lên Ðảng Cộng Sản Việt Nam ra sao?
–––––––––
Liên lạc tác giả: HaGiang@nguoi-viet.com

Phiên tòa ‘đi ngang về tắt’


-----------
- Các tài liệu lưu trữ nên được giải mật sau 30 năm (TTXVN).


- Tài liệu mật Wikileaks 1: Chính phủ VN trả tiền và kích động cuộc biểu tình chống Mỹ về chiến tranh Iraq (TTXVA). “Xuyên suốt tài liệu là nổ lực tạo áp lực của Nhà Nước Việt Nam đối với Hoa Kỳ mà sự đe dọa là lớn nhất là, Thứ trưởng ngoại giao Lê Văn Bằng hằn học phát ngôn, nhiều cuộc biểu tình tự phát xảy ra hàng ngày chống Hoa kỳ là ‘không thể kiểm soát’ và có nhiều khả năng bùng nổ thành bạo lực”. Xem bản tiếng Anh tại đây.


-Giáo dân Cầu Rầm tiếp tục kéo đến trụ sở Ủy Ban đòi đất, chính quyền lại… hẹn

-Con ông Trương Văn Sương không được nhận xác cha (Nguoi-Viet Online) -

Tù nhân bất khuất Trương Văn Sương đã được chôn ở chân núi Ba Sao gần nhà tù Nam Hà hôm Thứ Ba, 13 tháng 9.

-Việt Nam "tước bỏ nhiều quyền tự do" 
Ông Lê Trần Luật, người được trao giải Hellman/Hammett, nói Việt Nam đã "gia tăng áp lực để tước bỏ nhiều quyền tự do khác" trong vài năm qua.
Ông Luật nằm trong số tám người được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền chọn để trao giải thưởng Hellman/Hammett "để ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị."
Nói chuyện với BBC hôm 14/9, ông Luật nói ông không còn bị công an theo dõi hàng ngày từ cách đây hai tháng và hiện đang làm các thủ tục để có thể trở lại hành nghề luật sư sau khi thời hạn cấm hành nghề kết thúc.
Ông Luật cáo buộc công an Việt Nam đã có những hành động "bẩn thỉu" đối với cá nhân ông trong bốn năm qua.


- Luật sư Huỳnh Văn Đông bị cấm xuất cảnh (VOA). – Xem thêm: Vì sao LS Huỳnh Văn Đông bị xóa tên?  – (RFA). LS Huỳnh Văn Đông: công lý bất công (Paveldunghd/ Youtube). “Trên quan điểm của mình, tôi không chấp nhận Luật sư chỉ là cây cảnh, vật trang trí để cho cơ quan tư pháp sử dụng nhằm phô diễn nền dân chủ giả hiệu và càng không chấp nhận trở thành diễn viên để cùng hợp diễn vỡ tuồng dựng sẵn. Vì thế, tiếp nối các bước cha, anh đi truớc tôi đã chấm dứt tư tưởng bỏ nghề. Tôi vẫn tiếp tục tham gia các vụ án để đạt được mục đích; Công lý phải được thực thi, pháp luật phải được đưa vào cuộc sống.” – Nghề Luật sư tại Việt Nam – (DLB).


- . – Vài suy nghĩ về các nhà đấu tranh trong nước (Lê Nguyên Hồng).



- LS Trần Ngọc Liễng – Vì Tổ quốc, sẵn sàng từ bỏ danh vọng (SGGP).


- Nửa đời oan khuất của một điệp viên (NĐT).(Nguoiduatin.vn) - Trong suốt một thời gian dài, cả ông, mười đứa con ông đều mang tiếng gia đình có kẻ phản bội Tổ quốc. Điều tiếng và sự không được minh oan đã tựa như một vết thương lòng với ông, con cái và cháu chắt ông nếu không cậy nhờ vào tấm lòng một dạ hướng về cách mạng...
Ông Trần Ngọc Giao






Tổng số lượt xem trang