-6 bí kíp sang đường ở Việt Nam của khách nước ngoài
Nhiều du khách gọi việc sang đường là "nghệ thuật" và giống như một trò chơi mạo hiểm nhưng thú vị.
Du khách nước ngoài khi đến Việt Nam có nhiều trải nghiệm thú vị. Một trong số đó là cách đối mặt với giao thông và họ đã chia sẻ bí kíp sang đường thành công của mình trên Odditycentral.
"Quên gấp" các chuẩn mực về sang đường
"Nếu bạn có có kế hoạch tới Việt Nam, hãy chuẩn bị để quên đi mọi thứ được dạy về việc sang đường, như phải đợi các phương tiện dừng lại, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và tín hiệu đèn giao thông. Ở Việt Nam, mọi người sang đường bằng cách đi thẳng về phía trước và tự tạo con đường riêng cho mình trong khi các dòng xe vẫn đang chạy. Đó là cách duy nhất", Sumitra - một khách nước ngoài từng đến Việt Nam cho biết.
Các vị khách nước ngoài phần lớn đều cho rằng sang đường ở Việt Nam nhìn và nghe nói thì rất nguy hiểm, nhưng thực sự rất thú vị. Đèn tín hiệu và vạch dành cho người đi bộ đôi khi không cần thiết, nhưng người lái xe rất hiểu ý định của bạn.
Sẽ chẳng ai đâm vào bạn đâu
Sumitra cũng thừa nhận ban đầu cách sang đường của anh nghe có vẻ nguy hiểm, nhưng nó thực sự rất thú vị. "Vượt qua đám đông không phải là điều xấu. Điều kỳ diệu là chẳng ai đâm vào bạn đâu", Sumitra nói.
Chú ý tới các phương tiện đang lao về phía mình
Sumitra cho biết anh đã xem vài video về cách sang đường, và đó thực sự là một phép lạ. Đường phố lúc nào cũng đầy kín ô tô, xe máy còn người đi bộ thì sang đường một cách dễ dàng. Bạn chỉ cần chú ý vào hướng di chuyển của các phương tiện, tìm kiếm khoảng trống rồi từ từ băng qua. "Không có cách nào tốt hơn để sang đường cả, vì một thực tế rằng giao thông là cơn ác mộng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM", Sumitra cho biết.
Không được sợ hãi
Trong mắt du khách nước ngoài, những người lái xe máy khá cẩn thận, họ di chuyển chậm rãi, nhạy bén và thận trọng để không đâm vào người đi bộ. Do đó những gì bạn nên làm là đi thẳng sang đường, chậm thôi nhưng không được dừng lại và đặc biệt là không được sợ hãi.
Sang đường ở Việt Nam giống như một phép màu, không ai bị thương dù đường lúc nào cũng đông đúc.
Không đứng trước đầu xe bus
Evelyn Hannon, một du khách vừa đến thăm Việt Nam, cũng nói về cách cô học được để sang đường ở đây: "Nhân viên khách sạn nơi tôi ở khuyên rằng lúc nào tôi thấy sẵn sàng thì cứ bước xuống đường, sau đó từ từ di chuyển. Họ cũng bảo tôi không nên bước ra trước đầu xe bus vì loại xe này không thể dừng lại dễ dàng. Còn xe máy thì tôi không nên lo lắng, vì họ có thể tránh được tôi. Điều quan trọng nhất là khi bước xuống đường không được dừng lại, để những người lái xe có thể đoán được hướng di chuyển của tôi và điều chỉnh tay lái của họ".
Cảnh sát Việt Nam không đáng sợ
Evelyn cho biết khi lúng túng sang đường, cô đã được nhiều người giúp đỡ: Một người đàn ông bản địa, một nhóm sinh viên người Mỹ và một chàng cảnh sát Việt Nam. "Tôi nhận ra rằng người cảnh sát trong bộ trang phục màu xanh tươi sáng đó thật đáng yêu. Anh ấy đã giúp đỡ tôi. Và tất cả những gì bạn cần làm là mỉm cười và vẫy tay với họ", Evelyn chia sẻ.
Theo Anh Minh - Báo VnExpress
-
- Báo Mỹ nói giao thông VN: “Mày phải nhìn tao đi chứ” - - "Mày phải nhìn tao đi chứ" - Đó là nhận xét của trang tin Huffington Post (Mỹ) về văn hóa giao thông ở Việt Nam.
Nhìn sự đi lại trên đường phố, nhà báo Mỹ liên tưởng đến những đàn kiến, đông đúc và di chuyển hỗn loạn. "Thứ luật lệ duy nhất được phần lớn mọi người tuân thủ chính là đi bên phải đường. Mọi thứ còn lại đều rất... ngẫu hứng", người sáng lập và điều hành chương trình Biên niên sử Nhà Trắng chia sẻ.
Không chỉ riêng King, nhiều du khách lần đầu đến Việt Nam không đủ tự tin để tự lái xe hòa vào dòng người tham gia giao thông trên đường phố. "Nếu muốn sang đường, hãy thu hết cam đảm và cầu nguyện. Sau đó, bạn bước đi thẳng vào dòng người đang di chuyển. Những người lái xe ở Hà Nội sẽ tránh được bạn", nhà báo Mỹ hé lộ "bí kíp" sang đường ở Việt Nam.
"Tôi ngồi trên ghế sau của taxi và quan sát mọi thứ. Tôi tin chắc sẽ có đổ máu vì mọi người phóng xe trên đường với một sự quyết tâm mà bạn chỉ có thể nhìn thấy ở những tay đua trên đường đua Nascar, tốc độ nhanh, nguy hiểm. Nếu dùng âm nhạc để diễn tả, chắc chắn nó sẽ giống với bản giao hưởng New World Symphony (kiệt tác của Antonin Dvorak có tiết tấu nhanh, dồn dập và mạnh mẽ)", King hóm hỉnh nói thêm.
Một du khách nước ngoài sau khi đọc bài viết của Llewellyn King cũng chia sẻ về kỷ niệm đáng yêu khi nhắc đến giao thông ở Việt Nam: "Ngài King, tôi nghĩ khi đến TP HCM ông sẽ thấy giao thông còn tắc nghẽn hơn nhiều. Tôi đến Việt Nam 10 lần và tôi vẫn sợ hãi mỗi khi sang đường. Một lần, một cụ già đã cầm tay tôi, dắt tôi sang đường và còn cười với tôi nữa. Thật là một con người lịch sự và đáng yêu".
Miêu tả về giao thông Việt Nam, King cho rằng đây là "một trong những kỳ quan của thế giới", nó giống như một vở múa ballet mà diễn viên là hàng triệu người điều khiển các phương tiện đi lại. Ông ấn tượng về những dòng người đi lại trên đường phố, về cách họ lượn lách khéo léo để di chuyển trên các tuyến đường đông đúc. Llewellyn King ước tính có khoảng 3 triệu xe máy đang lưu hành mỗi ngày và ông gọi đây là "dòng sông xe máy" - một dòng sông chảy không ngừng.
Ông cũng để ý đến việc xe đạp gần như biến mất khỏi đường phố thủ đô, dù cách đây 20 năm khi ông đến Việt Nam đây là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân.
-Giờ cao điểm ở Hà Nội lên báo Anh - - Treo đèn lồng ngoài cửa hàng, giao thông Hà Nội vào giờ cao điểm, lái xe qua đường phố ngập lụt... là những hình ảnh ấn tượng nhất trong 24 giờ qua.
Nhiều du khách gọi việc sang đường là "nghệ thuật" và giống như một trò chơi mạo hiểm nhưng thú vị.
Du khách nước ngoài khi đến Việt Nam có nhiều trải nghiệm thú vị. Một trong số đó là cách đối mặt với giao thông và họ đã chia sẻ bí kíp sang đường thành công của mình trên Odditycentral.
"Quên gấp" các chuẩn mực về sang đường
"Nếu bạn có có kế hoạch tới Việt Nam, hãy chuẩn bị để quên đi mọi thứ được dạy về việc sang đường, như phải đợi các phương tiện dừng lại, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và tín hiệu đèn giao thông. Ở Việt Nam, mọi người sang đường bằng cách đi thẳng về phía trước và tự tạo con đường riêng cho mình trong khi các dòng xe vẫn đang chạy. Đó là cách duy nhất", Sumitra - một khách nước ngoài từng đến Việt Nam cho biết.
Các vị khách nước ngoài phần lớn đều cho rằng sang đường ở Việt Nam nhìn và nghe nói thì rất nguy hiểm, nhưng thực sự rất thú vị. Đèn tín hiệu và vạch dành cho người đi bộ đôi khi không cần thiết, nhưng người lái xe rất hiểu ý định của bạn.
Sẽ chẳng ai đâm vào bạn đâu
Sumitra cũng thừa nhận ban đầu cách sang đường của anh nghe có vẻ nguy hiểm, nhưng nó thực sự rất thú vị. "Vượt qua đám đông không phải là điều xấu. Điều kỳ diệu là chẳng ai đâm vào bạn đâu", Sumitra nói.
Chú ý tới các phương tiện đang lao về phía mình
Sumitra cho biết anh đã xem vài video về cách sang đường, và đó thực sự là một phép lạ. Đường phố lúc nào cũng đầy kín ô tô, xe máy còn người đi bộ thì sang đường một cách dễ dàng. Bạn chỉ cần chú ý vào hướng di chuyển của các phương tiện, tìm kiếm khoảng trống rồi từ từ băng qua. "Không có cách nào tốt hơn để sang đường cả, vì một thực tế rằng giao thông là cơn ác mộng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM", Sumitra cho biết.
Không được sợ hãi
Trong mắt du khách nước ngoài, những người lái xe máy khá cẩn thận, họ di chuyển chậm rãi, nhạy bén và thận trọng để không đâm vào người đi bộ. Do đó những gì bạn nên làm là đi thẳng sang đường, chậm thôi nhưng không được dừng lại và đặc biệt là không được sợ hãi.
Sang đường ở Việt Nam giống như một phép màu, không ai bị thương dù đường lúc nào cũng đông đúc.
Không đứng trước đầu xe bus
Evelyn Hannon, một du khách vừa đến thăm Việt Nam, cũng nói về cách cô học được để sang đường ở đây: "Nhân viên khách sạn nơi tôi ở khuyên rằng lúc nào tôi thấy sẵn sàng thì cứ bước xuống đường, sau đó từ từ di chuyển. Họ cũng bảo tôi không nên bước ra trước đầu xe bus vì loại xe này không thể dừng lại dễ dàng. Còn xe máy thì tôi không nên lo lắng, vì họ có thể tránh được tôi. Điều quan trọng nhất là khi bước xuống đường không được dừng lại, để những người lái xe có thể đoán được hướng di chuyển của tôi và điều chỉnh tay lái của họ".
Cảnh sát Việt Nam không đáng sợ
Evelyn cho biết khi lúng túng sang đường, cô đã được nhiều người giúp đỡ: Một người đàn ông bản địa, một nhóm sinh viên người Mỹ và một chàng cảnh sát Việt Nam. "Tôi nhận ra rằng người cảnh sát trong bộ trang phục màu xanh tươi sáng đó thật đáng yêu. Anh ấy đã giúp đỡ tôi. Và tất cả những gì bạn cần làm là mỉm cười và vẫy tay với họ", Evelyn chia sẻ.
Theo Anh Minh - Báo VnExpress
-
- Báo Mỹ nói giao thông VN: “Mày phải nhìn tao đi chứ” - - "Mày phải nhìn tao đi chứ" - Đó là nhận xét của trang tin Huffington Post (Mỹ) về văn hóa giao thông ở Việt Nam.
Trang tin Huffington Post của Mỹ hình tượng hóa giao thông Việt Nam như một đàn cá lớn tràn vào lòng đường, nhảy một vũ điệu hỗn độn. Vũ điệu này lặp lại từng phút trên đường phố, khiến nơi đây trở thành chốn nguy hiểm nhất trên đất nước.
Huffington Post đề cập thêm: Những vấn đề về giao thông Việt Nam tỷ lệ thuận với mức độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, trong khi cơ sở hạ tầng chưa được chú trọng đầy đủ. Đường hẹp, giao thông đông đúc dẫn tới tình trạng ùn tắc trong giờ cao điểm. Xe máy thi nhau xả khói, bóp còi inh ỏi, tràn lên cả vỉa hè. Người lái xe không quan sát khi lao ra đường hoặc rẽ, quay đầu ở các điểm giao cắt.
Cũng theo Huffington Post, người đi bộ trên đường phố Việt Nam giống như đang tham gia chơi phiên bản thực tế của game Frogger (Đưa ếch qua đường). Trong game này, người chơi phải điều khiển cho ếch của mình vượt qua chuỗi các phương tiện giao thông dày đặc. Tương tự như vậy, người đi bộ qua đường ở Việt Nam hết phải tránh xe bus chèn ép, xe máy chen chúc lại tới tránh xe thồ, bán hàng rong.
Giao thông Việt Nam trên ảnh của Reuters |
Trong khi đó, trang CBSnews của Mỹ ví giao thông Việt Nam như “địa ngục”, tham gia giao thông ở Việt Nam như dấn thân vào một cuộc phiêu lưu mà kết thúc không biết sống chết thế nào.
Trang này còn viết khi tham gia giao thông Việt Nam, muốn sống sót trở về, cần trang bị còi to, phanh chuẩn và phải gặp cực nhiều may mắn.
CBS mô tả lại tình trạng giao thông ở Việt Nam: rất ít người dừng lại trước đèn đỏ, hồn nhiên ngoặt sang đường, không cần để ý tới phương tiện đang di chuyển phía sau mình. Khoảng cách giữa các phương tiện giao thông chỉ là gang tấc. Nhiều xe không gắn gương vì sợ sẽ hấp dẫn bọn trộm.
Hãng tin BBC của Anh từng ví giao thông Việt Nam nguy hiểm hơn cả đại dịch AIDS. Số lượng người tham gia giao thông tử vong mỗi năm không khác gì cảnh có một dịch bệnh nghiêm trọng tràn qua đất nước.
Thu Thương (Tổng hợp)
Du khách Mỹ tiết lộ 'bí kíp' sang đường ở Hà Nội
Thứ sáu, 2/1/2015 | 10:05 GMT+7
Những người tham gia giao thông không khác gì các tay đua chuyên nghiệp còn kỹ thuật lái xe xứng tầm với các nhân vật trong loạt phim "Fast & Furious".
Nhà báo nổi tiếng Llewellyn King - người sáng lập và điều hành chương trình Biên niên sử Nhà Trắng phát sóng toàn quốc trên kênh PBS tại Mỹ - vào những ngày cuối cùng của năm 2014 đã viết một bài báo nêu lên cảm nhận của ông khi đặt chân đến Hà Nội, Việt Nam.
Cũng giống như nhiều du khách Âu Mỹ khác khi đến thủ đô Việt Nam, Llewellyn King không mấy chú ý đến các con đường rộng lớn, sầm uất hay các công trình có từ thời Pháp thuộc. Ngay cả con đường gốm sứ nổi tiếng và ẩm thực cũng không "quyến rũ" được vị khách khó tính này. Điều gây ấn tượng với ông chính là giao thông Việt Nam.
Cũng giống như nhiều du khách Âu Mỹ khác khi đến thủ đô Việt Nam, Llewellyn King không mấy chú ý đến các con đường rộng lớn, sầm uất hay các công trình có từ thời Pháp thuộc. Ngay cả con đường gốm sứ nổi tiếng và ẩm thực cũng không "quyến rũ" được vị khách khó tính này. Điều gây ấn tượng với ông chính là giao thông Việt Nam.
Khách du lịch sang Việt Nam thường khá sợ hãi khi sang đường. Ảnh:Huffingtonpost. |
Nhìn sự đi lại trên đường phố, nhà báo Mỹ liên tưởng đến những đàn kiến, đông đúc và di chuyển hỗn loạn. "Thứ luật lệ duy nhất được phần lớn mọi người tuân thủ chính là đi bên phải đường. Mọi thứ còn lại đều rất... ngẫu hứng", người sáng lập và điều hành chương trình Biên niên sử Nhà Trắng chia sẻ.
Không chỉ riêng King, nhiều du khách lần đầu đến Việt Nam không đủ tự tin để tự lái xe hòa vào dòng người tham gia giao thông trên đường phố. "Nếu muốn sang đường, hãy thu hết cam đảm và cầu nguyện. Sau đó, bạn bước đi thẳng vào dòng người đang di chuyển. Những người lái xe ở Hà Nội sẽ tránh được bạn", nhà báo Mỹ hé lộ "bí kíp" sang đường ở Việt Nam.
"Tôi ngồi trên ghế sau của taxi và quan sát mọi thứ. Tôi tin chắc sẽ có đổ máu vì mọi người phóng xe trên đường với một sự quyết tâm mà bạn chỉ có thể nhìn thấy ở những tay đua trên đường đua Nascar, tốc độ nhanh, nguy hiểm. Nếu dùng âm nhạc để diễn tả, chắc chắn nó sẽ giống với bản giao hưởng New World Symphony (kiệt tác của Antonin Dvorak có tiết tấu nhanh, dồn dập và mạnh mẽ)", King hóm hỉnh nói thêm.
Một trong những điều khiến du khách e ngại nhất khi sang Việt Nam là việc sang đường. Ảnh:Camelsandchocolate. |
Một du khách nước ngoài sau khi đọc bài viết của Llewellyn King cũng chia sẻ về kỷ niệm đáng yêu khi nhắc đến giao thông ở Việt Nam: "Ngài King, tôi nghĩ khi đến TP HCM ông sẽ thấy giao thông còn tắc nghẽn hơn nhiều. Tôi đến Việt Nam 10 lần và tôi vẫn sợ hãi mỗi khi sang đường. Một lần, một cụ già đã cầm tay tôi, dắt tôi sang đường và còn cười với tôi nữa. Thật là một con người lịch sự và đáng yêu".
Miêu tả về giao thông Việt Nam, King cho rằng đây là "một trong những kỳ quan của thế giới", nó giống như một vở múa ballet mà diễn viên là hàng triệu người điều khiển các phương tiện đi lại. Ông ấn tượng về những dòng người đi lại trên đường phố, về cách họ lượn lách khéo léo để di chuyển trên các tuyến đường đông đúc. Llewellyn King ước tính có khoảng 3 triệu xe máy đang lưu hành mỗi ngày và ông gọi đây là "dòng sông xe máy" - một dòng sông chảy không ngừng.
Ông cũng để ý đến việc xe đạp gần như biến mất khỏi đường phố thủ đô, dù cách đây 20 năm khi ông đến Việt Nam đây là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân.
Anh Minh (theo Huffingtonpost)
-- Đường hầm dưới lòng sông Sài Gòn bị kẹt cứng (VTC). – TP.Hồ Chí Minh: Bị động trong việc xử phạt vi phạm ở hầm Thủ Thiêm (LĐ). – “Cứu rỗi” giao thông(TTVH).- Sân bay quốc tế “4 không” (TT). - Nhiều ô tô bị phạt “nóng” trước cửa hầm Thủ Thiêm (NLĐ). – Phạt nặng các vi phạm trong hầm Thủ Thiêm (PLTP)
-Ảnh đẹp: Chim cốc bay trong chiều hoàng hôn
- Sóc tìm kiếm thức ăn trên cây thông, chim cốc bay trong chiều hoàng hôn, chim cánh cụt ôm nhau tình tứ,... là những hình ảnh thiên nhiên đẹp nhất trong tuần vừa qua.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Chim di cư bay trên vùng đất ngập nước gần Srinagar, Ấn Độ. |
Lá cây thích vàng rơi trên mái nhà chờ xe bus sau trận mưa ở Portland, Mỹ. |
Lá cây đổ vàng trong sương sớm mùa thu ở Sarzens, Thụy Sỹ. |
Chim cốc bay trong chiều hoàng hôn ở Vườn quốc gia Chitwan, Nepal. |
Tác phẩm đoạt giải nhất cuộc thi ảnh dưới nước Raja Ampat 2011. |
Một cặp sếu đầu đỏ tại khi di trú gần Socorro, New Mexico, Mỹ. |
Bướm chúa (Danaus plexippus) đậu trên bông hoa ở Angangueo, Mexico. |
Loài vượn Hải Nam rất quý hiếm hiện chỉ còn khoảng 23 cá thế sống trong rừng nhiệt đới trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. |
Cá con bơi xung quanh bông hoa ngập nước ở Karachi, Pakistan. |
Một con trai ở ngoài ngơi vịnh Tondoba, Ai Cập. |
Một con khỉ nhện ngôi trong thuyền trên hồ Fernando ở khu bảo tồn quốc gia Serere, Madidi, Bolivia. |
Hàng trăm con sư tử biển trên đảo Palomino ở Callao, Peru. |
Một con đười ươi chuẩn bị được thả về rừng ở Vườn quốc gia Tanjung Putting, Kalimantan, Indonesia. |
Cặp đôi chim cánh cụt đang tình tứ ở Chubut, Argentina. Hàng trăm con chim cánh cụt đã di cư tới đây từ tháng 9 vừa qua. |
Sóc tìm kiếm thức ăn trên cây thông ở Dresden, Đức. |
Minh Thiên (Theo Guardian)
-Giờ cao điểm ở Hà Nội lên báo Anh - - Treo đèn lồng ngoài cửa hàng, giao thông Hà Nội vào giờ cao điểm, lái xe qua đường phố ngập lụt... là những hình ảnh ấn tượng nhất trong 24 giờ qua.
Đường phố vào giờ cao điểm ở Hà Nội, Việt Nam. |
Về ông Đinh La Thăng: Bộ trưởng Đinh La Thăng: Nếu có thông tin ai tiêu cực, tôi đuổi ngay! (SGGP 28-10-11) -
Nhà thầu Trung Quốc để chậm tiến độ nhiều dự án điện (SGTT 28-10-11) -- Yêu cầu ông Đinh La Thăng "trảm" ngay chủ thầu!
-- Bộ trưởng Đinh La Thăng: ‘Tôi sẵn sàng để Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm’ (VNN). – Bộ trưởng Đinh La Thăng: ‘Những gì tôi làm không mới’ (VNE). – Bộ trưởng Thăng có “ba đầu sáu tay” vẫn công cốc nếu… (VnMedia). – Nếu tôi là Bộ trưởng Đinh La Thăng… (GDVN). - Ba điều kiện cho Bộ trưởng Thăng (VNN). -Ba điều kiện cho Bộ trưởng Thăng VietNamNet Trước đề nghị lấy tăng thu từ dầu khí đầu tư cho giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng, ĐB Trần Du Lịch sẵn sàng ủng hộ với ba điều kiện. Nhân thảo luận ngân sách tại QH chiều nay (28/10), Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng đưa ra một đề ... Đề nghị Hà Nội và TPHCM xây dựng đề án hạn chế xe cá nhânDân Trí 'Mong người dân chia sẻ với ngành Giao thông'VTC Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng: Mong người dân hết sức chia sẻ...Thanh Niên VNExpress -Tuổi Trẻ -Đài Á Châu Tự Do – Bộ trưởng Đinh La Thăng: ‘Phải hy sinh lợi ích nhỏ’ (VNE). – Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Ngành giao thông chưa có sáng kiến gì” (VnEconomy). – Bộ trưởng Thăng: “Đổi giờ làm chúng tôi rất áy náy…” (VnMedia). – Nữ sinh lên tiếng “phản ứng” Bộ Giao thông. - ‘Ở Việt Nam thì đi bộ cũng tắc’ (VNE). – ‘Chỉ nên đổi giờ làm, giờ học theo hai nhóm’. – Hà Nội lùi thời hạn báo cáo về đổi giờ làm,học (TQ). – Chiếc áo… – (DLB). - 151 người chết trong 7 ngày vì tai nạn giao thông (TTXVN). - “Chưa lãnh đạo nào bị kỷ luật vì tai nạn giao thông” (PLTP). - Hai giải pháp lớn cho ách tắc giao thông (TVN). – Tắc… giải pháp (TN). –“Tuyên chiến” với ùn tắc, tai nạn: Không thể nửa vời! (DT). – Xử lý nghiêm vi phạm đi sai làn đường trên các tuyến phố (LĐ). – Hà Nội lại bị thúc tiến độ hạn chế xe cá nhân (VnMedia).- Thu phí tự động ô tô vào trung tâm TP.HCM: Sai quy trình, chưa hợp luật(TN).
- Cấm chơi golf ngày nghỉ và những nhầm lẫn về pháp luật (TS 28-10-11)
-Việt Nam đẹp như tranh qua ống kính người Trung Quốc
- Đơn Hồng Oai sinh tại Trung Quốc năm 1929, mất tháng 6/2004 tại Mỹ, nhưng phần lớn cuộc đời ông sống ở Việt Nam (từ năm 7 tuổi đến năm 50 tuổi). Đây cũng là nơi ông bước vào nghề nhiếp ảnh và thực hiện những tác phẩm để đời.
Ảnh của Đơn Hồng Oai theo trường phái hướng họa Á Đông, một trường phái khởi nguồn tại Hồng Kông từ những năm 1940. Lấy cảm hứng từ những hình tượng truyền thống trong tranh Trung Quốc (chim, thuyền, núi,...), các nhiếp ảnh gia theo trường phái này sử dụng nhiều phim âm bản để tạo ra một bức ảnh. Tác phẩm không nhằm phản ánh thực tế, mà chủ yếu là gây ấn tượng về vẻ đẹp của phong cảnh, nhân vật.
Đơn Hồng Oai là một trong những nhiếp ảnh gia cuối cùng và xuất sắc nhất theo đuổi thể loại ảnh này.
Dưới đây là một số bức ảnh Việt Nam do Đơn Hồng Oai sáng tác được trưng bày tại các gallery quốc tế:
Chơi vòng |
Bão cát |
Đường đến chợ |
Sương mù |
Xuân về trên sông |
Ngược dòng |
Sau buổi cầu kinh |
Nguyễn Ngọc Khanh (theo Escape Into Life)