-Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (TTCS 24-11-15) --
Cả họ làm quan, Tổng công ty “gia đình trị” là để ...chia tiền nhà nước? (GD 29-11-15) --
Nộp lại 3/4 tài sản tham ô, ai có thể thoát án tử? (VnE 29-11-15) -- Tại sao không 100% mà chỉ 3/4?
Mỗi năm, Chính phủ phải trả bao nhiêu tiền nợ lãi? (BizLive 28-11-15)
Cắt đầu tư công, chẳng ai muốn lấy đá ghè chân mình (TBKTSG 28-11-15)
-‘Gia đình trị’ trong cơ quan nhà nước dễ tạo ‘vây cánh’ (VNN 26-11-15)
- Một cơ quan nào đó mà có tới một nửa hoặc 2/3 người thân trong gia đình thì không bình thường – ĐB Lê Như Tiến trao đổi.
-Tính “chính danh” của Đảng CSVN không chứng minh được
FB Trương Nhân Tuấn
Monday, November 9, 2015
GS Vũ Cao Phan vừa lên BBC (8-11) nói thêm về « tính chính danh của đảng cộng sản». Không biết BBC phỏng vấn theo lối « đưa banh », tức là tôi đưa anh làm bàn, rốt cục cả hai ta cùng thắng, hay phỏng vấn chuyên nghiệp để tìm ra sự thật ?
Vấn đề « chính danh của đảng cộng sản » hôm trước đã phỏng vấn, hôm nay phỏng vấn lại. Nội dung kỳ sau cũng giống như kỳ trước, vũ như cẩn. Vấn đề là kỳ sau tù mù hơn kỳ trước một bậc.
Nói về « tính chính danh của đảng cộng sản » là người ta muốn nói về lý do chính đáng nào, như thành công về kinh tế, chính trị, xã hội… mà đảng CSVN đã thực hiện được (trong lúc lãnh đạo), để những người CS hôm nay có thể vịn vào đó biện hộ cho tư cách (và việc tiếp tục) lãnh đạo đất nước của mình.
Hai lần phỏng vấn, BBC không đưa ra bất kỳ câu hỏi nào liên quan.
Cả hai lần trả lời phỏng vấn, GS Vũ Cao Phan đều nhắc tới cuộc « Cách mạng tháng tám ».
Xin thưa là nó là cuộc « khởi nghĩa » hay là cuộc « cách mạng » thì người ta cũng bất cần.
Theo chiều « tư tưởng » của BBC và GS Vũ Cao Phan, ta thử chấp nhận rằng đảng CSVN đã « lãnh đạo dân tộc giành lại độc lập » là một sự thật lịch sử, không có điều gì cần tranh biện.
Nói về « chính danh » là, những người cộng sản hôm nay có thể vịn vào lý do này để tiếp tục giành quyền lãnh đạo hay không ?.
Dĩ nhiên là không.
Hiến pháp VN qui định rằng thể chế nước Việt Nam là « Cộng hòa xã hội chủ nghĩa »… Việt Nam là một nước « có chủ quyền ».
Người ta hiểu thế nào là « cộng hòa » và thế nào là « có chủ quyền » ?
« Cộng hòa », theo các định nghĩa thông thường, là một thể chế chính trị mà quyền lực của người lãnh đạo, ở bất kỳ cấp bậc nào, không đến từ sự kế thừa.
« Có chủ quyền » được hiểu là sự hiện hữu (trong lãnh thổ VN) một quyền lực chủ tể. Trong một chế độ cộng hòa, chủ quyền thuộc về dân tộc (nation) hay thuộc về nhân dân (populaire). Theo Hiến pháp, Quốc hội là nơi đại diện nhân dân, là nơi nắm quyền lực chủ tể.
Những thế hệ « khai quốc công thần » chống Pháp, chống Mỹ, tức những người có tư cách, có chính danh để lãnh đạo, đã lần lượt khuất núi. Những người « có công », tức những người có tham gia vào cuộc chiến, đã không còn bao nhiêu người. Ngay cả thế hệ lãnh đạo hiện thời cũng không có mấy người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến « chống Mỹ ».
Nếu dựa vào tiêu chuẩn « công lao », thì trong đảng hiện nay không ai có công lao (giành lại độc lập) để đặt nền tảng làm sự « chính danh ». Không ai có tư cách để lãnh đạo đất nước hết cả.
Chế độ chính trị ở VN là chế độ « cộng hòa xã hội chủ nghĩa ». Khái niệm « cộng hòa » trong danh xưng này đã gạt bỏ mọi hình thức kế thừa về quyền lực.
Cũng giả sử (cho GS Vũ Cao Phan và BBC hài lòng) chấp nhận việc « chính đáng » đến từ việc « kế thừa công lao ». Thì lý ra con cháu của những bà mẹ anh hùng, những liệt sĩ, những thương phế binh… phải làm lãnh đạo mới đúng. Xương máu của họ, gia đình họ (tức công lao) đã đổ ra đóng góp cho « cách mạng » biết kể bao nhiêu cho hết ?.
Trong khi Hiến pháp qui định VN là một nước « có chủ quyền ». Như đã nói trên, chủ quyền là quyền lực chủ tể mà quyền này thuộc về nhân dân. Theo nguyên tắc này, mọi việc phân bổ quyền lực hay thực thi quyền lực đều phải được « nhân dân » duyệt xét hay thông qua. Khi nhiệm kỳ quyền lực hết hạn thì (cái ghế) quyền lực đó phải giao lại cho nhân dân.
Tức là, cách thức phân bổ quyền lực cũng như cách thức thể hiện quyền lực hiện nay đều vi hiến.
Tính « chính danh » của đảng CSVN không chứng minh được.
Trong khi việc phân bổ và cách thức thực thi quyền lực của các đảng viên dều vi hiến.
Tôi không hiểu BBC phỏng vấn cái gì và GS Vũ Cao Phan còn có thể biện hộ cái gì ?
Bài viết của tôi ở đây có nói về việc này: Hiện tượng thái tử đỏ : Đâu là tính chính danh của quyền lực ?
-Hiện tượng thái tử đỏ : Đâu là tính chính danh của quyền lực ?-Quyền lực trong xã hội con người, từ cổ đại đến nay, đều đặt nền tảng trên sự « chính danh - légitime ». Không có chính danh thì nói không ai nghe.
Dĩ nhiên, khi quyền lực của lớp lãnh đạo không có chính danh, hiện tượng « bất tuân dân sự » sẽ xuất hiện. Lúc đó người dân sẽ đứng dậy lấy lại quyền lực của mình. --
Đám tang cơ quan
Tuyên Từ sưu tầm.
Trước cổng cơ quan, một bác nông dân thập thò, nghiêng ngó. Thấy vậy, anh bảo vệ quát to:
- Ông kia! Tới có chuyện gì?
- Tôi muốn gặp giám đốc xin cái giấy xác nhận!
- Hôm nay giám đốc nghỉ lo đám tang. Bố giám đốc vừa mất!
- Vậy cho tôi gặp phó giám đốc được không?
- Cũng không được! Vì bố phó giám đốc cũng vừa mất!
Vẻ thất vọng lộ rõ trên gương mặt bác nông dân, nhưng bác vẫn cố hỏi thêm:
- Vậy cho tôi gặp trưởng phòng được không?
- Không được! Bố chồng của trưởng phòng vừa mất.
- Vậy cho tôi gặp phó phòng!
- Không được! Hôm nay phó phòng nghỉ lo đám tang. Ông nội phó phòng vừa mất!
- ĐM! Anh đùa tôi đấy à? Chết đéo gì mà lắm thế?
- ĐM! Ông chửi ai đấy hả? Đã không biết thì im mồm đi! Chết mỗi một người chứ lấy đéo đâu ra mà lắm! Bố của giám đốc thì cũng là bố của phó giám đốc, thì cũng là bố chồng của trưởng phòng và là ông nội của phó phòng. Vì giám đốc là anh ruột của phó giám đốc, là chồng của trưởng phòng và là bố đẻ của phó phòng. Ông dù chỉ chửi một người nhưng lại là chửi cả cái cơ quan này đó! Ông biết chưa hả? Thôi, về đi cho tôi đóng cổng cơ quan!
- Vẫn sớm mà! Sao đóng vội thế?
- Tôi phải về lo đám tang. Bác tôi vừa mất!
-Con ông cháu cha' - các góc nhìn (BBC 23-9-15)
Để quan hệ gia đình trở thành tác nhân trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự ở các cấp là một hiện tượng 'đáng buồn' và đồng thời là 'buồn cười', trong lúc xã hội có thể cảm thấy bất lực 'bó tay', theo ý kiến của nhà phân tích chính trị - xã hội Việt Nam.
Nhân việc mới đây xuất hiện một số vụ tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo ở một số tỉnh, thành trực thuộc trung ương, kể cả ở một số địa phương, được dư luận cho là các nhân sự 'con ông, cháu cha' ngay trước thềm đại hội Đảng CSVN lần thứ 12, TS Hà Hoàng Hợp, từ Singapore, bình luận:
"Đúng là con thưa cha, cháu thưa ông nơi cửa quan nó buồn cười thật," nghiên cứu viên cao cấp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), nói.
Đúng là con thưa cha, cháu thưa ông nơi cửa quan nó buồn cười thậtTS. Hà Hoàng Hợp
Và Tiến sỹ Hợp nêu quan điểm về một số tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm lãnh đạo các cấp, mà theo ông Việt Nam lẽ ra nên áp dụng.
Ông nói: "Nguyên tắc chọn người để làm lãnh đạo hay cấp nào cũng thế, phải đảm bảo những nguyên tắc căn bản.
"Một là năng lực, hai là đạo đức, ba là kinh nghiệm, bốn rồi mới đến tuổi tác.
"Có một nguyên tắc quan trọng nhất là quá trình để tuyển chọn hoặc bổ nhiệm phải được xảy ra một cách công khai, minh bạch, rõ ràng, công bằng.
"Không thấy việc đó một cách thường xuyên ở Việt Nam, đấy là điều đáng buồn. Nếu để xảy ra việc con thưa bố, cháu thưa ông, thì chuyện ấy sẽ thành rất buồn cười."
Nhận định được đưa ra hôm 23/9/2015, khi có tin ông Lê Phước Hoài Bảo, 30 tuổi, vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh Quảng Nam.
Ông Bảo, sinh năm 1985, là con trai cả của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh. Ông được cho là giám đốc sở Kế hoạch - Đầu tư trẻ nhất Việt Nam.
'Không minh bạch'
Cũng hôm thứ Tư, từ Hà Nội, một nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, đưa ra bình luận với BBC về hiện tượng này.
"Việc bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo trong bộ máy chính quyền thì rõ ràng là chúng ta (Việt Nam) đã có luật, cũng phải tổ chức thi tuyển v.v....
"Và nó có những quy trình rất rõ ràng...," PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện này nói.
Quá trình này rõ ràng là nhân dân không được biết và cũng không có tiêu chí gì cụ thể cả, thì đánh giá việc đưa người này vào vị trí kia lãnh đạo... nó hoàn toàn không minh bạchPGS. TS. Hoàng Ngọc Giao
"Cá nhân tôi nhận thấy rằng bộ máy nhà nước sẽ mạnh nếu với những con người lãnh đạo của các cấp khác nhau trong bộ máy hành chính mà đều được thi tuyển,
"Thì việc chúng ta sẽ lựa chọn được những người có phẩm chất, có năng lực, có ý tưởng, để mà phục vụ cho tốt và qua đó, bộ máy công quyền mạnh lên.
"Đó là câu chuyện xảy ra cách đây vài tháng.
"Thế nhưng mà đến gần đây thì rất tiếc thông tin đại chúng lại cho thấy rằng là có văn bản yêu cầu dừng việc thi tuyển.
"Như vậy là vào các vị trí lãnh đạo là không thi tuyển nữa, mà theo cất nhắc bổ nhiệm ở bên trong.
"Mà quá trình này rõ ràng là nhân dân không được biết và cũng không có tiêu chí gì cụ thể cả, thì đánh giá việc đưa người này vào vị trí kia lãnh đạo... nó hoàn toàn không minh bạch."
Xã hội bó tay?
Được hỏi Việt Nam có thể làm được gì và xã hội có thể phản ứng ra sao trước khuynh hướng 'thi tuyển' bị dừng lại, trong khi 'bổ nhiệm kín' có dấu hiệu 'quan hệ thân tộc, gia đình', mà trong dư luận lâu nay gọi là 'con ông cháu cha' hoặc mới đây gọi là 'con thưa cha, cháu thưa ông' này gia tăng, nhà nghiên cứu nói:
"Câu chuyện này là câu chuyện hệ thống rồi, ở đây chúng tôi nghĩ rằng khó mà bàn... Tôi nghĩ là xã hội bó tay, anh nào vào vị trí nào là phải chịu sự quyết định về nhân sự của đảng. Cái đó là khẳng định thực tiễn ở xã hội, hệ thống chính trị Việt Nam là như vậy," ông Hoàng Ngọc Giao nói với BBC.
Dư luận trong ngoài nước thời gian qua từng quan tâm một số trường hợp con của lãnh đạo cao cấp được bổ nhiệm.
Mới đây, ông Lê Trương Hải Hiếu vào chức vụ Chủ tịch Quận 12, kiêm Phó Bí thư quận thuộc TP. HCM.
Năm nay ông Hiếu 34 tuổi. Ông là lãnh đạo quận huyện trẻ nhất của TP. HCM tại thời điểm hiện nay. Cha ông, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, là Bí thư Thành ủy TP. HCM từ 2006 tới nay.
Hồi tháng 3/2014, ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai đầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã được Bộ Chính trị luân chuyển về tỉnh Kiên Giang làm Phó bí thư Tỉnh ủy.
-
-Bó tay về 'con ông cháu cha'
Việc 'ngừng thi tuyển' công chức ở các ngành và địa phương, trong khi tái xuất xu hướng 'con ông cháu cha' được đề cử, cơ cấu trong các hệ thống nhân sự lãnh đạo cả ở ngạch đảng và nhà nước là một hiện tượng 'đáng buồn', theo một nhà nghiên cứu từ Việt Nam.
- Về một cách tiếp cận của tư duy đối ngoại – (Nguyễn Vĩnh). http://wikileaks.ch/cable/2009/03/09HOCHIMINHCITY181.html
Cả họ làm quan, Tổng công ty “gia đình trị” là để ...chia tiền nhà nước? (GD 29-11-15) --
Nộp lại 3/4 tài sản tham ô, ai có thể thoát án tử? (VnE 29-11-15) -- Tại sao không 100% mà chỉ 3/4?
Mỗi năm, Chính phủ phải trả bao nhiêu tiền nợ lãi? (BizLive 28-11-15)
Cắt đầu tư công, chẳng ai muốn lấy đá ghè chân mình (TBKTSG 28-11-15)
- Một cơ quan nào đó mà có tới một nửa hoặc 2/3 người thân trong gia đình thì không bình thường – ĐB Lê Như Tiến trao đổi.
Phó chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng QH Lê Như Tiến trao đổi với báo chí bên lề QH chiều nay xung quanhkết luận của Bộ GTVT về nội dung tố cáo tại Tổng công ty Bảo đảm Hàng hải miền Nam (VMS-South) có 15 người có quan hệ gia đình, họ hàng với Tổng Giám đốc.
ĐB Lê Như Tiến. Ảnh: Hoàng Long |
Ông nói:
“Nếu họ đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trúng qua thi tuyển thì vẫn có thể tiếp nhận chứ không nên cực đoan là cứ người thân thì không nhận. Chỉ có điều trong một cơ quan nào đó mà có tới một nửa hoặc 2/3 người thân trong gia đình thì không bình thường.
Trường hợp báo chí nêu Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có kết luận và đề nghị kiểm điểm nghiêm khắc. Chúng ta chờ xem việc kiểm điểm đó như thế nào”.
Dễ "vây cánh"
Báo chí phản ánh nhiều câu chuyện lùm xùm về “cả họ làm quan” ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội), thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) rồi đến vụ việc này. Ông có hay tình trạng này phổ biến ở nhiều cơ quan, ban ngành, địa phương?
Nhiều nơi như thế. Có hiện tượng trong thực tế rồi. Nhưng chúng ta cần phân biệt nếu những người thân đó giỏi giang, xứng đáng, thi đầu vào đạt thì bình thường. Còn đề bạt bổ nhiệm người thân không đúng quy định, cố tình “gia đình trị” một cơ quan nhà nước thì đó là điều không bình thường.
Ngày xưa “một người làm quan cả họ được nhờ”, một người làm quan là lôi kéo cả họ vào cơ quan làm việc hoăc một bộ phận nào đó ở cơ quan nhà nước. Nếu người lãnh đạo có sự nhạy cảm và hiểu biết thì nên tránh chuyện đó, có thể để người thân vào làm việc ở các cơ quan khác chứ không nên bố trí thành kiểu “gia đình trị”.
Vấn đề này luật cũng đã có quy định rồi. Nếu người chồng làm tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị đứng đầu cơ quan thì vợ con không được làm kế toán trưởng, hoặc trưởng phòng tổ chức cán bộ, bởi như thế sẽ tạo nên vây cánh.
Ông bố là chủ tịch hội đồng quản trị, con gái kế toán trưởng, con trai là trưởng ban tổ chức thì sẽ thâu tóm toàn bộ quyền lực, quyền lợi trong một cơ quan. Điều đó là không nên. Những người nhạy cảm, vì dân vì nước thì nên tránh điều đó.
Điều cấm kỵ của lãnh đạo
Như thế phải có kẽ hở về quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm thì mới xảy ra chuyện “gia đình trị”, “cả họ làm quan” ?
Tôi nghĩ Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan chức năng liên quan nên có những quy định cụ thể hơn về việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Vừa rồi tôi có nói không vì những “chuyến tàu vét cuối cùng”, “hoàng hôn nhiệm kỳ” để mà bất chấp tất cả, ký vội, ký vô nguyên tắc người thân trong gia đình của mình theo kiểu “quan hệ, hậu duệ, tiền tệ, đồ đệ”.
Nó sẽ không làm minh bạch hóa, lành mạnh các mối quan hệ xã hội được. Mà phải minh bạch hóa bằng cách thi tuyển cạnh tranh kể cả đề bạt, bổ nhiệm, tuyển dụng thì bộ máy của chúng ta mới có một đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất.
Trong việc này, người cấp trên, đứng đầu phải chịu trách nhiệm, phải biết đấy là những điều hoàn toàn cấm kỵ, không được đưa những người thân cận của mình vào cơ quan nhà nước không đúng quy trình, thủ tục, không đủ năng lực phẩm chất. Đó là điều nên tránh.
Thu Hằngghi
-Tính “chính danh” của Đảng CSVN không chứng minh được
FB Trương Nhân Tuấn
Monday, November 9, 2015
GS Vũ Cao Phan vừa lên BBC (8-11) nói thêm về « tính chính danh của đảng cộng sản». Không biết BBC phỏng vấn theo lối « đưa banh », tức là tôi đưa anh làm bàn, rốt cục cả hai ta cùng thắng, hay phỏng vấn chuyên nghiệp để tìm ra sự thật ?
Vấn đề « chính danh của đảng cộng sản » hôm trước đã phỏng vấn, hôm nay phỏng vấn lại. Nội dung kỳ sau cũng giống như kỳ trước, vũ như cẩn. Vấn đề là kỳ sau tù mù hơn kỳ trước một bậc.
Nói về « tính chính danh của đảng cộng sản » là người ta muốn nói về lý do chính đáng nào, như thành công về kinh tế, chính trị, xã hội… mà đảng CSVN đã thực hiện được (trong lúc lãnh đạo), để những người CS hôm nay có thể vịn vào đó biện hộ cho tư cách (và việc tiếp tục) lãnh đạo đất nước của mình.
Hai lần phỏng vấn, BBC không đưa ra bất kỳ câu hỏi nào liên quan.
Cả hai lần trả lời phỏng vấn, GS Vũ Cao Phan đều nhắc tới cuộc « Cách mạng tháng tám ».
Xin thưa là nó là cuộc « khởi nghĩa » hay là cuộc « cách mạng » thì người ta cũng bất cần.
Theo chiều « tư tưởng » của BBC và GS Vũ Cao Phan, ta thử chấp nhận rằng đảng CSVN đã « lãnh đạo dân tộc giành lại độc lập » là một sự thật lịch sử, không có điều gì cần tranh biện.
Nói về « chính danh » là, những người cộng sản hôm nay có thể vịn vào lý do này để tiếp tục giành quyền lãnh đạo hay không ?.
Dĩ nhiên là không.
Hiến pháp VN qui định rằng thể chế nước Việt Nam là « Cộng hòa xã hội chủ nghĩa »… Việt Nam là một nước « có chủ quyền ».
Người ta hiểu thế nào là « cộng hòa » và thế nào là « có chủ quyền » ?
« Cộng hòa », theo các định nghĩa thông thường, là một thể chế chính trị mà quyền lực của người lãnh đạo, ở bất kỳ cấp bậc nào, không đến từ sự kế thừa.
« Có chủ quyền » được hiểu là sự hiện hữu (trong lãnh thổ VN) một quyền lực chủ tể. Trong một chế độ cộng hòa, chủ quyền thuộc về dân tộc (nation) hay thuộc về nhân dân (populaire). Theo Hiến pháp, Quốc hội là nơi đại diện nhân dân, là nơi nắm quyền lực chủ tể.
Những thế hệ « khai quốc công thần » chống Pháp, chống Mỹ, tức những người có tư cách, có chính danh để lãnh đạo, đã lần lượt khuất núi. Những người « có công », tức những người có tham gia vào cuộc chiến, đã không còn bao nhiêu người. Ngay cả thế hệ lãnh đạo hiện thời cũng không có mấy người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến « chống Mỹ ».
Nếu dựa vào tiêu chuẩn « công lao », thì trong đảng hiện nay không ai có công lao (giành lại độc lập) để đặt nền tảng làm sự « chính danh ». Không ai có tư cách để lãnh đạo đất nước hết cả.
Chế độ chính trị ở VN là chế độ « cộng hòa xã hội chủ nghĩa ». Khái niệm « cộng hòa » trong danh xưng này đã gạt bỏ mọi hình thức kế thừa về quyền lực.
Cũng giả sử (cho GS Vũ Cao Phan và BBC hài lòng) chấp nhận việc « chính đáng » đến từ việc « kế thừa công lao ». Thì lý ra con cháu của những bà mẹ anh hùng, những liệt sĩ, những thương phế binh… phải làm lãnh đạo mới đúng. Xương máu của họ, gia đình họ (tức công lao) đã đổ ra đóng góp cho « cách mạng » biết kể bao nhiêu cho hết ?.
Trong khi Hiến pháp qui định VN là một nước « có chủ quyền ». Như đã nói trên, chủ quyền là quyền lực chủ tể mà quyền này thuộc về nhân dân. Theo nguyên tắc này, mọi việc phân bổ quyền lực hay thực thi quyền lực đều phải được « nhân dân » duyệt xét hay thông qua. Khi nhiệm kỳ quyền lực hết hạn thì (cái ghế) quyền lực đó phải giao lại cho nhân dân.
Tức là, cách thức phân bổ quyền lực cũng như cách thức thể hiện quyền lực hiện nay đều vi hiến.
Tính « chính danh » của đảng CSVN không chứng minh được.
Trong khi việc phân bổ và cách thức thực thi quyền lực của các đảng viên dều vi hiến.
Tôi không hiểu BBC phỏng vấn cái gì và GS Vũ Cao Phan còn có thể biện hộ cái gì ?
Bài viết của tôi ở đây có nói về việc này: Hiện tượng thái tử đỏ : Đâu là tính chính danh của quyền lực ?
-Hiện tượng thái tử đỏ : Đâu là tính chính danh của quyền lực ?-Quyền lực trong xã hội con người, từ cổ đại đến nay, đều đặt nền tảng trên sự « chính danh - légitime ». Không có chính danh thì nói không ai nghe.
Quyền lực (power – pouvoir) ở đây được hiểu như là « quyền lực » của « quyền lực chính trị », tức là « thẩm quyền » áp đặt những nguyên tắc luật lệ mà mọi người trong xã hội (thuộc một vùng lãnh thổ nhứt định) phải tuân thủ.
Sự « chính danh » trong chính trị có thể có thể được hiểu như là điều « hợp pháp » hay « hợp hiến ». « Légitime » nguyên thủy bắt nguồn từ Latin « legitimus », có nghĩa là « xác định bằng luật », « phù hợp với luật lệ ».
Nếu so sánh với xã hội loài thú, ta thấy một đàn chim, một bầy sư tử… luôn có một con đầu đàn. Tính « chính danh » của con thú này là sức mạnh, sự khôn ngoan và kinh nghiệm. Sức mạnh không phải là « mạnh được yếu thua » hay khả năng tiêu diệt, mà là sự cần thiết để bảo vệ an ninh cho cả bầy trước sự tấn công của các con thú khác. Khôn ngoan và kinh nghiệm cũng vậy, là sự cần thiết để dẫn dắt cả đàn đến vùng nắng ấm, có nhiều mồi ngon, cả bầy được sống trường tồn và sung túc.
Tính « chính danh » của « quyền lực » ở VN được xác định ra sao ?
Hiến pháp VN qui định rằng thể chế nước Việt Nam là « Cộng hòa xã hội chủ nghĩa » theo nguyên tắc « dân chủ tập trung », đồng thời Việt Nam là một nước « có chủ quyền ».
Người ta hiểu thế nào là « cộng hòa » và thế nào là « có chủ quyền » ?
« Cộng hòa », theo các định nghĩa thông thường, là một thể chế chính trị mà quyền lực của người lãnh đạo, ở bất kỳ cấp bậc nào, không đến từ sự kế thừa. Chế độ cộng hòa đối nghịch với các chế độ phong kiến đế quyền.
Trong chế độ phong kiến, quyền lực thụ đắc của người lãnh đạo là do sự kế thừa. Tính chính danh thể hiện qua việc kế thừa.
« Có chủ quyền » được hiểu là sự hiện hữu (trong lãnh thổ VN) một quyền lực chủ tể. Trong một chế độ phong kiến, chủ quyền thuộc về vị chủ tể (vua, lãnh chúa…). Trong một chế độ cộng hòa, chủ quyền thuộc về dân tộc (nation) hay thuộc về nhân dân (populaire).
Hiến pháp VN khẳng định quyền lực chủ tể (chủ quyền) thuộc về nhân dân.
Nhìn lại những sự kiện vừa xảy ra, con ông X, con ông này, con ông kia… quyền lực quốc gia được ban phát một cách tùy tiện trong hàng ngũ con ông cháu cha. Dĩ nhiên quyền hành của các ông hoàng đỏ này bị thách thức. Một chế độ nhìn nhận là « dân chủ », « cộng hòa », « có chủ quyền » thì dứt khoát không thể có việc kế thừa quyền lực.
Nguyên tắc của mọi chế độ dân chủ (dân chủ tự do hay dân chủ tập trung) là việc phân bổ quyền hành trong bộ máy nhà nước phải đến từ « quyền chủ tể », tức đến từ nhân dân, thể hiện qua các cuộc bầu cử. Tính chính danh của « quyền lực » được bảo đảm bằng sự trung thực của kết quả các cuộc bầu cử.
Quyền lực của các thái tử đỏ này vì vậy không có chính danh.
Nhân dân nào đã bầu cho các ông thái tử đỏ này vào các chức vụ này ?
Vừa rồi, nhân dịp nhận chức, một thái tử đỏ lên tiếng cho rằng quyền lực của cậu ta là do « đảng » ban bố.
Tức là tính chính danh về quyền lực của cậu ta được đảng bảo kê.
Vấn đề là đảng có « quyền » làm việc này hay không ?
Câu trả lời nên dành cho các đảng viên của đảng CSVN. Bởi vì họ là người trong chăn, họ có « bầu » cho các thái tử này hay không ?
Nhưng trên phương diện pháp lý, việc này có nhiều điều vướng mắc. Những vướng mắc này không những đặt lại tính « chính danh » quyền lực của các thái tử đỏ mà còn đặt lại tính chính danh (quyền lãnh đạo đất nước và xã hội) của đảng CSVN.
Hệ thống chính trị VN hiện nay « cơ bản » đặt trên nền tảng « dân chủ ». Theo nguyên tắc dân chủ (kể cả dân chủ tập trung), cũng không có một chức vụ hay cơ chế (quyền lực) nào thuộc bộ máy nhà nước mà không thông qua (sự bầu cử) của người dân, hoặc sự bổ nhiệm của một cơ quan quyền lực chính đáng.
Sự bổ nhiệm các thái tử đỏ do đó là không hợp hiến.
Trước đây, những người cộng sản bảo vệ tính chính danh của đảng CSVN với lý do đảng « đã lãnh đạo dân tộc giành lại độc lập ».
Điều này không đúng trong thời điểm hiện tại (và dĩ nhiên, tương lai).
Tạm cho rằng đảng CSVN đã « lãnh đạo dân tộc giành lại độc lập » là một sự thật lịch sử, không có điều gì cần tranh biện. Thì những người cộng sản hôm nay cũng không thể vịn vào lý do này để tiếp tục giành quyền lãnh đạo.
Những thế hệ « khai quốc công thần » chống Pháp, chống Mỹ, tức những người có tư cách, có chính danh để lãnh đạo, đã lần lượt khuất núi. Những người « có công », tức những người có tham gia vào cuộc chiến, đã không còn bao nhiêu người. Ngay cả thế hệ lãnh đạo hiện thời cũng không có mấy người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến « chống Mỹ ».
Nếu dựa vào « công lao », thì trong đảng hiện nay không ai có công lao (giành lại độc lập) để đặt nền tảng làm sự « chính danh ». Không ai có tư cách để lãnh đạo đất nước hết cả.
Thái tử út, con ông X, mới lên tiếng kể lể công lao của ông nội, ông ngoại.
Ông X chỉ là một « du kích quèn », xuất thân là một y tá. Công lao của ông này vào công cuộc « giải phóng miền Nam », nếu so với các bà mẹ anh hùng, các gia đình liệt sĩ, các thương phế binh khác... quả thật là khiêm nhường.
Mà tính chính danh không có « kế thừa ». Nếu nhìn nhận sự kế thừa thì lý ra con cháu của những bà mẹ anh hùng, những liệt sĩ, những thương phế binh... phải làm lãnh đạo mới đúng.
Con cháu của con chim đầu đàn, của con sư tử đầu bầy, chỉ đơn thuần là một thành tố trong bầy, chớ không có kế thừa để lên nắm đầu đàn. Muốn trở thành con thú đầu đàn, con chim đầu bầy, những con thú này phải khẳng định sức mạnh, hay chứng minh trí khôn và kinh nghiệm. Đó là sự « chính danh » trong thế giới loài thú.
Việc bổ nhiệm các thái tử đỏ, những người xem ra tài năng chỉ ở mức (tối đa là) trung bình, đã khiến chế độ « cộng hòa xã hội chủ nghĩa » trở thành chế độ « quân chủ xã hội chủ nghĩa ».
Có người biện hộ cho tính chính danh của đảng CSVN với lý lẽ đảng này được dân bầu lên :
« Đầu năm 1946, Đảng Cộng sản đã tổ chức bầu cử Quốc hội và ra Hiến pháp. Hệ thống chính trị Việt Nam có bầu cử và những người của Đảng ra ứng cử vào các chức vụ. » (Vũ Minh Giang, nguyên thành viên Hội Đồng lý luận của đảng, nói trên BBC về tính chính danh của đảng).
Điều này không đúng sự thật. Thứ nhứt, thời điểm tổ chức bầu cử quốc hội (1946) đảng CS đã giải tán. Thứ hai, số dân biểu đắc cử vào quốc hội gồm một số lớn nhân sự không thuộc đảng CSVN.
Nhưng cũng giả sử rằng thời điểm đó đảng CS không giải tán và số người trong quốc hội 100% là đảng viên đảng CSVN. Thì tính chính danh của đảng cầm quyền chỉ có hiệu lực trong nhiệm kỳ bầu cử đó mà thôi. Không lẽ nhiệm kỳ đó kéo dài (đến nay đã gần) 70 năm ?
Lý lẽ khác cũng thường thấy người cộng sản nhắc để biện hộ cho tính « chính danh » của họ là đại diện « giai cấp vô sản ».
Bất kỳ đảng cộng sản nào cũng cho rằng họ có « chính danh » để lãnh đạo đất nước, vì họ đại diện cho số đông (nhân dân vô sản) trong xã hội. Nhà nước họ lập nên là « nhà nước vô sản », sử dụng sự « chuyên chính vô sản », tức sự « độc tài » cho tầng lớp vô sản, nhằm triệt tiêu giai cấp bóc lột đem lại sự « công bằng » trong xã hội.
Trong xã hội cộng sản (hay XHCN), quyền lực quốc gia tập trung vào đảng CS. Quyền lực này chỉ chính đáng khi đảng này còn phục vụ cho giai cấp mà họ đại diện, tức giai cấp vô sản, công nhân, nông dân… nói chung là tầng lớp lao động nghèo.
Khi đảng này phục vụ cho một giai cấp khác, như tầng lớp tư bản nước ngoài, tầng lớp tư bản đỏ… thì nó đã phản bội lại giai cấp mà họ đại diện. Tính chính đáng để lãnh đạo của nó bị mất đi.
Ngày hôm nay, dựa vào « giai cấp vô sản » để biện hộ cho tính chính danh trở thành một sự ngụy biện trắng trợn. Đảng CSVN bay giờ không hề đại diện cho quyền lợi của « giai cấp vô sản », tức giai cấp công nhân, nông dân, những người lao động nghèo… trong xã hội. Bản thân của họ đã trở thành những trọc phú bóc lột. Bản thân họ là những quan tham. Nhân sự của hệ thống quyền lực quốc gia đã trở thành những con sâu mọt đục phá tài sản quốc gia, nhũng nhiễu dân lành.
Ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước đây có than thở về tình trạng tham nhũng hết thuốc chữa của cán bộ Cộng sản rằng : không phải một con sâu làm rầu nồi canh mà cả nồi canh đã nhung nhúc sâu bọ.
Tính chính danh nào trong (nồi canh) cộng sản nhung nhúc sâu bọ này ?
Mặt khác, VN vừa gia nhập TPP, tức là VN tự nhìn nhận mình là « nền kinh tế thị trường ».
Xã hội chủ nghĩa hiện hữu là do việc phản bác nền kinh tế thị trường (tư bản). Lý thuyết cộng sản đặt nền tảng trên sự phản biện tư sản bóc lột giai cấp lao động. Khi nền kinh tế XHCN được thay thế bằng nền kinh tế thị trường thì đảng cộng ản phải cáo chung.
Đảng CSVN không thể lãnh đạo một nền kinh tế thị trường. Nếu gượng ép, họ không chỉ mất tính chính danh mà còn trở thành một tập đoàn lừa bịp.
Đảng CSVN cũng không có chính danh như đảng CS TQ.
Đảng CSTQ dầu sao cũng có thể biện minh cho sự chính đáng lãnh đạo của mình, vì đã thành công (trong chừng mực) việc phát triển quốc gia và (bành trướng lãnh thổ).
Đảng CSVN sau nhiều thập niên lãnh đạo đã tàn phá đất nước, đã dẫn dắt đất nước ngày càng tụt hậu, nay đã lùi sau cả Lào, Kampuchia. Con người VN không có giá trị một đồng xu.
Tức là, nếu so sánh với bản năng của các con thú đầu đàn, đảng CSVN thua xa lắc. Họ chỉ còn sức mạnh của bạo lực.
Đảng CSVN bây giờ là đại diện cho tầng lớp tư bản hoang dã, tầng lớp đầu cơ trục lợi cũng như đại diện cho quyền lợi của tầng lớp tư bản nước ngoài. Đảng viên cộng sản trở thành những tên cai thầu coi ngó người dân VN như là những công nhân lao động cho tập đoàn nước ngoài.
Chính danh ở đây là chính danh làm cai thầu, chính danh đưa dân tộc vào vòng làm thuê vác mướn.
Thái tử đỏ lên tiếng nói rằng chức vụ là do « đảng giao phó ».
Khi đảng không còn chính danh, đã đánh mất tư cách lãnh đạo, thì chức vụ của các thái tử đỏ vì vậy cũng không có chính danh.
Tầng lớp thái tử đỏ mới lên có thể làm được điều gì tốt đẹp cho đất nước và dân tộc VN ? Tính chính danh không có. Họ nói không ai nghe. Đất nước vào trong tay họ là chờ ngày tan rã mà thôi.
Dĩ nhiên, khi quyền lực của lớp lãnh đạo không có chính danh, hiện tượng « bất tuân dân sự » sẽ xuất hiện. Lúc đó người dân sẽ đứng dậy lấy lại quyền lực của mình. --
Đám tang cơ quan
Tuyên Từ sưu tầm.
Trước cổng cơ quan, một bác nông dân thập thò, nghiêng ngó. Thấy vậy, anh bảo vệ quát to:
- Ông kia! Tới có chuyện gì?
- Tôi muốn gặp giám đốc xin cái giấy xác nhận!
- Hôm nay giám đốc nghỉ lo đám tang. Bố giám đốc vừa mất!
- Vậy cho tôi gặp phó giám đốc được không?
- Cũng không được! Vì bố phó giám đốc cũng vừa mất!
Vẻ thất vọng lộ rõ trên gương mặt bác nông dân, nhưng bác vẫn cố hỏi thêm:
- Vậy cho tôi gặp trưởng phòng được không?
- Không được! Bố chồng của trưởng phòng vừa mất.
- Vậy cho tôi gặp phó phòng!
- Không được! Hôm nay phó phòng nghỉ lo đám tang. Ông nội phó phòng vừa mất!
- ĐM! Anh đùa tôi đấy à? Chết đéo gì mà lắm thế?
- ĐM! Ông chửi ai đấy hả? Đã không biết thì im mồm đi! Chết mỗi một người chứ lấy đéo đâu ra mà lắm! Bố của giám đốc thì cũng là bố của phó giám đốc, thì cũng là bố chồng của trưởng phòng và là ông nội của phó phòng. Vì giám đốc là anh ruột của phó giám đốc, là chồng của trưởng phòng và là bố đẻ của phó phòng. Ông dù chỉ chửi một người nhưng lại là chửi cả cái cơ quan này đó! Ông biết chưa hả? Thôi, về đi cho tôi đóng cổng cơ quan!
- Vẫn sớm mà! Sao đóng vội thế?
- Tôi phải về lo đám tang. Bác tôi vừa mất!
-Con ông cháu cha' - các góc nhìn (BBC 23-9-15)
Để quan hệ gia đình trở thành tác nhân trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự ở các cấp là một hiện tượng 'đáng buồn' và đồng thời là 'buồn cười', trong lúc xã hội có thể cảm thấy bất lực 'bó tay', theo ý kiến của nhà phân tích chính trị - xã hội Việt Nam.
Nhân việc mới đây xuất hiện một số vụ tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo ở một số tỉnh, thành trực thuộc trung ương, kể cả ở một số địa phương, được dư luận cho là các nhân sự 'con ông, cháu cha' ngay trước thềm đại hội Đảng CSVN lần thứ 12, TS Hà Hoàng Hợp, từ Singapore, bình luận:
"Đúng là con thưa cha, cháu thưa ông nơi cửa quan nó buồn cười thật," nghiên cứu viên cao cấp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), nói.
Đúng là con thưa cha, cháu thưa ông nơi cửa quan nó buồn cười thậtTS. Hà Hoàng Hợp
Và Tiến sỹ Hợp nêu quan điểm về một số tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm lãnh đạo các cấp, mà theo ông Việt Nam lẽ ra nên áp dụng.
Ông nói: "Nguyên tắc chọn người để làm lãnh đạo hay cấp nào cũng thế, phải đảm bảo những nguyên tắc căn bản.
"Một là năng lực, hai là đạo đức, ba là kinh nghiệm, bốn rồi mới đến tuổi tác.
"Có một nguyên tắc quan trọng nhất là quá trình để tuyển chọn hoặc bổ nhiệm phải được xảy ra một cách công khai, minh bạch, rõ ràng, công bằng.
"Không thấy việc đó một cách thường xuyên ở Việt Nam, đấy là điều đáng buồn. Nếu để xảy ra việc con thưa bố, cháu thưa ông, thì chuyện ấy sẽ thành rất buồn cười."
Nhận định được đưa ra hôm 23/9/2015, khi có tin ông Lê Phước Hoài Bảo, 30 tuổi, vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh Quảng Nam.
Ông Bảo, sinh năm 1985, là con trai cả của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh. Ông được cho là giám đốc sở Kế hoạch - Đầu tư trẻ nhất Việt Nam.
'Không minh bạch'
Cũng hôm thứ Tư, từ Hà Nội, một nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, đưa ra bình luận với BBC về hiện tượng này.
"Việc bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo trong bộ máy chính quyền thì rõ ràng là chúng ta (Việt Nam) đã có luật, cũng phải tổ chức thi tuyển v.v....
"Và nó có những quy trình rất rõ ràng...," PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện này nói.
Quá trình này rõ ràng là nhân dân không được biết và cũng không có tiêu chí gì cụ thể cả, thì đánh giá việc đưa người này vào vị trí kia lãnh đạo... nó hoàn toàn không minh bạchPGS. TS. Hoàng Ngọc Giao
"Cá nhân tôi nhận thấy rằng bộ máy nhà nước sẽ mạnh nếu với những con người lãnh đạo của các cấp khác nhau trong bộ máy hành chính mà đều được thi tuyển,
"Thì việc chúng ta sẽ lựa chọn được những người có phẩm chất, có năng lực, có ý tưởng, để mà phục vụ cho tốt và qua đó, bộ máy công quyền mạnh lên.
"Đó là câu chuyện xảy ra cách đây vài tháng.
"Thế nhưng mà đến gần đây thì rất tiếc thông tin đại chúng lại cho thấy rằng là có văn bản yêu cầu dừng việc thi tuyển.
"Như vậy là vào các vị trí lãnh đạo là không thi tuyển nữa, mà theo cất nhắc bổ nhiệm ở bên trong.
"Mà quá trình này rõ ràng là nhân dân không được biết và cũng không có tiêu chí gì cụ thể cả, thì đánh giá việc đưa người này vào vị trí kia lãnh đạo... nó hoàn toàn không minh bạch."
Xã hội bó tay?
Được hỏi Việt Nam có thể làm được gì và xã hội có thể phản ứng ra sao trước khuynh hướng 'thi tuyển' bị dừng lại, trong khi 'bổ nhiệm kín' có dấu hiệu 'quan hệ thân tộc, gia đình', mà trong dư luận lâu nay gọi là 'con ông cháu cha' hoặc mới đây gọi là 'con thưa cha, cháu thưa ông' này gia tăng, nhà nghiên cứu nói:
"Câu chuyện này là câu chuyện hệ thống rồi, ở đây chúng tôi nghĩ rằng khó mà bàn... Tôi nghĩ là xã hội bó tay, anh nào vào vị trí nào là phải chịu sự quyết định về nhân sự của đảng. Cái đó là khẳng định thực tiễn ở xã hội, hệ thống chính trị Việt Nam là như vậy," ông Hoàng Ngọc Giao nói với BBC.
Dư luận trong ngoài nước thời gian qua từng quan tâm một số trường hợp con của lãnh đạo cao cấp được bổ nhiệm.
Mới đây, ông Lê Trương Hải Hiếu vào chức vụ Chủ tịch Quận 12, kiêm Phó Bí thư quận thuộc TP. HCM.
Năm nay ông Hiếu 34 tuổi. Ông là lãnh đạo quận huyện trẻ nhất của TP. HCM tại thời điểm hiện nay. Cha ông, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, là Bí thư Thành ủy TP. HCM từ 2006 tới nay.
Hồi tháng 3/2014, ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai đầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã được Bộ Chính trị luân chuyển về tỉnh Kiên Giang làm Phó bí thư Tỉnh ủy.
-
-Bó tay về 'con ông cháu cha'
Việc 'ngừng thi tuyển' công chức ở các ngành và địa phương, trong khi tái xuất xu hướng 'con ông cháu cha' được đề cử, cơ cấu trong các hệ thống nhân sự lãnh đạo cả ở ngạch đảng và nhà nước là một hiện tượng 'đáng buồn', theo một nhà nghiên cứu từ Việt Nam.
Nghe : http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/09/150923_hoangngocgiao_nhansu?ocid=socialflow_facebook
Liệu có thể trông đợi ở con cháu các cụ?
Con cháu các cụ hay còn gọi là C.C.C.C hoặc 4C đang là một nhóm người hưởng những đặc quyền đặc lợi của đất nước, có lẽ chỉ sau một tầng lớp, đó là “các cụ”. Họ là con cái của các quan chức lớn, thường là từ hàng tỉnh, tới trung ương, bộ Chính trị…
Không mang một kiến thức chắp vá, vay mượn, bằng cấp mù mờ về nguồn gốc như phần lớn lớp cha ông mình, những 4C ngày nay, nhiều người được hưởng một nền giáo dục tiên tiến, ở các nước phương Tây. Và tất nhiên, sau đó là những vị trí trọng yếu trong cơ cấu quyền lực của đất nước.
Đi ‘tiên phong’ trong chuyện gửi con cái ra nước ngoài du học phải kể tới thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Ông có 3 con ăn học ở nước ngoài, từ bậc phổ thông, tới cao học, rồi tiến sĩ. Các con của ông, Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Minh Triết, sau khi tốt nghiệp, về nước, lần lượt được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng trong các ngành nghề khác nhau.
Nghị với tuổi đời ngoài 30 đã là hiệu phó trường Đại học Kiến trúc Tp. HCM, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp Hành trung ương Đảng. Phượng ở tuổi 25-26, kinh nghiệm cuộc sống lẫn kinh doanh chưa có bao nhiêu nhưng đã điều hành quỹ đầu tư với số vốn trên 100 triệu đô la. Triết vừa tốt nghiệp ở Anh về, đã chiếm ngay một ghế ở bộ Quốc phòng.
Có thể kể rất nhiều tấm gương ‘tuổi trẻ tài cao’ của nhóm con ông cháu cha ở Việt Nam hiện nay. Ví như tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, sinh năm 1976 vừa được ‘bầu’ vào Ủy viên dự khuyết Ban Chấp Hành trung ương Đảng và giữ chức vụ phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, một trong những thành phố lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng cao nhất Việt Nam trong những năm qua. Xuân Anh là con của nguyên Chủ nhiện UB Kiểm tra Trung ương Đảng Nguyễn Văn Chi.
Vị bộ trưởng Ngoại giao trẻ, sinh năm 1959, Phạm Bình Minh, người vừa có những phát biểu gây tranh cãi về vấn đề nhân quyền của Việt Nam khi ông so sánh với bạo động ở Anh cũng có 2 con trai du học ở Mỹ. Ông Minh kế nghiệp cha mình là ông Nguyễn cơ Thạch (tên thật là Phạm Văn Cương) để trở thành bộ trưởng Ngoại giao của Việt Nam. Sẽ không có gì lạ, nếu nay mai, 2 cậu công tử tiếp tục truyền thống gia đình, nắm giữ những trọng trách trong lĩnh vực Ngoại giao của nước nhà.
Giữ cương vị Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam trong 10 năm, từ 2001 tới 2011, trước khi về hưu, tổng Mạnh cũng đã thu xếp cho con trai trưởng là Nông Quốc Tuấn chức vụ Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cháu nội của tổng Mạnh, theo một nguồn tin khá tin cậy, cũng đang du học chuyên ngành an ninh tại Anh quốc.
Đó là con các quan to, còn nhỏ hơn chút xíu, mới đây báo chí Úc đã tốn bao giấy mực về chuyện học hành của Lê Đức Minh, con cựu Thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy, mà người ta ngờ rằng học phí cho Minh là một khoản tiền hối lộ.
Nhưng chuyện học phí, không liên quan gì, ít nhất, ở bài viết này. Xét trên góc độ học thức, bất kỳ ai, con quan hay con dân, nếu được đi học, mở mang đầu óc, đem kiến thức phục vụ đất nước thì đều tốt cả. Và nếu như, các cô chiêu cậu ấm thực sự giỏi giang, trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thì cũng không có điều gì đáng bàn. Nhưng môi trường như thế không tồn tại ở bất kỳ quốc gia độc tài nào, dù cộng sản hay không cộng sản.
Rất nhiều người, trong đó có cả một số nhà hoạt động dân chủ kỳ vọng vào sự thay đổi về nhận thức, sự hình thành xã hội dân sự, hay thúc đẩy nền dân chủ đa nguyên từ lớp trẻ được học hành bài bản ở những quốc gia phương Tây. Cựu đại sứ Mỹ, Micheal Michalak trong một phát biểu vài năm trước cũng tỏ ý hy vọng ở lớp du sinh này, cái mà người Mỹ cho là “chuyển hóa bằng giáo dục”.
Theo thống kê, lượng sinh viên Việt Nam theo học ở Mỹ năm 2010 vào khoảng 13 ngàn, chiếm vị trí thứ 9 trong số sinh viên nước ngoài đang theo học tại Hoa Kỳ.
Bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền kỳ vọng vào tầng lớp tinh hoa, những người được ăn học đàng hoàng tử tế, và Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ. Nhưng kỳ vọng đó có thể đặt vào nhóm con cháu các cụ hay không?
Để trả lời câu hỏi này, xin hãy nhìn qua một số sự kiện diễn ra gần đây trên thế giới.
Trong trát truy nã của Interpol hôm tháng trước đối với nhà độc tài Libya, Gadhafi, có tên người con trai của ông ta là Saif al-Islam. Nhìn vô ‘lý lịch trích ngang’ của công tử này, người ta có thể thấy, anh ta đã tốt nghiệp đại học Tổng hợp Al Fateh ở thủ đô Tripoli (Libya), sau đó theo học MBA tại một đại học ở Viên (Áo) và tiếp đến lấy bằng tiến sĩ tại trường Kinh tế London.
Rõ ràng Saif al-Islam được hưởng một nền giáo dục hoàn hảo. Nhưng những hành xử của anh ta đã không khác gì một tên bạo chúa.
Cùng với cha mình, Saif al-Islam đã gây ra nội chiến ở Libya nhằm cứu vãn quyền lực và núp sau nó là tài sản kếch xù của gia đình, dẫn tới cái chết của khoảng 50.000 người. Và giờ đây, Saif al-Islam trở thành một kẻ phạm tội ác chống lại nhân loại.
Làn sóng đòi dân chủ hóa cũng đang diễn ra mạnh mẽ tại Syria, đất nước được lãnh đạo bởi vị tổng thống trẻ, sinh năm 1965 và mang học hàm tiến sĩ là Bashar al-Assad. Bashar là con trai của cựu tổng thống Hafez al-Assad. Ông ta trở thành lãnh tụ của đất nước theo một thể thức gần như cha truyền con nối, được đảm bảo bằng cách sửa đổi hiến pháp quy định quyền lãnh đạo tuyệt đối, tương tự như hiến pháp Việt Nam hiện nay.
Dù mang dáng dấp của một chính trị gia Tây phương, nhưng Bashar đã từ chối tất cả những đòi hỏi cải cách dân chủ của phe đối lập và không ngần ngại ném những người bất đồng chính kiến vào tù với những bản án hết sức nặng nề. Dưới bàn tay sắt máu của ông ta, hàng ngàn thường dân Syria đã ngã xuống trong các cuộc biểu tình khi phải đối chọi với dùi cui và súng đạn của lực lượng an ninh. Thế giới, trong đó có nhiều nước thuộc khối Ả Rập, đang lên án mạnh mẽ và tẩy chay chính quyền của Bashar.
Nhìn qua Á châu, con trai út của Kim Chính Nhật là Kim Jong Un mới 27 tuổi nhưng đã được đặc cách phong hàm Đại tướng và chuẩn bị bước vào ngai vàng nối ngôi cha và ông nội. Chàng công tử 27 tuổi này từng học trường Quốc tế ở Berne, Thụy Sĩ và nói tốt tiếng Anh, tiếng Đức. Dự kiến, Kim Jong Un sẽ bắt đầu việc điều hành đất nước vào mùa xuân tới. Dù trẻ tuổi và được ăn học ở phương Tây, nhưng tương lai của Bắc Triều Tiên chắc không có gì sáng sủa hơn, khi mới đây, cha con họ Kim đã ra quyết định đóng cửa hàng loạt trường đại học và cao đẳng và tống sinh viên đi lao động ở nông thôn. Một kiểu sỉ nhục trí thức không khác gì cuộc cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc hồi thế kỉ trước!
Trong bài viết cách đây vài tháng, nhà báo nước ngoài Stephen Kinzer đã thống kê hàng loạt con cái của các nhà độc tài từ Saddam Hussein tới cựu tổng thống Ai Câp Hosni Mubarak, qua đó, cho thấy rằng, con cái các nhà độc tài thậm chí còn đam mê quyền lực, ham hố địa vị và tiền bạc hơn cả cha chúng. Các ông ‘con trời’ đã không ngán bất kể thủ đoạn nào từ đàn áp, tra tấn tới thủ tiêu để kéo dài quyền lực và vơ vét cho đầy túi tham.
Sự độc tài ở Việt Nam hiện nay, tất nhiên, mang một sắc thái khác, không cha truyền con nối trắng trợn, lộ liễu như ở mấy nước Bắc Phi. Nhưng nhìn vào thế hệ lãnh đạo ở nước ta hiện nay, người ta có điểm mặt ra rất nhiều vị là con cháu các lãnh đạo cộng sản tiền bối, và một thế hệ kế tiếp rất có thể lại chính là con cháu của những người này.
Học thức hoàn chỉnh hơn, diện mạo sáng sủa hơn cha ông mình, nhưng hy vọng ở sự thay đổi từ họ có lẽ sẽ là hão huyền.
Sinh thời, Marx – ông tổ của chủ nghĩa cộng sản – đã nói đại khái rằng, nếu lợi nhuận lên tới 200% thì nhà tư bản sẵn sàng treo cổ cả bố đẻ hắn lên. Lợi nhuận thời Marx nếu so sánh với lợi nhuận của đám quan chức tư bản đỏ ngày nay chắc chỉ đáng mấy đồng bạc lẻ. Địa vị, chức vụ đã gắn liền với tiền bạc, với nhà cửa đất đai, dự án và vô sồ tài khỏan chìm nổi trong các nhân hàng. Rồi vì khối tài sản hàng triệu, hàng tỉ đô la đó, những 4C liệu có treo cổ cả cái dân tộc này lên không?
© Mạc Việt Hồng
© Đàn Chim Việt
-
Không mang một kiến thức chắp vá, vay mượn, bằng cấp mù mờ về nguồn gốc như phần lớn lớp cha ông mình, những 4C ngày nay, nhiều người được hưởng một nền giáo dục tiên tiến, ở các nước phương Tây. Và tất nhiên, sau đó là những vị trí trọng yếu trong cơ cấu quyền lực của đất nước.
Đi ‘tiên phong’ trong chuyện gửi con cái ra nước ngoài du học phải kể tới thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Ông có 3 con ăn học ở nước ngoài, từ bậc phổ thông, tới cao học, rồi tiến sĩ. Các con của ông, Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Minh Triết, sau khi tốt nghiệp, về nước, lần lượt được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng trong các ngành nghề khác nhau.
Nghị với tuổi đời ngoài 30 đã là hiệu phó trường Đại học Kiến trúc Tp. HCM, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp Hành trung ương Đảng. Phượng ở tuổi 25-26, kinh nghiệm cuộc sống lẫn kinh doanh chưa có bao nhiêu nhưng đã điều hành quỹ đầu tư với số vốn trên 100 triệu đô la. Triết vừa tốt nghiệp ở Anh về, đã chiếm ngay một ghế ở bộ Quốc phòng.
Có thể kể rất nhiều tấm gương ‘tuổi trẻ tài cao’ của nhóm con ông cháu cha ở Việt Nam hiện nay. Ví như tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, sinh năm 1976 vừa được ‘bầu’ vào Ủy viên dự khuyết Ban Chấp Hành trung ương Đảng và giữ chức vụ phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, một trong những thành phố lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng cao nhất Việt Nam trong những năm qua. Xuân Anh là con của nguyên Chủ nhiện UB Kiểm tra Trung ương Đảng Nguyễn Văn Chi.
Vị bộ trưởng Ngoại giao trẻ, sinh năm 1959, Phạm Bình Minh, người vừa có những phát biểu gây tranh cãi về vấn đề nhân quyền của Việt Nam khi ông so sánh với bạo động ở Anh cũng có 2 con trai du học ở Mỹ. Ông Minh kế nghiệp cha mình là ông Nguyễn cơ Thạch (tên thật là Phạm Văn Cương) để trở thành bộ trưởng Ngoại giao của Việt Nam. Sẽ không có gì lạ, nếu nay mai, 2 cậu công tử tiếp tục truyền thống gia đình, nắm giữ những trọng trách trong lĩnh vực Ngoại giao của nước nhà.
Giữ cương vị Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam trong 10 năm, từ 2001 tới 2011, trước khi về hưu, tổng Mạnh cũng đã thu xếp cho con trai trưởng là Nông Quốc Tuấn chức vụ Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cháu nội của tổng Mạnh, theo một nguồn tin khá tin cậy, cũng đang du học chuyên ngành an ninh tại Anh quốc.
Đó là con các quan to, còn nhỏ hơn chút xíu, mới đây báo chí Úc đã tốn bao giấy mực về chuyện học hành của Lê Đức Minh, con cựu Thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy, mà người ta ngờ rằng học phí cho Minh là một khoản tiền hối lộ.
Nhưng chuyện học phí, không liên quan gì, ít nhất, ở bài viết này. Xét trên góc độ học thức, bất kỳ ai, con quan hay con dân, nếu được đi học, mở mang đầu óc, đem kiến thức phục vụ đất nước thì đều tốt cả. Và nếu như, các cô chiêu cậu ấm thực sự giỏi giang, trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh, thì cũng không có điều gì đáng bàn. Nhưng môi trường như thế không tồn tại ở bất kỳ quốc gia độc tài nào, dù cộng sản hay không cộng sản.
Rất nhiều người, trong đó có cả một số nhà hoạt động dân chủ kỳ vọng vào sự thay đổi về nhận thức, sự hình thành xã hội dân sự, hay thúc đẩy nền dân chủ đa nguyên từ lớp trẻ được học hành bài bản ở những quốc gia phương Tây. Cựu đại sứ Mỹ, Micheal Michalak trong một phát biểu vài năm trước cũng tỏ ý hy vọng ở lớp du sinh này, cái mà người Mỹ cho là “chuyển hóa bằng giáo dục”.
Theo thống kê, lượng sinh viên Việt Nam theo học ở Mỹ năm 2010 vào khoảng 13 ngàn, chiếm vị trí thứ 9 trong số sinh viên nước ngoài đang theo học tại Hoa Kỳ.
Bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền kỳ vọng vào tầng lớp tinh hoa, những người được ăn học đàng hoàng tử tế, và Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ. Nhưng kỳ vọng đó có thể đặt vào nhóm con cháu các cụ hay không?
Để trả lời câu hỏi này, xin hãy nhìn qua một số sự kiện diễn ra gần đây trên thế giới.
Trong trát truy nã của Interpol hôm tháng trước đối với nhà độc tài Libya, Gadhafi, có tên người con trai của ông ta là Saif al-Islam. Nhìn vô ‘lý lịch trích ngang’ của công tử này, người ta có thể thấy, anh ta đã tốt nghiệp đại học Tổng hợp Al Fateh ở thủ đô Tripoli (Libya), sau đó theo học MBA tại một đại học ở Viên (Áo) và tiếp đến lấy bằng tiến sĩ tại trường Kinh tế London.
Rõ ràng Saif al-Islam được hưởng một nền giáo dục hoàn hảo. Nhưng những hành xử của anh ta đã không khác gì một tên bạo chúa.
Cùng với cha mình, Saif al-Islam đã gây ra nội chiến ở Libya nhằm cứu vãn quyền lực và núp sau nó là tài sản kếch xù của gia đình, dẫn tới cái chết của khoảng 50.000 người. Và giờ đây, Saif al-Islam trở thành một kẻ phạm tội ác chống lại nhân loại.
Làn sóng đòi dân chủ hóa cũng đang diễn ra mạnh mẽ tại Syria, đất nước được lãnh đạo bởi vị tổng thống trẻ, sinh năm 1965 và mang học hàm tiến sĩ là Bashar al-Assad. Bashar là con trai của cựu tổng thống Hafez al-Assad. Ông ta trở thành lãnh tụ của đất nước theo một thể thức gần như cha truyền con nối, được đảm bảo bằng cách sửa đổi hiến pháp quy định quyền lãnh đạo tuyệt đối, tương tự như hiến pháp Việt Nam hiện nay.
Dù mang dáng dấp của một chính trị gia Tây phương, nhưng Bashar đã từ chối tất cả những đòi hỏi cải cách dân chủ của phe đối lập và không ngần ngại ném những người bất đồng chính kiến vào tù với những bản án hết sức nặng nề. Dưới bàn tay sắt máu của ông ta, hàng ngàn thường dân Syria đã ngã xuống trong các cuộc biểu tình khi phải đối chọi với dùi cui và súng đạn của lực lượng an ninh. Thế giới, trong đó có nhiều nước thuộc khối Ả Rập, đang lên án mạnh mẽ và tẩy chay chính quyền của Bashar.
Nhìn qua Á châu, con trai út của Kim Chính Nhật là Kim Jong Un mới 27 tuổi nhưng đã được đặc cách phong hàm Đại tướng và chuẩn bị bước vào ngai vàng nối ngôi cha và ông nội. Chàng công tử 27 tuổi này từng học trường Quốc tế ở Berne, Thụy Sĩ và nói tốt tiếng Anh, tiếng Đức. Dự kiến, Kim Jong Un sẽ bắt đầu việc điều hành đất nước vào mùa xuân tới. Dù trẻ tuổi và được ăn học ở phương Tây, nhưng tương lai của Bắc Triều Tiên chắc không có gì sáng sủa hơn, khi mới đây, cha con họ Kim đã ra quyết định đóng cửa hàng loạt trường đại học và cao đẳng và tống sinh viên đi lao động ở nông thôn. Một kiểu sỉ nhục trí thức không khác gì cuộc cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc hồi thế kỉ trước!
Trong bài viết cách đây vài tháng, nhà báo nước ngoài Stephen Kinzer đã thống kê hàng loạt con cái của các nhà độc tài từ Saddam Hussein tới cựu tổng thống Ai Câp Hosni Mubarak, qua đó, cho thấy rằng, con cái các nhà độc tài thậm chí còn đam mê quyền lực, ham hố địa vị và tiền bạc hơn cả cha chúng. Các ông ‘con trời’ đã không ngán bất kể thủ đoạn nào từ đàn áp, tra tấn tới thủ tiêu để kéo dài quyền lực và vơ vét cho đầy túi tham.
Sự độc tài ở Việt Nam hiện nay, tất nhiên, mang một sắc thái khác, không cha truyền con nối trắng trợn, lộ liễu như ở mấy nước Bắc Phi. Nhưng nhìn vào thế hệ lãnh đạo ở nước ta hiện nay, người ta có điểm mặt ra rất nhiều vị là con cháu các lãnh đạo cộng sản tiền bối, và một thế hệ kế tiếp rất có thể lại chính là con cháu của những người này.
Học thức hoàn chỉnh hơn, diện mạo sáng sủa hơn cha ông mình, nhưng hy vọng ở sự thay đổi từ họ có lẽ sẽ là hão huyền.
Sinh thời, Marx – ông tổ của chủ nghĩa cộng sản – đã nói đại khái rằng, nếu lợi nhuận lên tới 200% thì nhà tư bản sẵn sàng treo cổ cả bố đẻ hắn lên. Lợi nhuận thời Marx nếu so sánh với lợi nhuận của đám quan chức tư bản đỏ ngày nay chắc chỉ đáng mấy đồng bạc lẻ. Địa vị, chức vụ đã gắn liền với tiền bạc, với nhà cửa đất đai, dự án và vô sồ tài khỏan chìm nổi trong các nhân hàng. Rồi vì khối tài sản hàng triệu, hàng tỉ đô la đó, những 4C liệu có treo cổ cả cái dân tộc này lên không?
© Mạc Việt Hồng
© Đàn Chim Việt
-
Liệu có thể trông đợi ở con cháu các cụ?
--
- Tài liệu Wikileaks: Lê Kiến Thành, con trai cố TBT Lê Duẩn, dự đoán Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ bị đào thải! (TTXVA). -
---
cũng COCC
-Tin mới về giáo sư Phạm Minh Hoàng
---
cũng COCC
-Tin mới về giáo sư Phạm Minh Hoàng
VRNs (08.10.2011) - Sài Gòn – Giáo sư Hoàng tự viết đơn kháng cáo lên Toà phúc thẩm, và hiện nay, tiến trình này mới được khởi động. Đó là điều chị Kiều Oanh đã cho phóng viên Thomas Việt, VRNs biết qua cuộc điện đàm. Chị Oanh cũng cho biết, việc thăm nuôi chồng bước đầu gặp khá nhiều thủ tục rắc rối, nhưng đến nay đã gặp được giáo sư Hoàng. Theo chị, giáo sư Hoàng đang tự nghiên cứu để tìm cách bào chữa cho mình.
Cũng theo chị Kiều oanh, trong tuần này, luật sư Trần Vũ Hải sẽ tiến hành thủ tục xin bào chữa cho giáo sư Hoàng.
Trong cuộc trao đổi, chị Oanh cũng cho biết thêm về những quan tâm dấn thân của giáo sứ Hoàng vào việc bảo vệ biển đảo Việt Nam và phản đối việc khai thác boxit tại Tây Nguyên.
Kính mời quý vị cùng theo dõi cuộc trao đổi này.