Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Vì sao Sonadezi xem thường dân?

-- VỤ SONADEZI LONG THÀNH GÂY Ô NHIỄM: Lý do từ chối bồi thường chưa thuyết phục (PLTP).Chiều 4-9, Ban Chỉ đạo điều tra xác minh thiệt hại ô nhiễm do KCN Sonadezi Long Thành (thuộc Công ty Sonadezi Long Thành) gây ra ở khu vực huyện Long Thành (Đồng Nai) đã có buổi tiếp xúc và giải thích rằng việc hơn 140 hộ dân yêu cầu Sonadezi Long Thành bồi thường là không có cơ sở.

Dẫn kết quả khảo sát của Viện MT&TN, ĐH Quốc gia TP.HCM, ban chỉ đạo cho rằng trong số các đơn yêu cầu bồi thường có 141 đơn nằm ngoài phạm vi ô nhiễm do Sonadezi Long Thành gây ra. Tình trạng thiệt hại về cây trái, hoa màu theo liệt kê của những hộ dân này là do tình trạng nhiễm phèn và ngập úng.

Nhiều người dân bức xúc cho rằng lý giải trên là không có cơ sở, bởi trước đây tình trạng nhiễm phèn ở khu vực còn nghiêm trọng hơn nhưng cây trồng vẫn không bị chết. Ngoài ra, người dân đã đầu tư từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng/hộ để lên luống, trồng cây và khu vực không hề xảy ra tình trạng vỡ bờ bao nên ngập úng gây chết cây là chuyện… lạ.

“Viện MT&TN đưa ra nguyên nhân từ chối bồi thường là không thuyết phục. Trong khi đó, Sonadezi Long Thành lại không có thiện chí cùng người dân giải quyết thiệt hại. Chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu bồi thường nhưng cho đến nay, chưa một cuộc họp nào có đại diện của Sonadezi Long Thành tham gia giải quyết. Chúng tôi không yêu cầu hỗ trợ mà Sonadezi Long Thành phải bồi thường những tổn thất đã gây ra cho người dân” - ông Nguyễn Văn Trai, ở ấp 2, xã Tam An, cương quyết nói.

Trước những bức xúc và kiến nghị của người dân, Viện MT&TN và chính quyền xã Tam An, ban chỉ đạo giải quyết vụ việc gây ô nhiễm trên rạch Bà Chèo của Đồng Nai đã thống nhất sẽ tiến hành điều tra lại vùng bị ô nhiễm để đảm bảo quyền lợi cho những người bị thiệt hại nhưng nằm ngoài vùng 114 ha như Viện MT&TN đã công bố trước đó.

Như đã thông tin, việc Sonadezi Long Thành xả thải gây ô nhiễm khiến hàng trăm hộ dân ở huyện Long Thành yêu cầu bồi thường thiệt hại. Có 170 hộ dân yêu cầu đòi bồi thường trên 24 tỉ đồng do thiệt hại về cây trồng, vật nuôi và đánh bắt thủy hải sản. Tuy vậy, ban chỉ đạo cũng từ chối nhận đơn của hơn 140 hộ dân vì cho là nằm “ngoài vùng ô nhiễm”.

 - Vụ Sonadezi Long Thành xả thải gây ô nhiễm: Dân phản đối kết quả xác minh vùng thiệt hại (TN).
- Vụ Sonadezi Long Thành xả thải: Đối thoại với người dân về bồi thường, hỗ trợ (NNVN).---Bắt đầu xác minh lại thiệt hại ô nhiễm do Sonadezi (30/07) --Vụ Sonadezi: Thiệt hại một đàng, thống kê một nẻo SGTT.VN 06.07.2012- Trong khi mức độ thiệt hại do ô nhiễm của Sonadezi Long Thành gây ra còn đang rất tù mù, thì nay, nhiều người dân lại bị giáng thêm một đòn nặng nữa: bị loại ra khỏi phạm vi ô nhiễm do công ty này gây ra!
Việt Nam phải trị bọn "tinh hoa" chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ: Vietnam must tame self-serving elites (SCMP 29-8-12) -- Bài của Jonathan London (do chính tác giả muốn giới thiệu với độc giả của viet-studies) ◄◄
--Vì sao Sonadezi xem thường dân? Tuổi trẻ
TTO - Đó là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc đặt ra với Tuổi Trẻ sau khi đọc bài Sonadezi coi thường dân sáng nay 4-5. Thêm một câu hỏi nữa: Có phải do lãnh đạo Sonadezi ỷ là một đại biểu Quốc hội?
Rất nhiều ý kiến cho rằng việc Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành quá coi thường dân thì trách nhiệm của Tổng công ty Sonadezi Đồng Nai (do bà Đỗ Thị Thu Hằng - đại biểu Quốc hội - làm chủ tịch hội đồng quản trị) ở đâu?

TTO trích giới thiệu một số ý kiến của bạn đọc gửi đến tòa soạn sáng nay.
Người dân kéo đến đòi lấp cống của Sonadezi - Ảnh: Sơn Định
* Với vi phạm này của Sonadezi Long Thành đã tám tháng qua mà vẫn chưa xử lý được thì trách nhiệm của bà đại biểu QH Đỗ Thị Thu Hằng đồng thời cũng là chủ tịch HĐQT tổng công ty ĐN (chủ quản của Sonazdezi Long Thành) là rất lớn.
Hãy hỏi bà Hằng đến khi nào xử lý xong vụ việc, nếu còn chây ỳ thì cử tri có thể kiến nghị Ủy ban Thường vụ QH xem xét tư cách ĐBQH của bà ấy vì đã để công ty của mình làm ô nhiễm môi trường, thiệt hại quyền lợi của dân, coi thường chính quyền sở tại.
Manh Dung
* Tôi thiết nghĩ phải xử lý nghiêm. Vì tôi nghĩ đây chắc chắn có sự ỷ lại rồi. Hi vọng bà Hằng hãy chí công vô tư khách quan và hãy là người có trách nhiệm nhé. Xin tha thiết xử lý đến nơi đến chốn như vụ Vedan đó mới là bình đẳng trước pháp luật, thượng tôn pháp luật. Hãy để chúng tôi tin tưởng Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền.
Nguyen Van Tron
* Không thể nói là bà chủ tịch HĐQT không biết việc làm bậy của công ty thành viên. Là một doanh nhân bình thường đã phải chịu toàn bộ trách nhiệm của công ty mình rồi huống chi đây là một ĐBQH. Làm môi trường mà lại đi phá hoại môi trường, tội này phải xử gấp đôi.
Minh Quý
* Sự việc sai phạm của Sonadezi thì quá rõ, còn lãnh đạo doanh nghiệp đầu tỉnh mà là ĐBQH nữa chứ, thế mà sự việc cứ để kéo dài, vậy vị đại biểu đó có phải là người đại diện cho dân?
Vu Chi Khang
* Tôi nhớ khi vụ Sonadezi mới được phanh phui, bà Hằng đã từng trả lời PV rằng doanh nghiệp của bà luôn làm đúng theo quy định của pháp luật, không có gì gian dối ở đây. Sau đó thì cứ những sự vụ nào liên quan đến Sonadezi là bà "lặn mất tăm". Trách nhiệm của một ĐBQH nằm ở đâu?
Mai Phước Lộc
* Việc xả thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân của Sonadezi đã quá rõ sao chính quyền không xử lý. Một việc lớn, gây bức xúc xã hội như vậy mà sao lãnh đạo Sonadezi lại quá thờ ơ, xem thường, không chỉ với người dân bị thiệt hại mà còn xem thường cả chính quyền địa phương.
Đáng nói hơn nữa khi người lãnh đạo của Tổng công ty Sonadezi lại là một đại biểu Quốc hội, bà Đỗ Thị Thu Hằng. Bà nghĩ sao khi ở cái vị trí do người dân tín nhiệm bầu lên mà bà lại "hắt hủi" người dân đến thế? Chưa kể một đại biểu Quốc hội thì phải làm gương, làm tốt, đằng này lại...
Tôi đề nghị vụ việc này phải làm tới nơi tới chốn. Nếu cấp huyện, tỉnh không xử lí được thì đưa vụ việc lên cấp cao hơn. Không chỉ xử lí vấn đề ô nhiểm môi trường, đền bù thiệt hại cho người dân, mà còn xem lại tư cách đại biểu Quốc hội của bà Hằng.
Thiết nghĩ dù là doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài; dù tư nhân hay quốc doanh; dù ở bất kì vị trí nào trong xã hội cũng phải tuân thủ pháp luật như nhau, không ai có quyền đứng trên pháp luật, và cuộc sống, xã hội chỉ công bằng khi pháp luật được thực thi, thượng tôn.
Thanh Vân
* Theo dõi câu chuyện này, tôi được biết nữ đại biểu này từng nói sẽ gánh ba vai: doanh nghiệp, gia đình và chính trị. Tôi thấy dù ở vai nào mình cũng phải làm tốt nhất khi mình đã ra ứng cử. Và quan trọng hơn khi mình là đại biểu dân cử, một nhiệm vụ mà không phải chỉ trong phạm vi vài doanh nghiệp mong đợi mà đó là của xã hội, của cử tri không chỉ của một địa bàn mà cả đất nước này.
Một người đại biểu là người thay mặt (đại diện) do dân đề cử. Mong chị hãy làm việc vì dân trước hết, lợi ích doanh nghiệp có thể gác lại sau và trường hợp này gác được vì sự bền vững phát triển của Việt Nam thân yêu.
Trong quản trị chúng tôi có biết đây là trường hợp xung đột lợi ích theo một số các chuẩn mực quốc tế điển hình là OECD. Nhưng không có xung đột hoặc giảm đáng kể xung đột khi chị biết lợi ích của nhân dân là lợi ích cao nhất đối với người dân cử. Mong chị gần dân hơn.

Cử tri bức xúc vì Sonadezi chậm bồi thường (Thanh Niên). – Sonadezi coi thường dân (TT). – Người dân yêu cầu Sonadezi “ra mặt” (Lao động).


-Dân kéo đến lấp cống xả thải của Sonadezi
TTO - Sáng 27-4, 13 người dân khu vực rạch Bà Chèo, xã Tam An, huyện Long Thành (Đồng Nai) đã kéo đến cống xả thải của nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Long Thành thuộc Công ty Sonadezi Long Thành để lấp cống.
Người dân cho đất đá vào bao để lấp cống xả thải của Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành - Ảnh: H.M.
Người dân cho hay cống xả của nhà máy đã nhiều năm làm dân chịu cảnh ô nhiễm, bị thiệt hại nặng nề nhưng từ khi bị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) bắt quả tang đến nay, công ty vẫn chưa bồi thường cho dân.
Trước đó vào tháng 2, dân đã từng kéo đến UBND xã Tam An yêu cầu Sonadezi bồi thường thiệt hại.
Khi đó người dân cũng ra điều kiện trong vòng một tháng nếu không được giải quyết thỏa đáng thì dân sẽ lấp cống xả nước của Nhà máy Sonadezi Long Thành. Đến nay vẫn chưa được nghe trả lời từ phía Sonadezi Long Thành nên họ kéo đến lấp miệng cống.
Trước bức xúc người dân, ông Võ Văn Luật - bí thư Đảng ủy kiêm chủ tịch UBND xã Tam An - giải thích xã cũng nóng lòng giải quyết cho người dân nhưng phải chờ tỉnh kết luận, xác định mức độ thiệt hại do Sonadezi gây ra.
Người dân kéo đến miệng cống xả thải của Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành - Ảnh: H.M.
Ông Luật nói ngày 3-5, đại biểu Quốc hội sẽ tiếp xúc cử tri, lúc đó người dân cứ bày tỏ nguyện vọng chính đáng của mình để đoàn đại biểu đôn đốc UBND tỉnh Đồng Nai đưa ra hướng giải quyết thỏa đáng trước các thiệt hại của dân.
Theo thống kê của Hội Nông dân xã Tam An, sau khi Sonadezi Long Thành bị bắt quả tang xả thải, đã có trên 260 đơn của người dân đòi Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi và thiệt hại ngành nghề như chèo ghe bắt tôm, đánh cá… với số tiền hơn 16 tỉ đồng.
Trao đổi với TTO về việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của nông dân bị thiệt hại do ô nhiễm ra sao, ông Trần Văn Quang - phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai - cho biết sau khi Viện Môi trường - tài nguyên đưa ra kết quả xác minh ô nhiễm ở rạch Bà Chèo, đã có nhiều ý kiến yêu cầu xác định tỉ lệ ô nhiễm và cây trồng, vật nuôi của dân bị thiệt hại ra sao để giải quyết cho dân.
Tuy nhiên sau cuộc họp với các cơ quan chức năng đến nay đã hơn một tháng hội cũng chưa biết UBND tỉnh kết luận ra sao nên chưa có cơ sở để trả lời cho dân.





--Sonadezi chấp nhận bồi thường -Đó là thông tin được Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết xung quanh việc Công ty Sonadezi xả thải gây ô nhiễm môi trường
Sáng 9-3, cuộc họp “xác định nguyên nhân, phạm vi, mức độ ảnh hưởng về môi trường trên lưu vực rạch Bà Chèo” nhằm đánh giá, phản biện những kết quả khảo sát của Viện Môi trường - Tài nguyên (ĐH Quốc gia TPHCM) đã được tổ chức tại Đồng Nai với nhiều bên liên quan tham dự.


Con số thiệt hại là có căn cứ khoa học

Theo ông Võ Văn Chánh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) tỉnh Đồng Nai, tại cuộc họp đa số các bên đã đánh giá cao báo cáo của Viện Môi trường - Tài nguyên về kết quả và quá trình khảo sát, xác định nguyên nhân, phạm vi ô nhiễm ở khu vực rạch Bà Chèo, nơi phát hiện Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành (Công ty Sonadezi) xả thải.


Rạch Bà Chèo bị ô nhiễm nặng do nước thải từ nhà máy của Công ty Sonadezi

Bước tiếp theo, Sở TN-MT sẽ nhanh chóng tiếp tục điều tra về mức độ thiệt hại của những người dân nơi bị ô nhiễm và sau đó mới có thể đồng ý mức đền bù cụ thể. “Để làm rõ sai phạm và mức độ gây ảnh hưởng từ việc xả thải của Công ty Sonadezi, Sở TN-MT sẽ đề xuất UBND tỉnh thành lập gấp một ban chỉ đạo để trực tiếp theo dõi các bước điều tra, xác minh sắp tới” - ông Chánh nói.
Cũng theo ông Chánh, có mặt tại cuộc họp với tư cách khách mời, lãnh đạo Công ty Sonadezi đã có ý kiến khá tích cực, khẳng định “sẽ chấp hành mọi điều khoản” khi có kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, phía Sonadezi cũng cho rằng Viện Môi trường - Tài nguyên lấy mẫu nước xả thải từ nơi cho phép xả thải (tức hồ sinh thái - nơi làm loãng chất thải bước đầu, sau đó cho ra môi trường) để xét nghiệm là không công bằng.
Trả lời vấn đề này, đơn vị khảo sát lập luận: Lấy mẫu nước ở nhiều điểm cùng lúc để xét nghiệm là hợp lý. Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng những thông số kết luận của đơn vị khảo sát đưa ra quá… tròn trĩnh. Tuy nhiên, Viện Môi trường - Tài nguyên cho biết những con số được đưa ra là có căn cứ khoa học.
Cố gắng đền bù cho dân sớm
Theo báo cáo khảo sát của Viện Môi trường - Tài nguyên, đơn vị này đã kết luận nhà máy của Sonadezi xả thải ra môi trường làm ảnh hưởng đến một diện tích rộng lớn gần 114 ha. Trong đó, về mặt thủy sản tự nhiên được đánh giá là thiệt hại 100% trong gần 4 năm, kể từ năm 2008; về mặt cây trồng được đánh giá ảnh hưởng 100%; thiệt hại về chăn nuôi gia cầm đối với vịt là gần 63%, với gà là 76%.
Để xác định thiệt hại trên, Viện Môi trường - Tài nguyên đã đưa ra nhiền kịch bản ngoài “thủ phạm Sonadezi”. Tuy nhiên, kết luận cuối cùng vẫn khẳng định “việc Sonadezi xả thải là có căn cứ pháp lý nhất”. Viện Môi trường - Tài nguyên dẫn chứng: Sau khi nhà máy của đơn vị này bị cơ quan chức năng phát hiện xả thải trộm thì nước thải ở đây vẫn được xác định vượt quá nồng độ cho phép, đồng thời các kết quả xét nghiệm trước đó của cơ quan chức năng cũng cho thấy nước thải của Công ty Sonadezi luôn ở tình trạng… thất thường.
Riêng việc ảnh hưởng đến đàn gia cầm cũng như các loại cây trồng của người dân, Viện Môi trường - Tài nguyên cũng không loại trừ các nguyên nhân khác như kỹ thuật, điều kiện nuôi trồng, nguồn giống và dịch bệnh. Tuy nhiên sau khi phân tích, đánh giá, báo cáo của đơn vị khảo sát vẫn khẳng định nguyên nhân chính gây ảnh hưởng là do nhà máy xả thải của Công ty Sonadezi xuống rạch Bà Chèo.
Sau cuộc họp, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai, ông Trần Văn Quang, cho rằng về cơ bản, báo cáo của Viện Môi trường - Tài nguyên là hợp lý  nhưng vẫn còn những điểm chưa thật cụ thể. Chẳng hạn, đơn vị này đưa ra các kịch bản, nguyên nhân nhưng lại không đưa được tỉ lệ cụ thể về các nguyên nhân đó. “Cần khẳng định cụ thể tỉ lệ phần trăm về các nguyên nhân thì người dân mới hiểu được bản chất vụ việc để bảo vệ quyền lợi của mình”- ông Quang nói.
Theo ông Chánh, trong quý II/2012, Sở TN-MT sẽ có kết quả điều tra dựa trên cơ sở các khảo sát, thẩm định của Viện Môi trường - Tài nguyên và sau đó sẽ làm việc với Công ty Sonadezi một cách cụ thể để tiến hành bồi thường cho người dân.


Người dân đòi bồi thường gần 19 tỉ đồng
Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành nhận xử lý nguồn nước thải tập trung cho khoảng hơn 40 doanh nghiệp trong KCN Long Thành. Vào đêm 3-8-2011, trinh sát Cục CSĐT tội phạm về môi trường - Bộ Công an (C49) đã bắt quả tang công ty này xả nước thải trực tiếp ra môi trường. Sau đó, C49 kết luận mức độ ô nhiễm trong nước thải xả ra môi trường của Sonadezi vượt từ 5 đến 10 lần so với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, với khối lượng từ 5.000 m³ đến gần 10.000 m³/ngày đêm.
Theo thống kê của Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai, hiện có tổng cộng 271 hộ dân hai xã Tam An và Tam Phước (huyện Long Thành) đòi Sonadezi bồi thường với số tiền gần 19 tỉ đồng. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa được xác định cụ thể.
Bài và ảnh: Xuân Hoàng


Trạm xử lý nước thải gây thêm ô nhiễm TP - Một công ty ở TP HCM đầu tư 10 tỷ đồng xây Trạm xử lý nước thải ở Đà Nẵng theo hình thức hợp đồng BOO (đầu tư, kinh doanh, sở hữu). Nhưng sau hơn một năm hoạt động, chính trạm này lại gây thêm ô nhiễm nặng hơn.


Đã có kết luận Sonadezi Long Thành gây ô nhiễm  SGTT.VN - Kết luận của viện Môi trường và tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM) gửi cho sở Tài nguyên môi trường tỉnh Đồng Nai ngày 8.3 cho thấy: nguồn ô nhiễm ra rạch Bà Chèo (xã Tam An, huyện Long Thành, Đồng Nai) là do nước thải từ nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Long Thành, thuộc công ty cổ phần Sonadezi Long Thành (gọi tắt là Sonadezi Long Thành).

Một họng xả nước thải của Sonadezi ra 
rạch Bà Chèo. Ảnh: L.Quỳnh

Các nguồn ô nhiễm khác như nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có tính phân tán, tải lượng ô nhiễm nhỏ không đáng kể. Ô nhiễm từ suối Nước Trong đổ ra không làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nước rạch Bà Chèo do sự phân cách khá rõ về ranh giới thủy văn và chế độ dòng chảy giữa hai lưu vực.

Qua nhiều kịch bản phân tích, tính toán phạm vi bị ô nhiễm, theo viện Môi trường và tài nguyên, kịch bản có đầy đủ căn cứ pháp lý nhất để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Sonadezi Long Thành là kịch bản xả thải tại thời điểm Sonadezi bị cục Cảnh sát môi trường (C49) bắt quả tang (rạng sáng 4.8.2011). Theo đó, 113,6ha/682,8ha rạch Bà Chèo bị ô nhiễm bởi Sonadezi. Phạm vi này đã được xác lập trên bản đồ, làm cơ sở cho cơ quan chức năng tiến hành đánh giá, xác minh thiệt hại thực tế.
Trong phạm vi ô nhiễm này, thiệt hại về sản lượng đánh bắt thủy sản tự nhiên là 100% các năm 2008, 2009, 2010 và tám tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân chính là do nước thải Sonadezi Long Thành.
Thiệt hại cây trồng trên cạn (nhóm cây ăn trái) là 100% với cây trồng trên 5 năm tuổi, tính đến đầu năm 2008. Cây trồng dưới 5 tuổi và từ năm 2008 trở về sau, chưa đánh giá cụ thể được mức thiệt hại, cần điều tra tiếp. Tuy nhiên, thiệt hại này do ba yếu tố ngập úng, nhiễm mặn và ô nhiễm nguồn nước, chưa thể phân biệt rạch rồi tỉ lệ % gây thiệt hại do từng yếu tố.
Thiệt hại về chăn nuôi gia cầm, điều tra sơ bộ cho thấy: 62,9% tổng đàn vịt và 76% tổng đàn gà, tính từ 2008 trở về trước. Thiệt hại này có khả năng do nhiều nguyên nhân: dịch bệnh, nguồn giống, điều kiện chuồng trại, kĩ năng nuôi trồng, bên cạnh nguyên nhân nước xả thải ô nhiễm từ Sonadezi Long Thành.
Viện Môi trường tài nguyên cũng kiến nghị cần thành lập ban chỉ đạo đền bù thiệt hại, tiến hành thẩm định thiệt hại cụ thể cho từng hộ dân, để có cơ sở đền bù thỏa đáng cho người dân bị thiệt hại.
Trao đổi với PV Sài Gòn Tiếp Thị, ông Võ Văn Chánh, phó giám đốc sở Tài nguyên môi trường tỉnh Đồng Nai, cho biết: “Sáng nay 9.3 chúng tôi cùng các đơn vị chức năng sẽ họp thống nhất các phương án, tiến độ nhằm xử lý nhanh vụ việc cho bà con bị thiệt hại”.
LÊ QUỲNH
Tin liên quan:
Sonadezi Long Thành phải bồi thường thiệt hại cho dân (TN).- Nước thải của Sonadezi Long Thành gây ô nhiễm rạch Bà Chèo (TN).

-Tối hậu thư cho Sonadezi --(Dân Việt) - 30 người dân ngụ tại khu vực rạch Bà Chèo, xã Tam An, huyện Long Thành (Đồng Nai) bị thiệt hại do Công ty CP Sonadezi Long Thành xả thải bẩn, sáng 27.2 đã đến UBND xã Tam An để đòi công ty giải quyết bồi thường...
Vẫn xả thải làm chết vịt
Khoảng 30 hộ dân trên đã được các cơ quan đoàn thể, UBND xã Tam An tiếp, mời vào phòng làm việc khi họ đến đòi Sonadezi làm rõ trắng đen. Đại diện Huyện ủy, UBND, Mặt trận và Hội ND huyện Long Thành cũng có mặt ngay lúc đó để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các hộ.
Họng xả nước thải của Sonadezi ra khu vực rạch Bà Chèo.
Ngoài những ý kiến phát biểu như trong nội dung đơn của 250 hộ dân tại khu vực rạch Bà Chèo (thuộc các ấp 1, 2, 3 và 4) là từ cuối năm 2006, Công ty CP Sonadezi Long Thành đã xả thải làm hoa màu, cây trái, vật nuôi và ngành nghề truyền thống như nuôi vịt, chèo ghe bắt tôm, cá của cư dân sinh sống tại đây bị thiệt hại nghiêm trọng, hai hộ dân khác đã tố cáo trong khoảng 10 ngày nay nhà máy của công ty này vẫn tiếp tục xả thải bẩn, làm vịt của họ chết la liệt.
Ông Ba Ở và ông Tám Chu cho biết, vừa mua mấy trăm con vịt con về thả nuôi tại khu vực rạch Miễu (tiếp giáp với rạch Bà Chèo), cách họng xả của nhà máy khoảng 500m. Tuy nhiên, vịt của hai hộ này ở trên bờ thì không sao nhưng sau khi xuống ruộng, xuống rạch để kiếm ăn thì nhiều con bỗng nhiên lờ đờ, rồi lăn ra chết. Tính đến thời điểm này, đàn vịt của ông Ba Ở đã chết khoảng 150 con. Còn đàn vịt của hộ ông Tám Chu chết đến hàng chục con. Theo ông Tám Chu và Ba Ở, quan sát trên đồng ruộng và rạch trong những ngày này thấy xuất hiện có màu xanh nhờn, trông rất khác thường.
Ông Huỳnh Ngọc Trai-Chủ tịch Hội ND xã Tam An cho biết: Đây là tình tiết mới phát sinh của vụ việc, Hội Nông dân xã và ngành chức năng của xã Tam An trong ngày 28.2 sẽ trực tiếp xuống hiện trường để khảo sát, xác minh cụ thể như phản ánh của các hộ tại buổi tiếp xúc vào sáng cùng ngày.
Chỉ chờ đúng 30 ngày
Ông Nguyễn Văn Trai - một nông dân bị thiệt hại nặng nề do nhà máy của Sonadezi xả thải gây ra cho biết: Những hộ nông dân bị thiệt hại bởi hành vi xả thải của Sonadezi không thể chờ lâu hơn nữa, đề nghị Sonadezi cần có động thái khắc phục, bồi thường thiệt hại cho dân.
“Không kể các năm trước đó, kể từ khi C49, Bộ Công an bắt quả tang Sonadezi xả thải bẩn ra môi trường tại khu vực rạch Bà Chèo vào khuya ngày 3.8.2011 đến nay, họ đã được tiếp xúc với xã, huyện nhiều lần. Tuy nhiên, lần nào họ cũng giải thích, hứa hẹn sẽ giải quyết nhưng phải chờ…” - ông Trai nói.
Ông Lê Viết Hưng - Giám đốc Sở TNMT Đồng Nai: Tháng 3 sẽ công bố kết quả xác định thiệt hại
Hiện Viện MTTN (Đại học Quốc gia TP.HCM) đang hoàn chỉnh về đánh giá mức độ thiệt hại do nhà máy xả thải của Công ty CP Sonadezi Long Thành gây ra. Sau khi có kết quả của Viện MTTN thì Sở TNMT Đồng Nai sẽ thành lập hội đồng đánh giá kết quả của Viện MTTN. Trên cơ sở này, Sở TNMT báo cáo UBND tỉnh và chính thức công bố vùng, mức độ thiệt hại do Sonadezi Long Thành gây ra. Hạn chót, nội trong tháng 3.2012 này, Sở TNMT Đồng Nai sẽ công bố kết quả .
Tại buổi làm việc, nhiều người dân yêu cầu ghi vào biên bản, hạn chót trong vòng 30 ngày nữa Sonadezi phải giải quyết bồi thường thiệt hại cho dân. Sau 30 ngày kể từ ngày 27.2, nếu vẫn còn im lặng, họ sẽ thuê xe chở đất lấp bít cống xả nước thải của nhà máy…
Ông Nguyễn Văn Ngẫu-Chủ tịch Hội ND huyện Long Thành cho biết: UBND xã, huyện Long Thành đã lắng nghe ý kiến của những người có mặt, ghi nhận đầy đủ các đề đạt, yêu cầu của họ. Chúng tôi sẽ báo cáo trung thực đầy đủ yêu cầu của người bị thiệt hại với cấp có thẩm quyền (Hội ND tỉnh Đồng Nai, Huyện ủy, UBND huyện Long Thành).
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Ngẫu cho biết thêm, Hội ND huyện Long Thành luôn đứng về phía nông dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nông dân. Riêng trong vụ người dân kiện Sonadezi đòi bồi thường thiệt hại, trong những lần tiếp xúc với người bị thiệt hại, ông đều lắng nghe, ghi nhận đầy đủ để báo cáo ngành, cấp có thẩm quyền xem xét, sớm giải quyết thấu tình đạt lý cho người bị thiệt hại, không để họ chờ lâu hơn nữa.


-

>> Xử lý vi phạm về môi trường: Cần trao thêm quyền cho dân

>> Vụ Sonadezi: Dân đòi bồi thường gần 19 tỷ đồng
>> Có thể kiện Sonadezi ra tòa
>> Sonadezi vẫn chưa bồi thường cho nông dân Đồng Nai

Vụ xả nước thải trái quy định ở KCN Long Thành: Gia tăng đơn khởi kiện (GĐ).-GiadinhNet - Nông dân xã Tam Phước tiếp tục đòi Sonadezi Long Thành-đơn vị quản lý KCN Long Thành, bồi thường thiệt hại do xả thải trái quy định.
--Sonadezi tiếp tục xả thải bẩn: Chính quyền chờ giải pháp
Nước thải KCN Long Thành ở hồ sinh thái đen ngòm

Tin từ Hội nông dân xã Tam Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai cho hay vừa có 21 hộ dân nộp đơn yêu cầu Sonadezi Long Thành bồi thường với số tiền 2,7 tỷ đồng, nâng tổng số hộ đòi bồi thường thiệt hại lên 271 hộ với tổng số tiền bồi thường gần 19 tỷ đồng.
Trước đó, 250 hộ nông dân xã Tam An đã gửi đơn đơn đến cơ quan chức năng thông qua Hội nông dân xã Tam An, đòi Sonadezi Long Thành bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, đã 7 tháng trôi qua vẫn chưa có kết quả.
Trong khi 271 hộ nông dân dài cổ chờ cơ quan chức năng và Sonadezi xử lý vấn đề bồi thường thiệt hại, người dân sống xung quanh KCN Long Thành tiếp tục bức xúc với nước thải xả trộm. “Thỉnh thoảng, chúng tôi vẫn ngửi thấy mùi hôi thối khi nước lên. Chắc là KCN Long Thành vẫn còn xả trộm nước thải”-ông Hoàng Anh, trưởng ấp 2 xã Tam An nói hôm 24/2.
Ông trưởng ấp cũng nói thêm, tình trạng hôi thối mùi nước thải xung quanh KCN Long Thành khiến nhiều người dân bức xúc đến độ đòi lấp cống của KCN.
KCN Long Thành bị các trinh sát Cục CSĐT tội phạm về Môi trường (C49)-Bộ Công an bắt quả tang xả trộm nước thải trực tiếp ra môi trường vào đêm 3/8/2011. Từ đó đến nay, cơ quan chức năng, Hội nông dân các cấp của tỉnh Đồng Nai đã vào cuộc, song những hộ nông dân bị thiệt hại từ nước thải xả trộm vẫn 'dài cổ' trông chờ.
Lãnh đạo xã Tam An, nơi KCN Long Thành tọa lạc, nói với PV Gia đình & Xã hội rằng chuyện KCN Long Thành xả nước thải từ lâu và ai nhìn cũng thấy. “Nước thải từ KCN Long Thành xả ra rạch Bà Chèo lâu rồi, dân nhìn thấy nên chúng tôi cũng nhìn thấy. Nhưng chúng tôi chỉ có thể đến lập biên bản rồi chuyển lên trên xử lý, chúng tôi đâu có thẩm quyền” - Chủ tịch xã Tam An, ông Võ Văn Luận, cũng bức xúc.
Đỗ Bá

Giống với phát biểu của bà ĐBQH, mọi người nghĩ sao?
SGTT.VN - Ngày 8.10, trả lời SGTT về việc nước sau xử lý của nhà máy khiến cá, vịt chết, ông Phạm Anh Tuấn, phó TGĐ công ty CP Sonadezi Long Thành (Đồng Nai) nói: “Nói mấy hồ, mấy ha cá chết thì xin lỗi, phải có cơ sở!”. Ông còn cho rằng xử lý nước thải là chuyện... lâu dài!
Ông Phạm Anh Tuấn, phó tổng giám đốc công ty cổ phần Sonadezi Long Thành: "Xử lý nước thải không phải là vấn đề ngày một, ngày hai mà là... lâu dài".
Ảnh: L.Quỳnh
Trong buổi gặp gỡ phóng viên báo đài ngày 8.10, trả lời câu hỏi của phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị "Sonadezi Long Thành có biết chính quyền địa phương, người dân nhiều năm qua đã phản ánh nước sau xử lý của nhà máy đổ ra rạch Bà Chèo khiến cá chết, vịt chết?",, ông Phạm Anh Tuấn, phó tổng giám đốc công ty cổ phần Sonadezi Long Thành (Đồng Nai) nói: “Nói mấy hồ, mấy ha cá chết thì xin lỗi nhà báo, nói phải có cơ sở!”


Theo ông Tuấn, mới nhất đây, cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường (C49) đã mời viện Môi trường và tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM) đánh giá chất lượng nước mặt khu vực rạch Bà Chèo, sông Đồng Nai. Kết quả đánh giá sơ bộ có nhiều nguồn xả thải ra nguồn nước tại đây. “Nên trên cơ sở xem xét các chỉ tiêu nước thải ra từ nhà máy xử lý Sonadezi Long Thành thì không có cơ sở rõ ràng về mức độ ảnh hưởng", ông Tuấn nói.
Thiện chí là... khắc phục hệ thống xử lý
Hiện đã có hơn 200 hộ dân bị thiệt hại khiếu kiện yêu cầu Sonadezi Long Thành bồi thường, công ty có hướng giải quyết như thế nào?
Đến lúc này đã có kết luận của C49 về hành vi vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường của Sonadezi Long Thành. Như đã nói, có rất nhiều nguồn xả thải ra sông rạch khu vực này chứ không chỉ chúng tôi. Do đó chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng, đơn vị khoa học có đánh giá, xem xét mức độ ô nhiễm nước mặt đồng bộ toàn bộ khu vực rạch Bà Chèo, suối Nước Trong và sông Đồng Nai. Trên cơ sở có kết luận chính thức, khách quan của cơ quan chức năng, chúng tôi sẵn sàng thực hiện trách nhiệm theo pháp luật, không từ chối hay lẩn tránh.
Trước những bức xúc hiện nay của chính quyền địa phương và người dân, đến nay Sonadezi Long Thành không hề có động thái thông báo hay có tiếng nói thiện chí nào từ sự cố mình gây ra?
Thiện chí của chúng tôi trong thực tế là đã, đang và sẽ khắc phục, hoàn thiện hơn nữa hệ thống xử lý nước thải. Chúng tôi cũng đã báo cáo tất cả các nội dung với các cơ quan chức năng Còn với người dân khiếu kiện thì phải thực hiện theo đúng trình tự quy định pháp luật nhà nước.
Nước thải chưa xử lý ra môi trường của nhà máy xử lý nước thải tập trung Sonadezi Long Thành.
Ảnh: L.Quỳnh
Trong báo cáo với cổ đông các năm trước đây có nội dung đã nâng cấp nhà máy xử lý lên giai đoạn 2 là 10.000m3/ngày, trong đó có câu “các chỉ tiêu nước thải về cơ bản đạt quy định theo tiêu chuẩn”. Nhưng đến lúc bị C49 bắt quả tang thì công ty cho rằng do sự cố ngoài ý muốn, trong khi vào năm 2009, 2010 nhà máy đã bị các cơ quan chức năng xử phạt tương tự?
Vấn đề ở đây là giấy phép xả thải của chúng tôi là giấy phép xả thải có điều kiện, có lộ trình đến năm 2012. Trên cơ sở đó chúng tôi đã nỗ lực thực hiện các biện pháp nâng cấp cải tạo để làm sao, trong lộ trình đó, đến thời điểm đó đạt được chi tiêu theo quy định. Còn vấn đề nhà máy bị xử phạt thì cũng chỉ là tại thời điểm chứ không phải là mọi thời điểm. Vì trong các quá trình kiểm tra hoạt động của chúng tôi, không phải tại mọi thời điểm từ năm 2009 đến nay, các chỉ tiêu đều bị vượt tiêu chuẩn. Xin lưu ý: chúng tôi bị phạt mỗi năm một lần trong vòng ba năm không có nghĩa là trong cả ba năm chúng tôi đều vượt những chỉ tiêu đó.
Khi đã chấp nhận cho các công ty trong KCN đấu nối vào hệ thống nhà máy xử lý nước thải tập trung của Sonadezi Long Thành, thì không có lý do gì khi bị bắt quả tang nước thải ra môi trường vượt tiêu chuẩn, nhà máy lại đổ lỗi do hệ thống xử lý nước thải của công ty đó bị sự cố?
Việc tiếp nhận nước thải từ các công ty trong KCN là có điều kiện: họ phải có nhà máy xử lý nước thải cục bộ tại đơn vị mình để đảm bảo nước thải đầu ra đúng với tiêu chuẩn nước thải đầu vào nhà máy xử lý tập trung của chúng tôi. Quy định giới hạn tiếp nhận nước thải đầu vào của nhà máy xử lý nước thải tập trung chỉ tiếp nhận chỉ tiêu nhiệt độ <40 độ C, nhưng vào thời điểm đó (bị C49 bắt quả tang - PV) bản thân doanh nghiệp dệt nhuộm cũng đang trong quá trình nâng cấp hệ thống xử lý cục bộ của họ, nên dẫn đến nhiệt độ đưa về nhà máy cao hơn (từ 44 – 48 độ C). Nhiệt độ này không đảm bảo hoạt động của vi sinh vật, dẫn đến làm ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của trạm xử lý nước thải của chúng tôi.
Xử lý nước thải không phải là chuyện ngày một, ngày hai (!)
Phía sau miệng xả của Sonadezi, ao nuôi cá của người dân xã Tam An, huyện Long Thành, Đồng Nai đen ngòm ô nhiễm.Ảnh: L.Quỳnh
Ông giải thích thế nào về việc thực hiện không đúng và đầy đủ các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án KCN Long Thành?
ĐTM là môn khoa học dự báo, hầu hết các dự án khi triển khai đều có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. Công ty trong quá trình triển khai dự án đã có điều chỉnh, tuy nhiên chúng tôi không báo cáo kịp thời với bộ Tài nguyên môi trường để điều chỉnh ĐTM kịp thời.
Báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai mới đây cho rằng việc bộ Tài nguyên môi trường cho phép nhà máy xả thải 24/24 giờ là tạo điều kiện cho việc nhà máy hòa loãng nước sông trước khi đổ ra môi trường, và việc này đã vi phạm quy định của Chính phủ?
Hôm nay chúng ta chỉ trao đổi trên cơ sở kết luận của C49 về hoạt động của nhà máy xử lý nước thải tập trung. Đây là kết quả sau hai tháng điều tra, tập hợp rất nhiều thông tin với các bằng chứng cụ thể. Kết luận C49 không bàn đến vấn đề khác nên chúng tôi sẽ không bàn về vấn đề khác tại đây.
Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh: sự việc đã xảy ra, nhưng quan trọng nhất là chúng tôi rất thiện chí trong khắc phục, cải thiện lỗi. Không phải lúc nào, làm cái gì mình cũng luôn xuôi chèo mát mái, mà có những lúc mình sai vì khách quan và chủ quan, và chúng tôi thừa nhận hành vi đó. Chúng tôi cầu thị, mong muốn khắc phục và chúng tôi đã có hành động khắc phục liền, chứ chúng tôi không chờ đến khi có kết luận mới khắc phục. Và trên cơ sở kết luận của C49, chúng tôi sẽ tiếp tục làm tiếp cho tốt hơn nữa.
Hơn nữa dư luận thì có rất nhiều nguồn. Mình cứ đi giải trình tất cả các tình huống đặt ra thì nó không phải bản chất vấn đề, không thật sự cần thiết. Bản chất vấn đề là nhìn vào bản chất doanh nghiệp là gì, trên cơ sở đó chúng ta đi theo hướng đó.
Theo hợp đồng kinh tế về chi phí xử lý nước thải với các doanh nghiệp sản xuất trong KCN, công ty đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra như thế nào? Còn nếu xử lý không đạt theo đúng hợp đồng, lợi nhuận kinh tế thu được đi đâu?
Chúng tôi là chủ đầu tư, khi thu hút các dự án đầu tư vào, theo quy định nhà nước, nước thải của các doanh nghiệp sản xuất phải đạt tiêu chuẩn và đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của chúng tôi để xử lý trước khi ra môi trường. Và chúng tôi xử lý nước thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn theo quy định nhà nước.
Còn về mức chi phí tính tới các doanh nghiệp sản xuất, chúng tôi thực hiện trên cơ sở tính toán để đảm bảo quá trình xử lý, các phát sinh…, từ đó đảm bảo xử lý đạt theo tiêu chuẩn nhà nước. Chứ không thể đặt vấn đề là: với chi phí như vậy, xả ra như vậy thì ví dụ nếu tiêu chuẩn màu vượt tiêu chuẩn 0,5 lần thì chi phí này tính như thế nào.
Theo ông, tại sao không nên đặt vấn đề theo hướng này?
Bởi trong chi phí thì bao gồm các chi phí chúng tôi xử lý. Trong quá trình xử lý, nếu xảy ra sự cố khiến chỉ tiêu bị vượt tiêu chuẩn thì chúng tôi phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, quan trọng nhất trong xử lý nước thải là: đó không phải vấn đề trong một ngày, hai ngày mà là lâu dài, và nó không phải tại thời điểm hiện tại mà là trong tương lai.

Sonadezi Long Thành bị xử phạt 405 triệu đồng
C49 vừa ra quyết định xử phạt Sonadezi Long Thành 405 triệu đồng do hành vi xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5-10 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 – 10.000 m3/ngày. Đồng thời, công ty này đã thực hiện không đúng, không đầy đủ, không vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt. Theo đó, C49 yêu cầu Sonadezi Long Thành khắc phục hành vi vi phạm, lắp đặt thiết bị quan trắc tự động tại cửa xả trước khi xả ra hồ sinh thái xả ra môi trường, và báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 31.12.2011.
LÊ QUỲNH (GHI)


-Xả thải ra môi trường, Sonadezi Long Thành nói gì?

– Sonadezi Long Thành bị xử phạt 405 triệu đồng (TTXVN). – Vụ Sonadezi xả thải ra sông: Chờ kết luận khách quan mới bồi thường (TT). – Sonadezi Long Thành cam kết khắc phục sai phạm(SGGP). – Sonadezi “hứa” đền bù cho dân nếu có đánh giá khách quan (Dân Trí).Phạt Công ty CP Sonadezi Long Thành 405 triệu đồng về hành vi xả thải (TN).




Lại thêm một kẻ giết sông Đồng Nai* Chủ tịch HĐQT của công ty vi phạm là đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai
Sự thật của Sonadezi
Qua khảo sát trong suốt thời gian dài của các cơ quan bảo vệ môi trường cho thấy, đa phần các doanh nghiệp trong Khu chế xuất (KCX), Khu công nghiệp (KCN) ở Đồng Nai, TP HCM đều đấu nối nguồn nước thải trong quá trình sản xuất, đưa về nhà máy xử lý chất thải tập trung. Thế nhưng điều lạ lùng là mật độ ô nhiễm trên hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn không những không giảm mà mức độ ngày càng nặng. Tại sao lại như vậy? Để làm rõ nguyên nhân, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (Cơ quan phía Nam, Cục C49B – Bộ Công an) đã cắt cử nhiều tổ trinh sát đi khảo sát vấn đề xử lý chất thải tại một số khu công nghiệp trọng điểm.
Miệng cống xả thải của Nhà máy Xử lý nước thải KCN Long Thành
Và thực tế trong quá trình khảo sát điều tra, các trinh sát phát hiện một sự thật đáng buồn ở một số nhà máy xử lý nước thải tập trung, khi đêm về thì cống xả các KCN, KCX có hiện tượng nước thải bẩn liên tục được xả ra môi trường tự nhiên. Và càng đáng trách khi chính các các doanh nghiệp xử lý chất thải này có những hành vi tắc trách, gian dối trong chức trách, phận sự của mình.
Và cũng thật ngạc nhiên hơn khi chỉ trong một đêm 3-8, Cục C49B bắt quả tang Nhà máy Xử  lý nước thải tập trung Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi tại KCN Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) xả đến 9.300m3 nước thải chưa được xử lý với màu nước đen đặc, bốc mùi nồng nặc rồi tống thẳng ra một con rạch Bà Chèo (xã Tam An, huyện Long Thành) nối với sông Đồng Nai. Chính các nhân viên của nhà máy đang vận hành để nước thải ô nhiễm tuôn ra môi trường qua hệ thống cống ngầm thì bị bắt quả tang. Qua kiểm tra sơ đồ nhà máy và đào một số vị trí chôn cống ngầm, các trinh sát phát hiện thủ đoạn xả thải của nhà máy này rất tinh vi, cống ngầm âm sâu khoảng 2-3m dưới đất. Các trinh sát đã đào nhiều điểm có đường cống ngầm.
Trong động thái mới nhất, ngày 8-8, Cục C49B phối hợp với Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TP HCM) đã quay lại nhà máy để tiến hành lấy mẫu nước tại khu vực bể lắng lọc và mẫu nước sau xử lý tại cửa xả ra rạch Bà Chèo để phân tích, so sánh với mẫu đã thu giữ trước đó. Cục C49B sẽ xem xét lại toàn bộ quá trình vận hành nhà máy, xử lý nước thải, kiểm tra khu vực van xả từ hồ sinh thái (có dung tích chứa 3.500m3 nước thải) ra rạch Bà Chèo để phục vụ công tác điều tra.
Còn ở một diễn biến khác, đã có ít nhất 11 hộ dân ở xã Tam An, huyện Long Thành vừa gửi đơn khiếu nại lên chính quyền địa phương nhằm yêu cầu Nhà máy xử lý nước thải Sonadezi ở KCN Long Thành bồi thường cho họ về những thiệt hại môi trường. Và hàng chục hộ dân khác ở xã này cũng đang lên kế hoạch gửi đơn khiếu nại. Một người dân sinh sống ở đây cho biết: Chúng tôi sống cách con rạch Bà Chèo hơn 200m nhưng thở không nổi do nước thải bốc mùi gây ô nhiễm. Nhiều vườn cây ăn trái, gia cầm ở đây cũng sống không nổi vì hơi nóng bốc lên từ nước thải và mức ô nhiễm quá cao.
Theo ghi nhận của phóng viên, rạch Bà Chèo vốn là nguồn nước chính phục vụ khoảng 500ha đất nông nghiệp ở xã Tam An, huyện Long Thành. Đi ngược dòng rạch này (cách nhà máy khoảng 1km), đến khu dân cư ấp 2 xã Tam An, chỗ nào cũng thấy con rạch đen ngòm, nhớt bám dày cợm trên lớp bùn, dưới những gốc dừa nước là lớp váng dầu, hóa chất còn lưu lại.
Đến sự thật ở KCX Linh Trung I
Tương tự như vụ việc tại khu công nghiệp Long Thành là hành vi xả nước thải chưa qua xử lý tại Nhà máy Xử lý chất thải tập trung của Khu chế xuất Linh Trung I thuộc phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM.
Dòng nước đen ngòm, hôi nồng nặc trên con rạch Bà Chèo
Vào một đêm giữa tháng 7-2011, tổ trinh sát Cục C49B đã mai phục bắt quả tang Nhà máy Xử lý chất thải tập trung của KCX Linh Trung I đang xả nước và bơm bùn thải chưa qua xử lý từ bể 201A và bể 201B ra môi trường tự nhiên. Tại thời điểm kiểm tra, hai bể này đều có gắn 1 đến 2 máy bơm, được điều khiển bằng 4 công tắc điện đặt trong phòng vận hành máy xử lý nước thải.
Qua đấu tranh, hai ông Nguyễn Hữu Ái, Nguyễn Đăng Huy là nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải khai nhận: Hàng ngày, sau khi tiếp nhận nước thải từ các nhà máy sản xuất đưa về hồ lắng tụ, đến khoảng thời gian từ 1-2 giờ sáng hôm sau thì tổ vận hành bơm nước thải, bùn thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường, lưu lượng 18m3/giờ. Việc làm sai trái của tổ vận hành là do Ban Quản ký nhà máy và Tổ trưởng Đoàn Hồng Phong chỉ đạo, nhằm là giảm chi phí mua hóa chất xử lý chất thải nguy hại từ các nhà máy đưa về.
Nước thải độc hại!
Qua tìm hiểu được biết, Nhà máy Xử lý nước thải tập trung Công ty CP DV Sonadezi (thuộc Tổng Công ty Phát triển KCN – Sonadezi, chủ đầu tư KCN Long Thành) có công suất thiết kế 10.000m3/ngày đêm (gồm 2 module), thu gom nước thải (chủ yếu là các DN dệt nhuộm, chiếm tới 80% lưu lượng nước thải tiếp nhận) của 42 DN trong KCN để xử lý theo công nghệ hóa lý kết hợp xử lý sinh học bùn hoạt tính hiếu khí.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) Đồng Nai về vụ xả thải của Sonadezi tại KCN Long Thành thì lẽ ra theo nguyên tắc nước thải phải qua công đoạn khử trùng, từ 2 module theo 2 đường ống chảy vào hồ tập trung vào hồ hoàn thiện diện tích 2.400m2. Nước thải được xử lý ở đây tiếp tục chảy qua hồ sinh thái, tới 1 hố ga đạt chuẩn rồi mới chảy ra Rạch Bà để tới sông Đồng Nai. Tuy nhiên tại thời điểm kiểm tra, các bể xử lý vi sinh hư hỏng, đường ống dẫn hóa chất vào bể khử trùng không hoạt động.
Cty CP DV Sonadezi trần tình rằng, do nước thải của một số doanh nghiệp dệt nhuộm có lưu lượng xả thải lớn, nhiệt độ, độ màu vượt quá giới hạn làm ảnh hưởng đến công đoạn xử lý sinh học của hệ thống xử lý nước thải tập trung. Vì vậy công ty phải cải tạo nâng cấp module 1. Trong quá trình nâng cấp nên chất thải chưa đạt.
Được biết nước thải sinh ra từ dệt nhuộm thường có nhiệt độ cao, độ pH lớn, chứa nhiều loại hóa chất, thuốc nhuộm khó phân hủy, độ màu cao. Nếu không được xử lý, cực kỳ độc hại cho nguồn nước.
Nói về vấn đề trên, ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở TN&MT Đồng Nai cho rằng, đây là việc làm không đúng quy định khi tự ý cải tạo hệ thống xử lý thải mà không báo cáo cơ quan chức năng, cũng không làm việc để các DN giảm nguồn thải tránh quá tải. Cũng cần phải nhắc, khi hệ thống xử lý thải chưa hoàn thiện thì Cty vẫn tiếp nhận để xử lý mà không đảm bảo, lại vẫn thu tiền phí của DN cũng có vấn đề. Cty này ký hợp đồng xử lý nước thải với các DN với giá 0,32 USD/m3 tính trên 80% khối lượng nước cấp.
Hệ thống lại các sai phạm của Cty CP DV Sonadezi cho thấy vào năm 2009, đã bị xử phạt 17 triệu đồng bởi hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn từ 2-5 lần. Đến năm 2010, Cty bị phạt 31 triệu đồng vì không thực hiện đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, quản lý vận chuyển xử lý chất thải nguy hại không đúng quy định, xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-5 lần. Chưa kể, vào tháng 2-2011,  Cty bị Thanh tra Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường) phạt 75 triệu đồng vì xả thải vượt quy chuẩn dưới 2 lần. Điều đáng buồn khi KCN Long Thành vốn được xem là có nhà máy xử lý thải sớm nhất đi vào hoạt động, từng được đánh giá rất cao trong số hàng chục KCN ở Đồng Nai.
Điều đáng trách hơn nữa khi dù đã bị cơ quan chức năng phản ánh nhiều lần về hành vi xả nước thải chưa qua xử lý, thế nhưng người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp này, bà Đỗ Thị Thu Hằng (đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty phát triển KCN Sonadezi) vẫn một mực cho rằng Sonadezi không có hành vi gian dối(?!). Liệu bà Hằng trước khi trở thành đại biểu Quốc hội, trong những lần đi tiếp xúc cử tri để vận động ứng cử có biết hay không những tâm tư nguyện vọng của những hộ dân ở xã Tam An về việc chính doanh nghiệp của bà xả chất thải độc hại ra môi trường hay không? Trách nhiệm của bà với tư cách đại biểu Quốc hội ra sao khi ngay chính bản thân doanh nghiệp của mình gây ô nhiễm môi trường? Liệu chính quyền địa phương có ưu ái, nhún nhường hay không?
Bài toán nan giải
Nhìn từ vụ việc xả nước thải độc hại ở KCN Long Thành và KCX Linh Trung I mới thấy rằng, tình trạng một số nhà máy xử lý chất thải trong KCN, KCX có nhiều thủ đoạn lén lún đổ ra môi trường là khá nan giải.
Theo nhận định của cơ quan chức năng, trên lưu vực sông Đồng Nai có 95 doanh nghiệp có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại. Một số doanh nghiệp trong số này đã lợi dụng chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại để ký hợp đồng với nhiều đơn vị chủ nguồn thải vượt công suất của nhà máy. Cuối cùng, chính các doanh nghiệp đó lại tìm mọi cách né tránh hoặc trì hoãn việc xử lý nước thải và cũng nhằm mục đích hạn chế chi phí.
Cảnh sát môi trường kiểm tra cống ngẩm xả nước thải chưa qua xử lý của Nhà máy Sonadezi
Qua ghi nhận tại các KCN-KCX lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn cho thấy lượng nước thải công nghiệp ước tính khoảng 1 triệu m3/ngày, đêm (chiếm 35% tổng lượng nước thải trên toàn quốc), trong đó có hơn 75% xả trực tiếp ra môi trường, không qua một bước xử lý nào. Đấy là chưa kể chất lượng nước thải sau xử lý vẫn chưa đạt yêu cầu và chưa ổn định. Nhiều nơi có nhà máy xử lý nước thải, nhưng thực chất không hoạt động vì không có kinh phí, hoặc hoạt động đối phó với đoàn kiểm tra nhằm hạn chế chi phí, tăng lợi nhuận. Mặt khác, còn nhiều cơ sở sản xuất vẫn chưa đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT), trên lưu vực sông Đồng Nai có 102 KCN-KCX với tổng diện tích tự nhiên đạt 33.311ha. Điều đáng bàn là kết quả điều tra khảo sát tại hầu hết các KCN-KCX ở Đồng Nai và TP HCM đã thấy các chỉ tiêu về BOD, COD, colifirm, tổng chất rắn lơ lửng, phốt pho tổng, amoniac, kim loại nặng đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Đây chính là nguồn gây ô nhiễm môi trường tại các lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn. Chỉ tính riêng hệ thống sông Đồng Nai, mỗi ngày phải nhận 1.740.000m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5, 1.789 tấn COD, 104 tấn nitơ, 15 tấn phoostpho và kim loại nặng…
Hiện nay, chất thải chủ yếu được xử lý bằng các thiết bị đơn giản hoặc đổ lẫn vào các chất thải sinh hoạt, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân sinh sống xung quanh. Không những vậy, các thiết bị kỹ thuật và chất lượng xử lý nước thải ở các KCN-KCX trên lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn còn quá cũ kỹ, lạc hậu. Các hệ thống lọc khí thải, bụi tại các KCN-KCX, các nhà máy còn rất hạn chế, sơ sài, mang tính đối phó và thậm chí không hề có.
Bên cạnh đó, một số tổ chức cá nhân được cấp phép hành nghề thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải lại vi phạm quy định về quản lý chất thải, như: Ký hợp đồng với các doanh nghiệp không có chức năng xử lý chất thải. Sử dụng phương tiện vận chuyển không chuyên dụng. Không xử lý, phân loại chất thải theo quy định mà cho chôn lấp, hoặc lén lút đổ vào khu vực đất trống nhằm giảm chi phí xử lý. Mà điển hình là trường hợp của Công ty Sonadezi trong lần vi phạm này. Cũng cần phải nhắc lại cách đây 3 năm về trước, chính công ty này từng lưu giữ trái phép 5.300 tấn chất thải nguy hại. Hay như trường hợp Công ty TNHH Sông Xanh đã chôn lấp hơn 4.600m3 chất thải và cát nhiễm dầu…
Chính những tác hại từ việc xử lý chất thải KCN không đúng quy trình nên Cục C49B đã từng kiến nghị lãnh đạo tỉnh, thành phố thuộc Ủy ban Bảo vệ môi trường hệ thống lưu vực sông Đồng Nai cần nghiên cứu, xem xét quy hoạch khu xử lý chất thải (rác thải sinh hoạt, chất thải nguy hại…) tập trung quy mô lớn, không quy hoạch dàn trải nhỏ lẻ, khó kiểm soát nhằm chống ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai. Cục C49B cũng đã đề nghị lãnh đạo Bộ TN&MT xem xét lại các đơn vị đã được cấp phép thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại có thực lực xử lý hay không, tránh tình trạng lợi dụng giấy phép vận chuyển, xử lý để đưa đi đổ ở nơi đồng ruộng, ao hồ, ở rừng rậm nơi không có dân cư hoặc đào hố chôn lấp chất thải nguy hại tại khuôn viên của doanh nghiệp.
Chính từ những kiến nghị này, nên chăng đã đến lúc thành lập một hiệp hội xử lý rác thải trong các KCN-KCX để vừa có lợi cho các doanh nghiệp và vừa bảo vệ môi trường, tăng cường các hoạt động kiểm soát các cơ sở xử lý rác thải, không để các doanh nghiệp này lợi dụng để có những hành vi tắc trách và gian dối!
Bài, ảnh: Thế Vinh

-Nguồn:Lại thêm một kẻ giết sông Đồng Nai

--Không ngượng miệng!
TT - Bộc bạch trên Tuổi Trẻ ngày 10-8, chủ tịch Hội Nông dân xã Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai Huỳnh Ngọc Trai thú thiệt là ông “trả lời dân mà thấy ngượng miệng quá”.
Ông ngượng cũng phải, vì thấy nông dân của mình suốt bao năm nay trân mình chịu đựng thiệt hại từ việc xả nước thải ô nhiễm từ nhà máy xử lý nước thải Sonadezi tại Khu công nghiệp Long Thành mà chẳng biết phải bênh vực thế nào.
Di hại môi trường từ Sonadezi: Rạch Bà Chèo đen ngòm, hôi nồng nặc - ảnh Uyên Thư
Bức xúc quá, ông mang cái danh “chủ tịch hội nông dân xã” của mình ra đề nghị cơ quan chuyên môn kiểm nghiệm chất lượng nước thải của khu công nghiệp với hi vọng tìm bằng chứng giúp dân, ngờ đâu kết quả lại “có màu, có mùi nhưng nằm trong ngưỡng cho phép”. Cơ quan chuyên môn kết luận vậy, ông dù có không tin cũng không thể thưa lại khác hơn với bà con. Thế nên khi bà con vặn lại “ở ngưỡng cho phép sao cá tôm chết?”, dĩ nhiên là ông cứng họng, ngọng miệng.
Trước ông một ngày, cũng trên Tuổi Trẻ, ông Hoàng Văn Bảy - cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và môi trường - trả lời tỉnh bơ “nếu không cấp phép họ vẫn cứ xả”, khi được hỏi phải chăng việc bộ cấp phép cho Sonadezi xả thải khi chỉ tiêu về độ màu chưa đạt tiêu chuẩn là tiếp tay, hợp thức hóa vi phạm.
Và cái “lẽ” được nhà quản lý này đưa ra rất rành rọt: “Vấn đề của cấp phép là để buộc việc vận hành nhà máy phải theo lộ trình, phải kiểm tra về các chỉ tiêu đảm bảo theo giấy phép, còn nếu không cấp phép thì việc xả thải vẫn diễn ra. Trước đó họ vẫn xả thải, nay nói đơn giản là trước khi có phép đơn vị này cũng xả thải rồi”.
Nghĩa là hiểu theo cách lý giải của ông, bộ cấp phép xả thải cho nhà máy Sonadezi để buộc đơn vị này có động lực khắc phục chỉ tiêu chưa đạt về độ màu và cũng để công ty khỏi mang tiếng xả thải không phép. Và theo ông, việc cấp phép khi độ màu chưa đạt chuẩn là bất khả kháng, nếu không cấp phép thì các chỉ tiêu khác có khi còn tệ hơn, thậm chí tình trạng xả thải xấu hơn. Nếu hiệu quả của việc làm “bất khả kháng” ấy đúng như ông nói thì may mắn quá. Đằng này hậu quả thế nào thì đã sờ sờ ra đó!
Một điều đáng nói khác là trả lời báo chí sau “sự kiện Sonadezi Long Thành”, hai lãnh đạo cao nhất của Tổng công ty Sonadezi - công ty mẹ, đều rất tự tin khẳng định rằng Sonadezi luôn làm đúng quy định pháp luật là “không xả trộm”.
Luôn làm đúng pháp luật mà ba năm bị phạt hành chính đến bốn lần vì xả nước thải vượt chuẩn? Không xả trộm thì sao phải đợi lúc nửa đêm? Hệ thống bị hư hỏng ư? Hư sao không báo cáo để cơ quan chức năng giám sát mà đợi đến lúc bị “túm” mới khai?
Để bảo vệ môi trường, không thể chỉ có cam kết, có hô hào mà đòi hỏi mỗi người, mỗi cơ quan, doanh nghiệp phải chứng minh ý thức bảo vệ môi trường của mình bằng hành động cụ thể, hằng ngày. Chứ cái kiểu nói một đằng làm một nẻo mà không biết ngượng miệng như các vị vừa kể trên, để cho ông chủ tịch hội nông dân xã phải ngượng thay như thế thì tình trạng ô nhiễm môi trường biết bao giờ cải thiện!
NGUYỄN TRIỀU
...
Trộm môi trườngNông Nghiệp
Sonadezi quanh co phủ nhận trách nhiệmThanh Niên- Dân yêu cầu Sonadezi bồi thường hàng trăm triệu đồng (PLTP).- Sonadezi xả thải, 37 hộ dân nộp đơn đòi bồi thường: Làm sao tránh “vết xe đổ” Vedan? (SGTT).  – Sông Đồng Nai… hết sống nổi? (Tầm nhìn). Đầm Hồng chưa kịp hồi sinh lại bị “bóp cổ” (LĐ).-Sài gòn Giải Phóng -Tiền Phong Online

Tổng số lượt xem trang