Vừa qua, Petrotimes nhận được phản ánh về tình trạng lún, nghiêng tại khu tập thể Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội. Theo ghi nhận của phóng viên, khu tập thể Ngọc Khánh đi vào sử dụng từ năm 1981, theo thời gian các căn hộ 5 tầng tại khu A1,A2,B1 đều nằm trong tình trạng xuống cấp. Nặng nhất là dãy nhà B2 có hiện tượng lún nghiêng hẳn về phía đường Nguyễn Chí Thanh.
Qua tìm hiểu, một người dân sinh sống từ những ngày đầu tiên tại dãy B2 cho biết, tình trạng lún nghiêng xảy ra ngay sau khi ngôi nhà đi vào sử dụng, nguyên nhân chính có thể do đơn vị thi công không tốt ngay từ khâu đào móng. Sau 10 năm, chỉ có một lần duy nhất vào năm 1990 dãy nhà được “khắc phục” bằng cách đập đi 2 tầng trên cùng để giảm tải trọng cho ngôi nhà.
Cách đây 4 năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 34/2007/NQ-CP về cải tạo xây dựng chung cư cũ. Kể từ đó, để cải tạo tình trạng xuống cấp, lún nghiêng tại tập thể B2, Ngọc Khánh đã có nhiều nhà đầu tư đến đo đạc, lấy ý kiến người dân, có sự thỏa thuận, giao đất… nhưng vẫn chưa thể tiến hành, triển khai vì có nhiều vướng mắc.
Trước tình trạng lún nghiêng đã tồn tại đến 30 năm, theo ông Nguyễn Văn Quýnh, tổ trưởng tổ dân phố khu tập thể Ngọc Khánh cho biết: “Nguyên nhân chính nằm ở phía các nhà đầu tư không được sự đồng thuận từ phía người dân. Chủ đầu tư thì mong muốn có lợi nhuận tối đa nên khi lập quy hoạch thường vượt quy chuẩn về mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất”.
“Như năm ngoái đã có nhà đầu tư muốn xây một chung cư gần 20 tầng, trong khi bản thiết kế thi công lại thuộc dạng “siêu mỏng” và cũng một phần từ quy định hạn chế xây nhà cao tầng ở trung tâm Hà Nội. Nếu xây dựng công trình thấp các nhà đầu tư sẽ lỗ”.
Chưa kể đến việc các doanh nghiệp chỉ quan tâm thực hiện có mục đích sinh lợi, không để ý đến quyền lợi của người dân như: sẽ di dời đi đâu, cơ chế về bồi thường… Chính sách khuyến khích các hộ gia đình di chuyển tới các dự án nằm quá xa trung tâm và năng lực tài chính cũng như kinh nghiệm của một số chủ đầu tư chưa đáp ứng được các yêu cầu khi triển khai đồng bộ có quy mô lớn.
Cơ chế về bồi thường, giải phóng mặt bằng mới chỉ khuyến khích các chủ sở hữu căn hộ chung cư cũ được tái định cư tại vị trí cũ mà chưa có cơ chế, chính sách thỏa đáng khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân di chuyển tới các dự án ngoài khu vực trung tâm. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các chủ sở hữu căn hộ thiếu tin tưởng về tính công khai, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư. “Ai chẳng muốn một chỗ ở tốt, quan trọng là các nhà đầu tư phải có quy hoạch rõ ràng, làm tròn trách nhiệm”, ông Quýnh cho biết thêm.
Mạnh Kiên
30 năm sống trong “tập thể nghiêng”
---
-Chuyện ghi ở “xóm tâm thần”... (ĐĐK 2-11-11)
- Sáu công nhân bị điện giật (chết): Cả xóm trắng khăn tang (PLTP). – Bàng hoàng lời kể nhân chứng vụ tai nạn chập điện làm 6 người chết (Dân Trí). – Có thể khởi tố vụ 6 lao động bị điện giật chết (Thanh Niên). – Lời kể của người sống sót trong vụ điện giật (Tuổi Trẻ).
- Xót xa lễ cầu siêu cho thai nhi bị chối bỏ (NĐT).- Nhiêu khê bảo hiểm y tế (TN).
- “Tảo thanh” phần mềm lậu (NLĐ). - Sử dụng “chui” phần mềm trị giá 4 tỷ đồng (DT).- Kiến nghị kết thúc dự án 5 triệu ha rừng (Thiennhien). – Cách phạt phá rừng mới lạ ở Thừa Thiên Huế.
- “Người tiền sử” – từ hang đá về… thủ đô! (LĐ).
- Gạo đến anh em Rục – (Cu Làng Cát).
-Cảnh giác “người ở Lào” đi bán bột ngọt
- Thảm họa bùn đỏ Hungary : Chính quyền và tập đoàn quản lý nhà máy bauxite bị quy trách nhiệm – (RFI).