- Dân đánh cá bất hợp pháp người Trung Quốc cột tàu lại với nhau bằng dây thừng để thoát khỏi cảnh sát biển Hàn Quốc (bauxitevn)
Ngư dân Trung Quốc trang bị gậy gộc đánh bắt cá bất hợp pháp ở vùng biển Hàn Quốc cố tránh bị bắt bằng cách dùng dây thừng cột thuyền lại với nhau.
Vụ việc xảy ra tại biển Hoàng Hải, ngoài khơi bờ biển phía Nam Hàn Quốc, gần thành phố phía Tây Nam Buan [Gunsan? – Người dịch]. Trong 3 ngày, cảnh sát biển Hàn Quốc đã trừng trị thẳng tay việc đánh bắt cá bất hợp pháp của tàu Trung Quốc.
Lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc đã huy động 12 tàu, 4 trực thăng và một đội quân tinh nhuệ trang bị vũ khí để vây bắt 10 tàu đánh cá bất hợp pháp của Trung Quốc.
Chạy trốn luật pháp: Ngư dân Trung Quốc quây thuyền lại để tránh bị cảnh sát biển Hàn Quốc bắt giữ
Tuyệt vọng: ngư dân Trung Quốc (trái) cố chống trả lính biệt kích Hàn Quốc bằng gậy gỗ, trong khi một cảnh sát biển (phải) nhìn số cá bị tịch thu
Ảnh chụp từ trực thăng cho thấy lính biệt kích áp sát tàu cá Trung Quốc bằng thuyền cao su.
Trong khi lính Hàn Quốc lên tàu, ngư dân Trung Quốc tự vệ một cách vô ích trước vũ khí tự động của lính Hàn bằng chày gỗ.
Cuộc trừng trị diễn ra tại vùng biển nơi mà tàu cá Trung Quốc thường xuyên cố xâm nhập để đáp ứng nhu cầu hải sản ngày càng tăng trong nước.
Năm ngoái, va chạm đã xảy ra giữa thủy thủ đoàn của một tàu cá Trung Quốc và tàu tuần duyên của Hàn Quốc, làm một ngư dân chết và hai người mất tích.
Vây bắt: Lính biệt kích lên tàu cá Trung Quốc như một phần của cuộc trừng trị thẳng tay việc đánh cá phi pháp kéo dài ba ngày trên biển Hoàng Hải
Vụ việc xảy ra khi lực lượng cảnh sát biển cố ngăn chặn tàu Trung Quốc đánh bắt cá bất hợp pháp. Đoạn phim ghi lại bởi cảnh sát biển Hàn Quốc cũng cho thấy các sĩ quan đánh nhau với ngư dân trang bị bằng các thanh kim loại.
Bốn cảnh sát biển bị thương trong cuộc xô xát này.
Và tại vùng biển lân cận, xung đột giữa hai tàu tuần duyên Nhật Bản và một tàu cá Trung Quốc vào tháng 9, 2010 đã gây ra một cuộc tranh cãi ngoại giao quyết liệt.
Được biết đây là vùng biển thường xảy ra xung đột giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Năm ngoái, Bắc Triều Tiên, nổi giận trước cuộc tập trận bắn đạn thật giữa Mỹ và Hàn Quốc gần bờ biển nước này, đã nã pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc.
Tất cả buộc lại với nhau: Tàu cá Trung Quốc (trái) cố tránh cuộc vây bắt của cảnh sát biền Hàn Quốc tại biển Hoàng Hải (phải)
L. M.
Nguồn: dailymail.co.uk
- - Hàn Quốc bắt 5 tàu cá Trung Quốc(NLĐ). – Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp:Illegal fishing by Chinese (Korea Times). – S. Korea seizes 3 Chinese trawlers over illegal fishing(Yonhap News).
.-Philippines asks South Korea for military help
MANILA (AFP) - Philippine President Benigno Aquino asked his visiting counterpart from South Korean on Monday for aircraft, boats and other hardware to help boost his country's military, amid rising tensions with China.
Tàu tuần tra của Hàn Quốc (màu trắng ở phía xa) đuổi theo một nhóm tàu cá Trung Quốc hôm 16/11. Các tàu này quây lại với nhau để tránh sự truy đuổi. Ảnh: AFP |
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc điều thêm tàu tuần tra và trực thăng tới để trấn áp các tàu cá Trung Quốc. Ảnh: AFP |
Một xuồng máy cao tốc chở một toán lính đặc nhiệm của Hàn Quốc áp sát tàu cá Trung Quốc. Ảnh: AFP |
Các ngư dân Trung Quốc tỏ ra không hợp tác, bất chấp sự xuất hiện của nhóm đặc nhiệm. Ảnh: AFP |
Nhóm đặc nhiệm của Hàn Quốc sau đó nhanh chóng tiến lên các tàu của "hạm đội" Trung Quốc. Ảnh: AFP |
Lực lượng cảng sát biển của Hàn Quốc có mặt sau đó. Trong ảnh là một cảnh sát biển Hàn Quốc đang giám sát việc thu giữ số cá mà ngư dân Trung Quốc đáng bắt được trong vùng biển của Hàn Quốc. Ảnh: EPA |
Bản đồ vùng biển Hoàng Hải và đánh dấu hai khu vực xảy ra các vụ việc mà giới chức Hàn Quốc tố cáo tàu cá Trung Quốc xâm phạm trong thời gian qua. Đồ họa: Wikipedia |
Nhật Nam
Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc phá 'trận địa' của hành chục tàu Trung Quốc, bắt tổng cộng 15 tàu cá và hơn một trăm ngư dân Trung Quốc vì xâm phạm lãnh hải.
Bản đồ vùng biển Hoàng Hải và đánh dấu hai khu vực xảy ra các vụ việc xâm phạm trái phép của tàu cá Trung Quốc trong thời gian qua. Đồ họa: Wikipedia |
Các thông tin trên đây được báo chí Hàn Quốc đưa tin rầm rộ trong những ngày qua. Tuy nhiên phía Trung Quốc chưa có phản ứng chính thức nào.
Khoảng 16h25 hôm 19/11, một tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Jeju, Hàn Quốc, ngăn chặn một tàu cá Trung Quốc và sau đó đưa tàu này về gần đảo Jeju để điều tra, tờ JoongAng Ilbo của Hàn Quốc đưa tin. Vụ việc xảy ra ở địa điểm cách đảo Chuja của Hàn Quốc khoảng 12 km về phía tây bắc, và cách đảo Jeju khoảng 50 km về phía tây.
Tuy nhiên, chiếc tàu cá bị bắt đã kêu gọi sự trợ giúp và 25 tàu cá khác của Trung Quốc đáp lại bằng cách dàn "trận địa" đe dọa Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc, đồng thời đòi thả chiếc tàu đồng hương. Các thủy thủ Trung Quốc thậm chí khua rìu, ống nước bằng đồng và gậy tre trên boong tàu của họ, JoongAng Ilbodẫn lời Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc.
Trước diễn biến này, phía Hàn Quốc buộc phải điều thêm 12 tàu tuần tra và hai trực thăng tới trấn áp. Hai tàu cá nữa của Trung Quốc sau đó bị bắt, nhưng các thủy thủ trên hai tàu này đã chạy trốn sang các tàu bạn. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc truy đuổi các tàu Trung Quốc nhưng bất thành do thời tiết xấu. Giới chức Hàn Quốc cho hay 5 lính nước này bị thương nhẹ sau vụ việc. Hiện chưa rõ có bao nhiêu thủy thủ Trung Quốc bị bắt.
Các ngư dân Trung Quốc dùng dây buộc các tàu cá lại với nhau để gây khó khăn cho việc truy đuổi của tàu tuần tra Hàn Quốc hôm 16/11. Ảnh: AFP |
Đây là lần thứ hai các tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Hàn Quốc chỉ trong vòng 3 ngày. Trước đó, vào ngày 16/11, 126 ngư dân và 12 tàu cá của Trung Quốc đã bị bắt giữ khi hoạt động trái phép gần đảo Ochong, gần thành phố Gunsan, tỉnh Bắc Jeolla của Hàn Quốc. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc đã phải huy động 12 tàu tuần tra, 4 máy bay và 20 lính đặc nhiệm có vũ trang mạnh với súng K5, lá chắn và súng phóng lựu.
Theo tờ Chosun Ilbo, khoảng 200.000 tàu cá của Trung Quốc được cho là đang hoạt động trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của Hàn Quốc, bất chấp việc 1.762 tàu cá của Trung Quốc đã được cấp phép đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc và thu được 65.000 tấn cá các loại. Giới chức Hàn Quốc đang cân nhắc những biện pháp mạnh tay hơn để ngăn chặn các hoạt động trái phép của tàu cá Trung Quốc.
Nhật Nam
- Hàn Quốc vây bắt 26 tàu cá Trung QuốcTT - Hàn Quốc đã huy động lực lượng hải quân chống cướp biển Somalia để vây bắt tập thể 26 tàu cá Trung Quốc.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, trong hai ngày 16 và 17-11, Hàn Quốc đã huy động hai tàu tuần tra loại 3.000 tấn, bốn máy bay trực thăng và 20 đặc nhiệm để bao vây 26 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng biển cách tỉnh Jeolla 126km.
Tờ JongAng Ilbo cho biết các tàu cá Trung Quốc đã qua mặt cảnh sát tuần tra bằng cách giả dạng các tàu Hàn Quốc. Khi bị lực lượng hải quân Hàn Quốc phát hiện, các ngư dân Trung Quốc đã dùng kiếm, gậy và rìu sắt để chống trả quyết liệt.
“Cách duy nhất để họ chấm dứt hành động này là thực thi những biện pháp cứng rắn - báo Chosun Ilbo nhận định - Nếu các ngư dân này dùng vũ lực để đáp trả, chúng ta buộc phải bắt giữ và xét xử họ”.
Hiện Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về việc bắt giữ này. Chỉ tính riêng trong năm nay đã có đến 200.000 tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển Hàn Quốc.
ĐÔNG PHƯƠNG-Nguồn:
Hàn Quốc vây bắt 26 tàu cá Trung Quốc
-- Ấn Độ vẫn tiếp tục thăm dò dầu với VN — (BBC).
- Philippines trao trả tàu đánh cá cho Việt Nam — (VOA)
-- Tổng thống Obama: Hoa Kỳ luôn bảo vệ Philippines — (RFI). – Hoa Kỳ hứa viện trợ cho Manila chiếc tàu tuần tra thứ nhì – (DCVOnline). - US assures Manila of 2nd warship amid Spratlys row(AP). - Mỹ sẽ “hướng Nam” chứ không “hướng Đông” (TVN).
Mỹ đang bao vây Trung Quốc? (TT 18/11) -Vấn đề biển Đông trong nghị sự Đông Á (TT 19/11)
– Phát biểu lạ đời của hai học giả về đường lưỡi bò – Tranh luận với học gia Na Uy về đường lưỡi bò – Phóng viên của tạp chí lừng danh Nature sắp thăm và viết bài về Việt Nam (Lê Văn Út). – HÀNH TRÌNH No-U — (Thanhvdgt1). -- Trung Quốc dọa trừng phạt kinh tế các láng giềng châu Á — (RFI). Trung Quốc sắp thịnh? Việc gì phải sợ đến thế (blog Phamvuluaha). - Overblown Fears about China’s Rise (National Interest). – Bali: Câu hỏi “trời giáng” dành cho Trung Quốc (Vibay/Financial Express). –
Cặng thẳng Biển Đông: Navigating tensions in South China Sea (SCMP 18-11-11) -- Bài Barry Wain◄
-Mỹ - Châu Á: In search of a new Metternich for the Pacific century (FT 18-11-11) Bài khá hay của Lionel Barber (in the context of rising great powers, etc.)
- ASEAN lên án ‘hành vi xâm lấn’ trong vụ tranh chấp Biển Đông — (VOA). ASEAN không đoàn kết để chống lại Trung Quốc basam-AP/ The Philippine Star ASEAN không đoàn kết để chống lại Trung Quốc Aurea Calica, Delon Porcalla – AP 16-11-2011 Nusa Dua, Indonesia – Hôm qua các nước Đông Nam Á đã không ủng hộ việc thiết lập một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc trong tranh chấp biển Đông
– Biển Đông chiếm vị trí quan trọng trong thông cáo chung kết thúc hội nghị Asean — (RFI). - Đông Nam Á: Một Trung Đông mới? (VEF). – TT Obama hội đàm với các nhà lãnh đạo châu Á — (VOA). – Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN: Obama xác định sát cánh với Đông Nam Á — (RFI). – Obama dùng lá bài Thái Bình Dương để ngáng chân Trung Quốc — (RFI). – Thái Bình Dương đang trở nên sôi động? – (RFA). – Phản ứng của ASEAN về việc Mỹ đóng quân tại Australia — (VOA).
- China warns US on territory disputes(Financial Times).
.------