Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Trung Quốc với Châu Phi: Dầu mỏ và kinh tế


Ann Phong – Box of Water, 2009
--Nguyễn Huy Vũ và Nguyễn Minh ThọTrung Quốc với Châu Phi: Dầu mỏ và kinh tế (Thời Đại Mới 11/2011)-- Bài mới trên Thời  Đại Mới.  Nếu vào site Thời Đại Mới không được thì thử link này.◄◄
-Trung Quốc chiếm thế thượng phong tại lục địa đen? -Trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng ra phạm vi toàn cầu, Trung Quốc xác định châu Phi là địa bàn trọng điểm, bởi ở đó Bắc Kinh phần nào dễ thở hơn trước sự cạnh tranh quyết liệt của Washington.
 Miếng bánh màu mỡ
Châu Phi có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hết sức dồi dào, là miếng bánh màu mỡ khiến nhiều quốc gia nhòm ngó. Theo các số liệu thống kê, lục địa đen chiếm tới 40% trữ lượng vàng và hơn 85% trữ lượng bạch kim, crom của thế giới. Châu Phi cũng là khu vực sản xuất vanadium, coban, kim cương hàng đầu... 

Năm 2010, châu Phi chiếm 13% sản lượng dầu mỏ thế giới, trong đó vùng hạ Sahara chiếm 7,25% (EIA 2011). Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ dự báo tiềm năng tăng trưởng sản lượng dầu lớn nhất đến năm 2035 ở các nước thành viên OPEC (Nigeria và Angôla) và các nước không thuộc OPEC thuộc vùng hạ Sahara ở mức cao, từ 4,2 - 5,3 triệu thùng một ngày. 

Năm 2010, 7% lượng dầu nhập khẩu vào EU, tương đương khoảng 314 triệu thùng và trị giá 65 tỷ USD, là từ khu vực cận sa mạc Sahara, trong đó, Nigeria đóng góp một nửa. Với trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 7 thế giới, Nigeria được coi là nhà cung cấp tiềm năng quan trọng cho châu Âu nếu ngành công nghiệp dầu mỏ có thể được phát triển ở nước này. Những nước nhập khẩu dầu chính ở châu Âu bao gồm: Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Italy. 

Đối với Angola, châu Âu không phải là thị trường quan trọng nhất nếu so với Mỹ và Trung Quốc nhưng vẫn là thị trường tiêu thụ lớn, với Pháp là nước nhập khẩu chính. Với Trung Quốc, châu Phi không chỉ cung cấp năng lượng, khoáng sản mà còn là “vựa lương thực”.
Nông dân Trung Quốc tràn sang châu Phi.
Trong những báo cáo gần đây của Standard Bank, các nhà nghiên cứu Simon Freemantle và Jeremy Stevens nhận định, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với vấn nạn thiếu hụt lương thực nghiêm trọng trong tương lai gần. Trung Quốc không thể sản xuất đủ lương thực để đáp ứng nhu cầu trong nước của cơ cấu dân số đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt hiện nay. 

Do đó, giới chức Bắc Kinh để mắt tới tiềm năng nông nghiệp rất lớn của châu Phi và xây dựng quan hệ gần gũi với nhiều quốc gia lục địa đen, chẳng hạn Mozambique - nơi Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào ngành nông nghiệp để sản xuất đậu nành, thuốc lá, cà phê, trà và bông đáp ứng nhu cầu thiêu thụ của thị trường Trung Quốc.

Đẩy mạnh thương mại

Theo David Shinn, cựu Đại sứ Mỹ tại Burkina Faso và Ethiopia, năm 2009, Trung Quốc qua mặt Mỹ, trở thành đối tác thương mại chính của châu Phi. Tại phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ về các vấn đề châu Phi ngày 1/11/2011, David Shinn ước tính, năm 2010 tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc với lục địa đen đạt khoảng 127 tỷ USD, tăng 40% so với năm 2009, trong đó lĩnh vực năng lương chiếm tới hơn 70% giá trị. Các nước châu Phi cũng cung cấp khoảng 30% lượng dầu tiêu thụ của Trung Quốc. Trong khi đó, kim ngạch thương mại của Mỹ với châu Phi chỉ đạt 113 tỷ USD trong năm 2010. 

Thượng nghị sĩ có tên Coons nhận định, sự “trỗi dậy” của Trung Quốc ở châu Phi “thực sự gây sửng sốt”. Đầu tư và thương mại của nước này vào châu Phi tăng với tốc độ chóng mặt trong khoảng thời gian từ năm 2000-2010, ở mức 1.000%. 

Đầu tư của Bắc Kinh tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng chủ chốt, như xây dựng các nhà máy lọc dầu, cảng biển, đường bộ, cầu, đường sắt và sân bay. Các dự án này được cung cấp các khoản vay ưu đãi, một số trong số đó được hưởng lãi suất 0% trong vòng 20 năm. Ông Shinn cho biết, các dự án trong số đó có thỏa thuận ký với Angola trị giá 14,5 tỷ USD; Ghana trị giá 13 tỷ USD… Đổi lại, Trung Quốc được quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia này, chẳng hạn dầu và các khoáng sản hiếm cần cho sản xuất laptop, điện thoại thông minh và tivi màn hình phẳng...

Châu Phi: Bệnh nhân hay đối tác?

Nhiều nghị sĩ Mỹ nhận định, Washington đối xử với các quốc gia châu Phi như những “bệnh nhân” chứ không phải đối tác. Tại buổi điều trần nói trên, nghị sĩ Coons ước tính 70% đầu tư của Chính phủ Mỹ vào châu Phi liên quan trực tiếp tới các chương trình y tế nhằm chống HIV/AIDS, sốt rét, lao phổi và nhiều căn bệnh khác. 

Nghị sĩ Coons nhận định: “Chúng ta có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến chống bệnh tật nhưng thất bại trong việc giành trái tim và khối óc của người dân châu Phi”. Theo giới phân tích, hướng can dự này có phần “tiêu cực” khi “phớt lờ” ưu tiên của các Chính phủ châu Phi như xây dựng đường bộ, đường sắt, nhà máy lọc dầu, cảng biển và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng dài hơi khác.

Chẳng hạn ở Liberia, Tổng thống Ellen Johnson Sirleaf tuyên bố ưu tiên hàng đầu của Chính phủ của bà là tái thiết các tuyến đường bộ. Bà này không thể gây quỹ từ các quốc gia phương Tây và Ngân hàng Thế giới WB, do đó Chính phủ nước này đang tìm tới Trung Quốc với nguồn vốn hết sức dồi dào mà lại có ít các điều kiện ràng buộc. 

Angola cũng hướng tới Trung Quốc sau khi thất bại trong việc huy động vốn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng từ phương Tây. Châu Âu và Mỹ từ chối cung cấp các khoản vay và chuyên gia tới châu Phi để giúp xây dựng các dự án này. Ngược lại, khi tìm đến Trung Quốc, các quốc gia lục địa đen nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình – điều mà các quốc gia này chưa từng nhận được.

Sức mạnh mềm

Trung Quốc có các mối quan hệ chính trị lâu đời với nhiều quốc gia châu Phi. Từ những năm 1950, Bắc Kinh hỗ trợ các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa ở châu Phi các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đường ray, sân vận động, các tòa nhà Chính phủ và nhiều dự án khác. Đầu những năm 1970, Bắc Kinh giúp xây dựng tuyến đường ray đầy tham vọng Tanzania-Zambia – được thiết kế để vận chuyển đồng từ Zambia tới cảng Dar-es-Salaam của Tanzania. 

Ngày nay, Trung Quốc có quan hệ ngoại giao và có đại sứ quán ở 50 quốc gia châu Phi. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm châu Phi 6 lần. Trong khi đó, Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng có các chuyến thăm thường niên tới nhiều quốc gia lục địa đen. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Obama mới thăm châu Phi có hai lần và ít có các liên hệ cá nhân  với các nước châu Phi.

Giới chức Trung Quốc ước tính, từ năm 1949, Bắc Kinh cung cấp học bổng cho 18.000 sinh viên từ 50 quốc gia châu Phi và 700 giáo viên từ 33 nước lục địa Đen. Từ năm 2009, Chính quyền Bắc Kinh cung cấp 4.000 suất học bổng mỗi năm cho các sinh viên châu Phi. Bên cạnh đó, Trung quốc cũng tài trợ để xây dựng hơn 20 Học viện Khổng tử tại các ĐH ở châu Phi. Các học viện này dạy lịch sử, văn hóa, tiếng Trung Quốc và thúc đẩy giao lưu giao lưu văn hóa. Các cơ quan thông tấn báo chí, phương tiện truyền thông thiết lập hơn 20 cơ quan ở châu Phi với các văn phòng đại diện khu vực ở Nairobi và Cairo. 

Ngoài ra, “ngoại giao y tế” cũng là công cụ triển khai quyền lực mềm được Trung Quốc sử dụng hiệu quả. Theo Bộ Y tế nước này, tính tới cuối năm ngoái, Bắc Kinh đã cử 17.000 nhân viên y tế tới 48 quốc gia châu Phi. Thêm vào đó, hơn 1.000 bác sĩ Trung Quốc cũng đang làm việc tại hơn 40 quốc gia châu Phi trong năm 2009. 

Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, các chiến dịch chống cướp biển và nhiều hoạt động tái thiết sau chiến tranh tại lục địa Đen. Hiện Trung Quốc có khoảng 1.600 nhân viên gìn giữ hòa bình tại châu lục này.

Chạy đua vũ trang

Tăng cường quan hệ quân sự cũng là một mắt xích quan trọng trong chiến lược tăng cường can dự vào châu Phi của lãnh đạo Bắc Kinh. Dù không có căn cứ quân sự tại lục địa Đen nhưng Trung Quốc bán nhiều vũ khí cho các quốc gia khu vực này, trong đó có cả máy bay chiến đấu. Năm 2008, Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ (CRS) ước tính Trung Quốc kiểm soát khoảng 15% thị phần vũ khí châu Phi. Trung Quốc là nước xuất khẩu các vũ khí thông thường, hạng nhẹ đứng thứ 3 thế giới sang châu Phi sau Đức và Nga. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng tổ chức huấn luyện và trao đổi quân sự với 25 quốc gia châu Phi.

Theo tờ Allafrica.com, quân đội Zimbabwe mới nhận các lô hàng vũ khí hạng nhẹ của Trung Quốc, bao gồm 20.000 súng AK-47, quân phục và hàng chục xe tải quân sự. Cũng theo tờ báo này, các giới chức Trung Quốc cũng đang tư vấn cho các cơ quan tình báo của Zimbabwe. Ngoài ra, Bắc Kinh cho Zimbabwe vay 97 triệu USD để xây dựng các trại huấn luyện tình báo ở ngoại ô Harare. Đổi lại, Trung Quốc nhận được bạch kim, lithi, nhôm, kẽm… cũng như đất canh tác nông nghiệp của Zimbabwe. 

Giới phân tích nhận định, việc Trung Quốc tăng cường can dự về mặt quân sự vào các quốc gia đang chịu lệnh cấm vận của Mỹ có thể gây ra nguy cơ về một cuộc chạy đua vũ trang Mỹ - Trung.  

Về phần mình, Trung Quốc cũng có thể lôi kéo thêm nhiều đồng minh – những Chính phủ có tư tưởng bài phương Tây ở châu Phi. Điều này có thể dẫn tới một kịch bản khó lường, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ Mỹ quyết định tăng cường vai trò của Bộ Tư lệnh châu Phi (AFRICOM) – có liên quan tới các hoạt động chống khủng bố ở hàng chục quốc gia châu Phi – thông qua việc triển khai các lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Uganda…

Vì vậy, Trung Quốc là thế lực “đáng gờm” đối với Mỹ trong cuộc đua quyền lực tại lục địa đen, nếu không muốn nói Bắc Kinh phần nào chiếm thế thượng phong so với Washing trong cuộc đua quyết liệt này.
Thủy Tiên


Đông-Tây trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở châu Phi (TQ).
-Kết thúc thời kỳ 'trăng mật' của Trung Quốc tại châu Phi
Bên cạnh sự cạnh tranh quyết liệt của phương Tây thì sự phản đối quyết liệt của nhiều người dân bản địa, chế độ chính trị thay đổi ở một số nước châu Phi ngăn cản Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại lục địa Đen. 

Trung Quốc đang qua mặt Mỹ ở châu Phi

Theo giới phân tích, không thể phủ nhận những mặt “tích cực” trong các hoạt động của Trung Quốc tại châu Phi. Bắc Kinh cung cấp nhiều vốn, sẵn sàng đầu tư vào các lĩnh vực mà phương Tây còn “e ngại”, giúp nhiều nước châu Phi xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho giáo dục, y tế. 

Tuy nhiên, những “làn sóng” di dân của lao động Trung Quốc, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bất chấp tới những hệ lụy về môi trường đã làm “thức tỉnh” tâm lý “bài Trung Quốc” của người dân lục địa đen. 


Bên cạnh đó, châu Phi cũng đang trải qua sự biến đổi chính trị khá sâu sắc, khiến chính sách đầu tư “từ cửa sau” của Bắc Kinh đứng trước nguy cơ phá sản. Vì vậy, nếu không tìm ra một “đấu pháp” hợp lý, chiến lược gia tăng can dự và ảnh hưởng của Trung Quốc vào lục địa đen sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Người dân châu Phi phản đối “quyết liệt” nhiều nhà đầu tư Trung Quốc vì những thiệt hại chết người đối với ngành dệt và sản xuất hàng tiêu dùng địa phương do sự xâm nhập ồ ạt của “hàng Tàu”. Thợ mỏ cũng như nhiều gia đình tại Zambia biểu tình trước sự bóc lột sức lao động trong điều kiện làm việc tồi tàn tại các mỏ than do người Trung Quốc điều hành.

Ở Zimbabwe, nhiều người đổ xuống đường chống lại việc các người Trung Quốc "tiếp quản" các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Bên cạnh đó, việc các công ty Trung Quốc đang mua, hay chiếm dụng đất nông nghiệp vốn là nguồn cung cấp thức ăn cho người dân địa phương cũng là “giọt nước làm tràn ly”, dấy lên sự bất mãn của người dân lục địa đen. 

Nhìn chung, người dân châu Phi đang hướng mũi dùi chỉ trích vào các chính quyền quá phụ thuộc vào nguồn tiền của Trung Quốc. Sự bất mãn đối với Trung Quốc khiến một số vụ tấn công nhắm vào người Trung Quốc và doanh nghiệp nước này liên tục xảy ra trong thời gian gần đây. Ngày 11/10/2011, một người phụ nữ Trung Quốc bị một nhóm cướp giật tại Tandania tấn công làm tử vong, tiếp đó một bệnh viện của Trung Quốc cũng bị tấn công, cướp tiền và máy tính trong ngày 12/10/2011. 

Trước đây, Bắc Kinh được chào đón bởi Chính phủ nhiều nước châu Phi, vốn là các Chính phủ độc tài. Tuy nhiên, những thay đổi chế độ cầm quyền gần đây ở một số nước khiến chính sách “đi cửa sau” để thắng thầu trong các hợp đồng của Trung Quốc trước các đối thủ phương Tây đứng trước nguy cơ phá sản. 

Chính quyền Gaddafi ở Libya sụp đổ hay việc Nam Sudan giành độc lập phá vỡ những mối quan hệ truyền thống mà Bắc Kinh vốn dựa vào đó để “qua mặt” các đối thủ phương Tây trong các hợp đồng đấu thầu. 

Gần đây nhất, việc “đổi ngôi” lãnh đạo ở Zambia là cú giáng vào tham vọng đầu tư vào những nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước này của Trung Quốc. Tháng 9/2011, Michael Sata giành chiến thắng áp đảo trước Rupiah Banda để trở thành Tổng thống Zambia; đồng thời chấm dứt chế độ cầm quyền kéo dài từ năm 1991 của Phong trào Dân chủ đa đảng (MMD). Chiến thắng của Michael Sata được cho là một “cú sốc” đối với Trung Quốc. 

Trong bài phát biểu tranh cử của mình, Michael Sata “bám chặt” vào tâm lý “bài Trung Quốc” của người dân nước này, xem các dòng đầu tư của Bắc Kinh có thể là nguy cơ đối với đất nước. Trong cuộc tranh cử năm 2006 trước đó mà Michael Sata thất bại, ông ám chỉ Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền. Trung Quốc rất tức giận trước lời bình luận đó, đe dọa rút các vốn đầu tư nếu chiến thắng.

Dưới “triều đại” của MMD, Zambia sử dụng mọi phương thức để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc. Tuy nhiên, với sự “bất mãn” của người dân, Chính phủ mới tuyên bố quan hệ của Zambia và Trung Quốc sẽ phải khác đi. Việc làm đầu tiên của Tổng thống Michael Sata khi lên cầm quyền là gặp Đại sứ Trung Quốc Zhou Yuxiao. 

Ông khẳng định sẽ chấm dứt vấn đề nhập cư không hạn chế của người Trung Quốc sang Zambia. Ông nói với Đại sứ Zhou Yuxiao: “Chúng tôi chào đón đầu tư của người Trung Quốc nhưng chúng phải làm lợi cho người dân chúng tôi”. 

Khi sang Zambia, các nhà đầu tư Trung Quốc chỉ được mang theo số lượng hạn chế công nhân Trung Quốc, những người mà họ không thể tìm thấy ở Zambia. Giới quan sát nhận định, có thể những người lãnh đạo mới tại Zambia nói riêng và nhiều nước châu Phi nói chung đã nhận ra chính sách di dân của Trung Quốc và hết sức quan ngại trước hậu quả mà nó gây ra. 

Nhìn chung, chính sách “không can thiệp”, khác hẳn với chính sách của các nước phương Tây khi thường có điều kiện ràng buộc (gắn các khoản vay kèm với các điều kiện về dân chủ, nhân quyền, các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường)  mang lại những lợi thế đáng kể cho Trung Quốc trong cuộc đua giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở châu Phi trước các đối thủ phương Tây. 

Tuy nhiên, khi nhiều Chính phủ thân Trung Quốc sụp đổ, Bắc Kinh gặp không ít thách thức và khó khăn trong chiến lược gia tăng ảnh hưởng nhằm tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại lục địa Đen.
Thế Phương
-Nguồn:
 Kết thúc thời kỳ 'trăng mật' của Trung Quốc tại châu Phibaodatviet.vn/


-Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác quốc phòng TTXVN- Việt Nam và Pháp nhất trí cần tăng cường hợp tác quốc phòng song phương dựa trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
VN bàn về hiệp ước mua bán vũ khí thông thường (TT).
Russia to Lend Vietnam $9 Billion for First Nuclear Plant (Bloomberg 22-11-11)-VN vay Nga 8 tỉ đôla cho điện hạt nhânNga cho Việt Nam vay đến 9 tỷ đôla để xây nhà máy điện hạt nhân  —  (RFI).  – Nga cho Việt Nam vay 9 tỉ đôla để xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên  —  (VOA). - Russia to Lend Vietnam $9 Billion for First Nuclear Plant (Bloomberg). - Việt, Nga tăng cường quan hệ hợp tác - (VOA). – Nga cho Việt nam vay 8 tỷ đô để làm điện hạt nhân  —  (Lê Dũng) – Điện hạt nhân thành “vật tế thần” trên chính trường Pháp(Infonet).



Trung Quốc xuống nước?China rolls with punches (Diplomat 22-11-11) -- THD có xía được một câu trong bài này!
Châu Á - Mỹ - Trung QuốcDragon's rise sees Asia yearn for Uncle Sam (Australian 22-11-11)
Mỹ - Trung Quốc: Republicans and Obama Can Agree on Criticizing China’s Trade Practices (NYT 22-11-11)
Châu Á tháng vừa quaAsia’s Month of Milestones (Project Syndicate 22-11-11)
Asia finds voice in test of wills with China (SMH 22-11-11)
SINGH: A South Asian Grand Bargain Project Syndicate -SINGH: A South Asian Grand Bargain Given South Asia's intense rivalries, the only path to regional peace and stability runs not through incremental agreements, but through a “grand accord” that reconciles all of the powers’ deepest national-security interests. But is such an accord feasible

- Phỏng vấn GS kinh tế Nguyễn Phúc Liên, đại học Genève, Thụy Sĩ: Vùng thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương đặt Trung Quốc vào thế lưỡng nan  —  (RFI).



-Trung Quốc thực thi chiến lược 'Gián điệp toàn diện'
-Hai mạng lưới gián điệp Mỹ bị phá (NLĐ). - Hezbollah và Iran bắt gián điệp CIA (TN).


-Malaysia bác tin mua Su-30MKM (23/11) -
-Trung Quốc sao chép thành công Su-30MK2 (23/11)  -
-Gay to, Tàu đã làm nhái được Su-30MK2 vietnamdefence- Trung Quốc đã cho các nhà báo xem bản tiêm kích J-16 sao chép Su-30МК2, tại nhà máy của tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương (Shenyang Aircraft Co) ở Thẩm Dương, tạp chí quân sự Kanwa dẫn một nguồn tin quân sự uy tín Trung Quốc cho hay.



-Nga vô hiệu 'đòn tấn công nhanh' của Mỹ (23/11)
Hàn Quốc nóng lòng phát triển tên lửa siêu âm (22/11)



-Bí ẩn về vụ tai nạn tàu Ôn Châu
-Trung Quốc chế tạo máy bay săn ngầm bằng công nghệ ăn trộm của Mỹ - vietnamdefence- Công ty chế tạo máy bay Thiểm Tây SAIC (Shaanxi Aircraft Industry), Trung Quốc đã chế tạo máy bay săn ngầm mới trên cơ sở máy bay vận tải Y-8.- Cơ quan tình báo đầu não Trung Quốc (kỳ 1)
Cơ quan tình báo đầu não Trung Quốc (kỳ 2)

'Ngàn hạt cát' Trung Quốc và cỗ máy tình báo khổng lồ
Đài Loan cảnh giác với gián điệp Trung Quốc
Phá tan âm mưu tình báo Trung Quốc ở Ukranie
---

Tổng số lượt xem trang