Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Phó chủ tịch TQ Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam

Ông Tập Cận Bình. Ảnh: bloomberg
-- Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, từ ngày 20 - 22/12, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sang thăm Việt Nam.

Ông Tập Cận Bình, 57 tuổi, được cho là lãnh đạo kế cận của Trung Quốc.
Trong phần lớn sự nghiệp của mình, ông đã dẫn dắt những khu vực đang bùng nổ ở vùng duyên hải phía đông, nơi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty tư nhân phát triển và chính phủ ủng hộ mạnh mẽ doanh nghiệp.
Tháng 10/2010, ông trở thành Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương - một động thái đồng nghĩa với việc ông hầu như sẽ trở thành người kế nhiệm cương vị Tổng bí thư của ông Hồ Cẩm Đào cuối 2012 và Chủ tịch năm 2013.  Cách đây 2 tháng, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. 
Hồi tháng 9, đoàn đại biểu Trung Quốc do ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ, dẫn đầu đã sang thăm Việt Nam và tham dự phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc. 
Trong 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tăng 35% so với cùng kỳ năm trước đạt 25 tỉ USD và có thể đạt 40 tỉ USD vào cuối năm.
Thái An 
-Nguồn: -Phó chủ tịch TQ Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam - http://vietnamnet.vn/

--Căng thẳng Biển Đông gia tăng ẩn số tái nhiệm của Mã Anh Cửu -NCBĐ -Những yêu sách và hành động quyết đoán của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách tại Biển Đông đang gây căng thẳng, lo ngại tại khu vực. Đài Loan, bên chiếm giữ đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa, cũng không ngoài lệ, và nó sẽ là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan của Mã Anh Cửu. 

Trong hai tháng gần đây, báo chí 2 nước Mỹ - Trung lần lượt đăng bản tin nóng về tình hình căng thẳng tại Biển Đông, dẫn tới sự lo âu của các nước xung quanh, thậm chí cũng gây sự chú ý tới của cả nước háp xa xôi bên trời Âu. Nếu cuộc chiến tranh giành chủ quyền Biển Đông nổ ra trước ngày 14/1/2011, ảnh hưởng tới đảo Thái Bình (Ba Bình) thì sẽ làm tăng thêm ẩn số khó lường cho việc liên nhiệm của Mã Anh Cửu.
Đông Á bước vào thời kỳ sau chiến tranh lạnh.
Theo bản tin tạp chí "Chính sách ngoại giao" (Foreign Policy) của Mỹ xuất bản tháng 8, vị trí địa lý, trữ lượng tài nguyên và tranh chấp lãnh thổ khiến Biển Đông có sức ảnh hưởng địa chính trị mang tính quyết định. Biển Đông sẽ là chiến trường của Thế kỷ 21, cùng với sự tăng cường sức mạnh quân sự hải quân và yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á đã bước vào thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Hiện tại, Việt Nam khống chế bờ biển phía Tây của Biển Đông, mong muốn thiết lập mối liên hệ mật thiết hơn với Mỹ. Trung Quốc trở thành một nền kinh tế năng động nhất thế giới nhờ cải cách mở cửa và đang ra sức mở rộng thế lực sang tận "chuỗi đảo thứ nhất" phía Tây Thái Bình Dương bằng hải quân. Khả năng xung đột giữa Trung Quốc với các nước xung quanh có thể sẽ làm xuất hiện tiền tuyến quân sự tại Biển Đông, cũng giống như việc hình thành tiền tuyến quân sự thời kỳ chiến tranh tranh lạnh.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 27/9 đăng bài "Đã đến lúc sử dụng vũ lực tại Nam Hải (Biển Đông), lấy chiến tranh để ngăn chặn chiến tranh với PLP và VN", có nêu xu thế quốc tế hóa vấn đề Biển Đông đã quá rõ; đây chính là cơ hội tốt để Trung Quốc bình tĩnh phân tích, nắm bắt vận hội, nhanh chóng áp dụng hành động quyết liệt. Chiến tranh qui mô nhỏ chính là cách tốt nhất để hóa giải chiến tranh lớn; đánh vài trận nhỏ thì có thể tránh được cuộc chiến lớn.
So với quá khứ, rõ ràng là Trung Quốc đã an toàn hơn về biên giới trên bộ, đang ra sức xây dựng lực lượng hải quân để rửa sạch nỗi nhục về mặt tâm lý bị ngoại bang xâm chiếm lãnh thổ trong suốt 2 thế kỷ qua. Hành động này buộc các nước xung quanh phải thể hiện thái độ. Bất kể là Trung Quốc có quyết tâm cho cuộc chiến qui mô lớn hay những chuẩn bị thực tế cho cuộc chiến qui mô nhỏ, trong tương lai, các bên tham chiến tại Biển Đông sẽ chủ yếu bằng các trận hải chiến.
Đúng như bản tin mà tạp chí "Chính sách ngoại giao" của Mỹ đã đưa, phác đồ địa lý Đông Á cho thấy trước việc khu vực này sẽ đón đợi một thế kỷ mà hải quân chiếm thế chủ đạo. Định nghĩa hải quân ở đây bao gồm biên đội tác chiến trên biển và trên bộ. Mối liên hệ giữa lực lượng trên bộ và trên biển hiện nay đã ngày một mật thiết. Cho dù Mỹ bắt buộc phải phân tách sức mạnh quân sự sang khu vực Trung Đông thì thực lực hải quân của Mỹ vẫn mạnh hơn Trung Quốc.
Đảo Ba Bình khó đứng ngoài cuộc.
Quốc sách cua Trung Hoa Dân Quốc trong tranh chấp Biển Đông phải chăng cũng sẽ giống với tuyên bố công khai năm 1988 của Bô trưởng Quốc Phòng khi đó là Trịnh Vi Nguyên sau khi có sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao là "nếu lại xảy ra chiến tranh, quân đội sẽ phối hợp tác chiến với quân cộng sản"? cái gọi là "lại xảy ra chiến tranh" ở đây nhằm chỉ trận chiến giữa quân cộng sản với hải quân Việt Nam tại Hoàng Sa  tháng 01/1974 và tại Trường Sa 01/1988. Ngoài 2 cuộc chiến với Việt Nam, Trung quốc đại lục cũng đã từng có hải chiến với PLP.
Cuộc hải chiến cần một căn cứ hậu cần để cung cấp bổ sung, lần này Trung Quốc đã coi PLP và VN là kẻ thù giả định, nếu sử dụng vũ lực tại Biển Đông, thời cơ đã chín muồi, đảo Ba Bình có đường băng, có cơ sở hạ tầng chắc chắn sẽ trở thành tiêu điểm tranh cướp của các nước. Trừ phi chính sách ngoại giao linh hoạt của Mã Anh Cửu và sự tin cậy, hỗ trợ lẫn nhau của Đại lục đạt được một thoả thuận về tình hình đảo Ba Bình trước khi xảy ra chiến tranh, nếu không, khi có chiến tranh xảy ra thì quân trấn thủ đảo Ba Bình có muốn thì cũng không thể đứng ngoài cuộc. Từ 1993 - 1999, chiến sỹ lục quân trấn thủ đảo Ba Bình đã bị hy sinh 01 người trong trận chống chọi với cuộc tấn công vũ trang cướp đảo của nước ngoài, sự việc này vẫn được Chính phủ cố tình che dấu cho tới nay.
Trong bối cảnh Biển Đông bị che phủ bởi bóng đen chiến tranh, Mã Anh Cửu có thể đã chỉ thị Hội đồng an ninh quốc gia triệu tập các chuyên gia có sở trường, kinh nghiệm, trí tuệ của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Cục an ninh quốc gia, Cục tuần tra biển...để nghiên cứu sách lược ứng phó nhằm giành lấy lợi ích lớn nhất cho Đài Loan./.
Bài đăng trên Vượng Báo Đài Loan của tác giả Nguyễn Đại Chính, nhà báo kỳ cựu định cư tại Mỹ.
Bản gốc tiếng Trung “ 南海风云日紧 马英九连任路添变量
Hồng Thucộng tác viên tại Đài Loan (gt)


Google phát hiện căn cứ bí mật quân sự của Mỹ

Hãng Google vừa bị cáo buộc làm lộ an ninh quốc gia của Mỹ vì cung cấp những bức ảnh chụp từ trên cao một căn cứ quân sự bí mật của nước này.
Lại một lần nữa, người dùng internet có thể tìm kiếm các căn cứ quân sự ở khu vực Hồ Yucca ở Nevada nhờ công cụ Google Earth. Họ có thể phóng to để nhìn các đường băng và một số máy bay quân sự tuyệt mật.


Đường băng Yucca Lake nằm sâu trong khu vực cấm, nhưng giờ có thể quan sát dễ dàng qua Google Earth. (Nguồn: Daily Mail)
Trước đó, Flight Global - một website hàng không đã đưa ra tuyên bố những hình ảnh vệ tinh cho thấy địa điểm bí mật hồ Yukka với một trong hai chiếc máy bay không người lái Predator hoặc Reaper trên đường băng.

Website này viết: “Các hình ảnh vệ tinh được thực hiện vào đầu năm 2011 và có sẵn trên thanh công cụ Google Maps, cho thấy một đường băng dải nhựa dài khoảng 1,6km và một vật dường như là máy bay General Atomics MQ-1 Predator hoặc MQ-9 Reaper UAV. Sân bay có bốn nhà chứa với các kích cỡ khác nhau. Các chi tiết về khu vực đường băng, nhà để máy bay, địa điểm đỗ, vành đai an ninh và công trình đang được xây dựng hiện lên rất rõ. Những chi tiết này giúp các cá nhân, tổ chức nước ngoài dễ dàng kiểm tra những máy bay do thám bí mật của Mỹ".


Vật thể đang đậu trên đường băng Yucca Lake trông giống chiếc máy bay
không người lái. (Nguồn: Daily Mail)

Đại tá không quân đã nghỉ hưu Cedric Leighton cho rằng Google có quyền công bố những bức ảnh này ra công chúng, nhưng hãng này không nên làm như vậy vì nó ảnh hưởng tới hoạt động quân sự.

Việc công bố những hình ảnh vệ tinh về các căn cứ quân sự tuyệt mật đang là chủ đề rất nóng, vì địa điểm chính xác của một căn cứ quân sự ở TP.Denver, bang Colorado cũng vừa bị tiết lộ theo cách này.

Trước đó, những bức ảnh rất nét cho thấy một số máy bay không người lái Predator đang đậu trên sân bay Shamsi ở tỉnh Balochistan của Pakistan.

Theo chuyên gia an ninh John Michener, Google không vi phạm pháp luật khi công bố những bức ảnh này vì luật an ninh quốc gia không áp dụng trên khí quyển.
Trúc Quỳnh - Phương Huyền (Theo Daily Mail)


-Sông Mêkông : Cửa ngõ cho Trung Quốc can thiệp võ trang vào Đông Nam Á - Bắt đầu từ hôm qua, 10/12/2011, công an võ trang của Trung Quốc bắt đầu được quyền xuôi dòng Mêkông, đi qua Mi - 
Philippine leader to focus military capability on external threats DPA -Philippine military chief to focus on Spratlys row-MANILA (AP) - The new Philippine military chief says he will focus on strengthening the country's external defence amid territorial disputes in the South China Sea.


-Phòng thí nghiệm tuyệt mật của Google
Anh điều tra việc Google thu thập dữ liệu
Chính phủ Đức sẽ 'để mắt' tới Google Street View
- Tập Cận Bình: 'Ẩn số' với phương Tây
- Trung Quốc 'lát đường' cho lãnh đạo kế tiếp


-Quan chức cấp cao Mỹ, Australia thăm Việt Nam - VOA - Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ có mặt tại Hà Nội ngày mai 13 tháng 12 để gặp giới lãnh đạo Việt Nam thảo luận về mối quan hệ Việt-Mỹ, bao gồm sự hợp tác kinh tế song phương và các mối quan ngại bấy lâu nay của Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền của Việt Nam. Việt Nam là chặng dừng chân thứ hai của ông Bill Burns trong chuyến công du Châu Á lần này, sau khi ghé thăm Ấn Độ. Ngày 14/12, ông Burns sẽ tới Kuala Lumpur, Malaysia. Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Australia, ông Craig Emerson, hôm nay (12/12) sang thăm Hà Nội để đồng chủ tọa kỳ họp lần thứ 10 của Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Australia về Hợp tác Kinh tế và Thương mại (JTECC), gặp gỡ giới chức lãnh đạo cấp cao của Việt Nam cùng các doanh nghiệp của hai nước. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Emerson tới Việt Nam trong cương vị là Bộ trưởng Thương mại Australia. 

Chủ quyền lãnh hải thật sự trên biển phải là ngư dân SGTT.VN - Chủ quyền lãnh hải quốc gia trên biển phải là ngư dân, bởi lẽ, hàng ngày họ có mặt thường xuyên trên biển Đông đánh bắt cá. Lãnh đạo các bộ, ngành và tỉnh Quảng Ngãi thống nhất đề xuất Chính phủ quan tâm, hỗ trợ cho khu vực này.

-“Vinh quang Việt Nam” – vinh danh người bám biển
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Chiều 12/12, tại Hà Nội, Báo Lao động phối hợp với Cục Tuyên huấn-Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam họp báo giới thiệu Chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ 9. Chương trình được tổ chức vào ngày 18/12 tới, truyền hình trực tiếp trên ...
Ngư dân bám biển nhận giải 'Vinh quang Việt Nam'VNExpress
21 tập thể, cá nhân được tôn vinhLao động
Tôn vinh các hãng lữ hành quốc tế gửi khách đến Việt NamNhân Dân-




-Tăng lãnh đạo của Đảng với bảo vệ an ninh Tổ quốc TTXVN-Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 09/CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới.



--
Phi cơ bị Iran trưng bày giống mô hình để tuyên truyền nhiều hơn là máy bay do thám công nghệ cao của Mỹ...
Iran đòi Nga S-300 để đổi lấy RQ-170 Sentinel vietnamdefence-Iran đang mặc cả gay gắt với Nga và Trung Quốc liên quan đến UAV tàng hình Mỹ Sentinel RQ-170.

Tổng số lượt xem trang