Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Vì sao Elliott hết kiện Vinashin?

--Các khoản nợ đã quá hạn của Vinashin đều đã được các chủ nợ là ngân hàng, công ty tài chính xếp vào nợ xấu và trích lập dự phòng rũi ro. Ảnh: Thanh Tao.
- -Vì sao Elliott hết kiện Vinashin?
(TBKTSG) - Quỹ đầu tư Elliott Advisors đã từ bỏ vụ kiện tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) lên tòa Thượng thẩm London và ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin, cho biết điều này đã được thông báo trong một bức thư gửi đề ngày 16-3-2012 - đây là thông tin nổi bật trong tháng cuối cùng của quí 1-2012 được các hãng tin nước ngoài đăng tải. Nguyên nhân nào đã khiến Elliott Advisors từ bỏ vụ kiện sau gần bốn tháng miệt mài theo đuổi?

Trước khi đệ đơn kiện vào đầu tháng 11 năm ngoái, Elliott Advisors và các chủ nợ khác đã được Vinashin chào mời phương án trả ngay lập tức bằng tiền toàn bộ số nợ với mức bằng 35% mệnh giá ban đầu, tương đương 210 triệu đô la Mỹ.
Vinashin không có tiền, nhưng một ngân hàng lớn đứng phía sau sẵn sàng mua lại nợ với giá đó. Elliott Advisors và các chủ nợ đã từ chối vì cho rằng giá quá thấp, không thể chấp nhận.
Từ sau đó, một tập đoàn đa ngành nội địa vào cuộc, cũng đưa ra mức giá mua tương tự nhưng cách thức trả nợ đa dạng và linh hoạt. Mối quan hệ rộng với giới tài chính quốc tế, đặc biệt là với các quỹ đầu tư tầm cỡ, đã giúp tập đoàn này tiếp cận các chủ nợ dễ dàng.
Có hai yếu tố khiến các chủ nợ đồng ý ngồi vào bàn đàm phán lần này. Thứ nhất họ có thể thu hồi ngay một phần nợ bằng tiền (nếu muốn) và phần còn lại sẽ nhận bằng những công cụ nợ khác có khả năng chuyển đổi thành tiền sau một thời gian nhất định. Họ cũng có thể chuyển thành công cụ nợ khác toàn bộ phần nợ. Các công cụ nợ ở đây bao gồm nhiều loại hạn mức, kỳ hạn khác nhau. Như vậy, khả năng thu hồi nợ cao hơn 35% giá gốc ban đầu tỏ ra thực tế. Chưa kể nếu chấp nhận các công cụ nợ kỳ hạn dài, chẳng hạn 5-10 năm, biết đâu các chủ nợ có thể thu hồi 100% số vốn ban đầu và thậm chí có lãi một khi các công cụ nợ sinh lời.
Việc chấp nhận các công cụ nợ kéo dài 5-10 năm không phải quá khó đối với các chủ nợ. Còn nhớ trong quá trình thương thảo với Vinashin vào năm 2011, các chủ nợ đã từng đưa phương án: hoán đổi hợp đồng cũ thành hợp đồng vay mới kỳ hạn 15 năm với lãi suất Libor cộng 150 điểm phần trăm/năm. Lãi suất sẽ tăng thêm 50 điểm phần trăm nữa từ năm thứ 11 đến năm thứ 15. Họ sẵn sàng đồng ý 15 năm cho hợp đồng hoán đổi mới với Vinashin, thì 5-10 năm cho công cụ nợ là khả năng có thể xem xét.
Thứ hai tập đoàn mua lại nợ của Vinashin thực sự có tiềm lực tài chính mạnh, hiện có trong tay hàng trăm triệu đô la Mỹ, có thể trả ngay lập tức toàn bộ nợ của Vinashin với giá gốc, chứ chưa nói giá thương lượng. Hơn nữa đây là doanh nghiệp có quản trị tốt, mức tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu hàng năm tương đối cao. Trở thành đối tác của tập đoàn này là một khả năng có thể tính đến với các chủ nợ. Chuyển tiền từ khoản cho vay thương mại sang khoản đầu tư, các ngân hàng chủ nợ sẽ tránh được việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và hạch toán mất vốn.
Cánh cửa tháo gỡ món nợ 600 triệu đô la Mỹ nước ngoài của Vinashin bắt đầu mở! Không phải ngẫu nhiên nó lại trùng lắp với thời điểm Bộ Tài chính tiếp xúc nhiều hơn với các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế. Cơ quan ngân khố quốc gia mới đây còn thuê thêm một tổ chức tài chính tư vấn sau khi làm việc với những tên tuổi như Moody’s, S&P. Đây được xem như bước chuẩn bị của các cơ quan quản lý nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát hành trái phiếu ra nước ngoài, đáp ứng đòi hỏi nhu cầu vốn đang rất lớn của nền kinh tế. Một mức xếp hạng tín nhiệm tốt sẽ giúp các doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế với lãi suất hợp lý mà không cần có sự bảo lãnh của Chính phủ.
Giải quyết dứt điểm món nợ nước ngoài của Vinashin sẽ là chất xúc tác cho việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia, mở đường cho các doanh nghiệp đặt chân vào thị trường vốn quốc tế.
Ngân hàng Công thương (Vietinbank) đã bắt đầu chuyến tiếp thị phát hành 500 triệu đô la Mỹ trái phiếu quốc tế sau khi được Chính phủ cho phép. Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) vừa xin ý kiến cổ đông phát hành 1 tỉ đô la Mỹ trái phiếu quốc tế trong năm nay. Theo như thông báo của Vietcombank, thời hạn tối đa của trái phiếu có thể tới 10 năm. Nếu được cổ đông đồng ý, Vietcombank còn cần phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước và số lượng phát hành nằm trong hạn mức vay thương mại của quốc gia do Chính phủ phê duyệt.
Việc phát hành trái phiếu quốc tế thành công với Vietcombank có ý nghĩa quyết định. Một mặt nó giúp ngân hàng có nguồn ngoại tệ để thỏa mãn nhu cầu tín dụng bằng đô la Mỹ trong nước. Việc đặt trần tiền gửi ngoại tệ 2%/năm và sự lên giá của đồng Việt Nam thời gian qua đã làm cho vốn huy động ngoại tệ của Vietcombank nói riêng, các ngân hàng nói chung, gặp khó khăn. Mặt khác, sự có mặt của trái phiếu Vietcombank trên thị trường vốn thế giới là chứng thực cho sự vươn ra quốc tế của ngân hàng sau khi có được đối tác chiến lược - cổ đông Mizohu (Nhật Bản).
Nguồn tin từ BIDV nói với TBKTSG, ngân hàng này cũng chuẩn bị kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế. Giống như tập đoàn Điện lực, Dầu khí, Than - Khoáng sản… những năm trước BIDV đã thông báo phát hành 500 triệu đô la Mỹ trái phiếu quốc tế. Tuy nhiên sau đó BIDV hoãn lại do tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế không thuận lợi.
Không thể không thấy rằng việc duy trì lãi suất thấp của FED đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn quốc tế hiện nay. Thế nhưng với Việt Nam, việc vay vốn bên ngoài vẫn đang phải chịu lãi suất cao do các tổ chức cho vay cộng thêm phí rủi ro, thông thường khoảng 2,5-3 điểm phần trăm/năm. Chính vì thế giải quyết dứt điểm món nợ nước ngoài của Vinashin sẽ là chất xúc tác cho việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia, mở đường cho các doanh nghiệp đặt chân vào thị trường vốn quốc tế. Quan trọng bây giờ là các doanh nghiệp, ngân hàng Việt Nam phát hành được trái phiếu quốc tế với lãi suất thích hợp, rồi sau đó có thể lãi suất và chi phí phát hành sẽ giảm dần theo uy tín quốc gia.


-Maybank lên tiếng về khoản nợ của Vinashin (04/04) Theo đại diện ngân hàng Maybank của Malaysia, số tiền mà ngân hàng này cho Vinashin là không đáng kể so với tài sản Maybank.
Theo Vneconomy, thông tin trên do Tổng Giám đốc Datuk Seri Wahid Omar của Maybank cho biết tại một cuộc họp báo cách đây ít ngày.

Trước đó, Wall Street Journal dẫn nguồn tin thân cận cho biết, Elliott đã chấm dứt vụ kiện Vinashin tại Anh.

Maybank và Elliott là hai trong số các trái chủ tham gia cung cấp vốn vay cho Vinashin hồi năm 2007 trong khoản vay 600 triệu USD, cùng với các ngân hàng khác như Credit Suisse của Pháp, Standard Chartered của Anh, Depfa của Ireland…

Đến tháng 12/2010, Vinashin lẽ ra phải thanh toán khoản đầu tiên trị giá 60 triệu USD của gói vay này, nhưng không thực hiện được nghĩa vụ.

Tính đến năm ngoái, Vinashin đã 3 lần bỏ qua thời hạn thanh toán nợ.

Maybank hiện là là ngân hàng lớn nhất của Malaysia. Lợi nhuận ròng trong 6 tháng cuối năm 2011 của Maybank tăng 20% lên mức kỷ lục 2,58 tỷ Ringgit, tương đương trên 850 triệu USD. Doanh thu của nhà băng này trong 6 tháng cuối năm ngoái tăng 26,4%, đạt mức 12,88 tỷ Ringgit, tương đương 4,25 tỷ USD.
Nguồn Vneconomy
-

-Công ty Elliot Advisors Ltd hủy vụ kiện Vinashin    –   (VOA). 
Quỹ đầu tư Elliot của Mỹ thôi kiện công ty quốc doanh Vinashin của Việt Nam về các khoản nợ chưa hoàn trả.
Hãng thông tấn Đức DPA trích dẫn nguồn tin từ Chủ tịch Vinashin, ông Nguyễn Ngọc Sự, cho hay công ty Elliot ngày 16/3 đã thông báo với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin rằng họ đã hủy đơn kiện, nhưng không cho biết liệu đôi bên có thỏa thuận một cuộc dàn xếp riêng với nhau hay không.

Công ty Elliott là một trong số các chủ nợ trong hợp đồng cho Vinashin vay 600 triệu đôla do Credit Suisse làm trung gian dàn xếp hồi năm 2007. Năm 2010, Vinashin đã không chi trả được đợt đầu 60 triệu đô la. Tháng 11, công ty Elliot đâm đơn kiện lên tòa án ở Anh.

Ngày 27/3 vừa qua, tòa án Hải Phòng tuyên phạt 9 cựu quan chức cấp cao trong Vinashin, với mức án cao nhất dành cho ông Phạm Thanh Bình, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Vinashin, là 20 năm tù. Các đồng phạm khác trong vụ “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, lãnh án từ 3 đến 19 năm tù.

Năm ngoái, công ty Vinashin xuýt phá sản với các khoản nợ lên tới 4,6 tỷ đô la, làm ảnh hưởng lòng tin của giới đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và các chủ nợ chưa đạt được thỏa thuận về kế hoạch tái cơ cấu những khoản nợ. Vinasin đã từng đề nghị trả lại 35 cent trên mỗi 1 USD tiền nợ nhưng Elliott không chấp nhận. Chưa rõ lý do tại sao quỹ đầu tư này lại quyết định từ bỏ vụ kiện. Thanh niên
Elliott Advisers Drops Lawsuit Against Vietnam’s Vinashin (WSJ). - Elliott Advisers từ bỏ vụ kiện Vinashin (TN).
Chuẩn bị xử lý nợ Vinashin?
(TBKTSG) - Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) có thể phát hành trái phiếu mới với sự đảm bảo của Chính phủ để thanh toán một phần nợ vay - nguồn tin từ một tổ chức tài chính cho biết. Thông tin này trùng lắp với nội dung mà một chủ nợ của Vinashin trao đổi với TBKTSG là nợ của Vinashin có tài sản đảm bảo có thể được xử lý theo phương thức chủ nợ nhận 25% (tổng dư nợ) bằng trái phiếu chính phủ; Nhà nước sẽ có cơ chế hỗ trợ 30% trong thời hạn 1-3 năm.

Phần nợ còn lại có thể cho khoanh, giãn. Cơ chế hỗ trợ là để các chủ nợ có thể kinh doanh tài sản thế chấp, xử lý rủi ro do chính sách mang lại.
Vinashin và tái cơ cấu ngân hàng
Trong đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng 2011-2015 vừa được Chính phủ phê duyệt, xử lý nợ xấu là một trong những định hướng trọng tâm. Đối với khối quốc doanh, “tập trung xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước để sớm làm sạch bảng cân đối, phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo tiêu chuẩn phân loại nợ và chuẩn mực kế toán Việt Nam”. Với ngân hàng thương mại cổ phần thì “các khoản nợ xấu phát sinh không có tài sản đảm bảo, không có khả năng thu hồi do thực hiện cho vay theo chỉ đạo hoặc chủ trương chính sách của Chính phủ sẽ được Chính phủ xóa nợ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước”.
Các khoản nợ đã quá hạn của Vinashin đều đã được các chủ nợ là ngân hàng, công ty tài chính xếp vào nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro. Mức độ trích lập dự phòng của mỗi chủ nợ khác nhau, nhưng mức trích lập đều đã lên tới cả ngàn tỉ đồng tại mỗi đơn vị. Có chủ nợ đã trích lập gần hết. Có ngân hàng như BIDV tuyên bố sẽ trích lập toàn bộ nợ của Vinashin trong năm 2012 này.
Rất khó biết chính xác bao nhiêu phần trăm trong số nợ của Vinashin có tài sản đảm bảo. Các chủ nợ đều nói các khoản vay được đảm bảo bằng tài sản là đất đai, tàu bè, phương tiện xe cộ... Một chủ nợ cho biết năm ngoái trong khi một số ngân hàng nắm các con tàu thế chấp của Vinashin chật vật bán tàu để thu hồi nợ, thì đơn vị ông đã may mắn bán được tài sản đảm bảo là các loại ô tô, thu được một phần nợ.
Chủ nợ nóng lòng
Các chủ nợ của Vinashin chắc chắn là những người nóng lòng chờ đợi đợt phát hành trái phiếu hơn cả bởi họ sẽ giảm được nợ xấu, cải thiện tỷ lệ nợ và một phần khoản trích lập dự phòng có thể được hoàn nhập, lợi nhuận năm nay nhờ đó mà tăng lên. Những ngân hàng đã cho Vinashin vay như BIDV, HabuBank, Vietinbank... sẽ được hoàn nhập dự phòng ít nhiều tùy mức trích lập.
Tuy nhiên so với tổng nợ, 25% là tỷ lệ thấp theo nhận định của giới ngân hàng. Cơ chế hỗ trợ xử lý 30% tổng nợ tiếp theo trong vòng 1-3 năm được đề cập, nhưng cụ thể là gì thì chưa rõ. Một nguồn tin có thẩm quyền cho biết Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu phương thức hoán đổi nợ cũ lấy trái phiếu mới. Cho dù tỷ lệ hoán đổi là bao nhiêu, thì nó cũng không khác gì mấy so với cách thức xử lý trả 25% tổng nợ bằng trái phiếu. Vấn đề là ở chỗ nếu một tỷ lệ hoán đổi quá thấp, các chủ nợ sẽ là người bị thiệt. Hơn nữa, một gói xử lý đồng bộ bao gồm một phần trả bằng trái phiếu, một phần đưa ra cơ chế mới trong thời gian nhất định, một phần khoanh, giãn tỏ ra thích hợp với hiện tại. Bởi bất kỳ một sự hoán đổi nào dẫn đến khả năng không thu hồi đủ số nợ đã cho vay cũng buộc các chủ nợ phải hạch toán mất vốn. Điều này hẳn không ngân hàng hay công ty tài chính nào mong muốn.
Việc phát hành trái phiếu của Vinashin, như vậy, sẽ đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng một cách căn bản và nghiêm túc. Nó chứng tỏ khả năng Nhà nước đứng ra mua lại nợ xấu dưới các hình thức khác nhau mà giới quan sát quốc tế đang nhìn nhận là hiện thực. Một nhà đầu tư nước ngoài dự đoán sau khi xử lý nợ trong nước của Vinashin, có khả năng Việt Nam sẽ tháo gỡ nợ quốc tế của tập đoàn này. Vinashin phát hành trái phiếu quốc tế mới để hoán đổi nợ cũ là một khả năng. Nhất là gần đây Bộ Tài chính đã tiếp xúc nhiều hơn với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nước ngoài và thuê một số tổ chức mới.
Cho đến tháng 12 năm ngoái Vinashin đã quá hạn trả nợ 180 triệu đô la Mỹ trong số nợ 600 triệu đô la Mỹ được ấn định trả 10% mỗi sáu tháng kể từ lần trả đầu tiên vào tháng 12 -2010. Giá nợ giao dịch của Vinashin trên thị trường quốc tế giảm mạnh. Ở trong nước, giao dịch trái phiếu nội địa do Vinashin hoặc các công ty thành viên của tập đoàn phát hành trước đây (với sự bảo lãnh của Vinashin) cũng khó tìm được người mua. Đã có chủ nợ chào bán với giá bằng hoặc nhỉnh hơn một nửa giá gốc, trong khi người mua trả bằng 20-30% giá gốc. Với thông tin Vinashin có thể phát hành trái phiếu mới để xử lý nợ, dự đoán giá trái phiếu nội địa của doanh nghiệp này có thể tăng là có cơ sở
Nguyên Chủ tịch Vinashin bị tuyên phạt 20 năm tù (TTXVN).  - 20 năm tù cho Phạm Thanh Bình (NLĐ). - Cựu chủ tịch Vinashin lãnh án 20 năm tù (ĐV).   – Cựu chủ tịch tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình bị lãnh án 20 năm tù   –   (RFI). – Cựu Chủ tịch Vinashin bị tuyên án 20 năm tù    –   (VOA).  – Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: Lý do sâu xa dẫn đến bê bối Vinashin?   –   (BBC). – Kết thúc vụ xử sơ thẩm Vinashin   –   (BBC).   - Vụ Vinashin, nhà báo Hoàng Hùng và Lê Văn Luyện: Phẫn nộ với cái ác (TT).- Cựu chủ tịch Vinashin lãnh 20 năm tù (VNN).  Xử vụ Vinashin: Tranh tụng căng thẳng! (Infonet).124 năm tù cho các bị cáo vụ ‘Vinashin’ (Infonet).-Tuyên phạt Phạm Thanh Bình 20 năm tù




-Vinashin được bán, cho thuê đất để tái đầu tư-TT - Ngày 22-3, ông Phạm Đình Cường, cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), cho biết Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) có 2.400ha đất nhưng mới chỉ sử dụng 1.200ha.
Như vậy, Vinashin có thể khai thác từ việc chuyển nhượng, cho thuê... số diện tích đất còn lại chưa sử dụng này. Số tiền thu được chỉ để đầu tư cho hoạt động kinh doanh chứ không được sử dụng vào mục đích khác, nhất là trả nợ.

Đây là một trong các giải pháp để tái cơ cấu Vinashin vừa được Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên - môi trường.
Hãng thông tấn AFP dẫn nguồn tin của cơ quan tư pháp Việt Nam hôm nay 23/03/2012 cho biết phiên tòa sơ thẩm các quan chức Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) sẽ được mở ra tại Hải Phòng vào ngày 27/3. Các bị cáo được đưa ra xét xử với tội danh “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.-Tổ hợp bô xít nhôm chậm tiến độ hồ chứa bùn đỏ (Bee.net 22-3-12)

 sau khi Elliott Advisors khởi kiện, FT đã có được thông tin là chính phủ VN đã từng đề nghị hoặc trả cash với giá trị 35% face value cho các chủ nợ, hoặc đổi face value lấy longterm government guaranteed bonds (no interest). Chắc chắn thông tin này do phía chủ nợ leak ra, nhiều khả năng từ Elliott Advisors. Một thông tin quan trọng nữa là trong chương trình debt restructuring cho Vinashin các chủ nợ trong nước sẽ chỉ nhận được 20% face value cho các khoản vay không thế chấp khác
-Vụ Vinashin: Vay $1, xin trả 35 xu WESTMINSTER (NV) - Vụ Vinashin ảnh hưởng đến điểm tín dụng của chính phủ, Hà Nội phải tránh tạo “tiền lệ Vinashin,” thứ tiền lệ có thể cản trở Việt Nam tiếp cận thị trường tư bản quốc tế. Tờ International Financing Review viết trong bài bình luận ngày 20 Tháng Giêng, 2012. Thông điệp của bài báo rất rõ ràng: “Vụ Vinashin” là chuyện của chính quyền Hà Nội, có chứng cứ xác định rạch ròi; và Việt Nam cần hiểu đây không còn là vấn đề của cá nhân một công ty - cho dầu là công ty do nhà nước làm chủ.

Nếu Hà Nội không giải quyết rốt ráo các khoản nợ của Vinashin, hậu quả sẽ dây dưa, kéo dài, dính đến nhiều tập đoàn quốc doanh khác, và rất có thể sẽ đưa đến chuyện Trung Quốc làm chủ tài sản của các công ty ngoại quốc ngay tại Việt Nam.
Cách đây 6 năm, năm 2005, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên đưa ra tham vọng nâng nền công nghiệp tàu biển Việt Nam lên nằm trong số 4 quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới, chiếm tỷ lệ 50% GDP của cả nước vào thời điểm 2020.
Ðể thực hiện điều này, ông Dũng gom 200 công ty nhỏ vào thành một công ty duy nhất, lấy tên Vinashin. Sau đó, trong một lần gặp gỡ với đại diện Standard & Poor's, ông Dũng yêu cầu công ty này cho Vinashin điểm tín dụng bằng với tín dụng của chính phủ.
S&P thực hiện yêu cầu này. Tiếp theo là công ty Moody's. Ðến năm 2007, Vinashin vay được $600 triệu thông qua Credit Suisse, kèm với thư bảo đảm của chính quyền Hà Nội, hứa hỗ trợ Vinashin, về tài chánh cũng như hoạt động.
Mọi chuyện có vẻ tốt đẹp, cho đến năm 2010. Thời điểm này, Hà Nội tuyên bố phát hiện hàng loạt sai phạm trong Vinashin, mặc dầu chưa bao giờ nói rõ là bao nhiêu tiền bị thất thoát, và thất thoát đi đâu.
Chính quyền Việt Nam nói rằng lãnh đạo Vinashin mang tiền tập đoàn đi đầu tư vào hàng loạt dự án không dính dáng đến tàu biển, chẳng hạn du lịch, sản xuất xe máy, kinh doanh địa ốc. Nhiều cấp lãnh đạo Vinashin bị mang ra kỷ luật. Mọi chuyện trông có vẻ khả quan, trừ mỗi một điều: Số tiền nợ $600 triệu vẫn chưa được giải quyết.
Chủ nợ chính yếu của Vinashin bao gồm các công ty Credit Suisse, DEPFA, Elliott và Maybank. Số tiền nợ chỉ được Vinashin trả một lần, dưới hình thức tiền lãi, hồi Tháng Sáu, 2010. Các khoản khác, đến thời điểm phải trả, đều bị trễ. Các công ty Moody's cùng S&P sau đó quyết định hạ điểm tín dụng của chính phủ Việt Nam, cùng lúc cắt luôn việc đánh giá tín dụng Vinashin. Vụ vay tiền chính thức được xem là “vỡ nợ.”
Tiếp sau đó, Vinashin đồng ý tham gia vào tiến trình tái cấu trúc dưới sự giám sát của một ủy ban do các chủ nợ thành lập, do Elliott và DEPFA đứng đầu. Sau chín tháng thương lượng căng thẳng, phía Vinashin đưa ra đề nghị khiến các chủ nợ “té ngửa:” Cứ mỗi $1 tiền nợ, Vinashin sẽ trả 35 xu!
Quá bực mình, công ty Elliott tuyên bố rút lui khỏi ủy ban giám sát, đồng thời quyết định kiện Vinashin ra tòa án Anh Quốc.
Elliott có thể dễ dàng thắng kiện tại tòa Anh Quốc, nhưng không ai có thể khẳng định án lệnh của một tòa nước ngoài có thể được thi hành tại một địa điểm khác, nơi tài sản được đầu tư.
Chuyện Vinashin không chỉ có thế. Rắc rối nằm ở chỗ, một phần lớn tài sản của công ty này nay được chuyển sang cho sở hữu chủ khác, cũng là các tập đoàn quốc doanh, là Vinalines và Petro Vietnam. Ðiều này khiến hai công ty Vinalines và Petro Vietnam có thể bị liên lụy với các khoản nợ của riêng họ. Vỡ nợ dây chuyền là điều có thể xảy ra!
Nhưng điều rắc rối nhất cũng chưa dừng tại đây. Hiện nay, Petro Vietnam đang đi hỏi vay vốn để mua tài sản hãng dầu khí ConocoPhillips tại Việt Nam (lên đến $1.5 tỷ). Người ta đồn rằng, chính phủ Việt Nam đang lo ngại, nếu Petro Vietnam không vay được vốn, thì chính phủ Trung Quốc sẽ nhảy vào. Viễn cảnh Bắc Kinh làm chủ tài sản của ConocoPhillips tại Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp biển đảo giữa hai quốc gia quả là điều khó chịu, cho Hà Nội!
Ðứng ra lãnh nợ cho Vinashin khiến Petro Vietnam rơi vào tình huống “bị trói tay.”
Bài học cho giới tư bản ngoại quốc trong trường hợp này là rất rõ ràng: Phải luôn luôn cẩn trọng với quyết định cho điểm tín dụng dựa trên các “công cụ hỗ trợ” kiểu như thư bảo đảm của chính phủ.
Vụ Vinashin phải được hiểu như thế này: Ðịnh chế bị phá sản, trên thực tế, là chính quyền Hà Nội, cơ quan đứng ra lãnh nợ cho Vinashin, chứ không phải cá nhân Vinashin. Và nếu Việt Nam còn hy vọng tiếp cận giới đầu tư ngoại quốc, thì hãy giải quyết cho rõ ràng vụ nợ này. Ðừng tạo tiền lệ xấu! (Ð.B.)


– Việt Nam có thể trả nợ cho VinashinVietnam may end up paying for Vinashin’s default (IFR).  – Rốt cuộc nhà nước Việt Nam phải trả nợ cho Vinashin (DĐKTVN). Tác giả: Jonathan Rogers, chuyên mục Captial City, Tạp chí Tài chính Quốc tế
Nguồn: International Financing Review, Vietnam may end up paying for Vinashins defaults, 20/1/2012
———————————————–
CHÚNG TA NGHĨ gì về Việt Nam? Chắc chắn phải là chiến tranh – thứ đã biến đổi nếp suy nghĩ của quốc gia này theo cách hết sức khó hiểu.
Có thể những bộ óc tiểu thuyết sẽ gợi lại tác phẩm Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene trong năm 1950 và giả định của nó rằng Việt Nam sẽ không phát triển tốt dưới chủ nghĩa thực dân hoặc chủ nghĩa cộng sản mà là dưới một “Lực lượng thứ Ba” có cơ sở là sự kết hợp của các truyền thống địa phương.
Greene đã không nhắc tới việc quỵt nợ các nhà đầu tư nước ngoài như một truyền thống địa phương này. Nhưng các chủ nợ nước ngoài của tập đoàn đóng tàu Vinashin nhận thấy rõ ràng rằng họ đang hớ nặng khi đầu tư vào tham vọng quốc tế của quốc gia này.
Trở lại năm 2005, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã vẽ ra kế hoạch đẩy tỉ trọng của ngành công nghiệp biển quốc gia này lên tới 50% GDP vào năm 2020. Ông ta đề xuất dồn khoảng 200 công ty vận tải biển vào một tập đoàn – Vinashin – với mục đích rõ ràng là tạo nên tập đoàn đóng tàu biển lớn thứ 4 trên thế giới.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
Ông ta đã quá phấn khích bởi bản kế hoạch hoành tráng này đến nỗi ông ta đã dự một cuộc họp với Standard & Poor’s để thúc đẩy việc xếp hạng một Vinashin non nớt ngang bằng tín dụng quốc gia.
S&P tuân theo yêu cầu này và Moody’s cũng vậy. Và Vinashin đã đat được một khoản vay trả góp 600 triệu đô la có thời hạn 8 năm thông qua Credit Suisse với lá thư ủng hộ từ chính phủ cam kết hỗ trợ Vinashin cả về hoạt động lẫn tài chính. Tham vọng vĩ đại của Việt Nam nhằm xây dựng nên một người khổng lồ vận tải biển dường như chuẩn bị thành hiện thực.
CHUYỂN SANG NĂM 2010 và tất cả trở nên tồi tệ. Chính phủ Việt Nam tuyên bố phát hiện sai phạm tại tập đoàn này nhưng không nêu cụ thể bao nhiêu tiền bị thất thoát hay thất thoát đi đâu.
Chính phủ Việt Nam nói rằng lãnh đạo Vinashin đã đầu tư hàng loạt vào các lĩnh vực ngoài ngành như du lịch, sản xuất xe máy và bất động sản. Nhiều cấp lãnh đạo Vinashin bị kỷ luật. Mọi chuyện trông có vẻ khả quan nếu như bạn không phải là một trong các chủ nợ của khoản vay 600 triệu đô la kia.
Các chủ nợ chính gồm có Credit Suisse, DEPFA, quỹ đầu tư mạo hiểm Elliott Advisors và Maybank. Dẫu cho họ phấn khởi khi Vinashin trả lãi của khoản vay vào tháng Sáu năm 2010 nhưng niềm vui này không kéo dài lâu khi tập đoàn này xù khoản nợ trả góp 6 tháng sau đó. Đồng thời Moody’s và S&P hạ xếp hạng tín dụng Việt Nam trùng với thời điểm đình chỉ xếp hạng Vinashin. Khoản vay đã chính thức vỡ nợ.
Sau đó Vinashin đồng ý tiến hành tái cơ cấu dưới sự giám sát của một ủy ban của các chủ nợ do Elliott và DEPFA làm đồng chủ tịch. Nhưng sau 9 tháng thương lượng quanh co, Vinashin đưa ra lời đề nghị khiến các chủ nợ “té ngửa”: Vinashin sẽ trả 35 cents trên mỗi đô la đi vay, hoặc (có lẽ trò cười vẫn còn nhạt) trái phiếu lãi suất 0% kỳ hạn 13 năm có giá trị tương đương 35 cents kia. Là một nhà đầu tư, bạn được quyền chọn ăn mứt hôm nay hay ngày mai nhưng có điều là có quá ít mứt để phết.
Nếu Việt Nam còn hy vọng tiếp cận các thị trường tài chính nước ngoài thì nó phải cố gắng tránh tạo ra tiền lệ ô nhục.
Elliott rời khỏi ủy ban giám sát sau khi nhận được đề nghị trên và khởi kiện Vinashin ra tòa án Anh dựa trên cơ sở rằng khoản vay được soạn thảo dưới luật Anh.
Elliott có thể dễ dàng thắng kiện tại tòa án Anh nhưng còn lâu mới có thể thi hành được phán quyết của tòa án nước ngoài tại nơi họ đầu tư tài sản.
NHƯNG còn có một rắc rối nữa có thể gây nản lòng ban lãnh đạo Vinashin và chính phủ Việt Nam. Đó là việc 2 tập đoàn quốc doanh lớn nhất Việt Nam, Vinalines và PetroVietnam đều là chủ sở hữu của một phần tài sản thuộc Vinashin theo sự tái cơ cấu do nhà nước chỉ đạo.
Việc vô tình sở hữu các đơn vị bảo lãnh cho khoản vay này có thể dẫn tới vỡ nợ dây chuyền cho những khoản vay của chính Vinalines và PetroVietnam.
Đó là vấn đề với PetroVietnam khi hãng này đang hỏi vay vốn 1,5 tỷ đô la để mua tài sản của hãng ConocoPhillips tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đang lo sợ rằng số cổ phần này sẽ rơi vào tay chính phủ Trung Quốc vốn đã không hài lòng với Việt Nam trong bối cảnh xung đột thường xuyên tại biển Đông.

Một giàn khoan dầu ngoài biển Đông
Nếu như khoản vay tự động vỡ nợ dây chuyền do bảo lãnh cho Vinashin, PetroVietnam hoàn toàn bị trói tay.
Sau chuyện lộn xộn này, bài học rõ ràng của các nhà đầu tư là phải cẩn trọng cực độ với những công cụ giúp tăng tín dụng như các lá thư ủng hộ và ngay cả bản thân xếp hạng tín dụng.
Sự phức tạp của vụ Vinashin này ở chỗ định chế vỡ nợ thực sự ở đây là một quốc gia chứ không đơn thuần là một tập đoàn. Nếu Việt Nam còn hy vọng tiếp cận thị trường tài chính nước ngoài trong tương lai thì phải cố tránh tạo ra tiền lệ ô nhục có thể ngăn nó tham gia sân chơi này.


Vinashin nói, Elliott kiện đòi 1 phần trong món nợ 600 triệu đô là không hợp lệ:Vinashin Says Elliott Claim for $600 Million Loan Share Invalid (Bloomberg). Chỉ có Credit Suisse mới kiện được thôi.  


Vinashin bác bỏ đơn kiện của chủ nợ  -Vinashin đang tiếp tục phải trả lương cho khoảng 30.000 nhân viên.
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam phản hồi lại đơn kiện họ không trả nợ đáo hạn rằng đơn khiếu kiện của chủ nợ nước ngoài này là “vô giá trị”.
Hãng Bấm Bloombergngày 20/01/2012 đưa tin trong phản hồi chính thức gửi tới tòa ở London, Anh Quốc, Vinashin nói rằng chỉ có bên giàn xếp chính cho hợp đồng vay (chủ nợ chính) là Credit Suisse AG, văn phòng Singapore mới có thể siết nợ theo chỉ đạo của đa số chủ nợ.
Phản hồi do luật sư David Allen, thuộc hãng luật Mayer Brown International LLP, đại diện cho Vinashin và 21 bị đơn, nộp cho tòa vào ngày 9/01/2012, bốn ngày trước hạn chót mà án lệnh của tòa đưa ra cho bên bị.
Bloomberg cho hay phản hồi nói chủ nợ Elliott Vin (Hà Lan) NV mua lại khoản cho Vinashin vay từ Bank of America N.A và đã không thông báo đúng đắn cho Credit Suisse về việc này như hợp đồng cho vay yêu cầu và rằng Elliott phải chứng minh được họ là chủ nợ hợp lệ.
Vinashin nhận khoản vay 600 triệu đôla vào năm 2007 và không trả nợ đáo hạn lần đầu vào tháng 12 năm 2010 và thêm hai lần nữa, đưa hợp đồng vay này vào tình thế vỡ nợ, theo Moody’s.
Trong phản hồi gửi tòa, mà BBC có được bản sao, luật sư đại diện cho bên bị - Vinashin và 21 công ty Việt Nam - thừa nhận một số điểm liên quan tới hợp đồng vay này nhưng bác bỏ từng và tất cả cáo buộc bên nguyên đưa ra.
Phản hồi này cũng nói rằng hợp đồng vay được khống chế bởi luật Anh nhưng cũng có điều khoản trong hợp đồng này nói rằng các tòa tại Anh không phải là nơi duy nhất có quyền phán xét trong bất kỳ tranh chấp nào trong hợp đồng này.
'Tiền lệ xấu'

Bộ hồ sơ kiện và phản hồi tới tòa tại Anh được công bố công khai theo Đạo luật Tự do Thông tin.
Giới quan sát cũng đang theo dõi đồn đoán về khả năng Vinashin có thể nộp đơn xin được bảo hộ theo luật phá sản mặc dù Bấm Bộ Chính TrịViệt Nam hồi năm 2010 khẳng định điều họ gọi là "cương quyết không để Vinashin vỡ nợ và sụp đổ".
Hợp đồng vay đề ngày 24/05/2007 mà Vinashin ký với các chủ nợ nước ngoài không được chính phủ Việt Nam bảo lãnh mặc dù chính phủ có viết một thư ủng hộ để Vinashin đi vay.
Được biết Vinashin từng đề xuất sẽ thanh toán 35 xu cho mỗi đôla đi vay cho các chủ nợ nước ngoài và 20 xu cho mỗi đôla vay từ chủ nợ trong nước, một đề nghị mà giới phân tích xem là việc "nói đùa".
Trong bài viết ngày 20/01/2012 đăng trên Tạp chí Cấp vốn Quốc tế, phân tích gia chính của tạp chí này Bấm Jonathan Rogerskhuyến cáo rằng "Nếu Việt Nam hy vọng còn quay lại thị trường vốn nước ngoài thì Việt Nam phải làm mọi cách để tránh tiền lệ xấu này bởi có thể sẽ chẳng còn vay được ở nơi nào nữa".
Ông Rogers cũng cảnh báo khả năng đối diện trách nhiệm liên đới của Vinalines và PetroVietnam, nơi tiếp quản các đơn vị kinh doanh từng thuộc về Vinashin (do nỗ lực tái cơ cấu lại tập đoàn này) vì các tổng công ty/công ty con trực thuộc Vinashin (một số hiện cũng đã bị kiện) là những bên bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay 600 triệu đôla của Vinashin theo hợp đồng ban đầu.
Vào ngày 01/11/2011, Elliott đã gửi đơn kiện ra Tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm.
Đơn kiện liệt kê bên bị thứ nhất là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và 21 bị đơn còn lại là các công ty được thành lập và đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Hàng loạt tổng công ty công nghiệp tàu thủy thuộc diện công ty con của Vinashin như Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Hạ Long, Dung Quất, Nha Trang ... đều có tên trong đơn kiện.
Trong khi Vinashin là bên đi vay thì bên nguyên mô tả toàn bộ 21 bị đơn còn lại là các bên có liên hệ tới hợp đồng vay và là những bên bảo lãnh các nghĩa vụ trả nợ của Bị đơn Thứ Nhất, tức là Vinashin.


– Vinashin Said to Miss Third Payment on $600 Million Facility(BBW). - ‘Nợ xấu ngân hàng không đáng ngại’ hả? Mời xem thêm: Nợ xấu không đáng lo!! (datfreelance).
-Vinashin không trả nợ lần thứ ba -Vinashin đã đầu tư vào nhiều khu vực không phải ngành kinh doanh chính là đóng tàu. Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), hiện đang bị kiện ra tòa tại Anh, đã không trả nợ đáo hạn lần thứ ba, theo Bloomberg.

Hãng Bấm Bloombergtrong bản tin ngày 18/01 dẫn nguồn của hai người nắm được vụ việc cho hay cho tới nay Vinashin đã lỡ ba lần thanh toán nợ với tổng số tiền là 180 triệu đôla (60 triệu đôla mỗi lần)
Vinashin không trả nợ náo hạn lần đầu 60 triệu đôla vào tháng 12/2010, kể như đặt hợp đồng đi vay 600 triệu từ các chủ nợ nước ngoài (dẫn đầu là Credit Suisse Group AG) vào tình thế vỡ nợ, theo Moody’s.
Kể từ đó tập đoàn nhà nước bên bờ phá sản này đã lỡ thanh toán nợ thêm hai lần, mỗi lần 60 triệu đôla.
Tổng giám đốc Vinashin, Trương Văn Tuyển, từ chối bình luận về việc lỡ thanh toán nợ khi hãng Bloomberg liên lạc với ông bằng điện thoại tại văn phòng ở Hà Nội vào ngày 17/01/2011.
Thu nhập của các tập đoàn đóng tàu trên toàn cầu đang bị ảnh hưởng lớn do số lượng tàu hàng quá nhiều và vượt quá nhu cầu về vận chuyển hàng hoá.
Tăng trưởng kinh tế chậm đã làm giảm mậu dịch toàn cầu và kéo giá thuê các tàu lớn vận chuyển quặng sắt và than đá xuống mức giá thấp nhất kể từ năm 2002, theo Baltic Exchange, hãng cung cấp thông tin phí vận tải đặt tại London.
Hạ điểm khả tín
Sau khi Vinashin không thanh toán lần trả nợ đầu vào năm 2010, ít nhất một trong những tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước của Việt Nam đã bị hạ điểm khả tín do có quan ngại rằng các doanh nghiệp có một phần vốn của nhà nước không được chính phủ hỗ trợ khi có khó khăn tài chính.
Thang điểm tín nhiệm nợ của Việt nam bị Standard & Poor’s hạ xuống mức BB - vào tháng 12/2010, là cấp độ dưới mức tin cậy đầu tư tới ba ngưỡng, sau khi Moody’s cũng hạ điểm tương tự cùng tháng.

Vinacomin hiện đang đình lại kế hoạch đi vay 150 triệu USD.
Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) bị Moody’s hạ điểm từ Ba3 xuống B2 trong tháng 12/2010 và triển vọng của Vinacomin bị Standard & Poor’s hạ từ mức "ổn định" xuống "tiêu cực" trong bối cảnh việc tái cơ cấu Vinashin buộc phải rà soát lại các yếu tố Bấm rủi ro.
Cho vay hợp vốn và bán trái phiếu Việt Nam giảm 11% xuống mức 4,1 tỷ đôla vào năm 2011, theo số liệu của Bloomberg.
Vinacomin đã đình chỉ việc đi vay 150 triệu đôla trong tháng 10/2011 cho đến khi thị trường thuận lợi hơn, một người nắm được tình hình cho Bloomberg biết vào thời điểm đó.
Khoản vay này hiện vẫn đang chưa được tiến hành, người cho biết ngày 18/01.
Kế toán trưởng của Vinacomin Nguyễn Xuân Thủy hôm 18/01 cho biết Standard Chartered Plc đã giúp sắp xếp cho khoản vay này và công ty đã lên kế hoạch vay vốn trong nay mai, nhưng không nói rõ chi tiết.
Vinashin hiện đang bị quỹ đầu tư Elliott Advisors LP, một trong số 20 chủ nợ, kiện ra Bấm Tòa Tối Caotại Anh vì không trả nợ trong khoản vay trị giá 600 triệu USD.
Credit Suisse, Depfa Bank Plc và Malayan Banking Bhd cũng nằm trong số các chủ nợ, theo các nguồn thạo tin nhưng muốn ẩn danh.
Người phát ngôn của Credit Suisse tại Hong Kong, Josephine Lee, từ chối bình luận về tình hình tài chính của Vinashin và các khoản thanh toán đã đáo hạn nhưng tập đoàn chưa trả.
Được biết luật sư đại diện cho bên bị (22 công ty trong đó bị đơn thứ nhất là Vinashin) đã có phản hồi lại tòa trước hạn chót (13/01/2012) theo Bấm án lệnhcủa tòa ngày 02/12/2011.
Vinashin từng được đầu tư để hiện đại hóa công nghiệp đóng tàu ở Việt Nam
Một án lệnh của tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm ở London, cảnh báo Vinashin cùng 21 công ty tại Việt Nam bị kiện ra tòa tại Anh, có thể mất quyền bào chữa.
Án lệnh đề ngày 02/12/2001, mà BBC tiếng Việt đọc được, nói nếu vào 1630 giờ chiều ngày 13 tháng Một năm 2012 tòa không nhận được phản hồi chính thức từ bên bị, thì các bị đơn (Vinashin và tất cả 21 công ty bị kiện) sẽ mất quyền bào chữa, tương đương với việc bên nguyên đơn nghiễm nhiên thắng kiện.
Giới luật sư của cả bên nguyên đơn và bị đơn cùng ít nhất hai người làm chứng có tên trong án lệnh này của tòa, được đưa ra sau một tháng kể từ khi tòa mở hồ sơ vụ kiện.
Đại diện của bên khởi kiện, công ty Elliott VIN (Hà Lan) B.V. có tư cách pháp nhân Hà Lan và địa chỉ đăng ký tại Hà Lan, là công ty luật Bingham McCutchen LLP, văn phòng London.
Được biết hãng luật Mayer Brown International LLP, cũng có văn phòng ở London, đại diện cho các bị đơn tại Việt Nam.
Vào ngày 01/11/2011, bên nguyên đã gửi đơn kiện với tư cách là một chủ nợ trong hợp đồng cho vay 600 triệu USD đề ngày 24/05/2007.
Credit Suisse AG, chi nhánh Singapore là đại diện và giàn xếp cho hợp đồng vay này.
Đơn kiện liệt kê bên bị thứ nhất là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và 21 bị đơn còn lại *(xem danh sách phần cuối bài) là các công ty được thành lập và đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Trong khi Vinashin là bên đi vay thì toàn bộ 21 bị đơn còn lại được mô tả là các bên có liên hệ tới hợp đồng vay và là những bên bảo lãnh các nghĩa vụ của Bị đơn Thứ Nhất, tức là Vinashin (đã ghi trong "văn bản tài chính" của hợp đồng vay này).
‘Vi phạm hợp đồng’

Vụ việc Vinashin gây chú ý nhiều trong giới quan sát trong và ngoài nước.
Theo hợp đồng vay 600 triệu USD được thanh toán trong 10 lần, khoản trả góp đầu tiên, 60 triệu USD, đáo hạn vào ngày 20/10/2010, lần trả thứ hai vào ngày 20//06/2011 và lần trả tới đây là 20/12/2011.
Đơn kiện nói các bị đơn đã không thanh toán khoản trả góp lần đầu và lần thứ hai, có trả lãi lần đầu (nhưng phải mãi tới ngày 24/12/2010 mới thanh toán), không trả lãi lần hai và không trả toàn bộ default interest, hay lãi với mức cao hơn lãi gốc vì không thanh toán khi đáo hạn.
Trên cơ sở đó, bên nguyên đơn hiện khởi kiện tất cả 22 bên bị để đòi số tiền hơn 12,11 triệu đôla Mỹ, bao gồm cả hai lần tiền trả góp mà bên bị chưa thanh toán cùng các khoản lãi, tính tới ngày 01/11/2011.
Trong khi đó một blog trên trang Wall Street Journal mô tả kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy bên khởi kiện trong vụ kiện Vinashin sẵn sàng cho một cuộc chơi lâu dài với chiến lược đã mang lại cho họ thành công trước đây.
Vào năm 2000, Elliott nổi danh vì thắng trong vụ kiện chính phủ Peru kéo dài bốn năm và chính phủ Peru sau đó phải trả 56 triệu USD cho Elliott.
Trong năm 2008, một chi nhánh của Elliott (Kensington International Ltd), đã đi đến một thỏa thuận với Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) để có được một số tiền nhưng không tiết lộ số tiền này là bao nhiêu.
Trong vụ này DRC mắc nợ Elliott hơn 100 triệu USD trong đó có cả lãi gốc và lãi lũy kế hơn hai thập niên.
Elliott hiện vẫn đang theo đuổi vụ kiện với khoản cho vay qua trái phiếu trị giá 4.5 tỷ đôla mà chủ nợ là chính phủ Argentina.
Lập trường của Elliott, dù ở cương vị một quỹ đầu tư, lại còn có thông điệp mang tính xã hội.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2007 với tạp chí Bấm Foreign Policy, một người phát ngôn của Elliott nói "những người ủng hộ chủ trương xóa và giảm nợ nên nhận ra rằng bên hưởng lợi từ giảm nợ thường là các chế độ bất tài hoặc tham nhũng lãng phí tài sản quốc gia của họ và sau đó kêu nghèo kêu khổ để tránh nghĩa vụ trả nợ".

* Danh sách 22 bị đơn (tên công ty bằng tiếng Anh)
1. Vietnam Shipbuilding Industry Group

Hiện chưa rõ vụ kiện sẽ được các công ty liên quan tại Việt Nam đón nhận ra sao
2. Bach Dang Shipbuilding Industry Company Limited
3. Ben Kien Shipbuilding Industry Company Limited
4. Bien Dong Shipping Company
5. Ha Long Shipbuilding One Member of Responsibility Limited Company
6. Hoang Anh Shipbuilding Industry Joint Stock Company
7. Hong Bang Shipbuilding Industry and Construction Company
8. Middle Area Construction and Shipbuilding Industry Company
9. Nam Trieu Shipbuilding Industry Company
10. Nam Ha Shipyard
11. Nha Trang Shipbuilding Industry Company
12. Pha Rung Shipyard Company Limited
13. Sai Gon Shipbuilding and Marine Industry Company
14. Sai Gon Shipbuilding Industry Company Limited
15. Song Cam Shipbuilding Joint Stock Company
16. Thanh Long Company
17. Construction and New Technology Application Joint Stock Company
18. Vinashin Construction Joint Stock Company
19. Vinashin Dung Quat Shipyard
20. Kansai Vinashin Investment Joint Stock Company
21. Vinashin Ocean Shipping Company Limited
22. Vinashin Trading and Manufacturing Joint Stock Company
Nguồn: Tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm ở London-
- -Thêm một công ty con của Vinashin bị khởi tố -(NLĐO)- Cơ quan an ninh điều tra - Công an tỉnh Nam Định vừa khởi tố vụ án “tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần cấu kiện bê tông Hoàng Anh thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Sức lan tỏa vụ kiện Vinashin ‘sẽ rất lớn’ -Vụ kiện Vinashin ra tòa ở London -
Thủ tướng Dũng 'không sai' về Vinashin
-Sẽ xử vụ Vinashin ‘trong thời gian tới’


SGTT.VN - Nhìn cả khía cạnh là một luật sư, nhà nghiên cứu kinh tế thì sự kiện Vinashin và 21 công ty bị kiện ở Anh còn gây hậu quả xã hội rất rộng lớn, ông Nguyễn Trần Bạt (TGĐ InvestConsult) trao đổi với SGTT. Vinashin: chuyện phải đến, đã đến ! - (Mạnh Quân).  - Về vụ Vinashin bị kiện (Phan Vĩnh Trị).  – Vinashin bị kiện và những hệ quả  —  (Lý Toét)Vinashin bị kiện: Vinashin chính thức bị kiện (BBC 8-11-11) -- Tập đoàn Việt Nam Vinashin bị Hà Lan khởi kiện đòi nợ (RFI 9-11-11) -Vinashin và 21 tổng công ty, công ty con bị kiện tại Anh- Căn cứ vào bài này: Elliott Advisors’ move to sue Vinashin throws company’s restructuring proposal into doubt (FT 17-10-11)



-Vinashin default II (giangle)- Cuối năm ngoái tôi có viết một entry về vụ Vinashin default trong đó tôi khuyến nghị chính phủ VN không nên/không cần đứng ra trả nợ thay cho Vinashin. Vừa rồi FT cho biết một trong các chủ nợ đã chính thức kiện Vinashin ra một tòa án ở Anh để đòi nợ (thời điểm tôi viết entry nói trên tôi đoán nhầm luật chi phối hợp đồng vay là luật Singapore nên các chủ nợ sẽ kiện ra tòa Singapore). Tuy nhiên tôi tin những lập luận của tôi trong entry đó vẫn chính xác và bài báo của FT link bên trên cũng có nhiều lập luận tương tự. Nói ngắn gọn là thực ra chủ nợ của Vinashin sẽ có rất ít leverage trong vụ này vì dù tòa ở Anh có xử thắng cho họ (gần như chắc chắn như vậy), Vinashin sẽ đối phó bằng cách nộp đơn xin phá sản ở một tòa của VN. Lúc này khoản nợ $600m của Vinashin sẽ được chế tài theo "pari passu clause", nghĩa là được đối xử ngang bằng với các khoản nợ không thế chấp khác trong nước. Với tình trạng làm ăn bê bết và tài sản thất thoát/hư hỏng nặng nề trong vài năm qua, nhiều khả năng sau khi trả hết nợ có thế chấp thì tài sản của Vinashin chẳng còn gì để trả cho các chủ nợ không thế chấp. Tóm lại thông tin của bài báo FT về những gì sẽ xảy ra trong vụ tranh chấp này không có gì mới, nhưng bài báo này có vài thông tin khác rất đáng chú ý.

Sau khi vụ Vinashin rộ lên cuối năm 2010, tôi nghe nói từ sau Đại hội Đảng đầu năm 2011 báo chí VN đã nhận được chỉ thị không được đăng thêm về tình hình Vinashin bởi vậy không hề có thông tin về vụ tranh chấp này xuất hiện trên báo chí (cho đến hôm nay SGTT đưa tin về vụ kiện). Phe chủ nợ cũng rất kín tiếng không tiết lộ thông tin về các cuộc đàm phán, có thể vì yêu cầu của phía VN hoặc có thể họ cho rằng chưa phải thời điểm tung thông tin ra. Tuy nhiên sau khi Elliott Advisors khởi kiện, FT đã có được thông tin là chính phủ VN đã từng đề nghị hoặc trả cash với giá trị 35% face value cho các chủ nợ, hoặc đổi face value lấy longterm government guaranteed bonds (no interest). Chắc chắn thông tin này do phía chủ nợ leak ra, nhiều khả năng từ Elliott Advisors. Một thông tin quan trọng nữa là trong chương trình debt restructuring cho Vinashin các chủ nợ trong nước sẽ chỉ nhận được 20% face value cho các khoản vay không thế chấp khác. Nghĩa là phía Elliott Advisors và các chủ nợ nước ngoài khác thậm chí còn có lợi hơn phương án kiện ra tòa rồi nhiều khả năng sẽ phải phân chia tài sản của Vinashin theo"pari passu clause". Vậy tại sao Elliott Advisors lại theo đuổi phương án này, chẳng lẽ một hedge fund cáo già như vậy lại không nghĩ đến phương án tôi/FT đặt ra (là Vinashin sẽ nộp đơn phá sản)?

Câu trả lời cho nước cờ này của Elliott Advisors có thể là EA tin rằng chính phủ VN sẽ không để cho Vinashin phá sản trong bất kỳ trường hợp nào, do đó nhiều khả năng VN/Vinashin sẽ chấp nhận out-of-court settlement riêng với EA (thế nên EA đi kiện một mình). Vì đây sẽ là một vụ rất sensitive ở VN nên chắc chắn chính phủ VN sẽ giấu rất kỹ số tiền và phương án settlement (EA cũng không đời nào tiết lộ), do đó EA hi vọng sẽ đàm phán được mức tốt hơn con số 35% đã được offer. Chưa kể nếu EA có "tay trong" bên phía VN hoặc EA nắm được một "bí mật" nào đó mà phía VN không muốn bị leak ra thêm thì leverage của EA sẽ còn cao hơn nữa. Thôi tôi không speculate thêm nữa, bạn nào thích các conspiracy theory thì cứ tiếp tục "sáng tác" :-). Base case scenario của tôi vẫn là Vinashin sẽ nộp đơn xin phá sản ở VN, một tổng công ty mới sẽ ra đời để mua lại (với giá bèo) các tài sản hiện tại của Vinashin. Số tiền thu được sẽ trả cho các chủ nợ, mà theo trình tự thế chấp chắc EA sẽ chẳng nhận được đồng nào hết. Đó là phương án tốt nhất cho taxpayers (i.e. nhân dân) VN.



Vinashin chính thức bị kiện Nợ và tài sản của Vinasin đang được chuyển về các tập đoàn khác trong nỗ lực cơ cấu nợ.
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Vinashin cùng hơn 20 tổng công ty và công ty tại Việt Nam vừa bị khởi kiện tại tòa ở London.
Đơn kiện được Tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm nhận và mở hồ sơ ngày 01/11/2011, một viên chức tại tòa xác nhận với BBC Việt ngữ sáng ngày 08/11.
Viên chức này cho biết thêm nội dung chi tiết đơn kiện đang ở dạng được giữ kín và sẽ được công bố chi tiết ngay khi Vinashin xác nhận việc bị khởi kiện.

Phần tóm lược đơn kiện số 11-1296 mà BBC Việt ngữ đọc được cho thấy bên nguyên đơn khởi kiện là công ty Elliott VIN (Hà Lan) B.V. và bên bị đơn gồm 22 công ty với Vinashin đứng đầu danh sách bên bị.
Hàng loạt tổng công ty công nghiệp tàu thủy thuộc diện công ty con của Vinashin như Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Hạ Long, Dung Quất, Nha Trang ... đều có tên trong đơn kiện.
Giới quan sát cho rằng đơn kiện liên quan tới khoản 600 triệu đôla Vinashin đi vay các chủ nợ nước ngoài qua trái phiếu, với khoản trả lần đầu 60 triệu đôla đã đáo hạn hồi tháng 12 năm ngoái mà Vinashin chưa thanh toán.
Mặc dù tài sản của Vinashin nằm tại Việt Nam, đơn kiện được gửi tới tòa tại Anh vì khoản cho vay được khống chế theo luật Anh.
Vào ngày 17/10/2011, debtwire.com, trang chuyên về tin tức và phân tích về thị trường nợ có bài nhận định việc một trong các chủ nợ của Vinashin có động thái khởi kiện có thể tạo thêm khủng khoảng cho nỗ lực tái cơ cấu nợ của tập đoàn này.
Bấm Bài báocho biết Elliott Advisors, quỹ đầu tư dạng hedge fund, hồi đầu tháng mười tỏ ý sẽ khởi kiện để truy thu tiền lãi và nợ gốc.
"Một vụ kiện Vinashin có thể nhấn chìm một đề xuất từ chính phủ Việt Nam, trình bày trước các chủ nợ vào tháng Mười nhằm để đảm bảo khoản vay 600 triệu đôla được giữ ở hình thái nợ được tái cơ cấu.
“Đề xuất của Vinashin bao gồm hai lựa chọn. Lựa chọn đầu là trả bằng tiền mặt 35% mệnh giá nợ,
“Lựa chọn thứ hai là hoán đổi hợp đồng vay 600 triệu đôla đáo hạn cho tới hết năm 2015 thành hợp đồng vay mới có thời hạn 13 năm được chính phủ bảo lãnh, trả nguyên nợ gốc nhưng không trả lãi”, bài báo cho hay.
Đơn phương khởi kiện

Vinashin đã được sự hỗ trợ vốn và uy thế của hệ thống chính trị Việt Nam
Chính phủ Việt Nam vào năm 2007 viết một lá thư ủng hộ để Vinashin có thể vay được tiền nhưng không nói rõ là Hà Nội bảo lãnh cho khoản vay này (Trả trong 10 lần, 60 triệu đôla/lần trong giai đoạn 2010 tới 2015).
Bài báo nhận định trong trường hợp Elliott kiện, Vinashin sẽ không có nhiều lựa chọn ngoài việc nộp đơn xin bảo hộ theo luật Việt Nam hoặc tìm kiếm sự công nhận từ tòa án quốc tế.
Được biết hồi tháng Sáu lúc đầu Elliott đã mời các chủ nợ khác để tham gia kế hoạch kiện Vinashin tại London nhưng sau đó đổi ý để đơn phương khởi kiện, một bước được xem là động thái không muốn chia tiền với các chủ nợ khác nếu đòi lại được theo phán quyết của tòa tại Anh.
Hồi tháng Năm, trang debtwire.com có bài phân tích về các bước chủ nợ có thể tiến hành với Vinashin.
Bấm Bài viếttrích dẫn luật sự nhận định "trong khi phán quyết ở nước ngoài khó có thể thi hành tại Việt Nam, nơi Vinashin có tài sản, thì giới chủ nợ có thể can thiệp hoặc thậm chí giữ các khoản tiền chuyển khoản ở nước ngoài hoặc giữ thư tín dụng".
"Về cơ bản các chủ nợ có thể khiến Vinashin không thể nào kinh doanh được ở nước ngoài," bài viết cho biết.
Vinashin, tập đoàn bên bờ vực phá sản, đã và đang được tái cơ cấu theo hướng chuyển một số tài sản, dự án của Vinashin về Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tổng Công ty Hàng hải (Vinalines).
Chín quan chức cao cấp của Vinashin bị đề nghị truy tố vào tháng Chín năm nay sau khi công an Việt Nam mô tả đã hoàn tất điều tra giai đoạn một.
Giới quan sát nhận định bê bối Vinashin là gánh nặng đối với triển vọng của Việt Nam, gây tổn hại danh tiếng của Việt Nam đối với cả các công ty cho vay quốc tế và có khả năng làm chậm lại dòng vốn đầu tư nước ngoài giúp tạo đà cho nền kinh tế của đất nước này.


-Vinashin chính thức bị kiện


Các bài liên quan


-Nhà đầu tư kém được bảo vệ, nền kinh tế chịu thiệt thòi (SGTT).-
Quốc hội ‘giục’ Chính phủ lập đề án tái cơ cấu kinh tế (VNE).Dấu hỏi lợi nhuận ngân hàng 2011 (VnEconomy).Không đợi ngân hàng tự nguyện tái cơ cấu (TQ).
Ngân hàng lớn tăng vọt lãi suất huy động vàng (VNE).

-Google+Pages: trang quảng bá cho doanh nghiệp
Tuổi Trẻ
TTO - Tương tự Facebook Fan Page, Google cũng đã ra mắt Google+Pages để các doanh nghiệp có thể đăng ký và tự quảng bá. Với tên gọi Pages, Google đã chính thức cho phép các doanh nghiệp hay tổ chức tự tạo một trang trên Google+, phục vụ cho các chiến ...
Google+ giới thiệu chức năng “Page” cho người dùng doanh nghiệpThông tin công nghệ
Mạng xã hội Google + cho phép các công ty lập trang riêngKhoa Học Phổ Thông
Mạng xã hội của Google mở cửa cho doanh nghiệpVietnam Plus
Tin nhanh -ICT News -VietNamNet -




Đến Seoul vào hôm nay, 08/11/201, nhân chuyến công du ba ngày, chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã có ngay một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak. Trong một thông cáo chung, hai bên cho biết là Việt Nam đã chấp nhận tăng cường hợp tác với Hàn Quốc về việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân.


Tổng số lượt xem trang