Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

DN tồn kho, giải pháp ra sao?

-DN tồn kho, giải pháp ra sao?

Tiếp theo công bố của Chính phủ về con số hàng vạn doanh nghiệp giải thể, sáp nhập, tạm dừng hoạt động… thì số liệu vừa công bố về hiện tượng tồn kho, một biểu hiện đình đốn sản xuất, cũng là lý do để sửa ngay Luật Thuế TNCN.
Cụ thể, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến 1-3 chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,9% so với cùng thời điểm năm 2011 (trong khi đó chỉ số tiêu thụ chỉ tăng 0,5%); của ngành chế biến và bảo quản rau quả tăng 87,2%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 62,7%; sản xuất sắt, thép tăng 59,1%; sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào tăng 58%; sản xuất xi măng vôi, vữa tăng 55%; sản xuất xe có động cơ tăng 38,7%...

Đáng nói là chỉ số tồn kho liên tục tăng cao trong những tháng gần đây, trong khi chỉ số lạm phát lại giảm dần chứng tỏ năng lực tiêu dùng (sức mua) đang suy giảm. Điều đó thể hiện rõ thị trường đang bị tắc nghẽn, hàng sản xuất ra không bán được, trong khi chi phí đầu vào như xăng dầu, điện, khí đốt, nhân công, lãi vay ngân hàng vẫn tăng cao… mà doanh nghiệp đang cố phải chịu đựng, không dám tăng giá bán.
Vì thế con số trên 2 vạn doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động chưa chắc đã dừng lại nếu không có giải pháp tăng sức mua.
Dĩ nhiên nghĩ đến tăng sức mua (kích cầu) nhiều người sẽ nghĩ đến chi tiêu công, tức là triển khai các dự án có nguồn đầu tư từ ngân sách, vốn vay nước ngoài, trái phiếu… Song với việc kiểm soát thiếu hiệu quả, việc tái cơ cấu DNNN còn chưa đến đâu, tình trạng lãng phí do đầu tư dàn trải, công nghệ lạc hậu, ô nhiễm… của khối nhà nước chưa được cải thiện thì tiền ở kênh này càng bơm ra thì lạm phát càng tăng.
Kênh kích cầu thứ hai là xuất khẩu thì càng khó trông đợi khi tình hình khủng hoảng nợ châu Âu chưa được cải thiện, kinh tế Mỹ chưa bộc lộ dấu hiệu phục hồi… thì triển vọng chưa thể nói là sáng sủa.
Vậy chỉ còn kênh duy nhất là thị trường nội địa với sức mua của trên 80 triệu người tiêu dùng? Thế nhưng kênh này lại vấp phải khó khăn mới: chỉ số lạm phát so với cùng kỳ 2011 đã “ngốn” hết trên 20% giá trị VND, trong khi lương chẳng theo kịp khiến các gia đình đang phải thắt chặt chi tiêu và đây là lý do chủ chốt khiến hang loạt hàng hóa tiêu dùng tồn kho!
Chính vì thế chỉ có 1 cách vừa giúp làm tăng sức mua của dân, vừa hạn chế thấp nhất lạm phát (vì tiền của dân họ sẽ chi tiêu rất cẩn thận, không hoang phí như DNNN) là tạm dừng thực hiện Luật Thuế TNCN, giống như năm 2008, và đưa ngay việc sửa đổi vào chương trình Quốc hội năm 2012.
Với trên 1,3 triệu người được giữ lại tiền thuế, chắc chắn sức mua sẽ cải thiện đáng kể!
Thời tăng giá dân công sở "oằn mình" đi làm thêm... (NĐT 4-4-12)  Trung Quốc tận thu tre Việt Nam làm tăm (VEF 4-4-12)-Trộm ôtô hạng sang đưa sang Việt Nam (VnEx 4-4-12)




Cái hang: Doanh nhân và những chuyến đi thực tế-Võ Đắc Khôi (*)  3/4/2012
Tổ tiên ta có câu "Trăm nghe không bằng một thấy" để nhấn mạnh tầm quan trọng của quan sát học hỏi và trải nghiệm trước khi ra quyết định, đặc biệt trong kinh doanh.  Đây cũng chính là chân lý nhà triết học Socrates (469- 399 trước Công nguyên) sống trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại đã đề ra.
Chuyện ngụ ngôn “Cái hang” của ông nhằm giải thích mối quan hệ giữa hai khái niệm tin tưởng (belief) và nhận biết (knowledge), hay nói khác đi, tầm quan trọng của trải nghiệm. Ông kể, "Nếu đưa một nhóm người tù giam dưới hang sâu, đầu bị ép chỉ nhìn về phía trước, không cho thấy những vật chuyển động phía sau lưng mà chỉ cho họ nhìn thấy bóng chiếu lên thành hang, những người sống lâu ngày trong hang sẽ tin rằng hình ảnh trên tường kia là thực.

Giả sử sau đó tháo bỏ xích, cho phép họ quay lại phía sau. Trước tiên, họ sẽ rất hoảng loạn vì sự chuyển động của các vật thực, đôi mắt của họ sẽ rất nhức nhối vì ánh sáng của ngọn lửa. Nhưng nếu giải thích rằng đây mới là vật thật, họ sẽ không tin và có xu hướng thích nhìn lại những hình ảnh trên vách hang đá vì tin rằng đấy mới là thật. 
Nếu tiếp tục tháo toàn bộ xích và buộc họ phải đi ra khỏi hang. Những người này lại càng hoảng sợ hơn và đôi mắt của họ sẽ rất đau nhức, thậm chí trước ánh sáng mặt trời thực đôi mắt của họ sẽ có thể bị mù vì rất yếu và đã quen với ánh sáng trong hầm. Vì thế, cần phải tạo điều kiện để họ thích ứng dần dần.
Ban đầu cho họ nhìn những ngôi sao và ánh mặt trăng trên bầu trời đêm. Tiếp đến, cho họ nhìn thấy hình ảnh núi đồi, cây cỏ phản chiếu trên mặt nước. Cuối cùng, có thể để họ nhìn thấy cảnh núi đồi, dòng sông, cây cỏ thật dưới ánh sáng trực tiếp ban ngày. Từ đây họ mới biết rằng những gì thấy trên tường trước kia trong hang chỉ là hình ảnh chứ không thực.  Họ cũng nhận ra rằng, sở dĩ mọi vật con người có thể nhìn thấy được là nhờ ánh sáng phát ra từ mặt trời. Lúc đó, nghĩ về những người còn sống trong hang, họ sẽ cảm thấy mình còn may mắn vô cùng”.
Socrates cho rằng, câu chuyện cái hang đại diện cho niềm tin và chuyện xảy ra dưới ánh sáng ban ngày đại diện cho tri thức. Chuyển từ niềm tin sang tri thức để nhận biết sự thật là một quá trình phát triển không hề dễ dàng. Nhưng sự thay đổi đi đến thành công, đó là sự di chuyển đúng hướng. Tuy vậy, ông nhắc nhở chúng ta luôn nhớ rằng, đối với những người còn sống trong hang, ý kiến của những người đã bước ra khỏi hang là ngu ngốc và nói gì họ cũng không nghe theo. Vì thế, theo ông, "hãy đừng cố gắng giải thích cho những người đang sống trong hang mặt trời là gì khi chưa kéo họ ra khỏi hang để họ nhìn sự vật thật dưới ánh sáng của nó”.
Trong lĩnh vực kinh doanh mỗi ngày, chúng ta vẫn đối mặt với những vấn đề tương tự xảy ra như trong câu chuyện của Socrates đã kể cách đây hàng ngàn năm. Theo tôi, những ai mong muốn xây dựng một doanh nghiệp có sức cạnh tranh, phát triển bền vững nên tìm cách đi thực tế để quan sát và học hỏi từ thực tế. Vì thế, chủ doanh nghiệp nên tìm cách cho cán bộ, nhân viên, đi tham quan hội chợ, dự các hội thảo… thậm chí gửi họ sang các nước có nền kinh tế phát triển sống một thời gian để cọ xát thực tế và rút tỉa kinh nghiệm cho việc kinh doanh về sau.
Doanh nhân Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc… thường tiến hành hoạt động kể trên để thâm nhập thị trường các nước khác từ nhiều thập niên qua. Các bạn nhân viên trẻ, hãy chuẩn bị cho mình một hành trang sẵn sàng lên đường trở thành những “tùy viên” thương mại cho doanh nghiệp ở các nước.
______________________________________
(*) Cố vấn Công ty Xây dựng và Địa ốc Hòa Bình




-Chỉ số tồn kho đang ở mức báo động (VnEconomy).Tính đến 1/3/2012, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,9% so với cùng thời điểm năm 2011.
Quý 1/2012 kết thúc với những số liệu thống kê khá "đẹp" cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, một trong những "điểm đen" lớn vẫn xuất hiện trên bức tranh kinh tế là chỉ số tồn kho đang ở mức báo động. 
Điều này cho thấy dấu hiệu của hiện tượng đình đốn trong sản xuất và cũng là nguyên nhân làm cho thời gian qua hàng loạt doanh nghiệp đã bị loại ra khỏi thị trường.


Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và đầu tư), tính đến 1/3/2012, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,9% so với cùng thời điểm năm 2011. Trong khi đó, chỉ số tiêu thụ chỉ tăng 0,5% so với cùng kỳ.

Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng khá cao là: chế biến và bảo quản rau quả tăng 87,2%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 62,7%; sản xuất sắt, thép tăng 59,1%; sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào tăng 58%; sản xuất xi măng vôi, vữa tăng 55%; sản xuất xe có động cơ tăng 38,7%. Đây cũng là những ngành có chỉ số tồn kho liên tục tăng cao trong những tháng gần đây.

Giải thích nguyên nhân tồn kho tăng cao, các chuyên gia kinh tế cho rằng, do năng lực tiêu dùng (sức mua) suy giảm đã tác động tiêu cực đến hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm. Điều đáng báo động là chỉ số hàng tồn kho liên tục tăng cao trong nhiều tháng nay đang cho thấy thị trường hàng hóa đang bị tắc nghẽn, hàng sản xuất ra không bán được.

Bên cạnh đó, do chi phí đầu vào như xăng dầu, điện, khí đốt, chi phí nhân công tăng cao nhưng chỉ số giá tiêu dùng không tăng nhiều đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chịu gánh nặng với phần lớn các chi phí tăng lên mà không thể chuyển nhiều vào giá bán. Hơn nữa, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào vốn. Trong khi lãi suất ngân hàng vẫn cao, quá sức chịu đựng của doanh nghiệp.

Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và vật liệu xây dựng Trương Phú Cường cho rằng, hàng hóa tồn đọng, không tiêu thụ được, trong khi, hàng loạt các chi phí như vốn, vật liệu, thiết bị, nhân công,... đều tăng cao. Mặt khác, phần lớn đồng vốn của doanh nghiệp lại lệ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng. Đôi khi, vốn vay chiếm tỷ lệ gấp 2-5 lần vốn điều lệ doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp gần như đang không có lối thoát. Thực tế, lãi suất có giảm 1% cũng chưa thay đổi được gì.

Về nguyên tắc, tồn kho luôn tăng theo quy mô sản xuất mở rộng để đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa sản xuất và tồn kho, đồng thời là ổn định cung cầu giai đoạn sau đó, tức là mang tính "gối đầu". Với một nền sản xuất bình thường, chỉ số tồn kho tăng khoảng 12 - 15% so với cùng kỳ là hợp lý, nhưng trong thời điểm hiện tại, chỉ số tồn kho tăng cao tới 34,9% là điều bất thường đối với nền kinh tế.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasme) Cao Sỹ Kiêm, những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã có những tác động tích cực, tuy nhiên, việc thực hiện những giải pháp này trong thời gian qua đã làm nảy sinh một số nhân tố cản trở sức sản xuất của doanh nghiệp cũng như toàn nền kinh tế. Vấn đề lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay là lãi suất cao và khả năng tiếp cận vốn, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp và việc giải thể, đóng cửa quy mô lớn là điều khó tránh khỏi. Trong trường hợp này, hậu quả sẽ không còn dừng lại ở kinh tế mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới xã hội, khi rất nhiều người lao động mất việc làm.

Tại phiên họp báo Chính phủ chiều 1/4/2012, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, hiện Chính phủ đang tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy thị trường trong nước, đưa hàng hóa dịch vụ về nông thôn.

Về tiền tệ và tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để bình ổn tiền tệ, tín dụng. Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất linh hoạt, phù hợp với yêu cầu kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng, giải quyết thanh khoản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.



---Điểm báo 3.4.2012 
CHỮ “NHƯNG” CỦA BỘ TRƯỞNG
Nhắc đến tổng quan nền kinh tế quý 1, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhắc đến một chữ “nhưng”: “Kinh tế vĩ mô ổn định, nhưng tăng trưởng kinh tế chậm hơn nhiều”.
Còn tại cuộc họp báo Chính phủ được tổ chức sau đó, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam chia sẻ cùng báo giới: “Quý 1 năm nay, với mức tăng khoảng 4%, GDP chỉ cao hơn mức tăng của năm 1999 là 3,4%”.
Kinh tế quý I: Chữ “nhưng” của bộ trưởng | Vĩ mô – Đầu tư | Vietstock
Nếu bệnh quá, ví dụ đang cần IV (ống dẫn nước biển, thuốc, vào tĩnh mạch), thì không được lên máy bay. Trừ khi thuê nguyên chuyến đặc biệt (chartered flight).
Nhưng bà ta có như vậy hay không thì khó biết, mà cho dù như vậy thì cũng phải kê khai tài sản tại Mỹ, gởi cho chủ nợ tại VN.
Ngoài ra, cho dù yếu, ngồi xe lăn, nhưng còn tỉnh, nói chuyện được, thì các hãng vẫn cho lên máy bay.
Gia đình bà này vẫn đang từ chối cho xem hồ sơ bệnh án, mà theo luật Mỹ thì thuộc bệnh nhân và người được bệnh nhân chỉ định.
Ví dụ bà này có thể chỉ định bệnh viện fax hồ sơ bệnh án cho chồng bà ta tại VN. Theo luật Mỹ, bệnh viện PHẢI LÀM NGAY LẬP TỨC, rồi tính tiền lại sau.
Không lý do gì không fax cho bên VN hồ sơ bệnh án.
Tấm hình chụp bà này trọc đầu bị truy ra là chụp năm 2009, cho dù đã ráng bôi bỏ tin tức. Dân chuyên nghiệp truy ra ngay.
Hổm rày bà ta tẩu tán hết tài sản rồi, cho dù có chết vì bệnh thật, thì cũng đã kịp chuyển giao cho cô con gái, tẩu tán đi đâu mất hết.
Bên Cali thiếu gì xã hội đen chuyên làm việc này. Họ “tẩu” qua Cayman Islands là sạch dấu vết, đừng hòng tìm ra.
Thực tế, muốn thu hồi số nợ thì các chủ nợ tại VN phải mướn xã hội đen trả thù. Xin lỗi, nhưng đó là cách duy nhất, và tôi chỉ nói sự thật chứ không phải xúi giục.
Hết tháng 3/2012, Công ty cổ phần thủy sản Bình An vẫn chưa trả được nợ cho nông dân như đã hứa mà tiếp tục hẹn lại tuần tới sẽ đưa ra lịch trình trả nợ. Trước đó, công ty đã hai lần tuyên bố sẽ trả nợ cho nông dân trong thán…
Theo tôi, các con số này QUÁ LẠC QUAN, vì VN sắp chết đói tới nơi, nợ quốc gia không thể nào trả nổi.
Nhưng nhìn vào các con số này, cũng tạm cho thấy tình trạng KT VN ra sao:
“Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.”
Giật mình với thu nhập của người lao động Việt Nam so với khu vực | Công đoàn | Người lao động
Giờ thì không thiếu thuế nào, thuế hạn chế phương tiện giao thông rồi lại có cả thuế nhà. Lý do rất đơn giản, các nước có thuế nhà, sao nước ta lại không có!
Bộ Tài chính cho biết đang triển khai nghiên cứu việc xây dựng Luật thuế tài sản. Theo ông Phạm Đình Cường – cục trưởng Cục Quản lý công sản, thuế tài sản gồm thuế đất và tài sản trên đất.
Người dân đang bị dồn vào đường cùng. Thày giáo bỏ nghề để chạy xe ôm kiếm tiền trang trải cho cuộc sống vì đồng lương công chức quá thấp.
Con đọc báo thấy bà Vụ phó Vụ Tiền lương – Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Bích Thu nói tại cuộc họp báo của bộ chiều 28-3 rằng, sẽ cố gắng đến năm 2018, điều chỉnh lương tối thiểu của công chức đảm bảo nhu cầu tối thiểu, khoảng 3 triệu đồng/tháng và phụ cấp công vụ khoảng 30%.
Trong quý 1 vừa qua, chỉ số niềm tin của các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ còn 6%, từ mức 34% trong quý 4 năm ngoái, tương đương mức giảm 28 điểm phần trăm. Ngược lại, ở Thái Lan, quốc gia đang trong quá trình phục hồi từ trận lụt lịch sử, chỉ số niềm tin kinh doanh đã tăng lên mức 8% từ mức -52% của quý 4.
Niềm tin doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu khởi sắc trong quý 1 năm nay, nhưng lại giảm mạnh ở Việt Nam bất chấp những chuyển biến vĩ mô tích cực, một báo cáo vừa cho biết.
Công việc trong mơ một thời giờ thành thế này đây.
Phải bán hàng chục lô đất để trả nợ ngân hàng hay lâm vào cảnh gia đình tan nát vì những món nợ khổng lồ,…đó là những “trái đắng” mà nhiều đại gia địa ốc đang phải gánh chịu khi thị trường đi xuống.
Te tua nhà đất Việt Nam
‎99% dự án đều chậm tiến độ so với yêu cầu đặt ra là con số vừa được Tổng hội xây dựng Việt Nam công bố. Hàng loạt dự án rơi vào cảnh ‘đắp chiếu’ hoặc hoạt động cầm chừng…
Chuyện về những người Việt Nam làm lao nô nơi xứ người. Ai đẩy họ đi như thế này?
Nhìn những giọt nước mắt, số phận bi đát nơi xứ người mà thấy thương thêm cho số phận dân tộc Việt.
Giờ ở Việt Nam tốt nhất không nên ăn gì. Rau thì phun thuốc trừ sâu, thịt thì chứa chất tạo nạc.
Rất đáng lo ngại khi hầu như cả nước đang bị nhiễm độc từ rau quả ở mức độ khác nhau bởi rất nhiều loại thuốc trừ sâu hoá học. Nguyên nhân là do người trồng rau dùng cả các loại thuốc trừ sâu độc hại ngoài danh mục cho phép (có được qua đường nhập lậu), sử dụng quá liều lượng hoặc dùng đến tận lúc sắp thu hoạch.
TT – Từ chuyện chất kích nạc ở heo, dư luận đang lo lắng và bức xúc về nhiều loại hoá chất độc hại trong sản phẩm nông nghiệp hoặc sử dụng trong sản xuất thực phẩm.
Không đổ lỗi do giá xăng nhưng nhiều mặt hàng đã bắt đầu tăng giá. Tiểu thương chợ Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết hóa mỹ phẩm Johnson&Johnson vừa thông báo từ ngày 1-4 sẽ tăng giá một số mặt hàng, mức tăng chóng mặt 9%-23%.
Ngành hàng điện lạnh sẽ có mức tăng 3%-5%, một phần do đã vào mùa nóng, mỹ phẩm và sữa cũng tăng dù không đổ lỗi cho giá xăng., Ngành hàng diẹn …
Nhiều người an phận, thụ động chấp nhận sự thật là Đảng điều hành kinh tế be bét khiến họ giờ chả đủ ăn. Thương thay cho dân tộc Việt.
Làm 8 tiếng ở cơ quan vẫn không đủ sống, nhiều người phải xoay vần làm thêm bằng đủ mọi cách để trang trải chi phí sinh hoạt ngày càng leo thang.> Dân công sở đi buôn Tết> Nhân viên văn phòng buôn đất cuối năm
Chả mấy chốc tiền Việt Nam sẽ là tiền Zimbabwe.
Hiện tượng giá nén theo kiểu lò xo đã đạt dưới mức giới hạn và đầu tháng 4 có khả năng thị trường sẽ bật lại khiến các mặt hàng đồng loạt tăng giá. Dự báo có thể một số các mặt hàng tươi sống sẽ tăng kỷ lục 50%.
Đang xuất hiện làn sóng di cư ngược từ thành phố về quê.
‎(VEF.VN) – Lương không đủ chi phí sinh hoạt; ăn uống kham khổ; làm việc thêm giờ nhiều; tiền thuê nhà và chi phí sinh hoạt, giá cả thực phẩm tăng… khiến…
“…Thành phố càng phình to, những âm thanh nhức óc càng nhiều hơn, những con đường và công trình xây nhiều hơn nghĩa là đường phố nhếch nhác hơn và càng vắng bóng cây.
Trẻ thơ còn đâu sân chơi với những kí ức tuổi thơ mà chỉ mới mươi năm trước thôi còn là không gian thỏa thích. Còn đâu công viên, không gian yên tĩnh để người lớn hơn chuyện trò thể dục hỏi han chuyện nhà cửa, thế sự của nhau? Tất cả lồng lên, như trong một cỗ máy xay tiền, bất chấp cả tương lai…”
Xã hội phát triển, cơ sở hạ tầng không theo kịp nên phát sinh nhiều vấn đề về ô nhiễm, kẹt xe. Mỗi sáng bước ra đường là phải chứng kiến những cảnh chen lấn, chửi rủa, khói bụi. Thật khâm phục sức chịu đựng của con người.
CK, BĐS đang hại sập tiệm nhiều tập đoàn quốc doanh
Đầu tư ngoài ngành vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán… EVN, Vinacomin, Vinachem… hiện đang mắc kẹt hàng nghìn tỷ đồng vào những dự án kém hiệu quả.
Doanh nghiệp BĐS ôm đống của ngồi “chờ chết” | Kinh tế | Vietstock
Những cảnh tượng giống tấm hình trên xuất hiện rất nhiều ở SG, ngoài SG. Cả hệ thống BĐS kẹt cứng ngắc, không nhúc nhích gì được. Đúng là ngồi “chờ chết”.
ĐÌNH LẠM. Sao phóng viên không dùng từ này thay cho từ dài lạm phát – đình đốn?
Chỉ số công nghiệp cộng dồn so với cùng kỳ từ tháng 7-12 của năm 2011 và hai tháng đầu năm 2012 đi xuống một cách đều đặn, cho thấy sản xuất bị đình trệ rất rõ.
“…Những ngày gần đây, dư luận ở Tây Nguyên xôn xao trước thông tin hàng loạt “đại gia” xuất khẩu cà phê thua lỗ, nợ nần chồng chất…
Thực trạng này, cùng với sự lấn lướt của các doanh nghiệp FDI, cho thấy nguy cơ đổ vỡ, mất sân nhà của doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cà phê VN đã cận kề…
…Ông Nguyễn Văn Nghiêm – Phó Giám đốc Sở Công Thương Đăk Lăk cho biết, số DN xuất khẩu cà phê thua lỗ có thể nhiều hơn, nhưng họ còn giấu giếm với hy vọng gỡ lại nên cơ quan chức năng chưa nắm được.”



-Kinh tế quý 1: Chữ “nhưng” của Bộ trưởng (VnEconomy).- Thủ tướng: “Sẽ chỉ giữ lại một số doanh nghiệp nhà nước” (VnEconomy). - Vietnam: Reform to Stabilize Economy (WSJ).
Doanh nghiệp thủy sản nợ nần phá sản – người nuôi cá khốn khó (VOV).--Xây dựng nhà máy phong điện công suất 30MW (TT).- Gia Lai: Mía ế, béo “cò” (DV).  - Bao giờ dứt điệp khúc buồn “trúng mùa mất giá?” (TTXVN).Muối ơi! (LĐ).-- Lập công ty “ma” chiếm đoạt 7,5 tỉ đồng (PLTP). --




-Chỉ số tồn kho đang ở mức báo động -Tính đến 1/3/2012, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,9% so với cùng thời điểm năm 2011.

Nguyên Chủ tịch Vinashin phải bồi thường dân sự trên 540 tỷ đồng
--Mua rẻ bán đắt, EVN vẫn than lỗ

Khơi thông dòng vốn để đối phó nguy cơ đình đốn (SGTT).
Doanh nghiệp phá sản và giải thể: Vấn đề nằm ở đâu? (Petrotimes).  - Hạ lãi suất – Bài 1:Bước đầu để “cứu” doanh nghiệp (VOH).  - Doanh nghiệp gồng mình chịu phí (TN).  - ‘Đi đêm’ lãi suất, doanh nghiệp vẫn khó vay (TP).  - Ngân hàng tinh vi vượt trần lãi suất  (ĐV).  - “Doanh nghiệp giải thể là chuyện bình thường” (VTC).


- Diễn đàn kinh tế Bác Ngao: Tăng cường hợp tác thúc đẩy kinh tế châu Á (VOV).- Hàng hiệu dễ ‘thất sủng’ ở Trung Quốc? (VEF).------

Tổng số lượt xem trang