-Dốt nát & ngụy tín
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
“Ra Bắc, gặp một cô lái đò, cô hỏi: có phải là giáo sư Lý Chánh Trung không? Đúng là tôi. ‘Trước 1975, cháu có đọc nhiều bài viết của chú, cháu thích lắm...’
“Lý Chánh Trung tấm tắc đưa ra nhận xét: Trình độ văn hóa ngoài Bắc cao. Chiến tranh như thế mà một cô lái đò cũng tìm đọc Lý Chánh Trung ở trong Nam...” (Miền Đất Lạnh – Nguyễn Văn Lục, ĐCV).
“Chiến tranh như thế” (rõ ràng) cũng có điểm rất... hay, và người Việt quả là một dân tộc rất... lạ. Họ chỉ đọc sách trong thời chiến thôi hà. Gần bốn mươi năm sau, sau khi đất nước hoà bình và thống nhất, và sau khi trình độ văn hóa (thấp) ở miền Nam đã được nâng lên cho bằng với văn hoá (cao) ở miền Bắc, trong một cuộc phỏng vấn dành cho VietNamNet - vào ngày 3 tháng 5 năm 2012 - ông Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị, kiêm Giám Đốc Thái Hà Books) rầu rĩ cho biết:
“Người Việt đọc chưa đến 1 cuốn sách/năm! Không thiếu những cuốn sách quý chở tư tưởng hiện đại và tư duy mới về Việt Nam, được dịch thuật một cách kì công. Nhưng câu chuyện về vỏn vẹn 500 bản in cho mỗi đầu sách quý này, tính trên số lượng 88 triệu dân - tức là chỉ có xấp xỉ 0,00057% dân số tiếp cận - quả là một con số giật mình.”
Chưa hết, báo Dân Trí vừa cho phổ biến công bố của Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Toàn Cầu (World Intellectual Property Organization) - theo đó “VN đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng.”
Nguồn ảnh:phamvietdao2.blogspot.com
Thảo nào mà ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội, đã bày tỏ sự lo lắng “rằng trong các vụ tụ tập, biểu tình phản đối Trung Quốc, cũng có đa số là những người khiếu kiện đất đai bị lợi dụng để gây phức tạp về an ninh - trật tự.” Tương tự, ông Nguyễn Văn Bình, TGĐ Ngân Hàng VN, cũng phàn nàn y như vậy: “Do dân trí VN chưa cao, nên người dân không biết ngân hàng nào tốt hay xấu.”
Ở nước ngoài, Đại Sứ Đỗ Xuân Đông cũng có nỗi băn khoăn tương tự: “Giá trị dân chủ là cái đích, mà tất cả chúng ta đều mong tiến tới. Nhưng trình độ dân trí của dân ta còn thấp lắm, nên chưa thể làm như vậy được.
Thế còn quan trí?
Câu trả lời xin được dành cho một nhân vật (rất) có thẩm quyền, nhà báo Trương Duy Nhất:
“Trong thành phần Chính phủ, tôi cũng có quen vài người. Hôm nọ ngồi tiếp chuyện một vị, ổng bất chợt hỏi:
- Nghe nói chú có nhiều bài viết hay lắm, tìm thế nào để đọc được?
Tôi thật thà:
- Ôi, anh nhiều việc thế chắc nói dài dòng không nhớ nổi đâu. Tốt nhất cứ vào gút-gồ gõ chữ Trương Duy Nhất là ra hết !
Vậy mà ổng trợn tròn mắt:
- Gút-gồ là cái chi rứa ?
Thật tình không dám cười vì sợ thất thố!
Ông Trương Duy Nhất (rõ ràng) là một người vô cùng lịch sự và tế nhị. Không phải nhà báo nào cũng có được những phẩm chất cao quý đó. Bà Phạm Thị Hoài (rành rành) là một “nhà” như thế:
“Những lời hùng biện nổi tiếng của Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đang có nguy cơ nhường vị trí đầu bảng cho phát ngôn của Bí thư Thành ủy Hải Phòng ngày 17.2.2012 tại CLB Bạch Đằng, trong đó ông Nguyễn Văn Thành cảnh báo nguy cơ từ tai nạn truyền thông về sự cố trong lãnh địa do ông cai quản, với hơn 1,500 bài báo và ‘5 triệu người vào mạng Gú gờ chấm Tiên Lãng’...
Khả năng của Gú gờ là vô tận, chúng ta biết. Nhưng vẫn bị bất ngờ, mà chính Gú gờ cũng sửng sốt. Một chương mới trong lịch sử internet sắp mở. Gú gờ còn có thể chấm rất nhiều thứ khác.
Trước hết là chấm sự dốt nát của vị tiến sĩ kinh tế, cử nhân Luật, cử nhân Anh văn Nguyễn Văn Thành, người lãnh đạo cao nhất của Hải Phòng, thành phố trực thuộc trung ương lớn thứ ba trong toàn quốc, chỉ sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ở vị trí đó, theo cơ chế chia ghế của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thành hiện là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và có thể lên đến ủy viên Bộ Chính trị.”
“Ai cũng có cái dốt của mình. Dốt mạng không phải là tội. Nhưng trường hợp ‘Gú gờ chấm Tiên Lãng’ cho thấy hai điều đáng gọi là rùng rợn:
Thứ nhất, tác giả của phát minh nói trên, ông tiến sĩ Nguyễn Văn Thành, là một trong 175 người lãnh đạo cao nhất của 90 triệu người Việt Nam, tức thuộc giới thượng lưu chính trị của đất nước. Thứ hai, một sự dốt nát như thế chỉ có thể dõng dạc diễn thuyết như thế, khi nó chắc mẩm rằng cử tọa còn ngu dốt hơn nhiều.”
Tôi đồ chừng rằng bà Phạm thị Hoài có thành kiến hay tư thù (chi đó) với ông Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Văn Thành nên mới nặng lời đến thế. Chứ sự dốt nát của hai quan chức này (nói nào ngay) cũng không tệ hại gì cho lắm, nếu so với một vị lãnh đạo (kính yêu) khác - ông Nguyễn Tất Thành: “Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể sai được.”
Tất nhiên không phải mọi người họ Nguyễn đều nói năng bậy bạ và nhảm nhí như quý ông Nguyễn Thế Thảo, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Văn Thành, hay Nguyễn Tất Thành. Xin đơn cử một thí dụ, ông Nguyễn Gia Kiểng: “Ở mọi nơi mà nó đã được thử nghiệm, chủ nghĩa cộng sản đã chỉ là nghèo khổ, khủng bố, và tội ác.”
Bác Kiểng nói không sai nhưng (e) hơi bị thiếu. Nếu thêm hai chữ (“dốt nát”) nữa vào cuối câu – chắc chắn – nghe sẽ đầy đủ và thuận nhĩ hơn: “Ở mọi nơi mà nó đã được thử nghiệm, chủ nghĩa cộng sản đã chỉ là nghèo khổ, khủng bố, tội ác, và... dốt nát.”
Hoạ cộng sản sẽ qua và (rất) có vẻ sắp qua nhưng nghèo khó, bạo lực, tội ác, và dốt nát (chắc) sẽ còn ở lại hơi lâu. Bao lâu thì tùy vào cái cách chúng ta tiếp nhận, cũng như xử lý những “di sản” thổ tả này trong những ngày tháng tới.
Riêng đối với sự dốt nát, hãy thử nhìn sang nước láng giềng xem người dân Miến Điện đang rục rịch phản công lại với giặc dốt ra sao trên mảnh đất khốn cùng của họ – theo như tường thuật của Từ Khanh, từ Yangon:
“Sau khi được trả tự do, Daw Suu vận động thành lập 36 ‘trường’ tư. Đúng hơn nên gọi là ‘trường thí’ vì học sinh không phải đóng tiền, dành cho các gia đình nghèo không đủ sức cho con theo học trường nhà nước (đủ thứ phí)... Chúng tôi bàn sẽ thuê xe đi thăm bốn trong 36 trường của Daw Suu nằm ở ngoại vi Yangon....
Khái niệm ‘trường’ sẽ không đúng khi đến các ngôi trường này, vì mỗi trường chỉ gồm một lớp học. Cả bốn cái trường đều nằm trên những khu vực sinh lầy và hôi hám xa trung tâm Yangon vài chục cây số...
Sau suốt ngày dài, chúng tôi từ giã bốn ngôi trường trong tâm trạng buồn bã nhưng tràn đầy hy vọng và phấn khích. Nền giáo dục Miến Điện, như ở mọi thể chế không tự do, bị thui chột và đồng dạng. Bảy mươi phần trăm sinh viên đại học đều học hàm thụ, mỗi năm chỉ tập trung ở trường tám ngày. Trên năm mươi phần trăm trẻ em thất học. Những đứa trẻ được đến trường công thì cha mẹ phải đóng phí học thêm để thầy giáo kèm thi. Nhà chùa, dưới chế độ quân phiệt, đóng vai trò hướng dẫn cuộc sống đời và đạo.
Nhưng dù thực trạng não nề nhưng một con đường mới đang thắp sáng trước mắt. Những ngôi trường của bà Aung San Suu Kyi là một định hướng chiến lược, dù gần ba trăm giáo viên tình nguyện đang dạy trên 20,000 học sinh đều chưa qua trường lớp sư phạm, phần lớn mới học xong trung học. Một khởi sự đầy nhọc nhằn trong bầu khí dân chủ đang chuyển biến ngoạn mục trên quê hương đã quá nhiều lầm than.
Một trong những lớp học vừa được dựng lên trên những khu sình lầy, ở ngoại ô Yangon. Ảnh: Từ Khanh.
Bắt đầu trang bị cho thế hệ mới những điều không được nói trên nửa thế kỷ qua từ khi nhà độc tài Ne Win chiếm quyền năm 1962. Bắt đầu công khai cấy ý thức dân chủ, thế nào là quyền căn bản của con người. Các lớp học trong chùa suốt năm thập niên qua tiếp tục dạy con người trở thành kẻ hiền lương trong mọi hoàn cảnh. Họ đã đạt được mục tiêu đó. Những chuyển động tài bồi dân trí hiện nay đang hướng về những kiến thức thời đại. Dạy làm người hiền lương là điều khó nhất nhưng họ làm được, trang bị những tri thức thời đại là điều tất nhiên sẽ thành.”
“Nhà chùa, dưới chế độ quân phiệt, đóng vai trò hướng dẫn cuộc sống đời và đạo.” Chùa chiền, thánh thất, giáo đường ở Việt Nam không có cái may mắn đó. Đám tướng lãnh ở Yangon (xem chừng) cũng không chuyên nghiệp và chu đáo như những vị lãnh tụ kính yêu ở Hà Nội hay ở Bắc Kinh, theo như ghi nhận của Dương Kế Thằng:
“Từ nhà trẻ đến đại học, sứ mệnh chính là cấy thế giới quan cộng sản vào tâm trí của học sinh, sinh viên các cấp. Các viện nghiên cứu khoa học xã hội, đoàn văn công, cơ quan truyền thông và trường học tất thảy đều trở thành công cụ cho sự độc quyền của Đảng về tư tưởng, tinh thần và quan điểm, và tất cả các cơ quan này liên tục tham gia nhào nặn tâm hồn của thế hệ...”
“Trong hoàn cảnh suy nghĩ và thông tin bị bưng bít như vậy, chính quyền trung ương dùng bộ máy độc quyền của mình cho công tác lâu dài là làm cho mọi người thấm nhuần các giá trị cộng sản đồng thời phê phán và bài trừ bất cứ giá trị nào khác. Bằng cách này, tâm trí của giới trẻ hình thành những cảm xúc rõ rệt và sâu sắc về đúng/sai và yêu/ghét, và những cảm xúc đó hóa thành niềm khao khát mãnh liệt muốn biến các lý tưởng cộng sản thành hiện thực. Lúc đó, bất cứ lời nói hay hành động nào phản đối hay đi chệch khỏi những lí tưởng này sẽ bị toàn thể mọi người nhất loạt đả kích.” (*)
Nạn nhân của chế độ quân phiệt, ngó bộ, dễ thoát hơn là nạn nhân của chế độ cộng sản – theo như nhận xét của giáo sư Cao Huy Thuần: “Ở Myanmar, dù tướng tá có hư hỏng, văn hóa đó vẫn còn tốt, xã hội đó vẫn còn tốt, con người ở đó vẫn còn tốt, vẫn còn cùng nhau chia sẻ một đạo đức chung.”
Từ Khanh, qua bài viết thượng dẫn, cũng có nhận xét (gần) tương tự: “Người Miến Điện, khi bị cai trị bằng súng đạn, vẫn có một sức mạnh bền bỉ nhờ tín ngưỡng. Họ dùi mài niềm tin trong im lặng, thâm trầm, y cứ vào lời dạy của giáo chủ để làm phương châm sống. Sự dùi mài niềm tin ấy trở thành máu thịt, rèn luyện họ thành những trí tuệ biết tập trung vào công việc. Những đền đài và tượng đài vĩ đại nhất thế giới của họ không làm bằng sự tự mãn, bằng xương máu, hoặc để được ghi vào sách Guiness, mà được tỉ mỉ dựng xây từ thế hệ này qua thế kỷ khác, bằng công và của chắt chiu từng ngày.”
Về tín ngưỡng, cũng như về văn hoá - xem chừng - dân Việt không có những ưu điểm tương đồng. Vì thế, trong việc đối phó và xóa bỏ vô số những điều ngụy tín đã thấm sâu vào lòng người, nước Việt chắc sẽ gặp rất nhiều trở lực. Dù vậy, chúng ta không có lựa chọn nào khác. Chúng ta sẽ nói KHÔNG với sự ngu xuẩn, dối trá và bất nhân.
Việt Nam không phải là Miến Điện
TRẦN TRUNG ĐẠO
Mỗi khi có một cuộc cách mạng dân chủ hay thắng lợi của phong trào dân chủ tại một nước độc tài nào đó, những người Việt quan tâm đến tương lai đất nước thường ngậm ngùi tự hỏi tại sao không phải là Việt Nam.
Sáng nay thức dậy đọc tin chiến thắng của Liên minh Dân tộc vì Dân chủ (National League for Democracy, NLD) dưới sự lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi và nền dân chủ tại Miến Điện đang được phục hồi lần đầu sau 25 năm dưới chế độ quân phiệt, những người Việt quan tâm đó chắc lại một lần nữa thở than tại sao sau bao nhiêu năm Việt Nam vẫn chưa có một Aung San Suu Kyi, chưa tạo được một phong trào đối kháng có khả năng lật đổ chế độ CSVN.
Thật sự, điều kiện chính trị của Miến Điện khác nhiều so với Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng của NLD hoạt động chặt chẽ, phong trào dân chủ Việt Nam chỉ mới hình thành. Đảng đối lập NLD có cơ sở hạ tầng vững chắc và đã thắng 396 trong tổng số 485 ghế Quốc hội trong cuộc bầu cử dân chủ công khai được quốc tế công nhận năm 1990, trước khi bị đám quân phiệt đàn áp. Cơ sở hạ tầng đó không bị tiêu diệt hay chết dần theo thời gian mà đã tiếp tục lớn lên. Ngay cả các đại diện ngoại giao và quốc tế của NLD vẫn tiếp tục hoạt động ngoài Miến Điện sau khi bà Aung San Suu Kyi bị tù. Phong trào dân chủ Việt Nam chưa bao giờ có được cơ hội hoạt động công khai hay bán công khai. Các phong trào xã hội tại Việt Nam còn rất non trẻ và các lãnh đạo của phong trào lần lượt bị tù đày.
Quân phiệt Miến độc tài, CSVN toàn trị. Tập đoàn lãnh đạo Miến Điện dù sao cũng chỉ là một tập đoàn quân phiệt tay ngang, võ biền chứ không phải là một chế độ độc tài toàn trị được tổ chức tinh vi, nắm trong tay không những quân đội, công an, nhà tù, sân bắn mà còn có khả năng kiểm soát từng ngôi chùa, nhà thờ, thánh thất, từng hộ khẩu, từng cân đường, cân gạo của mỗi người dân như đảng Cộng sản Việt Nam. Giới lãnh đạo Việt Nam đối với Trung Quốc thì rụt rè, khép nép nhưng trấn áp dân mình thì rất giỏi.
Quân phiệt Miến xa rời lịch sử, CSVN sống bám vào lịch sử. Tập đoàn quân phiệt Miến không có chỗ dựa lịch sử. Lịch sử đứng về phía bà Aung San Suu Kyi và nhân dân Miến. Đảng Cộng sản Việt Nam thì khác, họ bám sâu vào cây đại thụ dân tộc Việt Nam, sinh sôi nẩy nở bằng nhựa nguyên và nhựa luyện Việt Nam. Đảng CS đồng hóa đảng và dân tộc, lịch sử đảng và lịch sử dân tộc. Bộ máy tuyên truyền của đảng giải thích lịch sử theo quan điểm của đảng. Quá trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam là một quá trình đầy ngộ nhận lịch sử và họ tồn tại đến ngày nay, một phần cũng nhờ vào những ngộ nhận đó.
Quân phiệt Miến kiểm soát bậc đại học, CSVN đầu độc tuổi trẻ từ khi biết nói. Quân phiệt Miến độc tài nhưng không theo đuổi chính sách tẩy não tận cùng như CSVN đã và đang làm với các thế hệ Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam lớn lên trong nền giáo dục một chiều và phản khoa học. Họ được dạy sự có mặt của Đảng Cộng sản trong đời sống chính trị và sinh hoạt xã hội Việt Nam tự nhiên chẳng khác gì bốn mùa xuân hạ thu đông. Nói như Mác, tự do là sự thừa nhận các quy luật tất yếu, và sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng được giải thích như là tất yếu. Nền giáo dục vẹt tồn tại trong xã hội Việt Nam từ bao nhiêu năm qua đã giết chết mọi mầm mống sáng tạo tự nhiên trong con người. Sự nô lệ trí thức như là một loại vi trùng sinh sôi và lan rộng trong từng con người, qua nhiều thế hệ, xói mòn và tàn phá tính khai phóng, làm thui chột tính sáng tạo trong con người. Suy nghĩ lạc hậu đó được tiêm vào nhận thức tuổi thơ từ khi các em mới tập nói và cũng tồn tại trong một số không ít những người được gọi là trí thức. Muốn tháo gỡ ra, muốn tách hệ ý thức lạc hậu đó ra, mà không phải làm ung thối đi nguồn nhựa sống hay làm ngã cây cổ thụ dân tộc, không phải là một chuyện dễ dàng.
Quân phiệt Miến bị thế giới cô lập, CSVN được Tàu nuôi dưỡng. Không giống tập đoàn quân phiến Miến cô đơn trong lòng dân tộc và bị cô lập về mặt quốc tế, CSVN đang được Tàu nuôi dưỡng. Như đã phân tích trước đây trong bài Trung Cộng không đáng sợ, mặc dù không công khai tuyên bố, giới lãnh đạo CSTQ cũng biết hiện nay chỉ còn năm quốc gia theo một loại chủ nghĩa mà giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard, gọi là chủ nghĩa Lê Nin không có Mác, tức một nhà nước chuyên chính sắc máu nhưng không còn dựa trên nền tảng triết lý duy vật. Hai cơ chế chính trị CSTQ và CSVN có một mối quan hệ hữu cơ mật thiết với các yếu tố tương quan và phụ thuộc vào nhau. Sự lệ thuộc về chính trị của Việt Nam vào Trung Cộng không chỉ giúp để giữ an toàn phòng tuyến phía nam mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Không có bình sữa của Tàu, CSVN chết khô, chết héo từ lâu rồi.
Bài học Miến Điện cho phong trào dân chủ Việt Nam
Chọn lựa đúng thời điểm đấu tranh trực diện. Trong vài ngày qua, báo chí và dư luận ca ngợi bà Aung San Suu Kyi như một lãnh tụ tài ba và can đảm, và không ít người cũng ca ngợi Thein Sein như một lãnh đạo thức thời đã mở ra cánh cửa mới cho xứ sở ông ta. Vâng. Bà Aung San Suu Kyi là một lãnh tụ tài ba, can đảm và có tầm nhìn xa vào tương lai Miến Điện. Việc bà chấp nhận được trả tự do trong lúc hàng trăm bạn chiến đấu của bà vẫn còn đang bị tù và chỉ sáu ngày sau cuộc bầu cử trong đó cánh quân phiệt chiếm đại đa số trong quốc hội là một chọn lựa hết sức can đảm. Hai mươi năm trước đó, chiều ngày 11 tháng Giêng năm 1990, Nelson Mandela cũng chọn lựa để bước ra khỏi cổng nhà tù Victor Verster trong lúc các bạn chiến đấu của ông vẫn còn bị tù. Với bà Aung San Suu Kyi và Nelson Madela, tự do không phải là tự do cho riêng họ mà chỉ là bước đầu trong hành trình đầy gian nan phục hưng đất nước. Họ can đảm không phải vì chịu tù đày mà chọn lựa khi cần phải chọn lựa. Cả hai đã chọn đúng thời điểm để đấu tranh trực diện.
Sức mạnh nhân dân là nền tảng. Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo về mặt tinh thần và tổ chức của bà Aung San Suu Kyi, tuy nhiên những người quyết định vận mạng Miến Điện không phải là Aung San Suu Kyi hay Thein Sein mà chính là nhân dân Miến suốt 53 năm dài vẫn kiên trì tranh đấu cho tự do dân chủ. Cuộc đấu tranh đó bắt đầu từ 1962, 26 năm trước biến cố đẫm máu 8888 (8/8/1988) mà bà Aung San Suu Kyi tham gia. Nhắc lại, cuộc nổi dậy 8888 bắt đầu vào tuần lễ đầu tháng 7, 1988 của nhiều trăm ngàn dân Miến đòi dân chủ và đã bị tập đoàn quân phiệt đàn áp một cách tàn nhẫn. Cảnh sát và quân đội được lịnh bắn thẳng vào đoàn biểu tình. Bà Aung San Suu Kyi tham gia vào cuộc nổi dậy ngày 28 tháng 8 với diễn văn tại chùa Shwedagon và NLD được thành lập một tháng sau đó. Từ đó bà lãnh đạo cuộc đấu tranh dân chủ bằng phương pháp bất bạo động cho đến hôm nay. Trong suốt 53 năm, hay 25 năm nếu tính từ lần bầu cử tự do 1990, nhiều ngàn người dân Miến bị giết chết cùng nhiều ngàn người khác bị tù. Máu của họ không đổ xuống trong oan uổng mà đã tô thắm con đường dân chủ của Miến Điện hôm nay. Những người dân bình thường, không tên tuổi đó mới thật sự là những anh hùng dân chủ của dân tộc Miến.
Chiến lược tranh cử thông minh. Cuộc bầu cử tại Miến không phải chỉ có hai đảng USDP (Union Solidarity and Development Party) và NLD (National League for Democracy ) mà đã có tới 90 đảng lớn nhỏ tranh nhau vào quốc hội. Tuy nhiên, với mục đích loại đảng USDP do quân đội ủng hộ, cánh dân chủ đưa ra khẩu hiệu là chọn một trong hai, Chọn Quân Đội (Military Selection) hay bầu Bầu Cử Dân Chủ (Real Election). Hẳn nhiên không phải người dân nào cũng ủng hộ cánh dân chủ, và ngay cả không phải ai cũng ủng hộ bà Aung San Suu Kyi, nhưng đều ý thức đó là chuyện về sau, trước mắt phải tập trung dứt điểm độc tài quân phiệt bằng cách không bầu cho USDP. Cuộc đấu tranh giành độc lập tại các quốc gia vùng Baltic trong những năm đầu 1990 cũng vậy. Các lãnh tụ phong trào dân chủ ý thức rằng chỉ tập trung được sức mạnh toàn dân mới thắng được CS. Trong cuộc bầu cử quốc hội Latvia tháng 6, 1993 có tới 23 đảng ghi danh ứng cử nhưng khi đối đầu với Liên Xô hai năm trước họ chỉ đứng dưới hàng ngũ của Mặt Trận Dân Tộc (Popular Front).
Thành công của phong trào dân chủ tại Miến Điện hy vọng sẽ là bài học cho những ai quan tâm đến tương lai Việt Nam. Điều kiện văn hóa lịch sử, kinh tế chính trị của mỗi quốc gia mỗi khác nhưng học hỏi kinh nghiệm vận động dân chủ tại các nước độc tài trên thế giới bao giờ cũng cần thiết.
Dân tộc Miến may mắn có một Aung San Suu Kyi tài ba, đảm lược và xứng đáng với tất cả lời ca ngợi thế giới dành cho bà.
Việt Nam không có Aung San Suu Kyi, nhưng không phải vì thế mà cuộc vận động dân chủ phải dừng lại và các phong trào dân chủ phải đốt đuốc đi tìm cho ra được một minh quân để dẫn lối soi đường trước khi tiếp tục. Đừng quên, hàng trăm quốc gia đã chiến đấu đầy hy sinh gian khổ để giành được độc lập từ chủ nghĩa thực dân suốt thế kỷ 19 và thế kỷ 20 nhưng không phải quốc gia nào cũng có một Mahatma Gandhi. Thay vì chờ đợi một nhân tài cứu nước hay đi vay mượn chiếc búa ngoại bang để về đập đổ bức tường chuyên chính, hãy bắt đầu từ những bàn tay Việt Nam nhỏ nhoi và kiên nhẫn để xoi mòn cơ chế độc tài đảng trị. Con đường có thể dài nhưng đích thực đó là con đường tự chủ.
Trần Trung Đạo
Tú Xương & Nỗi buồn Miến Điện
Tổng thống Miến Điện Thein Sein (phải) và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) trong buổi lễ đón tiếp tại Hà Nội ngày 20 tháng 3, 2012.
-Miến Điện, Việt Nam: Ưu và nhược điểm
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Văn Huy, tiến sỹ ngành dân tộc học, hiện sống và làm báo tại Paris, Pháp.-
Báo Anh đánh giá cơ hội đầu tư của doanh nghiệp VN vào thị trường mới mở.
- ‘Đem đô đi đấu xứ người’ – (BBC). -- Myanmar, Vietnam: the pros and cons (FT’s blog). – Chuyên gia Việt nói về đầu tư Miến Điện – (BBC). Miến Điện : Mối quan hệ nhập nhằng với Trung Quốc
- Thủ tướng Việt Nam thăm Miến Điện — (BBC). – Miến Điện giữa phương Tây và TQ — (BBC).--Myanmar - Mỹ - Trung Quốc: Burma in the US-China Great Game – Part I (Yale Global 5-12-11) -- Burma in the US-China Great Game – Part II (Yale Global 7-12-11)
Myanmar: An Opening in Burma? On Thant Myint-U (Nation 2-1-12) Kurlantzick điểm hai cuốn sách về lịch sử Myanmar---- Đại sứ Trung Quốc gặp bà Suu Kyi — (BBC).- Tổng thống Miến Điện hạ lệnh ngưng bắn tại bang Kachin — (VOA).Đại sứ Trung Quốc gặp bà Suu Kyi - (BBC) -Trung Quốc tiết lộ đại sứ nước họ đã gặp bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đối lập của Miến Điện.
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Myanmar (NLĐ). – Đại sứ Trung Quốc tại Miến Điện gặp bà Suu Kyi — (VOA). – Đại sứ Trung Quốc tại Miến Điện tiếp xúc với bà Aung San Suu Kyi — (RFI). –Miến Điện khởi đầu đối thoại với các nhóm thiểu số nổi dậy — (RFI).
- Báo chí Miến Điện bắt đầu được hưởng làn gió tự do — (RFI). – Đảng của nhà đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi được hợp pháp hóa — (RFI). – Miến Điện công nhận đảng của lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi — (VOA). - Đảng của bà Aung San Suu Kyi được đăng ký hoạt động (NLĐ). - Đảng của bà Suu Kyi được phép đăng ký ở Myanmar (TN). – Đặc sứ Hoa Kỳ: Bang giao Mỹ – Miến Điện không phải là mối đe dọa với Trung Quốc — (VOA). -
- Myanmar bớt kiểm duyệt thông tin, báo chí – (DCVOnline). Dịch từ bài: Myanmar eases censorship for some: local media (AFP). – Đối lập Miến Điện chọn huy hiệu mới : con công và ngôi sao trắng — (RFI).-- Myanmar: Lùi một bước để tiến hai bước (TVN). – Myanmar: cổ tích thời nay(SGTT). - Miến Điện trước nguy cơ khủng hoảng nhân đạo — (RFI). - Binh sĩ Myanmar thiệt mạng trên sông Mekong (VNE). . – Binh sĩ Myanmar thiệt mạng gần Tam giác vàng (TT). - Miến Điện bãi bỏ kiểm duyệt báo chí kinh tế — (RFI).-Myanmar: Lùi một bước để tiến hai bước -
-
Kép Chánh Đột Biến Thành Nhắc Tuồng. Đinh Tấn Lực
Kép Chánh Đột Biến Thành Nhắc Tuồng
-- Phát biểu của bà Clinton và bà Aung San Suu Ky – (x-café). -: Clinton’s Remarks With Aung San Suu Kyi, December 2011 (CFR). – Myanmar, bà Suu Kyi & Hoa Kỳ – (ĐCV). - Mỹ, Trung đọ sức ở Myanmar (Đất Việt).
– Luật Biểu tình: Lê Duy Nhân – Đỉnh cao trí tuệ (ethongluan). – Bi kich chọn nhầm (Nguyễn Thông/Bá Tân)---- Hơn 3000 người TQ ký đơn ủng hộ Pháp Luân Công (VietSOH). – Video xếp hình độc đáo của các học viên Pháp Luân Công(VAcontact). – Người Việt Nauy Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Thái Hà, Quê Hương VN (TTXVA). – Speak UP Now! Stand Up! Các bạn trẻParis (TTXVA).
-- Phỏng vấn thân phụ anh Trần Huỳnh Duy Thức – (ĐCV). -- Vietnamese blogger arrested, family demands to know where he is and how he is (Asia News).---Cuộc bố ráp gia đình blogger Huỳnh Thục Vy 2011-12-07-Trong mấy ngày nay, công luận xem chừng như hãy còn bàng hoàng về hình ảnh cả trăm công an hôm mùng 2 tháng này kéo tới bao vây và ập vô nhà gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn ở Tam Kỳ, Quảng Nam.-
- Blogger Radio và Khách Mời 7: Phỏng vấn anh Huỳnh Trọng Hiếu về đóng phạt vi phạm hành chính 260 triệu đồng (TTXVA).-- Blogger Điếu Cày nhập viện? – (RFA).
– Chống Đảng và lật đổ Đảng có phạm pháp hay không? — (Lê Nguyên Hồng). – Năm 2011 : số lượng các nhà báo trên thế giới bị cầm tù tăng kỷ lục — (RFI). – CPJ: Số nhà báo bị bỏ tù trên toàn cầu tăng vọt — (VOA). – 14 dân biểu Australia kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền — (VOA). - Ngày Quốc tế Nhân quyền không quên tù nhân lương tâm — (RFA).
- Lê Hiếu Đằng và đề nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 – (ĐCV).
--
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Chúng ta sẽ nói KHÔNG với sự ngu xuẩn, dối trá và bất nhân.
Alan Phan
Tháng Chín năm 1975, giáo sư Lý Chánh Trung được mời ra Hà Nội để tham dự Hội Nghị Hiệp Thương Thống Nhất. Chuyến đi được ông kể lại, với rất nhiều hào hứng:“Ra Bắc, gặp một cô lái đò, cô hỏi: có phải là giáo sư Lý Chánh Trung không? Đúng là tôi. ‘Trước 1975, cháu có đọc nhiều bài viết của chú, cháu thích lắm...’
“Lý Chánh Trung tấm tắc đưa ra nhận xét: Trình độ văn hóa ngoài Bắc cao. Chiến tranh như thế mà một cô lái đò cũng tìm đọc Lý Chánh Trung ở trong Nam...” (Miền Đất Lạnh – Nguyễn Văn Lục, ĐCV).
“Chiến tranh như thế” (rõ ràng) cũng có điểm rất... hay, và người Việt quả là một dân tộc rất... lạ. Họ chỉ đọc sách trong thời chiến thôi hà. Gần bốn mươi năm sau, sau khi đất nước hoà bình và thống nhất, và sau khi trình độ văn hóa (thấp) ở miền Nam đã được nâng lên cho bằng với văn hoá (cao) ở miền Bắc, trong một cuộc phỏng vấn dành cho VietNamNet - vào ngày 3 tháng 5 năm 2012 - ông Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị, kiêm Giám Đốc Thái Hà Books) rầu rĩ cho biết:
“Người Việt đọc chưa đến 1 cuốn sách/năm! Không thiếu những cuốn sách quý chở tư tưởng hiện đại và tư duy mới về Việt Nam, được dịch thuật một cách kì công. Nhưng câu chuyện về vỏn vẹn 500 bản in cho mỗi đầu sách quý này, tính trên số lượng 88 triệu dân - tức là chỉ có xấp xỉ 0,00057% dân số tiếp cận - quả là một con số giật mình.”
Chưa hết, báo Dân Trí vừa cho phổ biến công bố của Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Toàn Cầu (World Intellectual Property Organization) - theo đó “VN đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng.”
Nguồn ảnh:phamvietdao2.blogspot.com
Ở nước ngoài, Đại Sứ Đỗ Xuân Đông cũng có nỗi băn khoăn tương tự: “Giá trị dân chủ là cái đích, mà tất cả chúng ta đều mong tiến tới. Nhưng trình độ dân trí của dân ta còn thấp lắm, nên chưa thể làm như vậy được.
Thế còn quan trí?
Câu trả lời xin được dành cho một nhân vật (rất) có thẩm quyền, nhà báo Trương Duy Nhất:
“Trong thành phần Chính phủ, tôi cũng có quen vài người. Hôm nọ ngồi tiếp chuyện một vị, ổng bất chợt hỏi:
- Nghe nói chú có nhiều bài viết hay lắm, tìm thế nào để đọc được?
Tôi thật thà:
- Ôi, anh nhiều việc thế chắc nói dài dòng không nhớ nổi đâu. Tốt nhất cứ vào gút-gồ gõ chữ Trương Duy Nhất là ra hết !
Vậy mà ổng trợn tròn mắt:
- Gút-gồ là cái chi rứa ?
Thật tình không dám cười vì sợ thất thố!
Ông Trương Duy Nhất (rõ ràng) là một người vô cùng lịch sự và tế nhị. Không phải nhà báo nào cũng có được những phẩm chất cao quý đó. Bà Phạm Thị Hoài (rành rành) là một “nhà” như thế:
“Những lời hùng biện nổi tiếng của Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đang có nguy cơ nhường vị trí đầu bảng cho phát ngôn của Bí thư Thành ủy Hải Phòng ngày 17.2.2012 tại CLB Bạch Đằng, trong đó ông Nguyễn Văn Thành cảnh báo nguy cơ từ tai nạn truyền thông về sự cố trong lãnh địa do ông cai quản, với hơn 1,500 bài báo và ‘5 triệu người vào mạng Gú gờ chấm Tiên Lãng’...
Khả năng của Gú gờ là vô tận, chúng ta biết. Nhưng vẫn bị bất ngờ, mà chính Gú gờ cũng sửng sốt. Một chương mới trong lịch sử internet sắp mở. Gú gờ còn có thể chấm rất nhiều thứ khác.
Trước hết là chấm sự dốt nát của vị tiến sĩ kinh tế, cử nhân Luật, cử nhân Anh văn Nguyễn Văn Thành, người lãnh đạo cao nhất của Hải Phòng, thành phố trực thuộc trung ương lớn thứ ba trong toàn quốc, chỉ sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ở vị trí đó, theo cơ chế chia ghế của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thành hiện là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và có thể lên đến ủy viên Bộ Chính trị.”
“Ai cũng có cái dốt của mình. Dốt mạng không phải là tội. Nhưng trường hợp ‘Gú gờ chấm Tiên Lãng’ cho thấy hai điều đáng gọi là rùng rợn:
Thứ nhất, tác giả của phát minh nói trên, ông tiến sĩ Nguyễn Văn Thành, là một trong 175 người lãnh đạo cao nhất của 90 triệu người Việt Nam, tức thuộc giới thượng lưu chính trị của đất nước. Thứ hai, một sự dốt nát như thế chỉ có thể dõng dạc diễn thuyết như thế, khi nó chắc mẩm rằng cử tọa còn ngu dốt hơn nhiều.”
Tôi đồ chừng rằng bà Phạm thị Hoài có thành kiến hay tư thù (chi đó) với ông Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Văn Thành nên mới nặng lời đến thế. Chứ sự dốt nát của hai quan chức này (nói nào ngay) cũng không tệ hại gì cho lắm, nếu so với một vị lãnh đạo (kính yêu) khác - ông Nguyễn Tất Thành: “Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể sai được.”
Tất nhiên không phải mọi người họ Nguyễn đều nói năng bậy bạ và nhảm nhí như quý ông Nguyễn Thế Thảo, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Văn Thành, hay Nguyễn Tất Thành. Xin đơn cử một thí dụ, ông Nguyễn Gia Kiểng: “Ở mọi nơi mà nó đã được thử nghiệm, chủ nghĩa cộng sản đã chỉ là nghèo khổ, khủng bố, và tội ác.”
Bác Kiểng nói không sai nhưng (e) hơi bị thiếu. Nếu thêm hai chữ (“dốt nát”) nữa vào cuối câu – chắc chắn – nghe sẽ đầy đủ và thuận nhĩ hơn: “Ở mọi nơi mà nó đã được thử nghiệm, chủ nghĩa cộng sản đã chỉ là nghèo khổ, khủng bố, tội ác, và... dốt nát.”
Hoạ cộng sản sẽ qua và (rất) có vẻ sắp qua nhưng nghèo khó, bạo lực, tội ác, và dốt nát (chắc) sẽ còn ở lại hơi lâu. Bao lâu thì tùy vào cái cách chúng ta tiếp nhận, cũng như xử lý những “di sản” thổ tả này trong những ngày tháng tới.
Riêng đối với sự dốt nát, hãy thử nhìn sang nước láng giềng xem người dân Miến Điện đang rục rịch phản công lại với giặc dốt ra sao trên mảnh đất khốn cùng của họ – theo như tường thuật của Từ Khanh, từ Yangon:
“Sau khi được trả tự do, Daw Suu vận động thành lập 36 ‘trường’ tư. Đúng hơn nên gọi là ‘trường thí’ vì học sinh không phải đóng tiền, dành cho các gia đình nghèo không đủ sức cho con theo học trường nhà nước (đủ thứ phí)... Chúng tôi bàn sẽ thuê xe đi thăm bốn trong 36 trường của Daw Suu nằm ở ngoại vi Yangon....
Khái niệm ‘trường’ sẽ không đúng khi đến các ngôi trường này, vì mỗi trường chỉ gồm một lớp học. Cả bốn cái trường đều nằm trên những khu vực sinh lầy và hôi hám xa trung tâm Yangon vài chục cây số...
Sau suốt ngày dài, chúng tôi từ giã bốn ngôi trường trong tâm trạng buồn bã nhưng tràn đầy hy vọng và phấn khích. Nền giáo dục Miến Điện, như ở mọi thể chế không tự do, bị thui chột và đồng dạng. Bảy mươi phần trăm sinh viên đại học đều học hàm thụ, mỗi năm chỉ tập trung ở trường tám ngày. Trên năm mươi phần trăm trẻ em thất học. Những đứa trẻ được đến trường công thì cha mẹ phải đóng phí học thêm để thầy giáo kèm thi. Nhà chùa, dưới chế độ quân phiệt, đóng vai trò hướng dẫn cuộc sống đời và đạo.
Nhưng dù thực trạng não nề nhưng một con đường mới đang thắp sáng trước mắt. Những ngôi trường của bà Aung San Suu Kyi là một định hướng chiến lược, dù gần ba trăm giáo viên tình nguyện đang dạy trên 20,000 học sinh đều chưa qua trường lớp sư phạm, phần lớn mới học xong trung học. Một khởi sự đầy nhọc nhằn trong bầu khí dân chủ đang chuyển biến ngoạn mục trên quê hương đã quá nhiều lầm than.
Một trong những lớp học vừa được dựng lên trên những khu sình lầy, ở ngoại ô Yangon. Ảnh: Từ Khanh.
“Nhà chùa, dưới chế độ quân phiệt, đóng vai trò hướng dẫn cuộc sống đời và đạo.” Chùa chiền, thánh thất, giáo đường ở Việt Nam không có cái may mắn đó. Đám tướng lãnh ở Yangon (xem chừng) cũng không chuyên nghiệp và chu đáo như những vị lãnh tụ kính yêu ở Hà Nội hay ở Bắc Kinh, theo như ghi nhận của Dương Kế Thằng:
“Từ nhà trẻ đến đại học, sứ mệnh chính là cấy thế giới quan cộng sản vào tâm trí của học sinh, sinh viên các cấp. Các viện nghiên cứu khoa học xã hội, đoàn văn công, cơ quan truyền thông và trường học tất thảy đều trở thành công cụ cho sự độc quyền của Đảng về tư tưởng, tinh thần và quan điểm, và tất cả các cơ quan này liên tục tham gia nhào nặn tâm hồn của thế hệ...”
“Trong hoàn cảnh suy nghĩ và thông tin bị bưng bít như vậy, chính quyền trung ương dùng bộ máy độc quyền của mình cho công tác lâu dài là làm cho mọi người thấm nhuần các giá trị cộng sản đồng thời phê phán và bài trừ bất cứ giá trị nào khác. Bằng cách này, tâm trí của giới trẻ hình thành những cảm xúc rõ rệt và sâu sắc về đúng/sai và yêu/ghét, và những cảm xúc đó hóa thành niềm khao khát mãnh liệt muốn biến các lý tưởng cộng sản thành hiện thực. Lúc đó, bất cứ lời nói hay hành động nào phản đối hay đi chệch khỏi những lí tưởng này sẽ bị toàn thể mọi người nhất loạt đả kích.” (*)
Nạn nhân của chế độ quân phiệt, ngó bộ, dễ thoát hơn là nạn nhân của chế độ cộng sản – theo như nhận xét của giáo sư Cao Huy Thuần: “Ở Myanmar, dù tướng tá có hư hỏng, văn hóa đó vẫn còn tốt, xã hội đó vẫn còn tốt, con người ở đó vẫn còn tốt, vẫn còn cùng nhau chia sẻ một đạo đức chung.”
Từ Khanh, qua bài viết thượng dẫn, cũng có nhận xét (gần) tương tự: “Người Miến Điện, khi bị cai trị bằng súng đạn, vẫn có một sức mạnh bền bỉ nhờ tín ngưỡng. Họ dùi mài niềm tin trong im lặng, thâm trầm, y cứ vào lời dạy của giáo chủ để làm phương châm sống. Sự dùi mài niềm tin ấy trở thành máu thịt, rèn luyện họ thành những trí tuệ biết tập trung vào công việc. Những đền đài và tượng đài vĩ đại nhất thế giới của họ không làm bằng sự tự mãn, bằng xương máu, hoặc để được ghi vào sách Guiness, mà được tỉ mỉ dựng xây từ thế hệ này qua thế kỷ khác, bằng công và của chắt chiu từng ngày.”
Về tín ngưỡng, cũng như về văn hoá - xem chừng - dân Việt không có những ưu điểm tương đồng. Vì thế, trong việc đối phó và xóa bỏ vô số những điều ngụy tín đã thấm sâu vào lòng người, nước Việt chắc sẽ gặp rất nhiều trở lực. Dù vậy, chúng ta không có lựa chọn nào khác. Chúng ta sẽ nói KHÔNG với sự ngu xuẩn, dối trá và bất nhân.
TNT
(*) Dương Kế Thằng – Nền chính trị hại dân của Mao trong thời kì Đại Nhảy vọt ở Trung Quốc: Lời nói đầu cho cuốn “Bia mộ” (2). Nguồn: Tạp chí “Trung Hoa đương đại” (2010), số 19 (66), tháng 9, trang 755-776). Bản tiếng Anh (The Fatal Politics of the PRC’s Great Leap Famine: the preface to Tombstone). Bản tiếng Việt © 2012 pro&contra; © 2012 Bùi Xuân Bách, Phạm Nguyên Trường, Phạm Vũ Lửa Hạ.Việt Nam không phải là Miến Điện
TRẦN TRUNG ĐẠO
Mỗi khi có một cuộc cách mạng dân chủ hay thắng lợi của phong trào dân chủ tại một nước độc tài nào đó, những người Việt quan tâm đến tương lai đất nước thường ngậm ngùi tự hỏi tại sao không phải là Việt Nam.
Sáng nay thức dậy đọc tin chiến thắng của Liên minh Dân tộc vì Dân chủ (National League for Democracy, NLD) dưới sự lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi và nền dân chủ tại Miến Điện đang được phục hồi lần đầu sau 25 năm dưới chế độ quân phiệt, những người Việt quan tâm đó chắc lại một lần nữa thở than tại sao sau bao nhiêu năm Việt Nam vẫn chưa có một Aung San Suu Kyi, chưa tạo được một phong trào đối kháng có khả năng lật đổ chế độ CSVN.
Thật sự, điều kiện chính trị của Miến Điện khác nhiều so với Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng của NLD hoạt động chặt chẽ, phong trào dân chủ Việt Nam chỉ mới hình thành. Đảng đối lập NLD có cơ sở hạ tầng vững chắc và đã thắng 396 trong tổng số 485 ghế Quốc hội trong cuộc bầu cử dân chủ công khai được quốc tế công nhận năm 1990, trước khi bị đám quân phiệt đàn áp. Cơ sở hạ tầng đó không bị tiêu diệt hay chết dần theo thời gian mà đã tiếp tục lớn lên. Ngay cả các đại diện ngoại giao và quốc tế của NLD vẫn tiếp tục hoạt động ngoài Miến Điện sau khi bà Aung San Suu Kyi bị tù. Phong trào dân chủ Việt Nam chưa bao giờ có được cơ hội hoạt động công khai hay bán công khai. Các phong trào xã hội tại Việt Nam còn rất non trẻ và các lãnh đạo của phong trào lần lượt bị tù đày.
Quân phiệt Miến độc tài, CSVN toàn trị. Tập đoàn lãnh đạo Miến Điện dù sao cũng chỉ là một tập đoàn quân phiệt tay ngang, võ biền chứ không phải là một chế độ độc tài toàn trị được tổ chức tinh vi, nắm trong tay không những quân đội, công an, nhà tù, sân bắn mà còn có khả năng kiểm soát từng ngôi chùa, nhà thờ, thánh thất, từng hộ khẩu, từng cân đường, cân gạo của mỗi người dân như đảng Cộng sản Việt Nam. Giới lãnh đạo Việt Nam đối với Trung Quốc thì rụt rè, khép nép nhưng trấn áp dân mình thì rất giỏi.
Quân phiệt Miến xa rời lịch sử, CSVN sống bám vào lịch sử. Tập đoàn quân phiệt Miến không có chỗ dựa lịch sử. Lịch sử đứng về phía bà Aung San Suu Kyi và nhân dân Miến. Đảng Cộng sản Việt Nam thì khác, họ bám sâu vào cây đại thụ dân tộc Việt Nam, sinh sôi nẩy nở bằng nhựa nguyên và nhựa luyện Việt Nam. Đảng CS đồng hóa đảng và dân tộc, lịch sử đảng và lịch sử dân tộc. Bộ máy tuyên truyền của đảng giải thích lịch sử theo quan điểm của đảng. Quá trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam là một quá trình đầy ngộ nhận lịch sử và họ tồn tại đến ngày nay, một phần cũng nhờ vào những ngộ nhận đó.
Quân phiệt Miến kiểm soát bậc đại học, CSVN đầu độc tuổi trẻ từ khi biết nói. Quân phiệt Miến độc tài nhưng không theo đuổi chính sách tẩy não tận cùng như CSVN đã và đang làm với các thế hệ Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam lớn lên trong nền giáo dục một chiều và phản khoa học. Họ được dạy sự có mặt của Đảng Cộng sản trong đời sống chính trị và sinh hoạt xã hội Việt Nam tự nhiên chẳng khác gì bốn mùa xuân hạ thu đông. Nói như Mác, tự do là sự thừa nhận các quy luật tất yếu, và sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng được giải thích như là tất yếu. Nền giáo dục vẹt tồn tại trong xã hội Việt Nam từ bao nhiêu năm qua đã giết chết mọi mầm mống sáng tạo tự nhiên trong con người. Sự nô lệ trí thức như là một loại vi trùng sinh sôi và lan rộng trong từng con người, qua nhiều thế hệ, xói mòn và tàn phá tính khai phóng, làm thui chột tính sáng tạo trong con người. Suy nghĩ lạc hậu đó được tiêm vào nhận thức tuổi thơ từ khi các em mới tập nói và cũng tồn tại trong một số không ít những người được gọi là trí thức. Muốn tháo gỡ ra, muốn tách hệ ý thức lạc hậu đó ra, mà không phải làm ung thối đi nguồn nhựa sống hay làm ngã cây cổ thụ dân tộc, không phải là một chuyện dễ dàng.
Quân phiệt Miến bị thế giới cô lập, CSVN được Tàu nuôi dưỡng. Không giống tập đoàn quân phiến Miến cô đơn trong lòng dân tộc và bị cô lập về mặt quốc tế, CSVN đang được Tàu nuôi dưỡng. Như đã phân tích trước đây trong bài Trung Cộng không đáng sợ, mặc dù không công khai tuyên bố, giới lãnh đạo CSTQ cũng biết hiện nay chỉ còn năm quốc gia theo một loại chủ nghĩa mà giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard, gọi là chủ nghĩa Lê Nin không có Mác, tức một nhà nước chuyên chính sắc máu nhưng không còn dựa trên nền tảng triết lý duy vật. Hai cơ chế chính trị CSTQ và CSVN có một mối quan hệ hữu cơ mật thiết với các yếu tố tương quan và phụ thuộc vào nhau. Sự lệ thuộc về chính trị của Việt Nam vào Trung Cộng không chỉ giúp để giữ an toàn phòng tuyến phía nam mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Không có bình sữa của Tàu, CSVN chết khô, chết héo từ lâu rồi.
Bài học Miến Điện cho phong trào dân chủ Việt Nam
Chọn lựa đúng thời điểm đấu tranh trực diện. Trong vài ngày qua, báo chí và dư luận ca ngợi bà Aung San Suu Kyi như một lãnh tụ tài ba và can đảm, và không ít người cũng ca ngợi Thein Sein như một lãnh đạo thức thời đã mở ra cánh cửa mới cho xứ sở ông ta. Vâng. Bà Aung San Suu Kyi là một lãnh tụ tài ba, can đảm và có tầm nhìn xa vào tương lai Miến Điện. Việc bà chấp nhận được trả tự do trong lúc hàng trăm bạn chiến đấu của bà vẫn còn đang bị tù và chỉ sáu ngày sau cuộc bầu cử trong đó cánh quân phiệt chiếm đại đa số trong quốc hội là một chọn lựa hết sức can đảm. Hai mươi năm trước đó, chiều ngày 11 tháng Giêng năm 1990, Nelson Mandela cũng chọn lựa để bước ra khỏi cổng nhà tù Victor Verster trong lúc các bạn chiến đấu của ông vẫn còn bị tù. Với bà Aung San Suu Kyi và Nelson Madela, tự do không phải là tự do cho riêng họ mà chỉ là bước đầu trong hành trình đầy gian nan phục hưng đất nước. Họ can đảm không phải vì chịu tù đày mà chọn lựa khi cần phải chọn lựa. Cả hai đã chọn đúng thời điểm để đấu tranh trực diện.
Sức mạnh nhân dân là nền tảng. Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo về mặt tinh thần và tổ chức của bà Aung San Suu Kyi, tuy nhiên những người quyết định vận mạng Miến Điện không phải là Aung San Suu Kyi hay Thein Sein mà chính là nhân dân Miến suốt 53 năm dài vẫn kiên trì tranh đấu cho tự do dân chủ. Cuộc đấu tranh đó bắt đầu từ 1962, 26 năm trước biến cố đẫm máu 8888 (8/8/1988) mà bà Aung San Suu Kyi tham gia. Nhắc lại, cuộc nổi dậy 8888 bắt đầu vào tuần lễ đầu tháng 7, 1988 của nhiều trăm ngàn dân Miến đòi dân chủ và đã bị tập đoàn quân phiệt đàn áp một cách tàn nhẫn. Cảnh sát và quân đội được lịnh bắn thẳng vào đoàn biểu tình. Bà Aung San Suu Kyi tham gia vào cuộc nổi dậy ngày 28 tháng 8 với diễn văn tại chùa Shwedagon và NLD được thành lập một tháng sau đó. Từ đó bà lãnh đạo cuộc đấu tranh dân chủ bằng phương pháp bất bạo động cho đến hôm nay. Trong suốt 53 năm, hay 25 năm nếu tính từ lần bầu cử tự do 1990, nhiều ngàn người dân Miến bị giết chết cùng nhiều ngàn người khác bị tù. Máu của họ không đổ xuống trong oan uổng mà đã tô thắm con đường dân chủ của Miến Điện hôm nay. Những người dân bình thường, không tên tuổi đó mới thật sự là những anh hùng dân chủ của dân tộc Miến.
Chiến lược tranh cử thông minh. Cuộc bầu cử tại Miến không phải chỉ có hai đảng USDP (Union Solidarity and Development Party) và NLD (National League for Democracy ) mà đã có tới 90 đảng lớn nhỏ tranh nhau vào quốc hội. Tuy nhiên, với mục đích loại đảng USDP do quân đội ủng hộ, cánh dân chủ đưa ra khẩu hiệu là chọn một trong hai, Chọn Quân Đội (Military Selection) hay bầu Bầu Cử Dân Chủ (Real Election). Hẳn nhiên không phải người dân nào cũng ủng hộ cánh dân chủ, và ngay cả không phải ai cũng ủng hộ bà Aung San Suu Kyi, nhưng đều ý thức đó là chuyện về sau, trước mắt phải tập trung dứt điểm độc tài quân phiệt bằng cách không bầu cho USDP. Cuộc đấu tranh giành độc lập tại các quốc gia vùng Baltic trong những năm đầu 1990 cũng vậy. Các lãnh tụ phong trào dân chủ ý thức rằng chỉ tập trung được sức mạnh toàn dân mới thắng được CS. Trong cuộc bầu cử quốc hội Latvia tháng 6, 1993 có tới 23 đảng ghi danh ứng cử nhưng khi đối đầu với Liên Xô hai năm trước họ chỉ đứng dưới hàng ngũ của Mặt Trận Dân Tộc (Popular Front).
Thành công của phong trào dân chủ tại Miến Điện hy vọng sẽ là bài học cho những ai quan tâm đến tương lai Việt Nam. Điều kiện văn hóa lịch sử, kinh tế chính trị của mỗi quốc gia mỗi khác nhưng học hỏi kinh nghiệm vận động dân chủ tại các nước độc tài trên thế giới bao giờ cũng cần thiết.
Dân tộc Miến may mắn có một Aung San Suu Kyi tài ba, đảm lược và xứng đáng với tất cả lời ca ngợi thế giới dành cho bà.
Việt Nam không có Aung San Suu Kyi, nhưng không phải vì thế mà cuộc vận động dân chủ phải dừng lại và các phong trào dân chủ phải đốt đuốc đi tìm cho ra được một minh quân để dẫn lối soi đường trước khi tiếp tục. Đừng quên, hàng trăm quốc gia đã chiến đấu đầy hy sinh gian khổ để giành được độc lập từ chủ nghĩa thực dân suốt thế kỷ 19 và thế kỷ 20 nhưng không phải quốc gia nào cũng có một Mahatma Gandhi. Thay vì chờ đợi một nhân tài cứu nước hay đi vay mượn chiếc búa ngoại bang để về đập đổ bức tường chuyên chính, hãy bắt đầu từ những bàn tay Việt Nam nhỏ nhoi và kiên nhẫn để xoi mòn cơ chế độc tài đảng trị. Con đường có thể dài nhưng đích thực đó là con đường tự chủ.
Trần Trung Đạo
--
Tú Xương & Nỗi buồn Miến Điện
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Nước bốn nghìn năm hồn chửa tỉnh,
Người hăm lăm triệu giấc còn say.
Tản Đà
“Gia Định báo, tờ báo đầu tiên của nước ta được xuất bản ở Sài Gòn 5 năm trước khi Tú Xương ra đời. Nhưng có lẽ trong hoàn cảnh sự giao thông liên lạc bấy giờ, thậm chí khó lòng nói chắc rằng nho sĩ Trần Tế Xương biết có một tờ báo như thế tồn tại ở trên đời để tính chuyện... cộng tác...”
“Nếu có tính đến mấy ông nhà nho chuyển sang viết báo, thì người ta phải đợi đến thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX, khi Phan Kế Bính viết cho Đông Dương tạp chí, Nguyễn Bá Học viết Nam Phong, Tản Đà làm Hữu Thanh hoặc Phan Khôi làm chủ bút Phụ nữ tân văn. Trước đó, nhà báo ở ta thuần tuý là lớp trí thức mới được Pháp đào tạo (Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh). Ấy là những sự kiện được lịch sử công nhận.”
“Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nội dung các bài thơ mà Tú Xương để lại, người ta lại không khỏi có ý nghĩ rằng ông nhà nho này sinh ra để làm báo. Ở ông luôn luôn có tư duy của một ký giả, chẳng qua sinh bất phùng thời, không gặp cơ may để thi thố ngòi bút cho đúng lúc thôi ...” (Vương Trí Nhàn. “Tú Xương Nhà Báo”. Cánh Bướm Và Hoa Hướng Dương. nxb Phụ Nữ: Hà Nội, 2006. 31-33).
Bác Vương Trí Nhàn – rõ ràng – là một người (rất) bi quan và (vô cùng) khó tính. Cái nhìn của bác ấy về cuộc đời, cũng như đời người (thường) đen thui như mực. Chớ Tú Xương, nói nào ngay, vẫn may mắn chán. Ông may mắn vì được sinh ra ở Việt Nam, nơi mà tờ báo đầu tiên (Gia Định Báo) đã có mặt rất sớm – chính xác là vào ngày 15 tháng 4 năm 1865.
Mãi gần 150 năm sau, hôm 1 tháng 4 năm 2013, trên đường phố Miến Điện mới có tiếng rao (”Báo mới đây!”) và biến cố bất ngờ này đã khiến cho dân chúng “mừng rơi nước mắt” – theo như tường thuật của ký giả Anh Duy, đọc được trên Tuổi Trẻ On Line vào ngày 10 tháng 4 năm 2013:
Theo thống kê của tờ Global Post của Mỹ, trong ngày đầu tiên phát hành tờ Golden Fresh Land (1-4), 80.000 bản đã được bán sạch vào trưa cùng ngày. Trả lời phỏng vấn báo Irrawaddy, ông Maung Lay không giữ nổi cảm xúc:“Chúng tôi đã chờ đợi hơn nửa thế kỷ cho ngày hôm nay.”
Tun Win, một tài xế taxi tại Yangon, hào hứng: “Giờ đây người dân có thể tiếp cận thông tin mỗi ngày, không phải mỗi tuần một lần.”
Thiệt tình: nghe mà thấy (thương) hết sức, muốn ứa nước mắt luôn! Cái Xứ Chùa Vàng (chết tiệt) này thiệt là chậm tiến và lạc hậu về mọi mặt. Ở Việt Nam, dù báo chí đã xuất hiện từ lâu nhưng vẫn luôn luôn được đón nhận tưng bừng và “hào hứng” hơn nhiều. Báo Nhân Dân – số ra ngày 12 tháng 3 năm 2000, trong mục “bạn đọc góp ý và phê bình” – có ghi lại một ý kiến (đóng góp) vô cùng nồng nhiệt:
Ðối với kiều bào ở California là nơi có đông người Việt Nam, thì báo Nhân Dân điện tử là món ăn tinh thần lớn nhất, quí nhất. Riêng đối với tôi việc làm đầu tiên trong ngày là mở trang báo Nhân Dân điện tử… Nhiều người chỉ mong sáng ra để đọc báo Nhân Dân…
Thiệt là quá đã (và quá đáng) nhưng vẫn chưa thấm tháp vào đâu, nếu so với như tường thuật của ông Nghiêm Tiến Quang (Giám đốc Công ty in báo Hà Nội) trên tờ An Ninh Thế Giới, số ra ngày 2 tháng 1 năm 2009:
Tại chợ người Việt ở thủ đô Berlin (Đức), tôi gặp một ông mua một lúc 5 tờ ANTG. Tôi bắt tay ông hỏi: “Sao bác mua nhiều thế?”. Ông cười: “Tôi mua hộ mấy ông bạn cùng làm ở chỗ tôi. Tôi hỏi tiếp: “Ở Đức có nhiều người đọc ANTG không? Ông gật đầu: Nhiều đấy. Đọc xong lại cho mượn, rồi chẳng thấy ai trả lại. Bởi báo có nhiều bài cần đọc.
Chắc còn lâu, lâu lắm, người Miến mới tiến tới “trình độ” chỉ mong sáng ra để được đọc báo điện tử (Nhân Dân) hay mua luôn một lượt đến 5 tờ (ANTG) vì ... dân trí họ còn thấp lắm – theo như tường thuật của ký giả Từ Khanh, từ Yangon:
Sau khi được trả tự do, Daw Suu vận động thành lập 36 “trường” tư. Đúng hơn nên gọi là “trường thí” vì học sinh không phải đóng tiền, dành cho các gia đình nghèo không đủ sức cho con theo học trường nhà nước (đủ thứ phí)... Chúng tôi bàn sẽ thuê xe đi thăm bốn trong 36 trường của Daw Suu nằm ở ngoại vi Yangon....
Khái niệm “trường” sẽ không đúng khi đến các ngôi trường này, vì mỗi trường chỉ gồm một lớp học. Cả bốn cái trường đều nằm trên những khu vực sinh lầy và hôi hám xa trung tâm Yangon vài chục cây số...
Giáo dục ở Việt Nam thì hoàn toàn khác hẳn, có truyền thống và “nền nã” hơn thấy rõ:
Giáo sư Nguyễn văn Tuấn ở Úc đã đưa ra những con số làm mát mặt người Việt chúng ta. Nội các chính phủ Việt Nam có nhiều tiến sĩ hơn chính phủ Mỹ và Úc! Nội các Việt Nam có 26 người thì có tới 13 bộ trưởng có bằng tiến sĩ (chiếm 50%), 10 người có bằng cử nhân và 3 người có bằng thạc sĩ...
Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hùng, nguyên chuyên viên đối ngoại Học viện Hành Chính Quốc Gia, cho biết là tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Trong các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam ta có nhiều tiến sĩ nhất. Vậy là ta ăn trùm thiên hạ về học vấn.
Đất nước Việt Nam bây giờ ra đường là gặp tiến sĩ. Tiến sĩ lềnh khênh. Đụng tay chỗ nào cũng chạm vào tiến sĩ! Nội các chính phủ đã…tiến sĩ như vậy, tướng tá công an quân đội cũng tiến sĩ, chức quyền địa phương cũng tiến sĩ. (Song Thao. “Dởm.” Thời Báo 05 Apr. 2013).
Trần Tế Xương mà sinh sống vào thời buổi (“tiến sĩ lềnh khênh”) như hiện nay thì chắc chết, chết chắc. Cử nhân Nguyễn Đính (tức nhà thơ nổi tiếng Trần Vàng Sao) mà chức vụ, trước khi xin nghỉ hưu, mới chỉ là liên lạc xã thôi thì nói chi đến cái thứ tú tài – cỡ Tú Xương. Nếu vẫn muốn bon chen võng lọng thì nho sĩ họ Trần (e) chỉ còn cách chạy... vô chùa để biến thành tu sĩ:
Công đức tu hành sư có lọng!
Và cũng phải là chùa ở nước ta à nha, chớ chùa chiền và sư tăng ở Tây Tạng hay Miến Điện thì cũng đừng hòng. Họ hay kiếm chuyện lôi thôi với nhà nước lắm. Cứ biểu tình, chống đối, hay tự thiêu đều đều.
Giới tu sĩ ở Việt Nam thì khác hẳn. Rất nhiều vị dễ chịu (và dễ dụ, hay dễ dậy) hơn nhiều nên vẫn được Đảng và Nhà Nước khen thưởng hoặc biểu dương.
Có thể vì những nề nếp về báo chí, học đường và tôn giáo (vừa nêu) nên trong một bài viết mới đây (“Việt Nam và Myanmar, Ai Chậm Hơn Ai?”) Nguyễn Giang, trưởng ban Việt Ngữ BBC, đã cho rằng đây là một sự so sánh “khập khiễng” theo nguyên văn cách dùng chữ của ông:
So sánh với Việt Nam thì quả là khập khiễng.
Việt Nam đã thống nhất đất nước và vấn đề sắc tộc trong nhiều năm qua vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền trung ương, dù đôi khi có nảy sinh điềm nóng ở một số vùng xa.
Về kinh tế, Việt Nam cũng đã cải tổ sớm hơn nhiều so với Miến Điện và đang chuẩn bị bước lên ngưỡng thu nhập trung bình trong khi Miến Điện còn thiếu vắng gần như toàn bộ cơ sở hạ tầng và vẫn là một trong số nước ‘nghèo khổ nhất châu Á’, theo đánh giá của BBC Monitoring.
Nhưng cũng vì thế, không có lẽ gì mà Việt Nam lại phải chịu tiếng ‘tụt hậu’ so với Miến Điện, nếu đánh giá trên cơ sở các tiêu chí kinh tế, trình độ phát triển, năng lực hội nhập và tính thống nhất.
Cũng vẫn theo lời của nhà báo Nguyễn Giang, qua bài báo thượng dẫn: “Giải pháp 'chính trị đi trước' ở Miến Điện cũng chưa chắc đã nhanh chóng tạo đà cho 'kinh tế theo sau'.
Nhận định này – xem ra – có vẻ phù hợp với sự quan sát của một biên tập viên BBC khác, bà Hồng Nga, người đã có mặt tại Xứ Chùa Vàng vào tháng 3 vừa qua:“Con đường cải cách ở Miến Điện mới chỉ bắt đầu, và còn nhiều chông gai phía trước.”
Sự “tròng trành” của Miến Điện khi đối diện với những thử thách trước mặt có thể khiến cho thiên hạ liên tưởng đến mệnh lệnh của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi ông, cách đây chưa lâu, bỗng (buột) miệng hô to:
Cả dân tộc hãy bước ra biển lớn!
Dân Việt (đều) ngớ ra một lúc, rồi đồng loạt "ồ" lên tán thưởng:
Ờ, ra thì ra chớ! Ở nhà với cái Đảng thì biết ngày nào khôn, và đến kiếp sau (chắc) cũng không khá nổi.
Quyết định (tưởng như thật) này người đứng đầu chính phủ Việt Nam đã đáp ứng được sự khát khao bị đè nén từ lâu của cả một dân tộc. Ai cũng đều mong muốn được nhìn xem cuộc sống của nhân loại ra sao, bên ngoài bức màn sắt.
Ít khi nào dân Việt có sự háo hức và đồng thuận (lớn) như thế. Tuổi Trẻ Online mở ngay diễn đàn Vươn Ra Biển Lớn, và được hưởng ứng nhiệt liệt của rất nhiều độc giả. Riêng Luật sư Lê Công Định đã hăng hái lên tiếng: “Đối với vận hội lớn lao như thế của đất nước, cần lắng nghe tiếng nói của cộng đồng dân tộc.”
Tuy nhiên, chung cuộc thì Lê Công Định phải vào tù vì đã phát biểu linh tinh, và Miến Điện đã bước ra biển lớn chứ không phải Việt Nam. Người Miến đang đương đầu với sóng gió, chịu đựng mọi thử thách, cũng như những bất ổn, vì sự quyết tâm thay đổi của chính họ.
Ta thì vẫn ở lại trên bờ, và vẫn tiếp tục ngủ với những giấc mộng rất an bình – như thường lệ: ở nước ngoài thì kiều bào mỗi đêm đều chờ sáng để đọc báo Nhân Dân điện tử, ở trong nước thì cứ bước ra khỏi cửa là gặp ngay tiến sĩ, và tu sĩ thì đều ngoan và “hiền như ma soeur” ráo trọi. Khỏi ai phải băn khoăn (hoặc “lăn tăn”) gì nữa ráo: “không có lẽ gì mà Việt Nam lại phải chịu tiếng ‘tụt hậu’ so với Miến Điện, nếu đánh giá trên cơ sở các tiêu chí kinh tế, trình độ phát triển, năng lực hội nhập và tính thống nhất.”
Thỉnh thoảng, nếu muốn thay đổi không khí thì chỉ cần đổi tên nước cho nó đỡ nhàm là đã đủ rồi. Sau Tú Xương, Tản Đà đã có lúc chép miệng thở dài:
Nước bốn nghìn năm hồn chửa tỉnh,
Người hăm lăm triệu giấc còn say.
Từ đó đến nay dân số chúng ta đã tăng gần gấp bốn. “Say” mà càng đông thì càng vui thôi, chớ có sao đâu!
************
-Miến Điện, Việt Nam: Ưu và nhược điểm
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Ben Bland, Financial Times
Cuộc tranh giành trong số các nhà đầu tư phương Tây tại Miến Điện cho đến nay vẫn chưa vượt ra ngoài các chuyến đi thăm dò và các báo cáo mơ hồ về ý định thực hiện các dự án đầu tư ở nước này.
Nhưng đối với các công ty Việt Nam thì lại khác. Họ không có chút e sợ gì đối với việc kinh doanh tại Miến Điện, nơi điều hành bởi chế độ độc tài quân sự trước khi cải cách chính trị và kinh tế diễn ra hồi năm ngoái. Nhiều nhà đầu từ của Việt Nam đang hướng về phía trước với các kế hoạch đầu tư tại đây.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) – một trong những ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước lớn nhất Việt Nam – kêu gọi các nhà đầu tư Việt Nam nên chú ý nhiều hơn đến thị trường ở Miến Điện, nơi ông gọi là “điểm vàng son cuối cùng ở Đông Nam Á”.Trong một cuộc họp đầu tư song phương tại Hà Nội hôm thứ Tư (21 tháng 3, 2011), được tổ chức giữa lúc Tổng thống Miến Điện Thein Sein đang thăm Việt Nam, (hình bên phải với Trương Tấn hát của Việt Nam), thì chủ tịch hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Miến Điện đã công bố đầu tư 100 triệu USD trong ngành nông nghiệp và cho biết ông hy vọng sẽ có thêm một số tiến triển ở những ngành khác, bao gồm cả khu vực chưa được khai thác là thị trường viễn thông và điện thoại di động.
Ông Hà cho biết rằng An Giang Plant Protection – một công ty nông nghiệp Việt Nam, và VinaCapital – công ty quản lý quỹ với một số quỹ được niêm yết tại London, đã ký một thỏa thuận với Eden Group – một tập đoàn của Miến Điện được điều hành bởi nhà tài phiệt và hội trưởng hiệp hội về gạo Chit U Khiang, để phát triển một nhà máy chế biến nông nghiệp trị giá 100 triệu USD.
Chủ tịch BIDV, người đã mở văn phòng đại diện cho ngân hàng trên đường Pyay tại Yangon hồi năm ngoái, cho biết rằng doanh nghiệp viễn thông nhà nước là VNPT và Viettel hy vọng sớm có được giấy phép để xây dựng mạng lưới điện thoại di động tại Miến Điện, nơi mà mạng viễn thông vẫn còn rất yếu kém.
Và Hoàng Anh Gia Lai, một tập đoàn bất động sản lớn của Việt Nam, đã công bố kế hoạch xây dựng một khu mua sắm, văn phòng và chung cư trị giá khoảng 300 triệu USD tại Yangon.
Nhìn chung, Việt Nam mong muốn tăng cường đầu tư trực tiếp với Miến Điện từ 500 triệu USD lên 2 tỷ USD và nâng thương mại song phương từ 167 triệu USD hồi năm ngoái lên đến khoảng 500 triệu USD vào năm 2015.
Sau khi mất một số năm vận động các chính phủ phương Tây để tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với Miến Điện, các quan chức Việt Nam cảm thấy khá hài lòng với sử cởi mở của nước này, cùng lúc Mỹ và EU đã bắt đầu nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Các quan chức Việt Nam cảm thấy họ có rất nhiều bài học hữu ích về việc phát triển một nền kinh tế chuyển đổi cho Miến Điện, cũng như cách thức xử lý các vấn đề từ thực trạng bị cô lập và các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, đối với sự thay đổi và cải cách của Miến Điện trong khuôn khổ pháp lý và hệ thống tiền tệ thì một số người ở Việt Nam lo ngại rằng người bạn nhỏ này của Hà Nội có thể sẽ trở thành một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, một trong những nguồn đầu tư mà Việt Nam cũng không thể thiếu.
Về mặt chính trị, hải quân Miến Điện đã tiến hành chuyến thăm đầu tiên sang Việt Nam hồi tuần trước. Đây có thể xem một đồng minh hữu ích vì cả hai quốc gia này đang tiến lại gần hơn với Hoa Kỳ, Nhật Bản và những nước khác để cân bằng chống lại sức mạnh đang lên của Trung Quốc, nước khổng lồ trước cửa nhà của họ.
Đồng thời, cải cách chính trị tại Miến Điện – bao gồm cả việc trả tự do cho nhiều tù nhân chính trị và nới lỏng kiểm duyệt – có thể làm tăng áp lực đối với Việt Nam về sự thiếu tiến bộ về nhân quyền và dân chủ của Hà Nội.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nói rằng mặc dù Việt Nam thường xuyên tư vấn cho Miến Điện, nhưng thật ra thì chính phủ Việt Nam “nên nghiêm túc xem xét đến sự thay đổi đáng kể của vị khách của họ là Tổng thống Thein Sein” khi nói đến quyền con người.
Trong khi các cơ hội kinh tế tại Miến Điện có nhiều triển vọng tăng trưởng, thì các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam có thể sẽ tìm thấy rằng việc đối phó với một chính phủ mang danh nghĩa dân sự sẽ phức tạp hơn là một chế độ độc tài quân sự thuần túy.
© 2012 Bản tiếng Việt TCPT-
Miến Điện nhìn từ trong ra ngoài
Miến Điện cùng Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia là năm quốc gia trên bán đảo Trung Ấn nằm trong kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam của Trung Quốc.
Từ năm 1995, Bắc Kinh tiến hành đề án xây dựng Năm Vùng Kinh tế đặc biệt, gọi tắt là SEZ (Special Economic Zone) và 14 Thành phố Hải cảng Mở (Open Coastal Cities) dọc các bờ biển.
Cơ hội đã đến khi năm 1992, Campuchia, Lào, Miến Điện và Việt Nam, gọi tắt là CLMV, và Thái Lan là năm quốc gia được Ngân Hàng Phát triển Á Châu mời tham dự vào đề án xây dựng Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion) để bảo đảm nguồn cung cấp lúa gạo cho toàn khu vực.
Mở đường xuống Vịnh Bengal
Không ngờ chương trình này trùng hợp với dự án xây dựng các Vùng Kinh tế đặc biệt của Trung Quốc và năm 2009, Bắc Kinh đã thành công trong việc gán ghép các tỉnh Quảng Châu, Vân Nam vào tiểu vùng sông Mêkông để tạo thành một khu vực kinh tế lớn hơn, rộng 2,6 triệu km2 với 326 triệu dân.
Từ đó đến nay, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tàu lãnh đạo tiểu vùng hạ lưu sông Mêkông.
Khi quốc lộ 13 nối liền Lào và Quảng Tây hoàn tất, chắc chắn Bắc Kinh sẽ đề nghị canh tân toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở chiến lược của Campuchia: phi trường, hải cảng, bến cảng, trục lộ giao thông chính để bảo đảm nguồn tiếp tế tài nguyên nhiên vật liệu từ vịnh Thái Lan vào tỉnh Quảng Tây.
Chỉ còn lại Thái Lan, một quốc gia dân chủ mà Bắc Kinh đang tìm cách lôi kéo vào quỹ đạo ảnh hưởng. Những xáo trộn chính trị gần đây tại Thái Lan nằm trong kế hoạch hoạch này.
Để thực hiện kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam, Bắc Kinh đang củng cố ba tuyến đường bộ từ biên giới Vân Nam xuống Vịnh Bengal và Vịnh Thái Lan. Tuyến thứ nhất từ Côn Minh đến Mandalay (Miến Điện), tuyến đường thứ hai từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) băng ngang tiểu bang Shan của Miến Điện, tuyến đường thứ ba cũng từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) nhưng qua các tỉnh Luang Nam Tha va Bokeo trên lãnh thổ Lào.
Trong sách lược mở đường xuống phía Nam, Miến Điện có lẽ là vùng đất lý tưởng mà ban lãnh đạo tại Bắc Kinh nhắm tới : diện tích rộng (678.500 km2), dân số thấp (48 triệu người), nhiều tài nguyên thiên nhiên lại có một vùng biên giới dài 2.185 km với Trung Quốc.
Về quân sự, từ năm 1988, Trung Quốc trở thành quốc gia cung cấp vũ khí chính của Miến Điện, từ các loại súng hạng nhẹ, đại pháo đến các loại xe bọc sắt, chiến xa và phi cơ chiến đấu. Với lượng vũ khí này, chế độ quân phiệt Miến Điện dẹp tan các cuộc nổi dậy của người thiểu số. Năm 1989, với sự dàn xếp của Trung Quốc, Rangoon đã thành công trong việc thuyết phục 17 nhóm sắc tộc vũ trang chấp nhận buông súng và ký một hiệp ước đình chiến. Bù lại, các nhóm sắc tộc được toàn quyền quản lý nguồn thuốc phiện sản xuất tại địa phương.
Về dầu khí, cho đến năm 2004 chỉ Total của Pháp được quyền dò tìm và khai thác dầu khí tại Yanada (từ năm 1992), một khu vực nằm giữa Miến Điện và Thái Lan. Mặc dù sinh sau đến muộn, từ sau 2004, 16 công ty quốc doanh Trung Quốc làm chủ 21 dự án khai thác dầu khí lớn. Miến Điện có nguồn trữ lượng khí đốt thiên nhiên tại Sittwe đứng hạng thứ 10 trên thế giới. Công ty PetroChina, một chi nhánh của tổ hợp quốc doanh China National Petroleum Corporation (CNPC), được quyền khai thác 30 năm khi đốt thiên nhiên tại Sittwe trong vịnh Bengal.
Về hạ tầng cơ sở, các công ty Trung Quốc được quyền tự do ra vào Miến Điện khai thác tài nguyên, xây dựng đường sá và bến cảng để vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu.
Năm 2006, tổ hợp CNPC được quyền xây dựng hai ống dẫn khí đốt và dầu hỏa, với một tổng trị giá 2,5 tỷ USD, từ cảng Kyaukphyu trong vịnh Bengal đến Vân Nam. Khởi công xây dựng từ tháng 9-2009, sau khi hoàn tất vào năm 2013, ống dẫn dầu dài 1.200 km có khả năng tải 400.000 thùng dầu/ngày và ống dẫn khí đốt dài hơn 2.800 km sẽ chuyển 12 triệu m3/năm vào tỉnh Vân Nam.
Về thủy điện, doanh nhân Trung Quốc gần như chiếm độc quyền xây dựng và khai thác các đập thủy điện trên thượng nguồn các sông Irrawaddy, Salween và Sittang. Cho đến năm 2007, 45 công ty Trung Quốc làm chủ 65 dự án xây đập thủy điện nhằm chuyển toàn bộ điện năng sản xuất sang Vân Nam sau khi hoàn tất.
Về kinh tế, phải chờ đến năm 1998, sau những vụ sạt lở đất lớn trong các tỉnh Quý Châu, Vân Nam và Quảng Tây do nạn phá rừng bừa bãi gây ra, Bắc Kinh ra lệnh cấm khai thác gỗ tại mẫu quốc, doanh nhân Trung Quốc liền vượt biên sang Miến Điện và Lào khai thác gỗ. Ngoài 10 công ty khai thác khoáng sản đang hiện diện tại Miến Điện, doanh nhân Trung Quốc còn làm chủ 6 công trình khai thác khoáng sản lớn trong bang Kachin và Shan.
Từ sau khi được quyền hoạt động trên lãnh thổ Miến Điện, doanh nhân và di dân Trung Quốc đã ồ ạt vào các thị trấn và thành phố xây nhà, lập phố tạo dựng cơ sở làm ăn. Trong thành phố, doanh nhân gốc Hoa tìm mọi cách chiếm hữu những địa điểm có lợi ích kinh tế cao : khu vực trung tâm, các trục lộ giao thông chính, bến cảng, phi trường, đường bộ, đường sông. Trên vùng đồi núi và đồng bằng, người Trung Quốc thuê bao những khu đất lớn để khai thác gỗ và trồng cây công nghiệp.
Doanh nghiệp Trung Quốc chỉ tuyển công nhân Trung Quốc vào làm việc những công trường, người địa phương chỉ được tuyển dụng vào những công việc không chuyên môn và ngắn hạn. Trong những vùng có nhiều tài nguyên quí hiếm (vàng, đá quí, gỗ mun, voi và thú rừng), hàng ngàn người Trung Quốc xâm nhập bất hợp pháp vào khai thác, bất chấp sự phản đối của các chính quyền địa phương.
Cho đến nay, gần như toàn bộ hệ thống buôn bán sỉ và một số ngành bán lẻ (áo quần và máy móc gia dụng) nằm trong tay người gốc Hoa.
Thêm vào đó, do thiếu cạnh tranh, doanh nhân Trung Quốc đã gần như độc quyền trong các ngành xây dựng và kinh doanh địa ốc và gây ra nạn đầu cơ làm giá cả hàng hóa, xăng dầu và nhà đất gia tăng, khiến các sư sải phải xuống đường chống đối năm 2007.
Nói tóm lại, trong sách lược hợp tác để cùng phát triển này, chỉ người Trung Quốc được quyền hưởng lợi, người Miến Điện quyền phục vụ.
Xung đột vì nha phiến
Nhìn lại quan hệ giữa Miến Điện và Trung Quốc từ năm 1988 đến nay, Bắc Kinh đã tận tình giúp đỡ và bao che chế độ quân phiệt Miến Điện trước búa rìu dư luận quốc tế. Trung Quốc không những là quốc gia cung cấp vũ khí chính mà còn là quốc gia tài trợ và đầu tư lớn nhất tại Miến Điện.
Nhưng sự bao che và giúp đỡ này không miễn phí, ngoài lãi suất thấp và được trả góp trong một thời gian dài, Bắc Kinh còn muốn khống chế luôn giai cấp cầm quyền và chiếm hữu toàn bộ những nguồn lợi của quốc gia này.
Mặc dầu vậy, Bắc Kinh vẫn không tin tưởng vào sự trung thành của các cấp tướng lãnh cầm quyền, vì đa số được đào tạo trong một môi trường văn hóa Anh, tức môi trường dân chủ mà Bắc Kinh rất e ngại. Nếu Miến Điện có dân chủ, Trung Quốc sẽ mất vai trò độc tôn, nguồn vốn khổng lồ bỏ ra có thể sẽ bị mất trắng. Sự nghi ngại càng tăng khi biết giới quân phiệt Miến Điện đang muốn tách khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh khi liên lạc với Bắc Triều Tiên để giúp sản xuất vũ khí nguyên tử.
Để làm áp lực, Bắc Kinh đã phạm một sai lầm lớn khi trang bị vũ khí và lôi kéo những cộng đồng sắc tộc sinh sống trên vùng biên giới về phía mình. Miến Điện và Trung Quốc có một đường biên giới dài 2185 km, trải dài trên hai bang Kachin và Shan.
Đây là một khu vực rất phức tạp vì là nơi sinh sống của hơn 100 trên tổng số 135 sắc tộc tạo thành dân tộc Miến Điện.
Cho tới nay chưa có lực lượng đồng bằng nào làm chủ được khu vực này vì một lý do tất cả các cộng đồng sắc tộc sinh sống trong vùng này đều được trang bị đủ loại vũ khi tối tân. Sinh hoạt cổ truyền của các sắc tộc này là nghề làm rẫy, nhưng sinh hoạt mang lại nhiều lợi tức nhất là khai thác đá quí, trồng cây anh túc làm thuốc phiện và áp tải những bánh thuốc phiện này xuống đồng bằng.
Để cùng tồn tại, những nhóm sắc tộc vũ trang này đã kết hợp lại thành một khối để áp tải thuốc phiện và phân chia quyền lợi lẫn nhau, đây là một kết ước bất thành văn mà không ai được quyền vi phạm.
Nhắc lại, từ tháng 10-1949, Quốc Dân Đảng Trung Hoa bị phe cộng sản đánh bật ra khỏi lãnh thổ, thành phần chủ lực theo Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan lập căn cứ, số còn lại chạy về phía Nam trốn trong những vùng rừng núi giáp ranh với Miến Điện, Thái Lan và Lào dựng lập chiến khu.
Được CIA yểm trợ, tàn quân Quốc Dân Đảng tuyển mộ và huấn luyện các sắc dân thiểu số chống lại quân cộng sản tại Hoa Lục.
Năm 1965, Rangoon thành lập những đội dân phòng người sắc tộc (Kha Kwe Yei) để cạnh tranh với những đội áp tải do Quốc Dân Đảng bảo kê. Biện pháp mới này không ngờ mang lại hiệu quả, các đội dân phòng áp tải thuốc phiện xuống đồng bằng một cách an toàn và ăn chia sòng phẳng với quân đội.
Cùng với chiến dịch loại trừ tàn quân Quốc Dân Đảng, Rangoon muốn chiếm luôn địa bàn sản xuất thuốc phiện bằng cách hạn chế thế lực của các lãnh chúa (sahopa) người Shan, đồng minh của Quốc Dân Đảng.
Shan là một sắc tộc lớn gốc Thái, hơn 2,5 triệu người, sinh sống trong thung lũng sông Salween giữa tỉnh Vân Nam và Thái Lan. Trước biện pháp mới này, người Shan đe dọa tách khỏi liên bang, Rangoon phải nhượng bộ năm 1958 nhưng đồng thuận quốc gia đã mất.
Một tướng người Shan, Sao Gnar Kham, cùng những lãnh chúa Shan khác thành lập quân đội riêng và tiếp tục quản trị vùng đất rộng lớn miền Đông Bắc và liên kết với các lực lượng Quốc Dân Đảng, được Bangkok đỡ đầu, chống lại Rangoon.
Làng Ban Hin Taek, tỉnh Chiang Rai (Thái Lan) trở thành đại bản doanh của quân đội Shan. Năm 1962, các nhóm võ trang Quốc Dân Đảng và Shan tôn Moh Heng, một người Hoa tại Kokang, lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Thay vì chống lại Rangoon, năm 1964 những nhóm này kết hợp lại thành hai đạo quân lớn tại tỉnh Chieng Mai (Thái Lan) để bảo vệ các vùng canh tác và áp tải thuốc phiện xuống đồng bằng: Đạo quân thứ 3 do tướng Li Wen Huan chỉ huy, bộ tham mưu đặt tại làng Feng và Đạo quân thứ 5 do tướng Duan Shi Wen lãnh đạo, bộ chỉ huy đóng tại làng Mae Salong.
Lợi tức do buôn bán thuốc phiện quá hấp dẫn, những nhóm sắc tộc nhỏ hơn cũng tham gia phong trào buôn lậu. Năm 1950, Trung Quốc giúp người Kachin thành lập Mặt Trận Nhân Dân, trang bị hơn 6.000 tay súng chống lại tàn quân Quốc Dân Đảng. Bắc Kinh bị hố to, với số lượng vũ khí có được, các nhóm vũ trang Kachin hợp tác với Quốc Dân Đảng sản xuất và áp tải thuốc phiện.
Những nhóm nhỏ hơn như người Pao (200.000 dân), người Wa (500.000 dân), người Paluang (200.000 dân), người Lahu (100.000 dân) cũng được Trung Quốc trang bị vũ khí và tất cả đều trở mặt theo Quốc dân Đảng và người Shan để được chia phần.
Thủ lãnh Sao Gnar Kham bị Quốc Dân Đảng ám sát tại Thái Lan năm 1964 sau một vụ chia chác không đồng đều. Năm 1966, Moh Heng rời lực lượng võ trang Shan để thành lập lực lượng cách mạng thống nhất dưới quyền điều động của Đạo quân thứ 3 của tướng Li Wen Huan ; Lo Hsing Han dẫn lực lượng Kokang theo Đạo quân thứ 5 phò tướng Duan Shi Wen (Lo Hsing Han sản xuất heroin 999 tinh chất nhất Đông Nam Á); những chiến sĩ trẻ can đảm rủ người Lahu phục vụ tướng Naw Seng vùng Đông Bắc.
Từ năm 1973, Khun Sa, tên thật là Lo Chang, là một người Shan gốc Hoa (tên Chang Chi Fu -Trương Kỳ Phu) tại Kokang, trở thành nhân vật lãnh đạo Khu Tam Giác Vàng. Khun là một tước vị quí tộc nhỏ của người Thái, Sa là ông Trùm; người Shan gọi ông là Sao Mong Khawn, người Miến là Khun Yo, và đặt tên tổ chức mới của ông thành Lực lượng Thống nhất Shan" (SUA) cho có vẻ dân tộc.
Năm 1982, Khun Sa rút qua Miến Điện, kết hợp với các nhóm võ trang Kachin và đảng cộng sản Miến (cả hai lực lượng này cung cấp 70% lượng thuốc phiện tại Miến) phòng thủ lãnh địa mới và mở rộng địa bàn sản xuất sang Lào do người Hmong phụ trách. Năm 1984, tất cả các tổ chức lớn nhỏ liên quan đến việc buôn bán hay áp tải thuốc phiện trong khu Tam Giác Vàng đều đặt dưới quyền của Khun Sa.
Phản ứng lại Trung Quốc
Năm 1989, tướng Khin Nyunt của Miến Điện đã thành công trong việc kêu gọi 17 nhóm sắc tộc vũ trang ký thỏa ước đình chiến. Bù lại, những nhóm sắc tộc này được quyền "tự do hoạt động kinh tế" (trồng và áp tải thuốc phiện) như trước.
Sự "bình yên" giữa giới buôn bán thuốc phiện và giới quân phiệt Miến Điện chấm dứt khi đầu thập niên 1990, chính quyền Vân Nam nhảy vào cuộc và kêu gọi thành lập Khu Kinh Tế Tứ Giác (Quadrangle Economic Zone), quanh bốn thành phố chính : Côn Minh (Vân Nam), Kengtung (tiểu bang Shan, Miến Điện), Chiang Mai (Thái Lan) và Luang Prabang (Lào), để cạnh tranh với các nhóm vũ trang địa phương của Miến Điện.
Sự "cạnh tranh bất chính" này xâm phạm đến quyền lợi của giới quân phiệt Miến Điện. Cũng nên biết, mặc dù cấm buôn bán và vận chuyển thuốc phiện trên toàn lãnh thổ, các nhóm quân phiệt địa phương đã làm ngơ cho các nhóm sắc tộc chuyển hàng xuống vùng biển bằng cách đóng tiền mãi lộ, rất cao, khi đi ngang qua các trạm kiểm soát.
Để cảnh cáo phía Trung Quốc, năm 2004, tướng Khin Nyunt, nhân vật số ba của chính quyền quân phiệt, bị bắt về tội bán đứng quyền lợi quốc gia cho Trung Quốc. Những hoạt động mờ ám của doanh nhân Trung Quốc đang được chính quyền quân phiệt đưa dần ra ánh sáng.
Chẳng hạn như vụ đập Myitsone, Trung Quốc đã giao cho công ty Asia World Company - mà giám đốc không ai khác hơn là Tun Myint Naing (Steven Law), con trai của ông trùm Khun Sa - quyền vận chuyển "vật tư", thật ra là thuốc phiện, vàng và đá quí sản xuất trong tiểu bang Kachin, từ Miến Điện sang Vân Nam bằng voi (hơn 100 con).
Sự bất mãn đối với Bắc Kinh càng gia tăng khi, năm 2009, chính quyền quân phiệt khám phá Trung Quốc đang tái vũ trang những nhóm sắc tộc gốc Hoa, đặc biệt là người Pao, người Wa và người Kokang, sinh sống dọc vùng biên giới, mà mục tiêu không gì khác hơn là làm suy yếu quyền lực của chính quyền trung ương.
Thêm vào đó, dọc các trục lộ xuyên biên giới Vân Nam-Miến Điện, nhà cửa, hàng quán, sòng bạc và khách sạn của người Hoa mọc lên như nấm để thu hút nguồn lợi tức do những nhóm áp tải thuốc phiện có được. Doanh nhân Trung Quốc đến Miến Điện để đầu tư và khai thác tài nguyên thiên nhiên của Miến Điện để mang về nước, bất chấp môi sinh, môi trường và đời sống của người địa phương.
Không người Miến nào nắm chức vụ cao trong các công ty của Trung Quốc, toàn bộ lực lượng nhân công của các công ty Trung Quốc đều đến từ Trung Quốc. Khi hết hạn làm việc, tất cả đều tìm cách ở lại để buôn bán và đang là một đe dọa cho sinh hoạt kinh tế của Miến Điện.
Miến Điện đang biến thành thuộc địa của chính sách thực dân mới của Trung Quốc. Phản ứng của chính quyền Miến Điện tuy có muộn nhưng vẫn còn có thể cứu vãn được nếu hạn chế được sự lạm quyền của doanh nhân Trung Quốc. Nhóm quân phiệt Miến Điện tuy có độc tài nhưng vẫn còn nghĩ đến quyền lợi quốc gia. Tổng thống Thein Sein có lẽ sẽ là Gorbachev của Miến Điện.
Trường hợp Miến Điện rất đáng để chính quyền cộng sản Việt Nam suy ngẫm. Việt Nam cần làm gì khi người Trung Quốc đang thao túng sinh hoạt chính trị và kinh tế của đất nước, đó là chưa kể đã khống chế những địa điểm phòng thủ chiến lược vùng Tây Bắc và trên Tây Nguyên.
Câu trả lời nên nhường cho những đảng viên còn yêu nước.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Văn Huy, tiến sỹ ngành dân tộc học, hiện sống và làm báo tại Paris, Pháp.-
--Cơ hội đầu tư vào Miến Điện
Báo Anh đánh giá cơ hội đầu tư của doanh nghiệp VN vào thị trường mới mở.- ‘Đem đô đi đấu xứ người’ – (BBC). -- Myanmar, Vietnam: the pros and cons (FT’s blog). – Chuyên gia Việt nói về đầu tư Miến Điện – (BBC). Miến Điện : Mối quan hệ nhập nhằng với Trung Quốc
- Thủ tướng Việt Nam thăm Miến Điện — (BBC). – Miến Điện giữa phương Tây và TQ — (BBC).--Myanmar - Mỹ - Trung Quốc: Burma in the US-China Great Game – Part I (Yale Global 5-12-11) -- Burma in the US-China Great Game – Part II (Yale Global 7-12-11)
Myanmar: An Opening in Burma? On Thant Myint-U (Nation 2-1-12) Kurlantzick điểm hai cuốn sách về lịch sử Myanmar---- Đại sứ Trung Quốc gặp bà Suu Kyi — (BBC).- Tổng thống Miến Điện hạ lệnh ngưng bắn tại bang Kachin — (VOA).Đại sứ Trung Quốc gặp bà Suu Kyi - (BBC) -Trung Quốc tiết lộ đại sứ nước họ đã gặp bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đối lập của Miến Điện.
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Myanmar (NLĐ). – Đại sứ Trung Quốc tại Miến Điện gặp bà Suu Kyi — (VOA). – Đại sứ Trung Quốc tại Miến Điện tiếp xúc với bà Aung San Suu Kyi — (RFI). –Miến Điện khởi đầu đối thoại với các nhóm thiểu số nổi dậy — (RFI).
- Báo chí Miến Điện bắt đầu được hưởng làn gió tự do — (RFI). – Đảng của nhà đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi được hợp pháp hóa — (RFI). – Miến Điện công nhận đảng của lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi — (VOA). - Đảng của bà Aung San Suu Kyi được đăng ký hoạt động (NLĐ). - Đảng của bà Suu Kyi được phép đăng ký ở Myanmar (TN). – Đặc sứ Hoa Kỳ: Bang giao Mỹ – Miến Điện không phải là mối đe dọa với Trung Quốc — (VOA). -
- Myanmar bớt kiểm duyệt thông tin, báo chí – (DCVOnline). Dịch từ bài: Myanmar eases censorship for some: local media (AFP). – Đối lập Miến Điện chọn huy hiệu mới : con công và ngôi sao trắng — (RFI).-- Myanmar: Lùi một bước để tiến hai bước (TVN). – Myanmar: cổ tích thời nay(SGTT). - Miến Điện trước nguy cơ khủng hoảng nhân đạo — (RFI). - Binh sĩ Myanmar thiệt mạng trên sông Mekong (VNE). . – Binh sĩ Myanmar thiệt mạng gần Tam giác vàng (TT). - Miến Điện bãi bỏ kiểm duyệt báo chí kinh tế — (RFI).-Myanmar: Lùi một bước để tiến hai bước -
-
Kép Chánh Đột Biến Thành Nhắc Tuồng. Đinh Tấn Lực
“Triển khai hiệu quả Lộ trình dân chủ, vì hòa giải và hòa hợp dân tộc, tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ, với sự tham gia của tất cả các đảng phái. Qua đó, sớm ổn định và tập trung phát triển đất nước Myanmar” -Nguyễn Tấn Dũng.
Nói theo tay tiền nhiệm của Tư Sang thì đúng là bầu bạn Myanmar đang …”tự sát” *.
Mà đã vậy thì, suy ra, Ba Dũng có công lớn trong việc góp phần vừa “động viên” lại vừa “phân hóa nội bộ” để giật sập một thể chế hữu nghị **.
Tháng 4-2010, trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội, Ba Dũng ở cương vị chủ nhà kiêm chủ tịch luân phiên của Hiệp Hội này, đã có những phát biểu “chỉ đạo xử lý”tình hình Myanmar, rồi lặp lại lần nữa, rốt ráo và chi tiết hơn, khi sang thăm Myanmar sau đó. Nghe cứ như hồi 1987, ông Reagan đòi Gorbachev giật sập bức tường Bá Linh.
Bức tường độc tài độc đảng ở Ngưỡng Quảng hiện đang hóa bùn từng mảng lớn.
Còn ở đây, Ba Dũng đang ra sức chữa cháy trước các mồi lửa củi đậu nấu đậu của bọn Tư Sang.
Sự thể thế nào?
*
Sau Brunei-1984 và VN-1995, ASEAN kết nạp thêm 3 thành viên sau cùng là Lào-1997, Miến-1997, và Miên-1999. Cả 3 đều do phần lớn công sức vận động của VN, với ý đồ (có chỉ đạo từ đâu đó để) tạo dựng một cõi liên kết độc tài Đông Dương mở rộng ngay giữa lòng chảo Hiệp hội Các nước Đông Nam Á. Trong đó, Lào và Miến có chung biên giới ở vùng Tam giác vàng. Còn Lào và Miên thì đã có duyên (Pháp định) gắn kết hữu cơ với VN từ 1887, bằng tên gọi Union Indochinoise.
Riêng Miến Điện, tức Burma, hay đương danh chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, bất kể từ lâu vẫn là thành viên khối Phi Liên Kết, đã kinh qua thực tiễn mồi chài lẫn thử thách để mối quan hệ với VN được “nâng lên một tầm cao mới”, dù chỉ là mức chạm sàn, tít mù bên dưới tầm cao quan hệ với TQ từ bấy đến nay.
Myanmar có diện tích gấp đôi, tài nguyên gấp đôi, nhưng dân số chỉ hơn phân nửa của VN đôi chút, và từng là một trong các quốc gia giàu có hàng đầu Đông Nam Á vào thời còn là thuộc địa của Anh (1885-1948), với lượng gạo xuất khẩu đứng đầu thế giới bấy giờ.
Trước đó nữa, vào thời 1100, vương quốc Pagan này còn được gọi là Đế chế Miến Điện, và kể từ thời 1364, vương quốc Ava này có một nền văn minh vang danh khu vực.
Còn sau giai đoạn Anh thuộc, vào thời 1961, Đại biểu Thường trực U-Thant của Miến Điện là người đầu tiên của phương Đông được bầu làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, với một nữ nhân viên xuất chúng có tên là Daw Aung San Suu Kyi.
Đến năm 1962, tướng Ne-Win đảo chính, lên cầm quyền, rồi đổi tên nước (nghe khá quen tai) là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Myanmar. Hệ quả 26 năm dưới triều đại độc tài độc đảng của Ne-Win là vào năm 1987, tương ứng với thời VN rã họng kêu gọi thế giới cứu đói, Myanmar được xếp vào thứ hạng các nước kém phát triển nhất hành tinh.
Năm 2006, giới lãnh đạo quân nhân của Myanmar dời đô từ Ngưỡng Quảng (Rangoon) về một khu vực yên tĩnh ở gần Pyinmana, đặt tên chính thức cho thủ đô mới là Naypyidaw, có nghĩa là “vùng đất của những ông vua”.
Trong suốt nửa thế kỷ, qua nhiều triều đại của các ông vua tập thể nhiều tiền lắm đạn này, Myanmar lâm vào cảnh đất nước bị cô lập thành ốc đảo, kinh tế bị cấm vận đến kiệt quệ, còn nhân dân bị cưỡng bức lao động/bóp nghẹt thông tin/hạn chế giáo dục/tràn ngập buôn người/thường trực đói cơm… và bao phen tắm máu, tiêu biểu là vụ đàn áp long trời lở đất 8-8-88, một khi lòng dân không như ý đảng. Đó là chưa kể các đạo luật “không được khoan dung” đối với các nhân vật bất đồng chính kiến. Không ai rõ chúng có được đánh thứ tự trong khoảng giữa các con số 79 tới 88 chăng, nhưng rõ ràng vị khôi nguyên Nobel Hòa Bình Daw Aung San Suu Kyi đã được nhân loại biết tới như một nạn nhân bi hùng của chế độ suốt nhiều chục năm qua.
Khẩu hiệu đại trà đâu đâu cũng thấy trong suốt thời này là “đất nước chỉ mạnh khi nào quân đội mạnh”, với tỷ lệ ngân sách quốc phòng so với GDP đứng hàng top-15 của thế giới, hiện to gấp 4 lần ngân sách y tế và giáo dục gộp lại, nhưng vẫn không giúp cho Myanmar đủ mạnh để thoát khỏi móng vuốt của người anh em XHCN Trung Quốc.
Bắc Kinh chi phối gần trọn nền kinh tế sản xuất của xứ này, xâm thực đều khắp các mặt văn hóa, nhân công, đất đai, tài nguyên và cả an ninh. Điển hình là hai đường ống dầu khí dài trên 1100 cây số nối liền từ biên giới TQ ra tận bờ biển Myanmar, với vô số đập thủy điện khắp nước, cùng một dự phóng tân trang thiết lộ và xây dựng 1 cảng nước sâu ngó ra vịnh Bengal. TQ có tổng vốn đầu tư lên tới 16 tỷ mỹ kim hiện nay, cộng thêm kim ngạch giao thương gần 5 tỷ mỹ kim trong năm 2010, nghiễm nhiên đã là bầu sữa “đối tác thương mại” lớn nhất của lãnh đạo Myanmar.
Ngược lại, dàn lãnh đạo quân phiệt của Myanmar cũng nhìn về Bắc Kinh như một điểm tựa địa chính trị duy nhất, một mô hình cai trị mẫu mực cần noi… nên đã từng công khai thể hiện sự ủng hộ tuyệt đối, kể cả sự tán đồng quyết định tàn sát sinh viên Thiên An Môn 1989.
Nói chung, Myanmar, dưới các triều độc tài quân phiệt, từng được coi là một chư hầu gương mẫu của TQ (trên trường đua, có chăng, đau đớn thay, chỉ là VN ta). Mà điều đó không nhất thiết chỉ là nhận định riêng của Bắc Kinh.
*
Dưới tán lọng bảo bọc “tận tâm tận lực” đó của TQ, mấy ai dám nghĩ hội đồng quân nhân lãnh đạo Myanmar sẽ không còn cơ hội cưỡng lại lòng dân và các loại áp lực quốc tế?
Thế mà, phép lạ chăng, lãnh đạo Myanmar đã có cách ngẩng mặt nói không với TQ và gật đầu với nhân dân Miến Điện:
- Tháng 10/2010, tên chính thức của nước này được cắt ngắn bớt mấy từ khóa: “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Myanmar” trở thành “Cộng Hòa Liên Bang Myanmar”, chỉ 2 tuần trước khi xứ này tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên sau 20 năm người dân không thấy mặt lá phiếu.
- Tháng 3/2011, tân Tổng tư lệnh Quân đội Min Aung Hlaing đi thăm VN thay vì sang khấu đầu lãnh ấn ở Bắc Kinh.
- Tháng 8/2011, tân Tổng thống Thein Sein đã gặp, trao đổi và nhất trí với lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi bốn điểm: 1) Cùng nhau nỗ lực vì hoà bình, ổn định và phát triển của đất nước theo nguyện vọng của nhân dân; 2) Hợp tác vì phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng hệ thống dân chủ; 3) Nỗ lực hợp tác trên cơ sở cùng có lợi; 4) Tiếp tục thúc đẩy mạnh đối thoại.
- Tháng 9/2011, Tổng thống Thein Sein công bố ngưng xây đập thủy điện Myitsone trên sông Irrawaddy, một dự án đầu tư hàng chục tỷ mỹ kim của tập đoàn điện lực China Power Investment, mà nếu hoàn thành, sẽ dẫn 90% công suất về phục vụ mẫu quốc thiên triều.
- Tháng 10/2011, tân chính phủ Myanmar quyết định trả tự do cho 6000 tù nhân, trong đó có hơn 200 tù nhân chính trị (trong tổng số 2000 người bị giam về tội bất đồng chính kiến).
- Giữa tháng 11/2011, Hội nghị các Ngoại trưởng của ASEAN ra nghị quyết chuẩn thuận cho Myanmar giữ chức Chủ tịch Luân phiên của ASEAN vào năm 2014.
- Cuối tháng 11/2011, Quốc hội Myanmar thông qua đạo luật bảo đảm quyền biểu tình thông thoáng cho người dân xứ này. Lãnh tụ đối lập Daw Aung San Suu Kyi cho biết sẽ ra tranh cử đại biểu quốc hội kỳ tới.
- Đầu tháng 12/2011, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thực hiện chuyến thăm viếng kéo dài 3 ngày để trao đổi với chính giới Myanmar cùng Daw Aung San Suu Kyi, và cam kết rằng Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ tiến trình cải cách dân chủ nhiều hơn nữa ở xứ này.
- Trong tuần đầu tháng 12/2011, hình ảnh và bài viết về Daw Aung San Suu Kyi, lần đầu tiên, đã xuất hiện trên dàn báo chính quy của Myanmar…
Tiếp theo ba trái bon tấn cắt bỏ cụm từ chết tiệt “XHCN”, cất dẹp dự án mông muội Myitstone và chấp nhận Sinh Hoạt Chính Trị Đa Nguyên, hầu hết những nút thắt cổ dân đã lần lượt được tháo gỡ. Không ai chắc bao nhiêu phần trăm nỗ lực này đến từ lời phán hữu nghị ở mức chạm sàn dẫn trên của Nguyễn Tấn Dũng.
Nếu còn nhớ đến vó câu của Hốt Tất Liệt và bốn lần quân Mãn Thanh từng hằn vết trên lãnh thổ Myanmar từ nhiều thế kỷ trước, cộng với hàng chục vạn công nhân TQ đang thi công khạc nhổ khắp nơi trên đất nước này hiện nay, mọi người đều rõ là chính cái bóng đè của TQ lên trên “những ông vua tập thể” xứ này là nguyên nhân của lụn bại mà nhân dân Myanmar muốn vượt qua.
Nếu còn nhớ đến thông điệp nhậm chức của tân Tổng thống Thein Sein, người ta đều rõ là Myanmar
- cần hòa nhập vào sân chơi rộng thoáng và bình đẳng của thế giới trong trào lưu dân chủ hóa toàn cầu;
- cần giải tỏa các thứ lệnh cấm vận và áp lực quốc tế; và
- cần tự thân vượt thoát ra khỏi cái bóng đổ tàn khốc của TQ, như lòng dân nước này từ lâu mong mỏi, cùng một khối lớn sĩ quan trung niên thúc đẩy ngay trong quốc hội, để đất nước có cơ cất cánh.
Cái gốc chuyển hóa vẫn là khát vọng nhân dân chứ không phải duy trì quyền bính.
Chủ đích sau cùng vẫn là canh tân đất nước chứ không phải ổn định chính trị.
*
Những cải cách êm thắm tại Myanmar đang dấy lên một triều sóng tại Á Châu, không khác gì hương hoa Nhài lan tỏa ở Bắc Phi & Trung Đông hồi đầu năm.
Hình ảnh TQ hiện giờ là một bức tranh thu điếu đã bị đóng khung cô lập.
Ngay cả Nhật Bản cũng hiển lộ mối quan tâm sâu sắc hơn về hiểm họa TQ trong khu vực. Hội Nghị Dân Chủ Hóa Á Châu đã được tổ chức hoành tráng tại Nhật Bản, trong bối cảnh thời sự thế giới đặc biệt của năm 2011: 1) Sự kiện Hoa Lài tại Bắc Phi; 2) Hoa Kỳ tích cực trở lại vùng Á Châu Thái Bình Dương; 3) Những chuyển hóa chính trị tại Miến Điện.
Tham dự diễn đàn hội nghị là các các diễn giả Tin Win (Miến Điện); Lý Thái Hùng (Việt Nam); Pima Gyalpo (Tây Tạng); Ilhaqm Mahmut (Ngô Duy Nhĩ); Olhunud Daichin (Mông Cổ); Thừa Văn Lập (Hoa Lục). Họ đã cùng với 3 nhân vật khác trong ban tổ chức của Nhật Bản đồng thành lập một Hội Đồng Liên Đới Tự Do Dân Chủ Á Châu, và công bố bản Tuyên Ngôn Dân Chủ Hóa Á Châu 2011.
*
Những cải cách êm thắm đó của Myanmar có ảnh hưởng gì tới VN ta?
Đầy!
Lời phán đóng khung ở đầu bài, quất ngược vào mặt phán quan, và trở thành cây thước đo mức độ tệ hại về tình hình nhân quyền, dân chủ, báo chí, quyền biểu tình và tù chính trị ở VN.
Nó còn là cây thước đo chuẩn xác về độ ươn hèn của lãnh đạo xứ ta, một khi đảng viên các cấp từ thủ đô Hà Nội xuống tới vùng sâu vùng xa đều thấy như nhau là: Với một loạt ứng xử can trường của tân chính phủ Myanmar, Bắc Kinh chắc chắn là không thể kìm nén nỗi mày nhăn mặt nhó, nhưng rồi …làm gì nhau? Vậy thì, hà cớ chi Bắc bộ Phủ nhà ta cố bập bùng thắp đuốc mà vẫn ướt đũng …sợ ma?
Nó khóa cổ ban Tuyên giáo Trung ương, khiến cho nỗ lực ngáng chân tiến trình dân chủ hóa VN bằng một loạt ngụy luận rổn rảng (vì ổn định chính trị/vìphát triển kinh tế/vì trình độ dân trí v.v…) bổng chốc trở thành giẻ rách .
Nội bộ đảng viên, và cả quần chúng ngoài đảng, dạo này quên khuấy các bản tin lộ hàng hay nữ sinh lột áo nhau trên báo. Họ bận khoan nhặt kháo nhau về thông điệp cân bằng ở Úc của Tổng thống Mỹ Barack Obama, và các cam kết nức lòng ở Miến của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Cấn sườn hơn, họ thấy rõ, cũng như cả thế giới thấy rõ, VN ta lệt bệt sau lưng Miến Điện là nước mình đã cất công vận động ASEAN mấy năm trước, bởi lẽ, vở kịch đổi mới của ta vẫn quanh năm xài lại mớ tuồng tích cổ/đạo diễn xưa/đào kép cũ:
- Trong lúc Luật biểu tình Miến Điện đã được nhanh chóng thông qua thì Luật biểu tình Việt Nam chỉ được đưa ra quốc hội để tranh cãi có nên bàn trong khóa này hay bỏ ra vô thời hạn, với hàng loạt đại biểu được Ban Tuyên giáo Trung ương cho dựng rạp diễn hài. Đại biểu Hoàng Hữu Phước được giao và đã làm tốt vai hài chính.
- Trong lúc Miến Điện thả hàng trăm tù chính trị, và đang chuẩn bị thả thêm hàng ngàn người bất đồng chính kiến khác, thì VN vận công bắt cóc hàng loạt người ở Vinh, ở Thái Hà, ở Sài Gòn… tự tiện đưa vào trại phục hồi nhân phẩm hoặc tù cải tạo… Rồi sau đó diễn màn thả đúng 1 người là anh Trương Quốc Huy, giảm án 1 người là thầy Phạm Minh Hoàng, và lục đục lên phương án trục xuất Ls. Lê Công Định.
Nghĩa là, nói chung, bàn thắng đẹp của Myanmar đè bẹp bóng ma TQ hết đường cựa quậy đã quăng lưới giao thông vây khốn Bộ chính trị Hà Nội tứ bề.
Ngay bên trong thượng tầng đảng, đám Tư Sang đang nhịp đùi nhắp rượu bất chiến tự nhiên thành, một khi Ba Dũng đang bị bọn Tử Cấm Thành tới tấp dí vào mặt một câu hỏi gây ngọng cấp tính:
- Hà cớ gì lại tài khôn xúi dại Myanmar cho nó bứt rời thiên triều đế chế? Đang là Kép Chánh lại muốn rơi tòm xuống phường Nhắc Tuồng đấy phỏng?
09-12-2011- Nhân mùa Quốc Tế Nhân Quyền 2011.
Blogger Đinh Tấn Lực
Chú thích
(*) và (**) đều là lời của “Triết” gia.-Nguồn:Kép Chánh Đột Biến Thành Nhắc Tuồng
-- Phát biểu của bà Clinton và bà Aung San Suu Ky – (x-café). -: Clinton’s Remarks With Aung San Suu Kyi, December 2011 (CFR). – Myanmar, bà Suu Kyi & Hoa Kỳ – (ĐCV). - Mỹ, Trung đọ sức ở Myanmar (Đất Việt).
– Luật Biểu tình: Lê Duy Nhân – Đỉnh cao trí tuệ (ethongluan). – Bi kich chọn nhầm (Nguyễn Thông/Bá Tân)---- Hơn 3000 người TQ ký đơn ủng hộ Pháp Luân Công (VietSOH). – Video xếp hình độc đáo của các học viên Pháp Luân Công(VAcontact). – Người Việt Nauy Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Thái Hà, Quê Hương VN (TTXVA). – Speak UP Now! Stand Up! Các bạn trẻParis (TTXVA).
-- Phỏng vấn thân phụ anh Trần Huỳnh Duy Thức – (ĐCV). -- Vietnamese blogger arrested, family demands to know where he is and how he is (Asia News).---Cuộc bố ráp gia đình blogger Huỳnh Thục Vy 2011-12-07-Trong mấy ngày nay, công luận xem chừng như hãy còn bàng hoàng về hình ảnh cả trăm công an hôm mùng 2 tháng này kéo tới bao vây và ập vô nhà gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn ở Tam Kỳ, Quảng Nam.-
- Blogger Radio và Khách Mời 7: Phỏng vấn anh Huỳnh Trọng Hiếu về đóng phạt vi phạm hành chính 260 triệu đồng (TTXVA).-- Blogger Điếu Cày nhập viện? – (RFA).
– Chống Đảng và lật đổ Đảng có phạm pháp hay không? — (Lê Nguyên Hồng). – Năm 2011 : số lượng các nhà báo trên thế giới bị cầm tù tăng kỷ lục — (RFI). – CPJ: Số nhà báo bị bỏ tù trên toàn cầu tăng vọt — (VOA). – 14 dân biểu Australia kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền — (VOA). - Ngày Quốc tế Nhân quyền không quên tù nhân lương tâm — (RFA).
- Lê Hiếu Đằng và đề nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 – (ĐCV).
--
Tổ Chức và Tổ Trác
Nguyễn Xuân Nghĩa - Ngày 20111208
Nghịch lý về Bầu cử tại Nga và tại Ai Cập
* Lãnh tụ Vladimir Putin - trên bìa báo The Economist với "những vết rạn"....*
Thế giới vừa có hai cuộc bầu cử đáng chú ý ở những nguyên nhân và hậu quả mà... ít ai để ý.
Về thời gian thì trước hết là cuộc bầu cử hôm Thứ Hai 28 Tháng 11, đợt đầu tiên trong hàng loạt bầu cử từ nay đến năm tới, có thể đến năm kia, để dân Ai Cập (Egypt) chọn lựa lãnh đạo. Đây là sinh hoạt bầu bán đầu tiên của xứ này sau khi Chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ trong cái trớn của "Mùa Xuân Á Rập" vào đầu năm nay. Kế tiếp là cuộc bầu cử Hạ viện Nga, viện Duma, vào mùng bốn Tháng 12, cũng là đợt đầu trước cuộc bầu cử tổng thống vào Tháng Ba năm tới để chọn người sẽ lãnh đạo Liên bang Nga.
***
Xin nói về bầu cử tại Nga trước....
Kết quả được truyền thông Tây phương loan tải và mau mắn bình luận, là đảng Thống nhất Nga (United Russia) mất 77 ghế và điều ấy cho thấy uy tín sa sút của người lãnh đạo đảng, là Thủ tướng Vladimir Putin. Đồng thời, tuần qua Ngoại trưởng Hoa Kỳ là Hillary Clinton cũng mạnh dạn đả kích kết quả bầu cử này là đáng nghi ngờ. Đã hết rồi, cái tinh thần hữu nghị khi Chính quyền Barack Obama muốn cải thiện quan hệ với Moscow theo chủ trương bật lại cái nút – reset the button – được thông báo vào đầu nhiệm kỳ của ông Obama!
Chuyện gì vừa mới xảy ra?
Một hài kịch về sự ngờ nghệch của truyền thông Tây phương và của nhiều nhà bình luận!
Putin sẽ ra tái tranh cử năm 2012, hầu như chắc chắn lại trở về làm Tổng thống Nga trong sáu năm tới, theo quy định mới của Hiến pháp Nga. Đảng Thống nhất Nga của ông mà dân Nga mỉa mai là "đảng của bọn ăn cắp và lang băm" (partiya rorov i zhulikov), bị mất ghế trong Quốc hội, nhưng vẫn chiếm đa số là gần 53%, sẽ có nhiều dân biểu hơn hẳn ngần ấy đảng gọi là đối lập cộng lại. Được trao lại cho đương kim Tổng thống là Dmitri Medvedev, đảng sẽ tiếp tục lãnh đạo Quốc hội, dưới sự chỉ huy của người sẽ làm Thủ tướng là... Medvedev.
Sau bốn năm đổi ghế cho Medvedev, Putin lại trở về làm Tổng thống Nga và là lãnh tụ có thực quyền nhất.
Trong viện Duma có ba chính đảng được coi là mạnh sau đảng Thống nhất Nga. Lần lượt theo kết quả kiểm phiếu là đảng Cộng sản (hơn 20%), đảng nước Nga Công bằng (Just Russia) theo xu hướng trung tả được hơn 14% và đảng Tự do Dân chủ theo xu hướng dân tộc được hơn 12%. Họ sẽ bỏ phiếu ra sao trong viện Duma, đứng ở vị trí nào dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin và Thủ tướng Medvedev kể từ Tháng Năm năm 2012?
Đảng Cộng sản là tàn dư của chế độ Xô viết cũ nhưng vẫn có tổ chức, cán bộ và khả năng huy động đáng kể trong thành phần quần chúng luyến tiếc thời vàng son của siêu cường Liên Xô. Cũng vì vậy, đảng này đã và sẽ hợp tác chặt chẽ với người đang khôi phục lại uy tín và thế lực của Liên bang Nga, là Putin.
Chính đảng có vẻ dân chủ nhất theo khẩu vị Tây phương là đảng Nga Công bằng - một ấn bản Nga của các đảng Xã hội hay Lao động Âu châu - thì đã có chủ trương hợp tác với Putin cho sự cường thịnh của nước Nga. Dưới sự lãnh đạo của Nicolai Levichev, đảng này sẽ không thay đổi lập trường và là đối tác đáng tin của Phủ Tống thống, trong điện Kremlin.
Đảng Tự do Dân chủ có xu hướng phát huy sức mạnh an ninh để bảo vệ quyền lợi của Nga, không khác với chủ trương của Putin. Lãnh tụ đảng là Vladimir Zhirinovsky, có một điểm đồng dạng với Putin: nhân viên cũ của "Sở Bảo vệ Chính trị", cơ quan KGB!
Nghĩa là sau bầu cử, bốn chính đảng mạnh nhất của nước Nga đều tiến hành kế hoạch phát huy sức mạnh của Liên bang Nga, dưới sự chỉ đạo của Vladimir Putin.
Sau khi tái đắc cử năm tới, nếu Putin lại... hy sinh vì nước mà làm thêm một nhiệm nữa thì sẽ lãnh đạo nước Nga cho đến năm... 2024! Nói cho gọn: Vladimir Putin có thể là lãnh tụ trong tổng cộng 24 năm, còn hơn Leonid Brezhnev (1964-1982) và chỉ thua Stalin (1928-1953). Mà lại có tiếng là dù sao vẫn dân chủ hơn các chế độ độc tài khác, từ Cuba đến Bắc Hàn....
Gian lận trong bầu cử tại Nga - như thiên hạ phê phán – là chuyện thường tình. Putin còn cao điệu tới độ gian lận để chứng minh rằng đảng của mình bị mất phiếu, tức là dù sao nước Nga vẫn có một chút dân chủ, nhưng mình không thể mất quyền!
Xu hướng "quản lý nền dân chủ" là thủ thuật cao điệu của Putin và thế giới nên nhìn vào vấn đề thật, là những gì Putin sẽ thực hiện, hơn là chuyện có dân chủ hay không tại Liên bang Nga! Vlaimir Putin thực hiện được hay chăng, với thế lực thực tế của kinh tế và xã hội của nước Nga, lại là chuyện khác.
Chúng ta bước qua Ai Cập....
***
Qua sự loan tải và bình luận cũng nhẹ dạ và ngớ ngẩn của truyền thông Tây phương, từ đầu năm nay, người ta vội nói đến Mùa Xuân Á Rập và triển vọng của phong trào dân chủ. Người ta đã lầm lẫn biểu hiện với thực chất.
Ai cũng muốn người dân Á Rập, Hồi giáo, hoặc mọi dân tộc khác, được quyền tự do phát biểu và đề cử người lãnh đạo trong một xã hội bình đẳng. Nhưng, từ biểu hiện là quần chúng biểu tình, có khi bị đàn áp hoặc tàn sát, đến sự hình thành của nền dân chủ, theo kiểu dáng được Tây phương coi là mẫu mực, là một khoảng cách khá xa. Ở giữa là khả năng tổ chức và nghệ thuật trình diễn.
Xin được nhắc lại chuyện đó vì trước khi dân Ai Cập đi bầu thì xứ này lại có biểu tình chống Thượng Hội đồng Quân lực (Supreme Council of the Armed Forces). Sự thật mà nhiều người không nhìn ra là các tướng lãnh đã đảo chính Hosni Mubarak để cứu lấy chế độ mà họ đã cùng Mubarak xây dựng từ mấy thập niên. Người viết xin khỏi nhắc lại sự thể bi quan này khi thiên hạ còn ngất ngây với hương hoa nhài.
Các tướng lãnh lập ra Thượng Hội đồng làm cơ chế lãnh đạo trong buổi giao thời. Sau khi Mubarak từ nhiệm vào Tháng Hai năm nay, quần chúng biểu tình vẫn thất vọng và nhiều lần xuống đường, bị chế độ mới mà cũ thẳng tay đàn áp. Một số thành phần Ai Cập Thiên chúa giáo còn bị kỳ thị và hành hung, bạo động cũng đã xảy ra.
Nền dân chủ như nhiều người trông đợi chưa xuất hiện. Duy nhất có một lần mà quy tắc dân chủ ấy được thể hiện là cuộc bầu cử vừa qua, một bước nhỏ trước nhiều cuộc bầu cử và đấu tranh chính trị khác từ nay cho đến năm 2013.
Kết quả bầu cử Tháng 11 là tổ chức Huynh đệ Hồi giáo (MB) thắng lớn. Kế tiếp là đảng Tự do và Dân chủ, theo xu hướng Hồi giáo còn cực đoan hơn lực lượng MB. Còn lại, các chính đảng gọi là tự do theo mẫu mực Tây phương đều lẹt đẹt đứng sau, sau khi đứng trước ống kính.
Trong ngần ấy cuộc biểu tình chống lại Thượng Hội đồng của các tướng lãnh để đòi hỏi dân chủ và trước tiên là bầu ra các cơ chế hoạch địch hướng đi của nền dân chủ, quần chúng khát khao dân chủ đều có mặt cùng một số lãnh tụ trước truyền hình. Nhưng gây tác động rất mạnh mà lại đứng ngoài để giám trận biểu tình vẫn là Huynh đệ Hồi giáo!
Họ cổ võ sự thay đổi, kín đáo vận động biểu tình mà không tham gia. Họ có lãnh đạo và cán bộ cho trò biến hóa chính trị đó.
Được thành lập từ 1928, như một giải pháp Hồi giáo cho việc canh tân thế giới Á Rập giữa hai giải pháp Tây phương và Xô viết, giữa các chế độ độc tài của cánh hữu hay cánh tả, Huynh đệ Hối giáo đã biến đổi khá nhiều và có kinh nghiệm dày dặn sau những chuyển hướng đó. Có khi đi từ phương pháp bạo động qua chính trị và xã hội, mà chắc chắn là không thân Tây phương.
Nói cho gọn thì những biến động do quần chúng khát khao dân chủ châm ngòi tại Ai Cập đã thực tế dọn cỗ cho tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và các nhóm Hồi giáo còn cực đoan hơn. Họ sẽ làm thay đổi Á Rập mà không nhất thiết sẽ xây dựng xứ này thành một quốc gia dân chủ như nhiều người cứ mơ mộng, hoặc như truyền thông Tây phương vẫn đề cao và báo trước.
Khi ấy, tức là sau này, những người mơ mộng ấy chỉ còn sự chọn lựa: 1) lại ngả theo quân đội để tìm một sự ổn định tạm bợ, hoặc/và một chút đỉnh chung, hay 2) nghiêng về phía Hồi giáo với ảnh hưởng lớn mạnh hơn của giáo luật quá khích. Trong cả hai trường hợp, lập trường quốc tế của Ai Cập sẽ trở thành vấn đề cho các nước Tây phương, Hoa Kỳ, Âu Châu và Israel....
Nhưng vì sao những người đấu tranh cho dân chủ lại gặp số phận hẩm hiu đó? Câu trả lời ngắn gọn là tổ chức!
***
Trong có vài tuần mà người ta thấy ra sự tinh ma của Vladimir Putin và bản lãnh của các lực lượng Hồi giáo chống Tây phương.
Nhìn lại thì các quốc gia Âu-Mỹ, nhất là Hoa Kỳ, đã tốn khá nhiều tiền bạc để đong đưa giữa hai giải pháp mâu thuẫn: một là đi tìm sự ổn định hữu ích cho quyền lợi Âu-Mỹ, dù là phải hợp tác và yểm trợ các chế độ độc tài, quân chủ hay quân phiệt; hai là phát huy giá trị của dân chủ theo đúng luân lý chính trị của Tây phương. Kết quả là mang tiếng yểm trợ độc tài hoặc góp phần lật đổ các chế độ thân hữu của mình để xây dựng một nền dân chủ hiếm hoi. Quá hiếm hoi nên có thể đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay. Thực tế là trên một ngón tay, tại Tunisie! Xin miễn nói về Lybia hay Syria....
Đó là bài toán của các nước Tây phương, vô địch về nói chuyện dân chủ mà làm ăn bất nhất!
Nhưng vấn đề không chỉ có vậy. Những người thực lòng đấu tranh cho dân chủ có nhìn ra bài học chua chát này chưa? Vấn đề là tổ chức và cán bộ.
Họ thiếu tổ chức và khả năng phân tách rất lạnh lùng về thực tế bên trong và bên ngoài, quốc gia và quốc tế, để biến báo xoay trở bên trong xã hội chứ không chỉ trước truyền thông quốc tế. Quốc tế vận chỉ là một phần – phụ thuộc – của vận động chính trị.
Một số không ít trong các lãnh tụ chỉ nhanh nhẩu xuất hiện trước ống kính Tây phương, tưởng rằng đó sẽ huy động được quần chúng. Lấy thành quả giả là có bị tổn thất trong đàn áp, họ gây tổn thất thật cho quần chúng, và có khi lại dọn đường cho người khác sẽ mau chóng thanh toán họ.
Mua vui cũng được một vài trống canh? Hay là một số người ồn ào trong phong trào này chỉ thích làm con rối?
Cách ngôn: Không có tổ chức thì rất dễ bị tổ trác!
Cách ngôn: Không có tổ chức thì rất dễ bị tổ trác!
- Biểu tình ở Мoscowa (Nguyễn Trọng Tạo). - Nga: Moscow “nóng” vì biểu tình (NLĐ). –Thủ tướng Putin tố cáo Mỹ khích động biểu tình phản đối kết quả bầu cử ở Nga — (RFI). – Thủ tướng Nga cáo buộc Hoa Kỳ xúi giục bạo loạn — (VOA). – NATO và Nga vẫn căng thẳng trên hồ sơ lá chắn chống tên lửa ở Châu Âu — (RFI). – Tổng thống Nga khẳng định không nói tục — (BBC). – Hai mươi năm nhìn lại ngày Liên Xô cáo chung vào tháng 12/1991 — (RFI). – NATO và Nga vẫn bất đồng về lá chắn phi đạn Châu Âu — (VOA). - Tổng thống Medvedev: Nên điều tra kết quả bầu cử tại Nga - (VOA). -Tổng thống Medvedev yêu cầu điều tra kết quả bầu cử (Gafin). - Nga sắp triển khai tên lửa S-400 ở Kaliningrad (TN). - Nga và NATO chưa đạt được thỏa thuận về NMD (TTXVN). - Hình tượng Putin đang sụp đổ trong mắt dân Nga? (VnMedia).-